You are on page 1of 135

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ VĂN BẢN KỸ THUẬT...............................................2
1. Tên dự án:............................................................................................................................. 2
2. Chủ đầu tư:........................................................................................................................... 2
3. Đơn vị tư vấn:....................................................................................................................... 2
4. Thời gian đầu tư:................................................................................................................... 2
5. Địa điểm xây dựng:............................................................................................................... 2
6. Hình thức quản lý dự án:.......................................................................................................2
7. Nguồn vốn:........................................................................................................................... 2
8. Các văn bản pháp lý:.............................................................................................................2
9. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:.........................................................................3
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ..................4
1. Thông tin về Trại tạm giam Tà Niên thuộc Công an tỉnh Kiên Giang.....................................4
2. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................6
3. Địa hình, địa chất, thủy văn và hiện trạng giao thông............................................................7
4. Quy mô đầu tư, mức độ ô nhiễm và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý:.............................9
5. Hiện trạng hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải của trại tạm giam Tà
Niên....................................................................................................................................... 11
6. Sự cần thiết phải đầu tư.......................................................................................................12
7. Mục tiêu và sản phẩm của nhiệm vụ....................................................................................14
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG........................................................16
1. Lựa chọn vị trí đặt trạm xử lý nước thải...............................................................................16
2. Lựa chọn hệ thống thu gom.................................................................................................17
CHƯƠNG IV: QUY MÔ CẤP CÔNG TRÌNH...................................................................19
1. Cấp công trình...................................................................................................................19
2. Hình thức đầu tư................................................................................................................19
3. Quy mô xây dựng..............................................................................................................19
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ......................................................................................................................................... 20
1. Lượng nước thải phát sinh.................................................................................................20
2. Yêu cầu của công nghệ xử lý nước thải.............................................................................21
3. Các yêu cầu khi lựa chọn công nghệ..................................................................................21
4. Các phương án công nghệ xử lý.........................................................................................21
5. Phân tích, đánh giá lựa chọn công nghệ.............................................................................37
CHƯƠNG VI: THUYẾT MINH TÍNH TOÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI..................40
1. Tính toán các hạng mục kỹ thuật mạng lưới thu gom nước thải........................................40
2. Tính toán các hạng mục kỹ thuật trạm xử lý......................................................................42
CHƯƠNG VII: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG..........................................60
1. Quy mô xây dựng..............................................................................................................60
2. Giải pháp kiến trúc, kết cấu hạng mục chính.....................................................................61
CHƯƠNG VIII: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN...........................................................80
1. Phạm vi công việc:............................................................................................................. 80
2. Căn cứ pháp lý:.................................................................................................................. 80
3. Các giải pháp kỹ thuật.......................................................................................................81
4. Phương án thiết kế, tính toán và yêu cầu kỹ thuật chung...................................................83
5. Yêu cầu kỹ thuật................................................................................................................85
CHƯƠNG IX: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.................................................................92
1. Phương án giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hạ tầng.............................................................92
2. Phương án thiết kế xây dựng.............................................................................................92
3. Giải pháp thi công lắp đặt thiết bị......................................................................................95
4. Phương án vận hành chạy thử và chuyển giao công nghệ..................................................98
5. Quy định bảo trì................................................................................................................. 99
CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................100
1. Đánh giá tác động môi trường..........................................................................................100
2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường................................................................102
3. Chương trình quan trắc môi trường..................................................................................103
4. Kịch bản các khả năng xảy ra sự cố, rủi ro môi trường....................................................104
5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với kịch bản các sự cố..................................................109
6. Đánh giá chung................................................................................................................ 116
CHƯƠNG XI: NGUỒN KINH PHÍ XÂY DỰNG.............................................................118
1. Nguồn vốn đầu tư............................................................................................................118
2. Hình thức quản lý............................................................................................................118
3. Phương thức thực hiện dự án...........................................................................................118
4. Chi phí vận hành và bảo dưỡng sửa chữa........................................................................118
CHƯƠNG XII: TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG.....................................................119
1. Cơ sở tính toán................................................................................................................. 119
2. Tổng mức đầu tư.............................................................................................................. 119
3. Chi phí vận hành..............................................................................................................124
CHƯƠNG XIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................126
1. Thời gian và tiến độ thực hiện.........................................................................................126
2. Tổ chức thực hiện:............................................................................................................. 126
CHƯƠNG XIV: HIỆU QUẢ DỰ ÁN.................................................................................127
CHƯƠNG XV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................128
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 129
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên & môi trường


QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TP : Thành phố
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
COD : Nhu cầu oxy hóa học
VSV : Vi sinh vật
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
BTCT : Bê tông cốt thép
MLSS : Nồng độ của chất rắn lơ lửng trong bể sinh học của quá trình bùn hoạt
tính.
DO : Lượng oxy hòa tan trong nước
pH : Chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung
dịch
TN : Tổng Ni tơ
TP : Tổng Phốt pho
PVC : Poly Vinyl Cloride, tên một loại vật liệu polymer tổng hợp
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
CĐT : Chủ đầu tư
ĐVTV : Đơn vị tư vấn

1
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ VĂN BẢN KỸ THUẬT

1. Tên dự án:
Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên
Giang.
2. Chủ đầu tư:
Công an tỉnh Kiên Giang.
3. Đơn vị tư vấn:
Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Natural Việt Nam
Địa chỉ: Số 17, ngõ 2, phố Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Người đại diện: Giám đốc - Ông Nguyễn Quốc Anh
4. Thời gian đầu tư:
Năm 2017 - 2018
5. Địa điểm xây dựng:
Trại tạm giam Tà Niên, 507 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Rạch Sỏi, thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6. Hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
7. Nguồn vốn:
Ngân sách nhà nước cấp.
8. Các văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng số số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội khoá
13;
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định một số điều
và biện pháp thi hành, đánh giá môi trường chiến lược, bảo vệ môi trường đối với
các đối tượng có liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường, trên lãnh thổ Việt
Nam theo Luật bảo vệ Môi Trường, được chính phủ ban hành ngày 14/2/2015;
- Nghị định 18/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 2 năm 2013 quy định tiêu chuẩn vật
chất hậu cần đối với cán bộ chiến sỹ phục vụ trong Công an nhân dân;

2
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Nghị định 59/2015/NĐ - CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 về Quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng
- Thông tư số 06/2016/TT - BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn việc lập và quản lý
chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 03/2014/TT - BCA ngày 20/01/2014 quy định về quản lý các dự án,
nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trong Công
an Nhân dân;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ xây dựng v/v công bố định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư XDCT;
- Quyết định số 4139/QĐ-H41-H45 ngày 30/07/2012 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hậu cần – Kỹ thuật về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Xây
dựng, nâng cấp trại tạm giam Tà Niên thuộc Công an tỉnh Kiên Giang (Giai đoạn
1).
Căn cứ vào Quy hoạch được duyệt và khảo sát thực địa tại Trại tạm giam Tà Niên
thuộc Công an tỉnh Kiên Giang.
9. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 7957:2008: Thoát nước và mạng lưới bên ngoài công trình;
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường
ống và công trình;
- QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoach đô thị;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về thoát nước và xử lý nước thải
- Các tiêu chuẩn và quy định của Việt Nam ban hành khác có liên quan.
- QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị.
- TCVN 7222:2002 - Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải
sinh hoạt tập trung.
- TCVN 2262-1995 “ Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy”

3
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ


1. Thông tin về Trại tạm giam Tà Niên thuộc Công an tỉnh Kiên Giang
- Trại tạm giam Tà Niên thuộc Công an tỉnh Kiên Giang có diện tích 44.109
m2 trong đó một phần là diện tích canh tác. Theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng công trình số 4139/QĐ-H41-H45 ký ngày 30 tháng 7 năm 2012, quy mô
và mục tiêu đầu tư là đảm bảo nơi giam giữ, cải tạo 500 can phạm và nơi làm việc,
ăn, ở sinh hoạt cho 81 cán bộ chiến sỹ quản lý.
Trại tạm giam Tà Niên được phê duyệt nâng cấp tháng 07 năm 2012, điều
chỉnh phê duyệt tổng mặt bằng tháng 5 năm 2017, hiện tại đang trong quá trình thi
công xây dựng, dự kiến hoàn tất và đưa vào hoạt động trong năm 2018.
Trại tạm giam Tà Niên thuộc công an tỉnh Kiên Giang chia làm 2 khu, khu A
và khu B.
+ Khu A bao gồm các nhà: Nhà làm việc, nhà ở cán bộ chiến sĩ, nhà bếp, nhà
ăn của cán bộ chiến sĩ, nhà để xe, nhà nuôi chó nghiệp vụ, nhà thăm và nhà trực
bảo vệ.
+ Khu B gồm: Nhà cổng trại, nhà giam giữ hợp khối, nhà giam phạm tử hình,
nhà giam chung phạm nhân, nhà bếp phạm nhân, nhà học tập, nhà y tế và chòi gác.
- Vị trí Trại tạm giam: Phía Đông giáp đất ruộng bà Tỏ và ông Mót, dài
220m. Phía Tây giáp đường Nguyễn Chí Thanh và nhà dân, dài 221m. Phía Nam
giáp đất bà Trinh và ông Họt, dài 200m. Phía Bắc giáp đất Phòng An ninh điều tra,
dài 198m.
- Về Quy mô giam giữ: Trại tạm giam Tà Niên có quy mô được phê duyệt
theo Quyết định số 4139/QĐ-H41-H45 ngày 30/07/2012 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật là 500 can phạm, 81 cán bộ chiến sỹ. Số người thăm
nuôi thường xuyên của trại trung bình dự kiến là 50 người/ ngày.

4
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Vị trí trại tạm giam Tà Niên trên bản đồ

Một phần hình ảnh trại tạm giam Tà Niên- khu B đang trong quá trình xây dựng

5
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

2. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội


+ Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý của thành phố Rạch Giá: Phía Đông - Nam tiếp giáp huyện Châu
Thành; phía Đông - Bắc tiếp giáp với huyện Tân Hiệp; phía Tây - Nam giáp vịnh
Thái Lan có thể nhìn thấy các đảo gần, đảo xa. Gần tầm mắt nhất là đảo Hòn Tre
(Hòn Rùa) thuộc huyện Kiên Hải nằm đối diện với cửa biển Rạch Giá; phía Tây -
Bắc là cụm núi Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Sóc thuộc huyện Hòn Đất. Tổng
diện tích tự nhiên gần 105 km2, trong đó có khu lấn biển về phía Tây để mở rộng
đô thị mới rộng 420 ha thuộc các phường Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc và An Hòa; khu lấn
biển 16 ha thuộc phường Vĩnh Thanh Vân.
Rạch Giá là điểm lý tưởng để khách du lịch dừng chân, lưu trú và  th7am
quan các di tích, các khu vui chơi giải trí tại công viên Văn hóa An Hòa, Siêu thị
Citimart, Co.op Mart, Metro…; có hệ thống đường không với sân bay Rạch Giá;
đường bộ có Bến xe Rạch Giá; đường biển có Bến tàu biển Rạch Giá…, rất thuận
tiện cho du khách đi đến các danh lam, thắng cảnh du lịch trọng điểm trong tỉnh
như: huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải, thị xã Hà Tiên, Kiên Lương và U Minh
Thượng.
Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang nói chung và TP Rạch Giá
nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình
hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa
mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng
3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền
và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai,
không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất
thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.
+ Điều kiện kinh tế, xã hội:
Trại tạm giam Tà Niên nằm tại phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang. Kiên Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 2 trong vùng ĐBSCL,
sau An Giang (2,2 triệu người), cộng đồng dân cư chính gồm các dân tộc: Kinh,
Hoa, Khmer. Năm 2015 dân số trung bình Kiên Giang khoảng 1,76 triệu người,
chiếm khoảng 10% dân số toàn vùng ĐBSCL. Quá trình đô thị hóa đã thu hút dân
cư tập trung về các đô thị nên mật độ dân số ở Rạch Giá cao gấp 8,3 lần mật độ
bình quân toàn tỉnh, gấp 32,9 lần mật độ dân số ở huyện Giang Thành. Tỷ lệ dân số
đô thị cũng tăng từ 21,9% năm 2000 lên 27,1% năm 2010 và 27,4% năm 2015.
Tỉnh Kiên Giang được chia làm 4 vùng là: Vùng Tứ giác Long Xuyên là vùng tập
6
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

trung thoát lũ chính của tỉnh; Vùng Tây Sông Hậu là vùng chịu ảnh hưởng của lũ
hàng năm; Vùng U Minh Thượng với địa hình thấp thường ngập lụt vào mùa mưa
và vùng biển hải đảo. Kinh tế Kiên Giang tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định
trong thời gian dài, cùng với việc không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học –
kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng cao, kết hợp
với xu thế di dân cơ học từ tỉnh ra bên ngoài làm việc nên thu nhập bình quân đầu
người ở Kiên Giang tăng nhanh từ 4,7 triệu đồng/người năm 2000 lên 9,8 triệu
đồng/người năm 2005, khoảng 25,8 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 51,4 triệu
đồng/người năm 2015; cao hơn so với bình quân cả nước và hiện là tỉnh có thu
nhập bình quân đầu người dẫn đầu trong các tỉnh vùng ĐBSCL, ngoại trừ Tp. Cần
Thơ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,73%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70%,
tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (theo chuẩn mới) đạt 85%, tỷ lệ hộ sử dụng điện
lưới quốc gia đạt 98%, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,44%.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang)
3. Địa hình, địa chất, thủy văn và hiện trạng giao thông
3.1. Địa hình, địa chất:
Đối với bước lập dự án đầu tư, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho công trình sẽ dùng
địa chất các công trình lân cận để làm cơ sở khái toán vốn, dự kiến sẽ khoan thăm
dò địa chất để tính toán chi tiết nền móng trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công
nhằm đảm bảo cho độ bền vững của công trình. Qua khảo sát thực tế trong giai
đoạn lập dự án đầu tư, có một số công trình nằm cạnh khu đất dự kiến xây dựng, đó
là Nhà làm việc Văn phòng Cảnh sát điều tra, đã khoan khảo sát thăm dò địa chất,
nên đối với dự án này có thể sử dụng số liệu khảo sát địa chất của công trình trên
để khái toán móng cho công trình. Theo hồ sơ khoan khảo sát địa chất tham khảo
được kết quả thăm dò như sau:
- Lớp đất 1: Sét lẫn bụi, dẻo mềm, mức độ biến dạng lún cao và cường độ kháng
cắt thấp, xuất hiện ở độ sâu 0,00  -2,00 m, không thích hợp cho việc đặt móng
công trình.
- Lớp đất 2: Sét lẫn bụi, chảy, mức độ biến dạng lún cao và cường độ kháng cắt
thấp, xuất hiện ở độ sâu -2,00  -8,00 m, không thích hợp cho việc đặt móng công
trình.
- Lớp đất 3a: Sét lẫn cát mịn, dẻo mềm, cường độ kháng cắt trung bình nhưng
phân bố cục bộ với bề dày lớp đất mỏng, xuất hiện ở độ sâu từ -8,00  -9,80 m,
không thuận lợi cho việc xây dựng công trình.

7
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Lớp 3: Sét lẫn bụi, nửa cứng, mức độ nén lún trung bình, khả năng chịu tải khá
cao và bề dày phân bố lớn, xuất hiện ở độ sâu từ -9,80  -22,50 m, thuận lợi cho
việc đặt móng công trình.
- Tầng 4 : Sét lẫn bụi, dẻo cứng, cường độ kháng cắt trung bình, xuất hiện ở độ
sâu từ hơn -22,50 m, có thể sử dụng cho việc xây dựng công trình.
3.2. Thủy văn:
Qua kế quả khảo sát cho thấy mực nước ngầm ở độ sâu nông, xuất hiện ở độ sâu từ
-0,90  -0,95m. Mực nước dưới đất giao động theo mùa, có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình thi công móng. Nước trong đất có hàm lượng PH thấp, có ảnh hưởng
nhiều đến quá trình ăn mòn BTCT móng.
3.3. Hiện trạng giao thông:
Công trình được đầu tư xây dựng tại phường Rạch Sỏi – thành phố Rạch Giá, giáp
xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, giao thông chính là đường Nguyễn Chí
Thanh, đã được Nhà nước đầu tư tương đối hoàn chỉnh, từ vị trí xây dựng công
trình có thể đi một cách thuận tiện đến ngay trung tâm thương mại Rạch Sỏi hoặc
đi đến huyện Châu Thành. Nhìn chung việc giao thông đi lại rất thuận tiện và cơ
động.
3.4. Hiện trạng cấp điện:
Nguồn cung cấp điện: nằm trong mạng lưới cấp điện chung của Công ty Điện lưc II
– Chi nhánh Kiên Giang. Năm 2013, Công an tỉnh đã đầu tư một trạm biến áp 160
KVA, quy mô đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho toàn khu vực. Nên công trình
khi xây dựng hoàn thành chỉ đấu nối vào mạng lưới chung là đảm bảo sử dụng.
3.5. Hiện trạng cấp nước:
Nguồn cung cấp nước: Tại khu vực xây dựng công trình đã có hệ thống cấp nước
của Công ty cấp thoát nước Kiên Giang. Tuy nhiên dự án cải tạo mở rộng Trạm
tạm giam cũng đã bố trí xây dựng một đài nước quy mô cung cấp cho tất cả các
Phòng trong khu vực.
3.6. Hiện trạng thoát nước:
- Trại tạm giam Công an tỉnh Kiên Giang được đầu tư xây dựng từ năm 1983, qua
thời gian sử dụng đã lâu hầu hết các hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm
trọng. Từ trước đến nay, Trạm tạm giam chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử
lý nước thải; hiện tại nước thải và nước mưa tự thẩm thấu và thoát ra ngoài kênh,
mương.

8
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Song bên cạnh đó, mặt bằng hiện trạng khuôn viên thấp, mỗi khi trời mưa là gây
ngập úng toàn khu vực và xung quanh các hộ dân lân cận, gây ô nhiễm môi trường,
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ chiến sĩ và người dân.
4. Quy mô đầu tư, mức độ ô nhiễm và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý:
4.1 Quy mô đầu tư:
Quy mô đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trại tạm giam Tà Niên
thuộc Công an tỉnh Kiên Giang căn cứ vào:
- Tuyển tập tiêu chuẩn thiết kế xây dựng Việt Nam.
- Quy chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình - Bộ xây dựng năm
2006.
- Quy mô tạm giam, giam giữ can phạm của trại tạm giam Tà Niên theo Quy
hoạch được duyệt (chi tiết xem trong phần phụ lục).
- Số lượng cán bộ, nhân viên, quản giáo của trại hiện nay và nhu cầu trong
tương lai.
4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý:
Theo kết quả phân tích số: 0614062_NT/PTE/2017 ngày 14/06/2017 của trung tâm
phân tích và đo đạc Môi trường Phương Nam (Vị trí lấy mẫu tại mương thoát nước,
sau cống nước thải đầu ra, là vị trí cuối cùng của điểm thoát nước thải. Điểm xả
thải chỉ có nước thải của trại tạm giam. Đây là vị trí đại diện cho nước thải của toàn
trại tạm giam. Điểm lấy mẫu sâu hơn 10cm so với mặt nước. Điều kiện thời tiết là
trời nắng) và kết quả phân tích số: TNN/1707.10/01-02 ngày 10/07/2017 của Công
ty CP Liên minh Môi trường và Xây dựng – Phòng phân tích chất lượng môi
trường (Vilas 968-Vimcerts 185) (Cùng vị trí với điểm lấy mẫu ngày 14/6/2017)),
các thông số ô nhiễm được thể hiện trong bảng 4.2 (chi tiết xem trong phần Phụ
lục). Nước thải sau xử lý sẽ đưa ra mương hở, chảy ra sông Rạch Sỏi. Đây là nguồn
nước sử dụng cho tưới tiêu, nên yêu cầu chất lượng nước đạt loại B, QCVN
14:2008/BTNMT, hệ số k=1.
Bảng 4.2: Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải

STT Chỉ tiêu phân Đơn vị Kết quả Kết quả Kết quả QCVN
tích ngày ngày điển 14:2008/
14/06/2017 10/07/2017 hình BTNMT,
cột B
1 pH - 6,6 7,1 6,6 5–9

9
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

STT Chỉ tiêu phân Đơn vị Kết quả Kết quả Kết quả QCVN
tích ngày ngày điển 14:2008/
14/06/2017 10/07/2017 hình BTNMT,
cột B
2 BOD5 (20°C) mg/l 163 154 163 50
3 Tổng chất rắn lơ mg/l 195 211 211 100
lửng (TSS)
4 Tổng chất rắn mg/l 1100 1153 1153 1000
hòa tan
5 Sunfua (tính mg/l 7,8 7,44 7,8 4,0
theo H2S)
6 Amoni (tính mg/l 62 44 62 10
theo N)
7 Nitrat (NO3-) mg/l 91 77 91 50
(tính theo N)
8 Dầu mỡ động mg/l 43 32 43 20
thực vật
9 Tổng các chất mg/l 16 9 16 10
hoạt động bề
mặt
10 Phosphat mg/l 18 10 18 10
(PO43-)(theo P)
11 Tổng Coliforms MNP/ 9*103 7,45*103 9*103 5.000
100ml
Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả phân tích mẫu nước thải tại trại tạm giam Tà Niên, nhận
thấy hầu hết hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép theo QCVN
14:2008/BTNMT (trừ thông số pH nằm trong tiêu chuẩn). Cụ thể, hàm lượng BOD
vượt quá tiêu chuẩn cho phép hơn 3,2 lần; hàm lượng Amoni vượt 6,2 lần; tổng
chất rắn lơ lửng TSS vượt 1,95 lần; tổng chất rắn hòa tan gấp 1,1 lần; Sunfua (tính
theo H2S gấp 1,95 lần; Nitrat (NO3-) (tính theo Nitơ) gấp 1,82 lần; dầu mỡ động
thực vật gấp 2,15 lần; tổng các chất hoạt động bề mặt gấp 1,6 lần; Phosphat (PO 43)
(theo P) gấp 1,8 lần; Tổng Coliform gấp 1,8 lần. Lượng nước thải này nếu không
được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm mùi, mất mỹ quan ảnh hưởng đến cán bộ chiến sĩ
cũng như can phạm, đồng thời thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt ảnh hưởng lớn đến khu vực dân cư đông đúc xung quanh.
10
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Các tác động xấu có thể liệt kê ra như sau:


+Chỉ tiêu BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép sẽ dẫn đến
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ làm phát sinh mùi hôi thối gây ô nhiễm
môi trường không khí, gây ra khó chịu đối với những người sống hoặc đi qua khu
vực này.
- Bùn từ quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, tác
động xấu đến sinh vật sống dưới nước và con người.
- Nước thải có thành phần hữu cơ lớn sẽ thu hút ruồi muỗi,... Sự tập trung
với mật độ cao của ruồi nhặng không những làm mất mỹ quan tại khu vực trại tạm
giam mà còn hây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cán bộ chiến sĩ và can phạm do
chúng là những sinh vật trung gian truyền các bệnh nguy hiểm.
+Chỉ tiêu Coliforms vượt quá quy chuẩn cho phép
Nước thải có hàm lượng vi sinh vật gây bệnh cao sẽ là nguồn lây nhiễm mầm
bệnh đến con người và sinh vật. Vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước là nguyên
nhân của các dịch bệnh xẩy ra đối với con người như: dịch tả, lỵ...
+Các chất dinh dưỡng (N,P)
Các chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng
tới chất lượng nước và sự sống của sinh vật thủy sinh. Các chất dinh dưỡng với
nồng độ cao trong nước sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh của các loài tảo. Sau đó là
quá trình chết hàng loạt của tảo làm giảm nồng độ oxy trong nước, khiến các loài
sinh vật trong nước bị chết do thiếu oxy trầm trọng. Như vậy nguồn nước tại nơi
tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý sẽ bị ô nhiễm trầm trọng, gây mùi hôi thối khó
chịu.
5. Hiện trạng hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải của trại
tạm giam Tà Niên
Trại tạm giam Tà Niên hiện tại chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng
biệt. Nước thải từ nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, hố ga.... đều thoát ra và nhập
chung với hệ thống mương thoát nước mưa.

11
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Ảnh: Hệ thống mương thoát nước thải lẫn nước mưa xuống cấp
Hệ thống mương thoát nước xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp, ứ đọng cục
bộ tại nhiều điểm dẫn đến tình trạng nước thải rò rỉ qua mương vào thẩm thấu vào
môi trường đất, không đảm bảo việc thoát nước, đồng thời gây ô nhiễm không khí
do mùi nước thải, ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ chiến sĩ công tác tại Trại và can
phạm nhân. Trại tạm giam Tà Niên cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước
thải lẫn nước mưa chảy ra mương thoát nước rồi xả vào mương đất dẫn ra sông
Rạch Sỏi hoặc chảy vào ao nuôi cá.
6. Sự cần thiết phải đầu tư
Hiện nay, Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt chỉ qua bể phốt theo hệ thống cống rãnh
xả trực tiếp ra ao cá, ra mương thoát và thấm vào đất.

12
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Ảnh: Cống nước thải từ trại tạm giam chảy ra mương hở

Ảnh: Nước thải xả thẳng ra ao cá


Qua kết quả phân tích cũng như các nhận xét đánh giá về nước thải sinh hoạt
từ trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang nhận thấy: Nước thải của Trại có
13
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

hàm lượng các chất ô nhiễm cao gấp nhiều lần mức cho phép, không được xử lý,
thải thẳng ra ao cá và mương dẫn đến sông Rạch Sỏi. Sông Rạch Sỏi là nguồn nước
tưới tiêu của người dân trong khu vực. Khi nước thải từ trại tạm giam Tà Niên chảy
ra sông Rạch Sỏi sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường, tác động xấu lên cuộc sống
đến dân cư xung quanh.
Nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường,
cũng như cải tạo môi trường, cải tạo môi trường sống cho cán bộ chiến sỹ, can
phạm nhân của Trại cũng như người dân xung quanh, việc xây dựng hệ thống xử lý
nước thải cho Trại tạm giam thuộc công an tỉnh Kiên Giang để xử lý nước thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết và cấp bách.
7. Mục tiêu và sản phẩm của nhiệm vụ
7.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
của trại tạm giam Tà Niên thuộc Công an tỉnh Kiên Giang. Nước thải sau xử lý đạt
tiêu được thải ao cá hoặc ra mương hở chảy ra sông Rạch Sỏi. Sông Rạch Sỏi là
nguồn nước sử dụng làm nước tưới tiêu của một số dân cư nên đảm bảo chất lượng
nước thải của Trại tạm giam Tà Niên phải đạt loại B, QCVN 14:2008/BTNMT
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Trại, bao gồm hệ
thống đường ống thoát nước thải, hố ga và bể gom, bơm bể gom.
+ Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 60 m3/ngày đêm.
7.2. Sản phẩm của nhiệm vụ:
Sản phẩm của nhiệm vụ là Hệ thống thu gom và Hệ thống xử lý nước thải,
bao gồm:
a. Hệ thống thu gom:
Có chức năng thu gom nước thải từ các nhà vệ sinh, các bể tự hoại, các khu
tắm giặt, nhà bếp, nhà y tế... dẫn về hố ga thu gom, bể gom, cuối cùng là đưa về Hệ
thống xử lý nước thải
Hố ga xây mới có kích thước lòng trong 0,8 x 0,8 m, tường gạch chỉ 220
mm, đáy và tấm đan bằng bê tông cốt thép. Hố ga được xây dựng nhằm thu nước
chảy ra từ bể phốt, nhà vệ sinh, nhà tắm, từ bể tách mỡ của khu nhà bếp hay điểm

14
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

giao nhau giữa các đường ống thu gom, các điểm đổi hướng dòng thu gom, khoảng
cách tối đa giữa các hố ga là 30m.
Bể gom: Được xây dựng nhằm thu nước từ mạng lưới thu gom tại khu B.
Trong bể gom có đặt song chắn rác và bơm nước thải vận chuyển nước thải đến Hệ
thống xử lý.
Mạng lưới đường ống thu gom chính sử dụng ống u.PVC DN200. Các mạng
nhánh dùng ống u.PVC DN160, ống thoát nước thải từ bể phốt dùng ống u.PVC
DN110, ống thoát nước thải từ nhà tắm dùng ống u.PVC DN60. Chi tiết trong bản
vẽ thiết kế.
b. Hệ thống xử lý nước thải:
Bao gồm cụm bể bê tông: bể điều hòa, bể chứa bùn, xây chìm. Hệ thống xử
lý sinh học kết hợp khử trùng được đặt nổi. Hệ thống sinh học gồm 02 module hoạt
động song song, có ưu điểm:
+ Kích thước hợp lý cho việc chế tạo, vận chuyển, thi công cũng như đảm
bảo kết cấu thiết bị.
+ Tăng hệ số an toàn cho hệ thống khi đi vào hoạt động: khi có sự cố, bảo trì
bảo dưỡng vẫn có 01 module hoạt động.
+ Có thể hoạt động 01 module trong tình trạng lưu lượng nước thải thấp hơn
so với công suất tính toán, do đó không ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra.
Nước thải đạt yêu cầu theo QCVN 14:2008/BTNMT cột B rồi xả ra môi
trường. Nhà điều hành đặt tủ điện, máy thổi khí, hệ thống châm hóa chất được xây
dựng phía trên mặt cụm bể bê tông nhằm tiết kiệm diện tích xây dựng.
c. Các sản phẩm khác:
Các sản phẩm khác của nhiệm vụ bao gồm: Công tác hướng dẫn, chuyển
giao công nghệ, sách hướng dẫn sử dụng, các giấy tờ hồ sơ liên quan đến thiết kế,
nguyên lý công nghệ của hệ thống xử lý, catalog thiết bị, giấy chứng nhận trình độ
chuyên môn kỹ thuật của nhân sự để vận hành….

