You are on page 1of 45

Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin

Lời mở đầu

Trong thời buổi hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Ngành công nghiệp phát triển dẫn đến việc cho ra đời nhiều thiết bị phương tiện máy
móc tiên tiến hiện đại và con người chúng ta sử dụng các phương tiện này nhằm phục vụ cho
sản xuất. Trong quá trình sử dụng các phương tiện sản xuất này chúng ta thường gặp những
sự cố, tai nạn ngoài ý muốn gây thương tâm.

Vậy làm sao để phòng và chống tai nạn bất thường, đảm bảo an toàn cho người lao
động. Đó chính là điều băn khoăn của tôi của bạn và của tất cả chúng ta, những người lao
động hàng ngày tiếp xúc với máy móc thiết bị. An toàn trước hết là ý thức nhận thức của mỗi
người chúng ta về vai trò của công tác này, sau đó là tùy theo từng điều kiện môi trường hoàn
cảnh làm việc và thiết bị máy móc mà áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng và chống
những tai nạn đó một cách hiệu quả nhất. Trong nghề Quản trị mạng, an toàn vệ sinh là một
vấn đề rất có ý nghĩa và thiết thực. Như chúng ta đã biết quản trị mạng từ những hệ thống
máy nhỏ là công tác vệ sinh bảo trì máy, tiếp xúc với điện áp và nguy hiểm về điện, sau đó
cao hơn là hệ thống các máy server phức tạp và có một hệ thống điện phức tạp và nguy hiểm.
Để đảm bảo cho an toàn của mỗi nhân viên kỹ thuật thì việc xây dựng ý thức là điều cần làm.
Trong khuôn khổ tài liệu đã đưa ra các khái niệm về an toàn, các kỹ thuật an toàn và các biện
pháp cơ bản. Từ các phương pháp, kỹ thuật đó trong mỗi trường hợp cụ thể có sự áp dụng
linh hoạt và mềm dẻo, vận dụng sáng tạo các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho cá
nhân và trang thiết bị. Không những trang bị cho chúng ta những kiến thức cơ bản còn có các
kỹ thuật giúp chúng ta xử lý được những tình huống xảy ra về an toàn lao động. Xử lý kịp
thời và nhanh chóng các sự cố về tai nạn lao động cũng là một yêu cầu cho bất kỳ ai khi tham
gia lao động sản xuất.

Mỗi người trong chúng ta nâng cao ý thức an toàn vệ sinh lao động, cùng nhau nghiên
cứu học tập các biện pháp kỹ thuật an toàn. Mỗi cơ quan hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm,
coi khẩu hiệu “ An toàn là trên hết” là một phương châm định hướng của mình, luôn luôn
tâm niệm vệ sinh và an toàn lao động.

1
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Mục lục

Chương 1: Bảo hộ lao động


1. Mục đích ý nghĩa, tính chất của công tác Bảo hộ lao động……………………….3
2. Nội dung công tác bảo hộ lao động………………………………………………4

Chương 2: Vệ sinh lao động trong sản xuất


1. Mục đích ý nghĩa………………………………………………………………….6
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân………………………………6
3. Cách bảo vệ và phòng chống bệnh nghề nghiệp………………………………….12
4. Cấp cứu khi bị nhiễm độc, bỏng………………………………………………….13

Chương 3: Kỹ thuật an toàn


1. Khái niệm………………………………………………………………………...17
2. Các yếu tố và nguyên nhân gây tai nạn…………………………………………..17
3. Những biện pháp của kỹ thuật an toàn…………………………………………...19
4. Cấp cứu khi bị chấn thương………………………………………………………20

Chương 4: Kỹ thuật an toàn điện và các thiết bị mạng


1. Khái niệm cơ bản về điện…………………………………………………………24
2. Biện pháp an toàn khi sử dụng điện………………………………………………25
3. Cấp cứu người bị điện giật………………………………………………………..28
4. Bảo quản thiết bị…………………………………………………………………..31

2
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 1 : BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mục tiêu :
- Sử dụng được các thiết bị bảo hộ lao động.
- Trình by được các chính sách bảo hộ lao động.
1. MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trong qúa trình sản xuất, người lao động trực tiếp tiếp xúc với máy móc thiết bị, công cụ
lao động, nguyên vật liệu… Nếu không thực hiện công tác bảo hộ lao động sẽ dẫn đến tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.

1.1 MỤC ĐÍCH


Bảo hộ lao động là tổng hợp của nhiều biện pháp về luật lệ, chế độ chính sách, tổ chức kỹ
thuật, vệ sinh nhằm đề phòng tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, nhằm cải
thiện lao động cho người lao động.
Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu
tố nguy hiểm và có hại đụợc phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao
động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động về bệnh
nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với
người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an tòan về tính mạng người lao động với cơ
sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động.

1.2 Ý NGHĨA
Bảo hộ lao động là một yếu tố rất quan trọng để đẩy mạnh sản xuất và hoàn thành kế
hoạch của nhà nước. Vì điều kiện làm việc có an toàn và vệ sinh thì sản xuất mới tiến hành
bình thường người lao động mới an tâm phấn khởi làm việc và năng suất lao động sẽ được
nâng cao.
Bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang
lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã
hội tồn tại và phát triển. Bất cứ duới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu
tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giầu đẹp, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí
thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự
tiến bộ loài người.

3
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
1.3 TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.3.1 Tính pháp luật
Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất của xã hội, các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn … được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của nhà nước. Sự xây
dựng luật pháp được nghiên cứu trên cơ sở bảo vệ con người trong sản xuất. Đó là văn kiện
pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và những
người tham gia lao động phải có trách nhiệm, nghiên cứu, thi hành.
1.3.2 Tính chất khoa học kỹ thuật
Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân là do
điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn, điều kiện vệ sinh nơi làm việc không tốt như ánh
sáng, thiếu dưỡng khí, nhiệt độ cao … Muốn đảm bảo sản xuất an toàn phải có những biện
pháp lớn về máy móc thiết bị, cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất. Như vậy đòi hỏi
phải vận dụng nhiều kiến thức để cải thiện điều kiện làm việc. Vì vậy công tác bảo hộ lao
động mang tính khoa học kỹ thuật.

1.3.3 Tính chất quần chúng


Công tác bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công
nhân là những người thực hiện các quy trình công nghệ, trực tiếp tiếp xúc với máy móc thiết
bị, do đó họ sẽ dễ phát hiện các sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng,
tham gia các ý kiến về việc đưa ra các biện pháp an toàn, quy chế …
Hơn nữa dù các quy trình quy định an toàn , được nêu ra tỉ mỉ đi nữa, nếu công nhân
chưa được hiểu rõ, chưa có ý thức và thấm nhuần tầm mức quan trọng của bảo hộ lao động
thì công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả. Muốn làm tốt công tác này phải vận động được đông
đảo mọi người tham gia, mà không phải là trách nhiệm của người làm công tác quản lý, đó là
trách nhiệm chung của toàn cán bộ công nhân viên chức. Vì vậy công tác bảo hộ lao động
mang tính quần chúng.

2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

2.1 NỘI DUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC LUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
- Những quy định về giờ làm việc, ngày nghỉ, nhằm một mặt bảo đảm sản xuất phát triển,
mặt khác bảo đảm sức khỏe lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân viên chức tham gia mọi
mặt sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về mọi
mặt của người lao động;
- Những quy định về theo dõi và chăm sóc sức khỏe của người lao động như : khám sức
khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ nhằm sử dụng hợp lý khả năng của mỗi người

4
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
công nhân và kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp để có biện pháp đề phòng và điều trị thích
đáng;
- Nhũng quy định về bảo vệ nữ công nhân và thiếu niên học nghề nhằm tạo điều kiện làm
việc thích hợp với sức khỏe, tầm vóc và tâm lý của phụ nữ và thiếu niên học nghề;
- Những quy định về việc ban hành những tiêu chuẩn về hàm lượng, nồng độ độc hại cho
phép trong vệ sinh công nghiệp, trang bị phòng hộ lao động thích hợp cho từng ngành, từng
loại công việc nhằm phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

2.2 NỘI DUNG VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT


- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng các thiết bị an toàn như : thiết bị bao che máy móc, thiết
bị báo hiệu an toàn, các loại thiết bị tự động ngăn chặn tai nạn …
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất như cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản
xuất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm;
- Nghiên cứu tổ chức lao động và bố trí địa điểm làm việc an toàn;
- Nghiên cứu chế độ kiểm tra, nghiệm thu và sửa chữa các loại máy móc thiết bị trước khi
đưa vào sản xuất;
- Nghiên cứu và xây dựng các quy phạm, quy trình an toàn cho từng loại máy móc, thiết
bị, công cụ sản xuất, từng loại công việc, từng loại ngành nghề và việc tổ chức huấn luyện
cho công nhân về kỹ thuật an toàn.

2.3 NỘI DUNG VỆ SINH LAO ĐỘNG


- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp bảo đảm vệ sinh trong môi
trường sản xuất;
- Nghiên cứu và quy định các chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe … phù hợp
với những ngành nghề và sức khỏe của mỗi người lao động;
- Nghiên cứu các biện pháp bao che, cách ly các nguồn phát sinh ra chất độc, bụi, nóng,
tiếng ồn, rung chuyển … phối hợp với kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện … để giải quyết
về mặt kỹ thuật cụ thể đối với các biện pháp đó;
- Nghiên cứu các biện pháp thông gió nhân tạo hoặc tự nhiên làm cho không khí nơi sản
xuất được lưu thông, trong sạch và tươi mát;
- Nghiên cứu và bố trí về ánh sáng trong sản xuất để đảm bảo đủ ánh sáng nhằm bảo vệ
sinh lý đôi mắt công nhân và bảo đảm chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động;
- Nghiên cứu việc chế tạo các dụng cụ phòng hộ cá nhân và các biện pháp về vệ sinh cá
nhân trong sản xuất.

5
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
2.4 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

2.4.1 Thời gìơ làm việc và nghỉ ngơi


- Theo luật lao động quy định thời giờ làm việc hàng ngày của công nhân viên chức là
08 giờ. Ở những bộ phận làm việc quá nặng nhọc, độc hại giờ làm việc hàng ngày được rút
ngắn;
- Trong trường hợp thật cần thiết để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Nhà nước cho phép
huy động làm thêm giờ và trả phụ cấp cho những giờ làm thêm. Tuy nhiên để vừa đảm bảo
sản xuất phát triển đồng thời đảm bảo sức khỏe lâu dài cho công nhân viên chức và tránh
việc lấy biện pháp làm thêm giờ để đẩy mạnh sản xuất hoặc chạy theo kế hoạch, quy định
tổng số giờ làm thêm mỗi năm không quá 200 giờ, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm
thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý
kiến của tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người sử dụng lao động. Số giờ làm việc mỗi
ngày kể cả giờ làm việc chính thức và làm thêm không được quá 12 giờ;
- Chế độ nghỉ hàng năm, thông thường trong mỗi năm công nhân viên chức được nghỉ
12 ngày làm việc đối với người làm công việc bình thường; 14 ngày làm việc đối với người
làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt
và đối với người dưới 18 tuổi; 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi
có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

2.4.2 Chế độ đối với nữ công nhân viên chức và thiếu niên
- Đối với nữ công nhân viên và thiếu niên, những quy định của nhà nước về chế độ lao
động chẳng những chỉ tạo điều kiện làm việc phù hợp với sinh lý của cơ thể phụ nữ và thiếu
niên mà còn nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình, cũng như bảo vệ thế hệ trẻ sau này. Ví dụ như
không được sử dụng phụ nữ và thiếu niên làm việc dưới hầm lò hoặc những nơi có nhiều
chất độc hại;
- Phụ nữ có thai từ tháng thứ 07 sẽ được bố trí vào những việc nhẹ hoặc bớt giờ làm.
Được nghỉ trước và sau khi sinh 04 tháng và được hưởng lương bảo hiểm xã hội, ngoài ra sau
đó mỗi ngày được nghỉ 01 giờ để dành thời gian chăm sóc con cho đến khi con được 01 tuổi.

