You are on page 1of 58

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG


NGỰC CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẨN THƠ NĂM
2021

Cần Thơ, năm 2021


MỤC LỤC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh COVID-19........................................................................3
1.2. Chẩn đoán hình ảnh COVID-19:..................................................................10
1.3. Đánh giá độ nặng của BN qua hình ảnh X-quang nhờ thang điểm Brixia.....17
1.4.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước........................................................20
NGỰC CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 TẠI
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................21
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẨN THƠ
2.1. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................21
NĂM 2021
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................21
2.3. Các biến số nghiên cứu:....................................................................................22
2.4. Quy trình thực hiện:..........................................................................................27
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................28
Chủcứu...............................................................................28
2.6. Vấn đề đạo đức nghiên nhiệm đề tài : BSCKII HUỲNH MINH PHÚ
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN
Cộng sự đề CỨU...............................................................29
tài : 1. BSCKI NGUYỄN HOÀNG ANH
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................................................29
2. BS NGUYỄN TRUNG HẬU
3.2. Đặc điểm X Quang phổi...................................................................................31
3. BS NGUYỄN THỊ BÍCH NGÂN
3.3. Đánh giá độ nặng trên X quang phổi bằng thang điểm Brixia..........................35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................37
KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU...................................................................................46
KIẾN NGHỊ............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cần Thơ, năm 2021
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BN : Bệnh nhân
HA : Hình ảnh
WHO : World health Organization ( Tổ chức y tế thế giới)
ICU : Intensive care unit (Đơn vị Hồi sức tích cực)
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3. 1 Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu (n=116)...............................29


Bảng 3. 2. Đặc điểm các tổn thương trên X Quang ngực(n=116).......................32
Bảng 3. 3 Tần số các tổn thương khác trên X Quang ngực.................................32
Bảng 3. 4. Vị trí phân bố các tổn thương ở phổi phải (n=116)............................33
Bảng 3. 5. Vị trí phân bố các tổn thương ở phổi trái (n=116)..............................34
Bảng 3. 6. Tỷ lệ tổn thương phân bố ở ngoại vi, trung tâm phổi(n=116)............34
Bảng 3. 7. Bảng tỷ lệ thang điểm Brixia đánh giá độ nặng trên X quang ngực...35
Bảng 3. 8. Bảng mô tả tỷ lệ bệnh nhân chuyển ICU theo thang điểm Brixia......35
Bảng 3. 9. Mối liên hệ giữa thang điểm Brixia và Tần số bệnh nhân..................36

Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về giới tính.....................................................................30


Biểu đồ 3. 2. Phân bố địa dư của nhóm nghiên cứu.............................................30
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ bệnh lý nền kèm theo............................................................31
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phổi trên X quang ngực(n=116)...31
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ tổn thương phân bố ở hai phổi trên X Quang ngực(n=116)..33
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Cấu tạo virus COVID-19 (SARS-CoV-2).............................................4
Hình 1. 2 Tổn thương kính mờ phân bố ở ngoại vi và thùy dưới hai phổi .........13
Hình 1. 3 Tổn thương kính mờ ngoại vi hai phổi................................................13
Hình 1. 4 Nhiều nốt mờ phế nang lan tỏa hai phổi..............................................14
Hình 1. 5 Tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi.................................................14
Hình 1. 6 Tổn đông thương đông đặc ngoại vi phổi phải....................................15
Hình 1. 7 Tổn thương đông đặc ngoại vi phổi trái trên BN COVID-19..............15
Hình 1. 8. Nhiều nốt tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi.................................16
Hình 1. 9 Tổn thương đông đặc ngoại vị hai phổi trên cắt lớp vi tính ngực........17
Hình 1. 10 Phân chia vùng phổi...........................................................................18
Hình 1. 11 Ví dụ về thang điểm Brixia................................................................19

Hình 4. 1 Tổn thương kính mờ ngoại vi phổi trái................................................39


Hình 4. 2 Tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi.................................................40
Hình 4. 3 Tổn thương thâm nhiễm mô kẽ............................................................41
Hình 4. 4 Tổn thương dày thành phế quản...........................................................41
Hình 4. 5 Hình ảnh tràn dịch màng phổi trái.......................................................42
Hình 4. 6 Tổn thương phân bố chủ yếu ở ngoại vi và thùy dưới hai phổi...........43
Hình 4. 7 Tổn thương phân bố chủ yêu ở ngoại vi 1/3 giữa hai phổi..................43
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vào tháng 12 năm 2019, một loại virus mới tên là SARS-coV- 2 (COVID-
19) xuất hiện tại thành phố Vũ Hán Trung Quốc gây ra bệnh viêm phổi cấp tính .
Sau khi bùng phát dịch tại thành phố Vũ Hán, dịch đã lan rộng ra toàn thế giới
nói chung và lan đến Việt Nam nói riêng. Bất chấp những nổ lực ngăn chặn lây
lan trên toàn thế giới, dịch vẩn lây lan rất nhanh. Việc bùng phát dịch mạnh đã
gây ra nhiều thiệt hại về người, vật chất , kinh tế xã hội của thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.

Những bệnh nhân (BN) bị nhiễm COVID-19 có nhiều biểu hiện bệnh từ
nhẹ đến nặng, đặc biệt các trường hợp nặng có thể có các biểu hiện của nhiễm
trùng đường hô hấp cấp tính. Ngoài việc chẩn đoán COVID-19 bằng các triệu
chứng lâm sàng, xét nghiệm Real-time PCR, thì việc chụp X quang ngực cũng
khá quan trọng trong đánh giá các đặc điểm tổn thương phổi của bệnh, chẩn đoán
bệnh, theo dõi diễn tiến bệnh, tiên lượng, đánh giá hiệu quả điều trị. Việc nghiên
cứu các đặc điểm hình ảnh (HA) tổn thương phổi trên bệnh nhân nhiễm COVID-
19 có thể giúp đánh giá nhanh các trường hợp nghi nghờ nhiễm COVID-19 khi
chưa có kết quả PCR, giúp theo dõi và tiên lượng bệnh nhân. Mặt khác, X quang
ngực là một cận lâm sàng đầu tay, rẻ tiển có thể áp dụng hầu hết các cơ sở, cũng
như các bệnh viện dã chiến trong giai đoạn chống dịch.
Để đánh giá mức độ nặng tổn thương trên X Quang ngực của bệnh nhân
nhiễm COVID-19 thì hiện nay có nhiều thang điểm như Brixia, CXR, TSS…
Tuy nhiên, trong đó thang điểm Brixia được nhiều nghiên cứu cho rằng có hiệu
quả nhất về đánh giá độ nặng và tiên lượng bệnh nhân. Nghiên cứu của Malrodi
(2021) về đánh giá thang điểm Brixia trên hình ảnh X Quang ngực của 953 bệnh
2

nhân mắc COVID-19 thấy rằng thang điểm Brixia tương quan chặt chẽ với mức
độ nghiêm trọng và kết quả của bệnh; nó có thể hỗ trợ việc ra quyết định lâm
sàng, đặc biệt ở những bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng từ trung bình
đến nặng[15]. Điểm số Brixia nên được kết hợp trong một mô hình tiên lượng,
điều này sẽ đáng được mong đợi, đặc biệt là trong các tình huống hạn chế về
nguồn lực.
Gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình ảnh tổn
thương COVID-19 trên X quang. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói chung và
Cần Thơ nói riêng hầu như chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề tổn thương trên X Quang ngực của bệnh nhân mắc COVID-19. Chính vì sự
mong muốn góp phần vào quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân
COVID-19, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm hình ảnh X quang ngực của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bệnh
Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ Năm 2021” với mục tiêu chính như sau:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương phổi trên X quang ngực của bệnh nhân
nhiễm COVID-19.
2. Đánh giá độ nặng của bệnh nhân COVID-19 trên X quang ngực dựa vào thang
điểm Brixia.
3

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bệnh COVID-19:


Trong thời gian bùng phát dịch virus corona 2019, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ban đầu đề nghị sử dụng tên chỉ định tạm thời "2019-nCoV" (tiếng Anh:
2019 novel coronavirus – virus corona mới 2019) để gọi cho chủng virus này.
Tuy nhiên, điều này dẫn đến một mối lo ngại, rằng việc không có tên chính thức
có thể sẽ khiến việc sử dụng tên không chính thức một cách cố định và thường
xuyên trong giao tiếp chung, virus này cũng thường được gọi là "virus corona
mới", "virus corona Vũ Hán", "virus Vũ Hán" hoặc chỉ đơn giản là "virus
corona"[ 24]. Theo hướng dẫn của WHO năm 2015 về việc đặt tên virus và bệnh,
Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus thông báo rằng họ sẽ là cơ quan đặt tên chính
thức cho các virus mới [ 24].
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã
công bố tên "severe acute respiratory syndrome coronavirus 2" (tạm dịch "virus
corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2") và ký hiệu viết tắt là SARS-CoV-
2 để ám chỉ chủng virus trước đây gọi là 2019-nCoV [9]. Trước đó cùng ngày,
WHO đã chính thức đổi tên căn bệnh do chủng virus gây ra từ "bệnh hô hấp cấp
do 2019-nCoV" thành bệnh virus corona 2019 (COVID-19) (coronavirus disease
2019). Để tránh nhầm lẫn với bệnh SARS, căn bệnh trong dịch SARS năm 2003,
WHO đôi khi gọi virus này là "virus COVID-19" hoặc "virus gây ra bệnh
COVID-19" khi giao tiếp với công chúng.
4

1.1.1. Cấu trúc virus COVID-19:

Hình 1. 1 Cấu tạo virus COVID-19 (SARS-CoV-2)


Nguồn: COVID-19 Clinical Diagnostics and Testing Technology, Pharmacotherapy,
Chau C.H et al, 2020 [7]
Virus COVID-19 có hình cầu với đường kính khoảng 125nm. Đặc điểm nổi bật
nhất của coronavirus các protein bề mặt lồi ra thành các gai [7]. Bên trong vỏ của
virion là nucleocapsid sợi đơn dương đối xứng xoắn ốc.
Các hạt virus COVID-19 chứa bốn protein cấu trúc chính. Đây là các
protein spike (S), màng (M), vỏ (E) và nucleocapsid (N), tất cả đều được mã hóa
trong đầu 3′ của bộ gen virus. Protein S có trọng lượng khoảng 150 kDa đa số
5

gồm hai tiểu phần S1 hình cầu ở đầu và S2 là phần cuống, tạo nên cấu trúc gai đặc
biệt trên bề mặt của virus và có vai trò trung gian gắn vào thụ thể chủ của tế bào vật
chủ. Protein M là protein cấu trúc chính của màng virus khiến virion có hình cầu.
Protein E (8 -12 kDa) nằm trên vỏ virus và có vai trò chính trong việc lắp ráp và
giải phóng virus. Protein N tồn tại trong nucleocapsid và có vai trò liên kết bộ gen
virut thành cấu trúc kiểu chuỗi hạt để đóng gói bộ gen thành các hạt virus [7].
Ngoài 4 protein chính trên, còn có protein phi cấu trúc hemagglutinin-
esterase (HE), có vai trò tăng cường sự xâm nhập của virus qua trung gian protein S
và giúp virus xâm nhập vào tế bào niêm mạc. Các protein phi cấu trúc khác có vai
trò trong đảm bảo các hoạt động của virus [7].
1.1.2. Sinh lý bệnh:
Nhiễm vi-rút nội mô dẫn đến tổn thương tế bào nội mô, kích hoạt giải
phóng các cytokine tiền viêm và rối loạn chức năng vi tuần hoàn ở phổi, tim và
gan. Một hậu quả được cho là tình trạng tăng đông máu dẫn đến hình thành
huyết khối vi mạch. Khi xảy ra ở phổi, huyết khối vi mạch có thể làm suy giảm
quá trình trao đổi oxy; khi xảy ra trong các tĩnh mạch, nó có thể dẫn đến huyết
khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi và trong động mạch, đột quỵ do thiếu máu
não cục bộ, thiếu máu cục bộ ở chi và nhồi máu cơ tim (4). Chảy máu quá nhiều
có thể xảy ra trên BN COVID-19 nhưng ít phổ biến hơn nhiều so với các vấn đề
đông máu [13].
6

1.1.3. Cách thức lây lan:


Đến nay, bệnh được xác định là có lây truyền từ người sang người qua đường
tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh. Bệnh còn lây lan
đường gián tiếp khi bàn tay người lành tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus như
bao cao su, băng vệ sinh... đặc biệt là các đồ vật có dính dịch mũi họng của người bị
COVID-19, sau đó đưa tay vào mắt, mũi, miệng và gây nhiễm bệnh [25].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng:
1.1.4.1. Giai đoạn khởi phát
- Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể delta có thời gian ủ
bệnh ngắn hơn.
- Khởi phát:
+ Chủng alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị
nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau
bụng…
+ Chủng mới (delta): đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó
thở, đau cơ.
1.1.4.2. Giai đoạn toàn phát
Sau 4-5 ngày.
Hô hấp
Ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ bệnh nhân, thở
sâu, phổi thường không ral, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% bệnh
nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không
có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua. Thể nặng của bệnh có
biểu hiện giống ARDS.
7

+ Mức độ trung bình: khó thở tần số thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96%
+ Mức độ nặng nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94%, cần cung cấp oxy
hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập.
+ Mức độ nguy kịch nhịp thở > 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với
thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm < 10 lần/phút hoặc bệnh nhân tím
tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn.
+ Một số ít khác có thể có: ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu
mô).
Tuần hoàn
Lâm sàng:
- Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho.
- Sốc tim: huyết áp tụt, mạch nhanh, rối loạn nhịp, da, đầu chi lạnh, gan to,
tĩnh mạch cổ nổi.
- Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái (như
Hội chứng trái tim vỡ, viêm cơ tim) hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động
mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ
phát do COVID-19, tâm phế cấp (Acute cor pulmonary).
Thận
- Tổn thương thận cấp (AKI) xuất hiện ở 5-7% bệnh nhân COVID-19 chung và
trong số bệnh nhân COVID-19 nhập ICU có tới 29-35% biểu hiện tổn thương
thận cấp. Bệnh nhân COVID-19 có bệnh thận từ trước như đái tháo đường, tăng
huyết áp có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 3 lần so với không có bệnh nền.
- Cơ chế bệnh sinh: 4 nhóm nguyên nhân đã được đưa ra:
+ Do tổn thương trực tiếp tế bào, cầu thận, ống thận do vi rút.
+ Do cơn bão cytokin, rối loạn huyết động trong thận.
8

+ Do huyết khối - tắc mạch thận.


+ Do các nguyên nhân thường gặp trong ICU: thiếu dịch trong lòng mạch, quá
liều thuốc do không điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, thở máy với PEEP cao,
tương tác giữa các cơ quan (tim-thận, phổi-thận, gan-thận)
- Lâm sàng: Bệnh nhân có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái
máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng
thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước.
- Chẩn đoán AKI và mức độ dựa vào creatinin huyết tương và thể tích nước tiểu.
Thần kinh
- Nhồi máu não: liên quan đông máu do “bão cytokin”, hoặc do cục máu đông
nguồn gốc từ tim, hoặc tĩnh mạch phổi, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy
cơ: tuổi cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thuốc lá, béo phì, kháng thể
kháng phospholipid.
- Lâm sàng xuất hiện đột ngột:
+ Rối loạn ý thức theo các mức độ: nhẹ thì còn tỉnh, nặng nhất là hôn mê.
+ Hội chứng liệt nửa người: liệt vận động có hoặc không tê bì, dị cảm.
+ Thất ngôn.
+ Mất thị lực, bán manh, góc manh.
+ Liệt dây thần kinh sọ.
+ Rối loạn cơ tròn.
+ Giảm hoặc mất khứu giác
+ Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng
Guillain Barre, bệnh não do COVID-19.
Dạ dày-ruột
Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất
9

cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy.
Ngoài ra có thể do dùng kháng sinh hay do thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột, ít gặp
hơn có thể liên quan đến huyết khối tắc mạch mạc treo. Tỷ lệ xuất hiện tiêu chảy
từ 2-50% trong những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tiêu chảy phân lỏng cũng
có khi phân toàn nước 7-8 lần/ngày và thường xuất hiện vào ngày thứ tư của
khởi phát bệnh.
Gan mật
Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan.
Nội tiết
Tăng đường máu ở bệnh nhân có đái tháo đường từ trước, hoặc tăng đường máu
liên quan sử dụng corticoid có thể biến chứng: đái tháo đường mất bù, toan
ceton, tăng áp lực thấm thấu máu…
Huyết học
- Huyết học: Tăng đông, rối loạn đông máu do nhiễm trùng (SIC) và đông máu
nội mạch (DIC), hội chứng thực bào máu/hội chứng hoạt hoá đại thực bào, bệnh
vi mạch huyết khối (TMA) với ban giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) và hội chứng
tăng ure huyết tán huyết (HUS), giảm tiểu cầu do heparin (HIT) do điều trị thuốc
chống đông (LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp ).
- Mạch máu: có thể gặp huyết khối gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch chi 2 bên.
Da
Biểu hiện với ngứa, đau/bỏng rát ở da với hình thái bao gồm các ban dạng mề
đay, các ban dạng hồng ban, phát ban dạng mụn nước mụn mủ, phát ban giống
dạng cước ở đầu ngón tay chân, ít gặp hơn phát ban dạng lưới (chỉ điểm bệnh
diễn tiến nặng), giống tổn thương xuất huyết chủ yếu ở chi, ban đỏ đa hình thái ở
tay chân niêm mạc, kết mạc miệng, viêm kết mạc ở trẻ em.
10

