You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA/TRUNG TÂM: QUẢN LÝ XÃ HỘI

TÊN ĐỀ TÀI :ANH/CHỊ HÃY SO SÁNH CÁC THỂ LOẠI : THẦN


THOẠI,TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH

BÀI TẬP LỚN / BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Văn Hoá dân gian

Mã phách:………………………………….(Để trống)
Hà Nội – 2022

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................2

B. NỘI DUNG.................................................................................................4

I. ĐỊNH NGHĨA.............................................................................................4

1.1. Thần thoại................................................................................................4

1.1.1. Khái niệm :........................................................................................4

1.1.2. Nội Dung của thần thoại...................................................................5

1.1.3 Đặc trưng nghệ thuật của thần thoại..................................................8

2.1. Truyền thuyết........................................................................................11

2.1.1 khái niệm..........................................................................................11

2.1.2. Nội dung của truyền thuyết.............................................................12

2.1.3. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết................................................16

3.1. Truyện cổ tích........................................................................................18


1
3.1.1.Khái niệm.........................................................................................18

3.1.2 Nội dung của chuyện cổ tích............................................................21

3.1.3.Đặc trưng nghệ thuật của chuyện cổ tích.........................................23

II. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA THẦN THOẠI , TRUYỀN THUYẾT


,CỔ TÍCH.....................................................................................................26

III. SO SÁNH THẦN THOẠI ,TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH................27

C. lỜI KẾT.....................................................................................................31

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................32

A.LỜI MỞ ĐẦU
Nhà văn người Nga Aleksandr Solzhenitsyn từng nói: “Văn chương
trở thành ký ức sống động của một quốc gia”, từ xa xưa văn học đã mang
dấu ấn đậm nét từ nhữngcâu ca dao, tục ngữ và dần dần nó phát triển mạnh
mẽ hơn không chỉ còn là truyền miệngmà nó còn là trên sách vở, có nghiên
cứu khoa học và trở thành một lĩnh vực riêng biệt.Thông qua những tác phẩm
văn học, ta dường như có thể khám phá ra tất cả các phong tục, tập quán của

2
từng địa phương, dân tộc, của một quốc gia, là một phương tiện tuyệt vời đưa
ta sống lại với từng giai đoạn lịch sử .

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam , Những câu truyện kể dân
gian nói chung là thần thoại , truyền thuyết , cổ tích dân gian người việt ,qua
dòng chảy thời gian , chưa bao giờ mất đi sức sống mãnh liệt trong long dân
tộc . Truyện kể dân gian có khả năng phản ánh những phẩm chất tâm lý
mang tính biểu tượng của tín ngưỡng dân gian và những kinh ngiệm tập thể
văn hóa của người dân việt nam . Nó đóng vai trò như một kho tàng lưu trữ ,
chứa đựng những truyền thống văn hóa cộng đồng mang đậm tính chất dân
tộc tất cả những điều này đã cho tôi động lực để áp dụng lý thuyết để thực
hiện đề tài : “ so sánh các thể loại :thần thoại , truyền thuyết , cổ tích “.

3
B. NỘI DUNG

I. ĐỊNH NGHĨA

1.1. Thần thoại

1.1.1. Khái niệm :


Thần thoại là truyện kể về các vị thần và những điều thần bí phản
ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống
của con người.

Thần thoại là một thể loại văn học dân gian ra đời từ sớm, ở buổi bình
minh của nhân loại và kết thúc sứ mệnh của nó khi nhận thức về thế giới của
con người phát triển, tư tưởng thần linh ít ngự trị và đời sống cộng đồng
nguyên thủy bị tan rã. Xét về phương diện sáng tạo nghệ thuật, nó là “sự sáng
tạo tự phát, vô ý thức và chưa được chuyên môn hóa”. Nguồn gốc và sự phát
triển ban đầu của thần thoại hẳn là sản phẩm của trí tuệ con người trong trạng
thái ấu trĩ xa xưa của nó. Đặc điểm nổi bật trong tư duy của thời nguyên thủy
là sự ngự trị của chủ nghĩa thần linh, người nguyên thủy sống rất thực, nhưng
đầu óc và bụng dạ của họ thì lại rất huyền ảo. Cho nên thay vì nhận thức và
giải thích tự nhiên theo hướng khoa học, họ lại nhận thức và giải thích theo
hướng mê tín, gắn với niềm tin vào tín ngưỡng và các tục thờ cúng. Thần
thoại ra đời chính là kết quả của trình độ tư duy nguyên thủy đó.

