You are on page 1of 3

VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG

1. Nhận xét về bài thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết "Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ,
những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con
người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc".
2. Suy nghĩ của Viễn Phương về nghề văn (sử dụng được nhận định này cho các tác tác phẩm
viết về hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc). "...cuộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự
hi sinh của nhân dân ta cao cả quá, mà những gì ta có được về mặt văn học chưa tương xứng với
tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc...Tôi muốn nói lên sự thật, góp phần
giúp thế hệ mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi
ước mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ về cuộc chiến
tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng".
3. Đúng như nhà thơ đã chia sẻ cùng bạn đọc, bài thơ thật giản dị."Bởi tôi nghĩ, Bác của chúng ta
vốn rất giản dị". Giản dị ở câu thơ, lời thơ, giản dị trong cả những suy nghĩ, ước mong. Giản dị,
tự nhiên nhưng vẫn vô cùng sâu sắc.
4. Quanh lăng Bác trồng rất nhiều loại cây có ở mọi miền đất nước. Viễn Phương đã chọn cây
tre, thứ cây không nơi nào không có, nhất là những vùng nông thôn. Tre xanh xanh tự bao
giờ/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy trên đường vào
viếng lăng Bác là "hàng tre bát ngát trong sương". Hàng tre xanh xanh Việt Nam tạo cảm giác
thân thương, gần gũi biết bao. Có một làng quê Việt Nam giữa lòng Hà Nội, nơi Bác nằm yên
nghỉ "trong giấc ngủ bình yên".
5. Hình ảnh Bác là trung tâm của bài thơ. Những hình ảnh ẩn dụ trong bài về Bác nhấn mạnh vào
sự trường tồn, vĩnh cửu của Bác, của những tư tưởng, tình cảm mà Bác để lại cho dân tộc. Nếu
mặt trời gợi lên sự lớn lao, vĩ đại thì vầng trăng lại gợi lên vẻ thanh cao, trong sáng. Một bên là
vẻ đẹp của trí tuệ, tư tưởng, một bên là vẻ đẹp của tâm hồn, tình cảm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Mở đầu bài thơ tác giả Viễn Phương viết với giọng tâm tình “Con ở miền Nam ra
thăm lăng Bác”.
a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh đã chi phối như thế nào đến cảm xúc
của người viết
HCST: bài thơ viết năm 1976, một năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thánh và tác giải cùng đoàn đại biểu niềm Nam ra Bắc
vào lăng viếng Người.
- Tập thơ: “Như mây màu xuân”
- HCST đã tác động đến cảm xúc của nhà thơ: nghẹn ngào, xúc động, chân thành và tha thiết để
viết lên những vần thơ trang nghiêm, thành kính dâng lên Người. Nhà thơ đã thay mặt những
người dân miền Nam luôn kiên cường bất khuất đi theo con đường mà Bác lựa chọn và luôn
ngưỡng mộ, kính yêu Bác để viết những dòng thơ từ trái tim.
b. Em hãy trình bày ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự không gian và thời gian của một cuộc viếng thăm lăng
Bác: từ cảm xúc nghẹn ngào khi đứng trước lăng đến suy ngẫm thành kính, trang nghiêm về
cuộc đời Bác rồi ước nguyện chân thành được ở mãi bên Bác.
c. Từ những hiểu biết của em về bài thơ, hãy giải thích tác dụng của từ “thăm” mà tác giả
dùng trong câu thơ.
d. Cho câu chủ đề sau: “Trong khổ thơ đầu tiên của bài "Viếng lăng Bác", nhà thơ Viễn Phương
đã có những cảm xúc chân thành, xúc động khi đứng trước lăng Người”. Hãy viết đoạn văn từ 10
– 12 câu theo phương thức tổng - phân - hợp để làm sáng tỏ ý kiến đó. Đoạn văn có sử dụng
phép thế và câu có thành phần phụ chú.
e. Hãy ghi rõ tên tác giả và tác phẩm viết về hình ảnh cây tre để nói tới tình yêu thương, sự đoàn
kết gắn bó của người Việt Nam.
Câu 2: Cho hai dòng thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Phát hiện những biện pháp nghệ thuật có trong hai câu thơ? Hãy phân tích ý nghĩa biện pháp
nghệ thuật vừa tìm.
Câu 3: Phân tích những hình ảnh thơ sau:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 4: Sự lặp lại hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?
Câu 5: Có một tác phẩm cũng nhắc tới khát vọng muốn trở thành con chim, trở thành nhành hoa,
em hãy chép lại khổ thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm.
Câu 6: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ, cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố
nào và có quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả?

You might also like