1.1.4.3. Giai đoạn hồi phục


- Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn
trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.
- Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt
mỏi kéo dài đến hàng tháng.
- Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có
thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.
- Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: bệnh lý
tự miễn, hội chứng thực bào...
1.1.5. Chẩn đoán:
WHO đã công bố một số giao thức xét nghiệm cho SARS-CoV-2. Phương
pháp xét nghiệm cơ bản là sử dụng phương pháp phản ứng tổng hợp chuỗi
polymerase thời gian thực kết hợp phản ứng sao chép ngược (rRT-PCR) [13],
thường cho kết quả từ vài giờ cho đến hai ngày. Xét nghiệm có thể được thực
hiện trên mẫu dịch hô hấp. Kết quả thường có trong vòng một vài giờ đến vài
ngày. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được một chủng coronavirus và
công bố trình tự gen để các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới có thể độc lập
phát triển các phương thức xét nghiệm PCR để phát hiện các trường hợp nhiễm
virus [7].
1.2. Chẩn đoán hình ảnh COVID-19:
1.2.1. X Quang ngực:
HA X-quang ngực có giá trị trong việc phát hiện, chẩn đoán bệnh, đánh
giá mức độ nặng, đánh giá các biến chứng hô hấp, theo dõi đáp ứng điều trị và
chẩn đoán phân biệt [26]. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên HA X-quang, rất khó để
chẩn đoán phân biệt giữa viêm phổi do virus với một số căn nguyên khác, do vậy
11

phải kết hợp với đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng để đưa ra chẩn đoán phù
hợp.
Các loại tổn thương phổi do COVID-19 có thể thấy trên HA X-quang là:
Các dấu hiệu điển hình [26]:
- Tổn thương kính mờ đa ổ.
- Đông đặc nhu mô phổi vùng ngoại vi đa ổ.
Các dấu hiệu không điển hình, có thể do COVID-19 hoặc các nguyên nhân khác:
- Đông đặc khu trú thùy phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
- Mờ tổ chức kẽ quanh rốn phổi.
- Dày thành phế quản, dày vách liên tiểu thùy.
- Xẹp phổi.
- Bệnh lý hạch lympho.
Vào giai đoạn sớm, HA X-quang có thể bình thường. Tổn thương thường
cả ở nhu mô phổi và tổ chức kẽ. Tổn thương thường lan tỏa, thùy dưới hai bên, ở
vùng ngoại vi, ít có phá hủy. Khi khỏi có thể để lại các dãi xơ phổi.
HA kính mờ (ground glass opacity - GGO): là tổn thương đông đặc không
hoàn toàn (do phế nang bị lấp bởi dịch), có tỉ trọng cao hơn nhu mô phổi xung
quanh vẫn có thể thấy đường bờ các mạch máu hoặc phế quản bên trong tổn thương
đó.
HA nốt mờ: là những hình mờ có đường kính dưới 3cm, dạng hình tròn,
có thể đơn độc, có thể rải rác trong nhu mô phổi. Các nốt phổi thường có ranh
giới rõ, được bao quanh bởi nhu mô phổi và không liên tục với rốn phổi hay
trung thất.
12

HA dày thành phế quản: là những tổn thương thể hiện thành của phế quản dày
lên, do có sự tích tụ dịch hay chất nhày xung quanh thành phế quản, trong mô kẽ.
HA dày vách liên thùy, dày tổ chức kẽ: liên quan đến dịch rãnh liên thùy,
ứ dịch ở các khoảng kẽ tế bào hoặc xơ hóa. Trong viêm phổi do virus, dày các
vách liên thùy gặp trong tổn thương lan tỏa trong ARDS.
Về phân bố các tổn thương trên X quang, hầu hết các nghiên cứu đều cho
thấy BN nhiễm COVID-19 có tổn thương phổi đa số xuất hiện ở hai phế trường
phổi, phân bố chủ yếu ở ngoại vi, nằm chủ yếu ở thùy dưới của hai phổi [12],
[18].
1.2.2. Cắt lớp vi tính ngực:
Cắt lớp vi tính ngực trên BN COVID-19 có đặc điểm hình ảnh của viêm
phổi do virus nói chung và tổn thương của virus SARS- CoV-2 nói riêng. Tổn
thương thường gặp cả hai phổi, có nhiều ổ, phân bố thường ở ngoại vi, dưới
màng phổi và đáy phổi [11].
13

Hình 1. 2 Tổn thương kính mờ phân bố ở


ngoại vi và thùy dưới hai phổi. Đám tổn
thương dạng đông đặc thùy dưới phổi trái .
Nguồn: Frequency and Distribution of Chest
Radiographic Findings in COVID-19
Positive Patients, Wong H et al, 2020[27]

Hình 1. 3 Tổn thương kính mờ ngoại vi


hai phổi.
Nguồn: Frequency and Distribution of
Chest Radiographic Findings in COVID-
19 Positive Patients, Wong H et al,
2020[27]
14

Hình 1. 4 Nhiều nốt mờ phế nang lan tỏa hai phổi trên. Nguồn: Frequency and Distribution
of Chest Radiographic Findings in COVID-19 Positive Patients, Wong H et al, 2020[27]

Hình 1. 5 Tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi gặp trong trường hợp ARDS nặng.
Nguồn: Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Systematic Review
of Imaging Findings in 919 Patients, Sana Salehi et al, 2020[21]
15

Hình 1. 6 Tổn đông thương đông đặc ngoại vi phổi phải và quanh rốn phổi phải
Nguồn: Imaging Profile of the COVID-19 Infection: Radiologic Findings and Literature
Review, Ming-Yen Ng et al, 2020[16]

Hình 1. 7 Tổn thương đông đặc ngoại vi phổi trái trên BN COVID-19
Nguồn: Imaging Profile of the COVID-19 Infection: Radiologic
Findings and Literature Review, Ming-Yen Ng et al, 2020[16]
16

Hình 1. 8. Nhiều nốt tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi
Nguồn: Chest X rays finding and temporal lung changes in patient with COVID-19
pneumonia, Rousan et al, 2020[20]

Các loại tổn thương phổi do COVID-19 có thể thấy trên HA cắt lớp vi tính là
[11]:
- HA kính mờ (ground glass opacity - GGO): là dấu hiệu hay gặp nhất, thường
nhiều ổ, hai bên và ở ngoại vi, tuy nhiên trong giai đoạn sớm có thế gặp một ổ
tổn thương khu trú và chủ yếu ở thùy dưới phổi phải.
- HA lát đá (crazy paving): tổn thương kính mờ kết hợp với dày vách liên tiểu
thùy, vách trong tiểu thùy.
- HA kính mờ kèm đông đặc phổi từng phần.
- HA đám mờ dạng đông đặc phổi đơn thuần.
- HA kính mờ hoặc đông đặc phổi có biểu hiện dấu halo đảo ngược (gồm viền
đặc phổi dày tối thiểu 2 mm bao quanh vùng kính mờ ở trung tâm).
- HA giãn mạch máu bên trong đám mờ tổn thương.
- HA giãn phế quản co kéo.
17

- HA dải mờ dưới màng phổi gây biến dạng cấu trúc.

Hình 1. 9 Tổn thương đông đặc ngoại vị hai phổi trên cắt lớp vi tính ngực.
Nguồn: Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Systematic Review
of Imaging Findings in 919 Patients, Sana Salehi et al, 2020[21]

1.3. Đánh giá độ nặng của BN qua hình ảnh X-quang nhờ thang điểm
Brixia:
Năm 2020. Khi dịch COVID-19 diễn ra ở Ý, một nhóm tác giả đã nghiên
cứu ra thang điểm Brixia dung để đánh giá độ nặng qua HA X-quang ngực của
BN nhiễm COVID-19.
Theo thang điểm Brixia chia hai phế trường phổi ra làm 6 vùng:
Vùng phổi trên: phía trên bờ dưới của cung động mạch chủ.
Vùng phổi giữa: Tính từ bờ dưới của cung động mạch chủ đến bờ dưới
động mạch phổi phải.
Vùng phổi dưới: phía dưới bờ của động mạch phổi phải.
Nếu như khó phân biệt các cấu trúc giải phẫu trong một số trường hợp nặng có
thể chia mỗi lá phổi ra thành ba phần bằng nhau.
18

Hình 1. 10 Phân chia vùng phổi. Vùng phổi trên: A, D; Vùng phổi giữa: B, E; Vùng phổi dưới:
C, F.