Ngoài đặc điểm chủ nghĩa thần linh ngự trị, tu duy nguyên thủy còn có
sự phát triển đến một mức độ có thể tạo ra một câu chuyện kể hoàn chỉnh.
Mặc dù thần thoại là một sáng tạo nghệ thuật vô ý thức, nhưng để có được
một tác phẩm thần thoại, tu duy của con người thời kỳ này đã phải có khả

4
năng khái quát, ngôn ngữ và trí tưởng tượng đã phát triển khá phong phú.
Điều đó giúp cho con người có thể tạo ra được những cốt truyện với những
tình tiết mạch lạc và có hệ thống. 1

1.1.2. Nội Dung của thần thoại


Việt Nam có nhiều tộc người. Tộc người nào cũng có thần thoại phản ánh đặc
điểm của tộc người đó. Kho tàng thần thoại ở Việt Nam rất nhiều, tập trung
vào các nội dung chính sau đây:

* Giải thích thế giới bằng tưởng tượng

Giải thích sự hình thành vũ trụ: Vũ trụ sinh ra như thế nào? Có nguồn gốc từ
đâu? Những câu chuyện thần thoại ra đời chính là nhằm giải đáp câu hỏi đó
bằng sự hình dung về cái thời hỗn mang hồng hoang nguyên thủy. Nhiều
truyện kể rằng trời đất là một mớ hỗn độn bùng nhùng bạc nhạc. Sau đó nhờ
có các vị thần kiến tạo mà trời đất mới phân chia, vũ trụ mới được hình thành.
Những vị thần kiến tạo vũ trụ là những người khổng lồ, từ vóc dáng đến hành
trạng đều to lớn, kỳ vĩ. Thần Trụ Trời của người Việt với đôi tay khổng lồ đào
đất, đắp cột đá chống trời. Sau khi trời đất đã phân đôi, thần phá cột đi, đất đá
văng ra tạo nên núi non, hải đảo, nơi đào đất biến thành biển cả, sông hồ.
Người Chăm lý giải nguồn gốc vũ trũ bằng vị thần Tầm Thênh của người
Chăm, truyện vị thần Aiđiê của người Êđê cũng giải thích vũ trụ được sinh ra
từ hỗn mang.

Việc kiến tạo vũ trụ, sắp xếp tự nhiên cũng thường được thực hiện bởi
một cặp thần nam nữ. Đó là Ông Đực - Mụ Cái; Ông Đùng - Bà Đà; Nữ Oa
- Tứ Tượng (Việt); Ông Thu Tha - Bà Thu Thiên (Mường); Ông Chày -

1
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội,tr68]
5
Bà Chày (Mông); Ông Thu Cún - Bà Thu Cún (Thái). Mô típ phổ biến
trong những thần thoại này là mô típ thi tài.

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, ta nhận
thấy yếu tố duy vật rõ nét trong cảm quan của người xưa về thế giới. Dù đơn
lẻ hay cặp đôi thì các vị thần cũng đều tượng trưng cho sức lao động của con
người. Các thần làm nên kỳ tích cũng đều phải dùng sức mạnh thể lực của
mình để kiến tạo vũ trụ chứ không phải là hóa phép. Điều đó cho thấy, tư duy
cổ xưa dù có thơ mộng đến đâu, trí tưởng tượng có bay bổng đến chừng nào
đi chăng nữa thì cũng không vượt khỏi nhận thức về khả năng cải tạo tự nhiên
bằng chính sức lao động của con người.

Giải thích các hiện tượng tự nhiên: Khi con người thoát ra khỏi thế giới
dã man, biết trồng trọt, chăn nuôi thay cho săn bắt và hái lượm, họ bắt đầu
quan sát thế giới quanh mình và đặt ra những câu hỏi mang niềm khao khát
khám phá thiên nhiên hoang dã và đầy bí ẩn. Tại sao có hiện tượng này? Tại
sao có hiện tượng kia? Niềm khao khát ấy không thể được thỏa mã vì sự hiểu
biết nông cạn. Vậy nên họ đã gán nhận thức sai lệch ấy cho các vị thần với
những câu chuyện được tô vẽ bằng những đôi cánh lộng lẫy của trí tưởng
tượng bay bổng. Ví dụ: Để giải thích hiện tượng thủy triều lên, xuống, người
xưa đã tưởng tượng ra một câu chuyện về vị thần biển mang hình dáng một
con rùa khổng lồ nằm dưới đáy đại dương. Khi thần hít vào đó là lúc thủy
triều xuống, khi thần thở ra là lúc thủy triều lên. Hay độ dài của ngày và đêm
thay đổi theo mùa lại được giải thích bằng câu chuyện Nữ Thần Mặt Trời
ngồi trên chiếc kiệu đi thị sát hạ giới.

