You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ II

Môn: Sinh học 10


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp tế bào?
A. Ti thể. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ribôxôm.
Câu 2: Hô hấp tế bào là quá trình
A. tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản và tích luỹ năng lượng.
B. phân giải các chất hữu cơ thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
C. phân giải các chất hữu cơ thành các chất đơn giản và tích luỹ năng lượng.
D. tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Câu 3: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, giai đoạn nào tạo ra được nhiều ATP nhất?
A. Chu trình Crep. B. Chuỗi truyền electron.
C. Đường phân. D. Đường phân và chu trình Crep.
Câu 4: Giai đoạn nào sau đây không phải là giai đoạn chính trong hô hấp tế bào?
A. Đường phân. B. Chu trình Crep.
C. Chuỗi truyền êlectron hô hấp. D. Chu trình Canvin.
Câu 5: “Giai đoạn đường phân xảy ra ở … với nguyên liệu là …” Nội dung trong dấu “…”
lần lượt là
A. tế bào chất/ glucôzơ. B. tế bào chất/ tinh bột.
C. màng trong ti thể/ tinh bột. D. chất nền ti thể/ glucôzơ.
Câu 6: Pha tối quang hợp xảy ra ở
A. chất nền của lục lạp. B. các hạt grana.
C. màng trong lục lạp. D. màng tilacoit.
Câu 7: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A. Ánh sáng mặt trời.
B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.
Câu 8: Khi nói về pha sáng trong quang hợp ở thực vật, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Xảy ra quá trình cố định CO2. B. Giải phóng O2.
C. Diễn ra ở các tilacoit khi có chiếu sáng. D. Tạo ra ATP và NADPH.
Câu 9: Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp?
A. chu trình Canvin. B. chu trình Crep.
C. chu trình Cnop. D. Chu trình Crep, Cnop và Canvin.
Câu 10: Chất nào sau đây là nguyên liệu của pha tối trong quang hợp?
A. CO2. B. O2. C. H2O. D. C6H12O6.
Câu 11: Phân tử O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ chất nào sau đây?
A. H2O. B. CO2. C6H12O6. D. CaCO3.
Câu 12: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào chóp rễ hành.
C. Tế bào niêm mạc ruột non. D. Tế bào biểu bì da động vật.
Câu 13: Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân của quá trình nguyên phân là
A. kì đầu →  kì sau → kì cuối → kì giữa.
B. kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau.
C. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.
D. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
Câu 14: Trong nguyên phân, NST co xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng được quan sát
rõ nhất ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 15: Theo lí thuyết, trong chu kì tế bào, NST đơn có ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Pha G2. D. Kì cuối.
Câu 16: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa tạo sự thuận lợi
cho quá trình
A. phân li của NST. B. nhân đôi NST.
C. tiếp hợp giữa các NST. D. trao đổi chéo giữa các NST.
Câu 17: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II.
Câu 18: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, và năng lượng
của ánh sáng được gọi là
A. hoá tự dưỡng. B. quang tự dưỡng.
C. hoá dị dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo cơ thể của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Câu 20: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn cacbon và năng lượng nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ. B. CO2 và ánh sáng.
C. Chất vô cơ và CO2. D. Ánh sáng và chất vô cơ.
Câu 21: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào giao tử. D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 22: Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi
A. Nấm men. B. Nấm sợi. C. Vi khuẩn. D. Tảo.
Câu 23: Các NST tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha G1 và pha G2.
Câu 24: Hiện tượng dãn xoắn NST xảy ra ở
A. kỳ giữa. B. kỳ đầu. C. kỳ sau. D. kỳ cuối.
Câu 25: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 26: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh
sáng được gọi là
A. quang tự dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. hoá dị dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 27: Trong giảm phân, các NST xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I.    B. kì sau II. C. kì giữa II. D. kì sau I.
Câu 28: Theo lí thuyết, trong giảm phân, bộ NST đơn bội ở trạng thái kép có ở kì nào?
A. Kì giữa I. B. Kì giữa II. C. Kì đầu I. D. Kì cuối II.
Câu 29: Trong giảm phân, NST xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I.    B. kì sau II. C. kì giữa II. D. kì sau I.