15
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG


1. Lựa chọn vị trí đặt trạm xử lý nước thải
Lựa chọn vị trí đặt trạm xử lý nước thải phải dựa trên các tiêu chí sau:
- Vị trí đặt trạm xử lý cách xa khu dân cư xung quanh.
- Quỹ đất hiện có.
- Cuối hướng gió chủ đạo.
- Thuận tiện cho việc thu gom nước thải để giảm chi phí đầu tư xây dựng hệ
thống thu gom nước thải
Căn cứ theo những tiêu chí trên cùng với mặt bằng hiện trạng của trại tạm
giam. Được sự thống nhất của chủ đầu tư và trại tạm giam, trạm xử lý nước thải
được đặt tại cuối trại tạm giam Tà Niên, gần ao cá (theo bản vẽ mặt bằng tổng thể).

Hình1: Hình ảnh vị trí đặt trạm xử lý


Vị trí đặt trạm xử lý có một số yếu tố như sau:
- Vị trí cách xa khu dân cư và khu vực hành chính của trại tạm giam, gần ao
cá và chuồng nuôi heo. Công trình gần trạm xử lý nhất là khu giam chung phạm
nhân cách khoảng 25m. Tuy nhiên, giữa 2 công trình được ngăn cách bởi tường rào
cao khoảng 3m nên trạm xử lý không ảnh hưởng tới công trình
- Trạm nằm tại khu đất trống và không có trong quy hoạch sử dụng
- Trạm đặt giữa bờ ao cá hiện có và mương nước, dễ dàng cho việc thoát
nước thải sau khi xử lý ra mương thoát.
- Vị trí đặt trạm xử lý là cuối hướng gió.

16
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

2. Lựa chọn hệ thống thu gom


Mục tiêu xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo tốt việc thoát nhanh chóng
nước thải ra khỏi trại tạm giam. Đồng thời phải đưa ra biện pháp xử lý nước thải
phù hợp với điều kiện kinh tế của trại tạm giam. Việc thu gom nước thải phải riêng
biệt với hệ thống thoát nước mưa nhằm tránh việc ảnh hưởng tới quá trình xử lý
nước thải. Đường ống thu gom phải được thiết kế từ vị trí cao về vị trí thấp.
Với những đặc điểm trên, việc lựa chọn hệ thống thu gom như sau:
- Hệ thống thu gom được tách biệt từ 02 hướng: khu A và khu B
- Nếu dùng ống bê tông cốt thép thì đường kính ống lớn và độ dốc cao dẫn
đến việc tăng chiều rộng và chiều sâu rãnh đặt ống. Do đó dùng ống u.PVC nhằm
giảm chiều rộng và chiều sâu chôn ống cũng như tăng độ kín và độ bền của hệ
thống.
- Do toàn tuyến dài 130 m từ điểm đầu của khu B đến vị trí xử lý nước thải,
vì vậy đặt bể thu gom tại vị trí điểm giữa khu B, thuận tiện cho việc thu gom nước.
Nước thải từ bể gom sẽ được bơm đến bể điều hòa tại trạm xử lý.

Vị trí bể gom Vị trí Hệ thống xử lý

Ao

Ao

Hình 2: Vị trí đặt bể thu gom và trạm xử lý

17
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Theo thiết kế hiện tại trong bản vẽ Quy hoạch trại tạm giam Tà Niên, chưa
thể hiện thiết kế hệ thống thu gom nước thải bên ngoài. Toàn bộ nước thải theo
thiết kế được duyệt tháng 7 năm 2012, nước thải từ bể phốt, nhà vệ sinh, nhà tắm,
bếp ăn... đều sẽ thải ra cống thoát nước mưa. Hiện nay, khu trại tạm giam hợp khối
cho 500 can phạm đang được xây dựng. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết kế bổ sung
mạng thu gom và thoát nước thải phù hợp để tách toàn bộ nước thải ra khỏi nước
mưa và đưa về trạm xử lý. Đơn vị tư vấn đề xuất mạng lưới thu gom nước thải như
sau:
+ Nước thải từ các nhà bếp (gồm bếp ăn cán bộ chiến sĩ, bếp phạm nhân)
được đưa vào bể tách mỡ, sau đó chảy sang hố ga bằng ống u.PVC, d=160mm.
+ Nước thải thu gom từ các hố ga của khu A và một phần khu B, gồm các
khu nhà 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 14 được thu gom bằng ống u.PVC, d=160mm, sau đó
gộp chung rồi tự chảy ra hố ga chuyển tiếp bằng ống u.PVC, d=200mm.
+ Nước thải thu gom từ các hố ga của phần còn lại khu B, gồm các khu nhà
9, 10, 13, 14 được thu gom bằng ống u.PVC, d=200mm rồi tự chảy ra bể gom.
+ Nước thải từ nhà tắm được dẫn ra hố ga bằng ống u.PVC, d=60mm; nước
thải từ nhà vệ sinh được đưa ra bể phốt sau đó chảy ra hố ga bằng ống u.PVC,
d=110mm.
+ Nước thải từ bể gom được bơm đến trạm xử lý bằng ống u.PVC, d=60mm.
+ Đường ống tự chảy đánh dốc với i = 0,5% để đảm bảo không lắng cặn.

18
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG IV: QUY MÔ CẤP CÔNG TRÌNH


1. Cấp công trình
- Loại công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Cấp công trình: Cấp IV
2. Hình thức đầu tư
Xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung với công nghệ
tiên tiến, hiện đại, đảm bảo xử lý triệt để ô nhiễm nước thải của Trại tạm giam Tà
Niên trước khi thải ra môi trường theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật và quy định
pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
3. Quy mô xây dựng
Thiết kế, xây dựng mới hệ thống thu gom nước thải để thu gom toàn bộ nước
thải từ các nguồn thải của Trại tạm giam về khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Yêu cầu đặt ra là hệ thống xử lý phải xử lý nước thải của Trại đạt
QCVN14:2008/BTNMT cột B, hệ số K=1 về nước thải sinh hoạt.
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1. Lượng nước thải phát sinh
Nước thải tại trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang phát sinh từ các
nguồn chủ yếu sau:
+ Nước thải sinh hoạt từ khu hành chính, khu nhà ở cán bộ chiến sỹ gồm:
nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, khu tắm giặt.
+ Nước thải sinh hoạt từ khu phân trại và khu giam giữ gồm có nước thải từ
nhà bếp phạm nhân, nhà y tế, căng tin....
Theo quy mô trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang: Số lượng can
phạm được cải tạo, giam giữ là 500 can phạm, và nơi làm việc, ăn ở, sinh hoạt của
81cán bộ chiến sỹ. Đây là số liệu để tính toán lưu lượng nước thải phát sinh tại trại
tạm giam Tà Niên.
Theo nghị định 18/2013/NĐ-CP ngày 21/2/2013 quy định tiêu chuẩn vật chất
hậu cần đối với cán bộ chiến sỹ phục vụ trong Công an nhân dân thì theo đó mỗi
cán bộ chiến sỹ được sử dụng nước sạch là 130 - 150 lít/người.ngày đêm.

19
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Lượng nước cấp lớn nhất cho Trại tạm giam trong một ngày theo bảng sau:
Tiêu chuẩn
ST Tổng hợp
Nguồn phát sinh Sô lượng nước cấp
T (m3/ngày)
(l/người/ngày)
1 Phạm nhân 500 100 50
Cán bộ chiến sĩ thường
2 31 150 4,65
trực
Cán bộ chiến sĩ không
3 50 80 4,0
thường trực
Tổng cộng 58,65

Theo nghị định 80/2014/NĐ-CP lượng nước thải được tính bằng 100% lượng
nước cấp, do đó lượng nước thải phát sinh của trạm là 58,65 m3/ngày đêm.
Chọn lưu lượng nước thải của Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang
trong một ngày đêm là:
Q = 60 (m3/ngày đêm)
Thông số thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải là: 60 m3/ ngày đêm.
2. Yêu cầu của công nghệ xử lý nước thải
Dây chuyền công nghệ áp dụng để xử lý nước thải là tổ hợp các công trình
trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước. Việc lựa chọn dây chuyền công
nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Lưu lượng nước thải.
- Thành phần tính chất của nước thải.
- Yêu cầu về mức độ làm sạch.
- Điều kiện địa hình, năng lượng, tính chất đất đai.
- Diện tích khu xây dựng công trình.
- Nguồn vốn đầu tư.
3. Các yêu cầu khi lựa chọn công nghệ
- Công nghệ đáp ứng yêu cầu mức độ xử lý nước thải sau xử lý phải đạt theo
tiêu chuẩn quy định của QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
- Công nghệ cho phép đưa ra giải pháp tổng hợp mặt bằng phù hợp với mặt
bằng hiện trạng và đáp ứng được quy hoạch phát triển của trại tạm giam Tà Niên.
- Lựa chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến đang sử dụng tại các nước trong khu
vực để đảm bảo xử lý triệt để nước thải và ổn định cao.

20
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Quá trình thi công không làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của cán
bộ công nhân viên.
- Do vị trí đặt trạm xử lý tại gần ao có mực nước cao nên giải pháp hệ thống
xử lý nước thải chính đặt nổi để giảm thiểu chi phí thi công, chỉ xây dựng ngầm bể
gom, bể điều hòa, bể khử trùng và bể chứa bùn.
- Vận hành đơn giản.
- Công nghệ phải phù hợp với khả năng xây dựng và lắp đặt của các đơn vị
thi công trong nước.
- Chủng loại vật tư, thiết bị trong dây chuyền công nghệ phải là loại phổ
thông để thuận tiện cho việc cung cấp cũng như bảo dưỡng và thay thế sau này.
- Công nghệ phải dễ vận hành thích hợp với trình độ quản lý của cơ sở, ít bị
phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
- Công nghệ có chi phí đầu tư và chi phí vận hành phù hợp với nguồn đầu tư
và ngân sách hoạt động của trại.
4. Các phương án công nghệ xử lý
4.1 Giới thiệu chung
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các
hoạt động dân cư, trong trường hợp này là của các chiến sĩ, người nhà phạm nhân
và các phạm nhân của trại tạm giam. Nước thải sinh hoạt thường được chia làm 2
loại: nước thải từ nhà vệ sinh chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các
loại vi sinh vật gây bệnh và nước thải từ các quá trình tắm, giặt, nấu ăn với các
thành phần chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng
của nước thải sinh hoạt thường là BOD, N, P. Trong đó hàm lượng N và P là rất
lớn trong nước thải sinh hoạt, nếu không được loại bỏ thì chúng sẽ gây nên hiện
tượng phú dưỡng hóa.
Với thành phần ô nhiễm là pháp xử lý thông dụng nhưng vẫn còn gặp những
hạn chế nhất định như: phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành
cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn,
các hệ thống xử lý hoá lý thì lại quá phức tạp và khó vận hành….
Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe
đối với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử
lý sinh học thường được ứng dụng nhất.
Với các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu có mặt trong nước thải bao gồm các
chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (tỷ lệ BOD/COD
21
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

> 0,5) và vi sinh vật như đã trình bày thì hệ thống xử lý được lựa chọn bao gồm các
công đoạn sau:
- Công đoạn làm sạch cơ học sơ cấp: Loại bỏ rác và chất rắn lơ lửng.
- Công đoạn xử lý sinh học: Loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy, hàm lượng
nitơ, phốt pho trong nước thải.
- Công đoạn làm sạch cơ học thứ cấp: Loại bỏ chất rắn lơ lửng, bùn cặn tạo
ra trong công đoạn xử lý sinh học.
- Công đoạn khử trùng: Loại bỏ các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
- Công đoạn xử lý bùn: giảm thể tích bùn sinh ra trong các công đoạn làm
sạch cơ học và xử lý sinh học.
Từ kết quả phân tích đánh giá và kết luận đặc trưng nước thải sinh hoạt ở
trên, chúng tôi xin đề xuất 4 phương án xử lý nước thải phù hợp với hiện trạng,
điều kiện mặt bằng cũng như suất đầu tư của Trại tạm giam Tà Niên:

Phương án 1: Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học


a) Sơ đồ công nghệ:

Hệ thống thu gom nước thải Song Bể thu gom Bể lắng sơ cấp
chắn rác Bể điều hòa
của Trại nước thải

Hóa chất khử trùng

Nước đầu ra Bể lắng thứ cấp Bể lọc sinh học


Bể khử trùng
đạt QCVN
14:2008, cột B

Bể nén bùn

Bùn thải đem đi


xử lý

b) Thuyết minh công nghệ:

22
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Nước thải của Trại được thu gom từ hệ thống cống thoát, qua song chắn rác
loại bỏ các tạp chất có thể gây tắc nghẽn đường ống, tới bể thu gom. Tại đây nước
được bơm lên bể bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm, sau
đó đưa qua bể lắng sơ cấp nhằm loại bỏ các cặn có kích thước lớn rồi đưa sang thiết
bị lọc sinh học. Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh
học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc.
Bể lọc bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên
đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó. Vật liệu lọc
thường là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Nếu vật liệu
lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 0,5 -2,5 m, trung bình
là 1,8 m. Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân
phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo
có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác.
Chất ô nhiễm trong nước thải sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết
trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi
sinh vật và bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát
triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết
chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát
bề mặt vật liệu lọc. Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hoá chất hữu
cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả
là vi sinh vật ở đây bị phân huỷ nội bào, không còn khả năng dính bám lên bề mặt
vật liệu lọc và bị rửa trôi.Nước ra khỏi bể lọc sinh học được đưa vào bể lắng thứ
cấp để lắng bùn (các lớp vi sinh vật bong ra khỏi bề mặt màng lọc), sau đó được
bơm lên bể trùng để khử trùng trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nước sau khi
đã xử lý đạt tiêu chuẩn và được xả ra mương thoát nước chảy ra sông Rạch Sỏi.
Phần bùn tạo ra ở đáy thu gom, bể xử lý sinh học yếm khí, bể lắng được xả
định kỳ nhờ hệ thống bơm hút bùn tháo xuống bể nén bùn. Sau đó bùn được đem đi
xử lý.
 Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp do không cần bơm bùn, máy thổi khí.
- Tiêu tốn ít năng lượng.
 Nhược điểm:
- Dễ bị tắc màng lọc

23
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Lưu lượng nhỏ, phải duy trì độ ẩm liên tục.


- Dễ sinh mùi hôi.
- Nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết.
Thông thường bể lọc sinh học được áp dụng cho những đơn vị phát sinh lưu
lượng nước thải nhỏ và nồng độ ô nhiễm thấp, xa khu dân cư.

Phương án 2: Xử lý nước thải bằng công nghệ mương oxy hóa


a) Sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ trại tạm
giam

Rác thải
Bể gom
Xe gom rác

Không khí
Bể điều hòa Máy thổi khí

Cung cấp
Mương oxy hóa Bùn
oxy
tuần
hoàn

Nước
Bể lắng Bể chứa bùn
Bùn dư bùn

Nước
Chlorine
Bùn đi xử lý bùn
Bể khử trùng
24
Nước thải đạt
cột B, QCVN
14:2008/BTNMT
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

b) Thuyết minh công nghệ:


Nước thải từ hệ thống thu gom chảy qua song chắn rác đặt tại bể gom rồi
chảy về bể điều hòa. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên mương oxy hóa.
Mương oxy hóa là một dạng cải tiến của aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc
trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính (sinh trưởng lơ lửng của vi sinh
vật trong nước thải) chuyển động tuần hoàn trong mương. Mương oxy hóa có thể
hoạt động với độ ô nhiễm của nước thải cao (BOD 20 = 1000-5000mg/l). Mương
oxy hóa có hiệu quả trong cả việc loại bỏ BOD và nitrit hóa mà không cần đến hóa
chất.
Các yêu cầu của mương oxy hóa như sau:
- Số lượng vi sinh vật hoạt tính được duy trì trong dòng bùn hoạt tính tuần
hoàn để phân hủy các chất hữu cơ trong nước, sản phẩm của quá trình này
là CO2, H2O và các tế bào mới.
- Điều kiện môi trường cần duy trì trong mương oxy hóa chấp nhận khử
các chất ô nhiễm hiệu quả là đủ lượng oxy hòa tan, chất nền và chất dinh
dưỡng. Chất nền và chất dinh dưỡng là thức ăn và hợp chất hữu cơ trong
nước thải giúp vi sinh vật phát triển và năng động.
Trong mương oxy hóa, nước thải được bơm chạy vòng theo lối nhờ hệ thống
sục khí bề mặt ở các khúc cua đổi chiều dòng chảy. Thiết bị sục khí cơ khí này
cung cấp khí oxy và duy trì tốc độ dòng chảy để bảo đảm xử lý nước thải hiệu quả.
Vùng trộn duy trì lượng oxy hoà tan ở mức 2 đến 4 mg/l tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn hiếu khí phát triển phân huỷ chất hữu cơ thành CO2 và nước. Sau vùng
trộn oxy, hàm lượng DO trong nước xuôi theo mương oxy hóa sẽ giảm dần tạo
thành vùng thiếu khí nhằm xử lý Ni tơ nhờ vi khuẩn nitrosomonas va Nitrobacter.
 Ưu điểm:
- Xử lý nước thải với mức độ ô nhiễm cao.

25
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Xử lý ổn định, chống sốc tải tốt.


- Xử lý Ni tơ và các chất ô nhiễm có hiệu quả cao.
- Vận hành đơn giản.
 Nhược điểm:
- Yêu cầu diện tích lớn.
- Sinh mùi hôi, thường xây dựng xa khu dân cư.
Công nghệ mương oxy hóa thường sử dụng với công suất lớn, tại các nhà
máy có hàm lượng Ni tơ cao như nhà máy cao su, thủy sản...

Phương án 3: Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kết hợp màng MBR
a) Sơ đồ công nghệ:

26
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Nước thải từ các khu vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, khu
Nước thải từ hệ thống thu gom
giặt…

Thu gom nước thải và vận chuyển về trạm xử lý. Tách và


loại bỏ rác thô xâm nhập vào trên hệ thống thu gom như
Bể gom + song chắn rác lá cây, giấy, plastic, gỗ, tóc ,,,, để bảo vệ bơm và các thiết
bị xử lý phía sau

Tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước bẩn và bơm


Bể điều hòa và bơm nước thải vận chuyển vào bể xử lý

Duy trì các điều kiện môi trường thiếu khí có khuấy trộn
Bể thiếu khí nhằm đảm bảo cho xử lý Ni tơ, phốt pho…

Duy trì các điều kiện môi trường tối ưu bao gồm pH, chất
dinh dưỡng, DO, thời gian lưu và tỷ lệ tuần hoàn bùn, hạn
Bể sinh học kết hợp màng chế các chất ức chế vi sinh, để VSV hiếu khí phát triển
MBR nhằm đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Sử dụng màng MBR để
tách bùn khỏi nước thải

Cung cấp hóa chất có tính oxy hóa mạnh để tiêu diệt các
Bể khử trùng vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra bên
ngoài.

Nguồn tiếp nhận, đạt Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được thải vào sông
QCVN 14:2008/BTNMT, cột B Rạch Sỏi

Xử lý bùn Hút bùn định kỳ

b) Thuyết minh công nghệ:


Công nghệ lọc màng (MBR) là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá
trình dùng màng lọc kết hợp với hệ thống bể sinh học. MBR là sự cải tiến của quy
trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần
đến bể lắng bậc 2.
 Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau
xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ/tái sử dụng được ngay. 

Cơ chế lọc qua màng MBR theo hình sau:

27
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Quá trình MBR có thể vận hành ở nồng độ MLSS cao , từ đó gia tăng khả
năng xử lý cơ chất, hạn chế bùn thải và kích thước các công trình xử lý. Hơn nữa ,
không giống như trong các hệ thống xử lý truyền thống, sự chọn lọc vi sinh hiện
diện trong thiết bị phản ứng không còn phụ thuộc vào khả năng hình thành bông
bùn sinh học và tính lắng cũng như khả năng tách ra ở dòng ra mà chỉ phụ thuộc
vào màng .
Tuy nhiên với thiết bị MBR thì vấn đề nghẹt màng dẫn đến sự giảm nhanh
chóng thông lượng dòng ra là không tránh khỏi, do đó cần rửa màng thường xuyên
bằng hóa chất hoặc bằng khí nén. Các hợp chất có khối lượng phân tử lớn gây ra
hiện tượng nghẹt màng có thể là prôtêin , polymer ngoai bào , chất hữu cơ mạch dài
(sản phẩm trung gian của các quá trình phân huỷ sinh học ). 
Ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải MBR: Công nghệ xử lý MBR ngày
càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là đối với các
lĩnh vực yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn đầu ra sau xử lý cao:
- Xử lý nước thải công nghiệp
- Xử lý nước thải sinh hoạt
- Xử lý nước thải bệnh viện,…
- Làm sạch màng chỉ bằng thổi khí ngược. 
 Ưu điểm của công nghệ màng lọc MBR: 
- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn 
- Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử chất ô
nhiễm như BOD, N & P mà không cần bể lắng. 

28
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định
bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí. 
- Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp
bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli) 
- Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động. 
 Nhược điểm của công nghệ màng lọc MBR:
- Chi phí đầu tư cao
- Khi có vấn đề tắc, nghẹt màng phải rửa và làm sạch màng bằng hóa chất
- Nhu cầu năng lượng cao để giữ cho dòng thấm ổn định, tốc độ chảy
ngang trên bề mặt màng cao.
- Giá vận hành cao (duy trì bơm nước qua màng) đồng thời thường xuyên
đối mặt với việc tắc màng, rách màng, thay thế màng lọc.

29
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Phương án 4: Xử lý nước thải bằng công nghệ thiết bị hợp khối AO


c) Sơ đồ công nghệ:

NƯỚC THẢI TỪ
TRẠI TẠM GIAM

MẠNG LƯỚI
THU GOM
BƯỚC 1
SONG CHẮN RÁC – Xử lý sơ cấp
BƠM
BỂ GOM

A BỂ ĐIỀU HÒA BƠM

BƯỚC 2
MÁY
BỂ THIẾU KHÍ (ANOXIC) Xử lý thứ cấp
KHUẤY
+ BÙN
NƯỚC

HOÀN
TUẦN

(MODULE AO)
BÙN TUẦN
HOÀN

MÁY
BƠM BỂ HIẾU KHÍ (OXIC)
THỔI KHÍ

BƠM BỂ LẮNG A
BÙN THẢI

BỒN
BỂ KHỬ TRÙNG BƠM HÓA CHẤT

NƯỚC XẢ THẢI ĐẠT


QCVN 14:2008/BTNMT,
CỘT B
NƯỚC BỀ MẶT
VỀ BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ CHỨA BÙN

GHI CHÚ:

ĐƯỜNG NƯỚC
BƯỚC 3 THẢI BỎ ĐỊNH KỲ ĐƯỜNG BÙN
ĐƯỜNG HÓA CHẤT
Xử lý bùn
ĐƯỜNG KHÍ

30
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

b) Thuyết minh công nghệ:


Công nghệ xử lý trên sơ đồ có thể thấy rõ gồm 3 bước:
+ Bước 1: Thu gom và xử lý sơ cấp bằng song chắn rác. Điều hòa và ổn định
nồng độ, lưu lượng nước thải.
+ Bước 2: Xử lý bằng Module hợp khối AO.
+ Bước 3: Xử lý bùn.
Xử lý nước thải theo công nghệ AO với thiết bị hợp khối chế tạo sẵn đã được
áp dụng phổ biến tại các nước phát triển và hiện đang được áp dụng ngày càng rộng
rãi tại Việt Nam. Công nghệ AO là sự kết hợp nhiều quá trình xử lý ô nhiễm hữu
cơ bằng vi sinh vật trong các điều kiện thiếu khí và hiếu khí, nhờ đó mà các chất ô
nhiễm hữu cơ trong nước thải được xử lý triệt để hơn.
AO là viết tắt của các cụm từ Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công
nghệ AO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác
nhau: thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Đây là quá trình khác biệt so với quá
trình AO với hệ bùn hoạt tính truyền thống, đó là sinh khối phát triển và dính bám
vào bề mặt chất mang. Đồng thời, công nghệ AO thực hiện loại bỏ cacbon hữu cơ,
nitrat hoá, khử nitrat một cách triệt để theo các quá trình xử lý sau:
- Quá trình xử lý Ni tơ bằng phương pháp sinh học:
Quá trình xử lý Ni tơ bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là khử Amonia (NH 4+)
thành Nitrat (Quá trình Nitrat hóa), giai đoạn 2 là khử Nitrat thành khí N 2. Quá
trình xử lý Ni tơ có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

31
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Hợp chất hữu cơ chứa Nitơ,


Protein, Urê

Thuỷ phân và bị phân huỷ

do vi khuẩn thành NH4+


Quá trình đồng hoá

Đồng hoá
Nitơ hữu cơ trong Tế bào chết chứa Nitơ hữu
Amonia NH4+
tế bào vi khuẩn cơ xả theo bùn ra ngoài
Quá trình nitrat hoá và khử nitơ

Cấp khí O2

NO2-

Cấp khí O2

NO3- Khí NO2 thoát ra

Hợp chất hữu cơ chứa Carbon

Hình: Sơ đồ mô tả quá trình khử Ni tơ trong nước thải


Giai đoạn 1: Quá trình Nitrat hóa bằng phương pháp sinh học
Khi khử Amonia bằng phương pháp sinh hóa, NH4+ sẽ bị oxy hóa theo 2
bước:
Bước 1: NH4+ bị oxy hóa thành NO2- do tác động của Vi khuẩn nitrit (vi
khuẩn Nitrosomonas) hóa theo phản ứng:
NH4+  +  1,5 O2  =>  NO2-  +  2 H+  +  H2O
Bước 2: Oxy hóa NO2- thành NO3- do tác động của Vi khuẩn nitrat
(Nitrobater) hóa:
NO2-  +  0,5 O2  =>  NO3-   
Các vi khuẩn Nitrosomonas và vi khuẩn Nitrobacter sử dụng năng lượng lấy
từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể
tổng hợp quá trình bằng phương trình sau :
NH4+ + 2 O2 –> NO3- + 2H+ + H2O
32
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Cùng với quá trình thu năng lượng, khoảng 20 – 40% NH 4+ được đồng hoá
vận chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn
bằng phương trình sau:
4CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O –> C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi
khuẩn.
Toàn bộ quá trình ôxy hoá và phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản ứng
sau :
NH4+ + 1,731O2 + 1,962 HCO3- –> 0,038 C5H7O2N + 0,962NO3-+ 1,077 H2O +
1,769 H2CO3
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa:
+ Nồng độ oxy hòa tan (DO): quá trình khử nitrat hóa xảy ra trong điều
kiện thiếu khí nên sự hiện diện của DO ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất
của quá trình. Khử nitrat hóa bị dừng khi nồng độ DO là 0,13 mg/l. Tốc
độ khử nitrat ở nồng độ DO = 0,2 mg/l chỉ bằng một nửa tốc độ khử nitrat
hóa ở nồng độ DO = 0 mg/l. DO tăng lên 2 mg/l thì tốc độ khử nitrat hóa
chỉ bằng 10% ở nồng độ DO = 0 mg/l.
+ Độ kiềm và pH: độ kiềm tạo ra trong phản ứng khử nitrat hóa làm tăng
nhẹ pH, thay vì bị giảm trong phản ứng nitrat hóa. Trái ngược với vi
khuẩn nitrat hóa, người ta ít quan tâm đến ảnh hưởng pH lên tốc độ khử
nitrat hóa. Vi khuẩn khử nitrat hóa phát triển tốt ở pH từ 6,5 - 8,5. Tốc độ
khử nitrat hóa không bị ảnh hưởng khi pH từ 7 - 8.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ nước thải tăng hoạt tính của vi khuẩn, dẫn đến tốc độ
khử nitrat cao. Đối với cùng lượng BOD, sự thay đổi nhiệt độ từ 200C
xuống 100C sẽ giảm tốc độ khoảng 75%.
+ Tỷ số BOD5 và tổng hàm lượng Ni tơ; Nồng độ của NH4+ và NO2-.
Quá trình Nitrat hóa được diễn ra trong bể hiếu khí.
Giai đoạn 2: Quá trình khử Nitrat
Quá trình sinh học khử NO 3- thành khí Ni tơ diễn ra trong môi trường yếm
khí hoặc thiếu khí (Anoxic), trong đó NO3- đóng vai trò chấp nhận electron. Vi
khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển NO3- thành khí N2 và cần
có nguồn Các bon để tổng hợp thành tế bào.
Quá trình khử NO3- có thể mô tả bằng các phản ứng sau:

33
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

NO3-  +  1,183 CH3OH   + 0,273H2CO3  =>  0,091 C5H7O2N  +  0,454 N2  +  1,82
H2O  +   HCO3-
NO3-  +  0,681 CH3OH   + 0,555H2CO3  =>  0,047 C5H7O2N  +  0,476 N2  +  1,251
H2O  +   HCO3-
O2-  +  0,952 CH3OH   + 0,061 NO3-  =>  0,061 C5H7O2N  +  1,075H2O  +  0,585
H2CO3  +  0,061 HCO3-
Trong công nghệ AO, các phản ứng khử Nitrat sẽ xảy ra tại ngăn thiếu khí. Nitrat
chuyển hóa thành khí Ni tơ thoát ra ngoài.
- Quá trình phân hủy hiếu khí:
Trong bể hiếu khí, nước thải sinh hoạt được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu
khí nhờ hệ thống cấp không khí. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh
vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu
khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại
nặng,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.
Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí
đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân
giải chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans,
Baccillus Licheniforms,… sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Điều kiện
chung cho vi khuẩn nitrat hóa pH = 5,5 – 9 nhưng tốt nhất là 7,5. Khi pH < 7 thì vi
khuẩn phát triển chậm, oxy hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 – 40oC.
   Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nếu dùng biện pháp tác động vào như: sục
khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều
chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lí là
20 – 40oC, tối ưu là 25 – 30oC.
   Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
–   Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.
CxHyOz  + O2 → CO2 + H2O + ∆H
–   Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào
CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H
–   Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.
C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H
34
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra ở bên ngoài tế bào do các enzym thủy
phân như amilaza phân hủy tinh bột, proteaza phân hủy protein, lipaza thủy phân
lipid... thành các hợp chất có phân tử lượng thấp hơn có thể đi qua màng vào bên
trong tế bào. Quá trình này gọi là quá trình phân hủy ngoại bào. Các chất này tiếp
tục được phân hủy hoặc chuyển hóa thành các chất liệu tạo tế bào mới. Các quá
trình này xảy ra trong tế bào gọi là quá trình hô hấp nội bào.
Quá trình Oxic (hiếu khí) được thực hiện ở chế độ tối ưu (mật độ vi sinh cao
và đa dạng, được bám dính và tham gia quá trình xử lý sinh học với chế độ mô
phỏng sự lơ lửng của vi sinh thông qua các đệm bám dính (giá thể bám dính) lơ
lửng). Điều này cho phép tạo tiếp xúc với bề mặt lớn giữa vi sinh và nước thải, thúc
đẩy hiệu quả của quá trình xử lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học hiếu khí:
+ Hàm lượng oxy trong nước thải: trong thực tế, lượng oxy hoà tan trong bể
nên dao động từ 2 - 4 mg/l tại mọi vị trí trong bể, trong đó giá trị 2 mg/l
thường được sử dụng.
+ Nồng độ cho phép của các chất bẩn hữu cơ: vi sinh vật chỉ hoạt động hiệu
quả đối với một tải trọng hữu cơ nhất định nào đó.
+ Ảnh hưởng của pH: giá trị pH ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo men trong
tế bào và quá trình hấp phụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Đối với đa
số vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu là 6,5 – 8,5.
+ Chất dinh dưỡng trong nước thải: Nitơ và photpho là các nguyên tố dinh
dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của sinh khối. Ta cần duy trì hàm
lượng nitơ, photpho trong nước thải một giá trị thích hợp nhằm duy trì
trạng thái ổn định của hệ vi sinh vật. Thông thường tỷ lệ COD:N:P thích
hợp cho hệ vi sinh vật là 100:5:1. Ngoài nitơ, photpho thì các nguyên tố
dinh dưỡng khác cũng cần thiết có trong nước thải như: K, Mg, Ca, S, Fe,
… Các nguyên tố này nếu vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây tác dụng
tiêu cực cho vi sinh vật.
+ Nhiệt độ nước thải: ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động của vi
sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải thích hợp nằm trong
khoảng 5 – 30oC. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất
xử lý vì khi đó độ hoà tan trong nước sẽ giảm. Còn khi nhiệt độ quá thấp
sẽ làm mất hoạt tính của các vi sinh vật.