Qua cách giải thích của người nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên,
ta thấy họ có xu hướng muốn lôi kéo những vị thần đó về phía mình bằng
nhiều cách. Họ sùng bái các vị thần và giải thích những hành động gây hại
6
của các vị thần đối với con người chẳng qua là do sự nhầm lẫn, sự vô ý hoặc
do tính tình. Thần sét có lúc đánh lầm kẻ vô tội là do tính tình nóng nảy, để
hạn hán kéo dài là do thần Mưa quên mất nhiệm vụ của mình... Những cách
giải thích đó phản ánh yếu tố duy vật, tuy còn thô sơ trong tư duy của người
nguyên thủy. Mọi hiện tượng trong tự nhiên không phải được sinh ra từ hư
vô, mà do sức lao động của các vị thần. Thần Gió phải dùng quạt quạt không
nghỉ thì mới sinh ra giớ, thần Mưa phải xuống hạ giới hút nước sông, nước
biển vào bụng mới có nước phục vụ cho thế gian.

Giải thích nguồn gốc loài người: Mô típ phổ biến nhất của thần thoại về
nguồn gốc loài người là mô típ quả trứng thiêng và quả bầu mẹ.

Mô típ quả trứng thiêng sinh ra loài người, ví dụ: truyện “Đẻ đất đẻ
nước” của người Mường, “Ẳm Ệt Luông” của người Thái, Lạc Long
Quân và Âu Cơ của người Việt...Với mô típ quả bầu mẹ, hiện đã sư tầm
được hơn 100 truyện. Chẳng hạn truyện thần thoại của người Dao kể rằng hai
anh em sống sót sau một trận đại hồng thủy, lấy nhau và người vợ đẻ ra một
quả bầu. Người chồng cắt quả bầu lấy hạt đem gieo, mỗi hạt mọc lên hóa
thành một con người.

Giải thích nguồn gốc loài người thông qua hai mô típ quả trứng thiêng
và quả bầu mẹ, thực ra chỉ là sự phản ánh một vấn đề thời sự lúc đó là: con
người có nhu cầu giải thích nguyên nhân sinh sản, nhưng hiểu biết của họ rất
ấu trĩ, lầm lẫn, chưa đủ khả năng giải thích. Nhưng sự sai lệch trong nhận
thức đó lại dẫn đường cho những tình tiết ly kỳ và hấp dẫn trong những câu
chuyên thần thoại.

* Phản ánh ước mơ chinh phục tự nhiên của con người

7
Cùng với khát vọng giải thích tự nhiên, con người thể hiện ước mơ
chinh phục tự nhiên. Ước mơ ấy được gửi gắm trong những người anh hùng
thần thánh của cộng đồng. Ví dụ: “truyện Cường Bạo đại vương đánh thần
Sét, truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh của người Việt, chàng Quải của người
Thái, chàng Lương Vương của người Mường..”Các truyện này thường tập
trung phản ánh khát vọng chống lại hạn hán và khát vọng chiến thắng lũ lụt
của con người thời cổ xưa.

Những anh hùng “nửa thần nửa người” đó đã góp phần phản ánh sinh
động và sâu sắc ước mơ lớn lao và cháy bỏng của con người trong cuộc đọ
sức và chinh phục tự nhiên. Tuy chỉ chinh phục tự nhiên trong tưởng tượng và
bằng tưởng tượng nhưng những ước mơ đó đã góp phần kích thích thái độ
cách mạng đối với hiện thực, một thái độ thực tiễn làm thay đổi thế giới.2

1.1.3 Đặc trưng nghệ thuật của thần thoại


Thần thoại là những câu chuyện kể về các vị thần nhằm mục đích gửi gắm
niềm tin ngây thơ của con người vào các lực lượng siêu nhiên, đồng thời thỏa
mãn nhu cầu nhận thức về tự nhiên của mình. Thần thoại có những đặc trưng
cơ bản như sau:

Về kết cấu: nhìn chung các truyện thần thoại có kết cấu khá đơn giản, ít tình
tiết. Truyện thường tập trung mô tả diện mạo, đặc điểm, hành trạng các nhân
vật một cách khái quát. Mỗi đơn vị truyện là một mẩu kể độc lập về một nhân
vật và mỗi nhân vật chỉ thực hiện một công việc trọng đại có ý nghĩa chức
năng. Sự mở đầu và kết thúc mỗi sự kiện như thế đều không có lý do và được
diễn ra trong một không gian đặc biệt, gọi là “không gian phi thời gian” và
một “thời gian phi thời gian” tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù. Trong