2.4.3 Chế độ trang bị phòng hộ lao động


- Đối tượng được trang bị phòng hộ lao động là công nhân viên chức, không phân biệt
chính thức hay tạm tuyển, trong hay ngoài biên chế, lao động hợp đồng hay học nghề … Nếu
làm việc trong những điều kiện không bình thường, hay trong những điều kiện nguy hiểm
đều được cấp phát trang bị phòng hộ lao động cần thiết quy định cho công việc đang làm;

6
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Dụng cụ phòng hộ lao động là tài sản của Nhà nước, cấp phát định kỳ hay cho công
nhân viên chức mượn dùng trong khi làm việc. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn cách
dùng, phổ biến tác dụng các trang bị phòng hộ để mọi người sử dụng đúng và đảm bảo tốt.

2.4.4 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật


- Chế độ bồi dưỡng được đặt ra mục đích là kịp thời hồi phục sức khỏe cho công nhân
viên chức làm việc trong những ngành nghề đặc biệt có hại như những nơi có bụi độc, hơi
độc, quá nóng, quá lạnh, có sức ép mạnh, những nơi dễ bị nhiễm trùng …
- Chế độ bồi dưỡng không cố định, không vĩnh viễn, chỉ áp dụng cho công nhân viên
chức trong những ngày làm việc và khi điều kiện làm việc đã được cải thiện tốt thì việc bồi
dưỡng có thể chấm dứt. Ngoài ra còn có những điều kiện quy định việc theo dõi, chăm sóc
sức khỏe của công nhân viên chức là: khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe khi mới tuyển
dụng.

7
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 2 : VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
Mục tiêu:
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng sức khỏe người lao động.
- Trình bày và thực hiện được cách bảo vệ và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

1.1 MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA


- Vệ sinh lao động là một khoa học dự phòng nghiên cứu các điều kiện lao động có ảnh
hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc, từ đó tìm ra phương pháp lao động hợp lý để đảm
bảo sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Lao động tạo ra mọi của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của con người.
Không những thế bản thân lao động còn là điều kiện cần thiết để làm cho con người mạnh
khỏe. Tuy nhiên lao động phải trên cơ sở có khoa học có nghĩa là, cơ thể phải thích ứng tốt
nhất với môi trường cũng như điều kiện lao động.

1.2 NHIỆM VỤ
- Nghiên cứu phương pháp đề phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân
trong quá trình sản xuất;
- Nghiên cứu chế độ vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân, bệnh nghề nghiệp, giám định khả
năng lao động;
- Quy định biện pháp cải thiện điều kiện lao động, để phòng tai nạn lao động và các chấn
thương trong sản xuất.

2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHẺO CÔNG NHÂN

2.1 MỆT MỎI TRONG LAO ĐỘNG

2.1.1 Khái niệm về mệt mỏi


- Mệt mỏi là một trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau một thời gian lao động nhất
định. Lúc đó người lao động có cảm giác khó chịu, buồn bã chân tay, buồn chán công việc,
muốn nghỉ việc nhiều hơn là muốn làm việc. Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chổ : giảm
sút năng suất lao động, số lượng phế phẩm tăng lên, dễ bị xảy ra tai nạn lao động;
- Sau khi được nghỉ ngơi, các biểu hiện trên sẽ hết dần, khả năng lao động được phục hồi.
Nhưng nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi (còn gọi là quá sức) thì không
còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa mà đã chuyễn sang tình trạng bệnh lý do sự tích
chứa mệt mỏi dẫn đến các rối loạn về chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

2.1.2 Nguyên nhân gây mệt mỏi

8
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Lao động thủ công nặng nhọc và kéo dài, giữa ca làm việc không có những quãng nghĩ
ngơi hợp lý;
- Những công việc có tính chất đơn điệu kích thích đều đều kéo dài thường cũng gây ra
tâm lý mệt mỏi và dễ buồn chán công việc;
- Thời gian làm việc quá dài, thường gặp trong những trường hợp làm thêm giờ để hoàn
thành kế hoạch cuối tháng, cuối quý, cuối năm …
- Nơi làm việc có nhiều yếu tố tác hại như tiếng ồn, rung chuyển quá nhiều, nhiệt độ và
ánh sáng không hợp lý …
- Làm việc ở các tư thế gò bó như đứng, ngồi bắt buộc, tính chất công việc phải đi lại
nhiều lần …
- Ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng như về sinh tố và các chất dinh
dưỡng cần thiết …
- Những người mới tập lao động hoặc nghề nghiệp chưa thành thạo;
- Bố trí công việc quá khả năng hoặc sức khỏe quá yếu phải làm những công việc phải
gắng sức nhiều;
- Do tổ chức lao động thiếu khoa học như bố trí ca kíp không hợp lý, đổi ca luôn luôn gây
căng thẳng thần kinh, đi làm quá xa …
- Những nguyên nhân về gia đình và xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng.

2.1.3 Biện pháp phòng chống mệt mỏi


- Cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất;
- Tổ chức nơi làm việc khoa học tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy,
giữa con người và môi trường lao động, tổ chức dây chuyền lao động và ca kíp làm việc hợp
lý;
- Cải thiện điều kiện làm việc, loại trừ tiếng ồn, rung chuyển, nhiệt độ nơi làm việc và
ánh sáng phù hợp;
- Bố trí giờ làm việc nghỉ ngơi hợp lý;
- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động;
- Rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là thể dục giữa giờ sản xuất, tăng cường nghỉ ngơi
tích cực;
- Tổ chức tốt công việc gia đình và xã hội.

2.2 TƯ THẾ LAO ĐỘNG BẮT BUỘC

2.2.1 Phân loại tư thế lao động :

9
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế làm việc riêng. Người ta
chia tư thế làm việc làm hai loại :
- Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động nhưng
không ảnh hưởng đến sản xuất.
- Tư thế lao động bắt buộc là tư thế mà người lao động không thể thay đổi dược trong quá
trình lao động.

2.2.2 Tác hại của tư thế lao động bắt buộc

- Tư thế đứng bắt buộc : Làm việc ở tư thế đứng lâu ảnh hưởng đến hình thái cơ thể như
: Vẹo cột sống, dãn tĩnh mạch, kheo chân, chân bẹt. Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu
gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh cẳng chân chử O hoặc chử X. Đối với phụ nử có thể
vô sinh, rối loạn kinh nguyệt.

- Tư thế ngồi bắt buộc : Làm việc ở tư thế ngồi lâu so với tư thế đứng thì ít tác hại hơn.
Nhưng nếu ngồi lâu sẽ dẫn đến làm biến dạng cột sống, gù vẹo, hạn chế sự lưu thông máu, sự
tiêu hoá, gây rối loạn kinh nguyệt, viêm đường tiểu có thể sẩy thai, táo, bón, trĩ …

2.2.3 Biện pháp phòng chống


- Cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất;
- Cải tiến thiết bị và công cụ lao động;
- Rèn luyện thân thể;
- Tổ chức lao động hợp lý : Bố trí ca kíp hợp lý và nghĩ ngơi giữa quãng trong các ca
làm việc thích hợp để tránh tư thế ngồi và đứng quá lâu trong những ngành nghề nhất định.

2.3 BỤI TRONG SẢN XUẤT

2.3.1 Khái niệm về bụi

 Định nghĩa :
Bụi là một tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí
dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí như hơi, khói, mù.

 Phân loại :

- Theo nguồn gốc vật liệu : Có bụi hữu cơ từ tơ lụa, len dạ, lông, tóc… bụi nhân tạo
có nhựa hoá học, cao su… bụi vô cơ như amiăng, bụi vôi, bụi kim loại…

- Theo kích thước hạt bụi : Những hạt có kích thước nhỏ hơn 10 m gọi là bụi bay,
lớn hơn 10 m gọi là bụi lắng; những hạt có kích thước từ 0,1 đến 10 m gọi là mù; những
hạt có kích thước từ 0,001 đến 0,1 m gọi là khói, chúng chuyển động brao trong không khí.

10
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Bụi thô có kích thước lớn hơn 50 m chỉ bám ở lông mũi không gây hại cho phổi; bụi từ 10
m đến 50 m vào sâu hơn nhưng vào phổi không đáng kể; những hạt bụi có kích thước nhỏ
hơn 10 m vào sâu trong khí quản và phổi có tác hại nhiều nhất.

- Theo tác hại : Có thể phân ra bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, Benzen…); bụi gây dị ứng,
viêm mũi, hen, viêm họng như bụi bông, len, phân hoá học, một số bụi gổ; bụi gây ung thư
như nhựa đường, phóng xạ, các hợp chất brôm; bụi gây nhiễm trùng như bụi bông, bụi
xương, một số bụi kim loại…, bụi gây xơ phổi như bụi silic, amiăng…

2.3.2 Tác hại của bụi đến cơ thể người lao động

 Bệnh nhiễm bụi phổi :


Thường gặp ở những công nhân các ngành nghề như thợ mỏ, thợ xúc, thợ lò, thợ điều
khiển băng tải … đa số bị bệnh phổi nhiễm bụi đá do thường xuyên hít phải bụi khoáng và
kim loại sinh ra xơ hoá phổi, làm suy chức năng hô hấp. Tuỳ theo loại bụi hít phải sẽ gây ra
các loại bệnh phổi nhiễm bụi.
Ví dụ : Những công nhân chế hóa quặng sắt, luyện kim, thợ hàn thường mắc bệnh phổi
nhiễm bụi sắt, thợ khai thác quặng nhôm bị bệnh phổi nhiễm bụi bô xít, đất sét …

 Các bệnh khác do bụi gây ra

- Bệnh ở đường hô hấp : Tùy theo nguồn gốc loại bụi gây ra các bệnh khác nhau như
gây viêm mũi họng, phế quản. Bụi gây dị ứng là bụi len, bụi thuốc kháng sinh gây viêm mũi,
viêm phế quản dạng hen (khó thở). Bụi gây ung thư phổi là một số bụi kim loại mang tính
phóng xạ chẳng hạn bụi uran, nhựa đường, côban.

- Bệnh ngoài da: Bụi đồng gây nhiễm trùng da, làm khô da. Bụi gây kích thích da
sinh mụn nhọt. Gây lở loét như bụi vôi, bụi thiếc, bụi thuốc trừ sâu, bụi xi măng…

- Gây chấn thương mắt: Do không mang kính phòng hộ, bụi bám vào mắt lâu ngày
sinh ra viêm màng tiếp hợp, sưng mí mắt, mộng thịt, cườm… Bụi kiềm, bụi axít có thể gây
hỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn làm mù mắt.

- Bệnh ở đường tiêu hoá: Bụi đường, bột làm sâu răng do bụi đóng lại trên mặt răng
bị vi khuẩn phân giải thành axít lactic làm hỏng men răng. Bụi xi măng gây viêm lợi. Bụi
kim loại, bụi khoáng to có cạnh sắc làm trầy, sứt niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày hoặc
rối loạn tiêu hoá.

