You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:


MSSV: Lớp học phần:
Mã số đề thi: Số thứ tự:

Thông tin bài thi: Bài thi có: (bằng số) ……… trang (bằng chữ)….….trang

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giảng viên chấm thứ 1 Giảng viên chấm thứ 2

----------------------------------------------------------------------
BÀI LÀM
PHẦN 1.
CÂU 1.
Yêu cầu 1.1 và 1.2 sinh viên điền dữ liệu, cách tính và kết quả vào bảng sau (*)
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Cách tính hoặc nguồn dữ liệu

Tổng tài sản 115.736.562 100% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, TTS/TTS

Tài sản ngắn hạn 29.760.685 25,71% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, TSNH/TTS

Tài sản dài hạn 85.975.877 74,29% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, TSDH/TTS

Tổng nguồn vốn 115.736.562 100% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, TNV/TNV

Nợ ngắn hạn 38.874.663 33,59% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, NNH/TNV

1
Nợ dài hạn 51.831.620 44,78% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, NDH/TNV

Vốn chủ sở hữu 25.030.279 21,63% Giá trị: Bảng cân đối kế toán, VCSH/TNV

Yêu cầu 1.3, sinh viên lập luận và trả lời

Để biết được Tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu yếu bởi nguồn vốn nào, em lấy tỷ số Nguồn
vốn dài hạn (NDH+VCSH)/ Tài sản dài hạn và tỷ số Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)/ Tài
sản dài hạn so sánh với nhau.

Tỷ trọng Nguồn vốn dài hạn (NDH+VCSH)/ Tài sản dài hạn =0,89 (1)

Tỷ trọng Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)/ Tài sản dài hạn = 0,45 (2)

Ta thấy (1) > (2) => Nguồn vốn dài hạn để tài trợ chính cho tài sản dài hạn

Thuận lợi: Thể hiện sự sự uy tín của doanh nghiệp khi những tài sản dài hạn không thể thiếu
khi sử dụng cho những mục mục tiêu dài hạn. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép của việc
tìm nguồn tiền ngắn hạn (như vay nợ ngân hàng ngắn hạn) để trang trải cho tài sản dài hạn,
hoạt động kinh doanh được bảo đảm nguồn vốn an toàn hơn.

Khó khăn: Mặc dù chịu rủi ro thấp, nhưng chi phí sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ cao
vì trong nguồn vốn dài dài hạn có cả nguồn vốn từ chủ sở hữu vì CSH phải chịu rủi ro cao khi
cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn CSH nên chi phí sử dụng VCSH cao hơn chi phí sử dụng
nợ. Sử dụng nguồn vốn dài hạn không có tính linh hoạt cao cao như nguồn vốn vốn ngắn hạn
ngắn và đòi hỏi phải có các khoản thế chấp chặt chẽ.

CÂU 2.
Yêu cầu 2.1. và 2.2. Sinh viên điền dữ liệu, cách tính và kết quả vào bảng sau
Cách tính hoặc nguồn dữ
Chỉ tiêu Kết quả Ghi chú (nếu có)
liệu
Trong thuyết minh báo cáo tài
Chi phí khấu hao (D) 127.616 Triệu VNĐ
chính chính hợp nhất mục 31
Trong báo cáo kết quả kinh
Chi phí lãi vay (I) 3.770.283 Triệu VND
doanh hợp nhất
Chi phí khấu hao xe Thuế suất Thuế suất thuế
Lá chắn thuế từ khấu hao 25.523
thuế TNDN TNDN: 20%

Lá chắn thuế từ lãi vay 754.057 Chi phí lãi vay x Thuế suất Thuế suất thuế
2
thuế TNDN TNDN: 20%
Doanh thu thuần - Chi phí
EBIT 6.095.122 t Triệu VNĐ
hoạt động
EBT 2.324.839 EBIT - Chi phí lãi vay Triệu VNĐ
EAT 1.395.013 Vietstock Triệu VND
ROA 1,07 CafeF %
ROE 4,93 CafeF %
Trong báo cáo kết quả kinh
EPS 1.054 VND
doanh hợp nhất
2.1 Những chi phí nào có thể tạo ra lá chắn thuế: khoản khấu trừ hợp lệ như chi phí lãi vay,
chi phí y tế, các khoản đóng góp từ thiện, và chi phí khấu hao
Yêu cầu 2.3, sinh viên lập luận và trả lời

ROA = 1,07%. Cứ 1 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra 1,07% lợi nhuận cho doanh nghiệp.