35
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

+ Nồng độ vi sinh vật trong nước thải: đây là thông số quan trọng cần kiểm
soát để đảm bảo hiệu suất xử lý. Nồng độ bùn hoạt tính thích hợp trong bể
sinh học nên duy trì trong khoảng từ 2 - 5 g/l.
+ Ngoài các yếu tố trên ta cũng cần lưu ý đến một số các yếu tố khác như
việc khống chế nồng độ muối vô cơ, đặc biệt là muối kim loại nặng trong
nước thải, các chất độc, các chất gây ức chế cho quá trình tăng trưởng của
vi sinh vật.
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nước thải từ trại tạm giam Tà Niên sẽ được thu gom tập trung bởi hệ thống
thu gom nước thải chảy vào bể gom. Tại đây, nước thải được tách rác nhằm tránh
tắc nghẽn hoặc gây hư hỏng cho các thiết bị phía sau. Từ bể gom, nước thải được
bơm lên bể điều hòa, sau đó đưa vào Module xử lý sinh học. Ngăn đầu tiên của
Module là ngăn Anoxic (thiếu khí), có lắp đặt máy khuấy để đảo trộn đều nước
thải, đồng thời đảm bảo môi trường thiếu khí để thuận lợi cho quá trình xử lý Ni tơ
và phốt pho. Từ ngăn thiếu khí, nước thải tự chảy sang ngăn Oxic (hiếu khí). Ngăn
hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh lưu động, là nơi các vi khuẩn trú ngụ, phát triển và
tiêu thụ các chất ô nhiễm trong nước thải. Hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn
được lắp đặt dưới đáy bể nhằm cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình phát triển của vi
sinh vật. Nước thải từ bể hiếu khí tự chảy sang bể lắng, nhằm phân tách bùn nước.
Một phần nước thải được tuần hoàn từ ngăn hiếu khí về ngăn thiếu khí để tăng
cường hiệu quả khử nitrat, còn bùn được tuần hoàn từ ngăn lắng về ngăn thiếu khí
để bổ sung bùn. Nước sau bể lắng được chảy về bể khử trùng, tại đây chất khử
trùng NaClO được đưa vào để khử các vi khuẩn, mầm bệnh có trong nước thải.
Nước sau xử lý được dẫn về hồ cá có sẵn của trại tạm giam hoặc xả theo mương hở
ra ngoài sông Rạch Sỏi. Nước trong hồ được sử dụng cho việc nuôi cá và tưới tiêu
của trại. Bùn thải từ bể lắng được bơm sang bể chứa bùn, định kỳ hút đi xử lý.
 Ưu điểm:
- Tiết kiệm diện tích.
- Tiến độ thi công nhanh chóng.
- Hiệu suất cao do mật độ vi sinh lớn nhờ hiệu quả vi sinh bám dính trên bề
mặt đệm.
- Tự động hóa, đồng bộ, vận hành đơn giản
- Xử lý Ni tơ, phốt pho và các chất ô nhiễm có hiệu quả cao.

36
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Không phát sinh mùi hôi.


- Chi phí vận hành thấp.
 Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với công suất vừa và nhỏ.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
Công nghệ AO thường được áp dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn,
cụm chung cư, bệnh viện.. do tính gọn nhẹ và hiệu quả xử lý cao, không gây mùi.
5. Phân tích, đánh giá lựa chọn công nghệ

Các phương án Đặc điểm


Ưu điểm Nhược điểm
đề xuất công nghệ

Phương án 1: - Xử lý vi - Sử dụng ít thiết bị hơn, tiết - Khả năng xử lý kém, nước


Xử lý nước sinh. kiệm được điện, giảm được thải ra không đảm bảo yêu
thải bằng công chi phí xử lý. cầu.
nghệ lọc sinh - Dễ dàng vận hành - Dễ tắc, gây khó khăn cho
học - Không đòi hỏi người vận người vận hành.
hành có trình độ cao - Thiết bị cồng kềnh gây mất
mỹ quan.
- Ảnh hưởng của yếu tố thời
tiết và lưu lượng đầu vào của
dòng nước thải.
- Tốn diện tích xây dựng.
- Dễ phát tán mùi

Phương án 2: - Xử lý vi - Có khả năng chịu dao - Thời gian lưu nước lâu
Xử lý nước sinh. động dòng vào lớn. - Diện tích xây dựng lớn, chi
thải bằng công - Dễ dàng vận hành, không phí đầu tư lớn.
nghệ mương đòi hỏi người vận hành có - Tốn điện năng do sử dụng
oxy hóa trình độ cao. máy khuấy có công suất cao.
- Xử lý nước thải có độ ô - Dễ phát tán mùi
nhiễm lớn.
- Xử lý tốt các chất ô nhiễm

Phương án: Xử - Xử lý vi sinh - Quá trình xử lý nước thải - Chi phí đầu tư rất cao.
lý sinh học triệt để, ổn định. - Thường bị nghẹt mang, do
bằng công - Xứ lý được Ni t[ơ, phốt đó phải rửa bằng hóa chất.
nghệ thiếu khí pho trong nước thải. - Chi phí vận hành cao.
– hiếu khí kết - Lượng bùn sinh ra ít. - Yêu cầu năng lực của công
hợp màng
37
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Các phương án Đặc điểm


Ưu điểm Nhược điểm
đề xuất công nghệ

MBR - Hệ thống vận hành tự động nhân vận hành cao.


- Không phát tán mùi, do đó - Khó kiếm vật tư thay thế
có thể xây dựng tại khu gần hơn các công nghệ khác.
dân cư.
- Loại bỏ hoàn toàn các chất
lơ lửng trong nước thải nhờ
công nghệ lọc qua màng lọc.
- Lượng chất rắn lơ lửng
thấp. Lượng bùn sinh thấp:
duy trì tỉ số F/M thấp, kết
quả là bùn thải thấp.
- Tiến độ thi công ngắn.

Phương án 4: - Xử lý vi sinh - Quá trình xử lý nước thải - Chi phí đầu tư ban đầu khá
Xử lý sinh học triệt để, ổn định. cao.
bằng thiết bị - Hiệu suất xử lý BOD,
sinh học AO Nito, Photpho được tăng
cường nhờ mật độ màng vi
sinh cao trong lớp vật liệu
lọc có độ rỗng và bề mặt
riêng lớn.
- Lượng bùn sinh ra ít.
- Hệ thống vận hành tự động
- Có thể dễ dàng nâng cấp
công suất xử lý bằng cách
bổ sung các modul AO.
- Hệ thống có thể vận hành
liên tục kể cả khi bảo dưỡng
sửa chữa. Do hệ xử lý gồm
02 module nên có thể dừng
01 module để bảo dưỡng
sửa chữa trong khi module
kia vẫn tiếp tục hoạt động.
- Thiết bị có tuổi thọ và độ
bền cao.
- Dễ dàng vận hành.
- Không phát tán mùi, do đó
có thể xây dựng tại khu gần

38
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Các phương án Đặc điểm


Ưu điểm Nhược điểm
đề xuất công nghệ

dân cư.
- Linh động khi cần thay đổi
vị trí: Do sử dụng Module
xử lý dạng Composite, dễ
dàng dùng cẩu vận chuyển
sang vị trí khác, chỉ cần xây
dựng lại Bệ móng đặt
module.
- Tiến độ thi công ngắn.

Nhận xét:
Phương án 1: Có thể đáp ứng được về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành song
khó kiểm soát được hiệu quả xử lý. Thiết bị cồng kềnh. Quá trình xử lý sẽ gây mùi
và gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Trạm xử lý nước thải.
Phương án 2: Đáp ứng được hiệu quả xử lý nhưng diện tích chiếm rất lớn, đòi hỏi
chi phí đầu tư, chi phí vận hành cao. Do vậy phương án này không phù hợp để áp
dụng cho việc xử lý nước thải tại các Trại tạm giam cũng như Trại giam trong cả
nước.
Phương án 3: Hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước thải đầu ra ổn định. Lượng bùn
thải thấp, không phát sinh mùi và tiến độ thi công ngắn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư,
chi phí vận hành, thay thế màng lọc cao và phức tạp, yêu cầu người vận hành phải
có trình độ nên không phù hợp với trại tạm giam Tà Niên.
Phương án 4: Chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng dễ dàng vận hành, chi phí vận
hành thấp, hiệu quả xử lý đạt hiệu quả cao, ổn định. Chi phí xử lý nước thải tương
đối thấp, thiết bị có khả năng tự động hóa cao nên yêu cầu ít nhân công vận hành
(1-2 người). Các yêu cầu vận hành và bảo dưỡng của công nghệ này không phức
tạp, phù hợp với khả năng của trại tạm giam Tà Niên. Đặc biệt do lắp đặt toàn khối,
bể có thể thi công nhanh, phù hợp trong điều kiện mọi địa hình. Đã được áp dụng
tại nhiều nơi, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Kiến nghị: Dựa theo những ưu nhược điểm của các phương án, đơn vị tư vấn lựa
chọn phương án 4 là phương án áp dụng để xử lý nước thải cho trại tạm giam thuộc
Công an tỉnh Kiên Giang.

39
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG VI: THUYẾT MINH TÍNH TOÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Tính toán các hạng mục kỹ thuật mạng lưới thu gom nước thải
Để dẫn nước thải về trạm xử lý tập trung, cần xây dựng tách riêng hệ thống
thu gom nước thải (gồm ống nhựa và các hố ga) khỏi hệ thống thoát nước mưa.
Mạng lưới thu gom nước thải được chia làm 2 mạng chính:
- Mạng lưới thu gom nước thải khu A và một phần khu B: Bao gồm tuyến G,
H, I và E với 18 hố ga. Mạng lưới này có nhiệm vụ thu gom toàn bộ nước thải của
khu A, từ các nhà làm việc (số 1), nhà ở cán bộ chiến sĩ (số 2), bếp ăn cán bộ chiến
sĩ (số 3), nhà thăm gặp (số 6) và một phần của khu B gồm nhà cổng trại (số 8), nhà
y tế cải tạo (số 14A), nhà bếp phạm nhân (số 12). Riêng nước thải nhà bếp (số 3, số
12) sẽ chảy qua bể tách mỡ trước. Toàn tuyến được đánh dốc 0,5%, tự chảy về khu
xử lý. Tại hố gom G11 cuối cùng trước khi vào bể điều hòa có lắp đặt giỏ vớt rác
bằng inox 304 với kích thước lồng ngoài: 300x300x300 mm và kích thước lồng
trong: 250x250x250 mm, kích thước mặt lưới của giỏ là 2-5mm nhằm giữ lại các
loại rác có kích thước lớn hơn 5mm để không gây ảnh hưởng tới các thiết bị trong
trạm xử lý.
- Mạng lưới thu gom nước thải còn lại của khu B: Bao gồm tuyến A, B, C,
D, F; với 32 hố ga. Mạng có nhiệm vụ thu gom nước thải từ các bể phốt, nhà vệ
sinh của khu trại giam hợp khối (số 9), nhà giam phạm tử hình (số 10), nhà học tập
(số 13), nhà y tế (số 14). Toàn tuyến cũng được đánh dốc 0,5%, tự chảy ra bể gom
nước thải (mục 1.2), rồi từ bể gom nước thải bơm về trạm xử lý.

1.1. Hố ga thu gom nước thải


* Hố ga thu gom nước thải: 50 cái.
Kích thước lòng trong hố ga: DxR= 0,8 x 0,8 m. Chiều sâu của hố ga thay
đổi theo chiều sâu chôn ống (được đánh dốc 0,5%) trên toàn mạng lưới thu gom và
được thể hiện chi tiết trong bản vẽ.
Hố ga thăm với đáy đổ bê tông cốt thép, lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày
50mm, lớp bê tông đáy hố ga M200 đá 1x2 dày 150mm. Thành hố ga xây bằng

40
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

gạch 220 mm, trát vữa xi măng mác M75. Tấm đan nắp đậy đổ bê tông cốt thép
M200 đá 1x2, có 02 tấm đan có kích thước 1,0 x 0,5 x 0,08 m.
Hố ga có tác dụng dùng để thu gom nước thải, vị trí điểm giao cắt giữa các
tuyến ống hay chuyển hướng dòng chảy nước thải.
* Đường ống thu gom:

Trục chính của hệ thống thu gom nước:

+ Ống u.PVC DN200, chiều dài 373 m.

Trục phụ và ống đấu nối với các hạng mục trong nhà:

+ Trục phụ: Ống u.PVC DN160, chiều dài 437 m.

+ Ống nối từ bể phốt ra hố ga: Ống u.PVC DN110, chiều dài 65m

+ Ống nối từ đường ống chờ nhà tắm: Ống u.PVC DN60, chiều dài 478 m.

Tất cả các ống nhựa đều chôn ngầm có độ dốc i= 0,5% cho nước thải chảy tự
do về bể gom, đảm bảo tự làm sạch, không lắng cặn trên đường ống.

* Đường ống bơm nâng từ bể gom đến bể điều hòa:

+ Đường ống bơm nâng nước thải sử dụng ống u.PVC DN60: 130 m

* Đường ống thoát nước từ trạm xử lý:

+ Ống thoát nước thải từ Hệ thống xử lý ra mương thoát: Ống u.PVC DN160,
chiều dài 20m.

1.2. Bể tách mỡ
Bể tách mỡ: 02 bể.
+ Bể tách mỡ cho khu nhà bếp cán bộ chiến sĩ (số 3):
Kích thước lòng trong bể tách mỡ: DxRxC=1,72 x 0,70 x 0,80 m
Bể tách mỡ gồm 03 ngăn với đáy đổ bê tông cốt thép M250 dày 200mm, thành
ngoài xây gạch chỉ 220mm, thành vách xây gạch chỉ 110mm. Lớp bê tông lót
M100 đá 4x6.
+ Bể tách mỡ cho khu nhà bếp phạm nhân(số 12):
Kích thước lòng trong bể tách mỡ: DxRxC=2,17 x 1,00 x 0,80 m

41
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Bể tách mỡ gồm 03 ngăn với đáy đổ bê tông cốt thép M250 dày 200mm, thành
ngoài xây gạch chỉ 220mm, thành vách xây gạch chỉ 110mm. Lớp bê tông lót
M100 đá 4x6.
1.3. Bể gom nước thải
Bể gom nước thải: 01 bể.
Kích thước lòng trong bể gom: DxRxC= 2,00 x 2,00 x 2,50 m
Bể gom với đáy đổ bê tông cốt thép M250 dày 200mm, thành xây gạch chỉ
220mm. Lớp bê tông lót M100 đá 4x6. Giữa bể gom đổ giằng mặt để đặt tấm đan.
Tấm đan nắp đậy đổ bê tông cốt thép M250 đá 1x2, có 08 tấm đan có kích thước
1,2 x 0,6 x 0,1 m.
Dùng để thu gom nước thải, bơm nâng lên bể điều hòa của trạm xử lý.
Trong bể gom bố trí giỏ vớt rác bằng inox 304 với kích thước lồng ngoài:
500x500x500 mm và kích thước lồng trong: 450x450x450 mm, kích thước mặt
lưới của giỏ là 2-5mm. Nước qua hố ga được giữ lại các loại rác có kích thước lớn
hơn 5mm để không gây ảnh hưởng tới bơm nước thải.
2. Tính toán các hạng mục kỹ thuật trạm xử lý
Xác định lưu lượng tính toán:
Q = 60m3/ng.đ
Qh = 60/24 = 2,5 m3/h
Qs = Qh/3600 = 0,00069 m3/s
2.1. Bể gom nước thải:
Nhiệm vụ: Tách rác thải và thu gom nước thải từ khu B, dùng bơm vận chuyển đến
bể điều hòa trong trạm xử lý.

Xác định kích thước bể:

Thể tích bể gom :

W = Qgiờ, max  t = 5,5 x 1,2 = 6,6 m3

Trong đó:

Qgiờ, max: Lưu lượng không điều hòa theo giờ, m3/giờ.

Qgiờ, max = Kgiờ, max x Qngày, max / 24 = 3,3 x 40/24 = 5,5 m3/giờ

42
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

(Qngày, max là lượng nước phát sinh từ khu B, bỏ qua khu nhà y tế cải tạo, nhà
cổng trại và nhà bếp đã thu ra mạng thoát của khu A)

Qngày, max= 80% x QKB = 80% x 50 = 40 m3/ngày

QKB: Lưu lượng nước phát sinh từ khu B (khu giam giữ) = 50 m3/ngày.

Kgiờ, max = αmax x bmax = 1,5 x 2,2 = 3,3

αmax = 1,2 – 1,5. Chọn αmax = 1,5.

bmax: Hệ số kể đến số dân cư, bmax = 2,2.

t: Thời gian lưu nước. Chọn t=1,2 giờ

Chọn chiều cao làm việc h = 1,7 m, chiều cao bảo vệ hbv = 0,8 m.

Chiều cao xây dựng :

H = h + hbv = 1,7 + 0,8 = 2,5 m

Diện tích mặt bằng bể :


W 6,6 2
F= = =3,9 m
H 1,7
Chọn kích thước bể gom là: 2m x 2m x 2,5m
Tính toán bơm bể gom:

Lưu lượng cần thiết của bơm:

Qbơm= Qgiờ, max = 5,5 m3/h

Cột áp bơm: Hbơm=5,5 m

Chọn bơm bể điều hòa: Qbơm = 6 m3/h, cột áp Hbơm= 5,5 m

Số lượng bơm: 02 bơm chạy luân phiên

2.2. Bể điều hòa:


Nhiệm vụ: Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ,
giúp làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía
sau, tránh hiện tượng quá tải.

43
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Thời gian lưu nước trong bể điều hòa t = 4÷12 h. Chọn t = 8,0 h .

Xác định kích thước bể:

Thể tích bể điều hòa :

W = Qh  t = 2,5 x 8,0 = 20 m3

Chọn chiều cao làm việc h = 2,5 m, chiều cao bảo vệ hbv = 0,35m.

Chiều cao xây dựng :

H = h + hbv = 2,5 + 0,35 = 2,85 m

Diện tích mặt bằng bể :


W 20
F= = =8 m2
H 2,5
Kích thước bể điều hòa:
Chiều dài: 3,5m
Chiều rộng: 2,6m
Chiều cao chứa nước: 2,5m. Chiều cao tổng thể: 2,85m
Thể tích bể điều hòa thiết kế: Vbđh= 3,5 x 2,6 x 2,5 = 22,75 m3
Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa :

Lượng không khí cần thiết :

Lkhí= Vbđh  a×k=22,75  0,0255×1,3 = 0,663 m3/ phút = 45,25 m3/giờ

Trong đó :

a : lượng không khí cấp cho bể điều hòa để xáo trộn 1 m3 nước thải.

a = 0,9 SCFM/m3 bể = 0,0255 m3 khí/m3 bể/phút

k: hệ số an toàn, chọn k=1,3

Tính toán bơm bể điều hòa:

Lưu lượng cần thiết của bơm:

Qbơm= Qh×1,8=2,5×1,8= 4,5 m3/h

Trong đó k là hệ số tính đến sự cố về lưu lượng nước thải.


44
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Cột áp bơm: Hbơm=5,5 m

Chọn bơm bể điều hòa: Qbơm = 6 m3/h, cột áp Hbơm= 5,5 m

Số lượng bơm: 02 bơm chạy luân phiên

2.3. Bể thiếu khí:


Tính toán theo giáo trình Tính toán thiết kế xử lý các công trình XLNT- Trịnh Xuân
Lai:
Tổng nồng độ Nitrat (NO3-) (tính theo N) vào (tính cho cả quá trình Nitrat hóa
Amoni) = 153 mg/l
Nồng độ Nitrat (NO3-) (tính theo N) ra (sau xử lý) = 50 mg/l
Nồng độ Amoni (tính theo N) ra (sau xử lý) = 10 mg/l
Nồng độ bùn hoạt tính X = 3000 mg/l
Nhiệt độ thấp nhất trong bể T = 270C
Oxy hòa tan trong bể DO = 0,15 mg/l
ρN 0 =0,1
2 20 C mg/mg - Tốc độ khử Nitrat ở 200C
a, Tốc độ khử Nitrat ở nhiệt độ T (5-27, Trịnh Xuân Lai):
( T−20 )
ρ N 2 T = ρN 0 ¿ 1 ,09 ¿ ( 1−DO )
2
20 C
với T = 25
( 27−20 ) ( 25−20 )
 ρ N 25 C =0,1 x 1,09
2
0 x ( 1−0,15 )=0,155 ρ N 25 C =0,1 x 1,09
2
0 x ( 1−0,15 )=0,13
(mg/mg.ngày)

b, Thời gian cần thiết để khử Nitrat (5-26, Trịnh Xuân Lai):
V NO 3 v −NO 3r 153−50−10
¿ = = =0,199 ngày
Q ρN x X 2
0,155 x 3000

V NO 3 v −NO 3r 153−50−10
¿
Q
=
ρN x X
=
0,13 x 3000
=0,238 Thể tích ngăn thiếu khí:
2

V= Q x t =60 x 0,199 = 11,9 (m3)


Lấy 10% của bể là phần lưu thông không khí -> Thể tích thực ngăn Thiếu khí:
Vtk=11,9x 100/90=13,2 (m3)
Chia làm 2 ngăn lắng ở 2 thiết bị hợp khối, D=2,5m
Chiều dài 1 ngăn thiếu khí:

45
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang
13,2 x 4
L= =1,35 m
2 x 2,5 x 2,5 x 3,14

Tính toán máy khuấy chìm


Đối với máy khuấy chìm, năng lượng khuấy cần thiết tính toán cho 1m 3 nước thải
có độ nhớt xấp xỉ nước là 35W.
W= Vtk x 35/1000/2 = 0,23 (kW)
Chọn 2 máy khuấy chìm với công suất là W=0,4 kW
2.4. Bể hiếu khí:
Tính toán theo giáo trình Tính toán thiết kế xử lý các công trình XLNT- Trịnh Xuân
Lai:
Thể tích của bể theo tuổi cặn: (6-3, Trịnh Xuân Lai):
θ c . Q . ( S 0−S ) . Y 20 x 60 x ( 163−10 ) x 0,7
V Ae = = =32,13 m3
X . ( 1+ k d . θc ) 2000 x ( 1+0,05 x 20 )
Lấy 10% là phần lưu thông không khí:
-> Thể tích thực ngăn hiếu khí:
VAe = 32,13x100/90 = 35,7 m3. Làm tròn VAe =36 m3
Với θc : Tuổi bùn. Chọn θc = 20 Ngày
Q : Lưu lượng nước thải tính theo ngày (m3/ngđ)
S0 : Hàm lượng BOD vào bể hiếu khí. Lấy S0 = 163 mg/l
S : Hàm lượng BOD đầu ra. Lấy S = 10 mg/l
Y : Hệ số sinh trưởng cực đại, Y = 0,7 mg bùn hoạt tính/mg BOD5 tiêu thụ
X : Nồng độ bùn hoạt tính X = 2000 mg/l
Hệ số phân hủy nội bào Kd = 0,05 ngày-1
V
Thời gian lưu T = VAe/Qh Q = 12,8 h
h

Chia làm 2 ngăn hiếu khí ở 2 thiết bị hợp khối, D = 2,5m


Thể tích mỗi ngăn: V1b = 18 m3
Chiều dài 1 ngăn hiếu khí:
18∗4
L= =3,7 m
2,5 x 2,5 x 3,14
Lượng bùn hữu cơ sinh ra sau khi khử BOD5 (Trịnh Xuân Lai):
Y 0,7
Y b= = =0,35
1+ K d θ c 1+0,05 x 20

46
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày:


Px = Yb . Q(So - S) = 0,35.60.(163-10) = 3213 (gr/ngày) ~ 3,2 (kg/ngày)

Tính toán cấp khí


A, Lượng oxy cần cấp cho ngăn hiếu khí
a. Tính lượng không khí cần thiết
Lượng Oxy cần thiết trong ĐK tiêu chuẩn (6-15, Trịnh Xuân Lai):
Q . So – S N 0 −N 60 x (163−10) 62−10
OC o = −1,42 . P x + 4,57. ¿ −1,42 x 3,2+ 4,57. =11 kg /ngày
1000 f 1000 1000 x 0,6 1000

Lượng Oxy cần thiết trong điều kiện thực tế (6-16, Trịnh Xuân Lai):
Cs 1
OC t =OC o .
C s −Cd 1,024(T −20)

9,08 1
OC t =11. . =12 kg /ngày
9,08−2 1,024 (27−20)

Với Cd: Nồng độ Oxy duy trì trong bể sinh học, Cd = 2 mg/l
Cs: Nồng độ Oxy hòa tan trong nước ở 200C Cs = 9,08 mg/l
Lượng không khí cần thiết (6-17, Trịnh Xuân Lai):
OC t
Qk = .f
OU
Với OU = Ou.h : Công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối tính
theo gam oxy cho 1 m3 không khí.
Đối với hệ thống phân phối dạng bọt mịn, OU = 7. 2,5 . 10-3 = 0,018 (Bảng 7.1,
Trịnh Xuân Lai)
f : Hệ số an toàn. Chọn f = 1,5
12
Qk = .1,5=1000 m3 /ngày
0,018
3
Q k =0,7 m / phút

