You are on page 1of 6

TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 11

LỚP D1K100 HTK

PHẦN 1: CHỦ ĐỀ HOA KÌ

A.Lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì


1. Lãnh thổ
- Rộng lớn, gồm 3 bộ phận:
+ Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ: gồm 48 bang, là khối lãnh thổ quốc gia lớn thứ 5 TG với
diện tích hơn 7,8 triệu km2.
+ Alaxca: là một bộ phận của Hoa Kỳ ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ, diện tích: 1,5 triệu km2.
+ Ha-oai: có diện tích hơn 16 ngàn km2, là 1 quần đảo nằm ở Châu Đại Dương.
=> Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu tây, giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp cận Ca-na-đa và khu vực Mĩ la tinh.
B. Đặc điểm dân cư của Hoa Kì
1. Gia tăng dân số
- Dân số đông, đứng thứ 3 trên TG : 296,5 triệu người (năm 2005).
- Dân số tăng nhanh ( chủ yếu do nhập cư )
=> Đem lại lao động tri thức, vốn mà không mất chi phí đầu tư ban đầu.
=> Dân số Hoa Kì có xu hướng già hóa.
+ Thuận lợi: – Lực lượng lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
– Hoa Kì không chi phí đào tạo ban đầu.
+ Khó khăn: – Làm tăng chi phí phúc lợi xã hội.
– Nguy cơ thiếu lao động bổ sung.

2. Thành phần dân cư


- Thành phần dân cư phức tạp, nguyên nhân do nhập cư.
-Thành phần dân cư đa dạng, phức tạp: người gốc Âu 83%, Phi >10%, Á và Mĩ La Tinh 6%,
dân bản địa 1%.
+ Thuận lợi: -Tạo nên nền văn hóa phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch, tính năng
động của dân cư.
+ Khó khăn: -Việc quản lí xã hội gặp nhiều khó khăn.

3. Phân bố dân cư

– Dân nhập cư phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người Anh điêng bị dồn vào
sinh sống ở vùng núi đồi hiểm trở phía tây.
– Mật độ dân số trung bình là 31 người/km2 (năm 2005).
- Dân cư phân bố không đều.
– Dân cư đô thị chiếm tới 75% dân số

– Xu hướng: - Giảm dần mật độ ở khu vực Đông Bắc


- Tăng dần mật độ ở phía Nam và ven TBD.

C. Đặc điểm kinh tế , xã hội của Hoa Kỳ


I. Đặc điểm xã hội
-Dân số đặc biệt tăng nhanh => LĐ dồi dào (chủ yếu do nhập cư)
- Là nước đông dân thứ 3 TG
- Phân bố không đồng đều
- Dân nhập cư đa dạng, phức tạp ( phần lớn là châu Âu, 10% lai Phi,6% lai Á, Mĩ La Tinh,
1% là dân bản địa )
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp

II. Đặc điểm kinh tế


– Đứng đầu TG, phát triển nhanh chóng, đạt thành tựu cao
– Tổng GDP chiếm ¼ của thế giới
– GDP / người rất cao : 39 739 USD năm 2004
Nguyên nhân: + Lãnh thổ rộng lớn , vị trí thuận lợi , tài nguyên giàu có .
+ Lao động đông , có trình độ cao
+ Không bị chiến tranh tàn phá

III. Các ngành kinh tế chủ chốt

1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP ( năm 2004 )

Các ngành dịch vụ Đặc điểm

+Chiếm 12% giá trị ngoại thương thế giới


Ngoại thương +Giá trị nhập siêu ngày càng lớn
+Cán cân xuất nhập khẩu lớn và luôn nhập siêu

+ Hệ thống các đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới .
Giao thông vận tải

- Nghành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới
- Thông tin liên lạc:
+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước.
+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
Tài chính , - Du lịch: Phát triển mạnh
thông tin liên lạc ,
du lịch
2. Công nghiệp : là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ
- Sự thay đổi trong công nghiệp: Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống, tăng các ngành hiện
đại:
+ Giảm : dệt , luyện kim , đồ nhựa ,....
+ Tăng : công nghiệp hàng không , vũ trụ điện tử ,....
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.

Các ngành công nghiệp Đặc điểm

Công nghiệp chế biến - Chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước.
- Thu hút 40 triệu lao động ( năm 2004).

Công nghiệp điện lực - Gồm: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử.
- Các loại khác: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời...

