You are on page 1of 19

Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chương 4 – ĐỘNG LƯỢNG VÀ VA CHẠM

Hãy xem điều gì xảy ra khi viên bi cái trên bàn bi-a đập vào
các viên bi khác, như hình 5.1. Bi cái màu trắng chuyển động đến va
chạm mạnh với các viên bi màu. Các viên bi màu, ban đầu đứng yên,
bắn ra với các vận tốc khác nhau. Do lực trung bình tác dụng lên mỗi
viên bi là lớn (dẫn đến gia
tốc lớn), nên nó có thể đạt
được vận tốc cao trong
khoảng thời gian rất ngắn
khi nó tiếp xúc với viên bi
khác. Mặc dù lực và gia
tốc của mỗi viên bi liên hệ
với nhau theo định luật thứ
hai của Newton, nhưng
chúng biến thiên theo thời
gian, tạo ra một tình huống
phức tạp!
Một trong những Hình 5.1. Bàn bida
mục tiêu chính của chương
này là giúp bạn có thể hiểu và phân tích được các trường hợp như
vậy theo một cách đơn giản.
Đầu tiên, chúng tôi giới thiệu khái niệm khối tâm của hệ chất
điểm và của vật rắn. Ta thấy rằng chuyển động của một hệ các chất
điểm có thể được mô tả bởi chuyển động của một chất điểm đại diện
nằm ở khối tâm của hệ. Đồng thời, chúng tôi giới thiệu khái niệm
động lượng, là khái niệm hữu ích trong việc mô tả chuyển động của
các vật. Động lượng của một vật liên quan đến cả khối lượng và vận
tốc của nó. Khái niệm động lượng dẫn đến định luật bảo toàn động
lượng.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 1


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Tiếp theo, ta xác định các cách diễn tả động lượng mới của
các mô hình phân tích đối với hệ cô lập và không cô lập. Các mô
hình này đặc biệt hữu ích cho việc giải quyết bài toán va chạm giữa
các vật và bài toán phân tích tên lửa đẩy.

1. Khối tâm
1.1. Khối tâm hệ chất điểm

Trong mục này ta mô tả chuyển động toàn phần của một hệ


bằng chuyển động của một điểm đặc biệt được gọi là khối tâm của
hệ. Hệ có thể gồm một số chất điểm, chẳng hạn các nguyên tử trong
một bình chứa, hoặc là một vật thể dài, như một vận động viên nhảy
lên trong không khí. Ta sẽ thấy rằng chuyển động tịnh tiến của khối
tâm giống với chuyển động mà dường như toàn bộ khối lượng của
hệ được tập trung tại điểm đó. Tức là hệ chuyển động như thể là
tổng ngoại lực tác dụng vào một điểm duy nhất đặt tại khối tâm.
Chuyển động này độc lập với các chuyển động khác của hệ, chẳng
hạn như chuyển động quay hoặc rung, hoặc biến dạng (chẳng hạn
khi vận động viên gập người lại). Mô hình này là mô hình chất điểm
đã giới thiệu trong chương 1. Xét hệ gồm một cặp chất điểm có khối
lượng khác nhau m1 và m2, cách nhau một đoạn d (hình 5.2a). Ta

Vị trí khối tâm của hệ

Hình 5.2. Vị trí khối tâm hệ hai chất điểm


chọn một cách tùy ý gốc của trục x trùng với m1 . Ta định nghĩa vị

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 2


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

m2
trí khối tâm của hệ hai chất điểm này là x CM  d
m1  m 2
(5.1)

(Viết tắt com =CM )

Ta có thể kiểm tra lại:

+Nếu m2  0 , từ phương trình 5.1 ta có hệ chỉ có m1 khi đó khối


tâm nằm tại vị trí chất điểm m1 : x CM  0

+Nếu m1  0 , từ phương trình 5.1 ta có hệ chỉ có m2 khi đó khối


tâm nằm tại vị trí chất điểm m2 : x CM  d

+Nếu m1  m2 , từ phương trình 5.1 khối tâm phải nằm giữa chúng
d
x CM 
2

+ Nếu m1  0, m2  0 , khi đó 0  x CM  d , khối tâm nằm giữa trên


đường nối hai chất điểm.