Tổng lượng khí cấp cho bể điều hòa và bể Hiếu khí là


Q=Qkdh+Qkhk=(0,663+0,7) = 1,36 (m3/phút)
Chọn 2 máy thổi khí chạy luân phiên, mỗi máy lưu lượng là Qmtk = 1,7 (m3/phút)

47
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Lưu lượng nước tuần hoàn bằng 200% công suất, thời gian tuần hoàn 30 phút vận
hành/ giờ:
Qth = 2,5 *60*2/30 = 10 (m3/h).
Lưu lượng nước tuần hoàn tính cho 1 bể: Qth1 = Qth2= 5 (m3/h)
Chọn số lượng máy bơm cho 01 bể: 2 máy bơm chìm, công suất 6 m3/h, trong đó
01 cái hoạt động, 01 cái dự phòng.
Cột áp H = 5,5 m
2.5. Bể lắng:
Trong bể lắng đặt các tấm lắng lamen, kích thước 1000x500x500 mm đặt nghiêng.
Chọn thời gian lưu nước là 6h.
-> V=Q x t=60 x 6/24=15 (m3)
-> Chọn thể tích ngăn lắng: V= 15 (m3), thể tích thực = 15x100/90 = 16,6 (m3)
Chia làm 2 ngăn lắng ở 2 thiết bị hợp khối, D=2,5m
Chiều dài 1 ngăn lắng:
8,3∗4
L= =1,7 m
2,5 x 2,5 x 3,14
Tính toán bơm bùn:
- Tốc độ tăng trưởng của bùn:
Y 0,7
Y b= = =0,35
1+ K d θ c 1+0,05 x 20

Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày:


Px = Yb . Q(So - S) = 0,35.60.(163-10) = 3213 (gr/ngày) ~ 3,2 (kg/ngày)
Lượng bùn xả ra hằng ngày
Xác định lưu lượng bùn xả (6-6, Trịnh Xuân Lai):
V Ae . X−Q r . X r .θ c 32 x 2000−60 x 80 x 2 m
3
Q xả= = =0,4 ( )
X t . θc 7000 x 20 ngày

Trong đó:
- VAe: thể tích của ngăn hiếu khí
- X: Nồng độ bùn trong bể hiếu khí
- Qra: Lưu lượng nước ra khỏi bể lắng

48
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Xra: Nồng độ bùn hoạt tính ra khỏi bể lắng


θ
- c : Thời gian lưu bùn trong bể
- Xt: Nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn
Tỉ lệ bùn tuần hoàn:
Qt X 2000
α= = = =0,4
Q V X t −X 7000−2000

Lưu lượng bùn tuần hoàn:


Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn lại (m3/h)
Qt = 0,4.60 = 24 (m3/ngày)
Xt là nồng độ bùn hoạt tính trong hỗn hợp tuần hoàn. Xt = 7000 mg/l
Lưu lượng bơm bùn tại bể lắng:
Q=Qxa + Qth =0,4 + 24=24,4 (m3/ngày)=1,02 (m3/h)
Thời gian vận hành bơm bùn: 15 phút/2 giờ. Lưu lượng bơm bùn cần thiết:
Qbb= 1,02 x 120/15 = 8,16 (m3/h)
Chọn 2 máy bơm bùn đặt chìm. Mỗi bể đặt 1 bơm bùn có thông số:
Lưu lượng Q = 6 m3/h
Cột áp bơm: H= 5,5 (m)
2.6. Bể khử trùng:
Sử dụng hóa chất khử trùng là NaClO dạng lỏng, nồng độ 5%.
Thời gian lưu nước trong bể khử trùng: t = 2 giờ
Thể tích bể khử trùng theo tính toán: Vkt = Q x t = 2,5 x 2 = 5 m3
Chiều dài ngăn khử trùng (1 bể):
5∗4
L= =0,5 m
2 x 2,5 x 2,5 x 3,14
Chọn chiều dài ngăn khử trùng 0,75 m (chưa kể phần chóp cầu của bể) để phù hợp
với kích thước nắp thăm. Chiều dài bể khử trùng tính cả phần chóp cầu là: 1,15 m
Liều lượng NaClO hoạt tính cho 1 m3 nước thải: 10 g/m3 (TCXD 51:84)
Lưu lượng NaClO tính toán cho 1 giờ:
Qhc = 2,5 x 10 = 25 g/h
Với nồng độ hóa chất NaClO 5%:
Qhc = 25/(5%x1000) = 0,25 lít/h

49
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Chọn bơm định lượng có lưu lượng 1,3 lít/h, cột áp 8 bar, công suất 45w.

2.7. Bể chứa bùn:


Dung tích của bể chứa bùn được tính toán như sau:
Qxa ×X b 0,4×10. 000
V bb= = =10 , 1(m3 )
X ( K d P v +1/θc ) 7 . 000(0 , 06×0,8+1/120)

Trong đó:
Vb: Thể tích của bể chứa bùn (m3).
Qxả: Lưu lượng bùn xả; Qxả = 0,4 (m3/ngày)
Xb: Nồng độ bùn thải (mg/l). Xb = 10.000 mg/l.
X: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong bể chứa bùn = 70% nồng độ bùn thải.
X = Xb ´ 70% = 7.000 mg/l.
Kd: Hằng số phản ứng (1/ngày). Kd = 0,06 d-1.
Pv: Hệ số bay hơi của bùn thải. Pv = 0,8.
qc: Thời gian lưu bùn (tuổi bùn) (ngày). qc = 120 ngày.
Thể tính bể chứa bùn tính toán: Vbb = 10,1 m3
Thể tích bể chứa bùn thiết kế: Vbbtk= 13,6 m3
2.8. Thuyết minh quy trình công nghệ:
Với đặc trưng của nước thải trại tạm giam Tà Niên chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ
dễ phân huỷ sinh học, thành phần bã thải lớn, thành phần dinh dưỡng N, P cao, các
chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Nước thải bao gồm từ các
nguồn sau:
+ Nước thải nhà bếp (Bếp cán bộ chiến sĩ, bếp phạm nhân) được đưa qua bể
tách mỡ. Do dầu mỡ có trọng lượng nhẹ hơn nước thải, do đó sẽ nổi lên trên bề mặt
và dễ dàng được loại bỏ bằng phương pháp thủ công. Sau khi được tách dầu mỡ,
nước thải tự chảy vào mạng lưới thu gom để tiếp tục quá trình xử lý. Lượng dầu
mỡ theo định kỳ sẽ được đưa đi thải bỏ đúng theo quy định hiện hành.
+ Nước thải từ khu vệ sinh được đưa qua bể phốt, sau đó chảy vào mạng lưới
thu gom.
+ Nước thải từ các nguồn khác (tắm, rửa, giặt, vệ sinh....) sẽ tự chảy ra mạng
lưới thu gom.
Các nguồn nước thải tại khu A sau khi được thu gom sẽ hòa chung vào một phần
nước thải của khu B (Nhà bếp, nhà cổng trại và nhà y tế cải tạo) rồi chảy về hố ga
50
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

chuyển tiếp. Trong hố ga chuyển tiếp được đặt giỏ tách rác bằng inox 304, có kích
thước lồng ngoài 300x300x300 mm, lồng trong 250x250x250 mm nhằm loại bỏ hết
rác thải, tránh chảy vào gây hỏng hóc các thiết bị trong công trình xử lý. Từ hố ga
chuyển tiếp, nước thải sẽ tự chảy về bể điều hòa.
Các nguồn nước thải còn lại của khu B được thu gom ra mạng lưới thu gom chính
rồi chảy về bề gom. Mục đích của bể gom là bơm chuyển tiếp nước thải tới bể điều
hòa do khoảng cách từ bể gom đến bể điều hòa quá dài, lưu lượng nước lớn, sẽ làm
tăng chi phí đầu tư nếu tự chảy. Trong bể gom cũng được lắp đặt giỏ vớt rác có
kích thước lồng ngoài: 500x500x500mm, kích thước lồng trong: 450x450x450
mm. Trong bể gom còn được lắp đặt 02 bơm nước thải công suất 0,25 kw; lưu
lượng 0,1 m3/phút; cột áp 5,5m; hai bơm hoạt động luân phiên, sau 2 tiếng tự đảo
bơm nhằm đảm bảo bơm vận hành ổn định, vận chuyển hết nước thải từ bể gom về
bể điều hòa. Phao điện báo mực nước bể gom cũng được lắp đặt để điều khiển hoạt
động các bơm theo các mức sau:
+ Mức cạn: ngừng bơm.
+ Mức bơm: 1 bơm hoạt động.
+ Mức cao: 2 bơm hoạt động.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng nước, ổn định nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải đồng thời vận chuyển nước thải tới các công trình xử lý.
Trong bể điều hòa được lắp đặt đĩa phân phối khí dạng bọt thô, kích thước 105mm,
số lượng 14 cái nhằm khuấy trộn đều bằng khí trong bể, tránh tình trạng phân hủy
yếm khí gây mùi hôi. Phao điện báo mực nước trong bể điều hòa được lắp đặt để
vận hành bơm nước thải theo các mức:
+ Mức cạn: ngừng bơm.
+ Mức bơm: 1 bơm hoạt động.
+ Mức cao: 2 bơm hoạt động.
Bể điều hòa được lắp đặt 02 bơm nước thải công suất 0,25 kw; lưu lượng 0,1
m3/phút; cột áp 5,5m; hai bơm hoạt động luân phiên, sau 2 tiếng tự đảo bơm nhằm
đảm bảo bơm vận hành ổn định. Nước thải từ bể điều hòa được đưa đến bộ chia lưu
lượng nhằm đảm bảo lưu lượng nước thải được chia đều vào 02 module xử lý sinh
học. Module sinh học bao gồm các ngăn: Ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí, ngăn lắng
và ngăn khử trùng.
Ngăn thiếu khí có tác dụng khử các hợp chất Ni tơ, phốt pho và các chất ô nhiễm
khó xử lý. Máy khuấy chìm công suất 0,4kw; lưu lượng 108 m 3/h, cột áp 4m được
lắp đáy bể nhằm đảo trộn đều nước thải tại đây, tăng cường hiệu quả tiếp xúc và xử

51
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

lý các chất dinh dưỡng. Từ ngăn thiếu khí, nước thải tự chảy bằng ống thông sang
ngăn hiếu khí.
Ngăn hiếu khí là công đoạn xử lý triệt để nước thải; ngăn được làm việc liên tục,
khuấy trộn hoàn toàn. Đĩa phân phối khí dạng bọt mịn, số lượng 24 chiếc, đường
kính 268mm, lưu lượng khí 2-6Nm3/h không chỉ có nhiệm vụ cung cấp oxi cho vi
sinh vật hiếu khí hoạt động mà còn có vai trò khuấy trộn dòng nước. 02 máy thổi
khí cạn công suất 2,2 kw; lưu lượng 1,7 m3/phút; cột áp 40 kPa được luân phiên
hoạt động, 2 tiếng đảo máy nhằm cung cấp không khí liên tục cho hệ thống phân
phối khí. Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính với nước thải thì
trong bể được lắp đặt lớp đệm vi sinh dạng cầu đường kính D105mm, diện tích bề
mặt hoạt động 300-400 m2/m3 thì khả năng dính bám của vi sinh vật được phát huy
tối đa. Trong ngăn hiếu khí còn được lắp đặt 02 bơm tuần hoàn hỗn hợp bùn và
nước thải về ngăn thiếu khí nhằm khử Nitrat có công suất 0,25 kw; lưu lượng 0,1
m3/phút; cột áp 5,5 m. Nước thải từ ngăn hiếu khí sẽ được thu bằng ống thu dượi
mặt nước khoảng 30cm, sau đó chảy sang ngăn lắng.
Ngăn lắng được bố trí hệ thống tấm lắng nghiêng Lamella nhằm tăng khả năng lắng
của bùn. Đáy ngăn lắng được đánh dốc nhằm thu bùn vào hố thu. Bơm bùn công
suất công suất 0,25 kw; lưu lượng 0,1 m 3/phút; cột áp 5,5 m được lắp đáy bể trong
hố thu. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn về ngăn Anoxic, phần còn lại xả ra bể
chứa bùn. Nước trong được thu phía trên mặt ngăn lắng và chảy sang ngăn khử
trùng.
Ngăn khử trùng có nhiệm vụ loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform
có trong nước thải. Do đó để loại trừ khả năng lan truyền các vi sinh gây bệnh ra
môi trường nước thải được châm NaClO khử trùng trước khi thải ra môi trường.
Bơm định lượng NaClO có lưu lượng 1,3 lít/giờ; công suất 45w; cột áp 125 Psi sẽ
bơm hóa chất từ bồn chứa có dung tích 300 lít được đặt trong nhà điều hành.
Bể chứa bùn có nhiệm vụ chứa, cô đặc bùn thải. Phần nước trong được xả về bể
điều hòa. Phần bùn trong bể theo định kỳ sẽ được thải bỏ.
Kết luận:
1. Lắp đặt 02 modul thiết bị hợp khối như sau:
- Số lượng modul: 02
- Kích thước modul: modul dạng hình trụ đặt nằm ngang
- Đường kính: 2,5m
- Chiều dài ngăn Thiếu khí: 1,65 m (bao gồm cả hình chóp cầu)
- Chiều dài ngăn Aroten: 3,7 m
52
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Chiều dài ngăn lắng: 1,7 m


- Chiều dài ngăn khử trùng: 1,15 m (bao gồm cả hình chóp cầu)
- Tổng chiều dài: 8,2 m
2. Danh mục thiết bị:

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
I Bể gom

Sản xuất bằng inox 304,


Kích thước lồng ngoài:
500x500x500 mm
Kích thước lồng trong:
Việt
1 Giỏ vớt rác bể gom 450x450x450 mm Cái 1
Nam
Kích thước mắt lưới 2- 5mm
Sản phẩm gồm 02 lồng nhằm
đảm bảo rác không chảy vào hệ
thống khi vận hành

Sản xuất bằng inox 304,


Kích thước lồng ngoài:
300x300x300 mm
Kích thước lồng trong:
Giỏ vớt rác hố ga Việt
2 250x250x250 mm Cái 1
chuyển tiếp Nam
Kích thước mắt lưới 2- 5mm
Sản phẩm gồm 02 lồng nhằm
đảm bảo rác không chảy vào hệ
thống khi vận hành

53
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
Hãng sản xuất: Shinmaywa hoặc
tương đương.
Model: CN40T
Thông số kỹ thuật:
- Loại: Bơm chìm
- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
m3/ph
- Cột áp (H) : 5,5m,
Bơm nước thải chìm
3 - Công suất động cơ (P) Cái 2 Japan
bể gom
~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
- Kích thước ống ra: 40mm
Vật liệu chế tạo:
- Trục động cơ: SUS 420J2
- Vỏ bơm: Gray Cast Iron
- Cánh quạt: Gray Cast Iron

Hãng sản xuất: Hanyoung hoặc


tương đương.
Model: FS3A
Hàn
- Đo mức điểm kiểu điện cực
Phao điện báo mực Quốc/
4 - Điện áp nguồn cấp 110 V a.c / Cái 1
nước Việt
220 V a.c 50 - 60Hz
Nam
- Đầu ra rơle 250V/5A
Bao gồm cả Rơ le, giá đỡ, điện
cực…

II Bể điều hòa

Hãng sản xuất: Shinmaywa hoặc


tương đương.
Model: CN40T
Thông số kỹ thuật:
Bơm nước thải chìm - Loại: Bơm chìm
1 Cái 2 Japan
bể điều hòa - Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
m3/ph
- Cột áp (H) : 5,5m,
- Công suất động cơ (P)
~0,25kW,
54
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
- Kích thước ống ra: 40mm
Vật liệu chế tạo:
- Trục động cơ: SUS 420J2
- Vỏ bơm: Gray Cast Iron
- Cánh quạt: Gray Cast Iron

Hãng sản xuất: Jager hoặc tương


đương.
Model: CBD 105
Thông số kỹ thuật:
Đĩa phân phối khí bể - Lưu lượng: 2-25 Nm3/h
2 Cái 14 Đức
điều hòa - Loại: bọt khí thô
- Đường kính 105mm
Vật liệu chế tạo:
- Vật liệu màng: Sillicone
- Khung đĩa: nhựa PP

Hãng sản xuất: Hanyoung hoặc


tương đương.
Model: FS3A
Hàn
- Đo mức điểm kiểu điện cực
Phao điện báo mực Quốc/
3 - Điện áp nguồn cấp 110 V a.c / Cái 1
nước Việt
220 V a.c 50 - 60Hz
Nam
- Đầu ra rơle 250V/5A
Bao gồm cả Rơ le, giá đỡ, điện
cực…

III Bể sinh học AO

55
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
Hãng sản xuất: Tees hoặc tương
đương.
Model: TE-AAO80
Chế tạo bằng composite, độ bền
20 năm. Chiều dày 10mm.
Kích thước DxH=2500x8200
mm,
Độ bền kéo ≥ 60 Mpa
Độ bền uốn ≥ 100 Mpa
Hệ số biến dạng 0,12-0,17
Mô đun đàn hồi kéo ≥ 6500 Mpa
Mô đun đàn hồi uốn ≥ 5800 Mpa
Module xử lý sinh Việt
1 Mỗi tank gồm 4 khoang: TB 2
học AO Nam
- Khoang 1: Khoang thiếu khí -
Khử Nitrat. Kích thước:
DxL=2,5x1,65(m)
- Khoang 2 - Khoang hiếu khí:
Khoang khử BOD, Nitrat hóa.
Kích thước DxL=2,5x3,7(m)
- Khoang 3 - Khoang lắng:
Khoang lắng bùn. Kích thước
DxL=2,5x1,7(m).
- Khoang 4 - Khoang tiếp xúc:
Khử trùng và bơm nước đầu ra.
Kích thước DxL=2.5x1,15 (m)
A Ngăn thiếu khí
1 Máy khuấy chìm Hãng sản xuất: Evergush hoặc Cái 2 Đài
tương đương. Loan
Model: EFM-05T
Thông số kỹ thuật:
- Lưu lượng (Q) : 108 m3/h,
- Cột áp: H=4m,
- Công suất động cơ (P) ~0,4kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
Vật liệu chế tạo:
- Vỏ động cơ: SUS 304
- Trục: SUS 304

56
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
- Cánh quạt: FCD450
B Ngăn hiếu khí
Đường kính D105, chiều cao
60mm.
Đệm vi sinh dạng Việt
1 Diện tích bề mặt hoạt động: 300- m3 22
cầu. Nam
400 m2/m3
Vật liệu chế tạo: Nhựa PP
Hãng sản xuất: Shinmaywa hoặc
tương đương.
Model: CN40T
Thông số kỹ thuật:
- Loại: Bơm chìm
- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
m3/ph
- Cột áp (H) : 5,5m,
2 Bơm tuần hoàn - Công suất động cơ (P) Cái 4 Japan
~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
- Kích thước ống ra: 40mm
Vật liệu chế tạo:
- Trục động cơ: SUS 420J2
- Vỏ bơm: Gray Cast Iron
- Cánh quạt: Gray Cast Iron
3 Máy thổi khí cạn Hãng sản xuất: Shinmaywa hoặc Cái 2 Japan
tương đương.
Model: ARS50
Thông số kỹ thuật:
- Lưu lượng (Q) : 1,7m3/phút,
- Cột áp: H= 40kPA~4m,
- Công suất động cơ (P) ~2,2kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
- Kích thước ống ra: 50mm
- Tốc độ vòng quay: 2710
vòng/phút
- Puly no. 3
Vật liệu chế tạo:
57
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
- Vỏ máy: FC200
- Rotor: FCD450
Cung cấp bao gồm:
- 01 bộ gồm đầu thổi khí,
Silencer, Check valve, safety
valve, bộ chân đế, Pully, V – belt,
belt cover, đồng hồ đo

Hãng sản xuất: Jager hoặc tương


đương.
Model: HD-270
Thông số kỹ thuật:
Đĩa phân phối khí - Lưu lượng: 2-6 Nm3/h
4 Cái 24 Đức
sinh học - Loại: bọt khí mịn
- Đường kính 268mm
Vật liệu chế tạo:
- Vật liệu màng: EPDM F053
- Khung đĩa: nhựa PP

C Ngăn lắng

Diện tích bề mặt hoạt động 250


m2/m3.
Độ rỗng: 90-99%
Việt
1 Tấm lắng Lamella Kích thước lỗ: 55-60mm m3 8,5
Nam
Kích thước khối giá thể: BxHxL=
0,5 x 0,5 x1 m
Vật liệu chế tạo: Nhựa PVC

Hệ thống giá đỡ tấm Vật liệu chế tạo bằng thép không Việt
2 HT 1
lắng gỉ. Nam

3 Bơm bùn Hãng sản xuất: Shinmaywa Cái 2 Japan


Model: CN40T
Thông số kỹ thuật:
- Loại: Bơm chìm
- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
m3/ph
- Cột áp (H) : 5,5m,
- Công suất động cơ (P)
~0,25kW,
58
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
ST ĐƠN XUẤT
HẠNG MỤC MÔ TẢ LƯỢN
T VỊ XỨ
G
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3
pha
- Kích thước ống ra: 40mm
Vật liệu chế tạo:
- Trục động cơ: SUS 420J2
- Vỏ bơm: Gray Cast Iron
- Cánh quạt: Gray Cast Iron
D Ngăn khử trùng
Nhà sản xuất: Tân Á hoặc tương
đương.
Bồn chứa hóa chất Việt
1 Bồn nhựa PVC, V = 300 lít HT 1
NaClO Nam
Bao gồm cả giá đõ, chế tạo theo
thiết kế
Hãng sản xuất: Bluewhite hoặc
tương đương.
Model: C15N112X026V00
Thông số:
- Lưu lượng: Qmax = 1,3 lít/h
Bơm định lượng khử - Cột áp: Hmax = 125psi
2 Cái 2 USA
trùng (8,6bar)
- Công suất: P = 45w
- Điện áp: 220V/1pha/50Hz
Vật liệu chế tạo:
- Đầu bơm: PVDF
- Màng bơm: EPDM phủ Teflon

59
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG VII: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG


1. Quy mô xây dựng.

1.1. Tổng mặt bằng

Căn cứ vào yêu cầu dây truyền công nghệ và địa điểm xây dựng để đưa ra các
giải pháp về quy hoạch tổng mặt bằng và hình khối kiến trúc của công trình.
Vị trí đặt trạm xử lý cần đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ cũng như phù
hợp với các quy hoạch định hướng tương lai của trại tạm giam. Do đó, việc lựa
chọn vị trí đặt trạm được đặt theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Khu xử lý nước thải sinh hoạt cho trại tạm giam Tà Niên sẽ nằm sát cạnh ao
nuôi cá hiện tại, do đó cần phải có biện pháp thi công phù hợp.
Các công trình phục vụ cho khu xử lý được bố trí và có giải pháp kỹ thuật trong
phạm vi khu xử lý được giới hạn, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và cảnh
quan cho khu vực.

1.2. Hạng mục xây dựng

STT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số


lượng
1 Bể gom Kích thước ngoài: AxBxH = Bể 01
2,4 x 2,4 x 2,8 m
2 Bể điều hòa Kích thước ngoài: AxBxH = Bể 01
3,9 x 3,0 x 3,2m
3 Bể chứa bùn Kích thước ngoài: AxBxH =
Bể 01
3,9 x1,8 x 3,2m
4 Bệ đặt thiết bị Kích thước: AxBxH = 19,2 x
Bể 01
Module 3,0 x 0,2m

60
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

STT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số


lượng
5 Modul thiết bị xử Vật liệu: Composite
Module 02
lý sinh học Kích thước: DxL=2,5x8,2 m
6 Nhà điều hành Kích thước: 3,9x4,51 x Cái 01
3,65m
7 Hố ga Kích thước lòng trong: Cái 50
AxB = 0,8 x 0,8 m
8 Hệ thống đường Đường ống thu gom:
ống thu gom - Đường ống u.PVC DN200 373
nước thải sinh
hoạt - Đường ống u.PVC DN160 437
- Đường ống u.PVC DN110 65
m
- Đường ống u.PVC DN60 478
- Đường ống u.PVC DN60 130
từ bơm bể gom đến bể điều
hòa
9 Hệ thống đường Đường ống thoát nước thải
ống thoát nước sau xử lý u.PVC DN160 m 20
thải sau xử lý

2. Giải pháp kiến trúc, kết cấu hạng mục chính

2.1 Giải pháp kiến trúc

- Bể gom được xây chìm, đặt tại vị trí ngoài hàng rào sát với nhà trại giam hợp
khối. Bể điều hòa, bể chứa bùn được xây mới chìm hoàn toàn tại vị trí đặt trạm
xử lý, cách bờ ao 1,5 m, cách chòi gác 8m (chi tiết trong bản vẽ định vị mặt
bằng). Phía trên cụm bể điều hòa và bể chứa bùn xây dựng nhà điều hành. Đỉnh
nắp bể bằng cốt nền nhà và cao hơn cốt sân 10cm.
- Cụm xử lý hợp khối được đặt nổi, có sàn thao tác bằng thép thuận tiện cho
việc vận hành hệ thống.

61
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

2.2. Giải pháp thiết kế kết cấu

Giải pháp xây dựng


Công tác thi công phải tuân thủ theo các quy định thi công và nghiệm thu đối
với các công trình ngầm.
Vật liệu dùng cho công trình phải có đầy đủ chứng chỉ xuất xứ, vật liệu phải
được thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu cơ, lý trước khi đưa vào sử dụng cho công
trình.
Kết cấu thép cần được sơn chống gỉ có gốc epoxy.
Bề mặt của kết cấu bê tông tiếp xúc với đất phải có các biện pháp chống thấm.
2.2.1. Những căn cứ lập hồ sơ thiết kế.
a, Tiêu chuẩn:
TCVN 2737-1995: tiêu chuẩn Tải trọng và tác động;
TCVN 5574-2012: tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu BT và BTCT;
TCVN 5889-1995: Tiêu chuẩn thể hiện và ký hiệu bản vẽ;
TCVN 6048-1995: Tiêu chuẩn thể hiện và ký hiệu bản vẽ;
TCVN 9379:2012 - Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - hướng dẫn kỹ thuật
phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm;
TCVN 4453- 1995 - Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. QP thi công và nghiệm
thu;
b, Tài liệu
Hồ sơ thiết kế phần kiến trúc các bể
Hồ sơ địa chất các tham khảo các công trình lân cận
c, Vật liệu
Vật liệu sử dụng chế tạo các cấu kiện chính
Bê tông: cấp độ bền B25, Rn=145kG/cm2 , Rk= 13 kG/cm2
Thép: d <10, AI, Ra=2250kG/cm2
10 <d < 18 , AII, Ra=2800kG/cm2
D > 18, AIII, Ra=3600kG/cm2
d, Điều kiện địa chất:
62
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Theo Báo cáo kết quả khảo sát địa chất, cấu trúc địa tầng tại vị trí công trình sẽ
được xây dựng gồm các lớp đất từ trên xuống như sau:

Trạng Chỉ tiêu


STT Tên lớp Chiều dày
thái cơ lý

1 Đất đắp. Sét lẫn bụi, tạp chất 0 – 1,2m Dẻo mềm

2 Sét màu xám trắng, vàng nâu 1,2 - 2,4m Dẻo mềm SPT=3

3 Bùn sét màu xám đen 2.4 - 8.4m Chảy SPT=3

4 Sét màu nâu vàng, xám trắng 8.4 - 30m Dẻo cứng SPT=8

63
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

2.2.2. Tính toán kết cấu


A. Khối bể xử lý (bể điều hòa, bể chứa bùn)

tÝnh to¸n côm bÓ xö lý níc th¶I


* Tµi liÖu tham kh¶o:
- TCVN: 356 - 2006 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT cña Trêng §HXD - HN.
KÝch thíc bÓ tÝnh to¸n : réng x dµi x cao = 3,2 mx 2,8m x3,7 m
- §¸y bÓ dµy: 200 mm
- Thµnh bÓ dµy: 200 mm
- N¾p bÓ dµy: 150 mm
1. T¶i träng
1.1. N¾p bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒ g TT tiªu TT tÝnh
C¸c líp n¾p u dµy chuÈn to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m2)
- B¶n n¾p bª t«ng cèt thÐp chÞu
lùc 150 2500 0,375 1,1 0,413
- Ho¹t t¶i trªn n¾p bÓ 0,600 1,2 0,720
Tæng t¶i träng 1,133
1.2. §¸y bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒ g TT tiªu TT tÝnh
C¸c líp ®¸y u dµy chuÈn to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m2)
- B¶n ®¸y bª t«ng cèt thÐp chÞu
lùc 200 2500 0,500 1,3 0,650
- Träng lîng níc trong bÓ 2850 1000 2,850 1,1 3,135
Tæng t¶i träng 3,785
1.3. Thµnh bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒ g TT tiªu TT tÝnh
C¸c líp thµnh u dµy chuÈn to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m2)
64
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- B¶n bª t«ng cèt thÐp chÞu lùc 200 2500 0,500 1,1 0,550
Tæng t¶i träng 0,550

2. KiÓm tra ®Èy næi


Do mùc níc ngÇm n»m díi ®¸y bÓ nªn kh«ng ph¶i kiÓm tra ®Èy næi.
3. Tæ hîp t¶i träng
Tæ hîp tÝnh to¸n
- Tæ hîp 1: Trêng hîp trong bÓ kh«ng cã níc, mùc níc ngÇm lªn cao b»ng mÆt ®Êt.
TÜnh t¶i + ¸p lùc ®Êt P t¸c dông + ¸p lùc níc ngÇm.

