You are on page 1of 5

Bài giảng tuần 2.

1. Định luật Gauss (Ostradskyi-Gauss, Định luật O-G, sách của Lương Duyên Bình...)

Câu đố: Vậy Radio là do ai phát minh ra? Telefon?


Trả lời: Radio là do ông Radio-novic, Telefon-ovic!

1.1 - Đo độ lớn của điện tích thế nào?


- Thế thì "đo" là gì?
- "Đo" có nghĩa là lấy đơn vị của một cái khác để xác định độ lớn của một cái chưa biết, ví dụ khi may
quần áo thì người ta ướm cái thước vào cánh tay để xem cánh tay dài bao nhiêu "thước"
Một ví dụ nữa, các bạn đo cân nặng bằng cách nào? Chúng ta đứng lên bàn cân và nhìn kim chỉ số cân,
vậy thì độ lệch của kim, hay chính là độ xoắn của lò xò bên dưới chính là thước đo cân nặng
Thực tế thì ngày nay hầu hết các đại lượng cần đo như khối lượng, nhiệt độ, áp suất, độ dài, độ sáng, độ
rọi, cường độ dòng, hiệu điện thế, tốc độ, gia tốc,... lương, chuyển khoản,...tất cả đều đo so sánh bằng một đại
lượng duy nhất là ???? điện thế, cái hiện thị lên màn hình smartphone.
Muốn đo điện tích thì chúng ta phải dùng thứ chúng ta đã biết, ví dụ tiếng kêu của cái máy cảm biến điện
thế, đưa cái máy lại gần Q thì điện áp tăng lên, nếu vượt ngưỡng 3V thì kêu tách một cái. Và chúng ta đưa cái
máy đi vòng quanh Q (cả 3-chiều xyz) và đếm số tiếng kêu.
Định nghĩa 1: Độ lớn điện tích là số đường sức trên một đơn vị diện tích bên ngoài Q.
Đ/N này của Faraday, ông đo lực tác dụng mà Q tác dụng lên điện tích q0 = 1C (điện tích tiêu chuẩn). Lực
tác dụng cộng được nên có nhiều đường sức trên một đơn vị diện tích thì F lớn.
- Mật độ đường sức: (số đường sức đếm được trên mặt cầu bao quanh Q chia cho diện tích mặt
cầu) (mặt bất kỳ cũng được, nhưng đơn giản nhất hãy chọn mặt cầu)
Suy ra ngay từ hình học: , còn N thì không phụ thuộc r vì số lượng tia đường sức mà Q phát ra
là không đổi.
Hệ quả: là Mật độ đường sức giảm theo r2. Dễ hiểu thôi, vì định luật Coulomb đã nói là lực F mà Q t/d
giảm theo r2.
Đường sức của điện trường: Đường sức là tia tưởng tượng là dọc theo nó có lực (bằng 1 đơn vị) t/d lên
điện tích q0= 1C. Vậy Q càng lớn thì số đg sức / 1 đv S càng lớn, vì F có tính cộng được.
Định luật Coulomb:
Nếu quy định q0 là điện tích tiêu chuẩn (để nhiều người đo khác nhau có thể đồng nhất số liệu) = 1C thì
chúng ta có thể viết lại định luật Coulomb như sau:

Như thế này thì lực đo được sẽ đồng nhất với mọi người đo, vì nó không phụ thuộc q0 nữa, có thể là bao
nhiêu cũng được, miễn là nó không thay đổi khi đo.

Cường độ điện trường:

Như vậy đối với mỗi điện tích Q thì có một cường độ điện trường xác định. Đây là véc tơ như F, là hàm
của biến r

Hướng của E không phụ thuộc tích Qq0 mà chỉ phụ thuộc dấu của Q, nếu Q dương thì đường sức đi từ tâm
mặt cầu ra ngoài, và ngược lại nếu Q âm thì đường sức đi từ ngoài vào tâm mặt cầu.
E phụ thuộc vào r nhưng cũng phụ thuộc vào 0 (độ thẩm của chân không). Hơn nữa nếu chúng ta đo E
trong môi trường thì giá trị của E (dĩ nhiên là cả F) sẽ còn phụ thuộc độ thẩm của môi trường.
Độ thẩm điện của môi trường: Thực nghiệm chỉ ra, độ thẩm của môi trường là một con số (không đơn
vị) chỉ bội số của 0

Ví dụ, không khí Dầu . Gốm . Gốm trọng tụ khổng lồ thường làm bằng vật liệu
perovskite ABO3 (A= Ca, B=Ti: CaTiO3, ... BaTiO3, CaMnO3...): .
Môi trường cách điện cần có  lớn, cho nên tại sao vỏ bu-gi được bọc sứ (Al2O3 dạng men lỏng)
Như vậy độ thẩm tổng thể là . Vậy định luật Coulomb phải được viết lại thành:

, suy ra cường độ điện trường:

Cảm ứng điện: Cường độ điện trường vẫn phụ thuộc r và !