Trong trường hợp tổng quát hơn, trong đó hệ tọa độ dịch về phía trái
(hình 5.2b). Tọa độ khối tâm được định nghĩa như sau :

m1x1  m 2 x 2
x CM  (5.2)
m1  m 2

Chú ý nếu đặt x1  0 thì x 2  d , thì phương trình 5.2 rút lại thành
phương trình 5.1. Cũng chú ý rằng dù hệ tọa độ dịch chuyển nhưng
vị trí khối tâm vẫn cách mỗi chất điểm một đoạn như cũ. Ta có thể
viết lại phương trình 5.2 như sau :

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 3


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

m1x1  m2 x 2
x CM  (5.3)
M

Ở đây M  m1  m2 .

Mở rộng, trong trường hợp hệ có nhiều chất điểm :

m1x1  m 2 x 2  m3 x 3  ...  m n x n 1 n
x CM    mi x i (5.4)
M M i 1

Với M  m1  m2  ...  mn , M gọi là khối lượng toàn phần của hệ


chất điểm.

Nếu các chất điểm được phân bố trong không gian ba chiều
thì khối tâm được xác định bằng ba tọa độ. Bằng cách mở rộng
phương trình 5.4 ta có:

1 n
x CM   mi x i ,
M i 1
1 n
yCM   mi yi , (5.5)
M i 1
1 n
z CM   mi zi .
M i 1

Ta cũng có thể định nghĩa khối tâm bằng ngôn ngữ vectơ. Vị trí của
khối tâm dạng vectơ:

r CM  x CM i  yCM j  z CM k
1 n 1 n 1 n
  i i M
M i 1
m x i 
i 1
m y
i i j   mi zi k.
M i 1

1 n
 r CM   mi r i .
M i 1
(5.6)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 4


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Trong đó r i  x i i  yi j  z i k .

Ví dụ 5.1: Một hệ gồm ba chất điểm như hình 5.3. Khối lượng của
các chất điểm là m1  1kg, m2  1kg , m3  2kg . Tìm vị trí khối tâm
của hệ?

Giải: Từ hình vẽ ta có thể nhận thấy ba chất điểm nằm trong mặt
phẳng 0xy hay z1  z2  z3  0 . Sử dụng phương trình 5.5 để xác
định vị trí khối tâm của hệ :

1 n
x CM   mi x i
M i 1
m x  m 2 x 2  m3 x 3
 1 1
m1  m 2  m3
1.1  1.2  2.0
  0, 75m
11 2

1 n
yCM   mi yi
M i 1 Hình 5.3. Vị trí khối tâm hệ
m y  m 2 y 2  m3 y3 ba chất điểm
 1 1
m1  m 2  m3
1.0  1.0  2.2
  1m
4

1 n
z CM   mi zi  0
M i 1

Vậy vectơ vị trí khối tâm của hệ: r CM  0.75i  j (m)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 5


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

1.2. Khối tâm vật rắn

Mặc dù việc định vị khối tâm của vật rắn khó hơn là của hệ
chất điểm nhưng ta vẫn áp
dụng được các ý tưởng cơ Phần tử có khối lượng
bản đã bàn luận ở trên.
Quan niệm vật rắn là hệ
gồm một số lượng lớn các
phần tử khối lượng mi
hình lập phương như trên
hình 5.4. Do khoảng cách
giữa các phần tử là rất nhỏ, Hình 5.4. Vị trí khối tâm vật
vật thể có thể được xem là rắn
có phân bố khối lượng liên
tục. Bằng cách chia vật rắn thành các yếu tố có khối lượng mi với
các tọa độ xi , yi , zi , ta thấy rằng tọa độ x CM của khối tâm xấp xỉ bằng:
1 n
x CM   x i  mi (5.7)
M i 1
Tương tự với các phương trình cho yCM và z CM . Nếu chúng ta để số
phần tử n tiến tới vô cùng và kích thước mỗi phần tử tiến tới 0, khi
đó tổng được thay bằng tích phân và  mi thay bằng yếu tố dm. Vị
trí khối tâm được xác định:
1
x CM   xdm,
M
1
y CM   ydm, (5.8)
M
1
z CM   zdm.
M