ROE = 4,93%. Cứ một đồng vốn của chủ sở hữu đem lại 4,93% lợi nhuận cho các cổ đông.

EPS = 1.054. Cho biết rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà công ty có được là 1.054 VNĐ.

CÂU 3.
Hãy cho biết công ty đang sử dụng những nguồn tài trợ nào? Trong năm tới Công ty có kế hoạch tăng
vốn, theo lý thuyết trật tự phân hạng công ty nên sử dụng các nguồn tài trợ theo thứ tự như thế nào, vì
sao?
1. Vốn vay
Vào năm 2020:
+ Vốn vay ta có nợ ngắn hạn 22,545,046 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng là 29.69%) và nợ dài hạn
39,466,043 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng là 51.97%) có chi phí sử dụng vốn sau thuế lần lượt là
3.23%; 7.64%.
Vào ngày 31/12/2020, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tăng 107% lên 62.1011 tỷ đồng từ mức
30.016 tỷ đồng vào ngày 31/12/2019. Trong năm 2020, tổng nợ của MSN đã tăng gần 32 nghìn tỷ
đồng để mua thêm cổ phần trong các công ty con, đặc biệt là tại The CrownX và VCM.
2. Vốn CSH
Vào năm 2020:
+ Vốn chủ sở hữu ta có vốn cổ phần 11,746,832 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng là 15.47%) và lợi
nhuận giữ lại 2,182,124 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng 2.87%) có với chi phí sử dụng vốn sau thuế
bằng với Re (TSSL của lợi nhuận giữ lại) là 7.86%.

3
Vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2020 đạt 25.030 tỷ đồng so với mức 51.888 tỷ đồng tại
ngày 31/12/2019. Sụt giảm đáng kể vốn chủ sở hữu vào năm 2020 chủ yếu là do việc tăng tỷ lệ sở hữu
trong các công ty con. Theo VAS, khi giá mua cao hơn giá trị sổ sách tương ứng của phần sở hữu
tương ứng mua thêm của công ty con, phần chênh lệch giá trị sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu. Do đó, việc
Masan Group giảm vốn chủ sở hữu vào năm 2020 chủ yếu do mua thêm cổ phần của The CrownX và
VCM, hai doanh nghiệp có giá trị sổ sách kế toán tài chính thấp, nhưng sở hữu giá trị chiến lược cao
bởi niềm tin của Masan vào tiềm năng thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

● Căn cứ vào quyền sở hữu, nguồn tài trợ của doanh nghiệp được chia ra thành Vốn vay
và Vốn chủ sở hữu.
- Vốn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu: vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại
● Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn, doanh nghiệp hiện đang có các nguồn tài trợ ngắn
hạn và dài hạn. Trong đó

* Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm:

- Vay ngắn hạn ngân hàng

* Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp gồm:

- Vay dài hạn ngân hàng

- Phát hành trái phiếu

- Phát hành cổ phiếu

- Lợi nhuận giữ lại

● Theo lý thuyết trật tự phân hạng, công ty nên sử dụng nguồn tài trợ theo thứ tự ưu tiên

1/ Vốn nội bộ hiện có: Vốn chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế

Vốn nội bộ hiện có luôn được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn.
Điều này xảy ra là do việc sử dụng vốn nội bộ hiện có là biện pháp chứa đựng ít rủi ro nhất.
Các nhà đầu tư luôn hoài nghi về quyết định tài trợ của doanh nghiệp, và luôn muốn tìm hiểu
những hàm ý đằng sau các quyết định ấy. Do đó, khi thực hiện huy động vốn bên ngoài, các
nhà quản lý sẽ phải cung cấp những thông tin quý giá về doanh nghiệp của họ để thuyết phục
các nhà đầu tư. Và việc chia sẻ những thông tin như vậy có thể dẫn đến những rủi ro khó lường
4
trước. Bên cạnh đó, sử dụng vốn nội bộ hiện có sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của doanh nghiệp
vào bên ngoài, tăng tính tự chủ về tài chính. Chính vì thế, vốn nội bộ hiện có sẽ luôn được ưu
tiên sử dụng trước.

