You are on page 1of 5

TỔNG QUAN VỀ BỒ HÒN

- Bồ hòn, tên khoa học là Sapindus


mukorossi Gaertn (họ
Sapindaceae), là một loại cây thân
gỗ to, thường cao từ 5-12m có khi
hơn, thường rụng lá vào mùa khô.
lá kép hình lông chim gồm 4-5
đôi lá chét gần đối nhau. Hoa mọc
thành chùy ở đầu cành thành
chùm gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu
lục nhạt. Quả gồm 3 quả hạch nhưng tiêu giảm đi, chỉ còn một hình cầu, có đường
sống nổi rõ, cùi quả dày. Vỏ quả màu vàng hơi nâu nhạt, da nhăn nheo, trong chứa
một hạt màu đen, hình cầu. Mùa hòa vào tháng 7-9, mùa quả từ tháng 10-12.
SƠ LƯỢC CÁC LOẠI MÁY MÓC CÓ THỂ SỬ DỤNG
1. Thiết bị ép:
- Do trong quá trình chiết xuất enzyme từ quả bồ hòn bằng cách ủ, nên để tách hoàn
toàn phần chiết ra khỏi bã, người ta sử dụng máy ép kiểu vắt. Hiệu suất của quá
trình được xác định bởi sự tách hoàn toàn pha lỏng, cũng như chất lượng phần
chiết được (không chứ các tiểu phần rắn). Khi vắt chất lỏng tự do dễ dàng tách
khỏi phần khô. Dùng phương pháp ép không thể tách hoàn toàn phần chiết. Luôn
luôn ở trong bã còn lại một lượng chất chiết, không thể tách được ở dạng cân bằng
tương ứng với áp suất và nhiệt độ đã cho.
- Máy ép được ứng dụng để vắt được chia ra làm hai nhóm: máy ép cơ học tác động
tuần hoàn, tác động thủ công, loại truyền động cơ học và sức ép bằng thủy lực,
loại khí động học; máy ép có tác động liên tục – vít tải, lệch tâm, bang tải, ly tâm
và trục quay. Nhược điểm của các máy ép tác động tuần hoàn là năng suất không
cao, kích thước lớn, nên ít ứng dụng được trong công nghiệp thực phẩm.
- Máy ép vít tác động liên tục có tiến bộ và hoàn hảo hơn vì cho phép cơ khí hóa và
tự động hóa quá trình. Sau khi tách sơ bộ phần chiết, bã cho vào phễu chứa và
dung vít tải để chuyển vào xilanh đột lỗ, vào khoang vắt và cuối cùng thải ra khỏi
máng.

2. Máy trích ly:


- Quá trình tách các chất có thành phần phức tạp chứa một hay nhiều cấu tử bằng
dung môi gọi là trích ly. Khi trích ly xảy ra tách từng phần hay tách hoàn toàn các
chất có độ hòa tan khác nhau trong dung dịch khác nhau. Do khuếch tán khi tiếp
xúc với hợp chất đem gia công, dung môi như pha có nồng độ thấp hơn được bão
hòa bởi cấu tử hòa tan trong đó. Để trích ly các chất hoạt hóa sinh học, người ta
ứng dụng các bộ trích ly tác động tuần hoàn và liên tục.
3. Máy lọc:
- Thiết bị dung để phân chia các hệ thống không đồng nhất bằng phương pháp lọc
qua lớp ngăn (vải, lưới kim loại, cactông, gốm xốp, lớp cát mịn, điatomit…) được
gọi là máy lọc.
- Theo nguyên tắc hoạt động của máy lọc người ta chia ra làm hai loại: tác động
tuần hoàn và tác động liên tục. Các máy lọc có thể phân loại theo áp suất được
chia ra các loại sau: lọc theo phương pháp trọng lực, máy lọc hoạt động dưới áp
suất của cột chất lỏng, máy lọc chân không và máy lọc ép.
- Trong sản xuất bằng phương pháp vi sinh, các máy lọc được ứng dụng trong các
quá trình tác sinh khối chất lỏng canh trường để làm trong dung dịch chứa các chất
hoạt hóa sinh học, để lọc tiệt trùng, để tách các chất hoạt hóa sinh học dạng kết tủa
khỏi dung dịch,…
Những loại máy trên mục đích cuối cùng là để tinh chế ra được dung dịch tốt nhất. Sau
giai đoạn đó cần có những loại máy khác để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đó là các loại
máy như máy trộn, máy nén viên.
4. Máy trộn:
- Để tiêu chuẩn hóa các chất hoạt hóa sinh học, người ta sử dụng các máy trộn khác
nhau. Theo nguyên tắc hoạt động của các loại máy trộn, có thể là tuần hoàn hay
gián đoạn.
 Máy trộn tác động gián đoạn kiểu guồng xoắn, hệ hành tinh: Loại này dung
để trộn và phân bổ đều các vật liệu rời có kích thước tiểu phần ≤ 5mm.
 Máy trộn tác động gián đoạn theo nguyên tắc phun khí động: Loại này dung
để trộn và phân đều các sản phẩm không bền nhiệt, chúng không thể nghiền
và không bị nhiễm bẩn.
 Máy khuấy trộn bằng ly tâm tác động tuần hoàn có các cánh khuấy: Máy
khuấy trộn bằng ly tâm dung để trộn nhanh các vật liệu dạng bột đã được
đồng hóa.
 Máy trộn dạng bang tải tác động liên tục: Loại này dung để trộn các vật liệu
dạng bột và để làm ẩm, được sử dụng trong sản xuất các chất bảo vệ thực
vật.
5. Thiết bị tạo hạt:
- Các chế phẩm được tạo hạt có nhiều ưu điểm đáng kể so với các sản phẩm được
nghiền mịn. Sản xuất sản phẩm hàng hóa ở dạng tạo hạt làm tăng khối lượng chất
đầy của nó. Làm giảm đáng kể sự tạo bụi khi vận chuyển, định lượng, chia gói và
gói sản phẩm, loại trừ những tác động độc hại đến cơ thể khi ứng dụng nó.
 Máy tạo hạt dạng vít: Dùng để tạo hạt các sản phẩm dạng bột nhão. Khối
bột nhão liên tục cho vào các bộ phận nạp liệu dạng roto và bao phủ lấy
phần vận chuyển của vít, bị nén lại và sau đó được ép thẳng qua lưới khuôn
kéo. Sản phẩm ra khỏi khuôn kéo, bị dao mỏng cắt đứt ra thành các hạt có
bề dày quy định.
 Các thiết bị vê hạt: Vê hạt được tiến hành trong các thiết bị tác động liên
tục và tuần hoàn, kết hợp với các quá trình vê, sấy và phân loại hạt theo
kích thước.
 Thiết bị tạo hạt bằng phương pháp ép: Thiết bị tạo hạt bằng phương pháp
ép làm việc theo nguyên tắc các sản phẩm dưới áp suất giữa hai trục quay
ngược chiều nhau.
 Tài liệu tham khảo:
1. B.N. Suhagia, I.S. Rathod, Sunil Sindhu, Sapindus mukorossi: An
Overview, International Journal of Pharmaceutical Sciences and
Reseach, Volume 2(8).
2. Wikipedia, Sapindus Saponaria, “Sapindus saponaria - Wikipedia”, truy
cập ngày 21/02/2022
3. Lê Văn Hoàng, Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học, Đại học
Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, 2022.
“https://drive.google.com/file/d/
1sn8h6n0XVajQenPWFD_ZcC5Ek0BloBua/view?usp=sharing”

You might also like