You are on page 1of 22

LỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời đầu tiên tới thầy giáo Phạm Tuấn Hiệp,
người hướng dẫn chúng tôi làm công tác nghiên cứu khoa học lần này.
Cũng không quên cảm ơn hai người bạn yêu quý của tôi. Ba người chúng tôi
đã hợp tác có thể nói là thành công để cho ra đời bản thảo này đến các quý bạn
đọc.
Tiếng Hàn quả thực là thứ ngôn ngữ đã truyền cho tôi vô vàn những cảm
hứng. Đến với tiếng Hàn, tôi không thực sự chú tâm vào những nét văn hoá hiện
đại như K-POP, mà tôi khát khao tìm hiểu những nét văn hoá đời thường, giản dị
và truyền thống hơn. Những thứ đó, theo quan điểm của tôi, sẽ là nền tảng đúc kết
giá trị tốt đẹp của một con người, giống như bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
vậy.
Gần đây, càng ngày càng xuất hiện những video cũng như các văn bản nói
về văn hoá Hàn Quốc, và tôi khát khao trở thành một người trong số họ, làm một
người truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu về xứ sở Kimchi xinh đẹp này.
Thông qua tài liệu này, cũng có thể nói là bước khởi đầu của tôi trong công cuộc
đó, tôi sẽ truyền tải cho các bạn những kiến thức về Hanja, Hangeul và những điều
cần biết về văn tự Hàn Quốc. Cá nhân tôi cho rằng, thật quan trọng nếu như chúng
ta hiểu nhiều về văn hoá Hàn Quốc, nhưng việc hiểu và nghiền ngẫm từng khía
cạnh một còn quan trọng hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần đọc và tìm hiểu
các tài liệu về Hàn Quốc đã được chắt lọc.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân những khán giả - bạn đọc của tôi đang
cầm trên tay tài liệu này!
BÙI LÊ THÁI SƠN
PHẦN I: DẪN NHẬP
1. Tại sao chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này
Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện hiện nay, nhu cầu học và tìm
hiều ngôn ngữ, văn hóa của các quốc gia ngày càng tăng lên, nhiều thứ tiếng được
chú trọng và đưa vào giảng dạy nhiều hơn ở các trường đại học. Trong đó không
thể không kể đến tiếng Hàn Quốc- ngôn ngữ của một quốc gia phát triển nằm ở
khu vực Đông Á - đang có nền văn hóa ảnh hưởng lớn ở Châu Á, nhất là đối với
các khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hơn nữa, ngôn ngữ Hàn Quốc đang dần
vươn lên vị trí đầu trong số các ngoại ngữ được ưa chuộng và đưa vào giảng dạy
tại Việt Nam. Tiếng Hàn đang được nhiều người trẻ cân nhắc, lựa chọn là ngoại
ngữ thứ 2, thứ 3 để theo học. Ngôn ngữ Hàn Quốc đã trở thành trào lưu trong
những năm gần đây và lượng người theo học tại Việt Nam tăng lên theo cấp số
nhân là minh chứng xác thực cho điều này.

