You are on page 1of 25

Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chương 3 – NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT HỆ


Rất nhiều bài toán có thể được giải quyết bằng các định luật
Newton và các nguyên lý liên quan. Tuy nhiên, lại có rất nhiều bài
toán trên lý thuyết có thể giải bằng các định luật Newton nhưng thực
tế thì lại rất phức tạp. Các bài toán đó lại có thể giải một cách dễ
dàng bằng một cách khác.
Khái niệm về năng lượng là một trong những chủ đề quan
trọng nhất trong khoa học và kỹ thuật. Mỗi quá trình vật lý xảy ra
trong vũ trụ liên quan đến việc chuyển hóa từ dạng năng lượng này
sang dạng năng lượng khác. Và năng lượng không dễ dàng xác định.
Phương pháp tiếp cận mới sẽ liên quan đến việc thay đổi từ mô hình
chất điểm sang mô hình hệ.
1. Hệ, môi trường
1.1. Môi trường

Một hệ là một phần nhỏ của cả vũ trụ, bỏ qua những thành


phần khác trong vũ trụ ngoài hệ. Bước đầu tiên để giải các bài toán
là kỹ năng xác định được hệ.
Một hệ hợp lệ có thể:
+ là một vật hoặc một chất điểm
+ là một tập hợp nhiều vật hoặc nhiều chất điểm
+ là một vùng không gian (chẳng hạn như bên trong của một xi lanh
đốt động cơ ô tô) thay đổi kích thước và hình dạng theo thời gian
(chẳng hạn như quả bóng cao su bị biến dạng khi đập vào tường).
Bất kể một hệ cụ thể nào nằm trong bài toán, chúng ta phải xác định
một ranh giới hệ, một bề mặt tưởng tượng (không nhất thiết trùng
với một bề mặt vật lý) phân chia vũ trụ thành hệ và môi trường xung
quanh hệ.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 1


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Ví dụ 4.1: Một lực tác dụng vào một vật trong không gian trống
rỗng: Hệ là vật đó. Bề mặt của vật
là ranh giới của hệ. Lực là một
ảnh hưởng lên hệ từ môi trường
được tác động xuyên qua ranh
giới của hệ.
Một ví dụ khác, hệ như hình 4.1, Hình 4.1. Hệ vật
trong đó hệ có thể được định
nghĩa bao gồm quả bóng, khối hộp và dây. Ảnh hưởng từ môi trường
bao gồm lực hấp dẫn trên quả bóng và khối hộp, phản lực mặt sàn,
lực ma sát trên khối hộp, và lực tác dụng bởi ròng rọc trên dây.

Các lực căng dây tác dụng bởi dây lên quả bóng và khối nằm bên
trong hệ và do đó không phải là ảnh hưởng từ môi trường.

2. Hệ kín và hệ không kín

Hệ kín hay hệ cô lập đó là hệ mà trong đó chỉ có nội lực của


các vật của hệ tác dụng lẫn nhau. Có nghĩa là một hệ không chịu tác
dụng của ngoại lực hoặc ngoại lực triệt tiêu lẫn nhau.

Hay có định nghĩa khác về mặt năng lượng: Hệ kín là hệ vật


mà năng lượng của hệ không thể truyền ra khỏi ranh giới của hệ.
Tổng năng lượng của hệ là một hằng số.

Hệ gồm các vật nằm trong khoảng không vũ trụ và không chịu tác
dụng của lực nào cả được coi là một hệ kín lý tưởng. Tuy nhiên
không có một hệ như vậy trong thực tế mà chỉ có những hệ được
xem như hệ kín, ví dụ:

+ Thông thường các hệ chịu tác dụng của các ngoại lực cân bằng
được coi là hệ kín như hệ vật và Trái Đất, khối hộp gắn với lò xo,…

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 2


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Hệ chịu tác dụng của ngoại lực nhưng có độ lớn nhỏ hơn nhiều so
với nội lực trong hệ cũng được coi là hệ kín. Chẳng hạn như hệ
gồm tên lửa và nhiên liệu khi được phóng,..

+ Trong việc giải các bài toán còn có một loại hệ kín nữa là hệ kín
theo một phương nào đó. Tức là theo phương đó tổng ngoại lực bằng
0 thì hệ là hệ kín theo phương đó.

Hệ không kín là hệ vật mà năng lượng của hệ có thể truyền


ra khỏi ranh giới của hệ bằng nhiều cách khác nhau. Tổng năng
lượng của hệ thay đổi.

2. Công và công suất


2.1. Công thực hiện bởi lực có độ lớn không đổi

Hầu như tất cả các thuật ngữ mà chúng ta đã sử dụng cho đến
nay như vận tốc, gia tốc, lực, vv… có ý nghĩa vật lý tương tự như
trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta gặp phải
một thuật ngữ có ý nghĩa trong vật lý khác biệt rõ ràng với ý nghĩa
hàng ngày của nó: Công.