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 6


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Khối tâm của vật rắn có dạng Mỏ lết được treo tự do


đối xứng bất kì với mật độ đồng nhất tại điểm A và điểm C
nằm trên một trục đối xứng và một
mặt phẳng đối xứng. Ví dụ, khối tâm
của một thanh đồng nhất nằm ở trên
thanh, ở trung điểm của thanh. Khối
tâm của một hình cầu hoặc một hình
lập phương nằm ở tâm hình học của Giao điểm
nó. của hai
đường AB
Có thể xác định trọng tâm và CD là vị
của một vật thể có hình dạng không trí trọng tâm
đều đặn, chẳng hạn cái mỏ lết, xác của mỏ lết
định bằng cách treo vật, trước tiên
treo ở một điểm, sau đó treo ở điểm
khác. Trên hình 5.5, lúc đầu, cái mỏ Hình 5.5. Xác định vị trí
lết được treo ở điểm A. Khi mỏ lết trọng tâm của mỏ lết
ngừng quay, vẽ đường AB thẳng
đứng (có thể dùng dây dọi). Tiếp đó treo mỏ lết tại điểm C, rồi vẽ
đường thẳng đứng CD. Trọng tâm của mỏ lết nằm ở nửa bề dày của
mỏ lết, bên trong giao điểm của AB và CD. Tổng quát, nếu mỏ lết
được treo tự do tại một điểm bất kì, đường thẳng đứng đi qua điểm
này phải đi qua trọng tâm.

Ví dụ 5.2. Xác định vị trí khối tâm của một thanh khối lượng M, dài
L, biết thanh có khối lượng phân bố đồng đều trên một đơn vị chiều
dài?
Giải: Thanh phân bố khối lượng theo đơn vị dài nằm dọc theo trục x
như hình 5.6. Nên theo trục y và x: yCM  0, zCM  0.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 7


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chia thanh thành các yếu tố có


chiều dài dx, khối lượng của mỗi
yếu tố : dm  dx. Trong đó : 
là mật độ khối lượng trên một
M
đơn vị chiều dài,   .
L
Vị trí khối tâm của thanh được Hình 5.6. Khối tâm của
xác định theo phương trình 5.8: một thanh dài đồng chất

 x2 L2 L
L L
1 1
x CM   xdm   xdx   
M M0 M 2 0
2M 2
yCM  0, z CM  0.

1.3. Định luật hai Newton cho hệ chất điểm (vật rắn)

Trước hết ta tìm vận tốc chuyển động của khối tâm. Xuất
phát từ biểu thức định nghĩa của vận tốc và biểu thức định nghĩa của
khối tâm, ta có :

dri
drCM  m dt i
1
vCM   i
  mi v i (5.9)
dt m i
i M i

Trong đó vi là vận tốc của chất điểm thứ i.

Phương trình 5.9 viết lại thành:

Mv CM   mi vi (5.10)
i

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 8


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Bây giờ ta hãy tìm phương trình chuyển động của khối tâm.
Muốn vậy, ta lấy đạo hàm theo thời gian của phương trình 5.9, kết
hợp biểu thức định nghĩa gia tốc:

dvCM 1 dvi 1
a CM    mi   mi a i (5.11)
dt M i dt M i

Kết hợp định luật hai Newton, ta có:

Ma CM   mi a i   Fi (5.12)
i i

Trong đó a i và Fi là gia tốc và ngoại lực tác dụng lên chất điểm mi,
a CM là gia tốc của khối tâm, Fh là tổng vectơ các ngoại lực tác dụng
lên hệ thì phương trình trên có thể viết dưới dạng :

Fh  Ma CM (5.13)

Phương trình trên chứng tỏ khối tâm của hệ (vật rắn) chuyển động
như một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của hệ (vật rắn)
và chịu tác dụng của một lực bằng tổng các ngoại lực tác dụng lên
hệ (vật rắn).