- Tæ hîp 2: Trêng hîp trong bÓ kh«ng cã níc, mùc níc ngÇm thÊp h¬n ®¸y bÓ
TÜnh t¶i + ¸p lùc ®Êt P t¸c dông .

- Tæ hîp 3: Trêng hîp bÓ chøa ®Çy níc, bªn ngoµi thµnh bÓ kh«ng cã ®Êt.
TÜnh t¶i + ¸p lùc níc t¸c dông .
4. TÝnh to¸n cèt thÐp
BÓ níc lµm b»ng BTCT. Bª t«ng bÓ m¸c 250, Rb = 11,5 MPa, Rbt = 0.9 Mpa.
Cèt thÐp CI: Rs= 225 Mpa ;
CII: Rs= 280
Mpa.
4.1. Cèt thÐp ®¸y bÓ
Ta sÏ chØ xÐt Trêng hîp khi bÓ kh«ng cã níc th× ®¸y bÓ chÞu t¸c dông cña ¸p lùc
cña ®Êt.
¸p lùc t¸c dông lªn ®¸y bÓ lµ: 3,785 T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n ®¸y bÓ lµ b¶n ngµm kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n:  2,8 x 3,7m
DiÖn tÝch cèt
DiÖn tÝch cèt §êng Kho¶ng Kho¶ng
Gi¸ trÞ thÐp thiÕt
VÞ HÖ sè thÐp yªu cÇu kÝnh c¸ch yªu c¸ch
m«men kÕ
trÝ tt αm thÐp cÇu thiÕt kÕ
(daN.m) Fayc myc Fatk mtk
(mm) (mm) (mm)
(cm2) (%) (cm2) (%)
M1 820 0,023 1,69 0,10 10 464 150 5,24 0,30
M2 467 0,013 0,96 0,05 10 819 150 5,24 0,30
MI 1863 0,053 3,91 0,22 10 201 150 5,24 0,30
MII 1067 0,030 2,21 0,13 10 355 150 5,24 0,30
- Do ®ã ta ®Æt cèt thÐp 2 líp
- Chän thÐp 10 ®Æt cho thÐp chÞu m« men ph¬ng c¹nh ng¾n ®¸y bÓ lµ a150 vµ ph¬ng
c¹nh dµi lµ a150
4.2. Cèt thÐp thµnh bÓ

65
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang
XÐt Trêng hîp bÓ chÞu ¸p lùc ®Êt: pd = n.h.cd
Träng lîng thÓ tÝch ®Êt. 2 T/m3
h: chiÒu cao thµnh bÓ chøa. 3,2 m
c® :hÖ sè chñ ®éng (dïng 0,33
c¸t chÌn)
VËy pd =n.h.cd = 2,323 T
XÐt Trêng hîp bÓ chÞu ¸p lùc níc (khi cha cã ®Êt lÊp xung quanh): pn =n. nh
n: Träng lîng thÓ tÝch cña níc 1 T/m3
h: chiÒu cao mùc níc trong bÓ. 3m
VËy pn =n.nh = 3,135 T
S¬ ®å tÝnh to¸n thµnh bÓ lµ b¶n ngµm kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n: 3,7 x 3,2 m

DiÖn tÝch cèt §êng Kho¶ng DiÖn tÝch cèt


Gi¸ trÞ thÐp yªu cÇu Kho¶ng thÐp thiÕt kÕ
VÞ HÖ sè kÝnh c¸ch yªu
m«men c¸ch thiÕt
trÝ tt αm Fayc myc thÐp cÇu Fatk mtk
(daN.m) kÕ (mm)
(cm2) (%) (mm) (mm) (cm )2
(%)
M1 746 0,021 1,54 0,09 10 510 150 5,24 0,30
M2 549 0,016 1,13 0,06 10 695 150 5,24 0,30
MI 1719 0,049 3,60 0,21 10 218 150 5,24 0,30
MII 1277 0,036 2,65 0,15 10 296 150 5,24 0,30
Chän thÐp 10a200 ®Æt cho c¶ 2 líp trong vµ ngoµi thµnh bÓ theo ph¬ng ngang cña thµnh

Chän thÐp 12a150 ®Æt cho c¶ 2 líp trong vµ ngoµi thµnh bÓ theo ph¬ng ®øng cña thµnh

4.3. Cèt thÐp n¾p bÓ


XÐt Trêng hîp khi ®Êt ®îc lÊp ®Çy trªn n¾p bÓ
1,133
ta cã tæng t¶i träng ph©n bè ®Òu trªn mÆt trªn cña bÓ lµ: T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n n¾p bÓ lµ b¶n ngµm kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n: 2,8 x 3,7 m
DiÖn tÝch
DiÖn tÝch cèt §êng
Gi¸ trÞ Kho¶ng Kho¶ng cèt thÐp
VÞ HÖ sè thÐp yªu cÇu kÝnh
m«men c¸ch yªu c¸ch thiÕt thiÕt kÕ
trÝ tt αm thÐp
(daN.m) Fayc myc cÇu (mm) kÕ (mm) Fatk mtk
(mm)
(cm2) (%) (cm2) (%)
M1 245 0,013 0,68 0,05 10 1158 200 3,93 0,30
M2 140 0,007 0,38 0,03 10 2040 200 3,93 0,30
MI 557 0,029 1,55 0,12 10 506 200 3,93 0,30

66
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

MII 319 0,016 0,88 0,07 10 888 200 3,93 0,30


Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh ng¾n nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+)
vµ (-)
Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh dµi nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+) vµ
(-)

67
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh ®¸y bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 9


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 3,70 m x 2,80 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,20 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt thÐp
a= 2,0 cm
:
- T¶i träng ph©n bè : q = 3785 aN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2
CËn d- 0,047
1,30 0,0208 0,0123 0,0281
íi 5
Tra 0,047
1,32 0,0209 0,0119 0,0272
b¶ng 5
CËn 0,047
1,35 0,0210 0,0115 0,0262
trªn 4

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n
ho= 0,18 m
sµn:
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n
b= 1,00 m
bÒ réng :
DiÖn tÝch
Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
cèt thÐp yªu §êng Kho¶ng
VÞ trÝ Gi¸ trÞ c¸ch thÐp thiÕt kÕ
HÖ sè cÇu kÝnh c¸ch yªu
tÝnh m«men thiÕt
αm Fayc thÐp cÇu
to¸n (daN.m) myc kÕ Fatk mtk
(cm 2
(mm) (mm)
(%) (mm) (cm2) (%)
)
M1 820 0,023 1,69 0,10 10 464 150 5,24 0,30
M2 467 0,013 0,96 0,05 10 819 150 5,24 0,30
MI 1863 0,053 3,91 0,22 10 201 150 5,24 0,30
MII 1067 0,030 2,21 0,13 10 355 150 5,24 0,30

KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu

68
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh thµnh bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 9


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 3,70 m x 3,20 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,20 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt
a= 2,0 cm
thÐp :
q = 3135
- T¶i träng ph©n bè :
daN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2

CËn díi 1,15 0,0200 0,0150 0,0461 0,0349


Tra
1,16 0,0201 0,0148 0,0463 0,0344
b¶ng
CËn
1,20 0,0204 0,0142 0,0468 0,0325
trªn

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n
ho= 0,18 m
sµn:
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n bÒ réng
b= 1,00 m
:
DiÖn tÝch cèt Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
§êng Kho¶ng
VÞ trÝ Gi¸ trÞ thÐp yªu cÇu c¸ch thÐp thiÕt kÕ
HÖ sè kÝnh c¸ch yªu
tÝnh m«men thiÕt
αm F m thÐp cÇu Fatk mtk
to¸n (daN.m) ayc yc kÕ
(cm2) (%) (mm) (mm) (cm2) (%)
(mm)
M1 746 0,021 1,54 0,09 10 510 150 5,24 0,30
M2 549 0,016 1,13 0,06 10 695 150 5,24 0,30
MI 1719 0,049 3,60 0,21 10 218 150 5,24 0,30
MII 1277 0,036 2,65 0,15 10 296 150 5,24 0,30

KÕt
Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu
luËn:

69
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh n¾p bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 9


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 3,70 m x 2,80 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,15 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt thÐp : a= 1,5 cm
- T¶i träng ph©n bè : q = 1133 daN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2

CËn díi 1,30 0,0208 0,0123 0,0475 0,0281


Tra
1,32 0,0209 0,0119 0,0475 0,0272
b¶ng
CËn
1,35 0,0210 0,0115 0,0474 0,0262
trªn

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n sµn: ho= 0,13 m
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n bÒ
b= 1,00 m
réng :
VÞ DiÖn tÝch cèt §êng Kho¶ng DiÖn tÝch cèt thÐp
Gi¸ trÞ thÐp yªu cÇu Kho¶ng thiÕt kÕ
trÝ HÖ sè kÝnh c¸ch yªu
m«men c¸ch thiÕt
tÝnh αm Fayc myc thÐp cÇu Fatk mtk
(daN.m) kÕ (mm)
to¸n (cm )
2
(%) (mm) (mm) (cm2) (%)
M1 245 0,013 0,68 0,05 10 1158 200 3,93 0,30
M2 140 0,007 0,38 0,03 10 2040 200 3,93 0,30
MI 557 0,029 1,55 0,12 10 506 200 3,93 0,30
MII 319 0,016 0,88 0,07 10 888 200 3,93 0,30

KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu

70
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

B. Nhà điều hành

tÝnh to¸n SµN M¸I NHµ §IÒU HµNH


* Tµi liÖu tham kh¶o:
- TCVN: 356 - 2006 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT cña trêng §HXD - HN.
KÝch thíc sµn m¸i : réng x dµi = 4,6 x 3,9 m
100
- Sµn dµy: mm
- DÇm m¸i KT: 150x300mm
1. T¶i träng
sµn m¸i
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.

g TT tiªu TT tÝnh
C¸c líp n¾p ChiÒu dµy chuÈn Hs vît to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) t¶i (T/m2)
- Líp v÷a xi m¨ng tr¸t 20 1800 0,036 1,3 0,047
- B¶n n¾p bª t«ng cèt thÐp chÞu
lùc 100 2500 0,250 1,1 0,275
- Líp g¹ch rçng chèng nãng+l¸ nem 200 1300 0,260 1,15 0,299
- Ho¹t t¶i m¸i 0,100 1,200 0,120
Tæng t¶i träng 0,741
2. TÝnh to¸n cèt thÐp
BÓ níc lµm b»ng BTCT. Bª t«ng bÓ m¸c 250, Rb = 11,5 MPa, Rbt = 0.9 Mpa.
Cèt thÐp CI: Rs= 225 Mpa ;
CII: Rs= 280 Mpa.
Cèt thÐp sµn m¸i
ta cã tæng t¶i träng ph©n bè ®Òu trªn mÆt sµn cña bÓ lµ: 0,741 T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n sµn m¸i lµ b¶n ngµm kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n: 4,6 x 3,9 m
DiÖn tÝch Kho¶ng
§êng Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
Gi¸ trÞ cèt thÐp yªu c¸ch
VÞ HÖ sè kÝnh c¸ch yªu thÐp thiÕt kÕ
m«men cÇu thiÕt
trÝ tt αm thÐp cÇu
(daN.m) Fayc myc kÕ Fatk mtk
(mm) (mm)
(cm2) (%) (mm) (cm2) (%)
M1 268 0,036 1,22 0,15 10 643 200 3,93 0,49
M2 194 0,026 0,88 0,11 10 895 200 3,93 0,49

71
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

MI 618 0,084 2,89 0,36 10 272 200 3,93 0,49


MII 447 0,061 2,06 0,26 10 382 200 3,93 0,49
Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh ng¾n nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+) vµ (-)
Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh dµi nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+) vµ (-)

TÝnh SµN M¸I


* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 9


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 4,60 m x 3,90 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,10 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt thÐp : a= 1,5 cm
- T¶i träng ph©n bè : q = 741 daN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2
0,046
CËn díi 1,15 0,0200 0,0150 0,0349
1
Tra 0,046
1,18 0,0202 0,0146 0,0336
b¶ng 5
CËn 0,046
1,20 0,0204 0,0142 0,0325
trªn 8

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n sµn: ho= 0,08 m
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n bÒ réng : b= 1,00 m
Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
DiÖn tÝch cèt Kho¶ng
Gi¸ trÞ c¸ch thÐp thiÕt
VÞ trÝ HÖ sè thÐp yªu cÇu §êng kÝnh c¸ch yªu
m«men thiÕt kÕ
tÝnh to¸n αm thÐp (mm) cÇu
(daN.m) Fayc myc kÕ Fatk mtk
(mm)
(cm2) (%) (mm) (cm2) (%)
M1 268 0,036 1,22 0,15 10 643 200 3,93 0,49
M2 194 0,026 0,88 0,11 10 895 200 3,93 0,49
MI 618 0,084 2,89 0,36 10 272 200 3,93 0,49
MII 447 0,061 2,06 0,26 10 382 200 3,93 0,49

72
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang
KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu

C. Bể gom:

tÝnh to¸n BÓ GOM


* Tµi liÖu tham kh¶o:
- TCVN: 356 - 2006 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT cña trêng §HXD - HN.
KÝch thíc bÓ tÝnh to¸n : réng x dµi x cao = 2,2 x 2,2 mx 2,8 m
- §¸y bÓ dµy: 200 mm
- Thµnh bÓ dµy: 200 mm
- N¾p bÓ dµy: 80 mm
1. T¶i träng
1.1. N¾p bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒ g TT tiªu
C¸c líp n¾p u dµy chuÈn TT tÝnh to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m2)
- B¶n n¾p bª t«ng cèt thÐp chÞu
lùc 80 2500 0,200 1,1 0,220
- Ho¹t t¶i trªn n¾p bÓ 0,200 1,2 0,240
Tæng t¶i träng 0,460
1.2. §¸y bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒu g TT tiªu
C¸c líp ®¸y dµy chuÈn TT tÝnh to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m2)
- B¶n ®¸y bª t«ng cèt thÐp chÞu
lùc 200 2500 0,500 1,3 0,650
- Träng lîng níc trong bÓ 2520 1000 2,520 1,1 2,772
Tæng t¶i träng 3,422
1.3. Thµnh bÓ
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
ChiÒu g TT tiªu
C¸c líp thµnh dµy chuÈn TT tÝnh to¸n
(Kg/m3)
líp (T/m2) Hs vît t¶i (T/m)
- B¶n bª t«ng cèt thÐp chÞu lùc 200 2500 0,500 1,1 0,550

73
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Tæng t¶i träng 0,550

2. KiÓm tra ®Èy næi


Do mùc níc ngÇm n»m díi ®¸y bÓ nªn kh«ng ph¶i kiÓm tra ®Èy næi.
3. Tæ hîp t¶i träng
Tæ hîp tÝnh to¸n
- Tæ hîp 1: Trêng hîp trong bÓ kh«ng cã níc, mùc níc ngÇm lªn cao b»ng mÆt ®Êt.

TÜnh t¶i + ¸p lùc ®Êt P t¸c dông + ¸p lùc níc ngÇm.

- Tæ hîp 2: Trêng hîp trong bÓ kh«ng cã níc, mùc níc ngÇm thÊp h¬n ®¸y bÓ

TÜnh t¶i + ¸p lùc ®Êt P t¸c dông .

- Tæ hîp 3: Trêng hîp bÓ chøa ®Çy níc, bªn ngoµi thµnh bÓ kh«ng cã ®Êt.
TÜnh t¶i + ¸p lùc níc t¸c dông .
4. TÝnh to¸n cèt thÐp
BÓ níc lµm b»ng BTCT. Bª t«ng bÓ m¸c
250, Rb = 11,5 MPa, Rbt = 0.9 Mpa.
Cèt thÐp CI: Rs= 225 Mpa ;
CII: Rs= 280 Mpa.
4.1. Cèt thÐp ®¸y bÓ
Ta sÏ chØ xÐt trêng hîp khi bÓ kh«ng cã níc th× ®¸y bÓ chÞu t¸c dông cña ¸p
lùc cña ®Êt.
¸p lùc t¸c dông lªn ®¸y bÓ lµ: 3,422 T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n ®¸y bÓ lµ b¶n ngµm kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n: 2,2x 2,2 m

DiÖn tÝch cèt Kho¶n DiÖn tÝch cèt


§êng Kho¶ng
Gi¸ trÞ thÐp yªu cÇu g c¸ch thÐp thiÕt kÕ
VÞ HÖ sè kÝnh c¸ch
m«men yªu
trÝ tt αm Fayc myc thÐp thiÕt kÕ Fatk mtk
(daN.m) cÇu
(cm2) (%) (mm) (mm) (cm2) (%)
(mm)
M1 296 0,008 0,61 0,03 10 1293 150 5,24 0,30
M2 296 0,008 0,61 0,03 10 1293 150 5,24 0,30
MI 691 0,020 1,42 0,08 10 552 150 5,24 0,30
MII 691 0,020 1,42 0,08 10 552 150 5,24 0,30
- Do ®ã ta ®Æt cèt thÐp 2 líp
- Chän thÐp 10 ®Æt cho thÐp chÞu m« men ph¬ng c¹nh ng¾n ®¸y bÓ lµ
a150 vµ
ph¬ng c¹nh dµi lµ a150

74
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

4.2. Cèt thÐp thµnh bÓ


XÐt trêng hîp bÓ chÞu ¸p lùc ®Êt: pd = n.h.cd
Träng lîng thÓ tÝch ®Êt. 2 T/m3
h: chiÒu cao thµnh bÓ chøa. 2,8 m
c® :hÖ sè chñ ®éng (dïng c¸t chÌn)
0,33

VËy pd =n.h.cd = 2,033 T


XÐt trêng hîp bÓ chÞu ¸p lùc níc (khi cha cã ®Êt lÊp xung quanh): pn
=n. nh
n: Träng lîng thÓ tÝch cña níc 1 T/m3
h: chiÒu cao mùc níc trong bÓ. 3m
VËy pn =n.nh = 2,772 T
S¬ ®å tÝnh to¸n thµnh bÓ lµ b¶n ngµm 3 c¹nh, 1 c¹nh tù do
Víi kÝch thíc nhÞp b¶n: 2,2 x 2,8 m

DiÖn tÝch
DiÖn tÝch cèt §êng Kho¶ng Kho¶ng
Gi¸ trÞ cèt thÐp
VÞ HÖ sè thÐp yªu cÇu kÝnh c¸ch yªu c¸ch
m«men thiÕt kÕ
trÝ tt αm thÐp cÇu thiÕt kÕ
(daN.m) Fayc myc Fatk mtk
(mm) (mm) (mm)
(cm2) (%) (cm2) (%)
M1 631 0,018 1,30 0,07 10 605 150 5,24 0,30
M2 139 0,004 0,28 0,02 10 2771 150 5,24 0,30
MI 1149 0,033 2,38 0,14 10 329 150 5,24 0,30
MII 624 0,018 1,29 0,07 10 611 150 5,24 0,30
Chän thÐp 10a150 ®Æt cho c¶ 2 líp trong vµ ngoµi thµnh bÓ theo ph¬ng ngang cña thµnh

Chän thÐp 12a150 ®Æt cho c¶ 2 líp trong vµ ngoµi thµnh bÓ theo ph¬ng ®øng cña
thµnh bÓ
4.3. Cèt thÐp n¾p bÓ
N¾p bÓ lµ tÊm ®an KT 1x2m
ta cã tæng t¶i träng ph©n bè ®Òu trªn mÆt
trªn cña bÓ lµ: 0,460 T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n n¾p bÓ lµ b¶n kª bèn c¹nh
Víi kÝch thíc nhÞp
b¶n: 1,0 x 2 m

DiÖn tÝch
§êng Kho¶ng Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
Gi¸ trÞ cèt thÐp yªu
VÞ HÖ sè kÝnh c¸ch yªu c¸ch thÐp thiÕt kÕ
m«men cÇu
trÝ tt αm thÐp cÇu thiÕt kÕ
(daN.m) Fayc myc Fatk mtk
(mm) (mm) (mm)
(cm2) (%) (cm2) (%)
M1 44 0,011 0,26 0,04 10 3016 200 3,93 0,65

75
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

M2 11 0,003 0,06 0,01 10 12138 200 3,93 0,65


MI 0 0,000 0,00 0,00 10 0 200 3,93 0,65
MII 0 0,000 0,00 0,00 10 0 200 3,93 0,65

Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh ng¾n nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+)
vµ (-)
Chän thÐp 10a200 ®Æt theo ph¬ng c¹nh dµi nhÞp « b¶n cho c¶ thÐp (+)
vµ (-)

76
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh ®¸y bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 9


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 2,20 m x 2,20 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,20 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt
a= 2,0 cm
thÐp :
- T¶i träng ph©n bè : q = 3422 daN/m2
Rb = 11,5
- Bª t«ng m¸c: M250
MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2
CËn d- 0,041
1,00 0,0179 0,0179 0,0417
íi 7
Tra 0,041
1,00 0,0179 0,0179 0,0417
b¶ng 7
CËn 0,041
1,00 0,0179 0,0179 0,0417
trªn 7

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n
ho= 0,18 m
sµn:
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n
b= 1,00 m
bÒ réng :
DiÖn tÝch Kho¶ng DiÖn tÝch
cèt thÐp yªu §êng Kho¶ng cèt thÐp
VÞ trÝ Gi¸ trÞ c¸ch
HÖ sè cÇu kÝnh c¸ch yªu thiÕt kÕ
tÝnh m«men thiÕt
αm thÐp cÇu
to¸n (daN.m) Fayc myc kÕ Fatk mtk
(mm) (mm)
(cm2) (%) (mm) (cm2) (%)
M1 296 0,008 0,61 0,03 10 1293 150 5,24 0,30
M2 296 0,008 0,61 0,03 10 1293 150 5,24 0,30
MI 691 0,020 1,42 0,08 10 552 150 5,24 0,30
MII 691 0,020 1,42 0,08 10 552 150 5,24 0,30

KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu


cÇu

77
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh thµnh bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 11


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 2,20 m x 2,80 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,20 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt
a= 2,0 cm
thÐp :
- T¶i träng ph©n bè : q = 2772 daN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2
0,071
CËn díi 1,20 0,0389 0,0087 0,0397
2
Tra 0,067
1,27 0,0369 0,0081 0,0366
b¶ng 3
CËn 0,065
1,30 0,0362 0,0079 0,0354
trªn 8

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n ho= 0,18
sµn: m
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i
b= 1,00 m
b¶n bÒ réng :
DiÖn tÝch
VÞ §êng Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
Gi¸ trÞ cèt thÐp yªu Kho¶ng
trÝ HÖ sè kÝnh c¸ch thÐp thiÕt kÕ
m«men cÇu c¸ch yªu
tÝnh αm thÐp thiÕt kÕ
(daN.m) Fayc myc cÇu (mm) Fatk mtk
to¸n (mm) (mm)
(cm2) (%) (cm2) (%)
M1 631 0,018 1,30 0,07 10 605 150 5,24 0,30
M2 139 0,004 0,28 0,02 10 2771 150 5,24 0,30
MI 1149 0,033 2,38 0,14 10 329 150 5,24 0,30
MII 624 0,018 1,29 0,07 10 611 150 5,24 0,30

KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu

78
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

TÝnh n¾p bÓ
* Tµi liÖu tham kh¶o:
- Tiªu chuÈn ViÖt Nam: TCVN: 356-2005 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT

* S¬ ®å tÝnh to¸n cña b¶n:

-S¬ ®å tÝnh b¶n sµn : S¬ ®å 1


* Sè liÖu tÝnh to¸n b¶n:
- KÝch thíc : L2 x L1 = 2,00 m x 1,00 m
- BÒ dµy b¶n: h= 0,08 m
- Líp BT b¶o vÖ cèt
a= 1,5 cm
thÐp :
- T¶i träng ph©n bè : q = 460 daN/m2
- Bª t«ng m¸c: M250 Rb = 11,5 MPa
- Cèt thÐp
A-II Rs = 280 MPa
nhãm:
- Tra hÖ sè momen

L2/L1 m1 m2 k1 k2
0,000
CËn díi 2,00 0,0473 0,0118 0,0000
0
Tra 0,000
2,00 0,0473 0,0118 0,0000
b¶ng 0
CËn 0,000
2,00 0,0473 0,0118 0,0000
trªn 0

* B¶ng tÝnh to¸n m« men vµ cèt thÐp:


- ChiÒu cao tÝnh to¸n
ho= 0,06 m
sµn:
- DiÖn tÝch cèt thÐp ®îc tÝnh trong ph¹m vi d¶i b¶n bÒ
b= 1,00 m
réng :
DiÖn tÝch cèt Kho¶ng DiÖn tÝch cèt
§êng Kho¶ng
VÞ trÝ Gi¸ trÞ c¸ch
HÖ sè thÐp yªu cÇu kÝnh c¸ch yªu thÐp thiÕt kÕ
tÝnh m«men thiÕt
αm Fayc myc thÐp cÇu Fatk mtk
to¸n (daN.m) kÕ
(cm )
2
(%) (mm) (mm) (cm2) (%)
(mm)
M1 44 0,011 0,26 0,04 10 3016 200 3,93 0,65
M2 11 0,003 0,06 0,01 10 12138 200 3,93 0,65
MI 0 0,000 0,00 0,00 10 0 200 3,93 0,65
MII 0 0,000 0,00 0,00 10 0 200 3,93 0,65

KÕt luËn: Bè trÝ thÐp thiÕt kÕ ®¹t yªu cÇu

79
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

D. Bệ đỡ thiết bị hợp khối AO

tÝnh to¸n BÖ §ì THIÕT BÞ


* Tµi liÖu tham kh¶o:
- TCVN: 356 - 2006 vµ mét sè gi¸o tr×nh BTCT cña trêng §HXD - HN.
KÝch thưíc bÓ tÝnh to¸n : réng x dµi = 10,0 x 3 m
- §¸y bÓ dµy: 200 mm
1. T¶i träng
1.2. §¸y bÖ ®ì
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu dµy: mm, - Träng lưîng riªng (g): kG/m3, T¶i ph©n bè:
T/m2.
C¸c líp ®¸y ChiÒu g TT tiªu Hs vît TT tÝnh to¸n
dµy líp (Kg/m3) chuÈn t¶i (T/m2)
(T/m2)
- B¶n ®¸y bª t«ng cèt thÐp chÞu 200 2500 0,500 1,3 0,650
lùc
- Träng lưîng thiÕt bÞ ®ì + ho¹t 1,667 1,1 1,833
t¶i
Tæng t¶i träng 2,483

§¸y bÖ ®îc ®Æt trªn nÒn ®Êt gia cè c¸t vµng dµy 40cm, kh¶ n¨ng chÞu lùc ®Êt nÒn sau khi
®îc gia cè >=4 tÊn/m2 nªn kh«ng cÇn kiÓm tra søc chÞu t¶i ®Êt nÒn
2. TÝnh to¸n cèt thÐp
BÖ ®ì lµm b»ng BTCT. Bª t«ng bÓ m¸c 250, Rb = 11,5 MPa, Rbt = 0.9 Mpa.
Cèt thÐp CI: Rs= 225 Mpa ;
CII: Rs= 280
Mpa.
¸p lùc t¸c dông lªn b¶n ®¸y lµ: 2,483 T/m2
S¬ ®å tÝnh to¸n ®¸y bÖ ®ì d¹ng b¶n dÇm
Víi kÝch thíc 3,0 x
nhÞp b¶n: 10 m
Mgn = qxl1^2/16 = 1,397 T.m
DiÖn tÝch Kho¶n Kho¶n
§êng DiÖn tÝch cèt
Gi¸ trÞ cèt thÐp yªu g c¸ch g c¸ch
VÞ HÖ sè kÝnh thÐp thiÕt kÕ
m«men cÇu yªu thiÕt
trÝ tt am thÐp
(daN.m) Fayc myc cÇu kÕ Fatk mtk
(mm)
(cm2) (%) (mm) (mm) (cm2) (%)

80
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

M1 1397 0,040 2,91 0,17 10 270 200 3,14 0,18

- Do ®ã ta ®Æt cèt thÐp 2 líp


- Chän thÐp f10 ®Æt cho thÐp chÞu m« men 2 ph¬ng 2 líp lµ a250

D. Các hạng mục phụ trợ


- Sân đường nội bộ: Sân và đường được đổ bê tông đá 1x2 M150 dày 100mm, tạo
dốc để thoát nước.
Kết luận:
Phương án cải tạo môi trường, xây dựng trạm xử lý nước thải Trại tạm giam
thuộc Công an tỉnh Kiên Giang đưa ra nhằm giải quyết triệt để tình trạng hiện nay
là giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường phát sinh từ nguồn nước thải sinh hoạt chưa
được xử lý so với yêu cầu. Cải thiện môi trường sống không chỉ cho cán bộ chiến
sỹ mà còn có cho số phạm nhân đang được tạm giữ và người dân sống xung quanh
trại. Có thể nói đây là một nhiệm vụ mang tính xã hội cao. Góp phần giải quyết tình
trạng ô nhiễm của Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kiên Giang, đồng thời là mô
hình điển hình để áp dụng cho các trại giam và trại tạm giam khác.