Chúng ta hãy xem xét


hình 4.2, trong đó vật (hệ) dịch
chuyển dọc theo một đường
thẳng dưới tác dụng của ngoại
lực không đổi có độ lớn F hợp
với phương dịch chuyển một
góc θ.
Hình 4.2. Vật dịch chuyển dưới
Công (ký hiệu là A) thực hiện tác dụng của ngoại lực không đổi
lên hệ bởi một tác nhân tác
dụng một ngoại lực không đổi lên hệ bằng tích của độ lớn lực F với
độ dịch chuyển Δr của vị trí của điểm bị lực tác dụng lên nhân với
cos θ, với θ là góc tạo bởi vectơ lực và vectơ độ dịch chuyển:

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 3


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

A  F .r  F .r.cos  (4.1)


Chú ý rằng độ dịch chuyển ở đây là độ dịch chuyển của điểm mà lực
tác dụng vào.
Dấu của công phụ thuộc vào hướng của lực và hướng của độ
dịch chuyển:
+ Công dương (A>0) khi lực và độ dịch chuyển có cùng hướng
(θ<900).
+ Công âm (A<0) khi chúng ngược hướng (θ>900).
+ Công bằng 0 (A=0) khi lực vuông góc với phương dịch chuyển
(θ=900).
Công được thực hiện bởi một lực có thể tính được, nhưng lực không
nhất thiết là nguyên nhân sinh ra sự dịch chuyển. Công là một đại
lượng vô hướng.
Đơn vị của công là joule (J) : 1 joule = 1 newton. 1 meter = kg.m2 /
s2
1J = 1N.m
Ví dụ 4.2: Một người đàn ông làm sạch sàn nhà bằng cách kéo một
máy hút bụi với một lực có độ lớn F=50,0 N ở một góc 30,00 với
phương ngang (Hình 4.3).
Tính công được thực hiện
bởi lực tác động lên máy
hút bụi khi máy hút bụi
dịch chuyển được 3.00 m
về bên phải.
Giải:
Phản lực pháp tuyến và lực
hấp dẫn không sinh ra công Hình 4.3. Công thực hiện lên máy
trên vật. Do cả hai lực hút bụi
vuông góc với phương
dịch chuyển dẫn đến cos  cos900  0 . Chỉ có lực F thực hiện
công trên vật:
A  F.r.cos  (50.0 N)(3.0m).(cos300 )  130J .

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 4


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Công là một dạng năng lượng trao đổi. Đây là điều rất quan trọng
khi giải quyết các bài toán.
+ Nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị dương, nghĩa là năng
lượng được truyền vào hệ.
+ Còn nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị âm, thì năng lượng
được thoát ra khỏi hệ.
Nếu một hệ tương tác với môi trường ngoài, thì sự tương tác đó có
thể xem như sự trao đổi năng lượng truyền qua ranh giới cùa hệ.
Điều này dẫn đến một sự thay đổi của năng lượng được dự trữ trong
hệ.

2.2. Công thực hiện bởi lực có độ lớn thay đổi

Xét một hạt được dịch chuyển dọc theo trục x dưới tác dụng
của một lực thay đổi theo vị trí. Trong tình huống như vậy, chúng ta
không thể sử dụng phương trình 4.1 vì nó dùng để tính công do lực
không đổi cả về độ lớn và hướng. Hình 4.4a cho thấy một lực thay
đổi tác dụng lên một hạt dịch chuyển từ vị trí ban đầu xi đến vị trí
cuối x f . Chia đoạn dịch chuyển của hạt thành các khoảng rất nhỏ
Δx. Ta chọn Δx đủ nhỏ để trong khoảng này thành phần Fx của lực
là không đổi.

Trên khoảng này, chúng ta có thể tính công vi phân được thực hiện
lên hạt bằng cách sử dụng phương trình 4.1 là:

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 5


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

A  Fx .x (4.2)

Hình 4.4. Công thực hiện bởi một lực có độ lớn thay đổi

đó là diện tích của hình chữ nhật được tô bóng trong Hình 4.4a. Nếu
đường cong Fx dọc theo trục x được chia thành một lượng lớn các
khoảng, tổng công được thực hiện để dịch chuyển từ xi đến x f xấp
xỉ bằng tổng diện tích các dải giữa xi và x f tức là:

xf

A   Fx .x (4.3)
xi

Ta có thể làm gần đúng tốt hơn bằng cách giảm độ rộng Δx của dải
và dùng nhiều dải hơn. Đến giới hạn ta cho tiến tới không, khi đó số
dải trở thành vô cùng lớn. Lúc đó ta có kết quả chính xác:
xf