- Toàn thân: Nếu bị nhiễm các bụi độc như hoá chất, thuốc trừ sâu, thủy ngân … khi
vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu và gây nhiễm độc toàn cơ thể.

11
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
2.4. VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT

2.4.1 Khái niệm về vi khí hậu


Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu
trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.

2.4.2 Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể của người lao động

 Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng

- Biến đổi về sinh lí : Khi thay đổi nhiệt độ, da, đặc biệt là da trán rất nhạy cảm đối
với nhiệt độ không khí bên ngoài. Thân nhiệt (ở dưới lưởi) nếu thấy tăng thêm 0,3 – 10C là
cơ thể có sự tích nhiệt. Thân nhiệt 38,50C được coi là nhiệt báo động có sự nguy hiểm sinh
chứng say nóng.

- Chuyển hoá nước : Cơ thể người hàng ngày có sự cân bằng giữa lượng nước ăn
uống vào và thải ra: ăn uống vào từ 2,5 – 3 lít nước và thải ra khoảng 1,5 lít qua thận, 0,2 lít
qua phân, lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài;
Làm việc trong điều kiện nóng bức do mất nước nhiều nên phải uống nước bổ sung làm
cho dịch vị loãng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh
hưởng làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ kéo dài thời gian phản ứng nên dẫn tới dễ bị tai nạn;
Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đôi so với lúc bình thường.
Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm cho
con người bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng. Thân nhiệt có thể lên cao tới 38
– 400C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở
nông.

 Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh


Vi khí hậu lạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy
tăng. Lạnh làm cho các cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt
sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất
hiện một số bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn
tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng cơ thể giảm.

 Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt


- Bức xạ nhiệt là những sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoai, tia sáng thường và tia
tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen nung nóng phát ra. Khi nung nóng tới 5000C chỉ
phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800 – 20000C còn phát ra tia sáng thường và tia tử

12
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
0
ngoại, nung nóng tiếp đến 3000 C lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều. Anh hưởng của bức
xạ nhiệt chủ yếu do tác dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại;
- Bức xạ nhiệt do tia tử ngoại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn, thường có trong tia lửa
hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang. Tia tử ngoại B thường xuất hiện trong các đèn thủy ngân,
lò hồ quang… Tia tử ngoại gây các bệnh về mắt như giảm thị lực, bỏng da, ung thư da. Còn
tia hồng ngoại có tác hại gây các bệnh giảm thị lực, đục nhân mắt;

2.5 TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT

2.5.1 Khái niệm về âm thanh và tiếng ồn

* Khái niệm : Người ta gọi tiếng ồn nói chung là những âm thanh gây khó chịu, quấy
rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người . Tiếng ồn có thể đặc trưng bằng các thông số vật
lý và sinh lý. Về mặt sinh lý, tiếng ồn được đặc trưng bởi độ cao, độ to, âm sắc và thời gian
tác dụng. Về mặt vật lý âm thanh là dao động sóng của môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao
động của các vật thể. Các đặc trưng cho sóng đàn hồi là tần số , bước sóng, vận tốc lan
truyền, biên độ và cường độ.
 Phân loại tiếng ồn theo nguồn

- Tiếng ồn cơ học:
Tiếng ồn cơ học sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận máy có khối
lượng không cân bằng. Tiếng ồn này càng lớn trong các kết cấu đã bị hỏng, mòn như ở các
máy móc cũ.

- Tiếng ồn va chạm:
Là tiếng ồn sinh ra do một số quá trình công nghệ trong những nguyên công rèn, dập, tán,
nắn…

- Tiếng ồn khí động:


Là tiếng ồn sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao như tiếng ồn ở luồng hơi động cơ
phản lực, trong máy nén hút không khí…

- Tiếng nổ hoặc xung:


Là tiếng ồn phát sinh ra khi động cơ đốt trong đang hoạt động

2.5.2 Tác hại của tiếng ồn

 Ảnh hưởng tiếng ồn đến hệ thần kinh trung ương:


Tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương,
gây ra các chứng rối loạn chức năng thần kinh, chứng nhức đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi.

13
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Nó còn làm cho con người ở trạng thái tâm thần không ổn định, bực bội, dễ nóng giận dẫn
đến những hành động không kiềm chế được. Trí nhớ bị giảm khi làm việc thường xuyên với
tiếng ồn. Tiếng ồn còn làm giảm sự tập trung chú ý khi làm việc dễ gây ra mệt mỏi, năng suất
lao động giảm, tai nạn lao động tăng.

 Đối với các cơ quan khác :

- Hệ tuần hoàn : tiếp xúc lâu với tiếng ồn có mức độ cao làm thay đổi trong hệ thống
tim mạch gây ra chứng tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, các mạch máu bị co thắt làm tăng
huyết áp.

- Hệ hô hấp : Làm nhịp thở không đều và nhanh.

- Hệ tiêu hoá : Làm rối loạn chức năng tiêu hoá là ăn chậm tiêu, giảm bớt sự tiết dịch
vị, sự co bóp bình thường của dạ dày bị ảnh hưởng, gây ra các chứng viêm, loét dạ dày.

- Đối với thị giác : Tiếng ồn còn làm cho mắt nhìn không rỏ, lầm lẫn màu sắc, không
phân biệt đúng khoảng cách xa, gần, diện tích nhìn màu đỏ bị thu hẹp, giảm sức nhìn trong
đêm, không tỉnh táo khi làm việc.

 Ảnh hưởng tới cơ quan thính giác


- Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy của tai giảm xuống do sự thích nghi của
thính giác. Khi rời khỏi môi trường ồn, đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm hồi phục lại rất nhanh
sau hai, ba phút. Nhưng tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi thính
giác xảy ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn trạng thái bình thường nữa gây ra các
bệnh lãng tai, bị điếc lúc nào không hay;
- Triệu chứng bệnh do tiếng ồn gây ra, ở giai đoạn đầu có cảm giác đau đầu và ù tai,
đôi khi gây chống mặt và buồn nôn.

2.6 RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

2.6.1 Khái niệm về rung động : Rung động là dao động cơ học của các vật thể đàn
hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hay do sự
thay đổi có tính chu kỳ hình dạng chúng có ở trạng thái tĩnh.
Ví dụ : Trong sản xuất người ta lợi dụng nguyên lý dao động để chế tạo ra các hệ thống
sàng, lọc bằng máy …

2.6.2 Tác hại của rung động đối với cơ thể con người

14
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên
độ càng lớn cường độ rung chuyển càng lớn gây ra sự lắc xóc càng mạnh. Sự lắc xóc gây ra
di lệch các cơ quan nội tạng như gan, lách …
- Nếu bị lắc xóc hoặc bị rung động kéo dài gây chấn động cơ quan tiên đình và làm rối
loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này. Hay gặp trong say sóng của tàu biển và máy
bay …
- Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cho cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức, dẫn
đến bị bệnh điếc nghề nghiệp;
- Rung động lâu ngày sẽ làm viêm các hệ thống xương khớp, nhất là các ổ khớp ở trên
và phía dưới bộ phận trực tiếp tiếp xúc với rung động;
- Đối vớ phụ nử, nếu làm việc trong điều kiện rung động nhiều gây di lệch tử cung dẫn
đến tình trạng vô sinh. Trong những tháng đầu của thai nghén dễ bị sẩy thai, những tháng
cuối nếu bị rung động lắc xóc nhiều dễ bị đẻ non.

2.7 CHẤT ĐỘC CÔNG NGHIỆP

2.7.1 Khái niệm về chất độc


Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể, dù với một liều lượng rất nhỏ cũng gây
nên những rối loạn các chức phận sinh lý bình thường của cơ thể.
Tùy theo đặc điểm của mỗi loại nghề nghiệp và tính chất của các dây chuyền sản xuất,
chất độc có thể ở khâu nguyên liệu như chì, xăng, benzen, thủy ngân … hoặc ở khâu thành
phẩm như thuốc trừ sâu, bột sơn chì … Ngay trong quá trình sản xuất, do sự kết hợp giữa
chất này và chất khác cũng thoát ra những chất độc như CO trong lò than cháy dở, khí SO2,
SH2 … trong công nghiệp chế biến cao su, khí Cl2 trong công nghiệp nhựa …

2.7.2 Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể người : Chất độc xâm nhập vào cơ
thể chủ yếu qua những đường sau đây:

 Đường hô hấp
Chất độc xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp chủ yếu và nguy hiểm nhất, có
90% trong tổng số các trường hợp trúng độc là do hít phải các chất độc trong không khí dưới
thể hơi nuớc, hơi khí hoặc bụi.

 Đường tiêu hoá


Chất độc xâm nhập theo đường tiêu hoá là do công nhân ăn, uống hoặc hút thuốc lá tại nơi
làm việc. Hoặc do công nhân không đeo khẩu trang, chất độc dưới dạng bụi bay vào miệng
rồi xâm nhập vào ống tiệu hoá. Nhiễm độc qua đường tiêu hoá thường ít nguy hiểm và đột

15
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
ngột hơn so với đường hô hấp. Vì khi qua gan được gan giữ lại để biến thành chất không độc
hoặc ít độc hơn. Tuy nhiên, nếu một liều lượng lớn chất độc xâm nhập vào đường tiêu hoá thì
vẫn gây ra nhiễm độc nghiêm trọng.

 Đường da
Những chất độc có khả năng hoà tan được lớp mỡ dưới da như xăng, benzen … đều có thể
xâm nhập vào cơ thể qua đường da. Thông thường chất độc qua đường da thông qua tuyến
nhờn và tuyến mồ hôi. Chất độc qua da cũng nguy hiểm và nhanh vì được thấm vào máu để
đi vào đại tuần hoàn chứ không qua gan. Diện tiếp xúc của da với chất càng lớn, da bị xây
xát hoặc bị viêm loét thì nhiễm độc càng nhanh.

2.7.3 Tác hại của chất độc đối với cơ thể

 Máu
Trường hợp nhiễm độc cấp tính chất độc có thể làm biến đổi tính chất của chất huyết
sắc tố và do đó làm trở ngạichức năng vận chuyển O2 và CO2 của máu như trong nhiễm độc
khí oxyt cácbon hoặc muối của axit nitơric … Hoặc chất độc có thể làm tan huyết gây ra
bệnh vàng da như trong nhiễm độc chất hydro acxênic … Trong trường hợp mãn tính như ức
chế tủy xương không sản xuất được hồng cầu gặp trong nhiễm độc benzen, chì …

 Tiêu hoá
Chất độc gây ra viêm gan biểu hiện ra lâm sàng như gan to, vàng da gặp trong nhiễm
độc phôtpho, nitrobenzen, hoặc gây ra cơn đau bụng trong nhiễm độc chì. Thông thường chất
độc qua đường tiêu hoá sẽ gây đi lỏng và viêm đường tiêu hoá …

 Hô hấp
Chất độc gây kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho, hắt hơi, xuất tiết nhiều
đờm gặp trong nhiễm độc khí clo axit clohyđric hoặc gây ra phù phổi cấp …

 Hệ thần kinh
Hầu hết các chất độc đều rất dễ mẫn cảm đối với thần kinh làm viêm dây thần kinh
hoặc gây ra các hội chứng về tinh thần như tinh thần sa sút, hưng phấn tinh thần, bệnh tinh
thần phân lập …

 Hệ tiết niệu
Chất độc làm cho viêm đường tiết niệu, đặc biệt rất dễ viêm thận, viêm bàng quang,
một số chất độc có thể gây ung thư bàng quang.