Nguồn: COVID-19 outbreak in Italy: experimental chest X-ray scoring system for quantifying
and monitoring disease progression, Andrea Borghesi, 2020[6]

Bước tiếp theo, đánh giá thang điểm cho mỗi vùng phổi:
- Thang điểm 0: không có tổn thương.
- Thang điểm 1: Tổn thương mô kẽ.
- Thang điểm 2: Tổn thương phế nang và mô kẽ (trong đó mô kẽ chiếm ưu thế).
- Thang điểm 3: Tổn thương phế nang và mô kẽ (trong đó đông đặc phế nang
chiếm ưu thế.
Sau khi đánh giá thang điểm cho từng vùng phổi, điểm tổng cộng của 6 vùng
phổi là thang điểm Brixia có giới hạn từ 0 đến 18.
19

Theo Sherif A. Abo-Hediba, tổng điểm X quang của họ thành 4 nhóm,


như sau: (i) bình thường: 0 điểm, (ii) nhóm nhẹ: từ 1 đến 6 điểm, (iii) nhóm
trung bình: từ 7 đến 12 điểm , và (iv) nhóm nặng: từ 13 đến 18 điểm [21].

Hình 1. 11 Ví dụ về thang điểm Brixia.


Nguồn: COVID-19 outbreak in Italy: experimental chest X-ray scoring system for
quantifying and monitoring disease progression, Andrea Borghesi, 2020 [6]

Nghiên cứu của Sherif (2021), trong mối liên quan đến mức độ nặng trên
lâm sàng, độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác chẩn đoán của thang điểm Brixia
trên X Quang (CX-SS) để chẩn đoán các trường hợp nhẹ là 66,2%, 100% và
83,7%, đối với các trường hợp trung bình là 90,4%, 100% và 94,6%, và trường
hợp nặng lần lượt là 100%, 84,5% và 86,7%. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính
xác chẩn đoán của thang điểm của CT(CT-SS) để chẩn đoán các trường hợp nhẹ
là 80%, 100% và 92,8%, cho các trường hợp trung bình là 100%, 95,7% và
97,9% và cho các trường hợp nặng là 100%, 98,8% và 98,9%. Để đánh giá mối
tương quan giữa CT-SS và CX-SS, hệ số tương quan Pearson đã chứng minh
mối tương quan thuận mạnh (rs = 0,88, p <0,001) [21].
20

Nghiên cứu của Maroldi (2020) và các cộng sự đánh giá độ nặng qua
thang điểm Brixia trên 953 BN nhập viện. Tổng cộng có 667/953 người xuất
viện và 276/953 người chết khi nhập viện. Thang điểm Brixia cao đáng kể ở
những người đã tử vong ( trung bình: 12 điểm),so với nhóm BN xuất viện ( trung
bình: 8 điểm) [15].
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về đặc điểm X Quang ngực trên
BN COVID-19:
Nghiên cứu của Rosy Setiawati và các cộng sự (2021) trên 225 BN mắc
COVID-19 thì HA X quang ngực có các đặc điểm sau: Tổn thương kính mờ
12,4%, đông đặc 66,1 %, tổn thương dạng lưới nốt 11,6 %, tràn dịch màng phổi
9,8%. Tổn thương phân bố chủ yếu ở ngoại vi 53,5%, hai bên 79,2%, ưu thế 1/3
dưới phổi (14,6%) [18].
Nghiên cứu của Jordan colman và các cộng sự (2021) trên 161 BN mắc
COVID-19 thì HA X quang ngực có các đặc điểm sau: Tổn thương kính mờ
69,6%, đông đặc 28,6 %, tràn dịch màng phổi 7,5%. Tổn thương phân bố chủ
yếu ở ngoại vi 71,9%, hai bên 50%, ưu thế 1/3 dưới phổi (68,8%) [12].
Nghiên cứu của Maroldi (2020) và các cộng sự đánh giá độ nặng qua
thang điểm Brixia trên 953 BN nhập viện. Tổng cộng có 667/953 người xuất
viện và 276/953 người chết khi nhập viện. Thang điểm Brixia cao đáng kể ở
những người đã tử vong (trung bình: 12 điểm), so với nhóm BN xuất viện (trung
bình: 8 điểm) [15].
Nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng và các cs (2020) đánh giá độ nặng của
các BN COVID-19 nhập viện trên 370 BN bằng thang điểm Brixia trên X Quang
ngực thì kết quả cho thấy mực độ điểm trầm trọng cao nhất của BN là 12 điểm
(giới hạn từ 01 đến 12 điểm) [3].
21

CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện
từ tháng 01/08 đến tháng 30/09 năm 2021 tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố
Cần Thơ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:


- Bệnh nhân được chỉ định chụp X quang ngực thẳng.
-Chọn các X quang ngực chụp lần đầu khi BN nhập viện.
- Bệnh nhân đươc chụp X quang ngực có xét nghiệm PCR (+) với COVID-19 tại
thời điểm nghiên cứu.
- Phim rõ nét, không xảo ảnh, chồng lấp dị vật.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân chưa được làm xét nghiệm PCR chẩn đoán COVID-19.
- Bệnh nhân không được chỉ định chụp X-Quang ngực thẳng.
- Phim hỏng, nhiều xảo ảnh, dị vật chồng lấp.
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/08 đến tháng 30/09 năm 2021.
- Địa điểm: Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, tiến cứu từ 01/8 đến 30/09 năm 2021.
2.2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
22

Với: p = 0,934 , tỷ lệ bệnh nhân mắc COVID 19 có x quang ngực có tổn thương
phổi trong nghiên cứu của Rosy Setiwati (2021) là 93,4%.
d là sai số cho phép, chọn d=0,05.
Z1-α/2 =1,96 là hằng số độ tin cậy lấy ở mức xác suất 95%.
Áp dụng vào công thức ta tính được n=95. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 95 bệnh nhân
mắc COVID-19 được chỉ định chụp X Quang ngực thẳng.
2.2.6. Phương tiện nghiên cứu:
Máy X quang kỹ thuật số (CAMARGUE HV) tại BV Đa Khoa Thành Phố
Cần Thơ.
Máy X quang di động (SAXO 4T) tại BV Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.

2.3. Các biến số nghiên cứu:


2.3.1. Tuổi:
Là biến số liên tục, tính theo năm dương lịch, thu thập qua hồ sơ bệnh án gồm
các giá trị sau:
<20 tuổi
Từ 20 đến 40 tuổi
Từ 41 tuổi đến 60 tuổi
Trên 60 tuổi.
Tính tuổi trung bình.
2.3.2. Giới tính:
Thu thập qua hồ sơ bệnh án, gồm hai biến số:
23

Nam và nữ. Tính tỷ lệ nam/nữ của nhóm nghiên cứu.


2.3.3. Phân bố địa dư:
Thu thập qua hồ sơ bệnh án, phân bố địa dư được phân thành nông thôn và
thành thị dựa vào địa giới hành chánh. Nếu nơi cư ngụ chính thức của bệnh nhân
thuộc về khu vực ấp, xã thuộc một huyện thì chúng tôi xếp vào khu vực nông
thôn. Nếu nơi cư ngụ chính thức của bệnh nhân thuộc về các khu vực còn lại như
thị trấn, thị xã, phường trở lên thì xếp vào khu vực thành thị.
2.3.4. Bệnh lý nền kèm theo:
Thu thập qua hồ sơ bệnh án, gồm các giá trị sau:
Bệnh lý tim mạch : bao gồm các bệnh như thiếu máu cục bộ cơ tim, suy
tim, tăng huyết áp...
Bệnh lý phổi : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,…
Đái tháo đường.
Suy thận mãn tính.
Các bệnh lý nền khác: Lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh lý ung thư,…
2.3.5. Đặc điểm tổn thương phổi trên X Quang ngực :
Có tổn thương phổi trên X quang:
Thu thập qua kết quả đọc x quang. Gồm hai giá trị:
Có tổn thương phổi trên X quang: khi ít nhất một trong hai phế trường
phổi xuất hiện các tổn thương phổi như kính mờ, đông đặc, dày vách mô kẽ…
X quang ngực bình thường: hai phế trường sáng, không phát hiện tổn
thương.
24

Tổn thương dạng kính mờ:


Định nghĩa: Tổn thương kính mờ (ground glass opacity - GGO): là tổn
thương đông đặc không hoàn toàn, có tỉ trọng cao hơn nhu mô phổi xung quanh
vẫn có thể thấy đường bờ các mạch máu hoặc phế quản bên trong tổn thương đó.
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không tổn thương kính mờ trên X Quang phổi.
Tổn thương dạng đông đặc:
Định nghĩa: Tổn thương đông đặc là tổn thương có tỷ trọng cao hơn nhu
mô phổi, bên trong không thể thấy được các đường bờ mạch máu.
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không tổn thương đông đặc trên X Quang phổi.
Hình ảnh tổn thương mô kẽ :
Định nghĩa: liên quan đến dày vách mô kẽ, thâm nhiễm tế bào hoặc xơ
hóa. Trong viêm phổi do virus, dày các vách mô kẽ dễ gặp trong tổn thương lan
tỏa trong ARDS.
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không hình ảnh dày vách liên thùy trên X
quang phổi.
Tràn dịch màng phổi:
Định nghĩa: Tràn dịch màng phổi trên X Quang là mờ góc sườn hoành hai
bên, có thể có hình ảnh đám mờ đồng nhất và có đường cong Damoiseu.
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không hình ảnh tràn dịch màng phổi trên X
quang phổi
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không hình ảnh tràn khí màng phổi trên X
quang phổi.
25

Hình ảnh dày thành phế quản


Định nghĩa: HA dày thành phế quản là những tổn thương thể hiện thành
của phế quản dày lên, do có sự tích tụ dịch hay chất nhày xung quanh thành phế
quản, trong mô kẽ.
Biến này gồm hai giá trị: có hoặc không HA dày thành phế quản trên X quang
phổi.
Các tổn thương X quang phổi khác:
Biến này được định nghĩa bởi các tổn thương phổi khác không giống như
các tổn thương trong các biến đã nêu trên như : tổn thương dạng hang, Bóng mờ
tròn lớn, khối mờ trung thất, xẹp phổi…
Biến gồm hai giá trị: có hoặc không. Mô tả rõ tổn thương khi có.
2.3.6. Vị trí phân bố tổn thương phổi trên X quang:
Phân bố ngoại vi hoặc trung tâm:
Định nghĩa: Tổn thương phổi ngoại vi là tổn thương phổi nằm sát thành
ngực hoặc cạnh thành ngực.
Tổn thương phổi trung tâm là là tổn thương phổi nằm ở rốn phổi hoặc
quanh rốn phổi.
Biến này gồm hai giá trị: Phân bố ngoại vi hoặc phân bố trung tâm. Thu thập qua
kết quả đọc x quang.
Phân bố theo các vùng của phổi.
Theo tác giả Litmanovich (2020), phế trường phổi mỗi bên trên X quang
được chia thành ba vùng :
1/3 trên : là khoảng tính từ đỉnh phổi đến phần trên rốn phổi.
1/3 giữa: là khoảng giữa bờ trên và dưới của rốn phổi.
1/3 dưới: là phần phổi còn lại tính từ bờ dưới rốn phổi trở xuống
26

Biến này thu thập dựa vào kết quả đọc phim X Quang.
Số lượng vùng phân bố tổn thương trên hai phổi
Biến này gồm hai giá trị:
Tổn thương phân bố ở một vùng phổi: tổn thương chỉ khu trú ở mộtvùng
của hai phế trường, không xuất hiện ở các vùng khác.
Tổn thương phân bố nhiều vùng của phổi: tổn thương phân bố từ 2 đến 6
vùng phổi.
Biến này thu thập qua kết quả đọc Xquang.
2.3.7. Đánh giá tổn thương phổi theo thang điểm Brixia trên X Quang ngực:
Theo thang điểm Brixia chia hai phế trường phổi ra làm 6 vùng:
Vùng phổi trên: phía trên bờ dưới của cung động mạch chủ.
Vùng phổi giữa: Tính từ bờ dưới của cung động mạch chủ đến bờ dưới động
mạch phổi phải.
Vùng phổi dưới: phía dưới bờ của động mạch phổi phải.
Nếu như khó phân biệt các cấu trúc giải phẫu trong một số trường hợp nặng có
thể chia mỗi lá phổi ra thành ba phần bằng nhau.
Bước tiếp theo, đánh giá thang điểm cho mỗi vùng phổi:
Thang điểm 0: không có tổn thương
Thang điểm 1: tổn thương dạng mô kẽ.
Thang điểm 2: tổn thương phế nang và mô kẽ (trong đó mô kẽ chiếm ưu thế)
Thang điểm 3: tổn thương phế nang và mô kẽ (trong đó đông đặc phế nang
chiếm ưu thế
Sau khi đánh giá thang điểm cho từng vùng phổi, điểm tổng cộng của 6 vùng
phổi là thang điểm Brixia có giới hạn từ 0 đến 18.
27

Theo Sherif A. Abo-Hediba, tổng điểm X quang của họ thành 4 nhóm, như sau:
(i) bình thường: 0 điểm, (ii) nhóm nhẹ: từ 1 đến 6 điểm, (iii) nhóm trung bình: từ
7 đến 12 điểm , và (iv) nhóm nặng: từ 13 đến 18 điểm [21].
Thông kê số điểm của các bệnh nhân chuyển khoa Hồi sức tích cực (ICU), tính
tỷ lệ BN chuyển khoa ICU cho từng thang điểm. Tính điểm trung bình của các
BN chuyển khoa ICU. Tính ngưỡng giới hạn dưới điểm BN chuyển khoa ICU.

2.4. Quy trình thực hiện:


2.4.1. Khai thác thông tin bệnh nhân qua hồ sơ bệnh án, khai thác luôn bệnh lý
kèm theo qua hồ sơ bệnh án.
2.4.2. Tiến hành chụp X Quang tim phổi thằng:
Với bệnh nhân đứng được, chụp chiều thế sau trước PA ( Posterior –
anterior):
Đặt bệnh nhân đứng hoặc ngồi với mặt quay về phía giá giữ cassette. Nếu bệnh
nhân đứng thì sức nặng của cơ thể phải được phân phối đồng đều trên cả hai bàn
chân. Cho bệnh nhân ưỡn ngực về phía trước để mặt trước ngực tiếp xúc sát mặt
phim. Điều chỉnh bệnh nhân sau cho bình diện giữa của thân mình nằm ngay
đường giữa của phim, đoạn đặt cằm họ lên đầu trên cassette với bình diện của
đầu ở vị thế thẳng đứng. Dặn bệnh nhân chống hai bàn tay lên hông với lòng bàn
tay xoay ra ngoài, đoạn dùng sức xoay hai vai về phía trước cho đến khi chúng
tiếp xúc sát mặt phim với mục đích đầy xương bả vai ra khỏi lồng xương sườn.
Điều chỉnh hai vai sao cho chúng cùng nằm trên một bình diện ngang. Điều
chỉnh cassette sao cho mỏm cùng với nằm dưới bờ trên của cassette 5 cm.
Với bệnh nhân không đứng được, chụp chiều thế sau trước AP ( Anterior-
Posterior):
28

Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp hình với lưng tiếp xúc sát phim, điều
chỉnh bệnh nhân thế nào để bình diện giữa của thân mình nằm ngay đường giữa
của phim, hai vai nằm trên một bình diện ngang và bờ vai nằm dưới bờ trên của
phim khoảng 5cm. Gập hai khuỷu tay của bệnh nhân lại và đặt trên hai hồng với
lòng bàn tay xoay ra ngoài, đoạn kê cao hai khuỷu tay để đẩy xương bả vai ra
khỏi lồng xương sườn. Tia trung tâm Ngắm đầu đến thế nào để tia trung tâm
xuyên qua góc ức và thẳng góc với mặt phim khi chụp phối hoặc ngay giữa
xương ức khi chụp tim.
2.4.3. Đọc kết X Quang, thu thập các biến cần thiết.
2.4.4. Xử lý, phân tích số liệu.

2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:


Sử dụng phần mềm SPSS 26 và Excel 2013 để nhập và xử lý dữ liệu.
Tính tỷ lệ các chỉ số bằng các phương pháp thống kê thông thường.
Mô tả kết quả nghiên cứu bằng bảng, biểu đồ. Rút ra nhận xét, phân tích khác
biệt.

