You are on page 1of 1

Đề: Phong tục hôn nhân của người Việt?

Theo anh /chị phong tục


đó nên duy trì như thế nào? Những phong tục nào nên bỏ đi?

- Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai
người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ
này xuất phát từ quyền lợi của tập thể.
+ Hôn nhân là quyền lợi của gia tộc. Vì việc lựa chọn một dòng họ, một
gia đình xem có môn đăng hộ đối không, không phải là chuyện của hai
người mà có thể kéo theo việc xác lập mối quan hệ giữa hai tộc. Ngoài ra,
hôn nhân còn là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi
và phát triển nguồn nhân lực Ví dụ như… Hơn thế nữa, không chỉ duy trì
dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình
“Trai kén vợ chợ đông, Gái kén chồng giữa chốn ba quân”
+ Hôn nhân phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã. Từ xưa, mối quan
tâm hàng đầu của người Việt là sự ổn định của làng xã “Ta về ta tắm ao
ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” tạo nên sự ổn định, hình thành quan
niệm vợ chồng cùng làng. Trong khi quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng
làng là phương tiện tâm lí, thì tụa nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh
tế “Nuôi lợn thì phải với bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”
+ Hôn nhân đáp ứng nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của dôi
trai gái, để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới thời Hùng
Vương có tục trao cho nhau “nắm đất”, “gói muối” thể hiện tình nghĩa
thủy chung, mặn mà “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Ngoài ra
mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý. Tục mẹ chồng ôm
bình vôi lánh sang nhà hàng xóm khi cô dâu mới bước vào nhà nhằm để
tránh mâu thuẫn do cả hai đều thấy tình cảm của người con- người chồng
đã không dành trọn cho mình.

You might also like