You are on page 1of 12

2.

Chia sẻ những câu chuyện về sáng tạo trong cuộc sống


2.1 Ở nước ngoài
* Câu chuyện về chiếc “bút chì mầm”
Bắt đầu từ bài tập trên lớp, thầy giáo đưa ra một chủ đề “tùy sức sáng tạo. Bạn
hãy vẽ nên một chiếc bút chì mới của bạn”, Chiếc Sprout Pencil (bút chì mầm) ý
tưởng này đã được tạo ra từ 3 sinh viên MIT lại mang một tương lai khác.
Không chỉ nằm trên mặt giấy ở trường đại học, chúng đã được thực hiện và chu
du khắp thế giới..

“Điểm đặc biệt khiến bút chì mầm cây này không giống các loại bút chì bình
thường. Bởi nó có tẩy ở đuôi bút có một viên bọc các hạt giống cây.”

Sau khi sử dụng hoàn toàn chiếc bút chì. Bạn chỉ việc cắm đuôi bút vào lòng
đất, tưới nước ngày qua ngày. Và xem nó mọc lên các loại thảo mộc, hoa thơm
hoặc rau quả.

Cây bút chì đặc biệt này được chế tạo từ gỗ tuyết tùng vốn đang được trồng
trên quy mô công nghiệp tại nhiều nơi nên có nguồn cung khá dồi dào. Phần lõi
bút chì được làm từ hỗn hợp đất sét và than chì. Phần đuôi cây bút vốn thường
được bố trí cục tẩy thì nay được thay bằng một túi vật liệu cellulose, bên trong
chứa đựng hạt giống và do đó, tổng thể cây bút đều thân thiện với môi trường.
Đồng thời để tăng cường tính thân thiện với môi trường, người ta sẽ tận dụng
nguồn vật liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất và hiện đã có 2 kế hoạch được
vạch ra tương ứng với điều kiện của 2 khu vực là Châu Âu và Bắc Mỹ.Có thể
khẳng định rằng chiếc bút chì này là sản phẩm sáng tạo thân thiện môi trường
100%. Và bạn có thể tận hưởng được cảm giác gieo trồng những giống rau quả
ngay tại văn phòng mình.

Năm 2014, doanh nhân người Đan Mạch này đã mua lại ý tưởng với giá
25,000 đô-la. Khi ấy nó chỉ là một ý tưởng trên giấy sau chiến dịch gây quỹ
thành công trên Kickstarter.
Hiện nay, chiếc “bút chì mầm” này là một sản phẩm thành công xuất hiện trên
hầu hết các văn phòng phẩm toàn nước Mỹ, bán được tổng cộng trên 10 triệu
chiếc và có mặt tại hơn 60 quốc gia.

Giá bán một sản phẩm “bút chì mầm” vào khoảng 2,6 đô la, cao hơn rất nhiều
so với các loại bút thông thường.

Ý nghĩa: Một ý tưởng phù hợp với chiến dịch bảo vệ môi trường toàn cầu và
trách nhiệm xã hội. Một người dám thực hiện nó đã đưa chiếc bút chì nhỏ
vượt qua biên giới. Tư quốc gia này đến biên giới quốc gia khác. Khi không
có gì trong tay, nếu muốn bước chân vào con đường hội nhập toàn cầu. Điều
tiên quyết đầu tiên bạn cần có là sáng tạo một ý tưởng. Bước chân vào kết
nối thế giới bằng ý tưởng sáng tạo của mình thử xem!

Nguồn:

Spoutworld 

https://leadthechange.asia/sang-tao-va-cau-chuyen-but-chi-mam/

Bên cạnh đó, trên thế giới vẫn còn rất nhiều những câu chuyện đằng sau
những sự sáng tạo, phát minh nổi tiếng trong cuộc sống rất ý nghĩa như: Bóng
đèn - Năm 1878, nhà phát minh thiên tài Thomas Edison; Anh em nhà Wright
được xem là người phát minh ra máy bay khi vào năm 1903 thực hiện chuyến
bay lịch sử kéo dài 12 giây; Chiếc điện thoại gắn liền với nhà khoa học người
Scotland Alexander Graham Bell;....

2.2 Ở Việt Nam


Sự sáng tạo của người Việt hiện hữu khắp mọi nơi, trong mọi không gian và
thời gian.

Câu chuyện đằng sau việc phát minh ra máy ATM của chuyên viên Hoa Kì
gốc Việt

Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người gốc Việt tên
Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc
tại ngân hàng Citibank- Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.

Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt chết vì đói, 6 tuổi ông
cũng đã chết hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt.

Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà
mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!”