Câu 30: Quang hợp là quá trình
A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và
diệp lục.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp.
C. tổng hợp sánh sáng mặt trời.
D. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học.
Câu 31: Thứ tự lần lượt 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:
A. G1, G2, S. B. S, G1, G2. C. S, G2, G1. D. G1, S, G2.
Câu 32: “Thoi phân bào dần tiêu biến, màng nhân xuất hiện” là đặc điểm của kì nào trong
nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 33: Kết quả quá trình giảm phân là từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào
chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 34: Có thể chia vi sinh vật thành 4 kiểu dinh dưỡng dựa vào 2 tiêu chí là
A. nguồn cacbon và nguồn năng lượng. B. nguồn cacbon và nguồn electron.
C. nguồn năng lượng và nguồn electron. D. nguồn cacbon và nguồn oxi.
Câu 35: Hô hấp hiếu khí xảy ra trong điều kiện môi trường
A. có mặt oxi. B. không có oxi.
C. không có oxi và chứa NO3-. D. phải có mặt đồng thời oxi và hiđrô.
Câu 36: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở
A. màng lưới nội chất trơn. B. màng lưới nội chất hạt.
C. màng ngoài của ti thể. D. màng trong của ti thể.
Câu 37: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo.
C. Thực vật và nấm.
D. Thực vật và động vật.
Câu 38: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào xảy ra vào
A. kỳ cuối B. kỳ đầu C. kỳ trung gian D. kỳ giữa
Câu 39: Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào vi khuẩn. D. Tế bào sinh trứng chín.
Câu 40: Kết quả quá trình giảm phân II là từ 2 tế bào con (n NST kép) tạo ra 4 tế bào con,
mỗi tế bào chứa:
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 41: Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ và nguồn năng lượng từ ánh sáng
thì có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá dị dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 42: Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 43: Vi sinh vật quang dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ
A. ánh sáng. B. chất hữu cơ. C. chất vô cơ. D. CO2.
Câu 44: Vi sinh vật hoá dưỡng sử dụng nguồn cacbon từ
A. chất vô cơ. B. chất hữu cơ từ sinh vật khác tổng hợp.
C. chất hữu cơ cơ thể tự tổng hợp. D. CO2.
Câu 45: “Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật có tốc độ … và cần sử dụng enzim …”.
Nội dung còn thiếu trong các dấu “…” là
A. nhanh/ nội bào. B. nhanh/ ngoại bào.
C. chậm/ nội bào. D. chậm/ ngoại bào.
Câu 46: Quang hợp gồm 2 giai đoạn là
A. pha sáng và pha tối. B. pha sáng và chu trình Crep.
C. pha sáng và pha quang phân ly nước. D. pha tối và pha đường phân.
Câu 47: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, NST có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo NST kép. B. Bắt đầu co xoắn lại.
C. Co xoắn tối đa. D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân?
A. Có hai lần nhân đôi NST. B. Có một lần phân bào.
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma. D. Tạo ra tế bào con có số NST đơn bội.
Câu 49: Kết quả quá trình nguyên phân là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 50: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng quá trình lên men lactic?
A. Nước mắm. B. Nước tương. C. Sữa chua. D. Nước.
Câu 51: Trong hô hấp hiếu khí, chất nào sau đây là chất nhận electron cuối cùng?
A. O2. B. Các phân tử hữu cơ. C. SO42-. D. NO3-.
Câu 52: Trong quá trình phân giải prôtêin, vi sinh vật sử dụng enzim
A. lipaza. B. amilaza. C. nuclêaza. D. prôtêaza.
Câu 53: Kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng giống nhau ở đặc điểm nào sau
đây?
A. Nguồn C chủ yếu là CO2. B. Nguồn năng lượng là ánh sáng.
C. Nguồn C chủ yếu là chất hữu cơ. D. Nguồn năng lượng là chất hữu cơ.
Câu 54: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulôzơ, lên men lactic. B. Phân giải prôtêin, xenlulôzơ.
