You are on page 1of 2

I) CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY

1. Hoàn cảnh

- Nguyên nhân sâu xa: Sau khi trở thành thuộc địa của Anh, Ấn Độ bị vơ vét, bóc lột tài nguyên, nguồn
lao động, biến thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh, bị thực dân Anh áp đặt những chính sách cai
trị khắc nghiệt

=> Mâu thuẫn xã hội chồng chéo, phức tạp


- Nguyên nhân trực tiếp:  Các binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh ra sức bắt giam
nhiều người lính có tư tưởng chống đối
2. Diễn biến

- Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi – rút.


- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.
- Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.

3. Kết quả, ý nghĩa

*Kết quả: Duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh đàn áp dã man

*Ý nghĩa: - tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất và kiên trung của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa
thực dân để giải phóng dân tộc. 

- thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập trên toàn thế giới. 
4. Đặc điểm, tính chất
* Tính chất: cuộc cách mạng dân chủ tư sản mang đậm ý thức dân tộc
* Đặc điểm:
- Kẻ thù, nhiệm vụ:
- Lãnh đạo: một bộ phận giai cấp tư sản
- Lực lượng tham gia: nhân dân, binh lính Xipay
- Phương thức đấu tranh: bạo lực
- Hình thức đấu tranh: Chiến tranh giành độc lập
- Phương hướng: chủ nghĩa tư bản

II) Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc


a) Đảng Quốc Đại :
*Hoàn cảnh :
-Giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội,
muốn được tự do phát triển và tham gia chính quyền nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ
bước lên vũ đài chính trị.
* Diễn biến:
-Phiên họp đầu tiên của Đảng Đại hội, được triệu tập tại thành phố Bombay vào ngày 28/12/1885.
-Trong 20 năm đầu (1885–1905) Đảng Quốc Đại chủ trương dùng các giải pháp ôn hòa đòi chính phủ
thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực. Tuy nhiên, Anh luôn cố gắng tìm cách hạn chế mọi hoạt
động của Đảng.
-Cái chết của Gokhale và Pherozeshah Mehta vào năm 1915 đã loại bỏ ban lãnh đạo ôn hòa quyền lực nhất
khỏi Đảng Quốc đại và dọn đường cho Tilak trở lại nắm quyền trong tổ chức
- Đảng Quốc Đại phân hóa thành 2 phái “ôn hòa” và “cực đoan”. Trong đó, phái “cực đoan” do Tilak đứng
đầu kiên quyết chống Anh.
*Giới thiệu Tilak: SGK/T10 (kèm ảnh) (cùng slide với diễn biến)
*Vai trò của Đảng Quốc Đại:
-Đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
-Là một đòn giáng mạnh vào thực dân Anh, buộc Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
-Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh dấu một bước phát triển mới của giai cấp tư sản

b) Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:


*Diễn biến:
- Thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan (Tháng 7
-1905)
=> Làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang.
- Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù, làm thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới.
Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
-Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây
dựng chiến lũy để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. Tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho
các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.
*Kết quả: Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc Đại đã làm cho phong trào
tạm ngừng.
*Ý nghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc
ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức
tỉnh các dân tộc khác ở châu Á đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
*Tính chất, đặc điểm: Cách mạng dân chủ tư sản
-Kẻ thù, mục đích: chống chủ nghĩa thực dân Anh, đấu tranh vì một Ấn Độ độc lập, dân chủ
-Lãnh đạo: giai cấp tư sản
- Lực lượng tham gia: nhân dân Ấn Độ.
-Phương pháp đấu tranh: Bạo lực
-Hình thức đấu tranh: Chiến tranh giành độc lập
-Phương hướng phát triển: chủ nghĩa tư bản

You might also like