A  lim  Fx .x (4.4)


x 0
xi

Giới hạn này chính là tích phân của hàm Fx giữa giới hạn xi và x f .
xf

A  F .d x
xi
x (4.5)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 6


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Nếu biết hàm Fx , ta có thể thế nó vào phương trình 4.5, lấy các giới
hạn tích phân thích hợp, thực hiện phép tích phân ta thu được công.
Về mặt hình học, thì công bằng diện tích nằm dưới đường cong Fx
giữa các giới hạn xi và x f như hình 4.4b.
Công thực hiện bởi nhiều lực:
Nếu có nhiều lực tác dụng lên hệ, và hệ có thể xem như một
chất điểm, thì tổng công tác dụng lên hệ là công tác dụng bởi hợp
lực:
xf

 A Angoailuc    F .d xx (4.6)
xi

Nếu hệ không thể xem như là một chất điểm thì tổng công bằng tổng
công thực hiện bởi từng lực:
xf

 A A ngoailuc    Fx d x (4.7)
xi

Kí hiệu Angoailuc là tổng công của các ngoại lực tác dụng lên hệ.
Công là một đại lượng đại số nên tổng là tổng đại số.
Trong trường hợp tổng quát: Công thực hiện trong không gian ba
chiều:
Ta xét chất điểm bị tác dụng bởi một lực ba chiều:
F  Fx i  Fy j  Fz k (4.8)
Làm chất điểm dịch chuyển một đoạn vô cùng nhỏ:
r  xi  y j  zk (4.9)
Công A thực hiện bởi lực F lên chất điểm từ vị trí đầu r i với tọa
độ ( xi , yi , zi ) đến vị trí cuối r f với tọa độ ( x f , y f , z f ) là:
rf xf yf zf

 A A ngoailuc   F .d r   F dx  F
x y dy   Fz dz (4.10)
ri xi yi zi

Ví dụ 4.3: Hộp nằm theo phương ngang, trượt không ma sát trền bề
mặt. Công thực hiện bởi lực đàn hồi của lò xo?

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 7


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Một mô hình vật lý cho trường hợp lực thay đổi phụ thuộc vào vị trí
như hình 4.5.
Lực đàn hồi tác dụng lên vật, khi lò xo bị nén hoặc giãn một khoảng
x so với vị trí cân bằng tuân theo định luật Hooke:
Fs  kx (4.11)
Biểu thức lực đàn hồi dạng vectơ:
F s  kxi (4.12)
Chọn trục x là trục dọc theo phương biến dạng của lò xo.
Vì lực đàn hồi luôn hướng về vị trí cân bằng (x = 0), nên đôi khi nó
được gọi là lực phục hồi. Nếu lò xo được nén cho đến khi vật ở vị trí
-xmax và được thả, vật dao động giữa hai vị trí -xmax đến xmax.
+ Công của lực đàn hồi tác dụng lên vật khi vật chuyển động từ vị
trí xi   xmax đến x f  0 . Áp dụng công thức 4.5

0
1 2
As  
 xmax
kxdx 
2
kxmax

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 8


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Công của lực đàn hồi tác dụng lên vật khi vật chuyển động từ vị

x>0, lực đàn hồi


hướng sang trái

x=0, lực đàn hồi


bằng 0

x<0, lực đàn


hồi hướng sang
phải

Công của lực


đàn hồi làm vật
dịch chuyển từ
đến

Hình 4.5. Công của lực đàn hồi của lò xo


1 2
trí xi  0 đến x f  xmax bằng As   kxmax
2

+ Công của lực đàn hồi tác dụng lên vật khi vật chuyển động từ vị
trí xi   xmax đến x f  xmax bằng As  0 .

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 9


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Công của lực đàn hồi thực hiện trên một đoạn dịch chuyển tùy ý
từ xi đến x f

1 2 1 2
As  kxi  kx f (4.13)
2 2

Từ phương trình 4.13 ta có thể thấy công thực hiện bởi lực đàn hồi
lò xo sẽ bằng 0 khi điểm đầu trùng với điểm cuối ( xi  x f ).

Bây giờ, chúng ta tính công thực hiện bởi ngoại lực tác dụng
lên vật sao cho vật dịch chuyển thật chậm từ vị trí xi đến vị trí x f .
Trong trường hợp này ngoại lực tác dụng vào vật có cùng phương,
cùng độ lớn và ngược chiều với lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên vật
tại mỗi điểm: F app  kxi .

Từ công thức tính công ta dễ dàng tìm được:


xf xf
1 2 1 2
Angoailuc  F
xi
app .d x   (kxi ).(dx i) 
xi
2
kx f  kxi (4.14)
2

Chú ý kết quả này ngược dấu với phương trình 4.13.

2.3. Công suất

Một nhà thầu khoán muốn đưa một lô gạch từ vỉa hè lên nóc
một ngôi nhà. Ta dễ dàng tính được công cần thiết để làm việc đó.
Tuy nhiên nhà thầu quan tâm nhiều hơn đến tốc độ làm việc này của
tời. Cần 5 phút hay cần 1 tuần để làm xong?

Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công gọi là Công suất.
Công suất là một đại lượng vô hướng. Nếu một công A được thực

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 10


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

hiện trong khoảng thời gian Δt thì công suất trung bình được định
A
nghĩa là:  (4.15)
t

Công suất tức thời P là tốc độ sinh công tức thời:

dA dr
 F  F .v (4.16)
dt dt

Đơn vị SI của công suất là jun trên giây. Đơn vị này được dùng
thường xuyên nên nó có tên riêng là oat (W).

1 watt=1W=1J/1s.

Từ phương trình 4.15 thì thấy có thể diễn đạt công bằng công suất
nhân với thời gian:

1kW.h=(103W).(3600s)=3,60MJ

Có lẽ do hóa đơn tiền điện mà oat và kilooat-giờ trở thành đồng nhất
với đơn vị điện. Chúng hoàn toàn có thể dùng làm đơn vị công suất
và năng lượng trong các lĩnh vực khác. Chẳng hạn ban đưa một cuốn
sách từ sàn lên mặt bàn bạn có thể nói bạn thực hiện một công bằng
4.10-6kW.h.

Ví dụ 4.4: Một lô gạch có khối lượng m=420kg cần được đưa lên độ
cao h=120m trong 5 phút. Hỏi động cơ cần trục phải có công suất tối
thiểu bằng bao nhiêu?

Giải: Công của trọng lực tác dụng lên lô gạch khi dịch chuyển từ
mặt đất lên độ cao h là: A=mgh= 4,94.105J

A
Công suất trung bình là:    1650W  1, 65kW
t

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 11


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Công suất thật sự của động cơ cần phải thực hiện phải lớn hơn
1,65kW, vì lực ma sát và các lực hãm khác chống lại sự nâng. Chúng
ta giả thiết khối lượng giá đỡ gạch và dây cáp không đáng kể so với
trọng lượng gạch và tải được nâng lên với gia tốc không đổi.

3. Động năng
3.1. Khái niệm về động năng

Chúng ta đã nghiên cứu về công và xác định nó là một cơ chế


để truyền năng lượng vào một hệ. Kết quả có thể có của việc thực
hiện công lên hệ là hệ thay đổi tốc độ của nó. Trong phần này, chúng
ta sẽ nghiên cứu vấn đề mối liên hệ giữa công và vận tốc của hệ, đưa
ra đại lượng năng lượng đầu tiên hệ thu được gọi là động năng.

Động năng là năng lượng của một chất điểm đặc trưng cho chuyển
động của nó.

1 2
K mv (4.17)
2

Trong đó m là khối lượng của chất điểm, v là vận tốc chuyển động
của chất điểm.

Chú ý là động năng phụ thuộc vào bình phương vận tốc nên không
bao giờ có thể âm. Trong công thức 4.14, m tính bằng đơn vị kg, v
tính bằng đơn vị m/s, động năng đơn vị Jun (J)

Đơn vị: Jun(J). 1J=1kg.m/s.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 12


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

3.2. Định lý động năng và ứng dụng

Giả sử dưới tác dụng của


hợp lực  F chất điểm thực hiện
được độ dịch chuyển x= x f - x i
(hình 4.6). Công của hợp lực F
thực hiện khi làm dịch chuyển
chất điểm từ xi đến x f :
xf
Hình 4.6. Công thực hiện
Angoailuc    Fdx
xi
(4.18) dịch chuyển Δx

dv
Mặt khác theo định luật II Newton,  F = m dt và dx  dv.dt

Thay vào phương trình 4.15 ta có :


xf v f
dv 1 1
Angoailuc   m dx   mvdv  mvf2  mvi2
xi
dt vi
2 2
=> Angoailuc  K f  Ki  K (4.19)
Phương trình 4.19 được gọi là định lý động năng.
Phát biểu định lí: Khi công của tổng ngoại lực thực hiện trên một
hệ và chỉ làm thay đổi vận tốc của hệ, thì tổng công toàn phần thực
hiện trên hệ bằng độ biến thiên động năng của hệ.
+ Động năng (Vận tốc) của hệ sẽ tăng nếu công dương
+ Động năng (Vận tốc) của hệ sẽ giảm nếu công âm.
+ Định lý cũng có giá trị đối với vận tốc quay
Định lý về động năng không đúng nếu có sự thay đổi khác trong hệ
(bên cạnh sự thay đồi về vận tốc) hoặc có sự tương tác khác với môi
trường ngoài.
Ví dụ 4.5. Một khối hộp nặng 6,0 kg ban đầu đứng yên được kéo về
bên phải dọc theo bề mặt nằm ngang, không ma sát bởi một lực

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 13


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

không đổi có độ lớn 12 N (hình 4.7). Tìm vận tốc của khối hộp sau
khi nó di chuyển được quãng đường 3,0 m.