81
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG VIII: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN


1. Phạm vi công việc:
Thiết kế hệ thống cung cấp điện bao gồm tủ điện điều khiển, từ tủ điện đến các
động cơ phụ tải và các cảm biến.
2. Căn cứ pháp lý:
2.1. Tiêu chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong thiết kế
- TCVN 6612 – 2007: Ruột dẫn của cáp cách điện
- TCVN 9358–2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công
nghiệp-Yêu cầu chung
2.2. Công thức tính toán
- Dòng điện tính toán phụ tải:
P PT P PT
l pt = l pt =
√ 3. U . cosϕ (mạch 3 pha); U .cos κ
(mạch 1 pha)
IPT: Dòng điện tính toán phụ tải
PPT: Công suất tính toán phụ tải
U: Điện áp dãy mạch 3 pha và điện áp pha mạch 1 pha
Độ sụt áp, mạch điện :
Σ (P . R+QX )
ΔU =
U Qm
U : Tổn thất điện áp
R, X : Điện trở và điện kháng mạch điện
P. Q : Công suất tác dụng và phản kháng phụ tải.
U : Điện áp định mức
- Dòng ngắn mạch điện 3 pha
U tb
l N 3=
√ 3 √ R 2Σ +X 2Σ

82
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Utb: Điện áp trong bình mạch điện


R, X: Tổng điện trở và điện kháng đến điểm ngắn mạch
IN3: Dòng điện ngắn mạch 3 pha
IxK = 3 . KXK. IN3
IXK: Dòng xung kích của mạng điện
KXK: Hệ số xung kích (KXK = 1,2)
- Dòng điện ngắn mạch 1 pha
√3 . 0,9. U tb
l N 1=
√(2 R 1 Σ+ R oΣ )2+(2 x 1 Σ +x 0 Σ )2
IN1: Dòng điện ngắn mạch 1 pha
Utb: Điện áp trung bình mạch điện
R1, x1: Điện trở, điện kháng thứ tự thuận.
R0, x0x: Điện trở, điện kháng thứ tự không
3. Các giải pháp kỹ thuật.
a) Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho công trình là 3 pha, 4 dây, 380V, 50Hz, từ trạm biến áp
đến trạm điều hành Xử lý nước thải. Từ nhà kỹ thuật ngoài nhà cấp đến công trình
thông qua hệ thống cáp trôn ngầm ngầm và luồn trong ống nhựa mềm.
b) Phương pháp cấp điện và điều khiển:
- Từ tủ điện tổng hạ thế trong trạm điều hành xử lý nước thải được cấp qua các
Attomat nhánh, qua khởi động từ đóng ngắt, qua hệ thống máng cáp điện rồi
lên trên đến các động cơ phụ tải trong các bể xử lý.
- Hệ thống được điều khiển bằng tay hoặc tự động thông qua các phao báo
mức và bộ điều khiển để điều khiển các thiết bị chuyên sử dụng trong các hệ
thống, có sức chịu được môi trường khắc nghiệt, độ ổn đinh và đáp ứng đủ
yêu cầu công nghệ.
c) Phân loại các phụ tải sử dụng điện:
- Thông số thiết kế:
SỐ
STT HẠNG MỤC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT ĐƠN VỊ
LƯỢNG

I Bể gom

83
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
STT HẠNG MỤC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT ĐƠN VỊ
LƯỢNG

- Lưu lượng (Q) : 63/h ~ 0,1 m3/ph


Bơm nước thải - Cột áp (H) : 5,5m,
1 Cái 2
chìm bể gom - Công suất động cơ (P) ~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha
- Đo mức điểm kiểu điện cực
- Điện áp nguồn cấp 110 V a.c /
Phao điện báo 220 V a.c 50 - 60Hz
2 Cái 1
mực nước - Đầu ra rơle 250V/5A
Bao gồm cả Rơ le, giá đỡ, điện
cực…
II Bể điều hòa
- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
Bơm nước thải m3/ph
1 chìm bể điều - Cột áp (H) : 5,5m, Cái 2
hòa - Công suất động cơ (P) ~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha
- Đo mức điểm kiểu điện cực
- Điện áp nguồn cấp 110 V a.c /
Phao điện báo
2 220 V a.c 50 - 60Hz Cái 1
mực nước
- Đầu ra rơle 250V/5A. Bao gồm
cả Rơ le, giá đỡ, điện cực…
III Bể sinh học AO
Ngăn thiếu
A
khí
- Lưu lượng (Q) : 108 m3/h,
Máy khuấy - Cột áp: H=4m,
1 Cái 2
chìm - Công suất động cơ (P) ~0,4kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha
B Ngăn hiếu khí

84
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

SỐ
STT HẠNG MỤC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT ĐƠN VỊ
LƯỢNG

- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1


m3/ph
Bơm tuần
1 - Cột áp (H) : 5,5m, Cái 4
hoàn
- Công suất động cơ (P) ~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha
- Lưu lượng (Q) : 1,7m3/phút,
- Cột áp: H= 40kPA~4m,
- Công suất động cơ (P) ~2,2kW,
Máy thổi khí
2 - Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha Cái 2
cạn
- Kích thước ống ra: 50mm
- Tốc độ vòng quay: 2710
vòng/phút
C Ngăn lắng
- Lưu lượng (Q) : 6 m3/h ~ 0,1
m3/ph
1 Bơm bùn - Cột áp (H) : 5,5m, Cái 2
- Công suất động cơ (P) ~0,25kW,
- Điện áp: 380V/400V/50Hz, 3 pha
D Ngăn khử trùng
- Lưu lượng: Qmax = 1,3 lít/h
Bơm định - Cột áp: Hmax = 125psi
1 lượng khử (8,6bar) Cái 1
trùng - Công suất: P = 45w
- Điện áp: 220V/1pha/50Hz

4. Phương án thiết kế, tính toán và yêu cầu kỹ thuật chung.


4.1. Hệ thống tủ điều khiển trạm xử lý nước thải.
Tủ điện điều khiển là loại có chất lượng cao, thỏa mãn mọi yêu cầu của dự án về độ
an toàn, độ bền của tủ cũng như chi phí vận hành thấp.

85
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Tính toán công suất tiêu thụ :

STT Khu vực Tổng công Hệ số Dự Tổng công


suất tính toán đồng thời phòng suất thực
(kVA) (kVA)
1 Máy bơm chìm
nước thải bể gom
(2bơm) 0,6
2 Máy bơm chìm
nước thải bể điều
hòa (2bơm) 0,6
2 Máy khuấy
0063hìm (2bơm) 0,9
3 Bơm nước tuần
hoàn (2bơm ) 0,6
4 Bơm bùn (2bơm) 0,6
5 Bơm khử trùng
(1bơm) 0,06
6 Máy thổi khí
( 2 máy ) 5,2
Tổng công suất tủ 8,56 1 50% 13
điều khiển
- Công suất tiêu thụ tủ điều khiển trạm xử lý tối đa là 13 kVA
4.2. Hệ thống dẫn điện.
Công trình sử dụng hệ thống cáp điện cấp nguồn cho hệ thống tủ tủ điện và các phụ
tải điện. Cáp điện cấp điện cho các tủ điện là cáp đồng 0,6/1kV Cu/XLPE/PVC.
0,6/1kV và 0,6/1kV Cu/XLPE/DSTA/PVC, tùy thuộc vào tính chất phụ tải, cáp

86
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

được trong thang, máng cáp lắp trên trần, tường nhà hoặc được chôn ngầm dưới
lòng đất.
Hệ thống chiếu sáng được sử dụng cáp điện 0,6/1kV Cu/PVC/PVC và 0,6/1kV
Cu/PVC, cáp được đi bằng máng lắp trên trần hoặc tường nhà.

5. Yêu cầu kỹ thuật.


5.1. Yêu cầu kỹ thuật.
Tủ điện điều khiển.
- Được sản xuất bởi một hãng uy tín trên thế giới.
- Được thiết kế sao cho có thể tiếp cận tới mọi bộ phận.
- Được thiết kế để đựng các thiết bị theo phê duyệt của Cơ quan điện.
- Phù hợp với IEC 60439-1
- Khi lắp đặt, vị trí của tất cả các linh phụ kiện lắp đặt sẽ được bố trí sao cho có
đủ lối vào cho vận hành và bảo dưỡng.
Cấp bảo vệ
- Các linh phụ kiện được thiết kế theo cấp bảo vệ IP42.
- Đường cáp vào tủ điện không ảnh hưởng đến cấp bảo vệ quy định.
- Kiểm tra
Bản vẽ lắp ráp tủ điện
- Bản vẽ hoàn thiện của việc lắp đặt tủ điện kiến nghị sẽ cung cấp để phê duyệt.
- Chi tiết đầy đủ về lắp đặt hộp và kích cỡ theo mặt phẳng và mặt đứng.
- Mặt trước, mặt bên cạnh và mặt sau của tủ.
- Độ dày tấm kim loại.
- Màu sơn.
Thiết bị đóng cắt
- Toàn bộ các thiết bị đóng cắt sẽ được sản xuất bởi cùng một nhà chế tạo cho
toàn bộ công trình.
Tủ điện điều khiển
- Thiết bị đóng cắt: Các nhà chế tạo thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp
nhận. Các nhà chế tạo khác có thể được xem xét theo yêu cầu.

87
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

 Schneider
 ABB
 Siemens
 Mitsubishi
 LS
 Hyundai
- Thiết bị điều khiển: Các nhà chế tạo thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp
nhận. Các nhà chế tạo khác có thể được xem xét theo yêu cầu.
 Siemens
 Mitsubishi
 LS
 Omron
Cấu trúc của tủ điện
- Từ thép tấm 1.5~2.0mm được gắn với cửa có bản lề có thể tháo rời.
- Chiều cao tối đa 2300 mm.
- Khoảng cách vừa đủ để đi dây ra, có tính đến loại cáp đi vào và ra.
- Lối cáp đi vào và/hoặc tấm đệm được tính toấn kích thước phù hợp các yêu cầu
lắp đạt và dây cáp.
- Các mép được gấp lại.
- Là loại có mặt trước phẳng chỉ bao gồm then, tay cầm, hiển thị, bộ phím, và các
thiết bị tương tự mục đích vận hành và được làm nhô ra thành bảng điều khiển
phía trước.
- Được hàn toàn bộ xuống sàn qua các mấu nối bên ngoài.
- Các cáp dẫn ra được sắp xếp sao cho các dây cáp này không đi ngang qua
khoang của thanh cái.
- Các cáp đơn lõi được bố trí sao cho chúng không đi qua ngang qua các lỗ.
Đấu dây bên trong tủ điện
Việc đấu dây tất cả các thiết bị và điều khiển sẽ:
- Được nối với cả các cục đầu cuối bằng vật liệu cách điện được dán nhãn và
đánh số nhằm mục đích nhận biết với các đấu dây bên ngoài.

88
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Được nhận biết bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh số dây tiêu chuẩn.
- Tối thiểu là loại dây dẫn đồng nhiều sợi 1,0 mm² V75, 0.6/1 kV bọc nhựa PVC.
- Được đỡ bằng các ống dẫn cho tất cả nhóm cáp.
- Sử dụng đầu cốt trên các đầu cáp.
Đấu dây với các thiết bị bên ngoài
- Cung cấp dải đầu cuối dẫn tới các thiết bị được giám sát hoặc dẫn tới tủ điện
nếu thiết bị được đặt trên tủ điện.
- Cung cấp một giá lắp đặt và tấm đánh dấu để chỉ chức năng của dây.
Cực đấu cáp
- Tất cả cực đấu cáp phải:
- Đủ kích thước để cho phép đấu nối cáp.
- Dễ dàng kiểm tra và bảo dưỡng.
Thanh nối đất và nối trung tính
- Thanh nối đất và nối trung tính sẽ phải:
- Là dây đồng hoặc đồng thau, có tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Có thể tiếp cận trong toàn bộ tủ điện.
- Đủ số lượng sao cho sẽ chỉ có một cáp nối đất hoặc trung tính tại mỗi đầu cực.
Aptomat loại nhỏ (MCB)
Các aptomat loại nhỏ (MCB) sẽ phải:
- Đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60898
- Cũng một nhẵn hiệu cho toàn bộ công trình.
- Có cùng kích thước cho một cực đối với aptomat một và 3 pha.
- Được lắp đặt phù hợp với chỉ dẫn của nhà chế tạo.
- Được lắp bằng các bộ phận gắn riêng biệt.
- Được gá trên một khung có thể tháo ra.
- Được lắp sao cho các tay thao tác của của mọi aptomat sẽ theo cùng một hướng.
Aptomat MCCB
Các MCCB sẽ:
- Đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60947

89
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Có các đặc điểm tương tự như đặc điểm chỉ ra cho aptomat MCB và của cùng
một nhà sản xuất.
- Được lắp theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Được lắp bằng các bộ phận gắn.
- Được gá trên một khung có thể tháo ra.
- Được lắp sao cho các tay thao tác của của mọi aptomat sẽ theo cùng một hướng.
- Được lắp sao cho các tay thao tác chuyển động theo phương đứng cho mọi vị trí
đóng mở theo cùng một hướng trừ trường hợp quy định khác.
- Có nguồn cấp tại đỉnh của aptomat được lắp theo phương đứng.
Thiết bị phụ trợ
Đèn hiển thị
Đèn hiển thị gắn trên bảng chuyển mạch sẽ:
- Là loại điốt phát sáng (LED) có tuổi đời thiết kế tối thiểu là 50.000 giờ.
- Có kính màu hình tròn với đường kính 22.2 mm.
- Có thể thay thế từ phía trước mà không cần phải tháo khung giữ đèn.
- Các đèn thay thế như đèn nê-ông, đèn huỳnh quang hoặc đèn nóng sáng có thể
được đề xuất để phê duyệt.
Nút ấn
Nút ấn sẽ:
- Gắn trên mặt trước của bảng chuyển mạch và bảng điều khiển.
- Có đường kính 22.2 mm
- Có hộp cực đấu nối có thể mở rộng được
- Có tối thiểu một công tắc bình thường mở và một công tắc bình thường đóng.
Rơ le điều khiển
Rơ le điều khiển sẽ:
- Gắn trên thanh.
- Loại tiếp xúc tối thiểu 5A
- Thiết kế hoạt động liên tục
- Là loại tiếp xúc bạc.
- Có một bộ dự phòng công tắc thường đóng và thường mở.

90
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Công tắc tơ
Công tắc tơ sẽ:
- được thiết kế vận hành ở 60oC.
- Phù hợp cho hoạt động liên tục.
- Có các tiếp xúc chính mà có thể thay mới, các tiếp xúc phụ và các cuộn dây hoạt
động.
- Có ít nhất một bộ dự phòng cho công tắc loại thường đóng và loại thường mở.
Gá lắp các thiết bị
Khái quát chung
Tất cả các thiết bị sẽ:
- được lắp đặt đảm bảo chúng có thể dễ dàng thay thế mà không cần thay đổi
hoặc điều chỉnh thiết bị bên cạnh.
- được lắp trên tấm treo hoặc là các thanh được thiết kế chuyên dụng.
- được lắp sao cho tia hồ quang trong khi có lỗi không hướng trực tiếp tới kim
loại có điện hoặc môi trường cách điện.
- được gắn sao cho thiết bị dễ dàng được bảo dưỡng.
Bảo dưỡng tủ điện
Thực hiện các công việc sau trong vòng 1 tháng trước khi hết hạn thời gian bảo
hành:
- Vặn chặt tất cả các mối nối thanh cái, điện cực của cáp và các kết nối khác trong
thời gian không làm việc và phải được thống nhất giữa các bên.
- Dùng máy hút bụt để làm sạch bụi và rác bên trong vỏ tủ điện.
- Quét và lau sạch bề mặt bên ngoài của tủ điện.
Sự lựa chọn các thiết bị bảo vệ mạch
Tất cả các thiết bị bảo vệ mạch sẽ:
- được chọn lọc để đảm bảo đạt được tính chọn lọc cho tất cả các thiết bị bảo vệ
mạch.
- phân biệt hoàn toàn với thiết bị bảo vệ mạch nguồn tại điểm gốc của điện lưới
phụ cấp cho bản chuyển mạch.
- Biện pháp bảo vệ đan xen có thể được sử dụng để tạo ra sự lựa chọn tiết kiệm
cho các thiết bị phía sau.
91
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

5.2. Phương pháp đi dây.


- Việc đi dây cho hệ thống trạm xử lý nước thải phải đảm bảo cảnh quan, mỹ
quan và đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Các thiết bị được đi theo máng cáp đến vị trí đấu nối. Việc đấu nối đảm bảo
IP67, không bị nước vào trong. Các thiết bị trong nhà điều hành được đi nổi
trên máng cáp nổi hoặc ngầm và có ý kiến của tư vấn giám sát.
5.3. Đánh nhãn.
Các nhãn sẽ:
- Được sử dụng để nêu rõ chức năng của điều khiển lưới điện chính, điều
khiển lưới điện phụ, rơ le, giới hạn dòng lỗi, kết nối, công tắc tơ, khởi động,
công tắc chuyển như yêu cầu trong kỹ thuật này.
5.4. Cáp và lắp đặt.
Tất cả các cáp sẽ:
- Được kéo và gắn nhãn theo các mục đích sử dụng.
- Lắp ráp không mối nối trừ khi được chấp thuận bởi Kỹ sư tư vấn. Khi nối phải
dùng thiết bị phù hợp.
- Lắp theo nguyên tắc cuộn vào, cuộn ra.
- Lắp theo cách sao cho có thể rút được dây.
- Lắp sao cho đường cáp không bị bẻ cong tới bán kính không được khuyến cáo
bởi nhà sản xuất.
- Được đặt cách hệ thống thông tin và hệ thống dây khác theo tiêu chuẩn Bưu
chính Viễn thông và IEC 60227.
- Cáp đơn bọc PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60228, BS 6360
- Cáp bọc PVC/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60502
- Cáp bọc PVC/AWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn BS 6346
- Cáp bọc PVC/SWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn BS 6346
- Cáp bọc XLPE/PVC&XLPE/AWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60502
- Cáp bọc XLPE/PVC&XLPE/SWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60502
- Cáp bọc XLPE/CT/AWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60502
- Cáp bọc XLPE/CT/SWA/PVC phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60502
- Là dây dẫn đồng.
92
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Là dây dẫn nhiều sợi.


- Kích thước tiếu thiểu 1.5mm2.
Cáp Cu/XLPE/PVC
Cáp Cu/XLPE/PVC sẽ:
- Được lồng vào trong ống khi đi trong bê tông.
- Được đi trong lỗ có lót khi đi trong tường giả.
- Được cố định trong vị trí 600mm (tối đa) từ trung tâm khi được lắp ở vị trí có
thể tiếp cận được.
- Không được cố định hoặc kẹp chặt khi lắp ở trong những vị trí không thể tiếp
cận được.
- Được bảo vệ bởi ống thép khi được lắp đặt ở những nơi có nguy cơ va chạm cơ
khí.
- Lắp đặt sử dụng hệ thống cuộn vào cuộn ra.
- Không có mối nối.
- Lắp đặt trên khay cáp hoặc trong các ống đi dây khi có sáu cáp hoặc nhiều hơn
được đi trên cùng một đường.
- Chạy đồng thời và gắn trên khay đựng cáp đối với các dây dẫn đơn lõi mà là
một phần của mạch điện hoặc của lưới điện phụ.
- Cách điện bằng loại hợp chất PVC cấp 0.6/1 kV, loại V75 hoặc cao hơn.
- Bố trí dây dẫn nối đất cho các cáp đa lõi có kích thước tới 6mm2.
Cáp nhỏ mềm
- Được cách điện PVC và bọc PVC
- Tuân theo tiêu chuẩn IEC 60502 hoặc BS6360

93
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG IX: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


1. Phương án giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hạ tầng
Khu đất xây dựng dự án nằm trong phạm vi đất xây dựng của trại tạm giam nên
tổng mức đầu tư dự án này không tính chi phí đền bù.
Trong quá trình thi công hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải cần bóc dỡ một
phần nền sân, đường, sau khi xây dựng và lắp đặt xong phải tiến hành hoàn trả mặt
bằng theo kết cấu hiện trạng..
Để phục vụ cho quá trình thi công dự kiến sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện
có: giao thông, cấp điện, nước, thoát nước… Mặt khác cần chuẩn bị phương án các
nguồn cung cấp dự phòng từ bên ngoài khi hệ thống này không đáp ứng được yêu
cầu của dự án.
2. Phương án thiết kế xây dựng
2.1. Phương án thiết kế tổng mặt bằng
a. Tiêu chuẩn thiết kế
- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành năm 1997.
- Tiêu chuẩn thiết kế “Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 7957: 2008”
- Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản và tính toán TCXD80-1987
- Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN2737-1995
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-1991
- Kết cấu bê tông côt thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN365-2005
- Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN5575-1991
- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế TCVN 2622-
1995
- Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng TCVN 5760-
1992
- Tiêu chuẩn “ Chiếu sáng nhân tạo bên trong công trình dân dụng 20 TCN-16-86
- Qui phạm nối đất, nối không cho các thiết bị điện TCVN 4756-1989
- Công trình hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải đựơc thiết kế là công
trình cấp IV
b. Phương án kiến trúc – tổng mặt bằng

94
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Các công trình xây dựng bố trí trong phạm vi đất phù hợp với qui hoạch của khu
tập thể nhà ở học viên.
- Khối xử lý của hệ thống xử lý nước thải, nhà điều hành xây dựng gần ao hiện
trạng.
- Tổng mặt bằng được bố trí đường phù hợp với việc vận hành.
- Các bể kỹ thuật khác được bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ nhằm đảm
bảo hiệu quả xử lý và giảm chi phí đầu tư tuyến kỹ thuật
- Các đường ống công nghệ được bố trì đặt nổi. Van và các hộp đấu nằm tại vị trí
dễ thao tác.
- Phương án Bố trí tổng mặt bằng đã đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng đầy đủ quy trình công nghệ hoạt động của Khu vực xử lý nước thải
+ Phù hợp với địa hình, diện tích khu đất được phép sử dụng.
+ Phù hợp với cảnh quan và quy hoạch chung của trại tạm giam.
2.2. Giải pháp thiết kế các công trình kiến trúc, kết cấu các hạng mục chính
Hệ thống thu gom và thoát nước sau xử lý
- Xây dựng hệ thống mạng lưới thu gom. Thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt
các công trình tại khu A và khu B của trại tạm giam.
- Hố ga nước thải xây bằng gạch chỉ, đáy hố ga và nắp bằng Bê tông cốt thép.
- Xây dựng bể gom có kích thước ngoài 2,4x2,4x2,8m để vận chuyển nước thải
về bể điều hòa
Hệ thống xử lý nước thải
- Xây dựng 01 cụm bể bê tông gồm bể điều hòa, bể chứa bùn có kích thước tổng
thể 3,9x4,6x3,2m.
- Xây dựng bệ đỡ thiết bị AO kích thước 19,2x3m. Trên bệ hàn sẵn thép neo cáp,
đổ bê tông. Khi neo tank dùng cáp và tăng đơ để cố định từ tai neo xuống cọc
neo.
- Thiết bị vận hành hoàn toàn tự động.
- Đường ống bơm nước, thu bùn tuần hoàn và bùn, ống khí dùng ống thép và ống
u.PVC.
- Vật liệu chế tạo thiết bị hợp khối AO và các vật liệu làm đường ống, van: Có độ
bền trên 15-20 năm, sử dụng vật liệu chống ăn mòn như nhựa Composite, PVC,
SUS 304....

95
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Hệ thống đường ống kỹ thuật và hệ thống cấp điện đi nổi và có lớp bảo vệ theo
đúng TCVN.
Hệ thống tủ điều khiển lắp đặt trong nhà điều hành.
2.3. Đào đắp đất, san nền và hoàn trả mặt bằng.
Sau công tác xử lý nền, tiến hành thi công phần ngầm của cụm bể bê tông và bể
gom. Cứ trước mỗi đợt đổ bê tông tiến hành san lấp mặt bằng. Sử dụng đầm cóc để
lèn chặt theo yêu cầu thiết kế. Mặt bằng sau khi hoàn trả như mặt bằng hiện trạng.
2.4. Danh mục phần mềm sử dụng
- SAP2000: phần mềm tính nội lực
- Etab: phần mềm tính toán kết cấu
- Safe: phần mềm tính tấm và sàn
- Staad. Pro 2004: phần mềm tính kết cấu thép
- ConcDes v3.0: phần mềm bố trí kết cấu
- AutoCAD: phần mềm thiết kế bản vẽ
- Microsoft office: phần mềm soạn thảo văn bản và dữ liệu số.
- Và một số chương trình tính toán san nền, nền móng, tính toán thép khác đã qua
kiểm chứng thực tế.
2.5. Phương án cấp điện và nước
Trong quá trình thi công
Điện: Sử dụng nguồn điện tạm do chủ đầu tư cấp đến công trường và máy phát
điện.
Nước: Dùng nước của trại tạm giam.
Trong quá trình hoạt động
Điện: Lấy nguồn điện trạm hạ thế của trại tạm giam cấp trực tiếp vào tủ động lực
của Hệ thống XLNT. Sử dụng cáp điện 3x10 +1x6 mm 2, chiều dài 270 m, chôn
ngầm.
Nước: Sử dụng nước bơm hiện tại. Lưu lượng: 1m3/ngày.
2.6. Thoát nước mặt và nước sau xử lý
Trong quá trình thi công:
Trong quá trình thi công, nước ngầm và nước mưa được xả vào cống hộp thoát
nước mưa bằng máy bơm.
96
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Trong quá trình hoạt động


Khi công trình đi vào hoạt động nước mưa bề mặt sẽ tự chảy vào cống thoát nước
mưa do chênh cao địa hình.
Nước sau khi xử lý tại bể khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B được xả ra
mương thoát nước chảy vào sông Rạch Sỏi.
3. Giải pháp thi công lắp đặt thiết bị
3.1. Giải pháp thi công lắp đặt bơm chìm
Bơm nước thải được đặt trên nền đáy bể. Bơm được đặt đúng vị trí thiết kế cho
khớp với đường ống dẫn chờ sẵn.
Đầu bơm được nối với ống cao su chịu áp và chịu dầu trước khi bắt với ống dẫn
nước thải bằng thép. Ống cao su trùm vào đầu bơm, được đai giữ chặt khít.
Khi lắp đặt và vận chuyển bơm không treo bơm bằng cáp, làm như vậy sẽ làm hư
hại cáp mà có thể dẫn tới sự đoản mạch, giật điện hoặc cháy nổ. Khi vận chuyển
bơm bằng tay phải có đủ số người để chuyểm bơm để tránh bị quá sức. Giữ bơm
cẩn thận. Không để rơi hoặc va đập mạnh. Khi nâng bơm lên hoặc hạ xuống, buộc
một sợi dây chão bằng thép và móc vào móc khuyên của bơm nước thải.
Trong quá trình lắp đặt, phải căn chỉnh sao cho bơm được thăng bằng, cụ thể:
Trục chính của bơm song với đường giao của 2 mặt phẳng đứng vuông góc nhau,
sai lêch độ không thẳng đứng của trục bơm so với đường giao không qúa 5mm
(tính về phía mỗi mặt phẳng).
Việc căn chỉnh sử dụng long đen thép, số long đen không được qua 3 miếng
3.2. Lắp đặt các thiết bị đo mức
Do đầu đo mức là đo theo nguyên lý điện cực nên vị trí đặt đầu đo được đặt trên bể:
Bể điều hòa, bể gom nước thải.
Đầu đo được cố định thông qua việc dùng một ống dẫn gá vào thành trong của các
bể. Cáp tín hiệu từ đầu đo về bộ phòng điều khiển trung tâm đều được đi đến tuyến
cáp chung về phòng điều khiển và được đi trong ống PVC để bảo vệ ở những vị trí
không có tuyến cáp chung.
3.3. Lắp đặt các tủ điều khiển
Việc lắp đặt tủ điều khiển gồm các bước sau:
Bước 1: Gá lắp các thiết bị trong tủ như: bộ điều khiển, các rơ le điều khiển, các rơ
le trạng thái, nguồn 24VDC, Aptomat, và các cầu đấu,…
97
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Bước 2: Đấu dây theo các bản vẽ thiết kế thi công với nguyên tắc đánh số đầu dây
và màu dây theo quy định.
Bước 3: Kiểm tra tủ sau khi lắp xong để đảm bảo an toàn, đo cách điện của tủ tránh
hiện tượng rò điện.
3.4. Lắp đặt các van
Đòi hỏi việc lắp đặt các van phải được thực hiện cẩn thận, tránh rò rỉ khí gây ảnh
hưởng đến công nghệ.
Làm sạch đường ống bằng nước hoặc khí trước khi hệ thống được đưa vào vận
hành thử nhằm tránh bụi bẩn, vật cứng làm kẹt màng ngăn, hay đĩa van.
3.5. Lắp đặt tuyến cáp đấu nối thiết bị
Nguyên tắc chung đi cáp là tất cả các đường cáp đều được đi trong ống dẫn hoặc
thang, máng có mái che, sao cho bảo vệ được mưa, nắng. Các đường cáp tín hiệu
đo lường đều có vỏ chống nhiễu và được tiếp địa.
Việc lắp đặt tuyến cáp cho hệ thống điều khiển bao gồm:
Lắp đặt tuyến cáp trên hệ thống: Các đường cáp đo lường, điều khiển đều được đi
trên trục tuyến cáp chính của toàn hệ thống. Đến vị trí lắp đặt các thiết bị cáp sẽ
được luồn trong các ống PVC để đi tới các thiết bị.
Đấu nối với các thiết bị trên hệ thống theo sơ đồ đấu dây của từng thiết bị.
Đấu nối với tủ và bàn điều khiển qua các cầu đấu đã theo thiết kế.
Thực hiện tiếp địa, chống nhiễu đối với các thiết bị trên toàn hệ thống
3.6. Lắp đặt, kết nối hệ thống đường ống công nghệ
Lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ phải tuân thủ theo đúng TCVN 4606-88,
TCVN 5576-91 về lắp đặt đường ống chính dẫn dầu và lắp đặt hệ thống cấp thoát
nước.
Thành phần công việc bao gồm: Chuẩn bị bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu
đến vị trí lắp đặt, đưa ống lên giàn, kê đệm, dồn ống, đo là lấy dấu, cưa cắt, tẩy vát
mép, cạo rỉ, lau chùi, sơn lót, lắp chỉnh, hàn ống, bọc nhựa đường đối với đường
ống ngầm, sơn chống gỉ và sơn trang trí đối với đường ống nổi…
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
+ Vật liệu phải được kiểm nghiệm đúng chủng loại, kích thước, nhãn hiệu vật liệu,
ống thép, các chi tiết định hình, các loại bích, van chặn, vật liệu bọc ống, sơn
phủ…theo quy định của thiết kế trước khi đưa vào lắp ráp
98
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