Hoàn cảnh máy ATM ra đời gắn với một câu chuyện không thể nào quên của
ông Đỗ Đức Cường: vì đạp xe gần 2000km để đưa tiền viện phí cứu mẹ, ông ấp
ủ ý tưởng làm sao để khách hàng có thể giao dịch nhanh, ngoài giờ, làm sao để
ngân hàng hoạt động 24/24 và máy ATM đã hiện thực hóa ý tưởng của ông. Đó
chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
Năm 2003, tiến sĩ Đỗ Đức Cường về nước lần đầu tiên trong sự hối hận, ray
rứt. Vì vậy, ông quyết định từ bỏ mức lương trên 1 triệu USD/năm cho một
chuyên gia như ông để trở về Việt Nam.
Khi chia sẻ, niềm vui của ông mỗi ngày khi thấy chị bán rau biết dùng thẻ
ATM đế rút tiền, em bé bán báo biết chuyển tiền về cho gia đình bằng ATM, là
sự hữu ích gần gũi nhưng hết sức thiết thực trong đời sống hàng ngày của người
dân.

Và trong thời gian gần đây, hình ảnh của các Máy 'ATM gạo' mùa dịch Covid-
19, máy ATM nước ngọt là sự sáng tạo của lòng từ tâm.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam chúng ta vẫn còn rất nhiều những câu chuyện về
những con người giàu sự sáng tạo, đặc biệt là những người trẻ Việt, chẳng hạn
như: Trong 10 “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” 2013 vừa được vinh danh
dịp 26-3-2014 , Nguyễn Dương Kim Hảo là gương mặt nhí nhất vì hiện cậu bé
mới học lớp 7, nhưng đã sở hữu bộ sưu tập giải thưởng như huy chương vàng
sáng tạo trẻ của Malaysia, Indonesia, giải thưởng đặc biệt Viện Sáng tạo hàn
lâm Hàn Quốc, cùng vô số giải thưởng về sáng tạo, tin học từ cấp tỉnh thành đến
toàn quốc liên tục từ năm 2011 đến năm 2014 . cậu bé 13 tuổi nhưng đã chế tạo
được nhiều sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: máy tính hóa học, bảng điều khiển
thông minh giúp tắt tự động các thiết bị điện… 
Ý nghĩa: Những ý tưởng sáng tạo đến từ tình yêu gia đình và cao cả hơn
nữa là tình yêu quốc gia, dân tộc. Mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, ai cũng có
thể tham gia sáng tạo, phát minh những sản phẩm hữu ích phục vụ cho bản
thân, gia đình và xã hội. Sáng tạo trong cuộc sống nhằm cải thiện và phát
triển bản thân và đất nước là một hành động thể hiện trách nhiệm của một
công dân đối với đất nước.
2.3 Chia sẻ đến từ cá nhân
Những câu chuyện học sinh hưởng ứng các hoạt động sáng tạo từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là các cuộc thi khuyến khích học sinh sáng tạo,
nghiên cứu khoa học, tin học trẻ trong thời học cấp 3. Tôi xin chia sẻ đến các

bạn 2 sản phẩm sau do 2 người bạn cùng lớp của tôi đã thực hiện:

1. Thùng rác phân loại rác kim loại kết hợp cảm biến siêu âm của bạn
Ung Ngô Minh Lăng (2k2 - hiện tại đang là sinh viên ngành Kỹ thuật máy
tính của trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP HCM).

Khi chia sẻ với tôi lí do đưa đẩy Lăng thực hiện sản phẩm sáng tạo này, Lăng
chia sẻ rằng: “ Đầu tiên là do tình cờ biết tới arduino cộng thêm cái tui thích
mấy mạch điện nên quyết làm một cái dự án nhỏ. Thứ hai, chắc là ghiền rồi nên
muốn phát triển nó thêm, để thoả sự tò mò của bản thân. Giờ nó thành thế này
luôn.”. Lăng còn chia sẻ thêm với tôi, ngoài thực hiện vì đam mê, Lăng còn
muốn đóng góp sức mình vào việc bảo vệ môi trường, mà thông qua sản phẩm
thùng rác cảm biến siêu âm này là có thể giúp ích cho việc phân loại rác kim loại
với các loại rác thải khác.
* Qua câu chuyên sáng tạo của Lăng, cho chúng ta thấy được niềm đam mê
nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi của tuổi trẻ, mà ở Lăng là niềm đam
mê với những vi mạch điện, lắp gáp, cảm biến tự động,... Chính từ đam mê
của tuổi trẻ ấy làm nên những sáng tạo hữu ích cho đời.
2. Trang Web Tư vấn học đường của trường THPT Tân Long (Phụng
Hiệp, Hậu Giang) do bạn Nguyễn Ngọc Trâm (2k2 - đang theo học ngành
Công nghệ thông tin của trường Đại học Cần Thơ - TP Cần Thơ).