Giải: Xét hệ là khối hộp và có 3 ngoại lực tác dụng lên hệ.
Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn
không thực hiện công vì chúng
vuông góc với phương dịch chuyển
của hệ. Tổng công của ngoại lực
tác dụng lên hệ bằng công của lực
F.
Áp dụng định lí động năng:
A ngoailuc  K f  K i
Hình 4.7. Vận tốc khối nặng
1 1
 mv f2  0  mv f2
2 2
2A ngoailuc 2F.x
Rút ra phương trình tính vf: vf    3,5m / s
m m
Biểu thức định lí động năng có lợi ở chỗ nó cho ta một cách
mới để xem xét các bài toán quen thuộc và cách giải một số loại toán,
dễ dàng hơn nhiều so với dùng đúng các định luật chuyển động của
Newton. Sau đây là một vài ứng dụng định lí động năng trong một
số trường hợp quen thuộc:

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 14


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Một hạt rơi tự do

Nếu bạn thả rơi một quả bóng (hình 4.8a) thì lực tác dụng lên
nó là trọng lượng mg của nó. Lực này hướng theo chiều chuyển động
của quả bóng nên công của nó
thực hiện trên quả bóng rơi là
công dương. Theo phương trình
4.16 thì động năng của quả bóng
rơi phải tăng. Ta thấy nó tăng vì
tốc độ quả bóng tăng.

Nếu bạn ném quả bóng


lên theo phương thẳng đứng
(hình 4.8b), thì vectơ trọng lực
hướng ngược chiều chuyển động, Hình 4.8. Quả bóng rơi
nên công của lực này thực hiện trong không khí
lên quả bóng có giá trị âm. Theo
phương trình 4.16 thì động năng
của quả bóng phải giảm khi nó đi lên. Ta thấy nó giảm vì tốc độ quả
bóng giảm.

Giả sử quả bóng rơi từ vị trí rất cao để cuối cùng nó rơi trong
không khí với tốc độ giới hạn (hình 4.8c). Lúc đó trọng lực của nó
được cân bằng bởi lực cản R hướng lên, và hợp lực tác dụng vào
quả bóng bằng 0. Vậy công toàn phần của quả bóng bằng 0. Theo
phương trình 4.16 thì động năng của quả bóng không thay đổi, quả
bóng rơi với tốc độ giới hạn.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 15


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Một hạt chuyển động tròn đều

Tốc độ của hạt trong chuyển động


tròn đều là không đổi, do đó động năng
của nó cũng không đổi. Phương trình 4.16
cho ta thấy là lực hướng tâm không thực
hiện công trên hạt. Phương trình 4.1 ta
thấy điều đó là đúng, vì lực hướng tâm
luôn luôn vuông góc với phương chuyển
động của hạt (hình 4.9). Hình 4.9. Hạt
chuyển động tròn
4. Thế năng đều
4.1. Trường lực thế và thế năng

Cho đến chương này, chúng ta đã xác định một hệ nói chung,
nhưng chỉ mới tập trung chủ yếu vào một vật (chất điểm) chịu tác
dụng của ngoại lực. Bây giờ chúng ta xét hệ gồm hai hay nhiều vật
tương tác thông qua một lực bên trong hệ. Động năng của một hệ
như vậy là tổng đại số của động năng của tất cả các vật trong hệ. Có
thể có những hệ trong đó một vật có kích thước lớn đến nỗi nó có
thể coi là nằm yên, khi đó động năng của nó có thể bị bỏ qua. Ví dụ,
nếu chúng ta xem xét hệ gồm một quả bóng - Trái đất khi quả bóng
rơi xuống Trái đất, động năng của hệ có thể được coi là động năng
của quả bóng. Trái đất di chuyển rất chậm ta có thể bỏ qua động năng
của nó. Tuy nhiên,
động năng của một hệ
gồm hai electron phải
bao gồm các động năng
của cả hai hạt.

Một chất điểm


được gọi là chuyển
động trong một trường Hình 4.10: Công dịch chuyển trong
trường lực thế

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 16


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

lực F nếu tại mỗi vị trí của chất điểm đều xuất hiện lực F tác dụng
lên chất điểm ấy. Lực tác dụng lên chất điểm nói chung phụ thuộc
vào vị trí của chất điểm F  F (r )  F ( x, y, z ) và cũng có thể là một
hàm phụ thuộc vào thời gian t. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không xét
trường hợp F phụ thuộc vào t.
Khi chất điểm dịch chuyển từ vị trí A đến vị trí B bất kì thì công của
lực F bằng: A AB   Fdr
AB