2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu:


Nghiên cứu được thực hiện sau khi thông qua hội đồng y đức bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ.
Các bước nghiên cứu đảm bảo tuân thủ các yếu tố y đức, không làm tổn hại tới
bệnh nhân, không can thiệp khi chưa có sự đồng ý của bệnh nhân.
29

CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, chúng tôi thu thập được 116 mẫu thỏa
mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

3.1.1. Tuổi và giới tính

Bảng 3. 1 Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu (n=116)

Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ(%)

< 20 tuổi 2 1,7

Từ 20 đến 40 tuổi 17 14,6

Từ 41 đến 60 tuổi 48 41,4

Trên 60 tuổi 49 42,3

Tuổi trung bình 57,3

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 20 đến 40 và từ 41 đến 60 tuổi chiếm đa số. Tuổi trung
bình của nhóm nghiên cứu khá cao (57,3).
30

Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về giới tính


Nhận xét: Tỷ lệ nữ nhiều hơn so với nam, tỷ lệ nam : nữ = 1 : 1,4
3.1.2. Phân bố địa dư

Biểu đồ 3. 2. Phân bố địa dư của nhóm nghiên cứu


Nhận xét: Nhóm nghiên cứu chủ yếu đa số ở thành thị chiếm 83%
31

3.1.3. Bệnh lý nền kèm theo

Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ bệnh lý nền kèm theo


Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tim mạch và bệnh lý đái tháo đường chiếm
đa số.
3.2. Đặc điểm X Quang phổi:

Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phổi trên X quang ngực(n=116)


Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phổi trên X Quang ngực chiến rất cao
84,5%.
32

Bảng 3. 2. Đặc điểm các tổn thương trên X Quang ngực(n=116)

Dạng tổn thương phổi Tần Số Tỷ lệ(%)

Tổn thương kính mờ 82 70,7

Tổn thương đông đặc 48 41,4

Tổn thương mô kẽ 53 45,7

HA dày thành phế quản 18 15,5

Tràn dịch màng phổi 11 9,5

Tràn khí màng phổi 0 0

Nhận xét: Tổn thương kính mờ, tổn thương đông đặc, tổn thương mô kẽ thường
gặp nhất trong quần thể nghiên cứu.

Bảng 3. 3 Tần số các tổn thương khác trên X Quang ngực


Loại tổn thương Tần Số

Khí phế thủng 4

Xơ hóa phổi 3

Xẹp phổi 3

Nhận xét: tần số gặp các dạng tổn thương khác rất thấp.
33

Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ tổn thương phân bố ở hai phổi trên X Quang ngực(n=116)


Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều có tổn thương ở hai bên phổi.

Bảng 3. 4. Vị trí phân bố các tổn thương ở phổi phải (n=116)

Vị trí phân bố của tổn thương ưu thế Tần Số Tỷ lệ (%)

1/3 dưới 47 40.5

1/3 giữa 3 2.6

1/3 giữa, 1/3 dưới 19 16.4

1/3 trên 6 5.2

1/3 trên, 1/3 dưới 3 2.6

1/3 trên, 1/3 giữa 2 1.7

1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới 13 11.2

Không có tổn thương 23 19,8

Nhận xét: Tổn thương đa số phân bố ở 1/3 dưới phổi phải.


34

Bảng 3. 5. Vị trí phân bố các tổn thương ở phổi trái (n=116)


Vị trí phân bố của tổn thương ưu thế Tần số Tỷ lệ (%)

1/3 dưới 45 38.8

1/3 giữa 3 2.6

1/3 giữa, 1/3 dưới 18 15.5

1/3 trên 2 1.7

1/3 trên, 1/3 dưới 1 0.9

1/3 trên, 1/3 giữa 3 2.6

1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới 13 11.2

Không có tổn thương trên phim 31 26,7

Nhận xét: Tổn thương đa số phân bố ở 1/3 dưới phổi trái.

Bảng 3. 6. Tỷ lệ tổn thương phân bố ở ngoại vi, trung tâm phổi(n=116)

Phân bố tổn thương Tần số Tỷ lệ(%)

Ngoại vi 62 53.4

Ngoại vi, Trung tâm 25 21.6

Trung tâm 11 9.5

không có tổn thương 18 15.5

Tổng 116 100.0

Nhận xét: Tổn thương phổi đa số phân bố chủ yếu ở ngoại vi.
35

3.3. Đánh giá độ nặng trên X quang phổi bằng thang điểm Brixia:
Bảng 3. 7. Bảng tỷ lệ thang điểm Brixia đánh giá độ nặng trên X quang
ngực(n=116)
Điểm Brixia Tần số Tỷ lệ(%)

0 đến 6 79 68,1

7 đến 12 28 24,1

13 đến 18 9 7,8

Tổng 116 100.0

Điểm trung bình 5,1

Nhận xét: Điểm cao nhất là 17, điểm thấp nhất là 0, điểm trung bình: 5,1, điểm
có tần số xuất hiện nhiều nhất: 2.

Bảng 3. 8. Bảng mô tả tỷ lệ bệnh nhân chuyển ICU theo thang điểm Brixia
(n=116)
Điểm Brixia Tần số chuyển khoa ICU Tỷ lệ(%)
0 điểm 0 0
1 đến 6 điểm 11 9,5
7 đến 12 điểm 24 20,6
13 đến 18 điểm 9 7,7
Tổng 44 37,8
Điểm trung bình 9,6
Điểm thấp nhất 4
Điểm cao nhất 17

Nhận xét: Đa só bệnh nhân nhập khoa ICU có số điểm Brixia từ 7 đến 12.
36

Bảng 3. 9. Mối liên hệ giữa thang điểm Brixia và Tần số bệnh nhân nhập khoa ICU
Bệnh nhân có chuyển khoa ICU sau chụp Tổng
ꭓ2
Điểm Brixia Có XQ(Tần số)Không

0 đến 6 11 68 79

7 đến 12 24 4 28
p<0,001
13 đến 18 9 0 9

Tổng 44 72 116

Nhận xét: p <0,0001, mối liên hệ giữa thang điểm Brixia và Tần số bệnh nhân

chuyển khoa ICU có ý nghĩa thống kê.


37

CHƯƠNG 4:

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu :


4.1.1. Tuổi và giới tính
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam (41,4%) thấp hơn tỷ lệ
nữ (58,6%), nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam nữ giống với nghiên cứu của
Hoàng Văn Hưng có tỷ lệ nam (42,4%) cũng thấp hơn tỷ lệ nữ (57,6%). So sánh
với một số nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu của Rosy setiwati thì tỷ lệ nam
(51,1%) tương đương với tỷ lệ nữ (48,9%) [3], [18]. Nghiên cứu của Jordan
colman cũng có tỉ nam nữ tương đương nhau , nam : nữ = 1,1:1[12]. Sự khác biệt
này có thể giải thích sự khác biệt về địa lý, do nghiên cứu của chúng tôi và của
Hoàng Văn Hưng chủ yếu nằm gân chợ và các khu công nghiệp nên có sự ưu thế
về nữ giới.
Về nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu, tuổi trung bình nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 57,3, trong đó nhóm tuổi từ 41 đến 60(41,4%), từ 60 trở lên (42,3%)
là chiếm ưu thế. So sánh với các nghiên cứu khác, tuổi trung bình trong nghiên
cứu của trung tuổi cũng tương đương với nghiên cứu của Rosy setiwati là
53[18]. Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khá cao là vì bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu nằm ở phân tầng 3 của bệnh
nhân COVID-19, có nhiều bệnh lý nền, nên tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là khá cao.
4.1.2. Phân bố địa dư
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN ở thành thị (83%) khá cao hơn
nhiều so với nhóm ở nông thôn(17%). Giải thích cho vấn đề này , do ở thành thị
38

mật độ dân cư khá đông, hay họp chợ và tụ tập đông người nên tỷ lệ nhiễm
COVID-19 khá cao so với nhóm ở nông thông có mật độ dân cư thấp.
4.1.3. Bệnh lý nền kèm theo
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có bệnh lý nền đái tháo
đường (26,7%), và bệnh lý nền tim mạch (46,6%) khá cao. Nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ tương đồng với nghiên cứu của Jordan colman cũng có tỷ lệ
bệnh nhân đái tháo đường (17,4%) và bệnh lý tim mạch (52,4%) chiếm tỷ lệ
cao[12]. Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng nặng do hệ miễn dịch ở
bệnh nhân đái tháo đường yếu, khó đánh bại virus, làm kéo dài quá trình hồi
phục, đường huyết cao có thể là môi trường tốt cho virus phát triển.Có biến
chứng hoặc bệnh đi kèm như bệnh tim mạch, tăng huyết áp…làm nặng thêm
bệnh.
4.2. Đặc điểm X Quang ngực trên BN nhiễm COVID-19:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có có 84,5% BN có X Quang ngực có tổn
thương phổi, tỷ lệ này khá cao, còn lại 15,5% BN có X Quang ngực bình thường.
So sánh với các nghiên cứu khác có sự tương đồng như nghiên cứu của Rosy
setiwati cũng có tỷ lệ BN có tổn thương trên X Quang ngực là 93,4% [18],
nghiên cứu của Sherif cũng có tỷ lệ BN có tổn thương phổi trên X Quang ngực
cũng khá cao là 90,3%[21].
Tổn thương kính mờ trên X Quang ngực trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi xuất hiện khá cao 70,7%. So sánh với các nghiên cứu khác, nghiên cứu
của Sherif , cũng cho kết quả tỷ lệ tổn thương kính mờ khá cao (68,2%)[21]. Tổn
thương kính mờ được xuất hiện cho sự lấp một phần dịch, tế bào vào các phế
nang gây ra các bóng mờ trên hình ảnh X Quang, tuy nhiên vẩn còn nhìn thấy
39

các mạch máu của phổi bên trong tổn thương, tổn thương này thường diễn ra ở
giai đoạn đầu khi xuất hiện tổn thương trên X Quang phổi.

