You are on page 1of 41

PHÒNG ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


GIỚI THIỆU NỘI DUNG
 Chuẩn đầu ra
 Phương pháp học đại học
 Quy chế đào tạo
 Khai thác cổng thông tin sinh viên
 Giới thiệu chương trình cử nhân chất lượng cao
 Hỏi đáp
MỤC TIÊU, CHUẨN ĐẦU RA, ĐIỀU KIỆN
TỐT NGHIỆP
Mục tiêu chương trình đào tạo
của Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng đào tạo người học tốt nghiệp trình độ
đại học với:
1. Mục tiêu chung
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe;
có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tương xứng với trình độ
đào tạo bậc cử nhân; có khả năng học tập suốt đời; có khả năng
sáng tạo và thích nghi với môi trường làm việc; có trách nhiệm
nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội
nhập quốc tế.
Mục tiêu chương trình đào tạo
của Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng đào tạo người học tốt nghiệp trình độ
đại học với:
2. Mục tiêu cụ thể
 Kiến thức chuyên môn toàn diện thuộc ngành đào tạo;
 Khả năng nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng trong lĩnh vực
chuyên môn cụ thể;
 Khả năng học tập suốt đời và thích nghi với bối cảnh tổ chức,
doanh nghiệp, xã hội và môi trường khác nhau;
 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; thái độ tích cực và ý
thức phục vụ cộng đồng.
Chuẩn đầu ra của Học viện Ngân hàng
Chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện Ngân hàng
Institutional Program Learning Outcomes of Banking Aacademy
Vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành lý thuyết và thực tế để giải
quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.
ILO1
Apply relevant theoretical and practical knowledge, including foundation and professional
knowledge, to solve the problems
Thể hiện tư duy phản biện; tư duy hệ thống; đổi mới sáng tạo; tinh thần khởi nghiệp; tổ
chức và quản lý hoạt động chuyên môn.
ILO2
Express critical thinking; systems thinking; creative thinking; entrepreneurial mindset; organize
and manage professional work.
Tổ chức làm việc nhóm và sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
ILO3
Manage teamwork and communicate effectively
Vận dụng năng lực số trong hoạt động chuyên môn và học tập suốt đời.
ILO4
Applying digital capabilities in professional activities and life-long learning

Nhận thức và đưa ra những nhận định, đánh giá chuyên môn trên cơ sở xem xét đạo đức,
trách nhiệm nghề nghiệp và bối cảnh toàn cầu, môi trường, kinh tế và xã hội đương đại.
ILO5
Recognize and make professional judgements considering ethical and social responsibilities and
contemporary global, economic, environmental and social contexts.
Mục tiêu chương trình đào tạo
của Học viện Ngân hàng
Điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo của HVNH:
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học tại Học viện
Ngân hàng cần đạt được:
1. Chuẩn năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực 6
bậc dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo
quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
ban hành theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 Số tín chỉ: 135 (chương trình đại trà)
 Khối kiến thức, kỹ năng:
 Khoa học cơ bản
 Cơ sở ngành
 Chuyên ngành
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chi tiết chương trình đào tạo
Một số điểm lưu ý:
 Học phần bắt buộc và học phần tự chọn
 Điều kiện tiên quyết của học phần
 Học thêm chương trình thứ hai
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
YÊU CẦU KẾT QUẢ
THỰC TẾ VÀ ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ
Yêu cầu đối với Hoạt động học của sinh
viên đại học
 Tu dưỡng, tự rèn luyện.
 Hãy nắm vững hai công cụ làm việc, học tập, nghiên cứu
để đạt kết quả tốt nhất: Tiếng Anh và Sử dụng máy tính.
 Ứng dụng phương pháp giải quyết vấn đề.
 Chú ý nguyên tắc liên môn, liên ngành.
 Tính kế hoạch và tính trọng tâm.
 Luôn biết tự kiểm điểm, tự đánh giá mình.
 Biết phân phối thời gian, biết thăng bằng các hoạt động.
 Hãy tự tin ở bản thân mình.
Một số câu hỏi nhằm kích thích tư duy
khi tiếp thu bài giảng
 Mục đích của bài giảng là gì?
 Bài giảng cung cấp những tri thức gì? Những khái niệm
trong bài giảng chính đã được hiểu rõ chưa?
 Khái niệm / luận cứ chính của bài giảng là gì?
 Quan điểm của người giảng bài là thiên kiến hay trung lập?
 Các bằng chứng có thích hợp và thoả đáng không? Phương
pháp thu thập bằng chứng là gì?
 Giải thích các vấn đề như thế nào? Có thuyết phục không?
 Kết luận có dựa trên cơ sở những gì vừa thảo luận và sự
kiện thực tế không? Kết luận có thể vận dụng gì vào thực
tiễn?
HỌC CHỦ ĐỘNG
HỌC CHỦ ĐỘNG
HỌC CHỦ ĐỘNG

