You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3 MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 11


(Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Tác nhân hóa học như 5-Brom uraxin là đồng đẳng của timin gây ra đột biến
A. thêm nucleotit loại A. B. tạo 2 phân tử timin cùng mạch ADN.
C. mất nucleotit loại A. D. A-T → G-X.
Câu 2: Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết ở ruồi giấm đực là
A. 4 B. 5 C. 8 D. 6
Câu 3: Một số tế bào vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15 được nuôi trong môi trường chứa N 15. Sau 2 thế hệ
người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa.
Trong tổng số ADN con tạo thành, có 56 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N 15. Biết không xảy ra
đột biến và ADN đang xét là ADN ở vùng nhân tế bào, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Số tế bào vi khuẩn E.coli ban đầu là 7.
(2) Trong tổng số ADN con tạo thành, có 56 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
(3) Trong tổng số ADN con sinh ra, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
(4) Nếu cho các phân tử ADN con sinh ra tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N 15,
khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 4: Cho các loại enzim sau, có bao nhiêu loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
(1) ADN polimeraza (3) Ligaza
(2) ARN polimeraza (4) Restrictaza
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 5: Xét các loại đột biến sau:
1. Mất đoạn NST. 2. Lặp đoạn NST.
3. Chuyển đoạn không tương hỗ. 4. Đảo đoạn NST.
5. Đột biến thể một. 6. Đột biến thể ba.
Có bao nhiêu loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử AND?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 6: Theo nguyên tắc dịch mã, bộ ba đối mã khớp bổ sung với các bộ ba mã sao 5'AUG3' là
A. 3'UAX5'. B. 5'GUX3'. C. 5'XXU3'. D. 5'XGU3'.
Câu 7: Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ cấp ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện
gen ở mức:
A. Phiên mã. B. Sau dịch mã. C. Sau phiên mã. D. Dịch mã.
Câu 8: Con đường trao đổi chất nào sau đây chung cho quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí ở
thực vật?
A. Đường phân. B. Chuỗi vận chuyển điện tử.
C. tổng hợp Axetyl-CoA từ pyruvat D. Chu trình Crep.
Câu 9: Một phân tử mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nucleotit A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng khi nhận xét về mARN trên?
(1) Tỉ lệ bộ mã có chứa 2A và 1G nhỏ hơn 10%. (2) Tỉ lệ bộ mã có chứa 2U lớn hơn 20%.
(3) Tỉ lệ bộ mã có chứa A là 80%. (4) Tỉ lệ bộ mã có chứa 3A là 6,4%.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 10: Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình
biến đổi sinh học là gì?
A. Phân giải thức ăn trong cơ thể B. Tiêu hóa nhờ enzim.