2. Động lượng

2.1. Động lượng của chất điểm

Động lượng là một trong các từ có nhiều nghĩa trong ngôn


ngữ hằng ngày, nhưng chỉ có một nghĩa chính xác trong vật lí và kĩ
thuật.
Định nghĩa động lượng của chất điểm
Vectơ động lượng của một chất điểm khối lượng m, chuyển
động với vận tốc v được xác định bằng tích của khối lượng và vận
tốc của nó: p  mv (5.14)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 9


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Đặc điểm của p :


+ Động lượng là một đại lượng vectơ, có hướng dọc theo hướng của
v ( vì m là đại lượng vô hướng luôn dương).
+ Độ lớn: p  mv .
+Trong SI, đơn vị của nó là kg.m/s.
Nếu chất điểm chuyển động theo hướng bất kỳ, trong hệ tọa
độ Đê-cac thì động lượng p có 3 thành phần, và phương trình (5.14)
tương đương với các phương trình thành phần:
px  mvx , p y  mv y , pz  mvz . (5.15)
Khái niệm động lượng giúp ta phân biệt một cách định lượng
giữa các vật nặng và vật nhẹ chuyển động với cùng vận tốc. Ví dụ
động lượng của một quả bóng bowling thì lớn hơn nhiều so với động
lượng của một quả bóng tennis chuyển động với cùng vận tốc.
Newton đã gọi mv là khối lượng chuyển động, thuật ngữ này có lẽ là
một sự mô tả sinh động hơn là từ động lượng ta dùng ngày nay, vốn
xuất xứ từ chữ Latin có nghĩa là chuyển động.
Sử dụng định luật 2 Newton về chuyển động, ta có thể liên
hệ động lượng của một chất điểm với tổng hợp lực tác dụng lên chất
điểm đó. Ta bắt đầu bằng định luật 2 Newton và thay định nghĩa gia
dv
tốc vào:  F  ma  m dt (5.16)

Ta có thể đưa khối lượng m vào trong dấu đạo hàm, ta có:
d(mv) dp
F  dt

dt
(5.17)

Đây là định luật 2 Newton biểu diễn dưới dạng động lượng đối với
chất điểm. Phương trình này chỉ ra rằng tốc độ biến thiên của động
lượng theo thời gian của chất điểm thì bằng lực tổng hợp tác dụng
lên chất điểm.
Ngoài các trường hợp trong đó vectơ vận tốc biến thiên theo
thời gian, ta có thể sử dụng phương trình (5.17) để nghiên cứu các

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 10


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

hiện tượng trong đó khối lượng thay đổi. Ví dụ khối lượng của tên
lửa thay đổi do nhiên liệu bị đốt và bị phóng ra khỏi tên lửa. Ta
không thể sử dụng phương trình  F  ma để phân tích sự đẩy của
tên lửa mà phải dùng cách tiếp cận động lượng như sẽ trình bày trong
mục 5.4.2.

2.2. Động lượng của hệ chất điểm

Bây giờ ta xét hệ gồm n chất điểm, mỗi chất điểm có khối
lượng, vận tốc và động lượng riêng. Các chất điểm có thể tương tác
với nhau và có thể có ngoại lực tác dụng lên chúng. Hệ, xét về toàn
bộ, có động lượng toàn phần P h , được định nghĩa là tổng vectơ của
động lượng của các chất điểm riêng lẻ. Tức là:
n n
P h  p1  p 2  p3  ...  p n   pi   mi vi (5.18)
i 1 i 1

So sánh phương trình 5.10 và 5.18 ta thấy:

P h  MvCM (5.19)

Nó cho ta một cách khác để định nghĩa động lượng của một hệ hạt:

Động lượng của một hệ chất điểm bằng tích của khối lượng toàn
phần của hệ và vận tốc của khối tâm.

Lấy đạo hàm phương trình 5.19 theo thời gian, ta được:

dPh dv CM
M  Ma CM (5.20)
dt dt

So sánh 5.13 và 5.20, viết định luật hai Newton cho một hệ chất điểm
dPh
dạng tương đương như sau: Fh  (5.21)
dt

