You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

CÁC TỔ CHỨC VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI


CHÍNH TÀI CHÍNH
(Financial markets and institutions)

(ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Mã số học phần: NHLT2006

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Lý thuyết Tài chính Tiền tệ

HÀ NỘI - 2019

1
Tên học phần: Các tổ chức và thị trường tài chính
Mã học phần: NHLT2006
Số tín chỉ: 03
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Viện: Ngân hàng Tài chính
Các giảng viên tham gia giảng dạy:
Stt Học Họ tên Email Điện thoại
hàm,
học vị
1 PGS.TS Cao Thị Ý Nhi nhicy@neu.edu.vn
2 PGS.TS Hoàng Xuân Quế quehx@neu.edu.vn
3 TS Đặng Anh Tuấn tuanda@neu.edu.vn
4 TS Đoàn Phương Thảo thaodp@neu.edu.vn

5 TS Nguyễn Thị Hoài Phương phuongnt@neu.edu.vn


6 TS Phạm Thành Đạt datpt@neu.edu.vn

I. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN


Học phần cung cấp những kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính và các định chế tài
chính trung gian. Nội dung chính của học phần là nghiên cứu cách thức xây dựng được một hệ
thống tài chính hữu hiệu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở một nền kinh tế chuyển đổi và
đang phát triển như Việt nam.
Khác với hệ cử nhân, học viên cao học được trang bị các kiến thức chuyên sâu về hệ thống tài
chính, thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, khủng hoảng tài chính cũng như
quản lý nhà nước đối với hệ thống tài chính quốc gia.
Học phần được thiết kế thành 5 chuyên đề với thời lượng 3 tín chỉ tương ứng với các nội dung
như sau:
- Đề cập đến các thành tố cấu thành của hệ thống tài chính, chức năng của hệ thống tài
chính.
- Cấu trúc và hoạt động của các định chế tài chính và thị trường tài chính trong hệ thống
tài chính.

2
- Các vấn đề về khủng hoảng tài chính được đề cập đến thông qua nghiên cứu thực tiễn
cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Vai trò quản lý Nhà nước đối với hệ thống tài chính. Trong đó đề cập đến các chủ thể
quản lý cũng như chính sách quản lý qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về hệ thống tài chính, thị trường tài chính và các
định chế tài chính ngân hàng thông qua nghiên cứu các nguyên lý, cấu trúc và hoạt động
của các khu vực này.
- Làm rõ vai trò quản lý Nhà nước đối với hệ thống tài chính ngân hàng.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN


1. Phương pháp giảng dạy
- Kết hợp giảng lý thuyết và thảo luận
2. Phương tiện giảng dạy
- Bảng, phấn hoặc bút viết; Máy tính + Máy chiếu

IV. PHÂN BỔ THỜI GIAN: nêu rõ số chuyên đề trong học phần, thời lượng giảng từng
chuyên đề
Đơn vị: Giờ giảng
ST Tên chuyên đề Kiến thức và kỹ năng Giảng và tự Thảo Tổng
T nghiên cứu luận số
1 Tổng quan về Hệ thống Nắm vững được các kiến thức 3 3 6
tài chính về hệ thống tài chính đối với sự
phát triển kinh tế

2 Thị trường tài chính Nghiên cứu sâu về thị trường 3 6 9


tài chính
3 Các Tổ chức tài chính Nghiên cứu về các tổ chức tài 6 6 12
trung gian chính trung gian và hoạt động
của các tổ chức TCTG
4 Khủng hoảng tài chính Nghiên cứu về các mô hình 3 6 9
khủng hoảng, các lý thuyết về
khủng hoảng tài chính.

3
5 Quản lý nhà nước đối Làm rõ vai trò quản lý của Nhà 6 4 9
với hệ thống tài chính nước đối với hệ thống tài chính
Tổng số 21 24 45

V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


- Điều kiện dự thi hết học phần: Đảm bảo tất cả các điều kiện dưới đây:
+ Tham gia học tập ở lớp tối thiểu từ 75% thời lượng môn học
+ Bài kiểm tra cá nhân (20%), trong đó đạt từ 5 điểm trở lên
+ Bài kiểm tra (thông qua thảo luận nhóm ) (20%), trong đó đạt từ 5 điểm trở lên
- Thi hết học phần (60%): viết luận, tỷ trọng giữa lý thuyết và liên hệ thực tế: 70/30
VI. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
CHUYÊN ĐỀ 1 – TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
A. Mục tiêu của chuyên đề
Hệ thống tài chính với đặc trưng là sự hiện diện của các tổ chức tài chính, thị trường tài
chính, các công cụ tài chính và hạ tầng cơ sở tài chính giữ vai trò quan trọng với chức năng
chủ yếu là huy động và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Hệ thống tài chính vừa là kênh
tiết kiệm cho hộ gia đình, vừa là kênh đầu tư cho khu vực doanh nghiệp và cũng là kênh dẫn
truyền cho các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Hình thức và tổ chức của hệ thống tài
chính thường rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào trình độ phát triển và cơ
cấu của nền kinh tế. Chuyên đề này sẽ giúp học viên có cái nhìn tổng thể về hệ thống tài chính
của một quốc gia và sự vận dụng đó để phân tích sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia
B. Nội dung của chuyên đề
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1.1 Cấu trúc hệ thống tài chính
I.1.1. Tổ chức tài chính
I.1.2. Công cụ tài chính
I.1.3. Thị trường tài chính
I.1.4. Cơ sở hạ tầng tài chính
I.2. Chức năng của hệ thống tài chính
I.2.1. Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
I.2.2. Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro
I.2.3. Giám sát quản trị

