You are on page 1of 10

Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chương 2 – CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG


Trong chương 1,2 chúng ta mô tả chuyển động của vật thông
qua xác định vị trí, vận tốc và gia tốc của vật mà không tính đến yếu
tố ảnh hưởng đến chuyển động đó. Trong chương này chúng ta sẽ
xét đến các ảnh hưởng đó: Tại sao chuyển động của một vật thay
đổi? Điều gì có thể gây ra làm một vật đứng yên và một vật khác
tăng tốc? Tại sao một vật nhỏ thường di chuyển dễ dàng hơn một vật
lớn hơn? Hai yếu tố chính chúng ta cần phải xét đến là các lực tác
động lên vật và khối lượng vật. Trong chương này, chúng ta sẽ
nghiên cứu về chuyển động của vật từ cơ sở của động lực học vĩ mô
là các định luật cơ bản về chuyển động, xác định mối liên hệ giữa
lực và khối lượng và đã được Isaac Newton xây dựng cách đây hơn
ba thế kỷ.
1. Tìm hiểu về lực
1.1 Khái niệm về lực

Chúng ta đã có những khái niệm cơ bản về lực từ kinh


nghiệm hằng ngày. Đẩy một lực mạnh làm đĩa thức ăn ra xa, ném
hoặc đá một quả bóng ra xa. Trong những ví dụ này lực là từ dùng
để chỉ sự tương tác giữa cơ bắp với vật và làm thay đổi vận tốc của
vật. Tuy nhiên, lực không phải lúc nào cũng gây ra chuyển động của
vật. Ví dụ, khi chúng ta đang ngồi lực hấp dẫn tác dụng lên cơ thể
và chúng ta vẫn ngồi yên, hoặc dùng lực đẩy một tảng đá lớn nhưng
tảng đá vẫn đứng yên. Lực nào làm Mặt trăng quay quanh Trái Đất?
Newton đã trả lời câu hỏi này và các câu hỏi liên quan bằng cách nói
rằng lực là nguyên nhân gây ra sự thay đổi vận tốc của một vật.
Có thể phân các loại lực thành hai nhóm: (1) Lực do có tiếp
xúc (lực đàn hồi của lò xo, lực căng dây, lực đàn hồi ở các điểm tiếp
xúc giữa các vật...). Ví dụ: Một lò xo xoắn bị kéo, như hình 3.1.a, lò
xo bị kéo dãn. Một xe đẩy được kéo, như hình 3.1.b, xe đẩy di
chuyển. Khi đá quả bóng, như hình 3.1.c, nó bị biến dạng và chuyển

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 1


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Lực do tiếp

Lực của một trường


lực

Hình 3.1. Phân loại lực


động. (2) Lực của một trường lực (lực hấp dẫn, lực tĩnh điện, lực
từ). Ví dụ: Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng, như hình 3.1.d.
Lực điện tương tác giữa hai điện tích đặt gần nhau, như hình 3.1.e.
Lực hút khi miếng sắt đặt gần nam châm, như hình 3.1.f.
Theo mô hình chuẩn được chấp nhận rộng rãi trong vật lý
hiện đại, lực được phân chia thành bốn lực cơ bản là lực hấp dẫn, lực
điện từ, lực hạt nhân yếu, và lực hạt nhân mạnh.
Bản chất vec-tơ của lực: Lực là đại lượng vec-tơ nên khi tìm
lực cần chú ý đến điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực. Khi
tổng hợp các lực, cần chú ý qui tắc cộng vec-tơ.
Hình 3.2 minh
họa 2 lực tác
dụng vào móc
của lực kế theo
2 cách khác
nhau: 2 lực
cùng phương
và 2 lực vuông
góc với nhau.
Hình 3.2. Vec tơ của lực tổng hợp
Khi tác dụng

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 2


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

dọc theo trục lò xo, lực F1 và F2 lần lượt làm lò xo giãn ra lcm và
2cm. Nhưng hai lực này tác dụng vuông góc với nhau thì lò xo giãn
ra 2,24cm.
1.2. Lực hấp dẫn và khối lượng

Lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất có khối lượng, có
độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách của hai vật. Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong
số các lực cơ bản, nhưng lại có thể hoạt động ở khoảng cách xa và
luôn là lực hút. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể
có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất.
Độ lớn của lực này gọi là trọng lượng.
P  mg (3.1)
Do trọng lượng phụ thuộc vào g nên nó sẽ thay đổi theo vị
trí, càng lên cao g và trọng lượng càng giảm. Điều này cũng áp dụng
được cho các hành tinh khác, nhưng g thay đổi theo hành tinh nên
trọng lượng cũng thay đổi từ hành tinh này sang hành tinh khác.
Trọng lượng không phải là thuộc tính cố hữu của vật. Trọng
lượng là thuộc tính của một hệ các vật: vật và Trái đất. Đơn vị của
trọng lượng là Newton (N).
Khối lượng là một thuộc tính của vật xác định mức độ chống
lại sự thay đổi vận tốc của nó. Đơn vị của khối lượng trong hệ đo
lường quốc tế là kg. Các thí nghiệm đã cho thấy, dưới tác dụng của
một lực cho trước thì vật có khối lượng càng lớn sẽ thu được gia tốc
càng nhỏ.
1.3. Các lực ma sát

Nếu ta làm trượt hoặc định trượt một vật trên bề mặt một vật
khác thì chuyển động bị sự liên kết giữa vật và mặt cản lại. Lực cản
này gọi là lực ma sát. Lực này song song với mặt, có chiều ngược
với chiều định chuyển động. Lực ma sát là rất quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày của chúng ta. Chúng cho phép chúng ta đi bộ, chạy,

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 3


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

đi xe đạp. Ta không cầm nổi cái vút, nếu cầm thì cũng không viết
được.
Khảo sát lực ma sát: Để khảo sát, ta tăng dần độ lớn của ngoại lực F
và ghi lại giá trị của lực ma sát. Chú ý thời điểm vật bắt đầu trượt.
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa lực ma sát và ngoại lực cho trên hình
3.3.
Lực ma sát nghỉ (tĩnh)

Hình 3.3. a. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng
trượt trên bề mặt vật khác; b. Lực ma sát trượt xuất hiện khi
vật trượt; c. Đồ thị sự biến thiên của lực ma sát khi ngoại lực
F thay đổi.
Đẩy vật bằng ngoại lực F nhỏ, vật vẫn đứng yên do xuất hiện
lực ma sát nghỉ ( f s ) tác dụng vào vật cân bằng với F. Chừng nào vật
chưa chuyển động thì lực ma sát nghỉ đúng bằng lực tác động từ bên
ngoài f s  F . Nếu F tăng thì f s tăng và ngược lại.
Gọi µs là hệ số ma sát nghỉ.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 4


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

f s  s .N (3.2)
Lực ma sát trượt (động)
Khi độ lớn của thành phần song song với mặt của F vượt quá
f s max thì vật bắt đầu trượt trên mặt. Khi vật trượt trên bề mặt thì độ
lớn lực ma sát giảm nhanh xuống giá trị:
fk  k .N (3.3)
Hệ số ma sát trượt k có thể thay đổi theo tốc độ cùa vật, tuy nhiên,
ta bỏ qua sự thay đổi này.
Chú ý:
+ Các phương trình này chỉ quan tâm đến độ lớn của các lực, chúng
không phải là phương trình vec-tơ.
+ Với ma sát nghỉ, dấu bằng chỉ đúng khi vật sắp chuyển động, các
bề mặt sắp trượt lên nhau. Nếu các bề mặt chưa trượt lên nhau thì
dùng dấu nhỏ hơn.
+ Hệ số ma sát  s và k là các đại lượng không có đơn vị, phụ thuộc
vào các mặt tiếp xúc. Giá trị của k nhỏ hơn  s , độ lớn nằm trong
khoảng từ 0.03 đến 1.0.
+ Hệ số ma sát hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
1.4. Lực đàn hồi

Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng.
Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn
ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Tức
là nó có xu hướng đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến
dạng.