Hình 4. 1 Tổn thương kính mờ ngoại vi phổi trái.


Nguồn: BN Lê Thị Đ. 66 tuổi.

Tổn thương đông đặc trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi xuất hiện với tỷ lệ
41,4%. So sánh với các nghiên cứu khác, thấp hơn so với nghiên cứu của Rosy
setiwati (66,1%)[18], cao hơn so với nghiên cứu của Jordan colman (28,6%)[12].
Tổn thương đông đặc phổi hình thành do sự lấp đầy dịch vào các phế nang, biểu
hiện hình mờ không đồng nhất trên X quang phổi, có đậm độ gần bằng đậm độ
dịch và không nhìn thấy các mạch máu, vân phổi bên trong. Tổn thương đông
đặc thường xuất hiện trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh.
40

Hình 4. 2 Tổn thương đông đặc lan tỏa hai phổi.


Nguồn: BN Lê Thị Hồng H. 37 tuổi.

Về tổn thương dạng mô kẽ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ là 45,7%,
tương đương với nghiên cứu của Sherif cũng có tỷ lệ tổn thương mô kẽ là
47,2%[21]. Tỷ lệ tổn thương mô kẽ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với nghiên cứu của Rosy setiwati là 11,6%[18].
Tổn thương dày thành phế quản trong nghiên cứu của chúng tôi là 15,5%, tỷ lệ
này cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng (0,8%)[3]. Tổn thương dày
thành phế quản là sự tích tụ các chất dịch viêm, chất nhày quanh thành phế quản.
Trên hình ảnh X Quang các tổn thương dày thành thường dễ nhìn thấy ở trung
tâm gần rốn phổi.
41

.
Hình 4. 3 Tổn thương thâm nhiễm mô kẽ
Nguồn: BN Lưu Văn D. 42 tuổi

Hình 4. 4 Tổn thương dày thành phế quản


Nguồn: BN Nguyễn Thị Hồng Th. 84 tuổi
42

Hình ảnh tràn dịch màng phổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi gặp
khá ít , tỷ lệ 9,5%. So sánh với các nghiên cứu khác có sự tương đồng, nghiên
cứu của Rosy Setiwati tỷ lệ tràn dịch màng phổi là 9,8%[18], trong nghiên cứu
của jordan colman là 7,5%[12].

Hình 4. 5 Hình ảnh tràn dịch màng phổi trái.


Nguồn: BN Lê Thị Nh. 87 tuổi

Ngoài ra, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi còn gặp các dạng tổn
thương ít gặp như khí phế thủng ( 4 trường hợp ), xơ hóa phổi, xẹp phổi. Các
dạng tổn thương này cũng hiếm gặp trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về
hình ảnh tổn thương phổi do COVID-19.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi đánh giá về vị trí tổn thương hai bên
phổi hoặc một bên phổi, kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thương phổi xảy ra ở cả phổi
phải và phổi trái là khá cao (64,3%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tương
đương với nghiên cứu của sherif (67,2%)[21], hơi thấp hơn so với nghiên cứu
của Rosy setiwati (79,2%)[18], cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng
(55%)[3].
43

Hình 4. 6 Tổn thương phân bố chủ yếu ở ngoại vi và thùy dưới hai phổi
Nguồn: BN Trần Văn T. 57 tuổi

Hình 4. 7 Tổn thương phân bố chủ yêu ở ngoại vi 1/3 giữa hai phổi
Nguồn: BN Trần Thị H. 73 tuổi

Về sự phân bố tổn thương ở các vùng của phổi, chúng tôi nhận thấy rẳng
trong nghiên cứu của chúng tôi, vùng phổi bị tổn thương nhiều nhất là 1/3 dưới
phổi của cả phổi phải và phổi trái. Tỷ lệ tổn thương xuất hiện ở 1/3 dưới phổi
phải là 40,5%, 1/3 dưới phổi trài là 38,8%, tỷ lệ xuất hiện tổn thương của 1/3
44

dưới hai phổi gần như tương đương nhau. So sánh với các nghiên cứu khác,
chúng tôi cũng thấy rằng đa số tổn thương đều phân bố ở 1/3 dưới hai phổi.
Nghiên cứu của jordan colman tỷ lệ tổn thương 1/3 dưới hai phổi là 68,8%[12].
Ngoài ra, tổn thương phổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng ưu thế
phân bố cả 1/3 giữa và 1/3 dưới phổi ở hai bên, với phổi phải là 16,4%, phổi phải
là 15,5%. Trong nghiên cứu của Rosy setiwati , tỷ lệ tổn thương phổi ở 1/3 giữa
và 1/3 dưới phổi là 28,8% chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vùng ưu thế[18].
Cơ chế bệnh sinh của tổn thương phổi do COVID-19 là vi huyết khối gây
tắc các mạch máu nhỏ ngoại vi, hình thành các tổn thương phổi nằm ở ngoại vi
của phổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tổn thương phổi phân bố ở ngoại
vi là 53,4%, tương đồng so với nghiên cứu của Rosy setiwati (53,5%)[18], thấp
hơn so với Jordan Colman (71,9%)[12], cao hơn so với sherif(33,8%)[21].
4.3. Đánh giá độ nặng trên X quang ngực bằng thang điểm Brixia:
Đánh giá độ nặng trên X Quang ngực bằng thang điểm Brixia, điểm thấp
nhất là 0, điểm cao nhất là 17, điểm trung bình là 5,1. So sánh với nghiên cứu
của Hoàng Văn Hưng, điểm tối đa là 12[3]. Điểm tối đa trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng vì nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện trên nhóm bệnh nhân ở tầng 2, tầng 3 của Bộ y tế, còn
nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng thì thực hiện tại bệnh viện dã chiến, nhóm
bệnh nhân chủ yếu nằm ở tầng 1 theo phân tầng của Bộ Y tế.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, có 44 BN phải nhập khoa ICUsau
khi có kết quả X Quang. Trong nhóm này, đa số các BN nhập khoa ICU có điểm
từ 7 đến 12 điểm. Điểm thấp nhất trong nhóm này là 4 điểm, cao nhất là 17 điểm.
Có 4 BN được đánh giá 4 điểm sau đó nhập khoa ICU sau khi chụp X Quang.
Các BN này có nhiều bệnh lý nền nên lâm sàng diễn tiến nhanh sau đó dù biểu
45

hiện trên phim X Quang lúc đó chưa được đánh giá với số điểm Brixia cao.
Điểm trung bình của nhóm BN nhập khoa ICU là 9,6.