3. CÁCH BẢO VỆ VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

16
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
3.1 ĐỊNH NGHĨA
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác
động tới người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không
chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp cĩ thể phịng trnh được.

3.2 PHÂN LOẠI BỆNH NGHỀ NGHIỆP


21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi - silic
2. Bệnh bụi phổi atbet hay bệnh bụi phổi amiăng
3. Bệnh bụi phổi bông
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
4. Bệnh nhiễm độc mangan
5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
6. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
7.Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ
2 Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
4. Bệnh giảm áp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
1.Bệnh sạm da
2.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
Nhĩm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh lao nghề nghiệp

17
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
2. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp
3. Bệnh do leptospira nghề nghiệp
Đối với mỗi loại bệnh chúng ta có các biện pháp xử lý riệng cho từng trường hợp cụ
thể.
Nghề quản trị mạng cũng chịu tác động các bệnh nghề nghiệp như các nghề khác do
vậy việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tăng cường thể lực, sức khoẻ cho cơ thể là biện
pháp an toàn nhất để phòng chống các bệnh nghề nghiệp trước khi có sự can thiệp về mặt y
học. Mỗi ngày dành cho mình 15 đến 30 phút rèn luyện cơ thể, tạo cho mình không khí thoải
mái khi làm việc và có sức khỏe chống lại các bệnh tật.

4. CẤP CỨU KHI BỊ ĐỘC, BỎNG

4.1 CẤP CỨU KHI BỊ ĐỘC


Thông thường nạn nhân bị nhiễm độc là trẻ em thường do tò mò dính vào các mối
nguy hiểm về chất bị ngộ độc. Các trường hợp đó rất nguy hiểm vì vậy cần kịp thời sơ cứu.
Người lớn bị xử lý cũng như bình thường, chỉ khác ở giai đoạn hô hấp. Sử dụng phương pháp
hô hấp nằm ngửa và hô hấp nằm sấp.
Nguyên nhân :
Các bệnh nhân vô tình bị vào các mối nguy hiểm nên dễ bị ngộ độc bởi các chất tẩy
rửa, thuốc sâu, một số thảo mộc và nấm có độc…
Triệu chứng :
Triệu chứng khi bị ngộ độc còn tuỳ thuộc vào các loại chất độc bé đã nuốt phải và có
các biểu hiện sau:
- Đau bụng.
- Ói mửa.
- Triệu chứng bị choáng.
- Co giật.
- Mơ màng, không tỉnh táo.
- Bất tỉnh.
- Có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt, nạn nhân đã nuốt phải một loại chất
độc ăn mòn.
- Có chất độc hay bình, lọ đựng chất độc ở bên cạnh nạn nhân.
Cách chữa trị :

Bước 1: Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, bạn hãy kiểm tra xem nạn nhân có còn thở hay
không.

18
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Nếu nạn nhân ngưng thở, hãy thực hiện hơ hấp nhân tạo cho nạn nhân.

Đối với em bé
- Đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Bảo đảm khí quản vẫn còn thông, bằng
cách nâng cằm bé lên và ngửa đầu bé ra sau một chút;
Nếu lồng ngực bé không nhô lên, chắc hẳn là có vật đã làm bé tắc khí quản, hãy chữa
trị nghẹt thở cho bé bằng phương pháp làm thông khí quản như trên. Nếu lồng ngực em bé
nhô lên, hãy rời miệng khỏi mặt em bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống. Hà hơi lại 2 lần
nhanh, nhẹ, rồi kiểm tra nhịp đập tim em bé;
- Áp sát môi bạn vào miệng và mũi em bé, hà hơi ra nhẹ nhàng vào phổi bé cho đến
khi nào thấy lồng ngực của bé nhô lên;
- Hy rời miệng khỏi mặt bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống.

Đổi với trẻ lớn hơn


- Đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Dùng hai ngón tay nâng cằm trẻ lên và
ngả đầu trẻ ra phía sau. Lấy hết những vật cản trong miệng trẻ ra.
Nếu lồng ngực trẻ không nhô lên, chắc hẳn có vật gì làm tắc khí quản. Nếu lồng ngực nhô
lên, bạn hãy rời miệng khỏi mặt bé và để lồng ngực xẹp xuống. Hà hơi lại 2 lần nhanh và
nhẹ, rồi kiểm tra nhịp đập tim của trẻ.
- Bịt mũi bé lại. Áp sát môi bạn lên miệng trẻ, hà hơi vào phổi trẻ cho đến khi thấy
lồng ngực của bé nhô lên. Nếu cháu còn quá nhỏ, bạn hãy áp môi bạn lên miệng và mũi cháu
giống như đối với một em bé.
- Rời miệng bạn ra khỏi mặt cháu và để cho lồng ngực xẹp xuống. Vẫn bịt mũi cháu.
Chú ý: Trước tiên, phải lau mặt cho trẻ hoặc đặt một tấm vải lên miệng bé và hà hơi qua vải
để tránh bị nhiễm chất độc vào miệng bạn.
- Nếu bé vẫn còn thở: hãy đặt bé nằm trong tư thế hồi phục.
Tư thế hồi phục:
 Đối với bé dưới 2 tuổi: Bạn nên bế bé trên tay và hơi ngả đầu bé ra sau một chút để
tránh làm nghẹt khí quản.
 Đối với trẻ trên 2 tuổi:
- Nếu trẻ đang nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, hãy quỳ gối cạnh trẻ. Kéo 2 chân trẻ ra và
đặt cánh tay của trẻ gần người bạn vào một góc thích hợp, thân người với khuỷ tay của trẻ
được gập lại.
- Vắt cánh tay còn lại lên ngang ngực và chạm lòng bàn tay của trẻ vào mặt trẻ.
- Tiếp tục giữ trẻ ép vào má như vậy, nắm chặt đùi của trẻ phía xa người bạn nhất và kéo

19
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
đầu gối của trẻ lên. Giữ cho lòng bàn chân trẻ chạm hết trên đất và đặt nó ngang với đầu gối
của chân kia.
- Lăn trẻ vào tư thế nằm yên với đầu gối gập lại và đầu tựa trên tay trẻ. Hãy lấy áo hoặc
chăn đắp cho trẻ để giữ ấm. Đưa cháu vào phòng kín càng sớm càng tốt để tránh bị cảm
lạnh.

Bước 2: Nếu thấy nạn nhân có dấu hiệu bị bỏng quanh miệng hay nghi ngờ nạn nhân
đã nuốt phải bất kỳ hóa chất no đó, bạn hãy lấy nước rửa da và môi cho nạn nhân. Nếu nạn
nhân còn tỉnh, hãy cho uống sữa hay nước.

Bước 3: Hãy cố gắng tìm hiểu xem nạn nhân đã ăn hoặc uống phải thứ gì, liều lượng
bao nhiêu và nguồn gốc của các chất ấy. Bạn hãy cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần
thiết, mẫu chất độc, bình đựng chất độc… để dễ tìm cách chữa trị.

Bước 4: Nếu nạn nhân nôn mửa, bạn hãy giữ lấy mẫu những thứ nôn mửa để đưa cho
bác sĩ, nhưng không nên cố làm cho nạn nhân nôn mửa.

4.2 CẤP CỨU KHI BỊ BỎNG


Bỏng do nhiệt thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện,
kim loại nóng chảy…) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước
nóng…).
Bỏng do dòng điện chia thành 2 nhóm: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (<1000V)
và do luồng điện có hiệu điện thế cao (>1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có
hiệu điện thế cao.
Bỏng do hóa chất gồm các chất oxy hóa, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây độc
cho bào tương, chất làm khô, chất làm rộp da… Trong thực tế lâm sàng chia thành 2 nhóm:
nhóm acid và nhóm chất kiềm. Bỏng do vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do
chất kiềm. Bỏng do các bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia laser.
Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay một phút bất cẩn cũng có thể
gây ra bỏng. Có nhiều cấp độ gây bỏng. Tùy từng mức độ nặng nhẹ. Để có cách xử trí kịp
thời, tránh làm thương tổn nặng cho người bệnh. Các cấp độ bỏng bao gồm :
20
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Bỏng được chia làm 3 cấp độ
Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để
lại vết sẹo.
Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng
nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:
- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu
điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở
vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng,
nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để
lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ,
có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để
cấp cứu kịp thời.

Lâm sàng:
Có nhiều cách tính diện tích bỏng, trong thực tế lâm sàng, để dễ nhớ, dễ tính, thường
kết hợp các cách sau:
- Phương pháp con số 9: đầu mặt cổ 9%, 1 chi trên 9%, ngực bụng 18%, lưng 18%, 1
chi dưới 18%, bộ phận sinh dục và tầng sinh môn 1%.
- Phương pháp dùng bàn tay ướm (bàn tay người bị bỏng): tương ứng với 1% hoặc
1,25% diện tích cơ thể người đó.
- Phương pháp tính theo con số 1, 3, 6, 9, 18: diện tích khoảng 1%: gan bàn tay (hoặc
mu), cổ, gáy, tầng sinh môn – sinh dục ngoài; diện tích khoảng 3%: bàn chân, da mặt, da đầu,
cẳng tay, cánh tay, mông (một); diện tích khoảng 6%: cẳng chân, 2 mông; diện tích khoảng
9%: đùi, chi trên; diện tích khoảng 18%: chi dưới, lưng – mông, ngực – bụng.

Xử trí:
Phương pháp sơ cứu khẩn cấp
Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy
ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không
sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
Những trường hợp bỏng nhẹ có thể sơ cứu tại nhà, theo kinh nghiệm dân gian thường bôi
nước mắm, xát muối, kem đánh răng, trườm đá... Nhưng, trên thực tế đây lại là phương pháp
hoàn toàn phản khoa học vì làm bệnh nhân đau đớn hơn.

