You are on page 1of 2

Ôn tập kiểm tra cuối kì môn hóa 10

Tiếp anh:
Ionic bond: Liên kết ion Electron formulae: Công thức electron
Covalent bond: Liên kết cộng hóa trị Strucrural formulae: Công thức cấu tạo
Drop: nhỏ Molecule: Phân tử
Substances: các chất Determine: Xác định
Burn: đốt cháy oxidation numbers: Số oxi hóa
Experiment: thí nghiệm Atom: Nguyên tử
Concentrated: đặc Chemical element: Nguyên tố hóa học
Dilute: loãng To form: tạo ra
Excess: dư
Câu 1: Khái niệm liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. Cho các chất sau, Liên kết trong chất
nào là liên kết cộng hóa trị, liên kết ion?
H2S, CO2, NaCl, KCl, KCl, KF, K2O; CS2, NH3, PH3, HCl, H2O, SO2, CH4, Al2O3. K3N,
HNO3, H2SO4, Na2O, SiO2, SiF4, HF, HBr, CaO, MgO, MgCl2, CaCl2,…
Viết công thức electron, công thức cấu tạo của hợp chất có liên kết cộng hóa trị
(Write the electron formulae and strucrural formulae of the following molecules: ….)
Viết sơ đồ hình thành liên kết ion đối với hợp chất có liên kết ion
Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong các hợp chất trên
Câu 2: Quy tắc xác định số oxi hóa, Xác định số oxi hóa, cân bằng phản ứng oxi hóa khử
theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa,
quá trình khử. Một số VD
Xác định số oxi hóa của các nguyên tử các nguyên tố(Determine the oxidation numbers
of…): Zn, O2, MnO4-, SO42-, NO3-, NH4+, HNO3, H2SO4, CO2, SO2, Al2(SO4)3, Al(NO3)3,
N2O, NO2, NO, …
Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng phương pháp thăng
bằng electron (Balance the chemical equations of the following oxidation – reduction reactions by
the ion electron method):
MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O
FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + CO2 + SO2 + H2O
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Câu 3: Hoàn thiện các phương trình phản ứng
1) CO2 + NaOH 2) SO2 + Ca(OH)2 3) Fe + O2
4) CaCO3 + HCl 5) BaSO3 + H2SO4 6) Nhiệt phân Fe(OH)3
7) Fe + H2SO4 8) Al + H2SO4 9) Na2CO3 + H2SO4
10) FeSO4 + KOH 11) Mg + FeCl2 12, Zn + HCl
13) MgSO3 + H2SO4(l) 14) Na2O + H2O 15) Na2SO4 + BaCl2
16) MgCl2 + NaOH 17) ZnCl2 + 2NaOH 18) Ca + O2
Câu 4: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl loãng,
dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được 17,92 lít khí (đktc).
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã tham gia các phản ứng.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn hh X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thấy
thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng dung dịch không đổi so với ban
đầu. % khối lượng của Al |trong hỗn hợp X ?
Câu 6. Cho 22 gam hỗn hợp 2 kim loại là Fe và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng,
dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được 17,92 lít khí (đktc).
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1,5M đã tham gia các phản ứng.
d) Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng, tính thể tích khí SO2 thu
được ở đktc
Câu 7: Cho 36,0 gam hỗn hợp X gồm CuO và Mg tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ
800ml dung dịch axit HCl 2M thu V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
a. Tính thể tích khí H2 (ở đktc).
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hợp X.
c. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Tính khối kết tủa thu được.
Câu 8: Cho 2,96 g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4, sau phản
ứng thu được 0,672 lít CO2 ở đktc. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 9: Cho 74,4 gam hỗn hợp Mg và FeCO3 tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư
thu được 17,92 lít hỗn hợp khí Y (đktc).
Tính tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với không khí
Tính thành phần % khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu.
Cho hỗn hợp trên vào axit nitric đặc nóng dư, tính số mol axit sunfuric đã phản ứng.

You might also like