4
I.2.4. Vận hành hệ thống thanh toán
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Frederic S.Mishkin (Eleventh Edition), The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Global Edition, các chương 1,2,
2. PGS. TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn (2016), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ,
chương 2.
CHUYÊN ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
A. Mục tiêu của chuyên đề
Trang bị cho học viên kiến thức về lãi suất và thị trường tài chính. Mỗi thị trường sẽ
được nghiên cứu sâu
B. Nội dung của chuyên đề
2.1. Lãi suất
2.1.1. Lãi suất và vai trò của lãi suất
2.1.2. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kì hạn và ảnh hưởng tới lãi suất
2.2. Tổng quan thị trường tài chính
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Vai trò
2.2.3. Đối tượng
2.2.4. Cấu trúc
2.2.5. Công cụ
2.3. Thị trường tài chính
2.3.1. Thị trường tiền tệ
2.3.2. Thị trường trái phiếu
2.3.3. Thị trường cổ phiếu
2.3.4. Thị trường thế chấp
2.3.5. Thị trường ngoại hối
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Frederic S.Mishkin (Eleventh Edition), The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Global Edition, các chương 1, 2, 4, 5, 6, 7.
3. PGS. TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn (2016), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ,
chương 6.
CHUYÊN ĐỀ 3- CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

5
A. Mục tiêu của chuyên đề
Tại sao lại có sự xuất hiện của các tổ chức tài chính trung gian. Làm rõ vai trò cũng như
hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế. Tại sao lại có chi phí giao
dịch và thông tin bất cân xứng cũng như hệ quả của nó.
B. Nội dung của chuyên đề
3.1. Khái quát các tổ chức tài chính trung gian
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Vai trò
3.1.3. Chi phí giao dịch
3.1.4. Thông tin bất cân xứng
3.2. Các tổ chức tài chính trung gian
3.2.1. Ngân hàng thương mại
3.2.2. Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Frederic S.Mishkin (Eleventh Edition), The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Global Edition, chương 9.
2. PGS. TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn (2016), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ,
các chương 7, 9.
CHUYÊN ĐỀ 4 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
A. Mục tiêu của chuyên đề
Nghiên cứu các mô hình lý thuyết khủng hoảng tài chính để giải thích cho các cuộc
khủng hoảng tài chính trên thế giới và nêu tầm quan trọng của chính phủ trong việc ngăn ngừa
và đối phó với khủng hoảng tài chính.
B. Nội dung của chuyên đề
4.1. Các loại khủng hoảng tài chính
4.1.1. Khủng hoảng tiền tệ
4.1.2. Khủng hoảng ngân hàng
4.1.3. Khủng hoảng nợ
4.2. Các mô hình khủng hoảng tài chính
4.2.1. Khủng hoảng thế hệ thứ nhất
4.2.2. Khủng hoảng thế hệ thứ hai
4.2.3. Khủng hoảng thế hệ thứ 3

6
4.3. Các chính sách ngăn ngừa và đối phó với khủng hoảng tài chính
4.3.1. Sự can thiệp của Chính phủ
4.3.2. Chính sách hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Frederic S.Mishkin (Eleventh Edition), The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Global Edition, các chương 12, 13.
CHUYÊN ĐỀ 5 – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
A. Mục tiêu của chuyên đề
Làm rõ vai trò quản lý và điều tiết của Chính phủ đối với hệ thống tài chính thông qua
nghiên cứu các chủ thể giám sát và quản lý là NHTW và Bộ Tài chính. Thông qua các
chính sách để thấy rõ vai trò của nhà nước trong quản lý hệ thống tài chính như thế nào.
Đồng thời chuyên đề cũng đề cập đến những nguy cơ tiềm tàng về thất bại của Chính
phủ trong việc điều hành hệ thống tài chính và những vấn đề rút ra từ những sự kiện gần
đây nhất
B. Nội dung của chuyên đề
5.1. Tổng quan về quản lý Nhà nước đối với hệ thống tài chính
5.1.1. Vai trò
5.1.2. Chủ thể tham gia quản lý
5.1.3. Nội dung quản lý
5.2. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tác động đến quản lý Nhà
nước đối hệ thống tài chính
5.2.1. Chính sách tiền tệ
5.2.2. Chính sách tài khóa
C.Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Frederic S.Mishkin (Eleventh Edition), The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Global Edition, các chương 14, 16.
2. PGS. TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn (2016), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, các
chương 2, 3, 13.

Hà nội, ngày 3 tháng 9 năm 2019


TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

You might also like