C. Lên men lactic và lên men etilic. D. Lên men lactic.
Câu 55: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?
A. Quá trình phân giải prôtêin phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng
của enzim prôtêaza.
B. Khi môi trường thiếu nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện
tượng khí amoniac bay ra.
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do
đó có hiện tượng khí amoniac bay ra.
D. Nhờ có tác dụng của prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của đậu tương được phân giải
thành các axit amin.
Câu 56: Vi sinh vật tiết ra enzim ngoại bào phân giải polisaccarit thành
A. đường đơn. B. axit amin. C. nuclêôtit. D. axit béo.
Câu 57: Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật
thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Phân giải polisaccarit. B. Phân giải protein.
C. Phân giải xenlulozo. D. Lên men lactic.
Câu 58: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quá trình đồng hoá và dị
hoá?
A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa.
B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho đồng hóa.
C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau.
D. Đồng hóa và dị hoá là hai quá trình ngược chiều nhưng thống nhất với nhau.
Câu 59: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. Nguồn năng lượng và khí CO2. B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. Ánh sáng và nhiệt độ. D. Ánh sáng và nguồn cacbon.
Câu 60: Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn
cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng.    B. hóa dị dưỡng. C. quang tự dưỡng.   D. hóa tự dưỡng.
Câu 61: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp
chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng. B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng. D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
Câu 62: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng
là oxi phân tử.
B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng
là oxi phân tử.
C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một
phân tử vô cơ không phải là oxi.
D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat.
Câu 63: Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?
A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí.
B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí.
C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ.
D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3-.
Câu 64: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2.
(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép.
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào.
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là:
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 65: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?
A. Pha G1, kì đầu và kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối.
C. Pha G2, kì đầu và kì giữa. D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Câu 66: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng
xích đạo.
B. Tế bào thực vật phân chia tế bào bằng cách tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo.
C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành.
D. Tế bào chất luôn được phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
Câu 67: Axit pyruvic được tạo ra trong giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí?
A. Đường phân. B. Chu trình Crep.
C. Chuỗi truyền electron. D. Chu trình Canvin.
Câu 68: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
A. tế bào chất và nhân tế bào. B. tế bào chất và màng nhân.
C. tế bào chất và màng sinh chất. D. nhân tế bào và màng sinh chất.
Câu 69: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng?
A. Đây là pha cố định CO2.
B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng làm nguyên liệu cho pha tối.
C. O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối.
 Câu 70: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối
(1) Giải phóng O2.
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước.
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP.
(5) Sinh ra nước.
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (4).     B. (2), (3).     C. (3), (5).    D. (2), (5).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân về các tiêu chí:
loại tế bào tham gia phân bào, số lần phân bào, kết quả, ý nghĩa, diễn biến ở kỳ giữa.
Câu 2: So sánh quá trình phân giải (dị hoá) và tổng hợp (đồng hoá) các chất.
Câu 3: Nêu diễn biến chính và số lượng nhiễm sắc thể tương ứng của các tế bào tại các kì
của nguyên phân.
Kì Diễn biến chính của Số lượng NST Trạng thái NST
NST (đơn/kép)

Câu 4: So sánh quá trình hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men về các đặc điểm: điều
kiện xảy ra (có hay không có mặt oxi), chất nhận electron cuối cùng.
Câu 5: So sánh giảm phân I và giảm phân II.
Câu 6: Để nghiên cứu kiểu hô hấp của một loài vi khuẩn, người ta cấy chúng vào 2 bình
chứa môi trường dinh dưỡng được chuẩn bị như sau:
- Bình 1: Đậy kín nắp bình bằng túi nilon, không để lọt oxi vào.
- Bình 2: Đậy nắp bình bằng nút bông thông thoáng, oxi dễ dàng đi vào trong.
Biết rằng 2 bình vi khuẩn được nuôi cấy trong điều kiện như nhau. Sau 2 ngày, nhận
thấy vi khuẩn chỉ phát triển ở bình 2 và không phát triển ở bình 1. Hãy cho biết kiểu hô hấp
của vi khuẩn này. Giải thích.

You might also like