You are on page 1of 21

I.

KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM


1. Vị trí, điều kiện tự nhiên của Biển Đông
- Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2, trải rộng từ
30 đến 260 vĩ Bắc và từ 1000 đến 1210 kinh Đông. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông
là Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Inđônêsia, Brunây, Malaysia, Xingapo, Thái
Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.
- Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế
giới, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm, duy trì liên tục trong
vòng 15-20 năm tới.
- Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây được
coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới.
- Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng về kinh tế và quốc phòng,
an ninh, Biển Đông nằm trong tuyến phòng thủ hướng Đông của Việt Nam.
2. Vị trí địa lý của biển, đảo Việt Nam và các vùng biển Việt Nam
a) Vị trí địa lý của biển, đảo Việt Nam
- Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông (tiếp giáp với
Biển Đông ở cả ba phía: Đông, Nam và Tây Nam), có vị trí địa chính trị và địa kinh
tế quan trọng bậc nhất trong khu vực.
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Luật Biển Việt
Nam thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp trên 3 lần diện tích
đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
b) Các vùng biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam năm 2013 xác định vùng biển Việt Nam bao gồm nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được
xác định theo luật pháp Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
* Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và
là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Đường cơ sở: Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của
nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn
cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có hai loại đường cơ sở:
+ Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp
nhất ven bờ biển hoặc hải đảo.
+ Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ
biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị
chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
* Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương
1.852m) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới
quốc gia trên biển của Việt Nam.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp
giáp lãnh hải của mình nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan,
thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
* Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền, nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
* Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền,
các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
3. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về cr quyền biển đảo và giải
quyết tranh chấp chủ quyền trên biển đông hiện nay.
a) Một số văn bản của Đảng và Nhà nước khẳng định chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam
* Một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng
- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6 tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị (khóa
VII) về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”, chỉ
rõ: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và
điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.
- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1997 của Bộ Chính trị (khóa
VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:
“Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa
biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng
căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh
tế biển với bảo vệ an ninh trên biển” 1.
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9 tháng 2 năm 2007 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nghị
quyết xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; quan điểm chỉ đạo về xây
dựng Chiến lược biển; định hướng Chiến lược biển Việt Nam.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định:
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của
Tổ quốc” 2.
* Một số văn bản của Nhà nước
- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm
1977 về lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam. Theo Điều 5, Tuyên bố chỉ rõ: “Các đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa
thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải Việt Nam đều có vùng lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng”.
- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12
tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
- Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
IX, tại Kỳ họp thứ 5, ngày 23 tháng 6 năm 1994 về việc phê chuẩn “Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”;
- “Luật Biên giới quốc gia” được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 17 tháng 6 năm 2003, tại Điều 1, Chương 1
- Luật Biển Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21 tháng 6 năm 2012, đã quy định một cách đầy đủ hơn, phù hợp với quy định
tương ứng trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
b) Quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta trong giải
quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay
* Quan điểm
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ
quốc.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 182.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 148.
- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
- Giữ vững quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ, nhất là các
nước láng giềng, các nước lớn.
* Chủ trương
- Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban
Bí thư; sự điều hành thống nhất của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ban,
bộ, ngành Trung ương và địa phương trong giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, dựa vào nội lực là chính, vừa
hợp tác, vừa đấu tranh, tranh thủ điểm đồng thuận, sự ủng hộ của các nước, nhất là các
nước lớn, các nước trong khối ASEAN. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu
tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng và an ninh.
- Đấu tranh kiên trì, kiên quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các cam kết mà
Việt Nam là thành viên; không gây căng thẳng, phản ứng quá mức, không để mắc
mưu khiêu khích, rơi vào thế đối đầu, bị cô lập, bị lôi cuốn vào cạnh tranh chiến lược,
xung đột vũ trang; không mơ hồ mất cảnh giác, né tránh, nhân nhượng vô nguyên tắc;
không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng sẵn sàng sử dụng lực lượng quân
sự để tự vệ chính đáng, xử trí thắng lợi các tình huống.
- Giải quyết tốt các vụ việc; tiến hành các biện pháp đấu tranh trên thực địa
từ thấp đến cao, không để nước ngoài lợi dụng sơ hở để kích động gây rối bên
trong hoặc leo thang tranh chấp trên biển, đảo.
- Giải quyết tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì, bền bỉ.
