You are on page 1of 3

BÀI TẬP OXI, OZON, HIĐRO PEOXIT

Bài 1: a) Bằng phản ứng hoá học chứng minh ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi
(bằng 2 cách). Viết phương trình phản ứng.
b) Làm thế nào để phát hiện ra O3 có lẫn trong khí oxi.
Bài 2: Bằng phản ứng hoá học chứng minh H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Bài 3: Cho biết thành phần chính của nước oxi già. Giải thích tại sao người ta lại dùng
nước oxi già để rửa vết thương.
Bài 4: a) Viết phương trình điều chế O2 từ KMnO4 hoặc KClO3 + MnO2. Cho biết có
thể thu khí O2 bằng cách nào? Giải thích? Tại sao ống nghiệm đựng KMnO4 người ta
lại để miệng bình hơi chúc xuống dưới?
b) Để điều chế khí oxi, người ta nung 20 gam KMnO4. Sau một thời gian nung ta thu
được 18,4 gam chất rắn A và V lít khí O2(đktc).
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nung KMnO4.
+ Tính % khối lượng các chất có trong A. c) Tính % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt
phân
Bài 5: Hãy giải thích tại sao?
Những khu nghỉ dưỡng resort, viện dưỡng lão lại trồng nhiều cây thông, phi lao.
Sau cơn mưa giông có sấm sét bầu không khí lại trong lành, mát mẻ.
Sử dụng máy photo phải chú ý đến việc thông gió.
Bài 6: Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh nước và hidro peoxit cùng
có tính oxi hóa, nhưng tính oxi hóa của H2O2 mạnh hơn nước
Bài 7: Ozon và H2O2 có những tính chất hóa học nào giống nhau? Khác nhau? Lấy ví
dụ minh họa.
Bài 8: Hãy chọn nửa phương trình hoá học ở cột 2 để ghép với nửa phương trình hoá
học ở cột 1 sao cho phù hợp:
Cột 1 Cột 2
a) H2O2 + KNO2 → 1. 2Ag + H2O + O2
b) H2O2 + 2KI → 2. H2O + KNO3
c) H2O2 + Ag2O → 3. I2 + KOH
d) 5H2O2+2 KMnO4 +3H2SO4 → 4. Ag2O + O2
5.2MnSO4+5O2+K2SO4+8H2O
6. I2 + KOH + O2
Bài 9: Để xác đinh hàm lượng hiđro peoxit trong 25 g một loại thuốc làm nhạt màu
tóc cần 80ml dd KMnO4 0,1M theo sơ đồ sau::
H2O2 + KMnO4 + H2SO4 -→ O2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Tính hàm lượng của hiđropeoxit trong loại thuốc nói trên.
Bài 10: a. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2),
KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
A. KMnO4. B. KNO3. C. KClO3 D. AgNO3.
b. Điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol
bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:
A - KMnO4 C - KClO3 B - NaNO2 D - H2 O2
Bài 11: Cho các chất sau: oxi, ozon, hiđropeoxit, sắt (III) clorua, sắt (II) clorua. Có
bao nhiêu chất tác dụng được với KI sinh ra chất rắn màu tím đen? Viết phương trình
phản ứng.
Bài 12: Để thu được 6,72 lít khí O2 (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu
gam tinh thể KClO3.5H2O (khi có xúc tác MnO2).
Bài 13: Cho 6lit hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết
(2O3 → 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 1 lít, tính % thể tích của oxi,
ozon trong hỗn hợp đầu.
Bài 14: Thêm 3gam mangan đioxit vào 197g hỗn hợp gồm KCl và KClO3. Phản ứng
hoàn toàn thu được chất rắn nặng 152g. Tính % khối lượng của KCl trong hh
Bài 15: Cho 5,6lit hh gồm oxi và ozon pư vừa đủ với 13,44lit hh khí gồm CO và H2 có