Song, như chúng ta đã biết, học một ngôn ngữ đòi hỏi chúng ta sẽ phải đối
mặt với rất nhiều thách thức: ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm vv…và sẽ càng khó khăn
hơn đối với người học khi ngôn ngữ Hàn không cùng hệ chữ cái với ngôn ngữ mẹ
đẻ của mình. Hiện chúng em đang là sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học
Hà Nội, trong quá trình chinh phục ngôn ngữ này, khó khăn ban đầu của chúng em
cũng chính là hệ chữ cái tiếng Hàn khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Để hiểu rõ
được bảng chữ cái tiếng Hàn, chúng ta cần biết về quá trình hình thành và phát
triển của chữ viết tiếng Hàn. Bảng chữ cái tiếng Hàn xưa và nay (Hanja- Hangul),
cùng văn tự tiếng Hàn là kiến thức nền tảng cơ bản giúp người học hiểu cặn kẽ
nguồn gốc, căn nguyên để từ đó có thể chuyên sâu vào từng kỹ năng trong Hàn
ngữ.
Bởi những lí do trên cùng với mong muốn mở rộng kiến thức về tiếng Hàn mà
chúng em quyết định chọn để tài “Hanja, Hangeul và những điều cần biết về văn
tự Hàn Quốc” làm đề tài nghiên cứu trong báo cáo khoa học này. Với mong muốn
không chỉ bản thân có thêm hiểu biết sâu hơn về tiếng Hàn Quốc mà hy vọng kết
quả của báo cáo khoa học này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên
đang học tiếng Hàn nói chung và những ai quan tâm đến tiếng Hàn nói riêng, từ đó
có thể học tiếng Hàn được hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau:
- So sánh Hanja và Hangeul
- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của văn tự tiếng Hàn
- Ảnh hưởng của Hanja trong văn tự tiếng Hàn
- Văn tự tiếng Hàn hiện đại và phạm vi sử dụng
- Lợi ích của việc học Hanja – Hangeul
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hanja, Hangeul và nguồn gốc của hai loại văn tự Hàn
- Văn tự tiếng Hàn quá khứ và hiện tại
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử.
PHẦN 2: LUẬN BÀN
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1. Hanja – kẻ độc tôn văn hoá phương Đông
Nói đến Hanja – chữ Hán, chúng ta không thể quên được một quốc gia có
nền văn minh lâu đời Trung Quốc. Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự ngữ
tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng
bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn
hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay
mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.
Năm 1915, Từ Nguyên Cật và một số người cùng biên soạn đã xuất bản
“Trung Hoa đại từ điển” trong đó có hơn 48000 chữ. Sau giải phóng hạng mục này
được liệt vào những hạng mục trọng điểm xây dựng văn hoá của Trung Quốc là
“Hán ngữ đại từ điển” tất cả có hơn 56.000 chữ. Các chữ này được hình thành theo
các cách chính: Chữ tượng hình (象形文字), Chữ chỉ sự (指事文字) hay chữ Biểu
Ý (表意文字), Chữ hội ý (會意文字), Chữ hình thanh (形聲文字) Chữ chuyển chú
(轉注文字) và Chữ giả tá (假借文字). Bốn cách tạo chữ (Tượng hình, Chỉ sự, Hội
ý, Hình thanh) và hai cách sử dụng chữ (Chuyển chú, Giả tá) được gọi chung là
Lục Thư (六書). Ngoài ra chữ Hán còn được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ
chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ, dựa theo số
nét. Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian.
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ
sắt. Đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên (thời kỳ Cổ Triều Tiên), xuất hiện các
văn bản viết tay của người Triều Tiên. Chữ Hán trong tiếng Triều Tiên được gọi là
Hanja (한자; 漢字) và đối với từng chữ, người Triều Tiên lại có một cách đọc khác
nhau.
Một động lực chính cho việc du nhập chữ Hán vào Hàn Quốc là việc truyền bá
Phật giáo . Văn bản lớn của Trung Quốc mà giới thiệu Hanja cho người Hàn Quốc,
tuy nhiên, không phải là một văn bản tôn giáo nhưng các văn bản của Trung Quốc
Cheonjamun ( 千字文: Thiên Tự Văn).
Mặc dù người Hàn Quốc phải học tiếng Trung cổ điển để có thể đọc viết
đúng cách, nhưng một số hệ thống bổ sung đã được phát triển sử dụng các dạng
đơn giản của các ký tự Trung Quốc phiên âm tiếng Hàn, bao gồm hyangchal (
향찰; 鄕 札), gugyeol ( 구결; 口訣), và idu ( 이두; 吏 讀). Một cách để điều chỉnh
Hanja để viết tiếng Hàn trong các hệ thống như vậy (chẳng hạn như Gugyeol) là
đại diện cho các hạt ngữ pháp tiếng Hàn bản địa và các từ khác chỉ theo cách phát
âm của chúng. Ví dụ, Gugyeol sử dụng các ký tự 爲 尼 để phiên âm từ tiếng Hàn
