You are on page 1of 1

Bài 1.

GÓC Ở TÂM, SỐ ĐO CUNG


LUYỆN TẬP.
Bài 1. Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo bao nhiêu độ trong những thời
điểm sau:
a) 3 giờ; b) 5 giờ; c) 6 giờ; d) 12 giờ; e) 20 giờ
Bài 2. Từ 1 giờ đến 4 giờ thì kim giờ quay được một góc ở tâm bằng bao nhiêu độ.
Bài 3. Một đồng hồ chạy chậm 25 phút. Hỏi để chỉnh lại đúng giờ thì phải quay kim phút một góc ở tâm
là bao nhiêu độ?
Bài 4. Hãy xếp một tờ giấy để xếp thành một hình ngôi sao năm cánh đều nhau. Muốn cắt chỉ bằng một
nhát kéo thì phải gấp tờ giấy đó thành một hình có góc ở tâm bằng bao nhiêu độ?
Bài 5. Cho hai đường thẳng xy và st cắt nhau tại O, trong các góc tạo thành có góc 450. Vẽ một đường
tròn tâm O. Tính số đo các góc ở tâm xác định bởi hai trong bốn tia gốc O.
Bài 6. Hai tiếp tuyễn của đường tròn (O) tại A và B cắt nhau tại M. Biết góc AMB bằng 350.
a) Tính số đo góc ở tâm tạo bởi hai bán kính OA và OB.
b) Tính số đo mỗi cung AB (cung lớn và cung nhỏ).
Bài 7. Hai tiếp tuyến tại A và B của (O;R) cắt nhau tại M. Biết OM=2R. Tính số đo góc ở tâm AOB.
Bài 8. Cho tam giác đều ABC. Gọi O là tâm của đường tròn đi qua ba điểm A, B, C.
a) Tính số đo các góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA, OB, OC.
b) Tính số đo các cung tạo bởi hai trong ba điểm A, B, C.
Bài 9. Mỗi khẳng định sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
a) Hai cung bằng nhau thì có số đo bằng nhau.
b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau.
c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn.
d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
Bài 10. Trên đường tròn tâm O lấy ba điểm A, B, C sao cho  AOB = 100 0 , sđ 
AC . Tính số đo cung nhỏ
BC (xét cả hai trường hợp:điểm C nằm trên cung nhỏ AB, điểm C nằm trên cung lớn AB)
Bài 11. Cho đường tròn (O;R), đường kính AB. Gọi C là điểm chính giữa của cung AB. Vẽ dây CD dài
bằng R. Tính góc ở tâm DOB. Có mấy đáp số?
Bài 12. Cho hai đường tròn (O;R) và (O’;R’) cắt nhau tại A và B. Hãy so sánh R và R’ trong các trường
hợp sau:
a) Số đo cung nhỏ AB của (O;R) lớn hơn số đo cung nhỏ AB của (O’;R’).
b) Số đo cung nhỏ AB của (O;R) nhỏ hơn số đo cung nhỏ AB của (O’;R’).
c) Số đo cung nhỏ AB của (O;R) bằng số đo cung nhỏ AB của (O’;R’)
Bài 13. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Đường phân giác của góc ABO’ cắt các
đường tròn (O) và (O’) tương ứng tại C và D. Hãy so sánh các góc ở tâm BOC và BO’D.
Bài 14. Trên một đường tròn, có cung AB bằng 1400. Cung AD nhận B là điểm chính giữa, cung CB nhận
A là điểm chính giữa. Tính số đo cung nhỏ CD và cung lớn CD.
Bài 15. Cho C là một điểm nằm trên cung lớn AB của đường tròn (O). Điểm C chia cung lớn AB thành
hai cung AC và CB. Chứng minh rằng cung lớn AB có sđ AB  +sđ CB
 =sđ AC .

Bài 16. Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Các điểm C, D, E cùng thuộc một cung AB sao cho sđ
 = 1 sđ BA
BC  = 1 sđ BA
 ; sđ BD  = 2 sđ BA
 ; sđ BE 
6 2 3
a) Đọc tên các góc ở tâm có số đo không lớn hơn 1800.
b) Cho biết số đo của mỗi góc ở tâm tìm được ở câu trên.
c) Cho biết tên của các cặp cung có số đo bằng nhau (nhỏ hơn 1800)
d) So sánh hai cung nhỏ AE và BC.

You might also like