Trước mắt cần giữ nguyên trạng, ngăn chặn, phản đối các nước xây dựng, cải tạo, nâng
cấp, tăng cường hoạt động quân sự trên các đảo nhân tạo; kiên trì cùng các nước
ASEAN và Trung Quốc thực thi có hiệu quả DOC, đồng thời nỗ lực cùng các nước
ASEAN thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đóng góp thiết
thực vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
- Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa; kiên định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính
đáng của Việt Nam trên Biển Đông; đấu tranh kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi
lý của các nước ở Biển Đông.
* Giải pháp
+ Về chính trị tư tưởng:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng cho
cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và
giải pháp được xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược
Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhận thức rõ đối tác, đối tượng của cách mạng
Việt Nam, đối tượng tác chiến của Quân đội.
- Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận trong CB, CS và nhân dân,
kịp thời định hướng tư tưởng, không để bị kích động. Tích cực, chủ động đấu tranh phản
bác những quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin, luận điệu xuyên tạc đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, kích động chia rẽ, phá hoại quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước, nhất là các nước láng giềng, nước lớn, chống các tư tưởng quá
khích, đòi sử dụng vũ lực hoặc nhân nhượng vô nguyên tắc.
+ Về thông tin tuyên truyền:
- Tăng cường vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo
Trung ương và ngành tuyên giáo các cấp, thống nhất định hướng thông tin tuyên
truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tăng cường phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trao đổi, chia sẻ
thông tin, chủ động cung cấp thông tin có định hướng tư tưởng, dư luận trong nước
và quốc tế về các vấn đề trên Biển Đông, không để các thế lực thù địch lợi dụng
xuyên tạc, kích động, gây khó khăn cho ta.
- Thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thống nhất nhận thức,
trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo theo đúng luật pháp quốc tế.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên các
vùng biển, đảo, nhất là phổ biến Luật biển để hạn chế tình trạng ngư dân khai thác
trái phép, vi phạm chủ quyền vùng biển nước khác. Thông tin cho ngư dân trên
biển, khi bị các lực lượng nước ngoài bắt giữ phải bình tĩnh xử lý, không manh
động, không ký vào các văn bản thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ngoài
để tránh bị kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền sai sự thật.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của các
nước, nhất là các nước lớn, các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nhân sĩ trí
thức tiến bộ và kiều bào ta ở nước ngoài để phản đối những hành động xâm phạm
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
+ Về đối ngoại:
- Tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đẩy
mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, tạo sự đan xen về lợi ích chiến lược, sức
mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền. Trọng tâm là củng cố, tăng cường quan hệ
với các nước lớn, các nước láng giềng. Tận dụng các diễn đàn, các cơ chế song
phương, đa phương, tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế; tranh thủ các học giả, nhân
sĩ có uy tín trên thế giới viết bài, tổ chức hội thảo quốc tế ủng hộ các quan điểm
của Việt Nam.
- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, phản đối, yêu cầu nước ngoài dừng hoạt động
đối với việc thăm dò, khai thác xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán trong vùng biển Việt Nam. Lấy xây dựng lòng tin chiến lược làm cơ sở để đấu
tranh; bằng mọi kênh tiếp xúc, ngoại giao, cố gắng không để xảy ra xung đột, làm
“đứt gãy” quan hệ hữu nghị với các nước. Tăng cường quan hệ hợp tác với Trung
Quốc, Lào và Campuchia, các nước ASEAN, không để nước ngoài lợi dụng, kích
động, gây sức ép trên bộ khi xảy ra bất ổn trên biển, đảo.
- Thúc đẩy thiết lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các đường dây nóng của
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Trung Quốc và các nước
láng giềng, các nước liên quan tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông.
- Tăng cường các bản ghi nhớ với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển
của các nước có biển tiếp giáp với Việt Nam. Tổ chức tuần tra chung ở các vùng
biển đã được phân định; cùng các nước ASEAN diễn tập cứu hộ, cứu nạn; nghiên
cứu phương án phối hợp tuần tra chung bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng
không trên Biển Đông.
- Coi trọng quan hệ với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác, đối tác chiến
lược toàn diện, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và thực hiện các cam kết đã ký
với Trung Quốc. Thực hiện phương châm “16 chữ”: “Láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “4 tốt”: “Láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Chủ động, tích cực đẩy nhanh
tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
+ Về pháp lý:
- Tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm các cam kết
mà Việt Nam đã tham gia ký kết, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển
1982, DOC và các hiệp định về biển, thực hiện các biện pháp duy trì hòa bình, giải
quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, tư liệu, chứng cứ lịch sử, pháp lý
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
làm cơ sở để đấu tranh pháp lý. Theo dõi sát vụ kiện do Philippin khởi xướng để
bảo vệ lợi ích hợp pháp của ta. Tích cực, chủ động xây dựng hồ sơ pháp lý để phục
vụ đấu tranh ngoại giao, đấu tranh dư luận và sẵn sàng phương án đưa ra cơ quan
tài phán quốc tế khi thời cơ thuận lợi.