"hăni", trong tiếng Hàn hiện đại có nghĩa là "không, và như vậy". Tuy nhiên, trong
tiếng Trung Quốc, các ký tự tương tự được đọc bằng tiếng Quan Thoại là cụm từ
"wéi ní", có nghĩa là "trở thành một nữ tu". Đây là một ví dụ điển hình của các từ
trong tiếng Gugyeol trong đó gốc (爲) được đọc trong tiếng Hàn theo nghĩa của nó
(hă— "làm"), trong khi hậu tố 尼, ni (có nghĩa là "ni cô"), được sử dụng theo phiên
âm.
Hanja là phương tiện viết tiếng Hàn duy nhất cho đến khi Vua Sejong Đại đế
thúc đẩy việc phát minh ra chữ Hangul vào thế kỷ 15. Tuy nhiên, ngay cả sau khi
phát minh ra Hangul, hầu hết các học giả Hàn Quốc vẫn tiếp tục viết bằng hanmun.
2. Hangeul: thay thế Hán tự trở thành ngôn ngữ dân tộc
2.1. Thế Tông, đấng cứu thế của một dân tộc
Vua Sejong (조선세종 - 朝鮮世宗), nối ngôi vua Thái Tông, ở ngôi từ năm
1418 đến năm 1450, tổng cộng là 32 năm. Trong suốt 32 năm trị vì, Thế Tông Đại
Vương đã tỏ ra là một nhà chính trị vô cùng lỗi lạc, không chỉ trong các chiến lược
quân sự mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như văn hoá, tôn giáo. Dù bấy giờ việc
triều chính vẫn còn phụ thuộc nhiều và bị chi phối bởi những học sĩ Nho giáo, song
đức vua Sejong đã biết cách kiềm chế những con người này. Ông còn có niềm tin
vào Phật giáo mặc dù Nho giáo ở Hàn Quốc có những tín điều bài trừ các giáo lý
nhà Phật.
Thời bấy giờ, những nền văn hoá Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt
Nam bị chi phối, phụ thuộc vào văn hoá Trung Quốc. Vua Sejong nhận thấy chữ
Hán dần dần lỗi thời và không thích hợp với ngôn ngữ bản địa: “Việc nhồi nhét các
Hán tự để đọc âm Hàn chẳng khác gì đi lắp một cái cán vuông vào một chiếc lỗ
hình tròn vậy” và từ đó, ông quyết tâm cải cách ngôn ngữ Hàn Quốc thông qua
Huấn Dân Chính Âm, nôm na là những âm thanh bằng lời nói đúng ngụ ý để dạy
dân, sử dụng Chosungul, một hệ thống bảng chữ cái do ông sáng tác. Việc làm này
của ông mang ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nền văn hoá Hàn Quốc
2.2. Tại sao lại xuất hiện Chosungul?
Trước kia, người Triều Tiên chủ yếu viết bằng tiếng Trung Cổ điển cùng với
hệ thống chữ viết phiên âm bản địa có trước Hangul hàng trăm năm, bao gồm chữ
viết Idu, Hyangchal, Gugyeol và Gakpil1. Tuy nhiên, nhiều người Triều Tiên thuộc
tầng lớp thấp không biết chữ do sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ Hàn Quốc và
Trung Quốc, và số lượngcác ký tự Trung Quốc là quá lớn. Để thúc đẩy dân chúng
biết chữ, Sejong Đại Vương đã tự mình tạo ra và ban hành một bảng chữ cái mới
(nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông cùng các thành viên của Tập Hiền Điện tạo ra
nó).
Bảng chữ cái tiếng Hàn được thiết kế để những người có trình độ học vấn
thấp cũng có thể đọc và viết được. Một câu nói nổi tiếng về bảng chữ cái này:
"Người khôn ngoan thuộc lòng nó từ bình minh đến lúc mặt trời lên đỉnh; kẻ ngu
1
Asia’s Orthographic Dilemma, tr. 57
muội thì cố nhồi nhét cũng chỉ mười ngày là xong". Tại đây, lần đầu tiên,
Chosungul xuất hiện và trở thành Quốc âm. Dự án được hoàn thành vào khoảng
cuối tháng 12 năm 1443 đầu tháng 1 năm 1444, và được mô tả vào năm 1446 trong
một tài liệu có tiêu đề Huấn Dân Chính Âm (Âm chuẩn để giáo huấn người dân).
Ngày xuất bản Huấn Dân Chính Âm, ngày 9 tháng 10, đã trở thành Ngày Hangul ở
Hàn Quốc. Tương đương với Bắc Triều Tiên, Ngày Chosungul, là vào ngày 15
tháng Giêng.
Một tài liệu khác được xuất bản vào năm 1446 có tiêu đề Huấn Dân Chính Âm
Giải Lệ (Giải thích và các ví dụ của Huấn Dân Chính Âm) được phát hiện vào năm
1940. Tài liệu này giải thích rằng thiết kế của các chữ cái phụ âm dựa trên ngữ âm
khớp và thiết kế của các chữ cái nguyên âm trên nguyên tắc âm dương và hài hòa
nguyên âm.
Huấn Dân chính âm có hai phiên bản. Phiên bản thứ nhất là 7 trang được
viết bằng ngôn văn, cũng chính là cổ văn hay Hán tự. Phiên bản thứ hai là
Eonhaebon, 36 trang, chú thích mở rộng bằng hangul, với tất cả hanja biên soạn
thành hangul để phía dưới bên phải. Trong Huấn Dân Chính Âm, vua Sejong viết:
Ngữ âm nước ta
Khác nhiều Trung Quốc
Chẳng thể dùng chữ họ để ghi
Làm sao cho ngu dân hiểu được
Cuối cùng cũng không thể biết làm thế nào
Bởi vì sự việc đó
Mới chế ra 28 chữ
Để cho người người điều tiện sử dụng hằng ngày.
Một trang trong Hunmin Jeong-um (Huấn Dân Chính Âm). Cột chữ Hangul, 나랏말ㅆ̖미, có các
dấu phụ phát âm bên trái các đơn vị âm tiết.