21
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay,
que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ
thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây
nguy hiểm đến tính mạng.
Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong
nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.
Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử
lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Biện pháp cụ thể như sau :


- Khi bị bỏng, cần tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng (dập lửa, cắt cầu
dao điện…). Ngay sau khi bị bỏng, ngâm vùng ngay vào nước lạnh (16-20oC hoặc dưới vòi
nước chảy từ 20-30′. Nếu chậm ngâm lạnh, sẽ ít tác dụng. Nếu bỏng do hóa chất thì phải rửa
các hóa chất bằng nước và chất trung hòa. Bǎng ép vừa phải các vết thương bỏng để hạn chế
phù nề, thoát dịch huyết tương. Cho uống nước chè nóng, nước đường, Oresol…, thuốc giảm
đau, ủ ấm nếu trời rét. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm gây thêm đau;
- Đối với bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt: rửa mắt nhiều lần bằng nước
lạnh sạch, vô khuẩn và gửi đến chuyên khoa mắt;
- Cần chẩn đoán sớm diện bỏng và độ sâu của bỏng để xử trí phù hợp. Có thể dùng chỉ
số Frank để tiên lượng bỏng: cứ 1% diện bỏng nông là 1 đơn vị, 1% diện bỏng sâu là 3 đơn
vị. Khi chỉ số Frank từ 30-70 là sốc nhẹ, từ 70-100: sốc vừa, trên 110: sốc nặng và rất nặng.
Đối với trẻ em và người già dù diện bỏng không lớn (<10% diện tích cơ thể), vẫn có thể xuất
hiện các rối loạn bệnh lý của bệnh bỏng. Với phụ nữ có thai cần theo dõi thai nhi, khám sản
khoa và chuyển ngay đến chuyên khoa bỏng;
- Điều trị sốc bỏng ở bệnh viện cơ sở cần tiến hành ở buồng hồi sức cấp cứu. Phục hồi
kịp thời và đủ khối lượng máu lưu hành hữu hiệu bằng cách truyền dịch theo đường tĩnh
mạch (dịch keo, dịch điện giải, huyết thanh ngọt đẳng trương). Có thể dùng cách tính: dịch
mặn đẳng trương 1ml x kg thể trọng x diện bỏng %; dịch keo 1ml x kg thể trọng x thể trọng x
diện bỏng % và cộng với 2000ml dịch glucose 5%;
Cách tính thuận lợi cho ứng dụng lâm sàng: trong 24 giờ đầu lượng dich truyền chữa
sốc bỏng không quá 10% thể trọng. Liều truyền trong 8 giờ đầu từ 1/2-1/3 liều, 16 giờ sau:
1/3-1/2 liều. Trong ngày thứ 2 và thứ 3 (nếu cồn sốc), lượng dịch truyền chữa sốc bỏng
không quá 5% thể trọng bệnh nhân (cho mỗi ngày);

22
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Nếu vô hiệu, dùng thuốc lợi niệu lasix, manitol, nếu bị toan chuyển hóa, dùng dung
dịch kiềm natri bicarbonat;
Sau khi thoát sốc, điều trị toàn thân, chống nhiễm độc bỏng cấp, dự phòng và điều trị
nhiễm khuẩn tại vết bỏng và toàn thân, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể bằng truyền máu,
dùng kháng sinh, nuôi dưỡng, dự phòng và điều trị các biến chứng;
- Tại vết bỏng: bỏng nông: dùng thuốc tạo màng (cao vỏ xoan trà, lá sim, sến, tràm, củ
nâu…) sau khi làm vô khuẩn. Nếu bỏng sâu, từ tuần thứ 2 dùng thuốc rụng hoại tử, dung
dịch kháng khuẩn, khi có mô hạt mổ ghép da các loại, dùng thêm bǎng sinh học, da nhân tạo
nếu bỏng sâu, diện rộng. Với bỏng sâu, diện không lớn mà trạng thái cơ thể bệnh nhân tốt, có
thể mổ cắt bỏ hoại tử và ghép da sớm ở các cơ sở chuyên khoa;
- Với các di chứng bỏng (sẹo xấu, sẹo dính, sẹo lồi, sẹo co kéo, loét lâu liền…) cần
được điều trị sớm bằng phẫu thuật tạo hình để phục hồi chức nǎng và thẩm mỹ. Các sẹo bỏng
nứt nẻ, loét nhiễm khuẩn kéo dài cần được mổ ghép da để tránh bị ung thư da trên nền sẹo
bỏng;

23
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 3 : KỸ THUẬT AN TOÀN
Mục tiêu:
- Trình bày được các yếu tố và nguyên nhân gây ra tai nạn.
- Thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu của kỹ thuật an toàn.
1. KHÁI NIỆM

1.1 KHÁI NIỆM KỸ THUẬT AN TOÀN

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để
đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với
người lao động, trong quá trình lao động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ
chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng.

1.2 NHIỆM VỤ CÔNG TÁC KỸ THUẬT AN TOÀN


Đưa ra các phương pháp đề phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân
trong quá trình sản xuất;
Thực hiện các chế độ vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân, bệnh nghề nghiệp, giám định
khả năng lao động của người lao động trong sản xuất;
Quy định biện pháp cải thiện điều kiện lao động, để phòng tai nạn lao động và các chấn
thương trong sản xuất;
Đưa ra cách thực hiện đúng qui trình ,đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của máy gia
công cũng như sản phẩm và dụng cụ gia công trong sản xuất.

1.3 MỤC TIÊU CÔNG TÁC KỸ THUẬT AN TOÀN


Làm cho người lao động có thể yên tâm trong công tác an toàn trong tiếp xúc với máy
móc;
Không để sẩy ra tai nạn trong sản xuất cho con người và máy móc thiết bị ;
Làm cho người lao động phải thực hiện đúng nguyên tắc và qui định đề ra với công
tác vận hành máy móc và qui trình sản xuất;
Người lao động phải thực hiện mọi công tác bảo hộ với thân thể máy móc.

1.4 KHÁI NIỆM VÙNG NGUY HIỂM

Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó có các nhân tố nguy hiểm đối với sự sống
và sức khỏe của con người xuất hiện, tác dụng một cách thường xuyên, chu kỳ hay bất ngờ.

2. CÁC YẾU TỐ VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN

2.1 CÁC YẾU TỐ

24
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Các bộ phận và cơ cấu chuyển động của máy
Tại những nơi làm việc của cơ cấu truyền động như ở bộ truyền bánh răng, puli dây đai,
các bộ phận quay trịn với vận tốc cao như mâm cặp máy tiện, trục chính máy khoan. Các bộ
phận tịnh tiến của đầu máy bào, chày dập, búa máy… cũng hình thành những vng nguy hiểm.

Các mảnh dụng cụ hay vật liệu gia công văng ra


Khi gia công chi tiết trên máy cắt kim loại, máy gia công gổ, khi đập các vật liệu. Tại
vùng làm việc thường bắn ra các mẩu vật liệu, các mảnh dụng cụ và có khi cả chi tiết gia
công nữa. Các mảnh vật liệu và dụng cụ nói trên văng ra đôi khi có động năng lớn, bay đi
khá xa có thể gây nên chấn thương trầm trọng và có thể gây chết người .

Các yếu tố nhiệt


Vùng nguy hiểm này xuất hiện ở các máy đúc, lò rèn, lò nung, lò hơi… khi kim loại đang
nóng chảy tiếp xúc nhanh với nước, khí ẩm, các vật lạnh… có thể gây nổ làm bắn tung kim
loại đi xa. Khi rót kim loại vào khuôn nếu thoát khí không đủ, tiết diện thoát hơi thiếu, khuôn
quá ẩm có thể gây nổ, vỡ khuôn;
Đúc theo phương pháp ly tâm, đúc áp lực có thể xảy ra sự bắn tung kim loại lỏng do rót
quá nhiều vào khuôn quay, hay kim loại lỏng phun ra ở các mặt phân khuôn không kín. Gia
công áp lực dập nóng, rèn kim loại các mẫu kim loại nóng văng ra gây bỏng hoặc chấn
thương.

Nguy hiểm điện


Khi người tiếp xúc vào mạng điện, sẽ có một dòng điện chạy qua người và con người chịu
tác dụng của dòng điện. Tuỳ theo mức điện áp đặt vào mà con người bị điện giật, gây chấn
thương hoặc chết người.

Bụi công nghiệp


Bụi công nghiệp hình thành trong khi đập nát các vật rắn và cũng do sự tập trung các
loại bụi nhỏ từ hơi, khói sinh ra trong quá trình nung chảy, đốt cháy …
Bụi có tác hại nhiều đến cơ thể con người. Ngoài tác hại về mặt sinh lý, bụi còn là
nguyên nhân gây trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tai nạn. Chẳng hạn bụi có thể là nguyên nhân
gây ra đau mắt, bụi dẫn điện khi bám vào thiết bị điện gây ra sự truyền điện ra các bộ phận
vốn không mang điện, hoặc gây ra hiện tượng ngắn mạch. Trong các điều kiện xác định, bụi
còn gây ra cháy nổ.

2.2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG :


Các nguyện nhân kỹ thuật

25
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Quá trình công nghệ có nhân tố nguy hiểm : có khí độc, có bụi, phoi, có hơi khí dễ
cháy nổ, trèo cao, phải làm việc gần nơi có điện áp nguy hiểm;
- Thiếu cơ cấu che chắn các bộ phận truyền động;
- Thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng;
- Không thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc kỹ thuật an tòan;
- Không tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá những nơi cần thiết. Chẳng hạn khi cần phải
thường xuyên quấy trộn các chất độc, cần đưa vật liệu vào lò nóng và lấy ra …
- Dụng cụ, phòng hộ cá nhân bị hỏng hoặc không thích hợp.

Các nguyên nhân về tổ chức


- Bố trí lao động tại chổ làm việc không thích hợp. Thí dụ : chổ làm việc quá đông, máy
đặt sát nhau;
- Lắp đặt thiết bị sản xuất không hợp lý. Thí dụ : sự cố xảy ra trên máy này gây nguy
hiểm cho công nhân máy khác;
- Bố trí đường đi, tổ chức đi lại và vận chuyển chưa hợp lý. Thí dụ : đường đi chật hẹp,
gồ ghề, các đường vận chuyển chủ yếu trong xí nghiệp cắt nhau;
- Không trang bị cho công nhân những dụng cụ phòng hộ cần thiết như công nhân hàn
không có dày da, găng tay, kính bảo hộ, công nhân làm việc trên cao không có dây da an
toàn;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục công tác bảo hộ lao động kém như không có nội quy
an toàn treo trên máy, không tổ chức các lớp bồi dưỡng về an toàn.

Các nguyên nhân về vệ sinh


- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp;
- Không khí trong gian sản xuất có bụi, hơi, khí độc (do thiết bị công nghệ, bình chứa
không kín …);
- Điều kiện vi khí hậu trong gian sản xuất không đúng tiêu chuẩn quy định (như nóng
quá, quạt với tốc độ quá cao …);
- Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý ( như ánh sáng quá ít, hoặc quá nhiều …);
- Rung động và tiếng ồn nhiều. Các máy rung động mạnh không được cách ly hoặc khử
rung;
- Biện pháp phòng hộ cá nhân chưa tốt;
- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân.

3. NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA KỸ THUẬT AN TOÀN

3.1 BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐỐI VỚI BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

26
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư
thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy…
- Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác, xúc giác….
- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.

3.2 THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHE CHẮN AN TOÀN


Mục đích của thiết bị che chắn an toàn là cách li các vùng nguy hiểm đối với người
lao động như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể
rơi, ngã.

Yêu cầu đối với thiết bị che chắn là :


- Ngăn ngừa được các tác động xấu, nguy hiểm gây ra trong quá trình sản xuất;
- Không gây trở ngại, khó chịu cho người lao động;
- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất thiết bị.

3.3 SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ CƠ CẤU PHÒNG NGỪA


Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là để ngăn chặn các tác động xấu do
sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố lan rộng. Sự cố gây ra có thể do
sự quá tải (về áp suất, nhiệt độ, điện áp…) hoặc do các hư hỏng ngẫu nhiên của các chi tiết,
phần tử của thiết bị;
Nhiệm vụ của thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là phải tự động loại trừ nguy cơ sự cố
hoặc tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn qui định;
Thiết bị phòng ngừa chỉ làm việc tốt khi đã tính tóan đúng ở khâu thiết kế, chế tạo và
nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các qui định về kỹ thuật an toàn.

Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa :


- Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại
dưới giới hạn qui định như van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt…
- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt
cắm…

3.4 SỬ DỤNG CÁC DẤU HIỆU, TÍN HIỆU AN TOÀN

Tín hiệu an toàn nhằm mục đích:


- Báo trước cho người lao động những nguy hiểm có thể xảy ra;
- Hướng dẫn các thao tác cần thiết;

27
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Nhận biết qui định về kỹ thuật và an toàn qua các dấu hiệu qui ước về màu sắc, hình
vẽ (biển bo chỉ đường…).

