You are on page 1of 8

UASB

I Xử lý nước thải bằng kị khí

1.1) Khái niệm

Khái niệm: Quá trình phân hủy các chất hưu cơ trong điều kiện kị khí do một quần thể VSV (
chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không cần sự có mặt của oxi không khí, sản phẩm cuối cùng là một
hỗn hợp khí CH4, CO2, N2,… Trong đó có 65 % là CH4. Vì vậy quá trình này gọi là lên men metan
và quần thể vi sinh vật đó được gọi tên chung là các VSV sinh metan.

1.2) Các giai đoạn:

Quá trình phân hủy kỵ khí trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: quá trình thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Trong giai này  các chất thải
hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, celluloses, lignin,…  chúng bị
thuỷ phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các phản ứng
thuỷ phân sẽ chuyển hoá  protein thành amino axit, carbohydrates thành đường đơn, và chất béo
thành các axid béo.

+ Giai đoạn 2: axit hoá. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại phân giải   chuyển hoá
thành axit acetic , H2 và CO2. Các axit béo dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic  axit propionic  và axit
lactic . Bên cạnh đó, CO2 và H2O, methanol, các rượu đơn giản.khác cũng được hình thành trong
quá trình cắt mạch carbohydrates. Vi sinh vật phân giải methane chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ
chất nhất định như CO2 + H2, formate,acetate, methanol, CO.

+ Giai đoạn 3: Acetate hoá.

+ Giai đoạn 4: Methane hoá.

1.3) Phân loại:

Tuỳ theo trạng thái tồn tại của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:

• Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá
trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB).

• Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám ( giá mang, vật liệu giả lỏng
trương nở)
II Bể UASB

2.1 Nguyên tắc hoạt động

• UASB là viết tắc của cụm từ Upflow anearobic sludge blanket, tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng
chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu
cơ cao và thành phần chất rắn thấp.

• Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ
dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thường bao
gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

• Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy
chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ
thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ
bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua
công trình xử lý tiếp theo.

• Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước
thải...,

• UASB là một trong những phương pháp XLNT bằng biện pháp sinh học kỵ khí được ứng dụng
rộng rãi do các đặc điểm sau:

- Cả 3 quá trình: Phân hủy – Lắng bùn – Tách khí được đặt chung trong một công trình

- Tạo thành các loại bùn hạt kỵ khí có mật độ VSV cao và tốc độ lắng vượt xa

do với lớp bùn hiếu khí lơ lửng.

• Do đặc tính của bể UASB xử lý được chất hữu cơ có hàm lượng cao nhưng không triệt
để. Do đó, đối với nước thải có hàm lượng BOD cao thì trong sơ đồcông nghệ vị trí bể UASB
thường đặt trước bể hiếu khí Aerotank nhằm để xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước thải, vì vể
UASB chỉ xử lý BOD giảm về một mức độ nhất định, không triệt để, còn bể Aerotank thì có thể xử
ký được chất hữu cơ có nồng độ thấp đạt hiếu quả cao. Do đó, bể UASB thường đặt trước bể hiếu
khí. Tùy vào chất lượng nước ra thì sau bể UASB có thể có hoặc không có bể xử lý hiếu khí.
2.2 Cấu tạo

Bể UASB chia thành 2 vùng chính:

- Vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí: (không chiếm quá 60% thể tích bể). Là lớp bùn hoạt tính chứa
các VSV kỵ khí có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nước thải vào được chảy qua lớp bùn
này để xử lý.

- Vùng lắng: nằm phí trên lớp bùn kỵ khí. Nước thải sau khi phân hủy sẽ di chuyển lên vùng này
để thực hiện quá trình lắng cặn.

Ngoài ra còn có hệ thống phân phối nước vào, hệ thống thu nước ra, hệ thống thu khí và một số hệ
thống phụ trợ khác.
2.3. Nguyên tắc hoạt động của bể UASB:

a. Khởi động:

Để hình thành khối bùn hoạt tính đủ nồng độ, làm việc có hiệu quả đòi hỏi thời gian vận
hành khởi động từ 3-4 tháng. Nếu cấy vi khuẩn tọa axit và vi khuẩn tạo metan trước với nồng độ
thích hợp vận hành với chế độ thủy lực <= ½ công suất thiết kế, thời gian khởi động còn 2-3 tuần.

