You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Kinh doanh quốc tế Số báo danh: 12


Mã số đề thi: 12 Lớp: 2174ITOM1312
Ngày thi: 08/12/2021 Tổng số trang: 06 Họ và tên: Đinh Thị Khánh Huyền

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
Câu 1:
1. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh quốc tế
❖ Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh:

a) Những yếu tố khách quan:

- Môi trường vĩ mô:

+ Các yếu tố chính trị - luật pháp

+ Các yếu tố kinh tế

+ Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ

+ Các yếu tố văn hóa – xã hội

+ Các yếu tố tự nhiên

- Môi trường vi mô (môi trường ngành):

+ Phân tích áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh

+ Phân tích quyền lực thương lượng của khách hàng

+ Phân tích quyền lực thương lượng của người cung cấp

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 1/6
+ Phân tích sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

+ Phân tích sự đe dọa của sản phẩm thay thế

b) Những yếu tố chủ quan:

- Hạ tầng doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực

- Trình độ công nghệ

❖ Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí

a) Toàn cầu hóa thị trường: Dưới tác động của công nghệ thông tin và truyền thông làm cho thị
hiếu người tiêu dùng ở các nước khác nhau trở nên đồng nhất. Sự phát triển của công nghệ kho
tàng, vận chuyển giúp doanh nghiệp có khả năng cung ứng hàng hóa toàn cầu. Do vậy, trước áp
lực tối đa sức mua của người tiêu dùng, thị trường toàn cầu ngày càng thống nhất và cho phép
tiếp cận với hàng hóa chất lượng cao ở mức chi phí thấp hơn, các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế ngày càng phát triển theo xu hướng tối đa hóa quá trình hội nhập thị trường toàn cầu và tiêu
chuẩn hóa các hoạt động của mình.

b) Lợi ích hiệu quả của tiêu chuẩn hóa: Các công ty đa quốc gia thực hiện tiêu chuẩn hóa sản
phẩm đầu ra, nguyên liệu và mua sắm đầu vào, quy trình phương pháp và chính sách trên phạm
vi toàn cầu của cả hệ thống giúp công ty giảm đáng kể các chi phí vận hành. Quá trình tự do hóa
thương mại, cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư làm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình tiêu
chuẩn hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh trên toàn cầu, khai thác hiệu suất, tối thiểu hóa chi
phí của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

❖ Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về việc địa phương hóa sản phẩm

a) Sự khác biệt trong thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng: Sự khác biệt này xuất phát từ
trong đời sống văn hóa của từng quốc gia, là kết quả của lịch sử phát triển của mỗi một dân tộc,
là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, yêu nước và cả do thịnh vượng về mặt kinh tế của mỗi một
nước. Mỗi một người tiêu dùng đều ưa thích những sản phẩm đáp ứng tốt và phù hợp với phong
cách sống của mình. Để đáp ứng nhu cầu trên các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải thay đổi
thiết kế và sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

b) Chính sách của chính phủ sở tại: Sự khác biệt trong môi trường chính trị, pháp lý và kinh tế
ở mỗi quốc gia cũng làm ảnh hưởng tới quyết định của công ty khi thâm nhập vào quốc gia đó.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải địa phương hóa khi thâm nhập vào thị trường cụ thể.

2. Ví dụ: Ảnh hưởng của các yếu tố đến chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn
Samsung:

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 2/6
❖ Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh: (ở Việt Nam)

a) Những yếu tố khách quan:

- Môi trường vĩ mô:

+ Các yếu tố chính trị - luật pháp: Sự ổn định chính trị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển của Samsung. Ngoài ra, việc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước
ngoài tạo môi trường vô cùng thuận lợi cho chiến lược kinh doanh của Samsung phát triển.

+ Các yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục tăng, GDP ổn định. Thu
nhập người dân tăng khiến nhu cầu sử dụng đồ công nghệ ngày càng tăng cao. Điều này làm cho
chiến lược kinh doanh của Samsung càng trở nên hiệu quả.

+ Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ: Tiềm lực công nghệ của Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, do đó Samsung đã nghiên cứu để phát triển và thích ứng trở thành người đi đầu trong
phát triển công nghệ lắp ráp, sản xuất điện tử tại Việt Nam, mang lại nguồn doanh thu khủng.

+ Các yếu tố văn hóa – xã hội: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đặc biệt văn hóa Việt
Nam có nhiều nét tương đồng với Hàn Quốc. Điều này giúp Samsung dễ dàng tìm kiếm, phát
triển nguồn nhân lực và thích nghi dễ dàng với môi trường kinh doanh.

+ Các yếu tố tự nhiên: Việt Nam có rất nhiều khu đất rộng gần các bến cảng nhưng còn chưa
được khai thác, nguồn nước dồi dào và tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, điều này cũng
là lí do Samsung xây dựng các khu nhà máy sản xuất ở Việt Nam.

- Môi trường vi mô (môi trường ngành):

+ Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh: Ở Việt Nam, Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt với Apple, Oppo, Redmi, Huawei,... về cả giá cả và chủng loại, khiến Samsung phải đưa
ra nhiều chính sách marketing, giá cả, sản phẩm phù hợp.