Độ lớn của lực đàn hồi, khi biến dạng trong giới hạn đàn hồi,
có thể được xác định gần đúng theo định luật Hooke:

F dh  k .x (3.4)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 5


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

trong đó x là độ biến dạng và k là hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của lò


xo. Với những vật thể như miếng cao su hay chất dẻo thì sự phụ
thuộc giữa lực đàn hồi vào biến dạng có thể phức tạp hơn.

1.5. Lực căng dây

Khi một sợi dây (dây thừng, dây cáp,..) buộc vào một vật và
bị kéo căng, thì ta nói dây bị căng. Nó kéo vật với một lực T có
phương dọc theo dây, chiều đi khỏi vật, điểm đặt tại điểm buộc (Hình
3.4). Thường dây được coi không có khối lượng (có nghĩa là khối

Hình 3.4. Lực căng dây khi dây bị kéo căng

lượng của nó không đáng kể so với khối lượng của vật) và không
giãn. Dây chỉ đóng vai trò nối hai vật. Ở mỗi đầu dây vật bị kéo cùng
độ lớn T, kể cả khi hai vật và dây chuyển động có gia tốc hoặc cả
khi dây vắt qua một ròng rọc không khối lượng và không ma sát.
Một ròng rọc như thế có khối lượng không đáng kể so với khối lượng
của vật, và ma sát tại trục quay của nó có thể bỏ qua.

2. Các định luật Newton


2.1. Định luật Newton thứ nhất và các hệ qui chiếu quán tính

Định luật Newton thứ nhất: Nếu một vật không tương tác với
các vật khác thì ta có thể xác định một hệ qui chiếu trong đó vật có
gia tốc bằng không.
Một hệ qui chiếu mà định luật Newton thứ nhất được thỏa mãn gọi
là hệ qui chiếu quán tính.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 6


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Một dạng phát biểu khác của định luật Newton thứ nhất:
Khi không có ngoại lực tác dụng và được quan sát từ một hệ qui
chiếu quán tính, một vật
đứng yên sẽ vẫn đứng yên
và một vật đang chuyển
động thẳng đều sẽ tiếp tục
chuyển động thẳng đều.
Ví dụ: Xét một miếng
nhựa tròn đặt trên bàn đệm
Hình 3.5. Miếng nhựa trên bàn khí (hình 3.5) và bàn này
đệm khí đặt trên mặt đất thì miếng
nhựa này không tương tác với vật nào khác theo phương ngang nên
gia tốc của nó theo phương ngang bằng không. Nếu bàn đệm khí này
được đặt trên một con tàu chuyển động thẳng đều thì ta cũng quan
sát được hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, nếu tàu chuyển động có
gia tốc thì hệ qui chiếu gắn với tàu không còn là hệ qui chiếu quán
tính nữa. Một người đứng trên tàu sẽ thấy miếng nhựa chuyển động
có gia tốc. Hệ qui chiếu gắn với tàu là hệ qui chiếu phi quán tính.
Mặc dầu vậy, một người quan sát đứng yên trên mặt đất vẫn thấy
miếng nhựa chuyển động thẳng đều.
Một hệ qui chiếu chuyển động với vận tốc không đổi đối với
các ngôi sao ở rất xa là một xấp xỉ tốt nhất cho một hệ qui chiếu quán
tính. Trong nhiều trường hợp, trái đất cũng có thể xem là một hệ qui
chiếu quán tính.
2.2. Định luật Newton thứ hai