Khi không có chất nền ban đầu tốt, vận hành bể phải hết sức cẩn thận. khi vận tốc dòng chảy
ngược quá lớn, các vi khuẩn sẽ bị đẩy ra khỏi bể phản ứng, và sẽ khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ
đầu. Để khởi động hệ thống hiệu quả, tải trọng chất nền vào khoảng 3 kg COD/m3 ngày, với thời
gian lưu nước tối thiểu là 24 giờ. tiếp theo cần kiểm tra các thông số: Nồng độ của nước thải là bao
nhiêu: khi nồng độ nước thải < 5000 mg COD /l thì không có vấn đề gì, ngoại trừ khi nước thải có
chứa các chất độc với nồng độ cao. Khi nồng độ nước thải cao hơn 5000 mg COD /l, nên
pha loãng hoặc tuần hoàn nước thải khi vận hành.

Bùn nuôi cấy ban đầu:

Bùn nuôi cấy ban đầu phải có độ hoạt tính metan. Độ hoạt tính metan ngày càng cao thì thời
gian khởi động càng ngắn. Nếu sử dụng được bùn hạt hoặc bùn lấy từ một bể xử lý kỵ khí là tốt
nhất. Ngoài ra có thể sử dụng bùn chứa nhiều chất hữu cơ như bùn từ bể tự hoại, phân gia súc hoặc
phân chuồng.
Nồng độ bùn nuôi cấy ban đầu cho bể UASb tối thiêt là 10 kgVSS/m3. Lượng bùn cho vào
bể không nên nhiều hơn 60% thể tích bể. Khi mới nuôi cấy, vận tốc nước bơm vào bể phải đủ nhỏ
để không đẩy bùn ra ngoài.

Cần chú ý đến lượng khí sinh ra để biết được sự phát triển của các vi khuẩn sinh metan. Sau
khi chờ trong 5 ngày đầu tiên, kiểm tra xem lượng khí thoát ra có đạt được 0,1 m3/m3ngày. Nếu
không đạt được giá trị nà, tốt nhất nên dừng cung cấp dòng vào và chờ đến khi sản lượng khí tạo ra
gia tăng trong 3 ngày kế tiếp, rồi sau đó lại tiếp tục cung cấp nước thải.

b. Vận hành

- Kiểm tra bể UASB:

+ Kiểm tra thiết bị phân tách bùn-khí có được lắp đặt đúng hay không.

+ Kiểm tra khóa nước có được lắp đặt đúng hay không.

+ Kiểm tra các điểm thử mẫu có đủ hay không. Thông thường số lượng mẫu thử khoảng 4 – 6 điểm
dọc theo chiếu cao của bể.

+ Chuẩn bị các thí nghiệm theo mẻ: khi vận hành hệ thống thì hoạt động này rất quan trọng nhằm
xác định hoạt động của methan trong bùn hoạt tính.

- Kiểm tra nước thải:

+ Kiểm tra nồng độ các hợp chất hữu cơ trong nước thải: nếu nồng độ COD < 100 mg/l là có vấn
đề, mặc dù hệ thống UASB vẫn có thể xử lý nguồn nước thải này. Khi nồng độ COD > 50.000 mg/l
thì có thể pha loãng nước thải hoặc tuần hoàn dòng thải.

+ Kiểm tra khả năng phân hủy sinh học của nước thải: có thể xác định được khi biết lượng COD
trong bể phản ứng, và methane sinh ra trong suốt quá trình phản ứng (khoảng 40 ngày).

+ Kiểm tra xem nước thải có tính đệm không: có thể kiểm tra khả năng làm môi trường đệm của
nước thải bằng cách thêm vào 1 g/l hay 40% COD trong nước thải khi COD trong nước thải nhỏ
hơn 2,5 g/l. khi pH của nước thải ở mức 6,5 hoặc cao hơn, nước thải đủ tốt để làm lớp đệm.