+ Quyền lực thương lượng của khách hàng: Trong ngành công nghiệp điện thoại, khả năng trả
giá của người mua rất cao do có khác biệt giữa các sản phẩm hoặc điện thoại thông minh. Do đó,
ở Việt Nam, Samsung phải có các gói tương đương hoặc tương tự để khách hàng không chuyển
sang thương hiệu khác.

+ Quyền lực thương lượng của người cung cấp: có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cung
cấp và các công ty. Tuy nhiên, điện thoại thông minh của Samsung có vị thế rất vững chắc trên
thị trường, có nhiều nhà cung cấp thiết bị và các nhà cung cấp trong ngành có thể mặc cả và
thương lượng.

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 3/6
+ Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Ở Việt Nam, Samsung không bị ảnh hưởng quá nhiều
từ các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành. Bên cạnh đó, Samsung đã chiếm được sự tin tưởng
đáng kể trong lòng người sử dụng chúng nên các chiến lược hiện tại của Samsung là phù hợp.

+ Sự đe dọa của sản phẩm thay thế: Nhu cầu về điện thoại thông minh, máy tính xách tay trong
tương lai thay đổi không ngừng và có thể bị thay thế. Vì vậy, Samsung luôn tung ra đa dạng dòng
máy có giá từ rất rẻ đến rất cao phù hợp với mọi đối tượng khách hàng nên mối đe dọa của các
sản phẩm thay thế nằm trong mức vừa phải.

b) Những yếu tố chủ quan:

- Hạ tầng doanh nghiệp: là một tập đoàn công nghệ, Samsung xây dựng cho mình cơ sở hạ tầng
tiên tiến bậc nhất, điều này tạo môi trường làm việc, phát triển thuận lợi.

- Nguồn nhân lực: Samsung có nguồn nhân lực vô cùng tài giỏi. Hằng năm, Samsung luôn tuyển
lọc nhân tài, và cử nhân viên đi đào tạo để nâng cao trình độ, điều này góp phần không nhỏ vào
xây dựng và tiên hành các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả của Samsung.

- Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ của Samsung vô cùng phát triển, đi đầu trong cung cấp
sản phẩm bán dẫn. Điều này thúc đẩy Samsung đưa ra các chiến lược kinh doanh quốc tế để mở
rộng ra toàn cầu.

❖ Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí

Samsung đang không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang nhiều thị trường tiềm
năng mà mình chưa tiếp cận được như châu Âu, châu Mỹ với sự điều chỉnh các chiến lược phù
hợp với từng thị trường nhằm giảm tối đa chi phí mà vẫn nâng cao được sức ảnh hưởng và đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người trên toàn thế giới. Việc tiêu chuẩn hóa công nghệ sản xuất
của mình ở tất cả các nhà máy lắp ráp, mọi sản phẩm của Samsung đều được thiết kế đồng bộ với
chất lượng như nhau, dễ dàng cung ứng cho các thị trường lân cận mà không cần phải vận chuyển
từ trung tâm chính, thuận tiện cho việc quảng bá, cung ứng và giảm được chi phí.

❖ Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về việc địa phương hóa sản phẩm

Tại mỗi quốc gia thị hiếu và sở thích của người dân là khác nhau. Ví dụ, người Ấn Độ ưa dùng
các dòng smartphone thấp cấp có giá dưới 250 USD, do đó Samsung đẩy mạnh ra mắt các mẫu
điện thoại thông minh có giá dưới 133 USD ở thị trường này. Trong khi đó, Samsung tập trung
đẩy mạnh tiêu thụ mẫu điện thoại cao cấp Z Flip, Galaxy Z Fold với tầng giá rất cao ở thị trường
cao cấp khác như châu Mỹ, châu Âu,…

Vì sự bất ổn về chính trị của các nước Trung Á và Tây Nam Á nên các khu vực này có những khó
khăn hơn cho Samsung phát triển và tiêu thụ sản phẩm của mình, không giống như các nước ở
Đông Nam Á mở cửa, hội nhập, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Samsung.

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 4/6
Câu 2:
Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của McDonald’s:

McDonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách nhượng quyền giấy phép phát triển
(developmental licensee) cho một công ty ở Việt Nam là Good Day Hospitality. Để có được
nhượng quyền giấy phép phát triển của McDonald’s, phía bên công ty Việt Nam là Good Day
Hospitality phải chi bước đầu 45000 USD. Tiếp đó, phía bên Good Day Hospitality sẽ tham gia
một khóa huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng để làm việc theo đúng phong cách đặc trưng
của McDonald’s. Sau khi kết thúc khoá huấn luyện, Mc Donald’s sẽ giới thiệu một địa điểm kinh
doanh đã được lựa chọn từ trước. Phía công ty Good Day Hospitality sẽ nhận được sự hỗ trợ
thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé
thăm cơ sở kinh doanh cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết. McDonald’s
sẽ nhận khoản phí hàng tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng
chiếm thêm 8,5%. Về thực chất, công ty Good Day Hospitality không làm chủ hoạt động kinh
doanh , mà chỉ sở hữu số tài sản đã đầu tư để tạo dựng cơ sở kinh doanh.

