You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chủ nghĩa khoa học xã hội Số báo danh: 35
Mã số đề thi: 27 Lớp: 21101HCMI0121
Ngày thi: 16/12/2021 Tổng số trang: 06 Họ và tên: Đinh Thị Khánh Huyền

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm

Câu 1:
Giải thích nhận định V.I.Lenin khẳng định: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ
dân chủ tư sản nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần” thông qua phân tích bản chất của nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Có thể nói sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là bước tiến rất dài và khác về chất
so với nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ này, thực hiện thực sự quyền lực của nhân dân, nhân dân
đã giành lại được quyền lực của mình. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại
đa số dân cư, nhân dân ngày càng tham gia vào công việc của nhà nước, tham gia vào xã hội, đây
chính là bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đi vào phân tích những bản chất sau, ta sẽ thấy
được tại sao V.I.Lenin lại khẳng định như vậy.

- Bản chất chính trị:

Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản đối với toàn bộ xã hội, sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho quyền lực thuộc về nhân dân,
do đó dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhất nguyên về chính trị.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân và không ngừng mở rộng quyền dân chủ của nhân dân
trong mọi hoạt động của nhà nước. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Trong chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu
lợi ích đều là vì dân”. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng trước đây

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 1/6
là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân. V.I. Lênin còn
nhấn mạnh rằng: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều
vào công việc nhà nước”.

Trong khi đó chế độ dân chủ tư sản mặc dù có nhiều thành tựu to lớn (chủ yếu là do nhân
dân lao động tạo ra…), dù chế độ đó có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ, nhưng về
thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà
nước của giai cấp tư sản, là số ít trong xã hội, họ thường là các ông chủ và những kẻ cai trị. Dân
chủ tư sản không thuộc về nhân dân lao động, dân chủ tư sản chẳng qua chỉ là khẩu hiệu, là danh
nghĩa mà thôi, gọi là dân chủ nhưng "dân" không hề được làm chủ, mà là “quan” làm chủ, nhà
nước lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động.

- Bản chất kinh tế:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa
học – công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của
toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển
sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản lý,
hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về bản chất kinh tế của dân chủ tư
sản là chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng nó không hình thành từ “hư vô” theo mong
muốn của bất kỳ ai mà là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử,
đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ kinh tế trước đó,
nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công… đối với đa số nhân dân.

- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học
nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.). Đồng thời, dân chủ xã hội
chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá
trị tư tưởng – văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc.

Khác với dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ tư sản lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản làm
chủ đạo; sử dụng văn hóa, tôn giáo như những công cụ, phương tiện của giai cấp tư sản để chi
phối đời sống tinh thần. Nhân dân không có quyền được tự do phát huy truyền thống văn hóa, xã
hội, phải tuân theo tư tưởng của tầng lớp thống trị.

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 2/6
Tóm lại, chế độ dân chủ tư sản chỉ đem lại quyền dân chủ cho thiểu số thống trị (chiếm tỷ lệ quá
nhỏ trong dân), còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đem lại quyền dân chủ cho toàn dân, lấy
mục tiêu là con người, giải phóng con người, vì con người, con người ở đây là giai cấp công nhân,
là nhân dân lao động, là tuyệt đại đa số. Do đó, có thể hiểu tại sao V.I. Lênin đã khẳng định: “Chế
độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.

Liên hệ đến bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bản chất dân chủ
xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân. Quyền
làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ.

Thứ nhất: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”

+ Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).

+ Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (nhân dân làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân).

+ Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân dân).

+ Dân chủ gắn với pháp luật, kỷ cương, kỷ luật.

+ Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, chế độ xã hội xã hội “do nhân dân làm chủ”, ở đó, quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ và làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội theo nguyên tắc Đảng Cộng sản

Thứ hai, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các hình thức trực tiếp và
gián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân “ ủy
quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra. Bản thân những tổ
chức ấy phải đại diện cho nhân dân và thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở Việt Nam, tổ chức
cao nhất đại diện cho nhân dân là Quốc hội.

+ Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện
quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Hình thức đó thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 3/6
động của nhà nước, được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư; kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến cơ sở.

Thứ ba: “Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân
là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”

“Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của
nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Nhân dân là người chủ xã hội,
cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như vậy, trong nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là một trong những
mối quan hệ lớn cần được tăng cường nắm vững và giải quyết hiện nay nhằm hiện thực hóa mục
tiêu: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là
mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích” . Xây dựng chế độ dân chủ phải
được coi là sự nghiệp cách mạng lâu dài, bởi dân chủ vừa thể hiện bản chất của chế độ ta vừa là
mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước.

Câu 2:
Làm sáng tỏ luận điểm: “ Gia đình là tế bào của xã hội” :

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Gia
đình là nơi tái sản xuất con người, duy trì nòi giống. Đây là chức năng mà không một cộng đồng
nào có thể thay thế được. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người mà
còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.

Bên cạnh đó, gia đình còn là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho
cộng đồng và xã hội; là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân
của mỗi thành viên. Gia đình là trung tâm xuất phát điểm, là cơ sở của giáo dục, là trường học
đầu tiên của con người. Ngay từ khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp
của cha mẹ và người thân trong gia đình. Gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế
hệ tương lai của xã hội, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn
của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa. Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn
liền với giáo dục của xã hội. Gia đình là nơi mỗi cá nhân được yêu thương, đùm bọc từ các thành
viên trong gia đình, là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về cả vật chất và tinh
thần của con người. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho
sự hình thành, phát triển xã hội. Ngoài ra, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, những phong
tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng; nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội.
Vì vậy, gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

Không những vậy, gia đình còn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản sản
xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 4/6
tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh
sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, gia đình
đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội. Gia đình có thể
phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức lao động, tay nghề của
người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Thực hiện tốt chức năng này,
không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng
góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội.

Tóm lại, với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người,
gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Không có gia
đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Xã hội muốn phát triển
lành mạnh thì gia đình phải được xây dựng tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt
nhân của xã hội chính là gia đình”.

Sự biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam hiện đại so với gia đình Việt Nam truyền thống:

Từ quan điểm xã hội học, xét về bản chất, gia đình có bốn chức năng cơ bản: sinh sản, tình
cảm, giáo dục, kinh tế. Do sự va chạm giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, sự chênh lệch giữa
tốc độ biến đổi của cơ cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình Việt
Nam có những biến đổi mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn cho rằng sinh con là một chức năng quan trọng của
gia đình. Tuy nhiên, đã có một sự chuyển đổi nhận thức rất rõ về hôn nhân, tình dục, sinh sản và
số con ở gai đình hiện đại. Trước đây, theo quan niệm con đàn cháu đống, đông con nhiều cháu,
mang ý nghĩa phúc hậu đức dày và chiến lược sinh tồn của các gia đình nông thôn, việc dựng vợ
gả chồng và quan hệ tình dục chủ yếu phục vụ chức năng duy trì nòi giống, tạo nguồn nhân lực.
Thế nhưng, giờ đây tình dục không chỉ mang ý nghĩa là một phương cách của việc sinh sản mà
còn là sự thể hiện của tình yêu và nhu cầu sinh học của con người. Xã hội hiện đại đem đến cho
con người nhận thức rằng, thỏa mãn nhu cầu tình dục đã trở thành nhân tố chính làm tăng mức
độ thỏa mãn - hạnh phúc trong đời sống hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, trượt qua ngưỡng giao
thoa của truyền thống và hiện đại, khi đời sống tình dục trong hôn nhân không được thỏa mãn,
nhiều người sẵn sàng chạy theo nhu cầu bản năng bất chấp mọi rào cản, kể cả đạo lí luân thường
trong truyền thống văn hóa của người Việt.