Nghiên cứu mối liên quan giữa đánh giá độ nặng trên X Quang phổi bằng
thang điểm Brixia với tần số nhập khoa ICU của BN sau chụp X Quang, sử dụng
kiểm định khi bình phương được giá trị p < 0,001. Điều đó cho thấy có sự liên
quan chặt chẽ giữa việc đánh giá độ nặng bằng thang điểm Brixia cho BN trước
khi chuyển khoa ICU, có thể sử dụng lâm sàng kết hợp với X Quang để phân
tầng BN, đánh giá BN có nên chuyển vào khoa ICU để điều trị hay không? Điểm
trung bình của các BN nhập ICU là 9,6, nhìn vào bảng 3.9 ta thấy hầu như các
BN được đánh giá từ 10 điểm trở lên đều phải chuyển vào khoa ICU để điều trị,
còn nếu BN được đánh giá dưới điểm trung bình thì cần phải kết hợp thêm lâm
sàng để quyết định có nên chuyển BN vào điều trị tại khoa ICU hoặc điều trị ở
các tầng nhẹ hơn .
46

KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU


1/ Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
- Tuổi trung bình: 57,3.
- Giới tính: Nam 41,4%, nữ 58,6%.
- Phân bô địa dư: Thành thị 83%, nông thông 17%.
- Bệnh lý nền kèm theo:
Bệnh lý tim mạch: 46,6%.
Bệnh lý hô hấp:6%.
Bệnh đái tháo đường:26,7%.
Bệnh lý thận mạn:24,1%.
Bệnh lý nền khác:15,5%.
2/ Đặc điểm X Quang ngực:
- Tỷ lệ X Quang ngực bình thường: 15,5%.
- Đặc điểm các tổn thương trên X Quang ngực: tổn thương kính mờ 70,7%,
tổn thương đông đặc 41,4%, tổn thương mô kẽ 45,7%, HA dày thành phế quản
15,5%, tràn dịch màng phổi 9,5%.
- Về phân bố tổn thương:
Tổn thương phân bố hai bên: 64,3%.
Tổn thương phân bố chủ yếu 1/3 dưới phổi phải: 40,5%.
Tổn thương phân bố chủ yếu 1/3 dưới phổi phải: 38,8%.
Tổn thương phân bố chủ yếu ở ngoại vi: 53,5%.
3/ Đánh giá thang điểm Brixia độ nặng trên X Quang ngực:
- Điểm thấp nhất: 0, điểm cao nhất: 17.
- Điểm trung bình: 5,1.
47

- Về đánh giá thang điểm Brixia cho các BN chuyển khoa Hồi sức tích cực
sau chụp X quang:
Tỷ lệ BN nhập khoa Hồi sức tích cực sau chụp X Quang: 44 BN (37,9%).
Điểm trung bình: 9,6.
Điểm thấp nhất: 4, điểm cao nhất:17.
Mối liên hệ giữa đánh giá thang điểm Brixia và tần số BN chuyển khoa Hồi sức
tích cực sau chụp X Quang: p<0,001, mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê.
48

KIẾN NGHỊ
- Khuyến khích sử dụng X quang ngực để kết hợp chẩn đoán lâm sàng, theo
dõi, tiên lượng cho việc điều trị bệnh nhân.
- Sử dụng thang điểm Brixia để tính điểm độ nặng trên X Quang ngực cho
các trường hợp trung bình và nặng, kết hợp lâm sàng để quyết định phân tầng
điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi
rút Corona mới (SARS-CoV-2), Hà nội, ngày 06 tháng 10 năm 2021.
2. Nguyễn Doãn Cường (2008), Giáo trình kỹ thuật X Quang thông thường,
tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.170-180.
3. Hoàng Văn Hưng (2020), Đặc điểm hình ảnh và mức độ tổn thương phổi
trên X Quang ngực ở bệnh nhân COVID 19, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 505,
số 1 (2021), tr.32-77.
4. Lê Văn Phước (2017), Bài giảng chẩn đoán X Quang, Nhà xuất Đại học
quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.45-60.
5. Nguyễn Lân Việt (2018), Bệnh học nội khoa, Tập 1, Nhà xuất bản y học,
tr.14-28.
Tiếng Anh
6. Andrea Borghesi et al (2020), COVID 19 outbreak in Italy: experimental
chest X ray scoring system for quantifying and monitoring disease progression,
La radiologia medica (2020) 125:509–513.
7. Chau, C.H. et al (2020), COVID-19 Clinical Diagnostics and Testing
Technology. Pharmacotherapy, 40: 857-868
8. Chen N et al (2020) . Epidemiological and clinical characteristics of 99
cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive
study. Lancet. 2020 Feb 15;395(10223):507-513.
9. Gorbalenya AE et al (2020). “The species Severe acute respiratory
syndrome-related coronavirus: classifying 2019-nCoV and naming it SARS-
CoV-2”. Nature Microbiology. 5 (4): 536–544.
10. Huang et al (2020). “Clinical features of patients infected with 2019 novel
coronavirus in Wuhan, China”. Lancet. doi:10.1016/S01406736(20)30183-5.
ISSN 0140-6736. PMID 31986264
11. Hyun Jung Koo et al (2018) , Radiographic and CT Features of Viral
Pneumonia, RadioGraphics 2018; 38:719–739.
12. Jordan Colman et al (2020), Chest radiograph characteristics in COVID-
19 infection and their association with survival, European Journal of Radiology
Open 8 (2021) 100360.
13. Lowenstein CJ et al (2020), Severe COVID-19 is a microvascular disease.
Circulation 142: 1609-1611, 2020
14. Litmanovich et al (2020), Review of Chest Radiograph Findings of
COVID-19 Pneumonia and Suggested Reporting Language, J Thorac Imaging
2020;35:354–360.
15. Malrodi et al (2021) , Which role for chest x-ray score in predicting the
outcome in COVID-19 pneumonia?, European Radiology (2021) 31:4016–4022.
16. Ming-Yen Ng et al (2020), Imaging Profile of the COVID-19 Infection:
Radiologic Findings and Literature Review, Radiology: Cardiothoracic Imaging
2020; 2(1):e200034.
17. Oh MD et al (2018). “Middle East respiratory syndrome: what we learned
from the 2015 outbreak in the Republic of Korea”. The Korean Journal of
Internal Medicine. 33 (2):233-246.
18. Rosy Setiawati et al(2021) , Modified Chest X-Ray Scoring System in
Evaluating Severity of COVID-19 Patient in Dr. Soetomo General Hospital
Surabaya, Indonesia, International Journal of General Medicine 2021:14 2407–
2412
19. Rousan et al (2020), Chest x-ray findings and temporal lung changes in
patients with COVID-19 pneumonia, BMC Pulmonary Medicine (2020) 20:245
20. Sana Salehi1,et al (2019), Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A
Systematic Review of Imaging Findings in 919 Patients, AJR 2020; 215:87–93.
21. Sherif A. Abo-Hediba et al, Is chest X-ray severity scoring for COVID-19
pneumonia reliable?. Polish Journal of Radiology. 2021;86(1):432-439.
doi:10.5114/pjr.2021.108172.
22. Taylor-Coleman, Jasmine (2020). “How the new coronavirus will finally
get a proper name”. BBC News Online.
23. Wang Mei-Yue et al (2020), Structure, Biology, and Structure-Based
Therapeutics Development, Frontiers in Cellular and Infection Microbiology,
Volume 10, 2235-2988.
24. Weifang Kong et al(2020), Chest Imaging Appearance of COVID-19
Infection, Radiology: Cardiothoracic Imaging 2020; 2(1):e200028
25. Wong H et al(2020), Frequency and Distribution of Chest Radiographic
Findings in COVID-19 Positive Patients. Radiology. Published Online: March
27 2020
26. World Health Organization (2015). World Health Organization best
practices for the naming of new human infectious diseases . World Health
Organization. hdl:10665/163636. WHO/HSE/FOS/15.1.
27. Zheng YY et al (March 2020). "COVID-19 and the cardiovascular
system". Nature Reviews. Cardiology. doi:10.1038/s41569-020-0360-5.PMID
32139904.
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU

Đề tài

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG PHỔI CỦA BỆNH
NHÂN NHIỄM COVID 19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2021

A. THÔNG TIN CƠ BẢN


Mã số phiếu:
Họ và tên:

Giới tính: ð 1. Nam ð 2. Nữ

ð 1. < 20
Tuổi (ghi rõ và chọn một tuổi ð 3. Từ 41 đến 60 tuổi
trong các mục sau): ð 2. Từ ð 4. Trên 60 tuổi
21 đến 40 tuổi

ð 1. Nông
Địa dư: ð 2. Thành thị
thôn

B. CHUYÊN MÔN
I. BỆNH LÝ NỀN KÈM THEO

ð 3. Đái tháo đường


ð 1. Bệnh lý tim mạch
ð 4. Suy thận mãn
ð 2. Bệnh lý hô hấp
ð 5. Bệnh lý khác

II. HÌNH ẢNH X QUANG PHỔI


X quang phổi bất thường có không
Tổn thương kính mờ ð 1. Có ð 2. Không Vị trí:

Tổn thương đông đặc ð 1. có ð 2.không Vị trí:

Tổn thương mô kẽ ð 1. Có ð 2. Không Vị trí:

Tràn dịch màng phổi ð 1. có ð 2. không Vị trí:

Tổn thương khác ð có ð không Mô tả:

Tổn thương phổi một bên ð 1. 01


ð 2. 02 bên
hay 2 bên bên

Tổn thương phân bố chủ ð 1.


yếu ngoại vi hay trung Ngoại vi ð 2. Trung tâm
tâm

Phân bố chủ yếu ở ð 1/3 trên ð 1/3 giữa ð 1/3 dưới

III. ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM BRIXIA SCORE

Số điểm

Bệnh nhân có nhập ICU ð 1. có ð 2. không

You might also like