tỉ khối so với hiđro là 7,5. Tính % về thẻ tích của ozon trong hh (đktc).
Bài 16: Cho 6,72lit hh gồm oxi và clo (đktc) pư vừa đủ với hh rắn gồm 0,1mol Mg và
0,2mol Al. Tính % về khối lượng của oxi trong hh ban đầu.
Bài 17. Nhiệt phân hoàn toàn 1lit hiđropeoxit 3,0%, d=1,44g/cm3 thì thể tích oxi thu
được (đktc) là bao nhiêu?
Bài 18: Cho 200ml dd hh X gồm H2O2 và FeCl3. X tác dụng với dd KI dư thu được
50,8g chất rắn màu tím đen. Mặt khác X tác dụng vừa đủ với 400ml dd KMnO4 0,1M
trong môi trường axit H2SO4. Tính nồng độ mol/lit của FeCl3.
Bài 19: Hỗn hợp A gồm O2, O3.Sau một thời gian phân hủy hết O3 thu được 1 khí duy
nhất có thể tích tăng thêm 7,5%. Tính %V O3 trong hh A.
Bài 20: Hỗn hợp A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Hỗn hợp B gồm
H2 và CO có tỉ khối so với hiđro là 3,6. Tính số mol hh A cần để đốt cháy hoàn toàn
1mol hh B.
Bài 21: Nung 81,95g hh gồm KCl, KNO3 và KClO3 (xúc tác) đến khối lượng không
đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro thu được 14,4g H2O. Sản phẩm rắn được
hoà tan trong nước rồi cho dd AgNO3 dư thì thu được 100,45g kết tủa. Tính khối
lượng của KClO3 trong hh.
Bà 22: Trong một bình kín đựng oxi, sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành
ozon, sản phẩm khí thu được cho qua bình đựng dd KI dư thu được dd A và 2,2848lit
khí(đktc). Để trung hoà A cần 150ml dd H2SO4 0,08M. Tính hiệu suất quá trình ozon
hoá.
Bài 23: Dẫn 2,24lit hh khí gồm oxi và ozon (đktc) qua dd KI dư thấy có 12,7g chất rắn
màu tím đen. Tính % theo thể tích của oxi trong hh ban đầu.
Bài 24: Có 2 bình đựng riêng biệt 2 khí oxy và ozon. Trình bày phương pháp hoá học
để phân biệt hai khí đó.
Bài 25: a. Viết phương trình phản ứng: H2; Cl2; S; C; CO; Fe; Na; Ag; SO2; SO3;
Fe2O3; CH4.tác dụng với O2 nếu có
b. viết phương trình phản ứng
O3 + KI+ H2O → O3 + Ag→ H2O2 + Ag2O→
H2O2 + KI→ H2O2+ KNO2→
Bài 26: Để đốt cháy hết 10 (l) CH4 ta dùng 16 (l) hỗn hợp khí G gồm oxy và ozon.
Tính % thể tích của G.
Bài 27: Trong PTN, để điều chế O2 người ta dùng các phản ứng sau:
2 KClO3 ⎯⎯ to
→ 2 KCl + 3O2
2 KMnO4 ⎯⎯→ K2 MnO4 + MnO2 + O2
to

Nung 80,6 (g) hỗn hợp G gồm KMnO4 và KClO3 thu được 15,68 (l) O2 ( đkc).
Tính khối lượng mỗi chất trong G.
Bài 28: a. Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lao Cai, cam Hà Giang đã
được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân
nào làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày. (Ozon có tính chất oxi
hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi)
b. Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột
natri peoxit (Na2O2). Do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất
oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo:
Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2 ; 2H2O2 → 2H2O + O2↑
Vì vậy, người ta bảo quản tốt nhất bột giặt bằng cách nào? (. cho bột giặt vào trong
hộp kín và để nơi khô mát.)
Bài 29: Hỗn hợp khí A gồm O2 và O2, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với H2 là 19,2.
Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B.
Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

You might also like