- Nắm chắc luật pháp quốc tế và tình hình thực địa, vùng thông báo bay, kiên
quyết phản đối máy bay, tàu chiến nước ngoài xâm phạm lãnh hải và vùng trời trên
các đảo mà ta đang quản lý. Yêu cầu các nước phải xin phép khi đưa máy bay, tàu,
các phương tiện quân sự vào khu vực ta đóng quân. Yêu cầu Tổ chức Hàng không
quốc tế thực hiện đúng thỏa thuận về vùng thông báo bay, bảo đảm an toàn bay
quốc tế trên Biển Đông.
- Tích cực đấu tranh phản đối các yêu sách phi lý của các nước ở Biển Đông.
+ Về quốc phòng - an ninh:
- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh và tăng cường huấn luyện các
phương án tác chiến bảo vệ biển, đảo.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ vùng
trời. Hoàn thiện hệ thống quan sát, trinh sát, chỉ thị mục tiêu, thông tin trên biển,
nâng cao khả năng quan sát, theo dõi, phát hiện từ sớm, từ xa để chủ động đối phó
với các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
- Đầu tư sản xuất, mua sắm vũ khí, trang bị, phương tiện hiện đại hóa một số
quân, binh chủng, lực lượng đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong
tình hình mới. Củng cố, hoàn thiện hệ thống công sự trận địa, tổ chức các biện
pháp bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tăng cường khả năng phòng ngự bảo vệ các đảo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật trên
biển.
+Về kinh tế - xã hội:
- Đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, phát triển mạng
lưới giao thông, du lịch, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển. Tiếp tục
có chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, triển khai các trạm dịch vụ hậu cần, kỹ
thuật, bao tiêu sản phẩm, dịch vụ y tế… ; xây dựng các nghiệp đoàn, tổ, đội hoạt
động nghề cá để tham gia hoạt động trên các vùng biển xa, kịp thời hỗ trợ lẫn
nhau.
- Tích cực bảo hộ ngư dân, tàu cá, bảo vệ ngư trường truyền thống của ta. Tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thăm dò, khai thác, cùng hợp tác khai thác,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển…
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH
MỚI
1. Biên giới quốc gia
a) Khái niệm: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là
đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất
liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,
vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
b) Biên giới quốc gia Việt Nam
Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc
giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt
phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam bao gồm: biên giới quốc gia trên đất
liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
* Biên giới quốc gia trên đất liền: Là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền
của vùng đất quốc gia.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình
(núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình
học (đường nối liền các điểm quy ước).
- Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các
quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch
định biên giới giữa các quốc gia liên quan.
Việt Nam đã ký kết các điều hoạch định biên giới với 3 nước liền kề Trung
Quốc, Lào, CamPuChia:
Tuyến biên giới Việt-Trung (1.449,566km): Hai bên đã phân giới xong toàn
bộ tuyến biên giới đất liền Việt - Trung; cắm tổng số 1971 cột.
Tuyến biên giới Việt-Lào (2.067 km): Từ tháng 05/2008, Việt Nam và Lào
chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ
thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống mốc quốc
giới giữa hai nước theo hướng chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn
tuyến biên giới. Tổng số mốc tăng dày và tôn tạo gồm 792 cột mốc.
Tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam - CamPuChia (khoảng 1.245km): Chạy
qua 9 tỉnh của Campuchia (là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay
Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot), và 10 tỉnh của Việt Nam (là Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng
Tháp, An Giang và Kiên Giang).  Kết quả đến nay, hai bên đã hoàn thành phân giới
được khoảng 1.045km đường biên giới, xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị
trí trên thực địa, đạt khoảng 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên toàn
tuyến.
* Biên giới quốc gia trên biển.
- Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia
có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới
quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường BGQG phân định lãnh thổ quốc
gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của
quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải
bao quanh đảo.
- Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu
bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam. Được xác định theo công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Thực tiễn: tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông như sau:
+ Quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
+ Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa 6 bên và 5 nước:
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Brunây không
có đảo nào vẫn tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
+ Tính pháp lý chủ quyền trên Biển Đông theo các tấm bản đồ cổ xưa của
Trung Quốc thể hiện cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Ngược lại,
các bản đồ cổ của Việt Nam đều khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
của Việt Nam từ lâu đời.
* Biên giới quốc gia trên không.
- Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các
quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng
đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên
vùng trời.
- Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới
quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ
quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ
thể của biên giới quốc gia trên không.
* Biên giới quốc gia trong lòng đất.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng
đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng
thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống
lòng đất.
- Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất bằng độ sâu mà kỹ thuật khoan có
thể thực hiện. Đến nay chưa có quốc gia nào xác định độ sâu cụ thể của biên giới
trong lòng đất.
c) Khu vực biên giới.
* Khu vực biên giới trên đất liền: Gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa
giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền.
- Việc quy định khu vực biên giới trên đất liền nhằm xác lập chế độ pháp lý để
điều chỉnh các hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ra vào
hoạt động trong khu vực biên giới; quy định trách nhiệm của bộ đội Biên phòng,
các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia. Tạo địa bàn cần thiết để triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, giữ vững chủ quyền, an ninh trật tự...
- Khu vực biên giới là địa bàn đứng chân và triển khai các mặt bảo đảm cho
hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời, khu vực biên giới là địa
bàn xây dựng các công trình kỹ thuật phòng thủ, thông tin liên lạc, đường tuần tra
biên giới, bố trí phương tiện kỹ thuật, vũ khí, bố trí và cơ động lực lượng khi thi
hành công vụ.
Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: 1.012 xã, phường, thị trấn với dân số
khoảng 5 triệu người (chiếm 7,31% dân số cả nước) chủ yếu là dân tộc thiểu số, các
tín đồ tôn giáo chiếm 20%, kinh tế chậm phát triển, đời sống văn hoá thông tin
chậm phát triển. (Tạp trí QPTD).
- Trong khu vực biên giới trên đất liền có vành đai biên biên giới và những nơi
trọng yếu về quốc phòng an ninh, kinh tế xác lập vùng cấm.
+ Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới quốc
gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100m, nơi rộng nhất
không quá 1.000m (Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định).
+ Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số
biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân.
Vành đai biên giới, khu vực cấm được thiết lập để quản lý, kiểm soát các hoạt
động của người, phương tiện, duy trì trật tự an ninh và phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật.
* Khu vực biên giới quốc gia trên biển: Được tính từ biên giới quốc gia trên
biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.
- Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách chủ
trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền
địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an
ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
- Trong khu vực biên giới biển, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng và các lực
lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được bố trí lực lượng, phương tiện,
tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ
thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và xây dựng các công trình phục vụ nhằm quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu
vực biên giới biển.
* Khu vực biên giới trên không: Gồm phần không gian dọc theo biên giới
quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
- Quy định khu vực biên giới trên không là cơ sở pháp lý rất quan trọng để
quản lý bay, quản lý điều hành và bảo vệ vùng trời của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam; nhằm phòng ngừa và cảnh báo các máy bay luyện tập, máy bay hoạt động
trong nước không được bay qua khu vực biên giới trên không; phòng ngừa máy bay
của quốc gia khác nếu bay vào khu vực biên giới mà không xin phép, coi đó là
hành vi vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
- Khoảng cách 10 km theo quy định của Luật biên giới quốc gia là hành lang pháp
lý bảo đảm cho công tác quản lý bay; là khoảng cách cần thiết để quản lý, bảo vệ vùng
trời; là khoảng cách bảo đảm tối thiểu cho vòng bay của máy bay.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới
- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp
để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc
gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu
vực biên giới.
Câu hỏi: Vì sao phải xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia?
Kết luận: Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của biên giới quốc gia nên việc xây
dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị,
kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại.
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của xây dựng và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ, chủ quyền của một quốc gia. Biên giới
là bờ cõi, là tuyến đầu của tổ quốc và là của ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Mọi
biến động trên biên giới đều tác động đến sự ổn định và phát triển của mỗi quốc
gia. Đặc biệt là tác động rất lớn đến đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình, tình
hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Ví dụ: Biên giới quốc gia nước ta biến động năm 1977, 1979.
Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống Khơ me đỏ, nổ ra từ ngày 30/
04/1977 đến ngày 01/02/1978 Khơ me đỏ đã điều 13/17 sư đoàn chủ lực và một số
trung đoàn địa phương tiến công sâu vào lãnh thổ Việt Nam từ 15 – 20 km, chúng
sát hại hơn 30 ngàn người Việt Nam; đặc biệt “vụ thảm sát ở xã Ba Chúc, huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang tháng 04/1978 với 3.157 dân thường bị giết”.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 diễn ra trong thời gian ngắn (từ
ngày 17/2 đến ngày 16/3/1979) nhưng khốc liệt. Trung Quốc huy động 60 vạn quân
đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với 6 hướng, đã gây cho nhân dân Việt
Nan nhiều tổn thất về sinh mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và làm tổn thương nghiêm
trọng tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.
a) Nội dung xây dựng biên giới quốc gia.
Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2003, điều 31 qui định: Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên
giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân
dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân. Xây dựng, bảo vệ bao
gồm các nội dung sau:
* Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính
trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài
ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị,
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Về chính trị: Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và chính quyền địa
phương, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân nâng cao nhận
thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Xây dựng củng cố hệ thống cơ sở chính quyền xã, phường biên giới vững
mạnh đủ sức lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện mọi đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.
+ Về kinh tế xã hội: chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 nêu rõ:
“Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa
đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn
nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây
Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung.
+ Về Quốc phòng an ninh: Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các
quân khu giáp biên giới, Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển của Việt Nam với lực
lượng của các nước láng giềng và các nước bè bạn; đồng thời, mở rộng các cơ chế
tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng, diễn tập chung để phòng ngừa xung đột
và tăng khả năng đối phó với các thách thức đang nổi lên... Tổ chức tiếp đón, làm
việc với các đoàn vào thăm với thái độ chân thành, hữu nghị, bình đẳng, chu đáo
tạo lòng tin cho đối tác.
- Có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới
định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới.
+ Nhà nước cũng đã thể chế hoá thành nhiều văn bản pháp luật và các chương
trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội miền núi, biên giới hải đảo như Chỉ thị
15/CT.TTG ngày 28-03-1998 của thủ tướng chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây
dựng phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Ở các xã vùng sâu,
vùng xa và hàng loạt chính sách miễn giảm thuế, trợ giá, trợ cước, quyết định của
chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho đồng bằng sông cửu long, các
tỉnh Tây nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc...nhất là chương trình phát triển kinh
tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới
(chương trình 135). Đối với các hộ gia đình di chuyển ra hải đảo, mức hỗ trợ theo
Quyết định 78/2007/QĐ-TTg “Về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí
dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ” như sau: Đối với đảo cách đất liền dưới 50 hải lý là 80 triệu
đồng/hộ...
- Điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc
phòng, an ninh khu vực biên giới.
Tập trung đầu tư và ưu tiên hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng dự án và các hộ
chuyển đến định cư ở xã biên giới, hải đảo, các hộ ở vùng bị thiên tai, vùng đặc biệt
khó khăn và các hộ cần phải bố trí lại nhằm ổn định sản xuất và đời sống tại chỗ
cho đồng bào, hạn chế dân di cư tự do.
* Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát
triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
Câu hỏi: Vì sao phải tăng cường đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới?
Kết luận: Chúng ta phải tăng cường đối ngoại nhằm xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới. Việt
Nam đã tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung
đường biên giới và các nước trong khu vực, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ vững
chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Đối với trung Quốc: Chúng ta đã hoàn thành cơ bản phân định, cắm mốc
đường biên giới thực địa trên đất liền, trên Vịnh Bắc bộ cùng các văn bản pháp lý
sau phân giới, cắm mốc. Đặc biệt, tháng 3/2014 Bộ Quốc Phòng hai nước đã tổ
chức thành công “Giao lưu quốc phòng biên giới” lần đầu tiên.
+ Đối với Lào: Xúc tiến xây dựng một số công trình quốc phòng và cụm bản
hậu phương chiến lược tại những địa bàn trọng điểm về QP-AN; xây dựng củng cố
chính quyền cơ sở, cụm bản biên giới phát triển theo hướng: gắn phát triển KT-XH
với tăng cường QP-AN, góp phần ổn định tình hình ở một số khu vực phức tạp, tạo
chuyển biến tích cực về nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân vùng
biên giới vv...
