You are on page 1of 4

BÀI TẬP AMINOAXIT (01)

Câu 1: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,6. B. 40,2. C. 42,5. D. 48,6.
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.
Câu 3: Để phản ứng hết với 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần 320 ml dung dịch NaOH 1M; cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
A. 36,32 gam B. 30,68 gam C. 35,68 gam D. 41,44 gam
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic (tỷ lệ mol 1 : 1) tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch KOH
1M thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 23,36 B. 31,20 C. 23,04 D. 26,88
Câu 5 : Cho hỗn hợp X gồm glyxin (x mol) và axit glutamic (2x mol) tác dụng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH
1M thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 38,94 B. 28,74 C. 34,14 D. 33,54
Câu 6: Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch KOH
1M ; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là :
A. 36,32 gam B. 30,68 gam C. 41,44 gam D 35,80 gam
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng
hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác
dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là
A. 26,40. B. 39,60. C. 33,75. D. 32,25
Câu 8: Hỗn hợp X gồm glyxin và Lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu
được dung dịch Y chứa (m + 22) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 51,1) gam muối. Giá trị của m là :
A. 112,2 g B. 103,4 g C. 123,8 g D. 171,0 g
Câu 9: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu
được dung dịch Y chứa ( m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tá dụng với dung dich HCl dư thì
thu được dung dịch Z chứa ( m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1 B. 61,9 C. 33,65 D. 54,36
Câu 10: Đun nóng 24,12 gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và etyl aminoaxetat với dung dịch KOH vừa đủ, cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối và 5,52 gam ancol Y. Giá trị của m là:
A. 34,28 B. 31,40 C. 32,84 D. 26,92
Câu 11 : Cho m gam hỗn hợp X gồm alanin và glyxin vào dung dịch NaOH dư thu được (m + 4,4) gam muối.
Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,765 mol O2 thu được CO2, N2 và H2O. Giá trị của m là :
A. 19,20 B. 20,46 C. 17,94 D. 18,36
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin bằng lượng oxi vừa đủ thu được CO2, H2O
và N2, trong đó CO2 và H2O hơn kém nhau 0,16 mol. Mặt khác lấy 35,28 gam X trên tác dụng với dung dịch
HNO3 dư thu được x gam muối. Giá trị của x là :
A. 61,74 B. 63,63 C. 67,41 D. 65,52
Câu 13 : Dung dịch X chứa glyxin và axit glutamic có cùng nồng độ mol. Cho V1 ml dung dịch X tác dụng vừa
đủ với V2 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 400 ml dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,56 gam muối khan.
Nồng độ mol/l của axit glutamic trong V1 ml X là :
A. 0,5M B. 0,6M C. 0,75M D. 0,8M
Câu 14 : Cho 26,52 gam hỗn hợp gồm glyxin và lysin có tỷ lệ mol 1 : 1 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư
thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 48,84 B. 41,64 C. 49,20 D. 41,40
Câu 15(ĐH2014). Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối
lượng. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8g B. 13,1g C. 12,0g D. 16,0g
Câu 16: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng).
Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 13,2
gam muối. Giá trị của m là
A. 8,4. B. 7,2. C. 10,8. D. 9,6.
Câu 17: Dung dịch X chứa phenylamoni clorua và axit glutamic có cùng nồng độ mol. Cho V1 dung dịch X tác
dụng vừa đủ với V2 lít dung dịch Y chứa NaOH 0,4M và KOH 0,4M thu được 250 ml dung dịch Z. Cô cạn Z
được 10,94 gam muối khan. Tỷ lệ V1 : V2 là :
A. 2 : 3 B. 1 : 1 C. 3 : 2 D. 4 : 1
Câu 18 : Lấy m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và muối mononatri glutamat tác dụng tối đa với dung dịch
chứa 11,2 gam KOH thu được 29,94 gam muối. Giá trị của m là :
A. 25,28 B. 22,34 C. 28,22 D. 21,90
Câu 19: Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val, Glu; để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X cần 500 ml dung dịch
NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam X cần 1,8 mol O2 thu được H2O, m gam CO2 và 4,48 lít khí
N2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 66 B. 88 C. 44 D. 132
Câu 20: Hỗn hợp X chứa glyxin, alanin, lysin, axit glutamic. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch
chứa 0,24 mol NaOH hoặc dung dịch chứa 0,22 mol HCl. Nếu đốt cháy m gam X cần dùng 0,9 mol O2 ; sản
phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 70 gam kết tủa. Giá trị của m
là :
A. 21,22 B. 22,32 C. 20,48 D. 21,20
Câu 21: Cho 21,77 gam hỗn hợp gồm CH3COONH4 và ClH3N-CH2-COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH đun nóng thu được 1,792 lít khí (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là :
A. 28,33 B. 25,25 C. 29,21 D. 33,37
Câu 22 : Cho 29,94 gam hỗn hợp X gồm anilin và phenylamoni nitrat tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư
thu được 31,2 gam muối. Nếu đun nóng 29,94 gam X với 160 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y
chứa m gam muối. Giá trị của m là :
A. 15,16 gam B. 13,60 gam C. 16,72 gam D. 14,32 gam
Câu 23 : Dung dịch X chứa phenylamoni clorua và mononatri glutamat có cùng nồng độ mol. Cho 100 ml
dung dịch X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa KOH 0,4M và NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :
A. 23,83 B. 16,25 C. 15,61 D. 21,83
Câu 24: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung
dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá
trị của m là
A. 22,35. B. 44,65. C. 33,50. D. 50,65
Câu 25: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 16,6. B. 17,9. C. 19,4. D. 9,2.
Câu 26: Cho m gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và NH2-CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa ancol etylic và 7,525 gam hỗn
hợp hai muối. Giá trị của m là:
A. 8,725 B. 7,750 C. 8,125 D. 8,250
Câu 27: Hỗn hợp X gồm triolein và axit glutamic. Hiđro hóa hoàn toàn 53 gam X cần dùng 0,12 mol H2 (xúc
tác Ni) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ thi được m gam muối. Giá trị
của m là:
A. 59,52 B. 59,64 C. 63,72 D. 61,80
Câu 28: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClNH3CH2COOH, 0,02 mol CH3-CH(NH2)-COOH, 0,05 mol
HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 16,335 B. 8,615 C. 12,535 D. 14,515
Câu 29: X là một -aminoaxit mạch thẳng chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X
tác dụng với dd HCl dư thu được 13,95 gam muối clorua của X. CTCT thu gọn của X là:
A. CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH2COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 30. Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư,
thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử hiđrô trong phân tử X là:
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 31: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. CT của X là
A. H2NC4 H8COOH. B. H2NC3 H6COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NCH2COOH.
Câu 32: Đun nóng 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,25M.
Sau phản ứng người ta cô cạn dung dịch thu được 2,5 g muối khan. Mặt khác, lấy 100g dung dịch aminoaxit
trên có nồng độ 20,6 % phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5 M. Công thức phân tử của aminoaxit là:
A. H2NCH2COOH B.CH3CH(NH2)COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3COONH4
Câu 33: Hợp chất X chứa 2 loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100ml dung dịch X 0,3M phản ứng vừa
đủ với 48ml dd NaOH 1,25M. Sau đó đem cô cạn dd thì thu được 5,31g muối khan. Biết X có mạch cacbon
không phân nhánh và có một nhóm amino ở vị trí  . Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. CH3-CH(NH2)-(COOH
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 34: Cho 0,02 mol chất X (X là một  -aminoaxit) phản ứng vừa hết với 160ml dd HCl 0,152M thì tạo ra
3,67g muối. Mặt khác, 4,41g X khi tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có
mạch cacbon không phân nhánh. Vậy công thức cấu tạo của X là :
A. HOOC-CH(NH2)-CH(NH2)-COOH. B.HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH. D. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 35: Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm
khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan.