Tín hiệu an tồn có thể dùng :


- Ánh sáng, màu sắc.
- Âm thanh : còi chuông…
- Màu sơn, hình vẽ, chữ.
- Đồng hồ, dụng cụ đo lường.
Yêu cầu đối với tín hiệu an tồn :
- Dễ nhận biết.
- Độ tin cậy cao, ít nhầm lẫn.
- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu
của tiu chuẩn hố.

3.5 ĐẢM BẢO KHOẢNG CÁCH AN TOÀN VÀ KÍCH THƯỚC AN TOÀN


Khoảng cách an tòan là là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và các
phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động
xấu của các yếu tố sản xuất như khoảng cách giữa đường dây dẫn điện đến người, khoảng
cách an toàn khi nổ mìn, khoảng cách giữa các máy móc, khoảng cách trong chặt cây, kéo
gỗ, khoảng cách an tòan về phóng xạ…
Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà qui định các
khoảng cách an toàn khác nhau..

3.6 THỰC HIỆN CƠ KHÍ HÓA, TỰ ĐỘNG HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA


Đó là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại.
Các trang thiết bị cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa thay thế con người thực hiện
các thao tác từ xa, trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, đồng thời nâng cao được năng suất
lao động.

3.7 TRANG BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN


Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp bảo vệ bổ sung, hỗ trợ nhưng có vai
trị rất quan trọng khi các biện pháp bảo vệ khác vẫn không đảm bảo an toàn cho người lao
động, nhất là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu.
Các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân có thể bao gồm :
- Trang bị bảo vệ mắt :các loại kính bảo vệ khác nhau;
- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: mặt nạ, khẩu trang, bình thở…

28
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác nhằm ngăn ngừa tiếng ồn như nút bịt tai, bao áp
tai…
- Trang bị bảo vệ đầu, chân tay : các loại mũ, giày, bao tay..
- Quần áo bảo hộ lao động : bảo vệ người lao động khỏi các tác động về nhiệt, về hóa
chất, về phóng xạ, áp suất…
Trang bị phương tiện cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng nhà nước,
việc cấp phát, sử dụng phải theo qui định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến
hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ
theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng.

3.8 THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM DỰ PHÒNG THIẾT BỊ


Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy móc, thiết bị, công trình, các bộ phận của
chúng là biện pháp an toàn nhất thiết trước khi đưa chúng vào sử dụng. Mục đích của kiểm
nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền, độ tin cậy
để quyết định có đưa thiết bị vào sử dụng hay không. Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành
định kỳ, hoặc sau những kỳ sữa chữa, bảo dưỡng.

4. CẤP CỨU KHI BỊ CHẤN THƯƠNG

Nguyên tắc chung khi cấp cứu chấn thương là phải chống choáng, chống chảy máu các vết
thương và chống nhiễm trùng các vết thương.

4.1 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG NHỎ


Những vết thương nhỏ thường do va đập, mảnh văng hoặc do kẹt vào khe máy, các ổ
chuyển động lôi tay chân vào;
Trước hết cần phải giữ sạch sẽ vết thương ngay từ đầu để khỏi bị biến chứng như viêm
tấy hoặc nguy hiểm hơn nhiễm trùng máu, nhiễm trùng uốn ván … có thể nguy hiểm đến tính
mạng;
Tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước lã hay bằng xăng vì càng làm nhiễm trùng
thêm. Không sờ mó vào vết thương hoặc buộc vết thương bằng vải khăn bẩn..
Nếu vết thương có mảnh kim loại hoặc một vật gì khác phải dùng kim đã được sát trùng
để lấy ra. Rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát sát trùng, đặt gạc bông sạch và băng lại vết
thương.

4.2 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU NHIỀU


Vết thương chảy máu vừa, sau khi rửa sạch da xung quanh lấy gạc đã khử trùng đặt lên
vết thương rồi băng chặt rồi đưa nạn nhân đến cơ quan y tế;

29
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Nếu vết thương chảy máu thành tia hay từng đợt do mạch máu bị đứt thì phải buộc
garơ, dây garơ phải đặt ngay phía trên vết thương. Sau đó phải đưa nạn nhân đến cơ quan y tế
gần nhất càng sớm càng tốt. Trong khi chuyển nạn nhân cứ nửa giờ phải nới garơ ra khoảng
10 – 15 giây xong lại buộc lại;
Trong khi vận chuyển nạn nhân phải để đầu thấp, người đi theo phải mang theo phiếu
ghi giờ buộc garô lúc đầu và các giờ mở buộc garô.

4.3 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG GÃY XƯƠNG


Khi gặp một vết thương gãy xương không nên lơi kéo chi bị gãy, hoặc cởi quần áo… sẽ
làm chi xương gãy bị kích động mạnh và gây ra đau đớn. Tuyệt đối không chuyển nạn nhân
bằng võng hoặc bằng cách cõng, vác, bế nạn nhân;
Phải để nạn nhân nằm yên giữ nguyên chi bị gãy, đặt nạn nhân lên cáng thẳng hoặc lên
giường phẳng vận chuyển hết sức nhẹ nhàng quần áo để nguyên, nếu cần thiết thì lấy kéo cắt
hoặc tháo đường chỉ để gỡ quần áo ra. Nếu chỗ xương bị gãy cõ rách da thịt và chảy máu thì
phải rửa sạch vết thương và băng bó lại. Nếu vết thương chảy máu nhiều thì xử lý như một
vết thương chảy máu. Để giữ cho chỗ xương gãy không bị đau đớn hoặc di lệch, khi vận
chuyển lấy hai thanh tre và dây mềm buộc ghép chân tay bị gãy cho thẳng ra;
Đối với vết thương gãy xương sau khi sơ cứu phải chuyển ngay đến cơ quan y tế.

Sơ đồ cấp cứu nạn nhân

30
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin

31
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Cầm máu cho nạn nhân

Cầm máu:
Khi nạn nhân bị chảy máu quá nhiều, nếu không can thiệp kịp thời thì tính mạng nạn
nhân sẽ bị đe doạ. Chúng ta phải tiến hành cầm máu ngay lập tức bằng cách ấn tay trực tiếp
vào chỗ có máu chảy, nếu có thể thì nên đi găng tay.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy mặc dù đã cầm máu trực tiếp hoặc là không thể tiến hành
ấn tay trực tiếp vô vết thương vì vết thương có kèm dị vật, cần tiến hành cầm máu bằng cách
ấn điểm cầm máu.
Trong trường hợp người cứu hộ chỉ có một mình để sơ cấp cứu, hoặc trong trường hợp
có nhiều nạn nhân cần được sơ cấp cứu và việc tiến hành ấn điểm cầm máu không hiệu quả,
thì việc ấn điểm cầm máu được thay bằng băng garô. Băng garô thực hiện với một miếng
băng vải dài rộng ở cánh tay và đùi nạn nhân.

32
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 4 : KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ MẠNG
Mục tiêu:
- Trình bày được các nguyên tắc an toàn về điện.
- Trình bày được các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Sơ cứu khi bị điện giật.
- Thực hiện tốt cách bảo quản thiết bị.
1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

1.1 ĐIỆN TRỞ NGƯỜI


Con người khi nối vào mạng điện cũng coi như một điện trở. Thực ra các bộ phận của
cơ thể có điện trở suất khác nhau. Máu và hệ thống thần kinh có điện trở suất nhỏ, lớp da
sừng bao bọc cơ thể có điện trở suất lớn. Nếu dòng điện đi qua những bộ phận có điện trở
suất nhỏ, da mỏng với con đường ngắn nhất thì điện trở của người nhỏ. Điện trở của người
còn phụ thuộc vào tình trạng mặt da, diện tích và áp suất tiếp xúc, trị số dòng điện, thời gian
tiếp xúc và điện áp của dòng điện;
Nếu mặt da ẩm ướt, bị bẩn, xây xước thì điện trở càng nhỏ. Điện trở của người tỷ lệ
nghịch với diện tích tiếp xúc và tỷ lệ thuận với áp suất tiếp xúc. Điện trở người khi da khô
ráo, không bị tổn thương có thể đạt tới 100.000(), còn khi da ẩm mặt da bị tổn thương điện
trở người giảm xuống từ 600 – 800().

1.2 TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Tác dụng của dịng điện đối với cơ thể con người có thể chia làm hai loại: chấn thương
điện và bị điện giật :

Tác dụng kích thích


Đặc điểm của tác dụng này là ban đầu dịng điện đi qua người tương đối bé (25 – 100
mA) điện áp đặt vào người không lớn lắm, thời gian dòng điện đi qua người không lớn lắm
(độ vài giây). Lúc mới chạm vào điện, điện trở của người còn lớn, nên dòng điện qua người
nhỏ, tác dụng của điện chỉ làm bắp thịt tay, ngón tay co quắp lại. Nếu nạn nhân không rời
khỏi vật mang điện, điện trở của người dần dần giảm xuống, cường độ dòng điện tăng lên,
hiện tượng co quắp càng tăng. Lúc này rất nguy hiểm vì con người không thể điều khiển các
cơ nữa và không còn khả năng tách rời khỏi vật mang điện, dẫn đến làm tê liệt tuần hoàn và
hô hấp. Nếu không được cứu chữa kịp thời do thiếu oxy, tim sẽ ngừng đập.
Tác động đến hệ thần kinh trung ương, dòng điện gây nên triệu chứng xốc điện. Với
triệu chứng xốc điện nạn nhân có thể phản ứng mạnh lúc đầu nhưng sau đó các cảm giác dần
dần bị tê liệt, nạn nhân chuyển dần sang trạng thái mê man rồi chết.

33
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Tác dụng gây chấn thương
Đối với những điện áp cao (  6 KV) , khi người tiếp xúc với nguồn điện này sẽ bị chấn
thương. Tuy vậy tai nạn gây chấn thương do điện thường ít xảy ra vì : Đối với điện áp cao
luôn có biển báo hiệu và hàng rào an toàn bảo vệ. Khi người đến gần vật mang điện tuy chưa
chạm phải, nhưng điện áp cao sinh ra hồ quang điện, mà dòng điện qua hồ quang chạy qua
người khá lớn . Nhưng do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, con người lập tức tránh xa
vật mang điện. Kết quả là hồ quang sẽ chuyển qua vật có nối đất gần đó, nên dòng điện qua
người xảy ra trong thời gian rất ngắn tác dụng kích thích ít không đưa đến tê liệt tuần hoàn,
hô hấp, nhưng nạn nhân có thể bị thương tích bên ngoài do sự đốt phá bởi hồ quang điện. Nó
tạo nên sự hủy diệt lớp da ngoài, đôi khi sâu hơn nữa, có thể hủy diệt các cơ bắp, lớp mỡ, gân
và xương. Nếu như sự đốt cháy bởi hồ quang xảy ra trong một diện tích khá rộng trên người
có thể dẫn đến tử vong.