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 11


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

2.3. Định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô lập

Giả sử tổng các ngoại lực tác dụng vào một hệ chất điểm
bằng không (hệ cô lập) và không có hạt nào ra khỏi hệ hay vào hệ
dPh
(hệ kín). Khi đó, Fh  0 và phương trình 5.21 có dạng: 0
dt
hay là: Ph  const (5.22)
Phương trình 5.22 là một kết quả quan trọng, gọi là định luật bảo
toàn động lượng của hệ chất điểm.
Có thể được phát biểu định luật bằng lời: Khi hai hay nhiều chất
điểm của một hệ cô lập tương tác với nhau, vectơ động lượng toàn
phần của hệ luôn không đổi.
Một cách tương đương, ta có thể viết lại phương trình 5.22 như sau:
P hi  P hf (5.23)
Trong đó P hi là tổng động lượng của hệ tại một thời điểm ban đầu
nào đó và P h f là tổng động lượng của hệ tại một thời điểm sau đó.
Ta nói rằng động lượng toàn phần của hệ cô lập tại các thời điểm
bất kì đều bằng động lượng ban đầu của nó.

Từ phương trình 5.19 ( P h  MvCM ) thấy, nếu P h không đổi


thì vận tốc khối tâm vCM cũng không đổi. Suy ra gia tốc khối tâm
a CM bằng không, phù hợp với phương trình 5.13 ( Fh  Ma CM ), khi
Fh  0 .
Phương trình 5.22 và p.t. 5.23 dạng vectơ, nên chúng tương
đương với ba phương trình vô hướng x,y,z ; ứng với sự bảo toàn
động lượng theo ba hướng vuông góc với nhau.
Tùy vào lực tác dụng vào lên hệ mà động lượng có thể chỉ
bảo toàn theo một, hoặc hai hướng, chứ không theo mọi hướng.
dPh x
Trong trường hợp Fh  0 nhưng Fh x  0 thì  o  Ph x  const
dt

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 12


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

2.4. Định lý động lượng

Trong mục này ta khảo sát một hệ không cô lập, là hệ có


ngoại lực tác dụng lên hệ trong một khoảng thời gian nào đó. Trong
trường hợp này ta có thể tưởng tượng rằng động lượng được chuyển
từ môi trường đến hệ thông qua lực. Điều đó có nghĩa lực là nguyên
nhân gây ra sự thay đổi động lượng.
Giả sử rằng có một hợp lực  F tác dụng lên chất điểm và
hợp lực này có thể thay đổi theo thời gian. Theo định luật hai
Newton:
dp
 F  dt  dp   Fdt (5.25)

Nếu động lượng của chất điểm thay đổi từ p i tại thời điểm t i tới p f
tại thời điểm t f , lấy tích phân phương trình 5.25 ta được:
tf

p  pf  pi    Fdt (5.26)
ti

Đại lượng ở vế phải của phương trình (5.26) được gọi là xung của
hợp lực (gọi tắt là xung lực)  F tác dụng lên chất điểm trong
khoảng thời gian t  t f  t i , được kí hiệu là:
tf

I    Fdt (5.27)
ti

Từ định nghĩa, ta thấy xung lực I là một đại lượng vectơ, có hướng
giống như hướng của độ biến thiên động lượng  p . Xung lực có thứ
nguyên của động lượng, tức là ML/T.
Từ phương trình 5.26 và 5.27 ta thu được biểu thức gọi là
định lí động lượng:
p  I (5.28)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 13


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Phát biểu định lí: Độ biến thiên động lượng của một chất điểm bằng
xung lượng của hợp lực tác dụng lên chất điểm.
Xung lực không phải là một thuộc tính của chất điểm, mà nó
là đại lượng đo mức độ làm thay đổi động lượng của chất điểm của
ngoại lực.
Do hợp lực truyền xung lực cho chất điểm thường thay đổi
theo thời gian, nên để thuận tiện, người ta định nghĩa một hợp lực
trung bình theo thời gian:
t

  F avg
1 f
   Fdt
t ti
(5.29)

Do đó ta có thể biểu diễn phương trình 5.26 như là:


I   F avg
t (5.30)