Vậy X là:
A. Alanin. B. Axit glutamic. C. Valin. D. Glyxin.
Câu 36: Cho 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,5M, đun nóng.
Sau phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch được 4,34 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. C6H12O2N2. B. C5H9O4N . C. C6H14O2N2 . D. C6H13O2N2
Câu 37 : Đun nóng 21,9 gam α-aminoaxit X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 25,2 gam muối. X là :
A. Lysin B. Glyxin C. Valin D. Axit glutamic
Câu 38: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol
aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân
tử của X là:
A. C4H10O2N2 B. C5H9O4N C. C4H8O4N2 D. C5H11O2N
Câu 39: Aminoaxit X, mạch hở, có công thức H2N-R(COOH)x (trong đó R là gốc hiđrocacbon). Đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần y lít O2 ở đktc, tạo ra N2, 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Giá trị tương ứng của m và y là
A. 32,2 và 17,92 B. 27,6 và 15,68. C. 17,8 và 16,8 D. 8,9 và 13,44
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO
: mN = 24 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 31,2 gam hỗn hợp X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn 31,2 gam hỗn hợp X cần 35,84 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước
vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A.110 gam. B.115 gam. C.120 gam. D.140 gam.
Câu 41 (ĐH2013): Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong
đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O
và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam. B. 13 gam. C. 10 gam. D. 15 gam
Câu 42 : Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dich HCl 1M. Nếu
cho 26,64 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
chất rắn khan. Tính m?
A. 36,9 gam B. 32,58 gam C. 38,04 gam D. 38,58 gam
Câu 43: Hỗn hợp X gồm glyxin, valin và axit glutamic, lysin trong đó tỷ lệ khối lượng nitơ và oxi là 49 :120.
Cho m gam X tác dụng với NaOH dư thấy lượng NaOH phản ứng là 12 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X
cần dùng 1,24 mol O2 thu được 2,22 mol hỗn hợp CO2, H2O và N2. Giá trị của m là :
A. 28,04 B. 27,08 C. 28,12 D. 27,68
Câu 44: Hỗn hợp X gồm một số aminoaxit (chỉ có nhóm –COOH và –NH2); trong X tỷ lệ khối lượng oxi và
nitơ tương ứng là 192 : 77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220 ml dung dịch HCl 1M. Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) thu được 27,28 gam CO2 (sản phẩm cháy
gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của V là:
A. 17,472 B. 16,464 C. 16,576 D. 16,686
Câu 45:Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở đều chứa 1 nhóm –NH2 bằng
lượng oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng H2SO4 đặc dư thì khối lượng bình tăng 12,6 gam
và có 2,24 lít hỗn hợp khí Y thoát ra. Mặt khác m gam X có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol
NaOH. Giá trị của m gần nhất với?
A. 3,0 B. 3,5 C. 4,0 D. 4,5
Câu 46: Hỗn hợp X gồm hai aminoaxit (đều mạch hở, chỉ có nhóm –COOH và –NH2 trong phân tử); trong đó
tỷ lệ khối lượng của O và N là 64 : 35. Để tác dụng vừa dủ với 4,39 gam hỗn hợp X cần 40 ml dung dich NaOH
1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 4,39 gam X trên cần dùng 4,984 lít O2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước
vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17 gam B. 20 gam C. 13 gam D. 15 gam
Câu 47: X và Y đều là -aminoaxit no, mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có 1 nhóm
–NH2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y
phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm hai muối trung hòa.
Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 39,975 gam hai
muối. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp Z là:
A. 23,15% B. 26,71% C. 19,65% D. 30,34%
Câu 48: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở X và 2 mol aminoaxit mạch hở Y tác dụng vừa đủ với 4 mol
HCl hay 4 mol NaOH. Đốt a gam hỗn hợp X gồm 46,368 lít khí O2 (đktc) thu được 8,064 lít khí N2 (đktc).Nếu
cho a gam X tác dụng hết với HCl thì được bao nhiêu gam muối?
A. 75,52 B. 84,96 C. 89,68 D. 80,24

You might also like