2.3. Những thăng trầm của Chosungul


Bản thân Thế Tông Đại Vương cũng phải rất vất vả để cùng với những
người trong Tập Hiền Điện (집현전 – Hall of Worthies) cho ra đời những bản
thảo của Huấn Dân Chính Âm vì lo sợ rằng những đại thần trong triều sẽ phản đối
(có tài liệu cho rằng là do ông tự sáng tác nên). Theo đa số những tri thức ưu tú của
Triều Tiên bấy giờ, chỉ có Hán tự mới là chữ viết hợp pháp duy nhất. Nhưng lí do
hợp lý hơn cho sự bảo thủ đó là vì họ sợ rằng địa vị của họ về chính trị, xã hội sẽ bị
mai một đi nếu như càng ngày càng có nhiều người biết đến Chosungul và được
phổ cập tri thức, điển hình trong đó là Choi Man-Ri, giữ chức phó đề học trong
Tập Hiền Điện. Trong Thượng Thư Văn của ông tấu lên vua Sejong năm 1444,
Choi viết: “Việc Đức vua đảm nhiệm dự án Hangul, thứ không hề cần thiết vào
thời điểm này là sai trái. Chẳng lẽ người định quên luôn việc thuốc thang, giữ gìn
long thể của mình hay sao?”. Vua đáp lại hết sức khảng khái: “Ngươi chắc không
hiểu được thế nào là Vận thư, thứ có đủ Tứ thanh, Thất âm và những Mẫu tự phức
tạp. Chữ Hán dần không còn phù hợp nữa, nên việc thiết lập một loại văn tự khác
là cấp thiết. Ngoài trẫm ra, chẳng ai có thể làm được việc đó cả”.
Và thế là, sau khi Sejong ban hành Chosungul, hệ thống ký tự mới này
nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là nữ giới và những nhà văn
tầng lớp dưới. Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc này. Tuy
nhiên, trước tình hình người dân có thể nhanh chóng truyền đi các thông tin "nguy
hiểm" thông qua hệ thống ký tự Chosungul, Yên San Quân (1494-1506), vị vua thứ
10 của nhà Triều Tiên cấm việc học và sử dụng Chosungul cũng như cấm hẳn các
tài liệu Chosungul vào năm 1504, và vua Trung Tông (1506-1544) xóa bỏ luôn Bộ
Hanja vào năm 1506. Đến lúc này chỉ có phụ nữ và những người không được học
hành tử tế mới dùng Chosungul.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào cuối thế kỷ XVI Chosungul trở nên thịnh
đạt dần cùng với sự phát triển của hai trào lưu thi ca là Kasa (歌詞) và Sijo (時調).
Trong thế kỷ XVII, các tiểu thuyết viết bằng Chosungul trở thành "mốt", mặc dù
việc sử dụng Chosungul vẫn chưa có sự chuẩn hoá chính thống và cách phát âm
vẫn chưa có sự thống nhất. Năm 1796, học giả người Hà Lan Isaac Titsingh trở
thành người đầu tiên mang một cuốn sách viết bằng tiếng Hàn đến thế giới phương
Tây. Bộ sưu tập sách của ông bao gồm cuốn sách tiếng Nhật, Sangoku Tsūran
Zusetsu (Mô tả minh họa về ba quốc gia) của Hayashi Shihei. Cuốn sách được xuất
bản năm 1785, mô tả Vương quốc Joseon và bảng chữ cái Hàn Quốc. Năm 1832,
Quỹ Dịch thuật Phương Đông của Vương quốc Anh và Ireland đã hỗ trợ việc xuất
bản bản dịch tiếng Pháp của Titsingh đã giản lược bản gốc. Cuối thế kỷ XIX, chủ
nghĩa dân tộc Triều Tiên phát triển mạnh mẽ khi Nhật Bản muốn tách Triều Tiên
ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Chosungul từ đó trở thành một biểu
tượng quốc gia dân tộc đối với một số nhà cách mạng. Cuộc cải cách Giáp Ngọ
(갑오 개혁) do các nhà chính trị theo Nhật khởi xướng đưa đến việc Chosungul
được chọn dùng trong các tài liệu chính thức lần đầu tiên vào năm 1894. Nó được
dạy trong các trường phổ thông vào năm 1895, và vào năm 1896 tờ báo Độc lập
tân văn (獨立新聞, 독립신문, Tongnip Sinmun) viết bằng tiếng Anh và
Chosungul ra đời.
Độc lập tân văn, số đầu tiên

Năm 1910, khởi đầu cho thời kỳ thuộc Nhật, Chosungul dần bị cấm giảng
dạy ở các trường học, dù rằng ở một số trường vẫn được dạy nhưng dạy gộp cả
Hanja và Hangeul để trông giống chữ Nhật Bản. Năm 1912, 한글맞춤법 (chỉnh
hình Hangeul) ra đời. Bản chính tả bảng chữ cái hiện đại hoàn chỉnh của Hàn Quốc
được xuất bản vào năm 1946, ngay sau khi Hàn Quốc độc lập khỏi sự cai trị của
Nhật Bản. Năm 1948, Triều Tiên đã cố gắng làm cho chữ viết có hình thái hoàn
hảo thông qua việc bổ sung các chữ cái mới , và vào năm 1953, Syngman Rhee ở
Hàn Quốc đã cố gắng đơn giản hóa chính tả bằng cách quay trở lại chính tả thuộc
địa năm 1921, nhưng cả hai cải cách đều bị bỏ rơi chỉ sau một vài năm.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều sử dụng bảng chữ cái Triều Tiên hoặc hệ
thống chữ viết hỗn hợp làm hệ thống chữ viết chính thức của họ, với việc sử dụng
Hanja ngày càng giảm. Bắt đầu từ những năm 1970, Hanja bắt đầu suy giảm dần
các bài viết thương mại hoặc không chính thức ở miền Nam do sự can thiệp của
chính phủ, với một số tờ báo Hàn Quốc hiện chỉ sử dụng Hanja làm chữ viết tắt
hoặc phân biệt các từ đồng âm. Đã có cuộc tranh luận rộng rãi về tương lai của
Hanja ở Hàn Quốc. Triều Tiên đã đặt bảng chữ cái Hàn Quốc làm hệ thống chữ
viết độc quyền của mình vào năm 1949, và cấm hoàn toàn việc sử dụng Hanja.
2.4. Một số điều cần biết về các chữ cái
Các chữ cái trong tiếng Hàn được gọi là các mẫu tự hay chamo (자모). Có
tất cả 51 chamo, trong đó 24 chữ tương đương với các chữ cái của bảng chữ cái
Latinh. 27 chữ còn lại là các chữ phức gồm hai, đôi khi ba chamo. Trong 24
chamo đơn thì 14 là phụ âm (cha-ŭm 자음, 子音 - tử âm) và 10 là nguyên âm (mo-
eum 모음, 母音 - mẫu âm). Năm phụ âm đơn được nhân đôi để tạo thành năm phụ
âm thời thái, trong khi đó 11 chữ phức khác được cấu thành từ hai phụ âm khác
nhau. Mười nguyên âm chamo có thể được kết hợp để tạo thành 11 nguyên âm đôi.
Các chamo đang được sử dụng:
14 phụ âm đơn: ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ.