Nếu công A AB của lực F không phụ thuộc đường dịch


chuyển AB mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu A và vị trí điểm
cuối B (Hình 4.10) thì ta nói rằng trường lực F là một trường lực
thế. Lực F được gọi là lực thế.
Xét hệ bao gồm một cuốn sách và Trái đất, lực tương tác giữa
chúng là lực hấp dẫn. Chúng ta thực hiện một công vào cuốn sách
bằng cách nâng thật chậm sao cho vận tốc không thay đổi từ vị trí
yi dịch chuyển dọc theo phương thẳng đứng đến vị trí y f như trong
Hình 4.11. Công này được thực
hiện trên hệ phải làm tăng năng
lượng của hệ. Tuy nhiên, động
năng của hệ không đổi do đó sự
thay đổi năng lượng của hệ phải
xuất hiện dưới dạng một dạng năng
lượng dự trữ khác ngoài động
năng. Sau khi nâng cuốn sách,
chúng ta có thể thả nó rơi trở lại vị
trí ban đầu yi , khi đó cuốn sách thu
được động năng nào đó. Khi cuốn
Hình 4.11. Nâng cuốn
sách ở điểm cao nhất, hệ dự trữ
sách thật chậm từ độ cao
một năng lượng và năng lượng đó
yi lên độ cao yf
chuyển thành động năng khi ta thả

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 17


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

rơi cuốn sách. Chúng ta gọi dạng năng lượng dự trữ đó gọi là thế
năng.

Vậy thế năng U là dạng năng lượng xác định bởi cấu trúc
của một hệ mà trong đó các thành phần của hệ tương tác với nhau
bằng nội lực và chỉ liên quan đến các loại lực cụ thể giữa các thành
phần của hệ.

4.2. Thế năng hấp dẫn

Bây giờ, chúng ta sẽ xác định biểu thức thế năng hấp dẫn của
vật trong trường lực hấp dẫn. Quay trở lại bài toán hệ gồm cuốn sách
và trái đất như hình 4.11. Để xác công thực hiện bởi ngoại lực nâng
cuốn sách có khối lượng m từ độ cao ban đầu yi lên đến độ cao y f ,
chúng ta đã giả định việc nâng được thực hiện từ từ, không tăng tốc,
vì vậy ngoại lực F app cân bằng với lực hấp dẫn tác dụng lên cuốn
sách (vật được mô hình hóa như một hạt trong trạng thái cân bằng di
chuyển với vận tốc không đổi).

Công của ngoại lực thực hiện dịch chuyển r  y j  ( y f  yi ) j :

Angoailuc  F app .r  mg j.( y f  yi ) j


(4.20)
 mg ( y f  yi )  mgy f  mgyi

Đây là công tác dụng lên hệ bởi một ngoại lực tác dụng từ vật bên
ngoài hệ. (Nên nhớ rằng hệ gồm trái đất và cuốn sách nên trường
hợp này trọng lực là lực bên trong hệ). Chú ý sự giống nhau giữa
phương trình 4.19 và phương trình 4.20. Trong mỗi phương trình,
công được thực hiện trên hệ bằng hiệu giữa giá trị cuối cùng và ban
đầu của một đại lượng. Trong phương trình 4.19, công thực hiện
truyền năng lượng vào hệ và làm tăng năng lượng của hệ thông qua
sự tăng động năng. Trong phương trình 4.20, công thực hiện truyền

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 18


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

năng lượng vào hệ và năng lượng hệ xuất hiện dưới dạng khác, mà
chúng ta gọi là thế năng hấp dẫn.

Do đó, chúng ta có thể xác định đại lượng mgy là thế năng
hấp dẫn U g của hệ gồm một vật khối lượng m và Trái Đất:

U g  mgy (4.21)

Đơn vị thế năng hấp dẫn là joules, giống đơn vị của công và
động năng. Thế năng hấp dẫn là một đại lượng vô hướng. Lưu ý rằng
phương trình 4.21 chỉ đúng đối với các vật gần bề mặt trái đất, trong
đó g là hằng số.

Thế năng hấp dẫn U g  mgy chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật so với
mặt đất.

Khi giải các bài toán, chúng ta cần phải chọn một mốc quy
chiếu sao cho thế năng hấp dẫn tại đó bằng 0. Việc chọn mốc thế
năng là tùy ý. Thông thường một vật nằm trên bề mặt của Trái Đất
được xem như có thế năng hấp dẫn bằng 0. Hoặc thường các bài toán
đề xuất một mốc thế năng để sử dụng.

Sử dụng định nghĩa của chúng ta về thế năng hấp dẫn, phương trình
4.20 bây giờ có thể viết lại thành:
Angoailuc  U g (4.22)
Phương trình cho ta kết quả công của ngoại lực thực hiện lên hệ làm
thay đổi thế năng hấp dẫn của hệ.