2/ Nợ vay: Nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn ngân hàng) và nợ dài hạn (vay dài dài hạn ngân hàng và
phát hành trái phiếu)

- Chi phí của việc vay vốn thấp hơn chi phí của việc gọi vốn. Với vốn vay, chi phí này
chính là lãi vay mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay của mình. Với vốn cổ phần,
chi phí sử dụng vốn được hiểu như là quyền đối với doanh thu, thu nhập của công ty
phải thỏa mãn được các cổ đông khi họ quyết định góp vốn vào công ty. Chi phí này
thấp hơn là nhờ vào tác dụng của tấm lá chắn thuế. Nếu công ty đi vay thì chi phí lãi
vay được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động trước khi thu nhập bị đánh thuế, vậy nên
thuế sẽ trở thành một lợi thế để doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn giữa việc tiến
hành vay nợ hay phát hành cổ phần.
- Thêm một lý do nữa khiến việc vay vốn được ưu tiên hơn gọi là do những nhà cho vay
sẽ luôn nhận được khoản chi trả cố định, điều này khiến họ trở nên dễ thuyết phục hơn
so với các cổ đông tương lai.

3/ Huy động vốn chủ sở hữu mới

Điều này là do chí phí gọi vốn rất đắt và chứa nhiều rủi ro, cụ thể như sau:

- Khi muốn phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp phải thỏa mãn được Những quy định
cơ bản theo pháp luật (như về vốn điều lệ). Hơn thế, để phát hành cổ phiếu các doanh
nghiệp phải tốn kém chi phí cho việc nghiên cứu thị trường.
- Khi huy động vốn chủ sở hữu mới, có quyền sở hữu có thể bị chia nhỏ, và tác động điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý chặt chẽ.
- Trong một vài trường hợp, khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ cho
rằng doanh nghiệp đang không tự tin vào vị thế tài chính của mình trên sàn chứng
khoán, điều này sẽ có thể làm cho giá cổ phiếu bị giảm đi.
- Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải cung cấp rất nhiều thông tin cho các nhà đầu tư để
thuyết phục họ, trong khi các thông tin này rất quý cho một môi trường kinh doanh cạnh
tranh.

CÂU 4
5
4.1 Hệ số beta được dùng để đo lường sự biến động của của 1 chứng khoán riêng lẻ so với biến
động của tỷ suất sinh lời thị trường. Theo thống kê, hệ số beta của tỷ suất sinh lời chứng
khoán i được đo lường như sau:
Giả sử chứng khoán A có hệ số β = 1,5, có nghĩa rằng: Suất
sinh lời của A (Ra ) biến động gấp 1,5 lần so với Rm . Cụ thể:
✓ Khi có những biến động tốt, Ra tăng nhiều hơn Rm .
✓ Khi có những biến động xấu, Ra giảm nhiều hơn Rm
Công thức: Beta = Covar(Ri,Rm)/Var(Rm)
Trong đó:
• Ri : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
• Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở đây là VN-Index).
• Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
• Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường.

- Chỉ số β= 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ
phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường.

- Chỉ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

● Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị
trường. Nghĩa là chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.
● Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị
trường. Có nghĩa là chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức thay đổi
của thị trường.
● Nếu β >1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị
trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời
cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu
MSN = 1,4 điều này có nghĩa mức độ rủi ro của cổ phiếu này nhiều hơn mức độ
rủi ro của thị trường (xấp xỉ đến 40%). Như vậy, mức độ rủi ro của cổ phiếu này
so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy cổ phiếu MSN có lợi
nhuận cao nhưng cũng rủi ro cao.

4.2.