Real Project/
Mức độ/ hình thức tham gia

Games/ Trò Dự án thực tế


chơi giáo dục
Debate/ Thảo
luận

Voting/ Biểu
quyết Problem
Solving/ Giải
Case Study/ Tình quyết vấn đề
huống
Facilitated
Q & A/ Hỏi- Discussion/ Trao
Lecture/ đáp đổi
Giảng
Học thụ động Chủ động
QUY CHẾ ĐÀO TẠO
QUY CHẾ ĐÀO TẠO
Thông tư số 08/2021/TT- Kế hoạch và
BGDĐT ngày 18 tháng tổ chức đào
3 năm 2021 của Bộ tạo
trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo
Quy định Đánh giá kết
chung quả học tập

Tốt nghiệp
1. Quy định chung

 Quy chế áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2021
 CTĐT được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các
học phần, trong đó gồm có các học phần bắt buộc, các học
phần tự chọn và đáp ứng chuẩn CTĐT theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Học viện.
 Thông tin công bố CTĐT tại trang thông tin điện tử của
Học viện (tại www.hvnh.edu.vn) và “Cổng thông tin sinh
viên” (http://online.hvnh.edu.vn)
1. Quy định chung

 1 tín chỉ tương đương 15 giờ chuẩn. 1 giờ chuẩn là 50


phút
 Thời gian đào tạo tối đa 1 sinh viên được phép học: 6 năm
 Phương thức tổ chức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ
 Hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy
2. Kế hoạch và tổ chức đào tạo
Kế hoạch giảng dạy và học tập
 Kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ được công bố trên
website của HVNH và cổng thông tin sinh viên
 Một năm học có hai học kỳ chính (học kỳ 1, học kỳ 2) và
một học kỳ phụ (nếu có). Tổng số tuần lên lớp của hai
học kỳ chính là 36 tuần; số tuần lên lớp tối thiểu của học
kỳ phụ là 4 tuần
 Mỗi học kỳ chính có 2 đợt học: mỗi đợt học có 8 tuần học
và 2 tuần thi
 Lịch thi công bố trên cổng thông tin trước 14 ngày đối với
kỳ chính và 07 ngày đối với kỳ phụ
2. Kế hoạch và tổ chức đào tạo
Đăng ký học của sinh viên
 Năm 1 HVNH thực hiện đăng ký học cho sinh viên theo các
lớp niên chế đã xếp. Các năm tiếp theo sinh viên tự thực hiện
đăng ký học theo kế hoạch HVNH công bố.
 Sinh viên chỉ có thể đăng ký được lớp học phần khi đảm bảo
đồng thời: đủ điều kiện học lớp học phần; phù hợp thời khóa
biểu với các lớp đã chọn đăng ký; lớp còn cho phép đăng ký
thêm và chưa vượt quá số tín chỉ tối đa được phép đăng ký.
 Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp học phần dự định sẽ
học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần
chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện
điểm, nếu có) căn cứ danh sách lớp học phần được mở và điều
kiện đăng ký của mỗi học phần
2. Kế hoạch và tổ chức đào tạo
Đăng ký học của sinh viên
 Khối lượng học tập đăng ký: tối thiểu 13 tín chỉ tối đa 30 tín
chỉ (đối với học kỳ chính); tối đa 10 tín chỉ đối với học kỳ phụ
 Thời gian thực hiện đăng ký: Trước tuần học bắt đầu ít nhất 1
tuần và theo kế hoạch công bố của HVNH
 Rút bớt học phần: Thực hiện ở tuần 2; Khối lượng tín chỉ sau
khi rút bớt học phần không được ít hơn 13 tín chỉ
3. Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá và tính điểm
học phần
 Các thành phần điểm và Điểm theo Điểm theo
trọng số của từng học Điểm theo thang 10
thang chữ thang 4
phần sẽ được HVNH Từ 9,5 đến 10,0 A+ 4,0
quy định chi tiết trong Từ 8,5 đến dưới 9,5 A 4,0
đề cương chi tiết học Từ 8,0 đến dưới 8,5 B+ 3,5
phần và tính theo thang Từ 7,0 đến dưới 8,0 B 3,0
điểm 10. Từ 6,5 đến dưới 7,0 C+ 2,5