Liệu có đại lượng nào chỉ phụ thuộc r mà không phụ thuộc vào ?
Rất đơn giản chúng ta có thể tạo ra đại lượng đó bằng cách chia E cho :

Viết gọn lại thành:

Phát biểu: Đại lượng D được gọi là Cẩm ứng điện của môi trường, là đại lượng véc tơ như E.
Hãy thể hiện véc tơ D:
... nhưng giải tích véc tơ không có phép chia véc tơ !!!
Cho nên chỉ còn 1 cách viết :

Câu hỏi: phép nhân véc tơ nào cho kết quả là đại lượng vô hướng (Q là vô hướng)?
Trả lời: Là phép nhân vô hướng (.), suy ra, cách thể hiện cuối cùng của cảm ứng điện là:

Xem hình bên dưới.

Véc tơ pháp tuyến được định nghĩa là véc tơ có độ dài = 1 và vuông góc với mặt tại vị trí xyz.
Định luật Gauss
Muốn tìm điện tích Q thì chúng ta phải cầm máy đo chạy vòng quanh mặt S, hoặc thể hiện bằng toán học
là lấy tích phân của cảm ứng điện theo dS trên toàn mặt S:
, thường được viết như sau (dạng tích phân của định
luật Gauss)
Còn :
Ví dụ, nếu S là mặt cầu thì tại mọi vị trí trên mặt cầu, nên:

Dạng vi phân của là của định luật Gauss


dS
dS

S
Q

Định luật Gauss là bài toán về tích phân mặt của tích vô hướng hai véc tơ thay đổi liên tục tên mặt đó.
Định luật này về toán học là cho phép hạ bậc của tích phân từ bậc 2 xuống bậc 1. Tai sao?
--- viết như thế này là bậc 1 vì chỉ có 1 biến là dS, nhưng có thể viết tích
phân này như sau, do dS i(diện tích) = dxdy:

Lấy tích phân nhiều lớp rất phức tạp, và thông qua phép tính véc tơ Gauss hạ bậc tích phân này xuống bậc
1. Còn 1 định lí nữa gọi là định lí Stokes cho phép hạ bậc tích phân từ bậc 3 xuống bậc 2.

Muốn áp dụng định luật Gauss thì mấy kỹ thuật sau:


1. Cần lưu í, nếu mặt S không chứa điện tích, thì có bao nhiêu đường sức đi vào S sẽ có bấy nhiêu đi ra
nên kết quả tích phân phải bằng 0:

2. Nên chọn mặt có tính chất sao cho D không đổi, hoặc = 0, thì lúc đó có thể bỏ D ra ngoài dấu tích phân,
và bài toán còn lại là tính diện tích của mặt S. Ví dụ, mặt cầu, hình lập phương, hình trụ...

Bài tập ứng dụng về mặt cầu:


Tìm D trên mặt cầu bán kính r bao quanh điện tích Q.

Giải: Áp dụng công thức . Thấy rằng nếu r không đổi thì D cũng không đổi, nên trên bề mặt
mặt cầu bán kính r bao quanh Q thì độ lớn của D là không đổi, vậy bỏ D ra ngoài dấu tích phân.

... đây chính là định luật Coulomb!

Bài về tụ điện:
Chúng ta biết là tụ điện gồm hai bản tụ tích điện trái dấu Q+, Q-, điện trường E bên trong bản tụ là không
đổi. Vậy, có mấy lưu í sau:
1. Tổng điện tích Q+ + Q- = 0, do |Q+| = |Q-| nên nếu chúng ta chọn mặt S bao quanh cả hai bản tụ thì kết
quả tích phân Gauss phải bằng 0, còn nếu S bao quanh 1 bản tụ thì tích phân sẽ là +Q hay -Q tùy trường hợp.
2. Chọn mặt S bao quanh như thế nào cho đơn giản nhất?
Q+

E
Q-

Nếu chọn mặt S như hình vẽ:


- bên trong tụ thì E = const và // với pháp tuyến của mặt, cùng chiều với pháp tuyến mặt Q+ và ngược
chiều pháp tuyến mặt Q-, như vậy khi nhân .
- ở bốn mặt bao quanh thì E=0, cho nên
- vậy nếu lấy tích phân Gauss trên mặt S ta có:

- như vậy, kết quả đúng, mặt S bao quanh cả hai bản tụ nên lượng điện tích chứa trong mặt S phải là 0.
Bài về về nhà:
Xác định lượng điện tích chứa trong mặt S như hình sau (chỉ bao quanh bản tụ âm). Định luật Gauss nói
rằng lượng điện tích trong mặt này phải là -Q. Bạn tính tích phân Gauss!

Q+

E
Q-

2. Điện thế
- Công trên đường bất kỳ, định lí công- năng lượng
- Công trên đường khép kín
- Công dịch chuyển điện tích từ một vị trí xác định đến vô cùng
- Điện thế
- Hiệu điện thế

You might also like