5 phụ âm kép: ㄲㄸㅃㅆㅉ.

11 phức từ phụ âm: ㄳㄵㄶㄺㄻㄼㄽㄾㄿㅀㅄ>

6 nguyên âm đơn: ㅏㅓㅗㅜㅡㅣ

4 nguyên âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑㅕㅛㅠ

11 nguyên âm đôi: ㅐㅒㅔㅖㅘㅙㅚㅝㅞㅟㅢ


Các chamo không còn được sử dụng:

Những phụ âm đơn không dùng nữa là ㅿㆁㆆㅱㅸㆄ

Những phụ âm kép không dùng nữa là ㅥㆀㆅㅹ

Những phức từ không dùng nữa là ㅦㅧㅨㅪㅬㅭㅮㅯㅰㅲㅳㅶㅷㅺㅻㅼㅽㅾ


ㆂㆃ, và phức từ ba ㅩㅫㅴㅵ

Nguyên âm không dùng ㆍ


Các nguyên âm đôi không dùng ㆎㆇㆈㆉㆊㆋㆌ
Bốn trong số các nguyên âm đơn chamo phái sinh bằng một dấu ngắn để chỉ
ngạc hóa (với y đằng trước): ㅑ ya, ㅕ yeo, ㅛ yo và ㅠ yu. Bốn nguyên âm này
được tính trong 24 chamo đơn vì dấu ngạc hóa bằng y nằm ngoài văn cảnh không
thể hiện y. Trên thực tế, những nguyên âm với dấu y không được coi là chamo
riêng biệt.
Đối với những phụ âm đơn, ㅊ chieut, ㅋ kieuk, ㅌ tieut và ㅍ pieup là các
từ phát sinh có âm bật hơi cấu thành lần lượt từ các phụ âm chính ㅈ jieut, ㄱ
giyeok, ㄷ digeut và ㅂ bieup, thêm vào các dấu thể hiện âm hơi.
Các phụ âm nhân đôi gồm hai phụ âm riêng biệt đặt song song nhau, bao
gồm: ㄲ ssang-giyeok (kk: ssang- 쌍 "kép"), ㄸ ssang-digeut (tt), ㅃ ssang-bieup
(pp), ㅆ ssang-siot (ss), và ㅉ ssang-jieut (jj). chamo nhân đôi không thể hiện phụ
âm nhân đôi, mà thể hiện thời thái.Các âm của các chamo phụ âm đơn và đôi
không phát âm được một mình trong văn bản thông thường.
Về phân loại có ba loại chamo chính:

 Sơ thanh hay âm đầu (초성, 初聲, choseong): thanh mẫu của phụ âm trước
nguyên âm. Loại này cũng bao gồm tất cả năm chamo nhân đôi. chamo câm
ㅇ dùng để chỉ khi không có sơ thanh.
Vị trí: đặt trên đầu, bên trái, hay góc trên bên trái của đơn vị âm tiết.
 Trung thanh hay âm giữa (중성, 中聲 jungseong): các nguyên âm bao gồm
các nhân âm tiết.
Vị trí: nằm giữa đơn vị âm tiết nếu có một chung thanh, nếu không sẽ nằm
bên phải hoặc bên dưới.
 Chung thanh hay âm cuối (종성, 終聲 jongseong): đuôi vần của phụ âm sau
nguyên âm. Các chamo cơ bản có thể là chung thanh, và sơ thanh câm ㅇ
đọc là ng ở vị trí cuối. Tuy nhiên, chỉ có chamo nhân đôi ㅆ (ss) và ㄲ (kk)
là có thể ở cuối.
Vị trí: đặt bên dưới, bên phải hay góc dưới bên phải của đơn vị âm tiết.
CHƯƠNG 2
HANJA, HANGEUL VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VĂN TỰ HÀN
QUỐC
1, Hanja, Hangeul – những điều tương hỗ và tương khắc giữa hai ngôn ngữ
1.1. Hanja có nhiều thành phần cốt lõi trong tiếng Hàn
Do ảnh hưởng của văn hoá cũng như Nho giáo Trung Quốc, 70% tiếng Hàn
Quốc bắt nguồn từ Hán tự, điều đó được thể hiện qua những thuật ngữ hàng ngày,
trong báo chí và trong tên người (Kim Jisoo âm Hán – Việt là Kim Trí Tú). Những
từ gốc Hán là những biểu hiện cho sự ghép các hình vị Hán - Hàn thành một từ
đồng nhất. Chẳng hạn chúng ta có 품 nghĩa là phẩm, ghép với 식 (thực) sẽ ra 식품
là thực phẩm, đồ ăn, ghép với 제 (chế) thì thành 제품 tức là sản phẩm,... và nhiều
từ khác có thể ghép với nhau theo cách tương tự. Các câu thành ngữ, tục ngữ (
관용표현) cũng vậy. Ví dụ, để tìm một câu nói tương đồng với “một mũi tên trúng
hai đích” của Việt Nam, “꿩 먹고 알 먹고” là một ví dụ tốt, tuy nhiên ví dụ ngắn
gọn, dễ hiểu hơn thì có lẽ là “일속이조” (Nhất thạch nhị điểu). Câu này có ý nghĩa
y hệt câu “two birds with one stone” trong tiếng Anh. Hay câu “백문불여일견”,
câu văn gốc của nó là 百聞不如一見 (Bách văn bất như nhất kiến), nghĩa là trăm
nghe không bằng một thấy. Nói không chừng, Hangeul là một hình thức ghi chữ
Hán một cách thuận tiện, giống như tiếng Việt có thể ghi các âm Hán Việt bằng
chữ latin.
1.2. Hanja không quá hữu dụng trong tiếng Hàn
Mặc dù có một số lượng lớn từ Hán – Hàn nhưng không có nghĩa rằng người
Hàn biết tất cả mọi chữ Hán.
Trong thời đại thông tin ngày nay, có sự khác biệt rõ rệt trong việc sử dụng
Hanja và Hangeul và qua đó, thấy được sự tiện lợi của Hangeul của Hanja lớn đến
nhường nào. Lấy ví dụ về chiếc bàn phím máy tính, không một nhà sản xuất nào có
thể nhét 30000 Hán tự vào trong một chiếc bàn phím chỉ nhỏ bằng cái thảm trải
nhà, thay vì đó, người viết tiếng Trung sẽ sử dụng một phần mềm hỗ trợ, trước đây
là Sogou nhưng giờ đây là Microsoft IME có sẵn, nhập phần bính âm của chữ Hán
đó bằng Romaja (ví dụ nếu muốn nhập chữ 风 – gió, bạn phải gõ chữ feng và ở
dưới sẽ hiện lên một loạt các chữ để cho người dùng chọn). Tuy nhiên, đối với
Hangeul người ta có thể gõ đủ 24 ký tự và thậm chí không cần dùng bàn phím có
giao diện Hangeul, người sử dụng vẫn có thể nhớ từng chữ một ở đâu, dễ như cách
người xưa học Huấn Dân Chính Âm vậy. Trong điện thoại cũng tương tự, người
Trung Quốc khi nhắn tin cho nhau chỉ dùng pinyin, các chữ cái Latin để nhập tiếng
của mình, hầu như chẳng ai dùng chức năng ghép các bộ chữ Hán vào vì làm thế
rất bất tiện. Trong khi đó đối với tiếng Hàn, kể cả là bàn phím dạng đầy đủ hay
giản lược, người dùng vẫn có thể gõ tiếng Hàn một cách dễ dàng. 1

