You are on page 1of 5

ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

I.Lực tác dụng không thay đổi


Dạng 1: Cơ hệ liên kết bằng tiếp xúc
Bài 1: Một quả cầu và một nêm vừa tiếp xúc với nhau, vừa
chuyển động dọc theo hai mặt phẳng nghiêng góc  so với
phương ngang. Khối lượng của quả cầu là m1 và của nêm là m2.
Bỏ qua mọi ma sát, cho gia tốc trọng trường là g. Tìm độ lớn lực
tương tác giữa hai vật.
Bài 2: Nêm có góc ở đáy là  tựa vào một khối lập phương và vách tường
thẳng đứng như hình vẽ. Ban đầu giữ cho hệ đứng yên, sau đó thả nhẹ để
hệ bắt đầu chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của nêm và khối
lập phương là m1 và m2, gia tốc trọng trường là g. Tìm gia tốc của hai
vật.

Bài 3: Cho cơ hệ như hình vẽ, trong đó mặt phẳng nghiêng cố


định. Bỏ qua mọi ma sát. Hãy tìm gia tốc của m2, gia tốc này đạt
cực đại khi  bằng bao nhiêu? Tính cực đại đó. Áp dụng m1 =
5m2

Bài 4: Cho cơ hệ như hình vẽ. Mặt phẳng ngang nhẵn, hệ số ma


sát nghỉ giữa vật m và M là . Người ta tác dụng lực F theo phương
ngang vào vật m như hình vẽ. Cho gia tốc trọng trường là g. Tìm
điều kiện về độ lớn của lực F để vật m không bị trượt trên mặt vật
M?

Bài 5: Trên mặt bàn nằm ngang có hai tấm ván khối

lượng m1 và m2. Một lực F song song với mặt bàn đặt m1 k1
vào tấm ván dưới. Biết hệ số ma sát trượt giữa 2 tấm m2 k2
ván là k1, giữa ván dưới và bàn là k2. Tính các gia tốc
a1 và a2 của hai tấm ván. Biện luận các kết quả trên theo
F khi cho F tăng dần từ giá trị bằng không. Xác định các khoảng giá trị của F ứng với từng dạng
chuyển động khác nhau của hệ. Áp dụng bằng số: m1 = 0,5kg; m2 = 1kg; k1 = 0,1 ; k2 = 0,3; g =
10m/s2.
Bài 6: Hai tấm ván giống nhau, khối lượng M, chiều dài L được đặt sát nhau trên một sàn ngang
nhẵn. Một vật nhỏ xem như chất điểm có khối lượng m ban đầu được đặt tại mép của tấm ván thứ
nhất. Truyền cho nó một vận tốc ban đầu Vo theo phương ngang để nó trượt trên 2 ván. Biết hệ số
ma sát giữa vật và hai ván là như nhau và bằng .
a. Tìm vận tốc vật cuối ván thứ nhất.
b. Hãy ước lượng Vo để vật trượt hết chiều dài ván thứ nhất và nằm lại trên ván thứ 2.