+ Các chi tiết định hình (nối góc, tê, côn thu…) được chế tạo theo yêu cầu thiết kế
+ Ống thép, bán thành phẩm, các chi tiết định hình, các thiết bị…phải được vận
chuyển bằng phương pháp đảm bảo an toàn cao
Đo, lấy dấu và cắt ống: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế và điều kiện thực tế lắp ráp, tiến
hành đo và lấy dấu và cắt ống
Vát mép, cạo rỉ, lau chùi, sơn ống và bọc ống
Tiến hành lắp ống và các phụ kiện:
+ Đối với những đường ống chôn đất phải sử dụng máy đào. Tuyến đào và độ sâu
được định vị bằng máy chuyên dụng như máy kinh vĩ, thước đo sâu…Tiến hành
đào hố thi công tại các vị trí ống chuyển hướng và vị trí nối ống
Tiến hành hàn nối những tuyến ống chính:
+ Hàn gá đường ống
+ Hàn bằng hồ quang điện
3.7. Kiểm tra hiệu chỉnh và chạy thử hệ thống
Quy trình kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị đo, các bộ gá đầu đo và bộ chuyển đổi cho toàn hệ
thống điều khiển
Kiểm tra việc đi dây cho toàn hệ thống điều khiển.
Kiểm tra việc đấu nối dây trong tủ điều khiển và tới các thiết bị tự động, các đầu
đo, thiết bị chấp hành…
Kiểm tra cách điện, chập điện trên hệ thống
Tất cả cá điểm sai, lỗi phải được sửa chữa truớc khi đưa và chạy thử.
Chạy thử, hiệu chỉnh hệ thống
Tiến hành chạy thử đối với từng phần hệ thống như sau:
Cấp nguồn cho các thiết bị đo, kiểm tra hoạt động của thiết bị và tín hiệu truyền về
trung tâm.
Kiểm tra các tín hiệu nhận về của bộ điều khiển trung tâm.
Chạy thử đơn động không tải bằng tay.
Chạy thử liên động không tải đối với từng nhóm thiết bị.
Chạy thử liên động có tải bằng tay đối với các thiết bị hoặc nhóm thiết bị trên toàn
hệ thống.
99
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Chạy thử tự động từng phần điều khiển: Bơm nước thải bơm định lượng, máy thổi
khí,…
Kiểm tra việc chẩn đoán và cảnh báo của hệ thống bằng cách tạo các lỗi giả.
4. Phương án vận hành chạy thử và chuyển giao công nghệ
Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt được vận hành theo Theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 5576 – 91: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật và
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình;
4.1. Mục đích công tác vận hành thử và chuyển giao công nghệ
- Hoàn thiện qui trình vận hành hệ thống xử lý nước thải để công trình hoạt động
ổn định, chất lượng nước thải đầu ra đạt yêu cầu thiết kế để nghiệm thu bàn giao
đưa công trình vào sử dụng .
- Hướng dẫn, đào tạo các cán bộ vận hành nắm được những nội dung: lý thuyết cơ
bản của công nghệ xử lý nước thải; qui trình thao tác vận hành; qui trình bảo trì,
bảo dưỡng hệ thống; biện pháp xử lý sự cố và an toàn lao động.
4.2. Vận hành chạy thử hệ thống xử lý nước thải
Trước khi vận hành hệ thống, yêu cầu người vận hành phải kiểm tra toàn bộ thiết bị
trong hệ thống trước khi hoạt động.
Các bước thực hiện:
- Vận hành thử hệ thống để kiểm tra hoạt động của các thiết bị trong điều kiện
có tải;
- Vận hành trong điều kiện có tải và điều chỉnh các thông số để đưa các quá
trình diễn ra trong công trình xử lý đạt đến trạng thái hoạt động tối ưu;
- Hoàn thiện quy trình vận hành để cài đặt chế độ điều khiển vận hành và đưa
vào sử dụng;
- Thực hiện công tác lấy mẫu và phân tích mẫu thường xuyên phục vụ cho quá
trình vận hành thử;
- Cung cấp tài liệu và tổ chức đào tạo tại lớp học và hiện trường cho cán bộ
vận hành.Thời gian hướng dẫn đào tạo thực hiện trước và trong giai đoạn
chuyển giao công nghệ.
4.3. Kế hoạch vận hành và chuyển giao công nghệ
Đào tạo hướng dẫn 01-02 cán bộ vận hành xử lý ( đào tạo lý thuyết kết hợp thực
hành). Kết hợp với tài liệu hướng dẫn vận hành
100
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

5. Quy định bảo trì


Chế độ bảo trì cho nhà máy xử lý nước thải được thực hiện 06 tháng 1 lần bao gồm
các công việc:
+ Bảo trì bảo dưỡng các hạng mục bể và nhà điều hành,
+ Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị công nghệ và hệ thống đường ống công nghệ
+ Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện
+ Bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục phụ trợ: sân đường,..
Đối với các thiết bị công nghệ sẽ có một danh sách các phụ tùng đi kèm và được sử
dụng trong 5 năm.

101
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1. Đánh giá tác động môi trường
1.1. Các yếu tố tác động trong quá trình thi công
Nhân tố môi trường bị ảnh hưởng là chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếp đó
là ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, thảm thực vật, giao thông và sự yên tĩnh
trong vùng.
Các tác động liên quan đến hoạt động xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian thi công
tương đối ngắn và hậu quả về môi trường có thể khắc phục được (về tiêu hao đất,
nước, vật liệu... và phát sinh các chất thải).
1.1.1.Môi trường nước
Nguồn nước thải phát sinh trong quá trình thi công và biện pháp xử lý như sau:
Nước thải sinh hoạt của công nhân bao gồm nước vệ sinh, tắm rửa: nhà thầu thi
công phải xây dựng lán trại và xây nhà vệ sinh có bể phốt cho cán bộ, công nhân
thi công công trình sử dụng. Số người tập trung trên công trường đông nhất là 30
người. Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất: 30 người x 0,05 m3/người/ngày =
1,5 m3/ngày. Lượng nước này nhỏ so với lượng nước nước thải do đó có thể cho xả
thằng vào hệ thống thoát nước thành phố
Trên công trường phải tạo các rãnh thoát nước để nước mưa không cuốn theo đất
đá công trường.
Dầu mỡ thải của các phương tiện thi công phải thu gom vào thùng, sau đó nhà thầu
thi công sẽ phải vận chuyển đến nơi xử lý của Công ty Môi trường đô thị thành
phố.
1.1.2. Môi trường không khí, tiếng ồn
Ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi công trường phát tán vào không khí. Việc giảm
thiểu lượng bụi phát sinh do các phương tiện vận tải (ô tô chở đất, máy công tác, ô
tô chở nguyên – vật liệu, ...) được thực hiện được bằng cách định kỳ cho xe phun
nước trên các tuyến đường nội bộ trong phạm vi hoạt động của xe ở những vùng
gần dân cư và trong công trường xử lý nước thải. Ngoài ra phải yêu cầu các phương
tiện chở đất cát có bạt che phủ kín đảm bảo không để bụi bay ra không khí và đổ
xuống đường trên đường vận chuyển.

102
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Quá trình thi công Hệ thống XLNT chỉ sử dụng các thiết bị thi công nhỏ. Lớn nhất
là máy đào đất và xe ô tô vận tải nên không tạo ra tiếng ồn đáng kể. Tuy nhiên với
những công nhân lao động gần các máy thi công lớn phải yêu cầu đeo bông nút tai.
Khi hoạt động, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và
dầu diezel sẽ thi ra môi trường một lượng khói thi khá lớn chứa các chất ô nhiễm
không khí như NO2, CxHy, CO, CO2… Do đó bắt buộc các máy móc tham gia thi
công phải đang là thời gian hiệu lực của giấy phép an toàn do các cơ quan thẩm
quyền của Nhà nước cấp.
1.1.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong quá trình thi công bao gồm:
Chất thải xây dựng: bao gồm đất đá, xi măng, bê tông thừa, bao bì, …. Phải được
thu gom và nhà thầu tự chuyên chở hoặc thuê Công ty Môi trường đô thị thành phố
vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm bao bì nilon, thức ăn thừa, … cũng phải đuợc thu
gom và vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.
1.1.4. An toàn lao động
Trong quá trình thi công, đặc biệt là khâu vận chuyển nguyên vật liệu cần bố trí
hợp lý để tránh gây ách tắc cho các phương tiện tham gia giao thông khác.
Công trình xây dựng có kết cấu các bể và nhà xưởng là thấp tầng, có độ cao nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn phải có các biện pháp đề phòng nguy cơ xẩy ra tai nạn trong quá
trình thi công. Bằng cách phổ biến các quy định về an toàn, bắt buộc công nhân
phải có bảo hiểm lao động như áo, mũ, ….
Trong quá trình vận chuyển đất thừa ra khỏi phạm vi xây dựng Hệ thống XLNT thì
sẽ phải được vận chuyển trên các phương tiện được sở GTCC cấp phép và đảm
bảo các quy định về an toàn và môi trường.
1.2. Các yếu tố tác động trong quá trình dự án đi vào hoạt động
1.2.1. Môi trường nước
Toàn bộ nước thải sẽ được thu gom hết dẫn về Hệ thống XLNT để xử lý.. Toàn bộ
nước thải chưa đạt tiêu chuẩn đều được thu hồi lại để xử lý. Sơ đồ công nghệ xử lý
nước thải có tính an toàn rất cao, đảm bảo xử lý nước thải ngay khi đầu vào cao
hơn giả định.

103
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Trong quá trình vận hành Hệ thống XLNT sẽ không gây ô nhiễm môi trường khi
hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi vận hành không tránh khỏi có sự cố như rò rỉ hay
nước thải thải, bùn thải sinh ra từ các nguồn khác nhau. Các nguồn sinh ra nước
thải như sau:
- Nước thải sinh hoạt: lượng nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của công
nhân vận hành Hệ thống XLNT. Ngoài ra còn có một lượng nước thải sinh ra trong
quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị nhà xưởng. Lượng nước này được thu gom vào
hệ thống xử lý nước thải.
- Nước mưa: nước mưa trên mặt bằng Hệ thống XLNT được thu gom vào hệ thống
thu gom nước mặt và xả ra mương.
- Nước thải sản xuất: Lượng nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN
14:2008/BTNMT và tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 trước khi xả ra môi trường.
Tổng lượng nước thải 60 m3/ngày đêm
Như vậy, sau khi Hệ thống XLNT tập trung đi vào hoạt động sẽ đảm bảo môi
trường nước. Bản thân quá trình hoạt động của Hệ thống XLNT không gây ô nhiễm
môi trường nước.
1.2.2. Môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động của hệ thống XLNT hệ thống xử lý mùi đảm bảo không
gây ô nhiễm môi trường xung quanh
1.2.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn được sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống XLNT chủ yếu là
lượng bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải.
Bùn thải:
- Bùn sinh học: lượng bùn được sinh ra trong quá trình xử lý sinh học của Hệ thống
XLNT thành phần chủ yếu là các vi sinh vật được sử dụng trong quá trình hoạt
động.
- Lượng bùn sinh học dư được bơm về bể chứa và được định kỳ hút bùn và xử lý
theo quy định.
Chất thải rắn của mạng lưới thu gom sẽ được thu gom sau đó được đem đi xử lý
cùng với rác thải sinh hoạt.
2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
2.1. Nước thải

104
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Nước thải sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom vào hệ thống xử
lý nước thải để xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước mưa: lượng nước mưa trên toàn bộ mặt bằng Hệ thống XLNT được thu gom
vào hệ thống thoát nước mặt của Hệ thống XLNT và thải trực tiếp vào nguồn tiếp
nhận.
2.2. Chất thải rắn
Lượng bùn sinh học dự được tập trung về bể nén để giảm thiểu lượng bùn, định kỳ
hút bùn và xử lý theo đúng quy định.
Rác thải sinh hoạt: Lượng rác thải này được thu gom và đem đi chôn lấp tại khu
vực chôn lấp rác thải sinh hoạt.
3. Chương trình quan trắc môi trường
3.1. Nội dung quan trắc
Lấy mẫu nước thải phân tích (theo TCVN 5992:1995).
3.2. Các chỉ tiêu quan trắc
Theo QCVN 14:2008/BTNMT các chỉ tiêu quan trắc bao gồm 11 thông số:

TT Thông số Đơn vị

1 pH -
2 BOD5 (200C) mg/l
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l
4 Tổng chất rắn hoà tan mg/l
5 Sunfua ( tính theo H2S) mg/l
6 Amoni (tính theo N) mg/l
7 Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l

10 Photsphat (PO43-)(tính theo P) mg/l

11 Tổng Coliforms MPN/100ml

105
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

3.3. Tần suất quan trắc


- Quan trắc môi trường định kỳ: bao gồm báo cáo kết quả quan trắc môi trường 6
tháng một lần
4. Kịch bản các khả năng xảy ra sự cố, rủi ro môi trường
4.1 Kịch bản các khả năng xảy ra sự cố trong giai đoạn thi công dự án
Trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án, do các hoạt động của dự án, sự tập trung
máy móc trang thiết bị, tồn chứa nguyên liệu, nhiên liệu và tập trung công nhân lao
động,… Đây chính là các nguyên nhân có thể xảy ra sự cố, rủi ro môi trường. Dự
báo kịch bản các sự cố có khả năng xảy ra trong giai đoạn thi công dự án được xác
định bao gồm:
- Bom mìn tồn lưu trong long đất
- Sự cố úng ngập cục bộ
- Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu
- Sự cố cháy nổ
- Sự cố tai nạn lao động
Nhìn chung các kịch bản sự cố, rủi ro môi trường trong giai đoạn thi công dự án khi
xảy ra có tác động tiêu cực lớn đến môi trường khu vực, có nguy cơ gây thiệt hại về
người và tài sản. Dưới đây là đánh giá kịch bản xảy ra các sự cố môi trường và mức
độ tác động được cụ thể hóa đối với từng sự cố trong giai đoạn thi công dự án
a, Kịch bản bom mìn tồn lưu trong lòng đất
- Trong khu vực của dự án có khả năng còn tồn lưu lại các loại bom, mìn còn
sót lại từ thời chiến tranh ở tầng đất bên dưới. Khi không tiến hành rà phá
bom mìn tồn lưu trong lòng đất một các triệt để có thể trở thành nguy cơ gây
thiệt hại đế tính mang công nhân lao động trên công trường hoặc gây thiệt
hại lớn về tài sản do nổ bom mìn. Đặc biệt trong giai đoạn thi công có triển
khai các hoạt động thi công đào lắp, đóng cọc, xúc, bốc, vận chuyển đất cát,..
- Tuy nhiên, việc rà phá bom mìn trong lòng đất đối với khu vực của dự án nói
riêng và của toàn trại giam nói chung đã được thực hiện trong giai đoạn thi
công xây dựng hạ tầng kĩ thuật từ trước nên các nguy cơ về bom mìn tồn lưu
trong lòng đất đã được loại bỏ tối đa.
b, Kịch bản sự cố cháy nổ

106
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Sự cố cháy nổ xảy ra trong giai đoạn thi công dự án có thể xảy ra trong quá
trình vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu của phương tiện thi công, hoặc do
thiếu an toàn trong vận hành hệ thống cấp điện tạm thời, trong đó:
+ Các thùng chứa nguyên liệu, nhiên liệu tạm thời phục vụ thi công, máy
móc thiết bị kĩ thuật ( sơn, xăng, dầu DO,.. ) là các nguồn gây cháy nổ.
+ Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công dự án có thể chập
điện, chấy nổ, gây giật,…
+ Việc sử dụng các thiệt bị gia nhiệt trong quá trình thi công ( hàn, cắt nóng
chảy,…) cũng là nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ.
- Kịch bản sự cố cháy nổ xảy ra có thể gây nên các thiệt hại lớn về kinh tế, có
tác động lớn đến môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng. Do sự cố cháy nổ
có thể xảy ra ở mọi thời điểm nên cần đảm bảo các biện pháp kĩ thuật an toàn
phòng ngừa và ứng phó cụ thể đối với các nguồn gây cháy nổ trong giai đoạn
thi công dự án.
c, Kịch bản ngập úng cục bộ
- Theo kết quả đánh giá hiện trạng của toàn bộ khu vực của dự án, hiện trạng
ngập úng của toàn khu vực cho thấy nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ hiếm
khi xảy ra, do vị trí gần khá cao, gần với sông Rạch Sỏi nên thoát nước tốt.
Khi triển khai các hoạt động thi công xây dựng có phát sinh các loại đất, đá
thải,… nên các hiện tượng ngập úng cục bộ, sinh lầy,.. là đáng quan tâm.
Kịch bản các hiện tượng này xảy ra có tác động xấu tới môi trường bao gồm:
+ Khi xảy ra ngập úng sẽ gây hủy hoại sinh thái khu vực dự án và các khu
vực xung quanh. Nước thải, chất thải được tích tụ lâu ngày sẽ gây ô nhiễm
môi trường xung quanh khu vực.
+ Do ngập úng, các loại động, thực vật cạn sẽ bị chết do ngập nước , quá
trình phân hủy các xác động, thực vật này sẽ phát sinh mùi hôi, thối khó chịu
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân khu vực xung quanh dự án.
d, Kịch bản rò rỉ, tràn nguyên, nhiên liệu
- Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu có khả năng xảy ra trong giai đoạn thi công dự
án có thể từ quá trình vận chuyển, lưu chứa xăng dầu phục vụ hoạt động cho
các trang thiết bị, máy móc và các phương tiện tham gia thi công dự án, do
va quệt, tai nạn, vỡ bồn chứa,…

107
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Khi sự cố rò rỉ, tràn nguyên nhiên liệu của dự án trong giai đoạn thi công sẽ
xảy ra tác động tiêu cực lớn đối với môi trường đất và nước mặt của khu vực
dự án. Tuy nhiên, với số lượng xăng dầu phục vụ thi công dự án là không lớn
nên nguy cơ tràn dầu rất khó có thể xảy ra và tác động do sự cố tràn dầu là
không đáng kể với môi trường khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và
ứng phó phù hợp.
e, Kịch bản các sự cố tai nạn lao động
- Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra đối với toàn bộ mọi hoạt động thi công
của dự án. Nguyên nhân có thể xảy ra sự cố tai nạn lao động của dự án bao
gồm:
+ Xảy ra ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công dự án có ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của công nhân lao động trên công trường. Một số loại ô
nhiễm có tác động cấp tính tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có
khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hoặc gây ngất cho công nhân khi lao
động.
+ Công việc triển khai thi công có cường độ cao và quá trình vận chuyển
nguyên, nhiên vật liệu thi công với mật độ hoạt động của máy móc, phương
tiện lớn,… Do tính chất bất cẩn trong lao động, chủ quan hoặc không tuân
thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình thi công của các công
nhân trên công trường làm cho xác suất gây tai nạn tăng lên.
- Nhằm giảm thiểu sự cố tai nạn lao động, cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật
thi công hợp lý, điều động máy móc, phương tiện tham gia thi công một cách
khoa học, đảm bảo nội quy an toàn lao động cho lực lượng công nhân tham
gia thi công trên công trường.
4.2 Kịch bản các khả năng xảy ra sự cố trong giai đoạn vận hành
a. Kịch bản thiếu tải, quá tải
Trong giai đoạn vận hành dự án không thể tránh khỏi các sự cố về thiếu tải hay
quá tải.
Các sự cố này sẽ gây tác động xấu đến hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước
thải các nguyên nhân chính gây ra sự cố thiếu tải hay quá tải là:
- Nước thải phát sinh ít hơn so với công suất của trạm

108
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Nước thải phát sinh nhiều hơn so với công suất vận hành của trạm (do mưa bão,
ngập úng,…)
Nhìn chung sự cố thiếu tải quá tải trong quá trình vận hành trạm khi xảy ra có
tác động xấu tới hiệu quả xử lý của trạm. Tuy nhiên với phương án thiết kế, xây
dựng và vận hành trạm XLNT đã đề xuất có tính đến phương án ứng phó các sự
cố trạm nên hạn chế được nguy cơ tác động khi sự cố xảy ra.
b. Kịch bản các sự cố về bùn thải
Trong quá trình vận hành, sẽ nảy sinh các vấn đề về hoạt động của bùn hoạt
tính. Bùn hoạt tính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng xử lý của cả
trạm xử lý nước thải. Có rất nhiều hiện tượng mà do các sự cố về bùn hoạt tính
gây ra:
+ Bùn nổi trên mặt bể lắng.
+ Nước ra có nhiều bùn lơ lửng khó lắng.
+ Váng bọt nâu đen trong bể hiếu khí.
+ Lớp bọt trắng dày trong bể hiếu khí
+ Bùn bể hiếu khí có xu hướng đen.
+ Đệm bùn dày trong bể lắng và trôi theo dòng ra
c. Kịch bản cháy nổ
Trong giai đoạn hoạt động của dự án, nguồn gốc và nguyên nhân gây sự cố
cháy nổ trong giai đoạn vận hành của dự án được nhận dạng gồm: Sự cố khí nén,
sự cố hệ thống cấp khí nén, bình chứa khí nén, sự cố chập điện,…
Xảy ra sự cố cháy nổ sẽ gây tác động lớn đến môi trường tự nhiên và gây
thiệt hại lớn về người và tài sản. các tác động chính do sự cố cháy nổ trong giai
đoạn vận hành dự án bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản do sự phá huỷ của sự cố cháy nổ
- Gây thiệt hại về nhân mạng con người
- Ô nhiễm môi trường với quy mô lớn, tác động đến các thành phần môi trường
như không khí, đất, nước,…
Nhằm phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, chủ dự án thực hiện những biện
pháp luôn đặt tiêu chuẩn PCCC lên hàng đầu nhằm phòng ngừa hiệu quả sự cố
cháy nổ cũng như khắc phục kịp thời những tác động tiêu cực do sự cố gây ra.
c. Kịch bản về sự cố hệ thống thu gom và xử lý nước thải
109
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Theo quy hoạch dự án, toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các khu nhà được
thu gom và xử lý tại trạm XLNT đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B trước khi xả
vào mương thoát nước ra sông Rạch Sỏi. Với công nghệ được lựa chọn thì việc
vận hành hệ thống xử lý nước thải đơn giản và an toàn cao, tuy nhiên các sự cố hệ
thống thu gom và xử lý nước thải có thể có khả năng xảy ra như: Tắc nghẽn, vỡ
đường ống thoát nước, sụt lún vỡ bể xử lý,…
Nhìn chung, khi xảy ra các sự cố hệ thống xử lý nước thải nói trên gây ứ
đọng, chảy tràn nước thải ô nhiễm, phát tán mùi hôi, gây ra những tác động đối
với môi trường đáng kể:
- Mùi hôi phát sinh do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ
phát tán vào môi trường gây ô nhiễm không khí, có ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với sức khoẻ cộng đồng.
- Các chất bẩn tích tụ trong nước thải ngấm vào đất gây ra khả năng ô nhiễm môi
trường đất, nước dưới đất,…, đặc biệt là suy giảm chất lượng vệ sinh môi trường
của dự án.
- Đối với các sự cố sụt lún, vỡ bể công nghệ xử lý nước thải thường dẫn đến sự
tràn lấp nước thải chứa hoá chất, nồng độ các chất gây ô nhiễm,… Nước thải từ
bể chảy tràn lan trên bề mặt gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước khu vực
dự án,…
Nhìn chung sự cố vận hành trạm khi xảy ra có tác động lớn đối với môi
trường khu vực dự án. Tuy nhiên với phương án thiết kế, xây dựng và vận hành
trạm XLNT đã đề xuất có tính đến phương án ứng phó các sự cố trạm nên hạn chế
được nguy cơ tác động môi trường khi sự cố xảy ra.
d. Kịch bản sự cố do thiên tai và rủi ro môi trường
Các rủi ro môi trường được nhận dạng trong giai đoạn thi công vận hành dự án
bao gồm: Bão lũ, thiên tai, động đất
- Đối với các dự án được triển khai trong khu vực có tần suất bão lũ rất thấp,
khoảng 1%, tương ứng với các trận lũ lịch sử được đánh giá xảy ra 1 lần trong
100 năm.
- Với đặc điểm địa chất của khu vực được triển khai dự án, khả năng xảy ra các
trận động đất là rất nhỏ.

110
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Nhìn chung khi bão lũ, động đất xảy ra có những tác động môi trường rất lớn
đối với dự án. Những biện pháp phòng ngừa và ứng phó thiên tai được thực hiện
ngay từ giai đoạn thiết kế dự án.
5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với kịch bản các sự cố
5.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với kịch bản các sự cố trong giai đoạn thi
công dự án
a, Kịch bản bom mìn tồn lưu trong lòng đất
- Để tránh những rủi ro do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trước khi triển
khai thi công xây dựng trại tạm giam, chủ dự án đã tiến hành các công tác rà phá
bom mìn cho toàn bộ khu vực của dự án.
- Vì lí do trên nên công tác rà phá bom mìn trong dự án này là không cần thiết.
b, Kịch bản sự cố cháy nổ
Nhằm mục tiêu phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố cháy nổ, dự án cần áp dụng
triệt để các biện pháp quản lý và kĩ thuật trong yêu cầu đối với nhà thầu thi công
hoặc do chủ dự án chủ động trang bị bao gồm:
+ Các biện pháp ứng phó khi xảy ra cháy nổ, để ứng phó kịp thời các trường hợp
xảy ra cháy nổ dự án thực hiện:
- Liên tục kiểm tra độ an toàn của các thiết bị có thể dễ gây ra cháy nổ
- Khi xảy ra sự cố cháy nổ cần ngay lập tức thông báo với cơ quan chức năng,
ban ngành và các đoàn thể để kịp thời ứng phó, di dời con người và các trang thiết
bị đến khu vực an toàn.
- Các bước thực hiện ứng phó khẩn cấp sự cố cháy nổ: Thông báo cho phòng cứu
hoả nơi gần nhất – thông báo cho sở TN&MT, chính quyền địa phương và tuân thủ
theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng – trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân và sử
dụng bình chữa cháy để chữa cháy – cảnh báo mọi người tránh xa khu vực hoả
hoạn
c, Kịch bản ngập úng cục bộ
- Phòng ngừa úng ngập cục bộ: nhìn chung khu vực của dự án hiếm xảy ra ngập
úng cục bộ, tuy nhiên hệ thống xử lý nằm ở vị trí có địa hình trũng nhất so với tổng
mặt bằng chung nên trường hợp xấu nhất có thể xảy ra ngập úng. Nhằm hạn chế
nguy cơ xảy ra và các tác động của sự cố ngập úng cục bộ trong giai đoạn thi công

111
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

dự án, cần thực hiện các biện pháp thi công san nền và hệ thống thoát nước tạm
thời để phòng ngừa và ứng phó với sự cố ngập úng có thể xảy ra bất ngờ.
d, Kịch bản rò rỉ, tràn nguyên, nhiên liệu
- Phòng ngừa sự cố tràn dầu của dự án trong giai đoạn thi công, cần tuân thủ các
quy đinh như sau:
+ Các phuy chứa dầu, các phương tiện vận chuyển được kiểm tra an toàn theo quy
định
+ Đối với dầu mỡ thải từ quá trình sửa chữa máy móc cần được thu gom triệt để
và xử lý theo đúng quy định
+ Áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu
e, Kịch bản các sự cố tai nạn lao động
Nhằm hạn chế tối thiểu sự cố an toàn lao động dự án triển khai thực hiện các biện
pháp bao gồm trang bị trang phục, thiết bị bảo hộ lao động, hướng dẫn, trang bị các
loại trang thiết bị sơ cứu y tế tại công trường, hướng dẫn ứng cứu sự cố tai nạn lao
5.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với kịch bản các sự cố trong giai đoạn vận
hành
a. Kịch bản thiếu tải, quá tải
Kịch bản thiếu tải ra
Nếu có thể, hãy cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt nước thải trong bể điều hòa.
▪ Giảm lượng nước thải vào đến 20 – 30% mức bình thường.
▪ Giảm lượng oxi cung cấp xuống mức thấp nhất có thể (DO khoảng 1 – 2mg/l).
▪ Duy trì quá trình vận hành bình thường lâu đến mức có thể.
▪ Duy trì bổ sung chất dinh dưỡng nếu có thể.
▪ Nếu cần thiết, phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào (như acetate,
methanole…) để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.
▪ Nếu lưu lượng chỉ bằng ½ so với thiết kế, chỉ hoạt động 1 module sinh học.
Kịch bản quá tải:
Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt
khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó.