1.3 DÒNG ĐIỆN ĐI TRONG ĐẤT


Khi một phần tử mang điện chạm vào đất thì điện sẽ truyền vào đất. Giả thiết đất là
đồng nhất và đẳng hướng thì dòng điện tản trong đất sẽ đều tại mọi điểm cách điểm chạm đất
một khoảng cách bằng nhau.
- Khi người đi trong khu vực có điện truyền trong đất thì hiệu điện thế giữa hai chân
người sẽ gây ra điện áp bước;
- Khi người đứng trong khu vực có điện tản, lại trực tiếp tiếp xúc vào vật mang điện thì
hiệu điện thế giữa tay và chân sẽ gây ra điện áp tiếp xúc đặt vào người;
U tx
- Trong trường hợp này dòng điện qua người sẽ là : I ng 
Rng

Trong đó Utx : điện áp tiếp xúc


Rng : điện trở người

1.4 ĐIỆN ÁP AN TOÀN


Tùy theo loại xí nghiệp mà người ta quy định điện áp cho phép đối với các thiết bị điện
cầm tay gọi là điện áp an toàn. Điện áp an toàn là điện áp khi người tiếp xúc vào bộ phận
mang điện, dòng điện đi qua người cũng không đạt đến trị số nguy hiểm.
Theo quy định an toàn, đối với xí nghiệp ít nguy hiểm cho phép sử dụng điện áp của
các dụng cụ điện cầm tay không quá 65V, đối với xí nghiệp nguy hiểm cho phép sử dụng
điện áp của các dụng cụ điện cầm tay không quá 36V, còn đối với xí nghiệp đặc biệt nguy
hiểm điện áp của các dụng cụ điện cầm tay không qúa12V.

34
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
2. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

2.1. NGUYÊN TẮC VỀ AN TOÀN ĐIỆN

2.1.1 Nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện


- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Khoảng cách bảo vệ an toàn lới điện cao áp
Điện áp Đến 22kV 35Kv 66 -110kV 220kV 500kV
Dây Dây Dây Dây
Loại dây bọc trần trần trần Dây trần
Khoảng cách
an toàn chiều 1 2 1,5 3 4 6 7
rộng (mt)

Điện áp Đến 35kV 66-110kV 220kV 500kV


Khoảng cách an
toàn thẳng đứng 2 3 4 6
(mt)

2.1.2 NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬA CHỮA ĐIỆN


- Phải cắt nguồn điện trước khi sửa chữa
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện khi sửa chữa điện

2.2. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN


2.2.1 Biện pháp tổ chức

 Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ


Những người phục vụ các thiết bị điện phải có tuổi từ 18 trở lên đủ sức khoẻ (qua kiểm tra
xác nhận của y tế) và có hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu biết về thiết bị, đọc sơ đồ mạch điện.
Phải hiểu biết và có khả năng ứng dụng các quy định về an toàn điện, biết cấp cứu người khi
bị điện giật.

 Tổ chức làm việc

35
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Khi sửa chữa thiết bị điện hoặc các phần có mang điện, công nhân đều phải có phiếu giao
nhiệm vụ, trên phiếu có ghi rõ loại thiết bị, đặc tính công việc, địa điểm thời gian, bậc thợ,
điều kiện an toàn mà tổ phải hoàn thành trách nhiệm. Người chỉ huy tổ mới có quyền ra lệnh
trực tiếp làm việc, sau khi đã hướng dẫn công nhân tại chổ theo phiếu giao nhận nhiệm vụ và
các thành viên trong tổ phải ký vào rồi mới tiến hành sửa chữa.

 Kiểm tra thời gian làm việc


Tất cả các công việc tiếp xúc với mạng điện, cần có ít nhất là 02 người, một người thực
hiện công tác, một người theo di chủ yếu đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật an tòa cho người
hoạt động. Thông thường người theo di an toàn và kiểm tra công việc là người chỉ huy hoặc
lãnh đạo công tác. Nếu công việc quá phức tạp thì có thể người thực hiện là người có trình độ
tay nghề cao. Trong thời gian làm việc, người theo di không làm một công việc gì khác ngồi
nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra để đảm bảo an toàn.

2.4 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

2.4.1 Chống chạm vào các bộ phận mang điện


Để đề phòng người tiếp xúc vào các bộ phận mang điện, cách điện là một biện pháp an
toàn quan trọng nhất để bảo vệ không cho điện rỉ ra vỏ máy gây nguy hiểm cho người khi sử
dụng, cũng như tránh truyền điện giữa các pha gây ra ngắn mạch. Sự cách điện được đặc
trưng bởi điện trở cách điện. Cần kiểm tra sự cách điện giữa các pha với nhau và giữa pha
với vỏ máy trước khi sử dụng thiết bị điện.
Trị số điện trở cách điện cho phép phụ thuộc vào điện áp của mạng. Đối với mạng điện <
1000V, để đảm bảo trị số dòng điện rò mà người chạm phải (ở các bộ phận không có điện)
không quá 0,001A, điện trở cách điện phải lớn hơn 1000 /V. Đối với mạng điện 220V điện
trở cách điện phải là : Rcđ = 1000  220 = 0,22 M. Các thiết bị có điện áp dưới 500V điện
trở cách điện không nhỏ hơn 0,5M
Trước khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt các thiết bị để lâu không chạy phải tiến hành
kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau và giữa các pha với vỏ. Nếu điện trở cách điện nhỏ
hơn trị số quy định thì không được sử dụng mà phải sấy hay sửa chữa lại.
Tại những nơi có điện nguy hiểm phải cách ly với người bằng các lưới rào, có biển báo
“nguy hiểm chết người”, “có điện nguy hiểm” hoặc treo cao,, chôn ngầm dưới đất, đóng vào
hộp kín …

2.4.2 Chống điện rò rỉ ra máy


Các bộ phận của vỏ máy bình thường không có điện nhưng nếu cách điện hỏng, bị chạm
mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp xúc vào có thể bị giật
36
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
nguy hiểm. Để đề phòng trường hợp này người ta thường dùng ba biện pháp : nối đất bảo vệ,
nối dây trung tính và cắt điện bảo vệ tự động.

Nối đất bảo vệ:


Để tản dòng điện vào trong đất, giữ cho đối đối tượng cần bảo vệ có điện áp thấp, không
gây ra điện áp bước và điện áp tiếp xúc đến mức nguy hiểm, người ta nối đất bảo vệ. Theo
quy định hiện hành, đối với thiết bị điện có điện áp dưới 1000V trong các lưới điện có trung
tính đặt cách điện đối với đất, trị số điện trở nối đất phải không lớn hơn 4. Đối với thiết bị
điện có công suất nguồn nhỏ hơn 100KVA cho phép điện trở nối đất tới 10.
Đối với các thiết bị điện điện áp trên 1000V trong các lưới điện có trung tính cách điện đối
125
với đất thì đện trở nối đất được xác định theo : R  ( ) .
I
Cịn khi nối đất bảo vệ được sử dụng chung cho cả các thiết bị có điện áp thấp hơn 1000V
125
thì điện trở nối đất xác định theo : R  () (trong đó I là trị số tính toán của dịng điện
I
ngắn mạch chạm đất) .
Nối đất bảo vệ để bảo vệ an toàn cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện, nếu
cách điện của thiết bị bị hư hỏng khiến tại vỏ cũng xuất hiện điện áp. Nối đất bảo vệ là để
giảm điện áp so với đất đến trị số an toàn cho người là : Ung  Iđ.Rđ  Uđ (Rđ : điện trở đất; Iđ
: dòng điện tản trong đất)
Điều kiện đảm bảo an toàn cho người sẽ là : Ung  Iđ.Rđ  Ucp (Ucp trị số điện áp tiếp
xúc cho phép)
Bảo vệ nối dây trung tính :
Đối với lưới điện hạ áp ba pha bốn dây có dây trung tính nối đất (380/220V hoặc
220/127V). Nối đất bảo vệ như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi chạm đất một pha.
Khi cách điện của thiết bị hư hỏng thì dòng điện ngắn mạch sẽ là :
U
I nm 
Rd  R0

Trong đó : U : điện áp của mạng; Rđ : điện trở đất ; R0 : điện trở của nối đất
Do điện áp lưới không lớn lắm nên trị số dòng điện Inm cũng không lớn và cầu chì có
thể không chảy, tình trạng chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị sẽ tồn tại lâu dài một điện áp
U .Rd
với trị số : Uđ = Rđ . Inm =
R d  R0

Điện áp này có thể đạt đến mức nguy hiểm. Vì vậy để cầu chì và các bảo vệ khác cắt
mạch, phải nối trực tiếp vỏ thiết bị với dây trung tính và phải tính toán sao cho dòng điện

37
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
ngắn mạch Inm lớn hơn ba lần dòng điện định mức của cầu chì gần nhất (Icc) hoặc lớn hơn
một lần rưỡi dòng điện cần thiết để cơ cấu tự động cắt điện gần nhất làm việc (Ia).
Bảo vệ nối dây trung tính là biện pháp an toàn không hòan hảo vì trong một thời gian
ngắn mạch, trên thiết bị vẫn xuất hiện một điện áp nguy hiểm. Điện áp này sẽ tồn tại cho đến
khi cầu chì cháy hoặc cơ cấu tự động cắt điện làm việc ở trên thiết bị hỏng và tất cả thiết bị
khác nối liền với dây trung tính đó.
Trong trường hợp bị đứt dây trung tính thì các thiết bị nối với dây đứt sẽ nằm trong
tình trạng nguy hiểm. Để nâng cao độ tin cậy của bảo vệ nối dây trung tính phải nối đất lặp
lại ở nhiều nơi khác trong lưới điện. Nối đất lặp lại khoảng 250m dọc theo chiều dài dây ở
điểm cuối và ở những chổ dây phân nhánh, trị số điện trở tản của nối đất lặp lại không lớn
quá 10. Khi công suất nguồn nhỏ hơn 100KVA, điện trở nối đất lặp lại cho phép 30 với
điều kiện nối đất lặp lại không ít hơn 3.
Cắt điện bảo vệ tự động:

Trường hợp hai phương pháp bảo vệ trên không đạt yêu cầu an toàn, người ta dùng cơ cấu
cắt điện bảo vệ tự động (hình 4.7). Cơ cấu này có thể sử dụng cả ở mạng ba pha cách điện
đối với đất, cả ở mạng có trung tính nối đất. Khi điện áp xuất hiện trên vỏ thiết bị đến trị số
quy định, dịng điện sẽ bị cắt.
Sơ đồ nguyên tắc của một loại cắt điện bảo vệ tự động đơn giản nhất. Nguyên lý làm việc
như sau : Khi trên vỏ động cơ không có điện áp, đóng cầu dao 3, lò xo 2 bị kéo căng và lõi
sắt giữ cầu dao ở tư thế đó, động cơ có điện làm việc. Nếu cách điện hỏng, một pha chạm vỏ
thì có điện áp xuất hiện, một dòng điện chạy trong cuộn dây 4 rút lõi sắt 5 xuống phía dưới,
lò xo 2 kéo cầu dao cắt điện nguồn cung cấp. Vậy phải tính toán cuộn dây như thế nào để khi
xuất hiện trên vỏ thiết bị một điện áp quy định (chẳng hạn 24V hoặc 40V) thì cắt điện.
Cắt điện bảo vệ có những ưu điểm sau :
- Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể vượt quá điện áp quy định nên
đảm bảo điều kiện tuyệt đối an toàn. Điện trở nối đất của cơ cấu không yêu cầu quá nhỏ 4
mà có thể tới 100 - 500, do đó dễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu này.
- Nối đất cắt điện bảo vệ phải làm riêng không có liên quan đến nối đất bảo vệ. Nếu
nối liền với nối đất bảo vệ thì hai đầu của cuộn dây có cùng một điện thế và cơ cấu sẽ không
làm việc được.