6
Chỉ tiêu
Kết quả Cách tính hoặc nguồn dữ Ghi chú (nếu có)
liệu

Chi phí nợ ngắn 6%/năm Dữ liệu đề bài


hạn

Chi phí nợ dài hạn 8%/năm Dữ liệu đề bài

Lãi suất tín phiếu 3,5%/năm Dữ liệu đề bài


kho bạc

Tỷ suất sinh lợi thị 12% Dữ liệu đề bài


trường

Hệ số beta 1,4 Dữ liệu đề bài

4.3.
CÂU 5.
Yêu cầu 5.1. Sinh viên điền dữ liệu, cách tính và kết quả vào bảng sau
Chỉ tiêu Kết quả Cách tính hoặc nguồn dữ liệu
Doanh thu thuần 77.217.808 Vietstock (Triệu đồng)
Tổng chi phí hoạt động 71.122.686 Đề bài (Triệu đồng)
EBIT 6.095.122 Doanh thu thuần - Chi phí hoạt động
Chi phí cố định 4.500(1+k) Trong đề
DOL (EBIT + chi phí cố định)/EBIT
DFL 1,000000164 EBIT/(EBIT-1)
DTL DOL*DFL
Sinh viên lập luận và trả lời các yêu cầu còn lại trong yêu cầu 5.1.
DOL: thể hiện độ khuếch đại EBIT khi sản lượng thay đổi
DFL: đo lường mức biến động của EPS khi EBIT thay đổi
DTL: tỷ lệ % thay đổi của EPS so với tỷ lệ % thay đổi của doanh thu theo sản lượng
Yêu cầu 5.2. Sinh viên lập luận và trả lời
7
Đòn bẩy tài chính: Nếu tỷ suất sinh lời < nợ vay thì doanh nghiệp càng sử dụng nợ vay thì sẽ
càng làm suy giảm tỷ suất lợi nhuận ROE và thu nhập 1 cổ phần EPS. Trong trường hợp này,
đòn bẩy tài chính sẽ khuếch đại làm giảm tỷ suất lợi nhuận ROE và thu nhập 1 cổ phần EPS,
đồng thời làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính khiến
cho ROE và EPS sụt giảm nhanh hơn so với trường hợp doanh nghiệp không sử dụng nợ vay.
Đòn bẩy hoạt động:

8
PHẦN 2.
Sinh viên điền dữ liệu, cách tính và kết quả vào bảng sau
Chỉ tiêu Giá trị Cách tính hoặc nguồn dữ liệu
Giá mua cổ phiếu Công ty 57.100 CafeF
Giá bán cổ phiếu Công ty 83.000 CafeF
Cổ tức Masan 3.000 Đề bài
Tỷ suất sinh lời cổ phiếu Công ty 0.5061 R = (cổ tức + P bán - P mua)/P mua
Giá mua cổ phiếu X**(giá mở cửa
CafeF
31/12/19)
Giá bán cổ phiếu X(giá đóng cửa
CafeF
31/12/20)
Cổ tức X 2.000 Đề bài
Tỷ suất sinh lời cổ phiếu X R = (cổ tức + P bán - P mua)/P mua
Số lượng cổ phiếu phổ thông Masan 1.174.683.246 Báo cáo tài chính
Tỷ trọng của cổ phiếu Công ty trong
số lượng cổ phiếu MSN/Tổng slcp
danh mục
Số lượng cổ phiếu phổ thông X Báo cáo tài chính hợp nhất X
Tỷ trọng của cổ phiếu X trong danh mục số lượng cổ phiếu X/Tổng slcp
Tỷ suất sinh lời của DMĐT gồm cổ
phiếu Công ty và cổ phiếu X
PLX: 1.293.878.081
BVH: 742.322.764
KDH: 558.806.579
MBB: 2.773.140.752

Lưu ý: (*) Sinh viên xóa bỏ từ viết nghiêng khi làm bài
(**) Sinh viên xác định mã cổ phiếu theo số thứ tự ở danh sách dự thi (theo từng lớp) và
viết rõ tên mã cổ phiếu đó thay cho cổ phiếu X
Các nội dung hướng dẫn trong phần BÀI LÀM trên đây chỉ mang tính tham khảo, sinh viên
có thể thêm bớt sao cho phù hợp với từng yêu cầu của đề.

You might also like