Chức năng giáo dục là chức năng được tăng cường hơn bao giờ hết và trở thành một trách
nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác, tuy nhiên, trong quá trình xã hội biến đổi nhanh chóng,
gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn về chức năng dưỡng dục con cái và xã hội hóa. Trong gia
đình truyền thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha
mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Trong khi gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho
nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo, quan tâm thường xuyên của ông bà, cha mẹ. Thế hệ trẻ mới

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 5/6
cho dù có nhận được sự bảo trợ, dạy dỗ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ.
Những xung đột thế hệ giữa các thành viên trong gia đình như một sự cảnh báo về sự đổ vỡ phần
nào chức năng giáo dục của gia đình. Nó cũng cho thấy các mối quan hệ trong gia đình trở nên
lỏng lẻo và trước sau cũng phải đối diện với các nguy cơ bị hủy hoại. Chúng ta thấy rõ nhất các
xung đột trong tương quan về thế hệ, các giá trị cổ truyền và hiện đại. Cuộc sống của xã hội hiện
đại, lối sống mới phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Nhịp
sống hối hả với vòng quay của công việc khiến những bữa cơm gia đình hiếm khi đông đủ. Cuộc
sống tiện nghi với những phương tiện công nghệ cao đã tạo nên những “ốc đảo” ngay trong mỗi
gia đình, khiến cho cá nhân sống khép kín. Thêm vào đó, lối sống thực dụng ích kỉ, đề cao cuộc
sống hưởng thụ, cổ súy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân cũng là nguy cơ làm mai một, xói
mòn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Về chức năng kinh tế, đối với gia đình truyền thống Việt Nam, người đàn ông được xem
là trụ cột kinh tế của gia đình theo quan niệm “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm”, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là người chủ sở hữu tài sản của gia
đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình. Thì trong gia đình Việt Nam hiện
nay, người phụ nữ cũng có vai trò quan trọng trong việc quyết định thu nhập và mức sống của gia
đình. Người phụ nữ không còn quanh quẩn ở không gian ruộng vườn, bếp núc nữa. Người vợ và
người chồng đều có vai trò như nhau trong việc xây dựng kinh tế gia đình. Bình đẳng giới trong
quan hệ vợ chồng là một giá trị của xã hội hiện đại mà gia đình Việt Nam đang phát triển.

Về tâm lí - tình cảm, đô thị hóa một mặt mang lại luồng gió mới đầy sức sống, nhưng mặt
khác cũng là nguyên nhân dẫn đến khoảng cách, thậm chí xung đột trong gia đình, xuất hiện nhiều
bị kịch, thảm án, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục... Nhiều chuẩn mực bị đảo lộn trực
tiếp tác động đến cấu trúc văn hóa khiến gia đình không còn cấu trúc bền vững như xưa. Thiếu
tình cảm, thiếu tôn trọng, đại nghịch, bất kính, li hôn, ngoại tình, mại dâm, quan niệm tình yêu,
tình dục lệch lạc… trở nên phổ biến. Người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống
cùng với con cháu, cho nên nhu cầu về tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ. Còn ngày nay,
người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm khi quy mô gia đình bị thu hẹp
do những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình. Tôn trọng tự
do cá nhân, sự độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại, điều đó
góp phần làm chuyển dịch từ gia đình lớn nhiều thế hệ sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ).

Sự tiếp nhận quá nhanh và thiếu chọn lọc một số sắc thái văn hóa từ đô thị đã làm xói mòn,
thậm chí là triệt phá nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp lâu đời làm vẩn đục môi trường văn hóa,
xã hội, bào mòn và làm rạn nứt quan hệ gia đình truyền thống. Cấu trúc xã hội, cấu trúc gia đình
cùng những chức năng căn bản của nó đã bị thách thức, bị biến đổi. Trong nhịp điệu biến cải đó,
có cái tốt lên, nhưng cũng nảy sinh nhiều điều nhức nhối, đó thực sự là lời cảnh báo đến con người
cần có sự nhìn nhận, thay đổi một cách phù hợp.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Đinh Thị Khánh Huyền - Mã LHP: 21101HCMI0121 Trang 6/6

You might also like