Lực trung bình theo thời gian này, như chỉ ra trên hình 9.3b,
có thể được giải thích như là lực không đổi tác dụng lên chất điểm
trong khoảng thời gian có cùng xung lực với xung lực của lực biến
thiên theo thời gian tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian
đó.
Nếu như lực tác dụng lên chất điểm là không đổi:
I   Ft (5.31)
Trong nhiều tình huống vật lý, người ta dùng “xấp xỉ xung
lực“, trong đó ta giả sử một trong các lực tác dụng lên chất điểm tác
dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lớn hơn nhiều so với
các lực khác. Sự xấp xỉ này đặc biệt hữu ích khi xét các bài toán va
chạm trong đó khoảng thời gian va chạm là rất ngắn. Khi sử dụng
xấp xỉ này, lực riêng lẻ này được xem như một xung lực. Ví dụ khi
quả bóng chày bị đánh bằng gậy, thời gian va chạm là khoảng 0,0 ls
và lực trung bình mà gậy tác dụng lên quả bóng trong khoảng thời
gian này là vài ngàn Newton, vì lực tiếp xúc này lớn hơn nhiều so
với trọng lực nên bỏ qua trọng lực.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 14


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

3. Bài toán va chạm


Va chạm là khi hai vật tiến lại gần nhau, tương tác với nhau
bằng các lực rất mạnh, trong khoảng thời gian rất ngắn, rồi tách xa
nhau hoặc dính vào nhau cùng chuyển động.
Đối với các va chạm, thời gian tương tác là rất ngắn, hơn nữa,
lực tương tác là rất mạnh, vì thế hệ được coi là kín, nên động lượng
của hệ được bảo toàn trong bất kì trường hợp va chạm nào. Tuy
nhiên, tổng động năng của hệ có bảo toàn hay không tùy thuộc vào
loại va chạm.
Thực tế va chạm được phân biệt thành hai loại : va chạm đàn
hồi và va chạm không đàn hồi.
Va chạm đàn hồi là va chạm mà sau va chạm hình dạng và
trạng thái bên trong của các vật không thay đổi, nên không có sự
chuyển hóa cơ năng thành các dạng năng lượng khác, do đó cơ năng
được bảo toàn; hơn nữa trong thời gian va chạm, thế năng của các
vật hầu như không đổi, vì thế ta có bảo toàn tổng động năng của hệ.
Va chạm đàn hồi có hai loại là va chạm hoàn toàn đàn hồi (va chạm
đàn hồi một chiều) và va chạm đàn hồi (va chạm đàn hồi hai chiều).
Va chạm không đàn hồi là trước và sau va chạm tổng động
năng của hệ không bảo toàn. Các va chạm không đàn hồi có hai loại
là va chạm hoàn toàn không đàn hồi (sau va chạm các vật dính vào
nhau và cùng chuyển động) và va chạm không đàn hồi (sau va chạm
các vật không dính vào nhau nhưng một phần năng lượng bị chuyển
thành dạng năng lượng khác hoặc bị truyền ra xa).
3.1. Va chạm một chiều

Trong phần này ta sẽ nghiên cứu trường hợp va chạm một


chiều, nghĩa là trước và sau va chạm các vật trong hệ chuyển động
theo phương không đổi.

3.1.1. Va chạm đàn hồi một chiều

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 15


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Xét hai chất điểm khối lượng m1 và m2 , chuyển động trên


một đường thẳng với vận tốc v1 và v 2 đến va chạm trực diện với
nhau (hình 5.7a). Sau va chạm, hai chất điểm tách nhau ra và chuyển
động theo phương cũ với vận tốc tương ứng là v1' và v '2 ( ví dụ một
trường hợp xảy ra sau va chạm như hình 5.7b). Áp dụng định luật
bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng, ta có:

Hình 5.7. Va chạm đàn hồi một chiều


a.Ngay trước va chạm. b.Ngay sau va chạm
b
 
m1 v1  m2 v 2  m1v1'  m 2 v'2 (5.32)
1 1 1 1
m1v12  m2 v 22  m1v '12  m2 v '22 (5.33)
2 2 2 2
Do sau va chạm, các chất điểm chuyển động theo phương cũ,
vì thế phương trình (5.23) và (5.24) được chuyển thành phương trình
đại số:
m1v1  m 2 v 2  m1v1'  m 2 v 2' (5.34)
1 1 1 1
m1v12  m 2 v 22  m1v '12  m 2 v '22 (5.35)
2 2 2 2
Giải 2 phương trình trên, ta được:
2m2 v 2  (m1  m 2 )v1
v1'  (5.36)
m1  m2
2m1v1  (m2  m1 )v 2
v'2  (5.37)
m1  m2