112
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Cách khắc phục: ngay lập tức tiến hành cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong
bể sinh học hiếu khí bằng cách: tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước
thải ra (ức chế vi sinh vật).
Nếu nước thải phát sinh quá nhiều làm quá tải trong thời gian dài cần thay đổi chế
độ thải nước bằng cách lắp đặt bộ điều chỉnh trong bể điều hòa.
b. Kịch bản các sự cố về bùn thải
Các sự cố về bùn thải có thể tìm ra nguyên nhân và có các phương án xử lý như
sau:

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

1.Bùn nổi trên 1a Vi sinh sinh 1a Nếu SVI<100, 1a. (1) Nếu DO tại đầu cuối bể Hiếu
bề mặt bể lắng vật dạng sợi có thể không khí < 1,5mg/l, tăng lượng khí
thứ cấp (Filamentous) phải do nguyên thổi vào bể Hiếu khí để DO
chiếm số nhân. tại cuối bể Hiếu khí > 2mg/l.
lượng lớn
1a. (2) Giảm F/M.
trong bùn
1a. (3) Tăng thời gian hồi lưu
bùn và giảm hoặc dừng việc
thải bùn.

1a. (4) Bổ sung thiếu hụt


dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số:
BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5.

1a. (5) Thêm 5-10mg/l Clo


vào bùn hồi lưu cho đến khi
SVI<150 (cần được điều
chỉnh trong vòng 2-3ngày).

1a. (6) Tăng pH đến 7.

1a. (7) Thêm 50-200mg/l


hydroperoxit vào bể Hiếu khí
cho đế khi SVI<150.

113
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

1b. Quá trình 1b. Kiểm tra nồng 1b. (1) Tăng tốc độ bùn hồi
Denitrat hóa độ Nitrat ở dòng lưu (sẽ tăng tải trọng thủy lực
xảy ra trong bể vào của bể lắng; của bể lắng và giảm thời gian
lắng thứ cấp; nếu không nồng lưu). Đồng thời tăng thời gian
các bóng khí độ NO3 =0 thì
-
hồi lưu bùn.
Nitơ xâm nhập không phải do
1b. (2) Tăng DO trong bể
vào hạt bùn và nguyên nhân 1b.
thông khí.
kéo bùn nổi
lên trên bề mặt 1b. (3) Tăng F/M.
nước.
1b. (4) Giảm lưu lượng nước
thải nếu sự tăng tốc độ và thời
gian hồi lưu bùn không có
hiệu quả.

2.Có bùn nhỏ lơ 2a.Bể Hiếu khí bị 2a. Kiểm tra DO 2a. Giảm sự khuấy trộn trong bể
lửng trong nước khuấy trộn quá trong bể Hiếu Hiếu khí bằng cách điều chỉnh
thải sau xử lý - mạnh. khí. van.
SVI thì tốt
nhưng dòng ra
đục.

2b. Bùn bị oxy 2b. Quan sát màu 2b. Tăng lượng thải bùn, giảm bùn
hóa quá mức. bùn nếu bùn trở hồi lưu để tăng F/M.
nên có màu nâu
tối, đen hơn
bình thường thì
có thể bùn bị
già

2c.Tình trạng 2c. Kiểm tra DO 2c. Tăng DO trong bể thông khí đến
yếm khí trong trong bể Hiếu ít nhất 1 đến 1,5mg/l ở dòng ra
bể Hiếu khí. khí. bể Hiếu khí.

2d. Nước thải 2d. (1) Phân lập lại vi


đầu vào có sinh vật nếu có thể.
chứa các chất
2d. (2) Dừng thải bùn.
độc hại.
2d. (3) Hồi lưu lại toàn
bộ bùn trong bể lắng để thiết

114
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

lập lại quần thể vi sinh

3. Váng bọt màu 3a.F/M quá thấp. 3b. Nếu F/M nhỏ 3c.Tăng lượng bùn thải để tăng F/M.
nâu đen bền hơn nhiều so với Tăng lên ở tốc độ vừa phải và
vững trong bể F/M thông phải kiểm tra cẩn thận. Giảm lưu
Hiếu khí mà thường thì đây lượng bùn hồi lưu.
phun nước vào chính là nguyên
cũng không thể nhân.
phá vỡ ra.
Chú ý: Nếu
không gây ra sự
cố, không làm
gì cả.

4.Lớp sóng bọt 4a.MLSS quá 4a.Kiểm tra MLSS. 4a.Giảm bùn thải để tăng MLSS, có
trắng dày trong thấp. nghĩa là sẽ giảm F/M.
bể Hiếu khí

4b. 4b. Sự có mặt 4c.Nếu mức MLSS 4b. Giám sát những dòng thải mà có
của những chất là thích hợp, thể chứa các chất hoạt động bề
hoạt động bề nguyên nhân có mặt.
mặt không thể là do sự có
phân hủy sinh mặt của chất
học. hoạt động bề
mặt.

5.Bùn trong bể 5a.Sự thông khí 5a.Kiểm tra DO 5a. (1) Tăng sự thông khí bằng cách
Hiếu khí có xu không đủ, tạo trong bể Hiếu đặt thêm máy thổi khí khác để
hướng trở nên vùng chết và khí và độ mở hỗ trợ.
đen. bùn nhiễm van máy thổi
5a. (2) Giảm tải trọng bằng cách đặt
khuẩn thối khí.
thêm một bể thông khí khác để
hỗ trợ.

5a. (3) Kiểm tra hệ thống ống thông


khí bị rò rỉ?

5a. (4) Rửa sạch những đầu phân


phối khí bị tắc hoặc lắp thêm
những đầu khác nếu có thể.

5a. (5) Tăng công suất máy thổi khí.

115
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

6.Đệm bùn quá 6a. Tốc độ bùn 6a.Kiểm tra lại 6a. (1) Nếu bơm bùn hồi
dày trong bể hồi lưu không công suất bơm lưu gặp sự cố, đặt một bơm
lắng thứ cấp và đủ. bùn hồi lưu. khác để chạy và sửa chữa.
có thể trôi theo
6a. (2) Nếu có thể tăng
dòng ra.
lưu lượng bơm bùn hồi lưu thì
tăng tốc độ hồi lưu và giám sát
độ sâu đệm bùn một cách
thường xuyên.

6a. (3) Xúc rửa đường


bùn hồi lưu nếu bị tắc.

6b. Phân phối lưu 6b. Kiểm tra lưu 6b. Điều chỉnh van và cổng ra để
lượng tới bể lượng vào mỗi điều hòa lưu lượng phân phối.
lắng không bể lắng.
đều gây ra quá
tải về thuỷ
lực.

6c. Lưu lượng 6c.Nếu tổng lưu 6c. (1) Thiết lập lưu
tăng quá cao lượng vào bể lượng ở điều kiện cân bằng
làm quá tải bể lắng (Q=Qvào + hoặc mở rộng hệ thống.
lắng. Qhồi lưu)
6c. (2) Thay đổi chế độ
>40m3/m2/ ngày
vận hành của hệ thống.
thì sẽ gây quá tải
bể lắng.

6d. Tải trọng chất 6d. Tải trọng không 6d. Tăng F/M nếu không thực hiện
rắn quá cao được vượt quá được mục 6c. (2).
trong bể lắng. 6kg/m2/h.

c. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố cháy nổ


- Biện pháp về quản lý:
Để giải quyết tốt các vấn đề phòng ngừa và ứng cứu sự cố cháy nổ, dự án
thành lập một hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường tại cơ sở và đồng bộ các biện
pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục đối với các cán bộ
vận hành dự án. Các biện pháp phòng ngừa sự cố mà dự án thực hiện gồm:
116
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Tổ chức các khoá học và mời chuyên gia tập huấn, nâng cao nhận thức về công
tác phòng chống cháy nổ đổi với toàn bộ cán bộ, học viên của học viện.
- Thường xuyên kiểm tra độ bền, độ an toàn và khả năng hoạt động của trang thiết
bị chống cháy nổ: Bình cứu hoả, van, vòi nước cứu hoả,… Có chế độ bảo trì bảo
dưỡng thích hợp.
- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và quy định về Phòng cháy Chữa cháy, cụ thể:
 Thiết lập bảng hướng dẫn, quy trình rút gọn trong việc ứng phó khi xảy ra sự cố
cháy nổ. Thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền về biện pháp phòng cháy.
 Tuân thủ nghiêm ngặt Luật phòng cháy chữa cháy; Tuân thủ các tiêu chuẩn về
phòng cháy chữa cháy: TCVN 2622-1995 về công tác phòng cháy chữa cháy cho
nhà và công trình – yêu cầu thiết kế; TCVN 6061-1996: PCCC – yêu cầu thiết kế;
TCVN 5738-2000: hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật; TCVN 5760-
1993: hệ thống chữa cháy – yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng; TCVN
5040-1990: Nhóm trang thiết bị PCCC – ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy –
yêu cầu kỹ thuật.
- Biện pháp về kỹ thuật:
Dự án đầu tư trang bị cho hệ thống báo cháy đối với tất cả các khu vực, các vị trí
có khả năng xảy ra cháy nổ:
- Hệ thống cứu hoả được kết hợp với đường giao thông đủ điều kiện cho người và
phương tiện di chuyển khi có cháy, giữ khoảng rộng cần thiết ngăn cách đám
cháy lan rộng.
- Thiết kế các họng lấy nước bố trí quanh khu vực dự án đặc biệt gần nơi có nguy
cơ cháy nổ cao. Kết hợp các dụng cụ chữa cháy như bình CO 2 trong từng khu vực
và đặt ở địa điểm thao tác thuận tiện.
- Trong khu vực có thể gây cháy, cán bộ công nhân viên không được hút thuốc,
không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện…
- Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ
Các biện pháp ứng phó khi xảy ra cháy nổ, để ứng phó kịp thời các trường hợp
xảy ra cháy nổ dự án thực hiện:
- Liên tục kiểm tra độ an toàn của các thiết bị có thể dễ gây ra cháy nổ

117
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

- Khi xảy ra sự cố cháy nổ cần ngay lập tức thông báo với cơ quan chức năng,
ban ngành và các đoàn thể để kịp thời ứng phó, di dời con người và các trang thiết
bị đến khu vực an toàn.
- Các bước thực hiện ứng phó khẩn cấp sự cố cháy nổ: Thông báo cho phòng cứu
hoả nơi gần nhất – thông báo cho sở TN&MT, chính quyền địa phương và tuân
thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng – trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân
và sử dụng bình chữa cháy để chữa cháy – cảnh báo mọi người tránh xa khu vực
hoả hoạn
c, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố hạ tầng kỹ thuật
Phòng ngừa sự cố đối với sự cố hạ tầng kỹ thuật bao gồm vỡ đường ống cấp
nước, thoát nước… có thể trở thành nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực đối
với môi trường, ảnh hưởng tới vệ sinh khu vực dự án.
Nhằm phòng ngừa và ứng phó các sự cố đối với hạ tầng kỹ thuật nói chung, dự án
thực hiện các biện pháp: thường xuyên kiểm tra, cảnh báo nguy cơ xảy ra các
hiện tượng sụt lún, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện,… Công nhân quản
lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đào tạo, tập huấn, phòng ngừa và ứng
phó các sự cố.
d, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục rủi ro môi trường
Khu vực dự án có thể bị ngập úng trong thời điểm mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 8 do có địa hình trũng, thấp nhất trong khu vực. Khi có hiện tượng ngập
úng hệ thống sẽ tạm dừng hoạt động, sau giai đoạn ngập úng sẽ có giải pháp tái
khởi động lại hệ thống
Nhằm phòng ngừa và ứng phó rủi ro thiên tai, dự án thực hiện các biện pháp
phòng ngừa và ứng phó sự cố bao gồm:
- Thực hiện các quy trình kiểm tra, duy tu bảo dưỡng và vận hành các hạng mục
công trình dự án đáp ứng được ở điều kiện bất lợi nhất theo thiết kế.
- Lập các phương án ứng cứu khi cả ra các rủi ro bão lũ, động đất và các thảm
hoạ khác. Trong đó có sự phối hợp dựa trên cơ sở năng lực các cơ quan chức năng
trong khu vực và cấp cao hơn. Theo dõi, nắm bắt thông tim kịp thời về dự báo bão.
- Các phương án khắc phục trong quá trình vận hành sẽ được quy định chi tiết
trong hướng dẫn vận hành.
6. Đánh giá chung

118
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

Việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT cho trại tạm giam Tà Niên sẽ đáp ứng mục
tiêu thu gom, xử lý và tiêu thoát nước thải, làm sạch môi trường sống.
Mức độ, quy mô tác động của dự án đến môi trường và con người là tương đối nhỏ
chủ yếu xảy ra trong giai đoạn thi công dự án và từ nguồn nước thải phát sinh trong
quá trình hoạt động của hệ thống XLNT.

119
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG XI: NGUỒN KINH PHÍ XÂY DỰNG

1. Nguồn vốn đầu tư


Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường ngành Công an
năm 2017.
2. Hình thức quản lý
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
3. Phương thức thực hiện dự án
Đấu thầu hạn chế theo quy định hiện hành.
4. Chi phí vận hành và bảo dưỡng sửa chữa
Chi phí vận hành và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lấy từ nguồn kinh phí thường
xuyên của công an tỉnh.

120
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an
tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG XII: TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG


1. Cơ sở tính toán
- Khối lượng tính theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công lập 06/2017 và bản vẽ điều
chỉnh sau hội đồng thẩm định tháng 10/2017;
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng;
- Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ Quy định mức
lương tối thiểu vùng có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2016;
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ tài chính, hướng dẫn thi
hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế
GTGT;
- Định mức dự toán áp dụng văn bản số 1776 và 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007
của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 2688/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về
việc công bố đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang;
- Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về
việc công bố sửa đổi và bổ sung đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang
- Quyết định số 2690/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về
việc công bố sửa đổi và bổ sung đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ xây dựng v/v công bố định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư XDCT;
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện nghị định số 32/2015/NĐ-CP
của Bộ Xây dựng về việc xác định và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT;
- Công bố giá số 1358/CB-SXD của Sở Xây dựng Kiên Giang v/v công bố giá
VLXD trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang ngày 30 tháng 09 năm;
- Một số vật liệu, vật tư, thiết bị không có trong thông báo giá được lấy theo báo
giá trên thị trường tại thời điểm lập dự toán công trình.
2. Tổng mức đầu tư
121
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên Giang

TỔNG HỢP DỰ TOÁN


Công trình: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho trại tạm giam - công an tỉnh Kiên Giang
Chủ đầu tư: Công an Tỉnh Kiên Giang
Địa chỉ: 507 đường Nguyễn Chí Thanh – phường Rạch Sỏi - Thành phố Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang.

ST Ký Giá trị trước Thuế VAT Giá trị sau


Nội Dung Cách tính Căn cứ
T hiệu thuế Mức Thành tiền thuế

1.339.561.81 10 133.956.18 1.473.518.00


I Phần xây lắp Gxl
8 % 2 0
Gxd
1 Cụm bể xử lý nước thải Dự toán xây dựng 181.079.091 10% 18.107.909 199.187.000
1
Bể tách mỡ, bệ đỡ thiết Gxd
2 Dự toán xây dựng 151.648.182 10% 15.164.818 166.813.000
bị, hố thu gom 2
Gxd
3 Nhà điều hành Dự toán xây dựng 97.610.909 10% 9.761.091 107.372.000
3
Hệ thống đường ống
Gxd
4 công nghệ trong Trạm Dự toán xây dựng 140.620.909 10% 14.062.091 154.683.000
4
xử lý
Mạng lưới thu gom, hố Gxd
5 Dự toán xây dựng 639.732.727 10% 63.973.273 703.706.000
ga 5
6 Biện pháp gia cố thi Gxd Dự toán xây dựng 128.870.000 10% 12.887.000 141.757.000

122
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên Giang

ST Ký Giá trị trước Thuế VAT Giá trị sau


Nội Dung Cách tính Căn cứ
T hiệu thuế Mức Thành tiền thuế

công cụm bể bằng cừ


6
Lasen
2.227.578.75 10 222.757.87 2.450.336.62
II Phần thiết bị Gtb Dự toán thiết bị
0 % 5 5
Chi phí tư vấn đầu tư
III Gtv 215.534.421 21.553.442 237.087.863
xây dựng
Chi phí lập báo cáo kinh Quyết định
1 Gtv1 4,088%*(Gxl+Gtb) 145.773.764 10% 14.577.376 160.351.140
tế kỹ thuật 79/BXD
Chi phí thẩm tra thiết kế Quyết định
2 Gtv2 0,197%*Gxl 2.638.937 10% 263.894 2.902.830
bản vẽ xây dựng 79/BXD
Chi phí thẩm tra dự Quyết định
3 Gtv3 0,191%*Gxl*1,2 3.070.276 10% 307.028 3.377.303
toán, tổng dự toán 79/BXD
Chi phí lập HSMT đánh Quyết định
4 Gtv4 0,388%*Gxl 5.197.500 10% 519.750 5.717.250
giá HSMT xây lắp 79/BXD
Chi phí lập HSMT đánh Quyết định
5 Gtv5 0,302%*Gtb 6.727.288 10% 672.729 7.400.017
giá HSMT thiết bị 79/BXD
Chi phí giám sát thi Quyết định
6 Gtv6 2,556%*Gxl 34.239.200 10% 3.423.920 37.663.120
công xây dựng 79/BXD
7 Chi phí giám sát lắp đặt Gtv7 0,803%*Gtb 17.887.457 10% 1.788.746 19.676.203 Quyết định

123
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên Giang

ST Ký Giá trị trước Thuế VAT Giá trị sau


Nội Dung Cách tính Căn cứ
T hiệu thuế Mức Thành tiền thuế

thiết bị 79/BXD

IV Chi phí khác Gk 70.349.536 7.034.954 77.384.490

1 Chi phí hạng mục chung Gkl1 40.186.855 10% 4.018.685 44.205.540
1,1 Chi phí nhà tạm Gnt 1% x Gxd 13.395.618 10% 1.339.562 14.735.180
Chi phí phát sinh ngoài
1,2 Gkkl 2% x Gxd 26.791.236 10% 2.679.124 29.470.360
khối lượng
Thông tư
Chi phí thẩm định báo
2 Gk2 0,019%* (Gxl+Gtb) 677.757 10% 67.776 745.532 số 209/2016/TT
cáo KTKT
-BTC
Thông tư
506.35 50.63 556.99
3 Phí thẩm định thiết kế Gk3 0,0378% x Gxd 10% 210/2016/TT-
4 5 0
BTC
Thông tư
801.92 80.19 882.12
4 Phí thẩm định dự toán Gk4 0,0366% x Gtb 10% 210/2016/TT-
8 3 1
BTC
Thông tư
Chi phí thẩm tra phê
5 Gk5 0,95%*(Gxl+Gtb) *70% 23.721.485 10% 2.372.148 26.093.633 số 09/2016/TT-
duyệt quyết toán
BTC

124
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên Giang

ST Ký Giá trị trước Thuế VAT Giá trị sau


Nội Dung Cách tính Căn cứ
T hiệu thuế Mức Thành tiền thuế

Chi phí thẩm định giá


6 Gk6 0,2%*Gtb 4.455.158 10% 445.516 4.900.673 TT
thiết bị
V Chi phí dự phòng Gdp 192.651.226 19.265.123 211.916.349
Chi phí dự phòng do 5%*(Gtb+Gxd+Gtv+Gk
1 Gdp 192.651.226 10% 19.265.123 211.916.349
khối lượng phát sinh )
4.450.243.32
Tổng dự toán
7
4.450.243.00
Làm tròn
0
Bằng chữ: Bốn tỷ, bốn trăm năm mươi triệu, hai trăm bốn mươi ba nghìn đồng./.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NATURAL VIỆT NAM


Kiên Giang, ngày tháng năm 2017

NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ GIÁM ĐỐC

125
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công an tỉnh Kiên Giang

(Có bảng dự toán chi tiết kèm theo)

126
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

3. Chi phí vận hành


a) Chi phí tiêu thụ điện năng:
CS lắp Số giờ Công suất Thành
T đặt Chế độ vận S làm tiêu thụ tiền,
Hạng mục thiết bị
T (KW/h hành L việc/ngà (Kw/ngày VND/ngà
) y ) y

Hoạt động gián


Bơm nước thải bể
1 0,25 đoạn, luân 2 8 2 3.088,0
gom
phiên

Hoạt động gián


Bơm nước thải bể
2 0,25 đoạn, luân 2 12 3 4.632,0
điều hoà
phiên

Hoạt động gián


Bơm tuần hoàn bể
3 0,25 đoạn, luân 4 12 6 9.264,0
hiếu khí
phiên

Hoạt động liên


4 Máy khuấy chìm 0,4 2 24 19,2 29.644,8
tục

Hoạt động luân


5 Máy thổi khí 2,2 2 18 39,6 61.142,4
phiên

Hoạt động gián


6 Bơm bùn bể lắng 0,25 2 4 2 3.088,0
đoạn

Bơm định lượng hóa


Hoạt động liên
7 chất khử trùng 0,045 2 24 2,16 3.335,0
tục
NaOCl

Điện chiếu sáng +


8 Ước tính chiếm 0.5-1.0% chi phí điện năng sản xuất 1.141,94
khác

9 Chi phí điện năng tiêu thụ/ngày(đồng) 115.336

Chi phí thực tế do Công suất thực tế tiêu thụ= Công suất tính toán x 0.75
86.502
(đồng)

Với đơn giá cho đơn vị hành chính sự nghiệp là 1.544 đồng cho 1Kw.

b) Chi phí tiêu thụ hóa chất:


Đơn vị Đơn giá, Thành tiền,
TT Hoá chất Lượng tiêu thụ
tính VND/Kg VND

127
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

Lít/
1 NaOCl 10% khử trùng 2 5.600 11.200
ngày
11.20
Chi phí hóa chất vận hành trong ngày
0
c) Bảng tổng hợp chi phí vận hành
CHI PHÍ VẬN
STT HẠNG MỤC TÍNH TOÁN ĐƠN VỊ TÍNH
HÀNH

1 (I) (II) (IV)


2 Chi phí điện VND/ngày 86.502,00
3 Chi phí hóa chất VND/ngày 11.200,00
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết
4 VND/ngày 11.892,05
bị
5 Chi phí hút bùn thải VND/ngày 8.767,12
6 Tổng chi phí vận hành VND/ngày 117.098,17
7 Công suất xử lý/ngày m3/ngày 60
8 Chi phí vận hành thực tế VND/m3 1.972,64

+ Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị: Khoảng 0,5% giá trị thiết bị
+ Chi phí hút bùn thải: 400.000 VNĐ/m3 bùn

Chi phí xử lý tính cho 1m3 nước thải: 1.972 đồng/m3. Tổng chi phí cho 1 tháng
hoạt động hệ thống xử lý nước thải là: 3.550.000 VNĐ.

128
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG XIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Thời gian và tiến độ thực hiện
Tiến độ thực hiện: 12 tháng từ khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đến khi hoàn
thành bàn giao công trình.
2. Tổ chức thực hiện:
- Tổng thời gian thi công dự án: 6 tháng

Năm 2017 - 2018

TT Nội dung công việc Tháng Tháng Tháng Tháng 12 -5/ Tháng
6 -7 8 -10 11 2018 6/2018

1 Lập báo cáo kinh tế kỹ


thuật.

2 Thẩm tra, thẩm định Báo


cáo kinh tế kỹ thuật.

3 Các thủ tục về mời thầu,


trình duyệt xét thầu.

4 Thi công, lắp đặt thiết bị,


chế tạo lắp đặt thiết bị.

5 Hướng dẫn vận hành và


đào tạo cán bộ đơn vị vận
hành thiết bị.
Vận hành thử nghiệm,
hoàn thiện đưa vào sử dụng

+ Tổ chức đào tạo tại chỗ lực lượng cán bộ và công nhân kỹ thuật để quản lý,
vận hành hệ thống xử lý nước thải.
+ Có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tiếp cận trong lĩnh vực
xử lý nước thải.
+ Bảo đảm các nguồn kinh phí cho công tác quản lý duy trì và vận hành hệ
thống.

129
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG XIV: HIỆU QUẢ DỰ ÁN


Đầu tư xây dựng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trại tạm giam thuộc
công an tỉnh Kiên Giang sẽ đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng: Trước khi có hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải, hiện trạng thoát nước tự nhiên cũng như tình
trạng yếu kém của hệ thống thoát nước hiện tại đã dẫn đến tình trạng ngập úng
cục bộ, nước thải không được thu gom và xử lý gây nên hiện tượng ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của
cán bộ chiến sĩ, can phạm cũng như cộng đồng dân cư lân cận trại tạm giam Tà
Niên. Vi khuẩn có trong nước thải thô là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ
người dân, các vũng nước bị tù đọng lại do nước mưa không thoát đi được ngay
cả khi có các trận mưa bình thường cũng là môi trường sinh sản cho muỗi và các
loài côn trùng gây bệnh. Đây là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, tiêu
hoá cũng như phát sinh dịch sốt xuất huyết, sốt rét ... cho những người dân sống
trong khu vực này và các khu vực lân cận. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải được đi vào vận hành sẽ đi đến hạn chế và giải quyết được hoàn
toàn tình trạng ngập úng và ô nhiễm này, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng,
giảm chi phí chữa bệnh và hạn chế việc mất thu nhập của cộng đồng dân cư vào
việc chữa trị các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước.
- Lợi ích về mặt kinh tế: Do đây là công trình đầu tư cải thiện môi trường
cho trại giam nên không có khả năng thu hồi vốn. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư
phù hợp, công nghệ áp dụng hiện đại, dễ vận hành, ổn định, ít sử dụng hóa chất,
chi phí vận hành thấp nên được đánh giá có hiệu quả tốt.
- Lợi ích về môi trường: Nước thải tại trại tạm giam được thu gom và xử
lý triệt để sẽ giúp không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, cải thiện nước thải
sông Rạch Sỏi, tác động tích cực tới công tác nuôi trồng thủy sản. Tạo nên môi
trường trong lành, nâng cao sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các
cán bộ chiến sỹ, can phạm và người dân khu vực lân cận trại tạm giam Tà Niên.
- Dự án thành công sẽ là mô hình về xử lý môi trường cho các trại tạm
giam, trại giam, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cán bộ
chiến sỹ, các can phạm và người dân xung quanh, giúp người dân tin tưởng hơn
vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

130
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG XV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Thực tế khảo sát và các kết quả tính toán phân tích đánh giá trên cho thấy
nước thải của Trại tạm giam Tà Niên thuộc công an tỉnh Kiên Giang thải ra hiện
nay là rất lớn. Không được xử lý triệt để gây ảnh hưởng tới môi trường, sức
khỏe của cán bộ chiến sĩ, can phạm nhân cũng như người dân sống xung quanh
trại. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống XLNT cho trại tạm giam Tà Niên là một
việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Phương án cải tạo môi trường, xây dựng trạm xử lý nước thải Trại tạm
giam Tà Niên đưa ra nhằm giải quyết triệt để tình trạng hiện nay là giảm thiểu
sự ô nhiễm môi trường phát sinh từ nguồn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
so với yêu cầu. Cải thiện môi trường sống không chỉ cho cán bộ chiến sỹ mà còn
có cho số phạm nhân đang được tạm giữ và người dân sống xung quanh trại. Có
thể nói đây là một nhiệm vụ mang tính xã hội cao. Góp phần giải quyết tình
trạng ô nhiễm của Trại tạm giam Tà Niên, đồng thời là mô hình điển hình để áp
dụng cho các trại giam và trại tạm giam khác.
Kính mong Công an tỉnh Kiên Giang cùng các cấp có thẩm quyền sớm
xem xét phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật do Công ty CP Công nghệ Môi
trường Natural Việt Nam xây dựng để giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ sớm
nhất.

131
Báo cáo KTKT Dự án: Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trại tạm giam - Công
an tỉnh Kiên Giang

PHỤ LỤC

132

You might also like