Công nghiệp khai thác - Nhất thế giới: phốt phát, molipden.
- Nhì thế giới: vàng, bạc, đồng, chì…
- Ba thế giới: dầu mỏ.

3. Nông nghiệp

Đặc điểm chung Sản lượng Chuyển dịch Hình thức tổ Xuất khẩu
cơ cấu chức sản xuất

- Nền nông nghiệp - 140 tỷ USD. - Giảm: Giá trị - Trang trại. - Lớn nhất thế giới.
tiên tiến. - Chiếm 0,9% hoạt động - Số lượng: - Lúa mì: 10 triệu tấn.
- Tính chuyên môn GDP. (năm thuần nông. giảm - Ngô: 61 triệu tấn.
hoá cao. 2004) - Tăng: giá trị - Diện tích - Đậu tương 17 - 18
- Gắn với công nghiệp dịch vụ nông TB: tăng triệu tấn.
chế biến và thị trường nghiệp. - Doanh thu 20 tỷ USD.
tiêu thụ.

- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ
=> các vành đai chuyên canh => vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ

PHẦN 2: CHỦ ĐỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU


I.Quy mô, vị trí của EU
1.Quy mô: rộng lớn, 27 thành viên (tính đến 31 tháng 1 năm 2020)
Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy
Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha,
Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển

2.Vị trí: Liên minh châu Âu chủ yếu nằm ở phần lớn Tây và Trung Âu
-Trụ sở : Brúc-xen (Bỉ)
Mục đích là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền
vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về
kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại => Liên minh toàn diện

II. Biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU:

1. Thị trường chung châu Âu:


a) Tự do lưu thông:
- Tự do di chuyển: gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc.
- Tự do lưu thông dịch vụ: gồm vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…
- Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu
thông và buôn bán trong toàn thị trường chung châu Âu không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ, các nhà đầu tư
có thể chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
→ Lợi ích:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
+ Thực hiện chung các chính sách thương mại với nước ngoài EU.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế với khả năng cạnh tranh của EU.
b) Euro – đồng tiền chung của EU:
- 1/1/1999, 11 nước thành viên bắt đầu sử dụng đồng Euro như là đồng tiền chung của EU
nhưng dưới dạng không phải là tiền mặt.
- Từ năm 2004, 13 nước thành viên đã sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung EU.
→ Lợi ích: Việc đưa Euro vào sử dụng là đồng tiền chung có tác dụng:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các
doanh nghiệp đa quốc gia.
2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
Các dự Nội dung Các bên
án hợp (sản phẩm) tham gia Lợi ích
tác

Sản xuất Phân công sản xuất - Anh - Tận dụng thế mạnh của mỗi nước
máy bay các bộ phận máy - Pháp để phát triển mạnh hãng.
Airbus bay Airbus và các - Đức - Tăng khả năng cạnh tranh có hiệu
dịch vụ liên quan - Tây Ban Nha quả với các hãng chế tạo máy bay nổi
tiếng của Hoa Kì (Boing).

Đường Xây dựng đường - Anh - Là tuyến giao thông rất quan trọng
hầm qua hầm nối liền Anh - Pháp ở châu Âu, vận chuyển hàng hóa trực
biển với Pháp tiếp từ Anh sang châu Âu và ngược
Manche lại nhanh chóng, tiện lợi mà không
phải trung chuyển bằng phà.
- Trong tương lai có thể cạnh tranh
với vận tải hàng không nếu các tuyến
đường sắt siêu tốc được đưa vào sử
dụng.
III. Vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới:
1. Biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới (năm 2004):

.2. Vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế (dựa vào biểu đồ):
- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của trái đất và 7,1% dân số thế giới, nhưng đã chiếm:
+ Chiếm 31% tổng GDP của thế giới.
+ Chiếm 37,7% trong giá trị xuất khẩu của thế giới.
+ Chiếm 19% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
+ Chiếm 26% ô tô của thế giới.
+ Đặc biệt EU chiếm 59% tổng viện trợ của toàn thế giới.
- Nếu so sánh EU với Hoa Kỳ và Nhật Bản:
+ Tỷ trọng GDP của EU vượt qua Hoa Kỳ gần 3% và gần gấp 3 lần GDP của Nhật Bản.
+ Tỷ trọng xuất khẩu của EU gấp hơn 4 lần giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ và gấp hơn 6 lần
giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.
→ Tỷ trọng xuất khẩu (GDP) của EU đứng đầu thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.
=> EU là một khối kinh tế ngày càng mạnh và là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giới hiện
nay.

You might also like