Link: https://tuvanhocduongthpttl.blogspot.com/

Cũng như Lăng, chúng tìm đến Trâm để tìm hiểu về một sáng tạo trong lĩnh vực
tin học. Nói về sản phẩm trang web Tư vấn học đường, Trâm chia sẻ: “Lí do
thực hiện đề tài là tạo ra trang diễn đàn hỗ trợ, tư vấn những vấn đề trong học
tập cũng như trong xã hội cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh cho các bn vs
mục đích vừa học vừa chơi. Và Trâm mong muốn là trang web có thể đc thực thi
và chia sẻ rộng rãi đến hs để các bn có thể mạnh dạn chia sẻ, tạo cầu nối giữa hs
và giáo viên trong trường.” Trâm tự tin bày tỏ với tôi đây là một sản phẩm sáng
tạo hữu ích

Câu chuyện sáng tạo của Trâm cho ta hình ảnh về một cô gái đam mê tin học
“nghĩ được làm được”.

Dõi theo 2 câu chuyện sáng tạo ở 2 người bạn trẻ của tôi chắc hẳn đã truyền
thêm rất nhiều động lực về niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới
cho các bạn. Tuổi trẻ có sức sáng tạo cực kì lớn, Lăng và Trâm đã minh chứng
được điều đó, bạn và tôi, tại sao không?

Bạn thì sao? Hãy chia sẻ những câu chuyện về sự sáng tạo trong cuộc sống
mà bạn biết nhé, hay hơn là đó là câu chuyện từ chính bạn.
BÀI THUYẾT TRÌNH

HP: KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO

GV: Nguyễn Đình Ký

NHÓM 8: lớp học phần chiều T7

1. Phạm Minh Trang (46.01.614.119)


2. Châu Thị Cẩm Thơ (46.01.614.106)

Đề bài:

1. Tìm hiểu những phát minh của người Việt


2. Chia sẻ những câu chuyện sáng tạo trong cuộc sống

BÀI LÀM

1. Những phát minh của người Việt

1. 1. GS.TS Hùng Nguyễn – Người phát minh ra xe lăn chế tạo bằng suy
nghĩ.

GS.TS Hùng Nguyễn tên thật là Nguyễn Tấn Hùng, định cư tại Castle Hill thuộc
bang New South Wales từ năm 1979. Những năm qua ông thường xuyên đưa ra
những phát kiến hữu ích, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống bệnh nhân. Trong
đó, sáng kiến Aviator tức công nghệ xe lăn thông minh được tạp chí sáng tạo
kinh doanh Australia Anthill xếp thứ 3 trong danh sách 100 phát minh hàng đầu
của quốc gia này.  Ông Hùng Nguyễn cho biết: " Con trai tôi là Jordan Nguyễn,
năm nay 27 tuổi, từng bị chấn thương nặng khi lao xuống hồ bơi hồi năm 2005
và tai nạn này khiến Jordan suýt bị liệt. Chính con trai tôi đã cộng tác cùng tôi
trong công trình này và dùng nó làm đề tài nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ. Dĩ
nhiên chúng tôi không tạo ra những chiếc xe lăn, song chúng tôi tạo ra những
thiết bị điều khiển đi kèm chúng dựa trên điều khiển của bộ não. Theo đó, nó
được thiết kế có chức năng như một robot có thể tự di chuyển và né tránh các
vật thể mà chúng nhìn thấy được qua camera lắp đặt sẵn trên xe. Vì vậy, chiếc
xe lăn có thể di chuyển theo mệnh lệnh từ cái lắc đầu, ánh mắt, thậm chí là suy
nghĩ của chủ nhân.”

1.2. GS.BS Phan Toàn Thắng – Người tạo ra tạo tế bào gốc từ màng
cuống rốn.

GS.BS Phan Toàn Thắng là người Việt Nam đầu tiên sở hữu bằng độc quyền
sáng chế về công nghệ tách chiết tế bào gốc từ màng dây cuống rốn, do Cục
Sáng chế và Bảo vệ thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp và được bảo hộ độc
quyền sáng chế ở 47 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều
nước với nền y học phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Anh, Nhật Bản, Singapore...

Năm 2004, GS Phan Toàn Thắng trở về Singapore để mở rộng các thí nghiệm
trên cuống rốn và gặt hái thành công vang dội. Chia sẻ về lý do và hoàn cảnh bắt
tay vào việc nghiên cứu, GS. BS Phan Toàn Thắng nói: “Là bác sĩ về bỏng và
vết thương, từ lâu tôi mơ ước tìm ra một phương pháp chữa bệnh rẻ mà hiệu
quả, vì những bệnh nhân bị tổn thương về da hầu hết là trẻ em và những người
nghèo. Việc tìm ra công nghệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng tế bào
gốc vào nghiên cứu và điều trị, bởi nó gần như là câu trả lời cho tất cả những
khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành.”