1
ctnews.co.kr, Giáo sư Woon Gyu Bang.
2. Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn
Cũng giống như Nhật Bản và Việt Nam, Hán ngữ từ lâu đã được du nhập vào Hàn
Quốc, đã từng là ngôn ngữ văn tự chính trong một thời gian dài ở Hàn Quốc. Không có
tài liệu nào đề cập chính xác về thời điểm chữ Hàn được truyền vào Hàn Quốc, song
có lẽ được sử dụng nhiều từ thế kỉ thứ III và phát triển vào thời Tam quốc: Shilla,
Baekjae, Goguryeo.

Chữ Hán được sử dụng rộng rãi và có vị trí quan trọng để ghi chép văn tự vào thời này.
Việc vay mượn chữ Hán để ghi chép được biểu hiện qua hai phương thức là mượn âm
chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán. Có thể thấy rõ việc này qua các loại kí tự Hyang
Ch’al (향찰: Hương Trát), Ku Kyol (구결: Khẩu Quyết), Y Too (이두: Lại Đầu).

 Hyang Ch’al (Hương Trát) là loại hình vay mượn kí tự được sử dụng chủ yếu
để ghi lại hình thức văn họ nghệ thuật Hyang Ka thời Shilla. Đây là cách ghi kí
tự hỗn hợp cả hai phương thức vay mượn âm và nghĩa, thường theo phương
thức nghĩa ở phía trước và mượn âm ở phía sau.Thường từ các thực từ
được nghi chép lại dưới dạng mượn nghĩa, còn các tiểu từ hay đuôi từ ngữ
pháp, tức là các hư từ được ghi lại dưới dạng mượn âm.
 Ku Kyol (Khẩu Quyết) là hình thức gắn bộ phận tiếng Hàn vào sau câu hay
các vế câu Hán văn để đọc. Việc vay mượn chữ ghi chép để biểu thị câu văn
tiếng Hàn đã được tận dụng một cách toàn diện dưới thời Shilla nhưng đến
giai đoạn sau, đã có giới hạn trong cách sử dụng. Kí tự vay mượn lúc này
không phải là phương tiện biểu thị một cách trọn vẹn toàn bộ tiếng Hàn mà
chỉ đơn thuần là những bộ phận tiếng Hàn gắn vào sau mỗi đoạn văn, hỗ trợ
cho việc đọc những câu viết hoàn toàn bằng Hán văn.
 Y Too (Lại Đầu) là phương thức mà phần lớn các bộ phận xuất hiện trong câu
là Hán văn, nhưng trật tự sắp xếp từ lại được sửa cho giống với tiếng Hàn,
thường thì một phần của câu văn được thể hiện thông qua các kí tự vay
mượn (mượn âm hoặc mượn nghĩa). Về phương thức vay mượn và thể hiện,
Y Too gần giống với Hyang Ch’al, tuy nhiên so với Hyang Ch’al thì việc sử
dụng kí tự vay mượn đã có nhiều suy giảm, nhiều trường hợp từ ngữ vẫn
được giữ nguyên theo tiếng Hán.
 Y Too và Ku Kyol là hai phương thức vay mượn kí tự cò tiếp tục tồn tại trong
một khoảng thời gian dài, sau khi chữ Hangul xuất hiện. Mặc dù chữ Hangul
được sáng lập, nhưng có thể thấy Hán văn đã chiếm một vị trí rất quan trọng
trong sinh hoạt văn tự của người Hàn, do đó việc duy trì những hình thức thể
hiện, hỗ trợ cho việc đọc và ghi chép Hán văn là tất yếu. Và cũng chính sự
phát triển của việc vay mượn kí tự để ghi chép này đã ghóp phần thúc đẩy
việc sáng tạo và hoàn thiện, cho ra đời chữ viết mới của dân tộc Hàn.
Vào khoảng thế kỉ thứ XV, ở Hàn Quốc xuất hiện chữ kí âm được gọi là 한글 (Hangul)
hay 조선글(Chosongul), chữ này trải qua nhiều thế kỉ phát triển thăng trầm, cuối cùng
đã được sử dụng thay thế cho chữ Hán cho đến ngày nay. Tuy 조선글 (Chosongul) đã
xuất hiện nhưng chữ Hán (한자) vẫn được giảng dạy trong trường  học.

3. Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn


Hán tự và tiếng Hàn Quốc theo phương diện địa chính học hay lịch sử đều có quan hệ
gần gũi với nhau. Không biết hai ngôn ngữ này có sự liên hệ từ khi nào nhưng nếu nhìn
về quan hệ lịch sử, người ta cho rằng chúng hình thành mối quan hệ chính thức từ thời
đại nhà Hán của Trung Quốc.

Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết riêng, từ rất sớm người Hàn đã
vay mượn tiếng Hán. Có thể thấy theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc
dần dần đã chiếm lượng từ vựng lớn hơn so với tiếng Hàn thuần. Nếu khảo sát hệ
thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ xã hội Hàn Quốc – từ tên gọi các
cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp, ta có thể thấy số từ ngữ Hán
– Hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên các từ Hán du nhập vào và được sử dụng trong tiếng
Hàn không đọc theo âm tiếng Trung vốn có của nó mà theo  âm tiếng Hàn, tuân theo
các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn.

Ví dụ:

 가정[ga-jeon]: gia đình


 국가[gukka]: quốc ca
 왕가[wangka]: hoàng gia
 고문[gomun]: cổ văn
 감동 [gamdong]: cảm động
 공동[gongdong]: cộng đồng
 개요[kaeyo]: khái yếu

Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có
khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ.

Ví dụ:

 대대로 [daedaero]: đời đời (đời này sang đời khác)


 공부하다 [gongbuhada]: học tập
 실패하다 [silppaehda ]: thất bại
 불행하다 [bulhaenghada ]: bất hạnh
Sở dĩ có khả năng này bởi bản thân mỗi hình vị tiếng Hán đều có tính độc lập cao,
trong lĩnh vực cấu tạo từ không gặp nhiều hạn chế về mặt hình thái, không có sự phụ
thuộc vào trật tự chắp dính thân từ, đuôi từ khi cần biểu thị những khái niệm phức hợp
như hình vị tiếng Hàn (ở cấp độ ngữ hay mệnh đề). Do có tính độc lập cao, mỗi hình vị
tiếng Hàn lại có vị trí phân bố khá tự do, có thể đứng cả trước hoặc sau ở một cấu
trúc   từ ghép.

Từ Hán du nhập vào tiếng Hàn đã được đồng hoá với tiếng Hàn, được sử dụng  hoà
trộn trong tiếng Hàn vể các mặt ngữ âm, ngữ pháp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh trật tự
từ của tiếng Trung (SVO) đang được giữ nguyên trong lĩnh vực cấu tạo từ. Chẳng hạn
các từ Hán-Hàn như: 등산[deungsan]: đăng sơn, 애국[aeguk]: ái quốc, 개원 [kaewoun]:
khai viện, 접객[joepkaek]: tiếp khách… vẫn thể hiện ý nghĩa theo trật  tự bổ ngữ- vị ngữ
là”leo núi” , ”yêu nước” , ”mở trung tâm”.

Từ gốc Hán trong tiếng Hàn.


4. Đặc điểm và hệ thống về từ gốc Hán trong
tiếng Hàn hiện đại
a. Âm đầu (초성)

Trong bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm đầu, trong đó có 15 âm được sử
dụng bằng âm Hán. Các phụ âm được phân loại căn cứ theo vị trí và phương thức cấu
âm dưới bảng sau.

Âm răng (치격음) Âm hầu


Âm ngạc Âm ngạc (선문
Âm môi
cứng ( mềm (
(양순음) Âm
Âm xát 경구개 음) 연구개 음)
tắc(페 음)
(마찰음)
쇄음)
Âm thường (
ㅂ ㄷ ㅈ ㄱ
평음)
Âm tắc
xát (장 Âm bật hơi (격음) ㅍ ㅌ ㅊ ㅋ ㅎ
애음)
Âm căng (경음) ㅃ ㄸ ㅆ ㅉ ㄲ

Âm mũi (비음) ㅁ ㄴ ㅇ
Âm trơn(유음) ㄹ
* Những âm không biểu đạt bằng âm Hán được đặt trong dấu”< >”.