Ví dụ 4.6. Một chiếc cúp được một vận động viên cầm, do bất cẩn
trượt khỏi tay của vận động viên và rơi xuống chân anh ta. Chọn sàn
nhà là điểm y=0 (mốc thế năng), tính độ thay đổi thế năng hấp dẫn
của hệ cúp – trái đất khi chiếc cúp rơi xuống. Lặp lại phép tính, nếu
chọn đỉnh đầu của vận động viên làm mốc thế năng? Biết vận động

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 19


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

viên cao 2m, cúp rơi từ độ cao 1,4m, chân người cao 0,05m so với
sàn nhà, chiếc cúp nặng 2 kg?

Giải: Khi chọn mốc thế năng tại mặt đất:

Năng lượng thế năng hấp dẫn của chiếc cúp lúc bắt đầu rơi:

U i  mgyi  (2kg ).(9,8m / s 2 ).(1, 4 m)  27, 4 J

Năng lượng thế năng hấp dẫn của chiếc cúp lúc chạm chân vận động
viên: U f  mgy f  (2kg ).(9,8m / s 2 ).(0, 05 m)  0.98 J

Năng lượng thế năng hấp dẫn thay đổi một lượng:

U  U f  U i  0,98  27, 4  26, 4 J

Khi chọn gốc tọa độ tại đỉnh đầu vận động viên:

Năng lượng thế năng hấp dẫn của chiếc cúp lúc bắt đầu rơi:

U i  mgyi  (2kg ).(9,8m / s 2 ).(0, 6 m)  11,8J

Năng lượng thế năng hấp dẫn của chiếc cúp lúc chạm chân vận động
viên: U f  mgy f  (2kg ).(9,8m / s 2 ).(1,95 m)  38, 2 J

Năng lượng thế năng hấp dẫn thay đổi một lượng:

U  U f  U i  38, 2  (11,8)  26, 4 J

Nhận xét: Hai kết quả giống nhau. Độ thay đổi của thế năng hấp dẫn
không phụ thuộc vào vị trí chọn mốc thế năng.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 20


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

4.3. Thế năng đàn hồi

Các vật trong một hệ có thể tương tác với nhau bằng các loại
lực khác nhau, do đó có thể có nhiều dạng thế năng khác nhau trong
một hệ

Công thực hiện bởi ngoại lực tác dụng lên khối hộp trong ví
dụ 4.3, làm vật dịch chuyển từ vị trí xi đến vị trí x f được xác định
1 2 1 2
từ công thức 4.14: Angoailuc  kx f  kxi (4.23)
2 2

Từ kết quả, một lần nữa cho thấy công ngoại lực thực hiện lên hệ
bằng hiệu giữa giá trị cuối cùng và ban đầu của một đại lượng liên
quan đến cấu hình của hệ. Phương trình thế năng đàn hồi gắn với
hệ vật-lò xo được định nghĩa bởi biểu thức:

1 2
Us  kx (4.24)
2

Tại vị trí x bất kì (lò xo có thể bị nén hoặc giãn): Us luôn dương vì x
xuất hiện trong phương trình dưới dạng bình phương. Thế năng đàn
hồi đạt giá trị cực đại khi lò xo đạt đến độ nén hoặc giãn lớn nhất.
chọn mốc thế năng U s  0 tại vị trí lò xo không biến dạng (x=0).

Phương trình 4.23 bây giờ có thể viết lại thành:

Angoailuc  U s (4.25)

4.4. Định lý thế năng

Lực thế là lực có đặc điểm:


+ Độ lớn của công thực hiện bởi một lực tác dụng lên một chất điểm
làm chất điểm này chuyển động giữa 2 điểm mà không phụ thuộc
vào quỹ đạo chuyển động của chất điểm đó

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 21


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Công thực hiện bởi lực thế tác dụng lên chất điểm trên một quỹ
đạo kín bằng 0. Quỹ đạo kín là quỹ đạo mà điểm đầu trùng với điểm
cuối.
Xét hệ chỉ có lực thế.
* Lực hấp dẫn là một ví dụ của lực thế.
Xét một vật chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của lực hấp
dẫn. Tính công thực hiện bởi lực hấp dẫn làm một vật chuyển động
giữa hai vị trí gần mặt đất (từ vị trí
yi đến vị trí y f ) (hình 4.12).
+ Nếu vật rơi tự do theo phương
thẳng đứng. Từ phương trình 4.6
ta có:
Ag  mg j.( y f  yi ) j
(4.26)
 mgyi  mgy f
+ Nếu vật chuyển động theo quỹ
đạo bất kì trong mặt phẳng thẳng
đứng (như khi chuyển động của
quả bóng bị ném từ độ cao h xuống
phía dưới). Hình 4.12. Công thực hiện
Để chứng minh, ta xét bởi lực hấp dẫn
trong không gian ba chiều, sử
dụng phương trình 4.10:
rf xf yf zf

Ag   F .d r   Fx d x   Fy dy   Fz dz (4.27)
ri xi yi zi

Do vật chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn (trọng lực) theo phương
thẳng đứng nên Fx  Fz  0, Fy  mg .
Vì vậy số hạng thứ nhất và thứ ba trong vế phải phương trình 4.27
bằng 0. Từ đó, ta thu được Ag  mgyi  mgy f .