❖ Liên kết với các đối tác tại Việt Nam


- Truyền thông:

McDonald’s quảng bá hình ảnh thông qua Zalo - ứng dụng OTT. Zalo được xem là một trong
những ứng dụng OTT phổ biến hàng đầu tại Việt Nam với 7 triệu lượt dùng và 75 triệu tin nhắn
mỗi ngày, được xem là một trào lưu mới trên Internet. Do đó, quảng bá qua Zalo sẽ giúp
McDonald’s tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của ngành thức ăn nhanh là từ 15-30 tuổi, và
phân khúc khách hàng tiềm năng từ 5-14 tuổi. Ngoài ra, VNG-Zalo và ông Nguyễn Bảo Hoàng
(người sáng lập Good Day Hospitality) có quan hệ rất thân thiết, ông là CEO của IDG Ventures-
một quỹ đầu tư mạo hiểm đã đầu tư vào VNG và gặt hái thành công rất lớn cho hai bên qua thương
vụ này. Nhờ mối quan hệ ấy, Zalo sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho McDonald’s tại Việt Nam, chẳng hạn
như hỗ trợ về đầu số và cú pháp tin nhắn, xếp logo quảng cáo của McDonald’s vào các vị trí dễ
nhìn trên trang giao diện của mình.

- Nhân sự:

McDonald’s đã chọn Jobstreet.com là đối tác tuyển dụng độc quyền để tìm kiếm và sàng lọc
những ứng viên tài giỏi cho hai vị trí đầu tiên là Assistant Manager và Crew Leader. Ngoài ra,
nhân viên được đào tạo chuẩn theo phong cách của McDonald’s.

❖ Phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với đặc trưng của Việt Nam

- Khẩu vị: Ngoài những món đặc trưng như Big Mac hoặc khoai tây chiên French Fries, khách
hàng có thể thưởng thức sản phẩm mới McPork (burger heo) được sáng tạo riêng theo khẩu vị
của người Việt.

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 5/6
- Phát triển mô hình drive – through: Mô hình mua bánh hay cà phê trong vòng 2 phút mà không
cần phải ra khỏi ô tô hay đỗ xe máy tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đang phát triển của
Việt Nam, hơn nữa còn là lợi thế cạnh tranh với KFC, Burger Kings.

- Địa điểm kinh doanh thuận tiện: cửa hàng của McDonald’s nằm trên những con đường đông
đúc với mục tiêu đón bắt lượng người di chuyển ra vào trung tâm lúc đi làm và giờ tan tầm.

Ảnh hưởng của môi trường chính trị và văn hóa Việt Nam đến sự thành công của
McDonald’s

❖ Môi trường chính trị:

- Môi trường hòa bình, ổn định: Việt Nam được xem là điểm đến kinh doanh hấp dẫn khi tình
hình chính trị đất nước vô cùng ổn định, không có sự chia rẽ thành các đảng phái và xung đột sắc
tộc. Điều này tạo môi trường phát triển vô cùng thuận lợi cho McDonald’s.

- Nhà nước tạo điều kiện: Chính phủ Việt Nam ban hành rất nhiều quy định hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Chính phủ luôn có các quyết định nhằm điều
tiết, hỗ trợ thị trường. Điều này góp phần không nhỏ cho việc phát triển của McDonald’s.

❖ Môi trường văn hóa:

- Dân số đông: Ở thời điểm bấy giờ, Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và 3/5 số đó là dưới
35 tuổi. Tính đến nay, dân số Việt Nam đã hơn 98 triệu người, độ tuổi trung bình là 32,9

- Mức sống của người dân ngày càng tăng: Với mức GDP bình quân đầu người tại hai thành phố
lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cao hơn mức bình quân cả nước khá nhiều. (Năm 2012, Hà
Nội vào khoảng 2.200 USD/người còn TP. Hồ Chí Minh là 3.600 USD/người). Mức thu nhập này
đủ để người tiêu dùng sẵn sàng bỏ từ từ 4 – 6 USD cho một bữa ăn tại McDonalds mà không phải
suy nghĩ quá nhiều.

- Thói quen tiêu dùng thay đổi: Sự tiện lợi trong sử dụng đồ ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng.
Đặc biệt McDonald’s rất phù hợp với khẩu vị, sở thích của lứa tuổi học sinh, sinh viên, phù hợp
cho các buổi tụ tập bạn bè, đi chơi với gia đình, người yêu.

- Thích sự mới mẻ: Một thương hiệu lớn như McDonald’s đem lại cảm giác được trải nghiệm,
khám phá, đặc biệt là giới trẻ - tập khách hàng mục tiêu của McDonald’s.

- Chung thành với sản phẩm: Việc McDonald’s ra mắt các sản phẩm theo khẩu vị riêng của người
Việt Nam khiến người tiêu dùng ưa thích sử dụng.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 2174ITOM1312 Trang 6/6

You might also like