Bài 7: Vật A bắt đầu trượt từ đầu tấm ván B nằm


ngang, vận tốc ban đầu của A là Vo = 3m/s, của B A
là 0. Hệ số ma sát giữa A và B là  = 0,25 . Mặt sàn B
nhẵn. Chiều dài của ván B là 1,6m. Vật A có trượt
hết tấm ván không? Nếu không, quãng đường đi được của A trên tấm ván là bao nhiêu? Hệ thống
sau đó chuyển động ra sao?
Dạng 2:Cơ hệ liên kết bởi dây và ròng rọc
Bài 8: Cho cơ hệ như hình vẽ, các vật (1) và (2) có cùng
(1)
khối lượng. Dây không giãn và có khối lượng không
đáng kể, bỏ qua ma sát ở ròng rọc và ma sát giữa vật (3)
( 3)
với mặt sàn nằm ngang. Cho biết tỉ số giữa khối lượng g
của vật (1) và vật (3) là n, hệ số ma sát giữa vật (1) và
( 2)
vật (3) là , gia tốc trọng trường là g.
a. Tìm giá trị nhỏ nhất nmin của n sao cho vật (1) không bị trượt trên vật (3).
b. Nếu n < nmin , tìm gia tốc của các vật khi đó.
(Xem gần đúng là hệ số ma sát trượt bằng hệ số ma sát nghỉ và gọi chung là )
Bài 9: Cho cơ hệ như hình vẽ, khối lượng của thanh dài và viên bi lần lượt là M
và m < M. Viên bi được chọc thủng một lỗ và xuyên vào dây treo, khi trượt trên
dây nó chịu tác dụng của một lực ma sát trượt có độ lớn không thay đổi. Bỏ qua
khối lượng dây treo và ròng rọc, bỏ qua lực cản không khí và ma sát giữa dây với
ròng rọc. Ban đầu, viên bi ở ngang vị trí đầu dưới của thanh. Khi thả nhẹ, hai vật
bắt đầu chuyển động. Tìm lực ma sát trượt giữa viên bi và thanh biết rằng sau khi
chuyển động t (s) thì viên bi ở ngang vị trí đầu trên của thanh. Cho biết chiều dài
thanh là l , gia tốc trọng trường là g.
Bài 10: Cho cơ hệ như hình vẽ, khối lượng của nêm và vật
lần lượt là M và m. Chỉ có ma sát giữa bề mặt của nêm và
vật m. Khối lượng của dây và ròng rọc không đáng kể.
Tính độ lớn gia tốc của vật m đối với mặt đất. Cho biết gia
tốc trọng trường là g.
Bài 11: Hai vật A và B có khối lượng m1 = 250g, m2 =
500g được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh vắt qua ròng rọc có khối B
lượng không đáng kể như hình vẽ vật B đặt trên một xe lăn C có khối lượng C
m3 = 500g. trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa B và C là 1 = 0,2,
giữa xe và mặt bàn là 2 = 0,02. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc. Ban đầu giữa
vật A đứng yên sau đó buông tay cho hệ ba vật chuyển động.
a. Tìm gia tốc của các vật là lực căng của sợi dây. A
b. Tìm vận tốc của vật B so với xe C ở thời điểm t = 0,1s sau khi
buông tay và độ dời của vật B trên xe C trong thời gian đó.

Bài 12: Cho cơ hệ như hình vẽ. Bỏ qua mọi ma sát,


dây không dãn và có khối lượng không đáng kể. Gia
tốc trọng trường là g.
a. Tính gia tốc của các vật.
b. Tỉ số m1/m2 thỏa điều kiện gì thì m1 sẽ đi
lên, đi xuống hoặc đứng yên không chuyển
động?
Bài 13: Cho cơ hệ như hình vẽ. Mặt nghiêng lập với phương
ngang góc . Bỏ qua mọi ma sát, dây nhẹ và không giãn, khối
lượng ròng rọc không đáng kể. Cho gia tốc trọng trường là g.
Khối lượng vật m2 = n.m1. Tìm gia tốc của vật 2 và biện luận
các trường hợp có thể xảy ra.
Bài 14: Cho cơ hệ như hình vẽ. Bỏ qua mọi ma sát, dây nhẹ
và không giãn, khối lượng ròng rọc không đáng kể. Các vật có khối
lượng là m0, m1 và m2 như hình vẽ. Cho gia tốc trọng trường là g.
Tìm gia tốc của vật m1. Khảo sát các trường hợp có thể xảy ra.
Bài 15: Cho cơ hệ như hình vẽ. Mặt nghiêng của nêm lập với
phương ngang góc . Bỏ qua mọi ma sát, dây nhẹ và không
giãn. Cho gia tốc trọng trường là g. Khối lượng của hai vật là
m và M.
a. Tìm gia tốc của vật M.
b. Tỉ số m/M thỏa điều kiện gì thì m còn chuyển động trên M?
Bài 16: Cho cơ hệ như hình vẽ. M = m1 + m2, mặt bàn nhẵn, hệ
m1
số ma sát giữa m1 và m2 là . Dây nhẹ và không giãn, bỏ qua
m2
m
ma sát giữa dây và ròng rọc. Tìm tỷ số 1 để chúng không
m2
trượt lên nhau.
Bài 17: Cho cơ hệ như hình vẽ. Các dây không giãn và có khối
M
lượng không đáng kể, bỏ qua ma sát giữa các dây và ròng rọc.
Mặt phẳng nghiêng lập với phương ngang góc α. Hệ số ma sát trượt
và hệ số ma sát nghỉ giữa m với mặt nghiêng là t  n =  . Gia tốc
trọng trường là g.
a. Tỉ số n = M/m thỏa mãn điều kiện gì thì hệ đứng yên không
chuyển động?
b. Xét khi tỉ số n = M/m đủ lớn để hệ chuyển động. Tìm gia tốc của các vật.
Bài 18: Cho các cơ hệ như hình vẽ. Khối
lượng của các vật được cho trên hình. Bỏ qua
mọi ma sát, dây nhẹ và không giãn, ròng rọc
động có khối lượng không đáng kể. Tìm gia
tốc của các vật và gia tốc của điểm đặt lực F.