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 16


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

trong đó v1 , v 2 , v1' ,v'2 là các giá trị đại số. Nó có giá trị dương hay âm
là tùy theo véctơ vận tốc tương ứng cùng chiều hay ngược chiều
dương mà ta chọn.
Ta xét một số trường hợp đặc biệt: Từ p.t 5.36 và 5.37
+ Nếu m1  m2 , ta thấy rằng v1'  v2 , v'2  v1 , tức là các chất điểm sẽ
đổi vận tốc cho nhau nếu khối lượng chúng bằng nhau.
+ Nếu ban đầu chất điểm thứ hai đứng yên, v2  0 :
(m1  m 2 )v1
v1'  (5.38)
m1  m 2
2m1v1
v'2  (5.39)
m1  m 2

+ Nếu m1 m2 và v2  0 , ta thu được v1'  v1 , v'2  2v1 . Tức là khi


một hạt rất nặng va chạm trực diện với một hạt rất nhẹ đang đứng
yên, hạt nặng sẽ tiếp tục chuyển động mà không bị thay đổi gì sau
va chạm, còn hạt nhẹ bị bật lại với tốc độ bằng hai lần tốc độ ban
đầu của hạt nặng.
+ Nếu m2 m1 và v2  0 , ta thu được v1'  v1 , v'2  0 . Tức là khi
một hạt rất nhẹ va chạm trực diện với một hạt rất nặng đang đứng
yên, hạt nhẹ sẽ đổi chiều chuyển động với tốc độ không bị thay đổi
gì sau va chạm, còn hạt nặng gần như vẫn đứng yên.
3.1.2. Va chạm không đàn hồi một chiều

Xét hai chất điểm khối lượng m1 và m2 , chuyển động trên


một đường thẳng với vận tốc v1 và v 2 đến va chạm trực diện với
nhau (hình 5.8a). Sau va chạm, hai chất điểm dính vào nhau và cùng
chuyển động theo phương cũ với vận tốc là v ( ví dụ một trường
hợp xảy ra như hình 5.8b). Do động lượng của một hệ cô lập bảo
toàn trong va chạm bất kì.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 17


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Hình 5.8. Va chạm không đàn hồi một chiều


a.Ngay trước va chạm. b.Ngay sau va chạm
b

Theo định luật bảo toàn động lượng, ta có:


  
m1 v1  m2 v2  (m1  m2 ) v (5.40)
Do hệ chuyển động theo một phương không đổi nên :
m1v1  m 2 v 2
m1v1  m2 v2  (m1  m2 )v  v  (5.41)
m1  m 2
Va chạm không đàn hồi một chiều có động năng của hệ không bảo
1 1
toàn. Động năng lúc đầu của hệ: K  m1v12  m2 v22
2 2
1
Động năng lúc sau của hệ: K '  (m1  m 2 )v 2
2
 phần cơ năng đã chuyển hoá thành dạng năng lượng khác là:
1 1 1
K  K  K '  ( m1v12  m 2 v 22 )  (m1  m 2 )v 2 (5.42)
2 2 2

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 18


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

3.2. Va chạm hai chiều

Ở đây ta xét va
chạm giữa một chất điểm
ban đầu chuyển động và
một chất điểm ban đầu
đứng yên ( hình 5.9). Sau
va chạm, hai chất điểm
bay đi theo các góc 1 và
2 như trên hình.

Theo định luật bảo toàn


động lượng và bảo toàn
động năng ta có : Hình 5.9. Va chạm đàn hồi hai
chiều

m1 v1  m1v1'  m 2 v'2 (5.43)


1 1 1
m1v12  m1v '12  m 2 v '22 (5.44)
2 2 2

Ta có thể viết phương trình 5.43 thành các thành phần vô hướng theo
phương x và y :

m1v1  m1v1' cos 1  m 2 v'2 cos 2 (5.45)


0  m1v1' sin 1  m 2 v'2 sin 2 (5.46)

Kết hợp ba phương trình 5.44, 5.45 và 5.46 có bảy biến số,
ta sẽ tìm được đại lượng cần tìm khi biết bốn đại lượng bất kì trong
các đại lượng này.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 19

You might also like