+ Kiểm tra lượng dinh dưỡng trong nước thải có đủ để duy trì sự sinh trưởng của vi khuẩn hay
không. Nhu cầu dinh dưỡng cho vi khuẩn là rất thấp nhưng không thể không có. Nồng độ tối thiểu
cần thiết của các chất dinh dưỡng (N, P, S) theo tỷ lện sau: (COD/Y): N: P: S = (50/Y): 5: 1: 1. Các
vi khuẩn methane có liên quan mật thiết đến nồng độ các kim loại nặng trong nước thải (sắt, Ni,
Co).
+ Kiểm tra xem nước thải có chứa nồng độ cao các chất rắn lơ lửng không. Trong trường hợp nước
thải chứa các chất rắn lơ lửng với nồng độ cao, hoạt động của bể UASB có thể không thích nghi
được. khi nồng độ này lên đến 3.000 mg/l và các chất rắn lơ lửng này không có khả năng phân hủy
sinh học, chúng sẽ được giữ lại trong bể phản ứng hoặc theo dòng chảy ra ngoài tùy vào kích thước
các hạt bùn, khi các hạt bùn có kích thước như nhau thì chúng sẽ tích lũy trong bể phản ứng.

+ Kiểm tra xem nước thải có chứa các độc chất không (Kjehldal-N, NH3-N, SO4, …). Bể UASB sẽ
không thích hợp để xử lý nước thải khi nồng độ các chất đạt đến một giá trị giới hạn, ảnh hưởng
không tốt khi vận hành hệ thống (nồng độ NH3-N = 2.000 mg/l, SO4,> 500 mg/l, tỷ lệ COD/ SO4<
5, độ mặn > 15.000 mg/l, …)

+ Kiểm tra nhiệt độ nước thải: khi nhiệt độ nước thải thấp hơn 20oC cần phải gia nhiệt cho hệ
thống, nhiệt độ cao hơn 600C thì khi khởi động hệ thống cần phải cẩn thận. nhiệt độ thích hợp để
vận hành hệ thống là từ 20 – 42oC.
2.4 Thông số

a. Chung

Vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0,6 – 0,9m/h (nếu bùn ở dạng
bùn hạt), pH thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí dao động trong khoảng 6,6 – 7,6. Do đó cần
cung cấp đủ độ kiềm (1000 – 5000 mg/L) để bảo đảm pH của nước thải luôn luôn > 6,2 vì ở pH <
6,2 – vi sinh vật chuyển hóa methane không hoạt động được. Cần lưu ý rằng chu trình sinh trưởng
của vi sinh vật acid hóa ngắn hơn rất nhiều so với vi sinh vật acetate hóa (2 – 3 giờ ở 35 0C so với 2
– 3 ngày, ở điều kiện tối ưu). Do đó, trong quá trình vận hành ban đầu, tải trọng chất hữu cơ không
được quá cao vì vi sinh vật acid hóa sẽ tạo ra acid béo dễ bay hơi với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần
so với tốc độ chuyển hóa các acid này thành acetate dưới tác dụng của vi sinh vật acetate hóa.

b. Bùn

Chia thành 2 vùng rõ rệt và chiều cao ¼ bể từ đáy tính lên.

Lớp bùn hình thành do các hạt cặn keo tụ nồng độ 5 ÷ 7%. Lớp bùn lơ lửng nồng độ 1000 ÷
3000mg/l.

Nồng độ cao của bùn cho phép bể làm việc với tải trọng chất hữu cơ cao.
2.5 Ưu nhược

a. Ưu

- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành: do quá trình phân hủy là quá trình giả lập tự nhiên với cường độ
ca, sự phân hủy xảy ra chủ yếu do các VSV kỵ khí tạo ra cho nên khi vận hành bể tốn ít chi
phí. Chi phí chủ yếu là quá trình bơm nước vào bể và quá trình tuần hoàn bùn, hút bùn.

- Công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp: khi bể đã đi vào hoạt động thì quá trình vận hành dễ
dàng, không dòi hỏi sử dụng công nghệ cao

- Quá trình hoạt động của bể tạo ra được lượng bùn hoạt tính cao nhưng lượng bùn sinh ra không
nhiều dẫn đến giảm được chi phí xử lý bùn phát sinh.

- Lượng bùn sinh ra dễ dàng tách khỏi nước.

- Đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao.

- Tạo nguồn năng lượng có ích từ khí metan.

b. Nhược

- Diện tích xây dựng mặt bằng tương đối lớn.

- Quá trình khởi động bể tốn thời gian (giai đoạn nuôi cấy bùn hạt), khó kiểm soát quá trình.

- Tăng sinh khối chậm.

- Quá trình kỵ khí diễn ra chậm hơn hiếu khí.

- Nhạy cảm với nhiệt độ, pH, chất độc.

- Dễ mất ổn định.

- Không xử lý được hoàn toàn chất ô nhiễm.

You might also like