Được biết, Tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn có thể được sử dụng trong điều trị
và hỗ trợ hơn 80 bệnh lý như: Bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy,
bệnh tự miễn (tiểu đường) hoặc các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan
máu bẩm sinh),...Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn cũng có khả năng biệt hóa
thành những tế bào của những mô khác như: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào gan, tế
bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy,...Chính vì thế,
ngoài điều trị huyết học, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong
điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương
não.
1.3. TH.S Chu Hoàng Long – Người nghiên cứu thành công phương
pháp đo lường nước trong nông nghiệp.

Tiến sĩ Chu Hoàng Long là đồng tác giả người Việt duy nhất trong nhóm nghiên
cứu ba người được nhận giải thưởng Eureka 2011 - giải thưởng khoa học uy tín
và danh giá nhất Australia được trao cho công trình nghiên cứu “Mô hình lưu
lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường. Nghiên cứu đoạt giải năm nay
của Chu Hoàng Long và nhóm nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi chính sách đang
gây tranh cãi lớn hiện nay của Australia trong lĩnh vực môi trường là nên dành
bao nhiêu lượng nước tưới cho nông nghiệp mà không gây nguy hại cho môi
trường. Các nhà quản lý có thể sử dụng mô hình này vào thời điểm bắt đầu mùa
tưới nhằm xác định hai thông số chính: lượng nước tối ưu sử dụng cho tưới tiêu
và lượng nước tối ưu dành để bảo vệ môi trường.

Chia sẻ sâu hơn về công trình nghiên cứu của mình, ông Chu Hoàng Long cho
biết: “ Nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình giúp xác định phân bổ
nguồn nước thế nào để tối ưu hóa lợi ích của xã hội trong khi vẫn đảm bảo tính
bền vững của môi trường. Mô hình này có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống
thủy lợi trên thế giới. Nếu muốn áp dụng vào khu vực nào, ta chỉ cần tính toán
các tham số tương ứng với khu vực đó và đưa vào mô hình để tính ra cách phân
bổ nguồn nước. Nói cách khác, khi có thể kiểm soát lưu lượng dòng chảy của
các con sông, con người nên tạo ra chế độ thủy văn gần giống như chế độ thủy
văn trước khi các đập chứa nước được xây dựng. Điều này góp phần khẳng định
một thực tế là để tối ưu hóa lợi ích của chính mình, con người không nên đi
ngược lại với tự nhiên.”

1.4. Chàng sinh viên Việt Trần – Người phát minh ra loa dập lửa bằng
tần sóng âm thanh.
Việt Trần – 28 tuổi, anh chàng gốc Việt, hiện đang là sinh viên hệ cao học
trường, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ
và người bạn học của mình, Seth Robertson đã sáng chế thành công chiếc loa
siêu trầm để phát ra âm thanh có tần số thấp, trong khoảng 30-60 hertz, có thể
ngăn oxy tiếp xúc với nhiên liệu cháy đồng thời có thể dập tắt lửa cũng như
không cho nó bùng lên.Thành quả của họ được kì vọng sẽ tạo ra một cuộc cách
mạng trong chữa cháy. Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET nhấn
mạnh, đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng sức mạnh của âm thanh vào
cứu hỏa.

Vì lẽ đó, chàng sinh viên tài năng gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón hết sức
nồng nhiệt. Cái tên Việt Trần cùng thiết bị dập lửa độc đáo vẫn chưa hề giảm
sức “nóng” trên các trang tin tức lớn hàng đầu đất Mỹ., “Hãy tưởng tượng nếu
tất cả thứ bạn cần để dập đám cháy là một chiếc loa âm trầm. Đó là một ý tưởng
mà đã từng được Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) của Bộ
Quốc phòng Mỹ chứng minh trong điều kiện thí nghiệm vào năm 2012.

Ngay sau khi đượ đăng tải, đường link Youtube ghi lại cảnh chiếc loa có khả
năng dập đám cháy bằng cồn của Việt Trần và Seth Robertson đã nhanh chóng
thu hút hơn 2 triệu người lượt xem. Việt Trần và sáng chế chiếc loa dập lửa cũng
trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý lớn của hầu khắp báo giới chính thống đất
Mỹ. Anh chàng nhanh chóng xuất hiện trên tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ
– Time, trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ – Huffington Post, tờ báo lớn nhất
nước Mỹ – USA today…

You might also like