 Điểm học phần sau khi Từ 5,5 đến dưới 6,5 C 2,0

tính tổng các thành phần Từ 5,0 đến dưới 5,5 D+ 1,5

điểm theo trọng số sẽ Từ 4,0 đến dưới 5,0 D 1,0

quy theo điểm chữ như Dưới 4,0 F 0

sau:
3. Đánh giá kết quả học tập
Cách tính điểm trung bình chung (TBC):

 Trong đó:
 A là điểm TBC học kỳ; điểm TBC tích lũy được làm tròn đến 2 chữ số
thập phân.
 ai là điểm của học phần thứ I
 ni là số tín chỉ của học phần thứ I
 n là tổng số học phần.
3. Đánh giá kết quả học tập
Ví dụ về tính điểm trung bình chung
Điểm số
Điểm học Điểm
Môn học chuyển Tín chỉ Kết quả
phần chữ
đổi
Môn 1 8.7 A 4 3 12
Môn 2 8.3 B+ 3.5 3 10.5
Môn 3 7.4 B 3 3 9
Môn 4 6.5 C+ 2.5 3 7.5
Môn 5 7 B 3 3 9
Tổng 15 48
TBC 3.2
3. Đánh giá kết quả học tập
Xếp loại học tập đối với sinh viên đào tạo theo tín chỉ
Căn cứ điểm trung bình theo thang điểm 4 của học kỳ hoặc năm
học, sinh viên được xếp loại theo các mức:
 Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
 Từ 3,2 đến dưới 3,6: Giỏi;
 Từ 2,5 đến dưới 3,2: Khá;
 Từ 2,0 đến dưới 2,5: Trung bình;
 Từ 1,0 đến dưới 2,0: Yếu;
 Dưới 1,0: Kém.
3. Đánh giá kết quả học tập
Xếp trình độ năm học
Căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (ký hiệu là N) và
số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn
(ký hiệu là M), sinh viên được xếp trình độ năm học như sau:
Trình độ năm thứ 1 N<M
Trình độ năm thứ 2 M ≤ N < 2M
Trình độ năm thứ 3 2M ≤ N < 3M
Trình độ năm thứ 4 3M ≤ N < 4M
3. Đánh giá kết quả học tập
Sinh viên bị cảnh báo học tập
Sinh viên bị cảnh báo khi rơi vào 1 trong các điều kiện sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng
đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu
khóa học vượt quá 24;
b) Có khối lượng học tập ở học kỳ là 0 tín chỉ (trừ trường hợp có lý
do chính đáng);
c) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa
học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
d) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ
năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới
1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên
các năm tiếp theo.
3. Đánh giá kết quả học tập
Sinh viên bị buộc thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Tính đến cuối học kỳ kế trước có số lần cảnh báo học tập quá hai
lần liên tiếp hoặc quá ba lần trong cả khóa học;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn 6 năm.
3. Đánh giá kết quả học tập
Sinh viên bị buộc thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau được kéo dài
thêm:
a) Sinh viên cử tuyển, sinh viên dân tộc thiểu số và có hộ khẩu
thường trú tại vùng sâu, vùng xa: được thêm 01 lần.
b) Sinh viên nước ngoài: được thêm 02 lần.
c) Sinh viên gần hoàn thành CTĐT (có điểm trung bình tích lũy từ
1,90 trở lên và còn thiếu không quá 20 tín chỉ): được thêm 01 lần.
4. Tốt nghiệp
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt
buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở
lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
d) Hoàn thành các thủ tục hành chính được nêu trong thông báo của
Học viện ở đợt xét công nhận tốt nghiệp tương ứng.
4. Tốt nghiệp
Bằng tốt nghiệp:
 Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính
(đơn ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định
theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như
sau:
 Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
 Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
 Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
 Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
4. Tốt nghiệp

Bằng tốt nghiệp:


 Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá
loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong
các trường hợp:
 Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số
tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
 Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
4. Một số quy định khác
- Chuyển ngành, chuyển trường
- Xét tuyển vào chương trình cử nhân chất lượng cao
- Học ngành 2 song song: SV được đăng ký ngành 2 song song
khi được xếp trình độ tối thiểu năm thứ hai của chương trình
thứ nhất và 1 trong 2 điều kiện:
 Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và
đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai
trong năm tuyển sinh;
 Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và
đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm
tuyển sinh.
THÔNG TIN THAM KHẢO
 Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
 http://www.moet.gov.vn
 Trang web của Học viện Ngân hàng:
 http://www.hvnh.edu.vn

 Cổng thông tin điện tử của Học viện Ngân hàng:


 http://ONLINE.HVNH.EDU.VN
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC CỔNG THÔNG
TIN SINH VIÊN
HƯỚNG DẪN HỌC TRỰC TUYẾN
PHÒNG ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

You might also like