Định luật Newton thứ nhất giải thích điều gì xảy ra với một
vật khi không có lực tác dụng lên nó: vật giữ nguyên trạng thái ban
đầu nghĩa là vật sẽ tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng
đều. Vậy điều gì sẽ xảy ra với vật khi vật chịu tác dụng của một hay
nhiều lực? Nếu chúng ta đẩy một vật có khối lượng m bằng lực F
theo phương nằm ngang làm vật chuyển động trên mặt bàn không có
ma sát, nó di chuyển với gia tốc a. Nếu tăng lực tác dụng lên giá trị
Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 7
Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

gấp đôi, kết quả thử nghiệm cho thấy gia tốc vật tăng gấp đôi. Nếu
tăng lực tác dụng lên gấp 3 thì gia tốc tăng gấp 3,….Từ kết quả thực
nghiệm thu được, có thể kết luận gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng
lên nó: a  F . Chúng ta cũng biết từ chương trước, gia tốc có độ
1
lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật : a 
m

Kết quả thực nghiệm này được tổng hợp trong định luật 2 Newton:

a
F (3.5)
m
Chọn hệ số tỉ lệ bằng 1, ta thu được biểu thức của định luật 2
Newton:
 F  ma (3.6)
Trong đó  F là tổng vectơ của tất cả các lực tác dụng lên vật (còn
gọi là lực toàn phần).
Định luật Newton thứ 2 cũng có thể được biểu diễn theo các thành
phần:  F x  max ,  F y  ma y ,  F z  maz (3.7)
Đơn vị của lực: Trong SI, đơn vị của lực là newton (N)
1 N= 1 kg.m/s2
2.3. Định luật Newton thứ ba

Nếu hai vật tương tác, lực F 12 do vật 1 tác dụng lên vật 2
bằng về độ lớn nhưng ngược chiều với lực F 21 do vật 2 tác dụng lên
vật 1.
F 12   F 21 (3.8)
Một cách phát biểu khác của định luật: Lực tác dụng và phản lực
bằng nhau về độ lớn nhưng ngược chiều.
Hình 3.6 biểu diễn định luật 3 Newton
+ Một trong hai lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực.
+ Lực nào là gì thì không quan trọng.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 8


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Lực và phản lực


phải tác dụng lên hai
vật khác nhau và
cùng loại với nhau
(lực hấp dẫn, lực
điện,...).
Ví dụ 3.1: Lực tác
dụng lên viên đạn
khối lượng m rơi tự
do là lực hấp dẫn trái Hình 3.6. Định luật 3 Newton
đất tác dụng vào
viên đạn, F g  F Ep (E là trái đất, p là viên đạn), lực này có độ lớn
bằng mg. Phản lực của lực này là lực tác dụng của viên đạn lên trái
đất, F pE   F Ep . Phản lực F pE hút trái đất về phía vật cũng như lực
tác dụng F Ep hút viên đạn về phía trái đất. Tuy nhiên, do trái đất có
khối lượng lớn, phản lực tác dụng lên trái đất nhỏ nên khả năng làm
tăng tốc trái đất là rất nhỏ.
Ví dụ 3.2: Trong hình 3.7a, Màn hình máy tính được đặt trên mặt
bàn, Lực tác dụng của Trái đất lên màn hình ( F g  F Em ) có độ lớn
bằng với lực mà màn hình tác dụng lên Trái đất ( F mE   F Em )
nhưng ngược chiều. Màn hình không tăng tốc vì nó đứng yên trên
bàn, bàn tác dụng lên nó một lực hướng lên, n  F tm gọi là lực pháp
tuyến. Phản lực của lực pháp tuyến là lực tác dụng do màn hình tác
dụng vào bàn F mt   F tm  n .
Chú ý: Các lực tác dụng lên màn hình là F g và n , còn các lực F mE
và F mt tác dụng lên các vật khác không phải màn hình. Khi giải
toán bằng cách vận dụng các định luật của Newton, ta có thể vẽ các
lực tác dụng lên vật như trong hình 3.7b (còn gọi là sơ đồ lực). Một

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 9


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

cách khác là ta có thể vẽ sơ đồ lực trong đó sử dụng mô hình chất


điểm cho vật, ta được một sơ đồ như trong hình 3.7c.

Hình 3.7. Sơ đồ lực tác dụng lên màn hình

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 10

You might also like