Trong hệ thống phụ âm đầu, âm tắc phần lớn là âm bật hơi, ngoài ra cũng có âm
thường. Những âm Hán có phụ âm đầu là âm căng chỉ có hai âm, thế nhưng những âm
này cũng được biểu hiện bằng âm thường trong tiếng Hàn thời kì trung đại và trong quá
trình hình thành tiếnh Hàn hiện đại nó đã được âm căng hoá. Theo đó, vốn dĩ trong hệ
thống âm Hán-Hàn không có phụ âm đầu nào là âm căng.

Ví dụ: ㅆ: 쌍(雙), 씨(氏). ㄲ: 끽(喫)

“ㄷ, ㅌ” không kết hợp được với nguyên âm “I” (gồm cả bán nguyên âm /y/).Hơn nữa
“ㅅ, ㅈ, ㅊ” cũng không kết hợp được với bán nguyên âm /y/. Tuy nhiên quy tắc  này
trong tiếng Hàn trung đại có thể nói là ngoại lệ.
Ví dụ: âm “田” là “뎐” nhưng trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được âm vòm miệng
hoá tạo thành từ “젼” và trong quá trình hình thành tiếng Hàn hiện đại trở thành “전”.

b. Âm giữa (중성)

Tiếng Hàn có 21 âm giữa (nguyên âm, bán nguyên âm + nguyên âm, nguyên âm đôi)
và theo tài liệu chúng tôi nghiên cứu thì chỉ có duy nhất âm “ㅒ” không được biểu thị
trong hệ thống âm Hán.

Nguyên âm đơn (
ㅏ ㅓ ㅗ ㅜ ㅡ ㅣ ㅐ ㅔ ㅚ ㅟ
단모음)

/y/+ nguyên âm (/y/+


ㅑ ㅕ ㅛ ㅠ ㅒ ㅖ
모음)

/w/+nguyên âm (/w/+
ㅘ ㅝ ㅙ ㅞ
모음)

Nguyên âm đôi (

이중모음)

Có sự hạn chế trong sự kết hợp giữa âm đầu với âm giữa và cả giữa âm giữa với âm
cuối. Ví dụ, trong hệ thống nguyên âm đơn, âm “ㅡ” ghép được với phụ âm “ㅂ,ㅍ,ㅁ”
và nhất định phải có phụ âm cuối đặt ở sau. Những nguyên âm giữa có ghép với âm
/w/ (trừ âm ”ㅘ,ㅝ” ) thì không kết hợp được với âm cuối.

Trong hệ thống tiếng Hàn hiện đại, nguyên âm đơn “ㅐ” được phát âm là [e], [e] nhưng
trong quá trình hình thành văn tự tiếng Hàn thời kì trung đại chúng được phát âm như
các nguyên âm đôi [ai]. Trong tiếng Hàn thời kì trung đại, âm “태” trong từ Hán
“太”được thừa  nhận phát âm là [t< ai] trong tiếng Hàn thơi kì trung đại, cũng vừa là sự
phản ánh của âm [t< ai] trong âm Hán Trung vừa có quan hệ đối lập với âm ”タイ” (tai)
trong âm Hán-Nhật. Còn nguyên âm đôi trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được
nguyên âm đơn hoá.

c. Âm cuối (종성)

Âm ngạc mềm (
Âm môi (양순음) Âm răng (치격음)
연구개음)
Âm tắc (장애음) ㅂ áㄷñ ㄱ

Âm mũi (비음) ㅁ ㄴ ㅎ

Âm trơn (유음) ㄹ

Trong hệ thống tiếng Hàn có 7 âm cuối nhưng trong đó trừ âm “ㄷ”thì 6 âm còn  lại đều
được sử dụng bằng tiếng Hán. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hạn chế trong
việc kết hợp với âm giữa.

Ví dụ: âm cuối ”ㅂ,ㅁ” không được ghép với những nguyên âm.

Kết luận
Từ gốc Hán trong tiếng Hàn tự có ảnh hưởng lớn đối với các ngôn ngữ các nước
phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước khi sáng tạo ra cho
mình một hệ thống chữ viết riêng, người Hàn đã vay mượn chữ Hán để thực hiện
sinh hoạt ký tự. Vì thế chữ Hán và tiếng Hàn có quan hệ rất mật thiết với nhau. Từ
Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có
khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ. Việc vay mượn chữ Hán được biểu
hiện qua hai phương thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán qua 3 loại
ký tự: 향찰, 구결 và 이두.

Hệ thống từ gốc Hán trong tiếng Hàn hiện đại có những đặc điểm nhất định về âm
đầu, âm giữa và âm cuối. Thông qua việc đọc và hiểu âm và nghĩa của các từ gốc
Hán, ta có thể biết và hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng và chính xác. Khi
đã hiểu thêm và biết được nhiều từ gốc Hán trong tiếng Hàn, chắc chắn các bạn sẽ
thêm yêu và có nhiều hứng thú nghiên cứu về tiếng Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ, phạm vi có hạn, trên đây chúng tôi mới trình bày một số vấn đề
nhỏ về từ gốc Hán trong tiếng Hàn. Bài nghiên cứu này chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo
và các bạn.

You might also like