+ Đối với Campuchia: Trong quan hệ đối ngoại Việt Nam-Campuchia, đặc
biệt chú trọng quan hệ quốc phòng ở khu vực biên giới, lấy quan hệ biên phòng
giữa hai nước làm trung tâm, tăng cường giao lưu qua lại hai bên biên giới. 
- Phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng
biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
Phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường quan
hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng; thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn
tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan
trên cơ sở luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử của khu vực”.
b) Nội dung bảo vệ biên giới quốc gia.
* Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và
biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức.
- Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ
thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần
tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia.
- Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ
biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên
giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
- Luật biên giới quốc gia của Nước CH XHCN Việt Nam năm 2003 xác định:
“Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn
dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát
triển KT - XH với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”.
Ngày 09/01/2015 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định ban hành chỉ thị số
01/CT-TTg về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Để huy động sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia quản lý,
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thực tiễn: Từ đầu năm 2014 đến 2015, Trung Quốc ráo riết cải tạo 7 bãi
đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này đánh chiếm trái phép,
gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven. Việt
Nam đã có nhiều biện pháp để đấu tranh với hành vi sai trái của Trung quốc. Trong
dấu tranh Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và thiện trí hòa bình trong khu
vực cũng như giữ gìn mối quan hệ hữu nghị với quốc gia láng giềng
* Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm
phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên
không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá
hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho
người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn
định và phát triển lâu dài.
- Thực tiễn công tác bảo vệ.
+ Trên đất liền: Khai thác vàng, Titan, cũng như chặt phá rừng ở Tây Nguyên,
khai thác gỗ Pơmu ở Nam Giang, Quảng Nam...nhiều đối tượng có liên quan bị cơ
quan chức bắt giữ điều tra truy cứu trách nhiệm trước pháp luật
+ Trên biển: Thềm lục địa việc khai thác thủy hải sản bằng chất nổ, xung
điện..., ô nhiễm môi trường biển của Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách
nhiệm và cam kết bồi thường thiệt hại 500 triệu USD tương đương 11 nghì tỷ đồng
khắc phục hậu quả.
* Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.
Thực thi quyền lực chính trị tối cao (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp)
của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên khu vực biên giới; chống
lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trên
khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở
khu vực biên giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các
hiệp định mà Việt Nam ký kết với các nước hữu quan.
* Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành
động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
Chỉ trong 3 tháng (5,6,7/2020), các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt
giữ hơn 2.000 đối tượng với gần 1.600 kg ma túy tổng hợp. (Báo điện tử VTV)
- Hiện nay trên các tuyến biên giới nạn buôn lậu hành hoành, hàng kém chất
lượng tràn vào Việt Nam, nạn cờ, bạc, nạn buôn bán người, ma túy diễn ra cực kỳ
phức tạp.
Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan từ 16/12/2019 đến 15/1/2020, toàn
ngành đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 753 vụ việc vi phạm, trị giá
hàng hóa vi phạm ước tính 370,179 tỷ đồng; Số thu ngân sách đạt 23,031 tỷ đồng,
chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 12./. (VOV điện tử)
Dẫn chứng: Năm 2018 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hóa ở khu vực biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Bộ đội Biên phòng
đã chủ trì và phối hợp bắt giữ, xử lý hơn 9.800 vụ, hơn 14.700 đối tượng; đã khởi
tố, bàn giao cho cơ quan điều tra hơn 1.200 vụ với hơn 1.500 đối tượng; xử lý vi
phạm hành chính hơn 2.200 vụ, hơn 3.600 đối tượng; bàn giao cho cơ quan chức
năng xử lý hơn 6.300 vụ, hơn 9.500 đối tượng.
* Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình
đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng.
Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
- Hiện nay các thế lực thù địch với Việt Nam lợi dụng sự kém hiểu biết của đồng
bào ta ở biên giới luôn tìm cách kích động, chia rẽ sự đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân Lào, CampuChia, chia rẽ sự thủy chung của 3 nước Đông Dương.
Ví dụ: Ngày 28/6/2015 một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham
gia của một số nghị sỹ đảng đối lập Campuchia, Đảng Cứu nguy dân tộc
Campuchia (CNRP) đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc
địa bàn tỉnh Long An.
Bởi vậy chúng ta luôn chủ động phối hợp với các nước trên ngăn chặn sự phá
hoại của các thế lực thù địch để cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam, Lào, CampuChia “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
3. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biên giới trong tình hình mới.
a) Quan điểm
* Xây dựng, bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là quan điểm cực kỳ quan trọng, giữ vai trò chủ đạo, xuyên suốt trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì:
- Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá
trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt
Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện
mới.
- biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không
thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. biên giới quốc gia là yếu tố cơ
bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam.
- Chủ quyền biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước
Việt Nam, bao gồm: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ;
gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là một nội dung đặc
biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành
công nếu chủ quyền, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm
phạm.
* Chủ quyền biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc
Việt Nam.
- Chủ quyền biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.
Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước
những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm
bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô
hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao
hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây
dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tư
tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định
và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
- Chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và
bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó.
Luật biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: “Biên
giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát
triển KT - XH, tăng cường QP và AN của đất nước”.
Ngay từ thời của Vua Lê Thánh Tông đã từng có chỉ: “Một thước núi, một tấc
sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn
dần. Nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay
lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho
giặc thì tội phải tru di”.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi trả lời phỏng vấn với báo chí:
“Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm.
Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và
bất khả xâm phạm”.
* Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh
chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
và lợi ích chính đáng của nhau.
Câu hỏi: Vì sao chúng ta giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm
phán hoà bình?
Kết luận: Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Hơn ai hết
Dân tộc Việt Nam hiểu rõ chiến tranh, bởi vậy chúng ta cần hòa bình để XD và
phát triển đất nước nên phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình.
- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù
hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên
quan.
- Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà
nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương
lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính
đáng của nhau.
+ Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử
để lại hoặc mới nẩy sinh, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn
sàng thương lượng hoà bình để giải quyết một cách có lí, có tình”. Việt Nam ủng
hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại,
thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Nhưng
Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất
liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
+ Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt
Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển,
đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy
nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán
hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng xử”
trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Thực tiễn. Từ ngày 02/5 đến 15/7/2014 Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn
khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã
xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo công
ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; vi phạm thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao
hai nước về không mở rộng, làm phức tạp tình hình Biển Đông. Trước sau như một,
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc giải quyết các tranh chấp thông qua các biện
pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc
về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung
Quốc đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002 tránh để căng thẳng kéo dài và tránh
dẫn đến xung đột giữa hai nước.
* Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang
là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, bảo vệ CQLT, BGQG; có chính
sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân
nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ CQLT, BGQG. Bộ đội Biên phòng là lực
lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành
hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định
của pháp luật. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách, làm nòng cốt
thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
b)Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới
quốc gia
* Trách nhiệm công dân
- Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và
luật.
Điều 45, Hiến pháp năm 2013 qui định:
+ Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
+ Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc
phòng toàn dân.
Điều 46, Hiến pháp năm 2013 qui định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến
pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, ATXH và chấp hành
những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và
cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng
quốc phòng toàn dân”.
* Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:
- Mọi công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam không phân biệt thành phần
xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ VH, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm XD và BV chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia… .
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực
hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới
quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện
nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân
sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự
vệ, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và
người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn
cấp về quốc phòng”.
c) Trách nhiệm của sinh viên.
Trước hết, sinh viên là một bộ phận của cộng đồng dân cư, là công dân Việt
Nam. Do vậy cần phải quán triệt và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của công dân
Việt nam. Ngoài ra cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết
sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó
xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập,
tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết
các vấn đề tranh chấp trên Biển đông. Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất
khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh đối với sinh viên trong trường; hoàn thành tốt các nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại trường.
- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và
người có thẩm quyền huy động, động viên. Sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia
lực lượng vũ trang khi Nhà nước yêu cầu; góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc
chủ quyền Biển đảo của Tổ quốc.
KẾT LUẬN
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang
là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo
vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Là sinh viên, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền
biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt,
thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tại Học viện, sẵn sàng nhận và
hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ  Tổ quốc.  
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Câu hỏi:
Em hãy trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải
quyết tranh chấp trên biển đông hiện nay? Liên hệ trách nhiệm của bản thân?
2. Yêu cầu đạt được:
- Mở bài khái quát chủ quyền biển, đảo của Việt Nam: Nội dung 2;I.
-. Trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết
tranh chấp trên biển đông.
- Liên hệ trách nhiệm bản thân.
+ Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết
sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó
xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập,
tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác
định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
+ Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh đối với sinh viên trong trường; hoàn thành tốt các nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại trường.
+ Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và
người có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện,
tự giác tham gia lực lượng vũ trang khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình
nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp
phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thực hiện
nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
 

You might also like