Bài 19: Cho cơ hệ như hình vẽ. Bỏ qua mọi ma sát, dây nhẹ
và không giãn. Vật 1 và có cùng khối lượng m, vật 3 có khối
lượng M. Cho gia tốc trọng trường là g. Ban đầu giữ cho các
vật đứng yên như hình vẽ, sau đó thả nhẹ để hệ chuyển động.
Tìm gia tốc của các vật khi chuyển động của hệ đã ổn định.
II. Lực thay đổi
Bài 20: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox theo quy luật x ( t ) =  t 2 −  t 3 , trong đó 
và  là các hằng số dương. Tại thời điểm t = 0, lực tác dụng lên hạt là F0. Tìm lực Fx tại các thời
điểm mà:
a. Chất điểm có tọa độ x = 0 lần đầu tiên.
b. Chất điểm đổi chiều chuyển động.
c. Chất điểm quay trở lại tọa độ x = 0.
Bài 21: (lực phụ thuộc thời gian)Một vật nhỏ khối lượng m
đang nằm yên trên mặt phẳng ngang nhẵn. Tại thời điểm t = 0,
vật bắt đầu chịu tác dụng của một lực có độ lớn phụ thuộc thời
gian theo quy luật F = kt, trong đó k = const. Lực hợp với mặt
ngang góc  = const. Xác định:
a. Tốc độ của vật lúc nó rời mặt phẳng.
b. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Bài 22: (lực phụ thuộc tọa độ)Một lực có độ lớn không đổi F
= mg/3 tác dụng vào một vật nhỏ có khối lượng m đang nằm
yên trên mặt phẳng ngang nhẵn. Khi vật chuyển động thẳng,
góc  giữa lực với mặt phẳng ngang thay đổi theo quy luật  =
ks trong đó k = const và s là quãng đường vật đi được tính từ vị
trí ban đầu. Tìm vận tốc của vật theo .
Bài 23: Một viên đạn xuyên qua một tấm ván có chiều dày h, tốc độ giảm từ v0 xuống v. Tìm thời
gian chuyển động của viên đạn trong tấm ván, biết rằng lực cản ngược hướng chuyển động và có
độ lớn tỉ lệ với bình phương vận tốc của viên đạn. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.
Bài 24: Buộc một vật khối lượng m vào một đầu của lò xo, đầu còn lại của lò xo chốt cố định. Khi
truyền cho vật vận tốc ban đầu v0 hướng theo phương ngang Ox (vật nằm trên mặt phẳng ngang,
gốc tọa độ O được chọn trùng với vị trí lò xo không biến dạng). Vật chuyển động dưới tác dụng
của lực đàn hồi của lò xo Fx = − x −  x3 trong đó α, β là các hằng số. Xác định độ dịch chuyển
tối đa của vật nếu ban đầu nó ở vị trí lò xo không biến dạng. Bỏ qua ma sát.
Bài 25: Chất điểm có khối lượng m chuyển động với vận tốc ban đầu v0 theo trục nằm ngang Ox
dưới tác dụng của lực Fx = − v −  v 2 (α, β là hằng số dương, v là vận tốc của chất điểm). Sau
khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì vận tốc của chất điểm giảm đi n lần. Tìm quãng đường chất
điểm đi được trong thời gian đó.

You might also like