3. CẤP CỨU NGƯỜI KHI BỊ ĐIỆN GIẬT

Cấp cứu người bị điện giật rất quan trọng. Nạn nhân có thể sống hay chết là do cấp cứu có
được nhanh chóng và đúng phương pháp hay không.

38
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
3.1 TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI NGUỒN ĐIỆN
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ thế, gần đó có cầu dao thì phải nhanh chĩng cắt cầu
dao, nếu không thì dùng vật cách điện khô như thanh tre, gỗ gạt nạn nhân ra, nếu nạn nhân
nắm chặt vào dây điện thì có thể kê gỗ lên rồi bế xốc nạn nhân để giải thoát nguồn điện cho
nạn nhân. Nếu người cứu chữa có ủng và găng tay cách điện thì cĩ thể gỡ tay nạn nhân ra
khỏi nguồn điện.

Trường hợp nạn nhân chạm vào điện cao thế thì phải nhanh chĩng cắt nguồn điện, nếu
không thì phải dùng sào cách điện mà cứu, người cấp cứu phải đi ủng và găng tay cách điện.
Trường hợp dây điện ở ngoài trời không thể nhanh chóng cứu nạn nhân được thì phải ném
dây tiếp đất vào dây điện. Chú ý sau khi đã đóng một đầu dây xuống đất rồi mới ném đầu kia
lên dây điện, cần bố trí ở dưới sao cho nạn nhân không rơi tự do xuống đất sẽ bị chấn thương
hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

3.2 HÔ HẤP NHÂN TẠO


Ngay sau khi người bị tai nạn điện giật thoát khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng
của nạn nhân mà cấp tốc xử lý cấp cứu họ, không được ỷ lại chờ nhân viên y tế đến.

Trường hợp ít nguy hiểm


Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu… thì
phải để nạn nhân ở chổ thoáng khí, yên tĩnh và tức khắc đi mời y, bác sĩ ngay, nếu không
mời được bác sĩ thì phải chuyễn ngay nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.

Trường hợp nặng – nguy hiểm tính mạng


Khi người bị điện giật đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì cần đặt
nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì cần đặt trong phòng ấm), nới rộng quần
áo, thắt lưng, xem trong miệng có gì lấy ra. Cho nạn nhân ngửi Amoniac hoặc nước tiểu, xoa
bóp toàn thân người bị nạn cho nóng lên, đồng thời cho người đi mời y, bác sĩ ngay.

39
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Tuyệt đối không vẩy nước lạnh lên mặt nạn nhân vì như thế tuy có thể làm cho nạn
nhân mau tỉnh nhưng dễ bị xung huyết não do lạnh đột ngột. Có thể dẫn đến tử vong hoặc
gây tai biến di chứng về sau.

Trường hợp nạn nhân đã bị tắt thở :


Khi người bị điện giật không thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải
đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi miệng nạn
nhân xem có vướng gì khơng rồi nhanh chóng làm hơ hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt kết
hợp với xoa tim, làm cho đến khi nào có y, bác sĩ đến và có quyết định mới thôi.

* Phương pháo hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp :


Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay
duỗi, moi nhớt trong miệng và kéo lưỡi ra nếu lưỡi bị thụt vào.
Người cứu ngồi trên mông nạn nhân và quỳ hai đầu gối ép vào hai bên sườn nạn nhân, xoè
hai bàn tay đặt lên lưng phía dưới xương sườn cụt. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về
phía trước, ấn hai bàn tay xuống theo nhịp thở 1,2,3… đều đặn, rồi lại từ từ thẳng người lên,
tay vẫn để ở lưng và làm lại như lần đầu với nhịp 12 lần trong một phút. Người cứu phải bình
tĩnh, kiên trì làm liên tục cho đến khi nào thấy nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y,
bác sĩ mới thôi.

 Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngữa :


Đặt nạn nhân nằm ngữa, lấy quần áo kê dưới lưng để cho đầu hơi ngữa. Một người lấy
khăn sạch kéo lưỡi và giữ cho lưỡi khỏi thụt vào. Người cứu quỳ hai đầu gối cách xa đầu nạn
nhân khoảng 20 – 30cm, cầm cẳng tay của nạn nhân, từ từ đưa hai tay lên phía trên đầu sao
cho hai bàn tay gần chạm vào nhau, giữ ở vị trí này khoảng 2 – 3 giây. Rồi đưa hai cánh tay
nạn nhân xuống, lấy sức mình ép hai khuỷu tay người bị nạn vào lồng ngực của họ. Cần làm
cho thật điều hoà và miệng đếm 1,2,3… cho lúc hít vào (đưa tay lên) và đếm 1,2,3… cho lúc
thở ra (đưa tay xuống). Cố gắng làm từ 16 – 18 lần trong một phút, liên tục làm như vậy cho
40
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ mới được thôi. (Lưu ý những người
bị gãy xương tay không làm bằng phương pháp này).

 Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngữa, đầu nghiêng và thấp,
người làm cấp cứu banh miệng nạn nhân để kiểm tra xem khí quản có thông
suốt không và lấy các dị vật như răng giả, thức ăn … Kéo ngữa mặt nạn nhân
ra phía sau , cằm ngữa lên trên. Mở miệng và bịt mũi. Người cấp cứu hít vào
thật mạnh rồi áp môi vào mồm nạn nhân – mồm nạn nhân mở rộng và có che
khẩu trang – người cấp cứu vừa bịt mũi nạn nhân vừa thổi thật mạnh, phổi nạn
nhân đã đầy hơi, mồm người cấp cứu rời mồm nạn nhân để hít vào thật mạnh
rồi lại thổi như cũ. 10 lần trong một phút nếu là người lớn, 20 lần trong một
phút nếu là trẻ em

 Phương pháp xoa bóp tim ngồi lồng ngực


41
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
Phương pháp này phải có hai người thì một người thổi ngạt, một người xoa bóp tim ngoài
lồng ngực. Người thổi ngạt làm như trên cịn người xoa bóp tim thì đặt hai bàn tay chồng lên
nhau và chồng lên 1/3 dưới xương ức xoa bóp tim. An mạnh nhịp nhàng 60 – 80 lần trong
một phút. Cứ ấn vào xương ức 5, 6 cái lại thổi ngạt một lần. Đây là phương pháp tiện lợi, dễ
làm nhưng nếu nạn nhân bị vỡ hàm thì phải làm theo phương pháp trên.
 Phương pháp hay vừa hà hơi vừa xoa bóp khi có môt người :

Nếu cộng đồng người dân có kiến thức, biện pháp đề phịng, sử dụng điện an toàn thì
cĩ thể hạn chế được những tai nạn do điện giật. Khi phát hiện người bị điện giật, cũng cần
biết việc cấp cứu cơ bản để xử trí kịp thời nhằm cứu sống được nạn nhân.

42
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
4. BẢO QUẢN THIẾT BỊ

4.1 MÁY CHỦ ( SERVER)


Là thiết bị có vai trị đặc biệt quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống của mạng,
máy chủ thường xuyên phải tiếp nhận, phân tích yêu cầu, quản lý các trạm, phân chia tài
nguyên và đáp ứng mọi yêu cầu của các trạm, nơi lưu trữ kho thông tin trên mạng.
Bộ nguồn UPS cung cấp điện liên tục cho hệ thồng.
Bên cạnh my chủ cón có các máy dự phòng, máy truyền tin, bảo vệ thông tin và cơ sở
dữ liệu.
Máy chủ là máy rất quan trọng trong hệ thống mạng vì vậy công tác dọn dẹp vệ sinh
máy là rất quan trọng. Máy phải được đặt trong môi trường, điều kiện khí hậu đảm bảo
thoáng mát và không bị nóng quá hoặc ẩm quá. Thường xuyên phải có kế hoạch định kỳ
kiểm tra các thành phần trong máy, đảm bảo các yêu cầu về điện và cháy nổ. Bộ nguồn UPS
phải đảm bảo vệ sinh và cung cấp nguồn ra chính xác nhất.
4.2 MÁY TRẠM LÀM VIỆC (WORK STATION)
Máy trạm là máy cá nhân trong hệ thống mạng sử dụng vì vậy công tác dọn dẹp vệ sinh
máy phải tiến hành thường xuyên theo hang tháng. Máy phải được đặt trong môi trường, điều
kiện khí hậu đảm bảo thoáng mát và không bị nóng quá hoặc ẩm quá. Thường xuyên phải có
kế hoạch định kỳ kiểm tra các thành phần trong máy, đảm bảo các yêu cầu về điện và cháy
nổ.

4.3 CARD GÉP NỐI (CONNECTED CARD)


Bộ giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC) Là phần cứng truyền thông trên
mạng. NIC được cắm sẵn vào các Slot (khe) có sẵn trên BUS (Đường dẫn điện nội bộ mà
theo đó các tín hiệu được truyền từ bộ phận này đến bộ phận khác rong máy) mở rộng của
máy PC hoặc được thiết kế ngay trên mainboard (bo mạch mẹ) đây là thiết bị phổ dụng nhất
để nối máy tính với mạng, trong NIC có một bộ thu phát (Transceiver) với một số kiểu đầu
nối (Connector).
Card kết nối thường bị rỉ hoặc là oxi hóa do vậy chúng ta phải định kỳ dọn dẹp vệ sinh
và lau sạch chất tẩy rửa chuyên dung. Như thế đảm bảo cho việc truyền tải thông tin được
thông suốt.

4.4 ĐƯỜNG TRUYỀN


Các loại đường truyền thường hay bị đứt hoặc bị hỏng do vậy công tác kiểm tra đường
dây trong hệ thống mạng là rất quan trọng. Đặc biệt khi dây dẫn đi ngoài trời ta phải có các
biện pháp đảm bảo, bọc các dây lại để đảm bảo trước sự khắc nghiệt của thời tiết. Khi cần

43
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện Đông Nam Bộ Khoa Công nghệ thông tin
thiết thay thế phải tính đến chuyện sử dụng các loại cáp chuyên dụng cho từng điều kiện cụ
thể.

4.5 CÁC THIẾT BỊ ĐẦU NỐI KHÁC


Những thiết bị cơ bản phục vụ cho việc nối mạng cục bộ, ngoài căn cứ vào sơ đồ mạng,
kiểu nối mạng, khoảng cách đối với mạng và các yêu cầu đặc điểm của mạng mà nó có thêm
các thiết bị nối mạng sau đây:
- Bộ chuyển tiếp
- Cầu (Bridge
- Bộ dồn kênh (Multiplexor
- Bộ điều chế và giải điều chế (Modem - Modulation/DeModulation)
- Thiết bị định tuyến (Router
- Bộ chia (Hub)
- Hub chuyển mạch (Switching Hub
- Bộ chuyển tiếp đa giao thức (Multi Protocol Switch)
- Cửa kết nối (Gate Way): Dng
- Các thiết bị ngoại vi khác: UPS (Thiết bị lưu điện), Printer (Máy in), Scanner (Máy
quét), Fax...
Mỗi thiết bị cần có lịch cụ thể để kiểm tra các thiết bị đó sao cho sử dụng hiệu quả và
đảm bảo trong điều kiện môi trường tốt nhất nhằm đảm bảo về mặt môi trường sử dụng và
đảm bảo các an toàn về điện, phòng chống cháy nổ.

44
Giáo trình An tòan vệ sinh công nghiệp

You might also like