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 22


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Kết quả cho thấy công của lực hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào giá
trị đầu và cuối của y, chứ không phụ thuộc dạng vào đường đi thực
của vật. Và Ag  0 khi yi  y f .

* Lực đàn hồi cũng là một lực thế.

Thật vậy, hệ khối hộp và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang
không ma sát như hình 4.13. Công của lực đàn hồi thực hiện trên
một đoạn dịch chuyển tùy ý
từ xi đến x f được xác định
từ phương trình (4.13):

1 2 1 2
As  kxi  kx f , chỉ phụ
2 2
thuộc vào vị trí ban đầu và
vị trí cuối của dạng đường Hình 4.13. Công của lực đàn
đi và As  0 khi xi  x f . hồi

Một cách tổng quát, từ hai kết quả trên ta thu được công thực hiện
bởi lực thế:

Alucthe  U  U i  U f (4.28)

Phương trình 4.28 được gọi là định lí thế năng.

Phát biểu định lí: Công thực hiện bởi lực tác dụng của một
thành phần của hệ lên một thành phần khác trong hệ là nguyên nhân
làm giảm thế năng của hệ.

* Một lực không phải là lực thế thì không thỏa mãn điều kiện của
lực thế và được gọi là lực phi thế. Ví dụ đó là lực ma sát trượt. Lực
phi thế tác dụng lên hệ làm biến đổi năng lượng cơ học của hệ.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 23


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

5. Cơ năng
5.1. Khái niệm cơ năng

Cơ năng E của một hệ được định nghĩa bằng tổng động năng
của tất cả các chuyển động trong hệ và thế năng của các vật trong
hệ.

E  K U (4.29)

5.2. Định lí cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Trong thực tế, một hệ nói chung không chỉ chịu tác dụng của
lực thế mà còn của cả lực phi thế. Tổng công của ngoại lực tác dụng
vào vật làm vật dịch chuyển từ vị trí i đến vị trí f, theo định lí động
năng viết lại thành:

K f  Ki  Angoailuc  Alucthe  A phithe (4.30)

Mặt khác theo định lí thế năng: Alucthe  U  U i  U f

Ta suy ra: K f  Ki  Ui  Uf  Aphithe

 (K f  Uf )  (K i  Ui )  A phithe

 Ef  Ei  Aphithe (4.31)

Phương trình 4.31 là biểu thức của định lí cơ năng.

Định lí cơ năng: Công của lực phi thế làm biến đổi cơ năng của hệ.

Nếu một hệ chỉ chịu tác dụng của lực thế, thì Aphithe=0, khi đó
phương trình 4.36 viết lại thành : Ef  Ei (4.32)

Đây là định luật bảo toàn cơ năng cho hệ kín với các lực tác dụng
lên hệ chỉ là lực thế.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 24


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Phát biểu định luật: Cơ năng của hệ chỉ chịu tác dụng của
lực thế được bảo toàn.
E  const (4.33)

Hệ quả: Vì E  K  U nên trong quá trình chuyển động của chất


điểm trong trường lực thế nếu động năng tăng thì thế năng giảm và
ngược lại, ở chỗ nào K cực đại thì U đạt giá trị cực tiểu và ngược lại.

6. Bài tập vận dụng


6.1. Các bước giải toán

Để giải một bài toán vận dụng các định luật bảo toàn trước
hết đọc kĩ đề và tưởng tượng xem hiện tượng gì xảy ra trong bài toán,
các vật sẽ chuyển động như thế nào.

Các bước giải bài toán:

Bước 1: Xác định hệ : Hệ có thể một vật hoặc nhiều vật.

Bước 2: Xác định các lực tác dụng vào vật trong hệ: Xem lực nào là
lực thế, lực nào là lực phi thế.

Bước 3: Phân tích trạng thái đầu và cuối của hệ, xác định gốc thế
năng và biểu thức thế năng tương ứng.

Bước 4. Thiết lập các phương trình toán học mô tả mối liên hệ giữa
năng lượng của vật tại các vị trí đặc biệt của bài toán.

+ Nếu hệ chỉ có lực thế: Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng

+ Nếu hệ có lực phi thế: Áp dụng định lí động năng hoặc định lí cơ
năng.

Bước 5: Giải và tìm ra ẩn số.

Bước 6: Kiểm tra kết quả bài toán có phù hợp với hiện tượng của bài
toán và điều kiện thực tế hằng ngày.
Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 25

You might also like