Trang 1/4 - Mã đề thi 132


C. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng. D. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật.
Câu 11: Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh duỡng là một số chẵn?
A. Lệch bội dạng thể ba. B. Lệch bội dạng thể một.
C. Thể song nhị bội. D. Thể tam bội.
Câu 12: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN
Câu 13: Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của một số động vật nhai lại, cho
các phát biểu:
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho
vật chủ.
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật
nhai lại.
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động
vật nhai lại.
Số các phát biểu không chính xác là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 14: Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là
sai?
A. Vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản.
B. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hoá.
C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn.
D. Ruột non có vi sinh vật, giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản.
Câu 15: Giai đoạn khử trong pha tối của nhóm thực vật C3 được tóm tắt như thế nào?
A. APG + (NADPH, ATP từ pha sáng)  PEP
B. APG + (NADPH, ATP từ pha sáng)  A1PG
C. AOA + (NADPH, ATP từ pha sáng)  AM
D. AOA + (NADPH, ATP từ pha sảng)  A1PG
Câu 16: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có
thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBbbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AaaaBBbb.
Câu 17: Có ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong 3 tế bào có cặp Aa
không phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân tạo ra
12 tinh trùng, trong đó có tất cả 6 loại giao tử. Tỉ lệ của các loại giao tử có thể là:
A. 2AaB : 2b : 1AB : lab : lAb : laB. B. lAaB : lb : 2AB : 2ab : 2Ab : 2aB.
C. lAaB : lb : 1AB : lab : lAab : 1B D. 1AaB : lb : 1AB : lab : lAb : laB
Câu 18: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình khử CO2.
B. Quá trình quang phân li nước.
C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thích).
Câu 19: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất
hiện alen mới?
A. Đột biến tự đa bội. B. Đột biến gen.
C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 20: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li
của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu
giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A. AAaBbb. B. AaaBBb C. AAaBBb D. AaaBbb
Câu 21: Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên cơ thể?
A. Đột biến trong giảm phân tạo giao tử
B. Đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
C. Đột biến gen lặn trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
D. Đột biến gen trội trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó
Câu 22: Lúa nước có 2n = 24. Mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 24. B. 6. C. 12. D. 48.
Câu 23: Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá
trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:
A. Dạ dày B. Ruột già C. Thực quản D. Ruột non
Câu 24: Cho các nhận xét sau đây về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Pha sáng của quang hợp diễn ra ở màng ngoài của lục lạp.
(2) Năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
(3) O2 được tạo ra ở pha tối. (4) Chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình Canvin ở thực vật C 3 là
APG.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 25: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Magie. B. Nitơ. C. Sắt. D. Cacbon.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu trình Crep?
A. Axit piruvic tham gia trực tiếp vào chu trình Crep.
B. Chu trình Crep tạo ra 6 NADH.
C. Chu trình Crep tạo ra 3 ATP.
D. Chu trình Crep giải phóng nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào.
Câu 27: Trên mạch thứ nhất của gen có 25%A, 18%G; trên mạch thứ hai của gen có 12%G. Tỉ lệ % số
nuclêôtit loại T của gen là
A. 20%. B. 15%. C. 45%. D. 35%.
Câu 28: Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. (2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường. (4) Gió và các ion khoáng. (5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 2 và (1). B. 3 và (2). C. 3 và (1). D. 2 và (3).
Câu 29: Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?
A. Prôtêin. B. Lipit. C. ADN. D. ARN.
Câu 30: Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’AXX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’AGG3’. D. 5’UGA3’.
Câu 31: Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ
thống kín
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua
2 mặt của lá
(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dướii của lá trong cùng thời gian
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là:
A. (2) (3) (l) (4) B. (3) (2) (l) (4).
C. (l) (2) (3) (4). D. (3) (1) (2) (4).
Câu 32: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử
lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.

Câu 33: Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?


Trang 3/4 - Mã đề thi 132
A. (1). NO ; (2). N2; (3). NH4+; (4) Chất hữu cơ
3
-

B. (1). NH4+ ; (2). NO ; (3). N2 ; (4) Chất hữu cơ


3
-

C. (1). NO ; (2). NH4+; (3). N2; (4) Chất hữu cơ


3
-

D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO ; (4) Chất hữu cơ


3
-

Câu 34: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit B. Tổng hợp phân tử ARN
C. Nhân đôi ADN D. Nhân đôi nhiễm sắc thể
Câu 35: Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì?
A. Sacaraza. B. Catalaza. C. Malataza. D. Amylaza.
Câu 36: Nồng độ NH4 trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4 bằng cách
+ +

A. thẩm thấu B. Hấp thụ chủ động C. Hấp thụ thụ động D. Khuếch tán
Câu 37: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến tứ bội. B. Đột biến đảo đoạn. C. Đột biến tam bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 38: Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phất triển.
II. So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hoá hơn.
III. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.
IV. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 39: Dựa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu CO2.
II. Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra CO2.
III. Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nảy mầm có nhiều CO2.
IV. Khí hút ra bên phải bình chứa hạt là khí giàu CO2 mà nghèo O2.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 40: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Dạ cỏ. B. Dạ múi khế. C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

You might also like