2
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr69,70]
8
đó, bất cứ một sự kiện nào xảy ra đều có tính ngẫu nhiên về không gian và phi
lịch sử về thời gian, đem lại cho người nghe cảm nhận bất cứ một sự kiện nào
được kể lại cũng đều bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu. Cá biệt, ở một vài tộc
người, người ta xâu chuỗi thần thoại của mình, biến những câu chuyện đơn lẻ
thành một hệ thống thần thoại có kết cấu hoàn chỉnh, có ngôn ngữ thơ ca âm
nhạc, dựng lại diện mạo và quá trình phát triển của dân tộc, tạo thành những
bộ sử thi thần thoại. Chẳng hạn như “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường.

Về nghệ thuật xây dựng hình tượng thần: nhân vật trung tâm của thần
thoại là các vị thần. Hình tượng thần được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật
mà người đời sau không thể nào bắt chước được. Đó là những nhân vật mang
vẻ đẹp tuyệt vời, vừa lớn lao, kỳ vĩ, vừa phóng khoáng, mạnh mẽ.

Hình tượng các vị thần được xây dựng bao giờ cũng có dáng vóc khổng lồ.
Hình dạng đó chính là sự mô phỏng về cái đồ sộ của tự nhiên, vũ trụ. Thần
Trụ Trời (Việt) có đôi chân cao không kể xiết, bước một bước là có thể từ
đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Thần Rơ Xí (Xê đăng) thân hình to lớn như
trái núi, chân thần đặt đến đâu, nơi đó biến thành ao hồ...

Bên cạnh vóc dáng khổng lồ của thần là hành trạng kỳ vĩ, to lớn. Bà Nhần
trong thần thoại Mường vung dao chém xua cả núi, quay chày xáo được cả ba
mươi tầng đất, chín mươi tầng đá. Tứ Tượng trong một đêm bê được 99 ngọn
núi sang bên kia bờ sông Lam, tạo thành một dãy núi thiêng trùng trùng điệp
điệp nơi vùng đất Hà Tĩnh ngày nay.

Các vị thần tuy khổng lồ, kỳ vĩ nhưng vẫn mang đặc tính của con người.
Người xưa đã gán cho các vị thần những yếu tố thế tục, hồn nhiên, cái chất
người phàm tục cao thượng và nhỏ nhen, đáng yêu và đáng giận...

9
Và điểm dễ nhận thấy là thần trong thần thoại được sáng tạo ra như những
nhân vật chức năng. Mỗi thần đảm nhiệm một chức năng riêng (có thể làm lợi
hoặc gây hại). Các thần rất ít được bộc lộ tâm lý.

Kết luận: Mặc dù không có ý thức sáng tạo nghệ thuật, nhưng trí tưởng tượng
phóng khoáng, hồn nhiên và thơ mộng của người nguyên thủy đã chắp đôi
cánh lộng lẫy cho các hình tượng thần. Là một thể loại gắn liền với “thời thơ
ấu” của loài người, sức hấp dẫn của thần thoại là sức hấp dẫn của một nghệ
thuật nảy nở trong điều kiện xã hội sơ khai.3

Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy
đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Nhà nghiên cứu người Nga M.N.
Tkachốp đã có nhận xét rằng: "Những quan điểm thần linh siêu nhiên vốn là
tư duy truyền thống của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn
chính từ thần thoại. Những lời giải cho sự "kì lạ" không phải là quá hiếm hoi,
và đã nằm trong những hoàn cảnh đã tạo nên nó”. Một người Việt Nam dù
sinh ra trong gia đình làm nghề cày ruộng hay một gia đình quý tộc thì từ tấm
bé đều biết ánh sáng loé lên của tia chớp và tiếng sấm là dấu hiệu thần Sấm
đang đến, vung lưỡi tầm sét của mình để thực hiện ý muốn của ông Trời trừng
phạt một kẻ nào đó phạm tội ác. Anh ta biết rằng cơn gió mát mẻ và trận
cuồng phong dữ dội là do bởi chiếc quạt lông của thần Gió cụt đầu mà ra, còn
con rồng khổng lồ đang dồn đuổi đám mây mưa trên bầu trời chính là thần
Mưa. Còn nếu ông Thần Nông xuất hiện trong giấc mơ của ai đó một cách vui
vẻ thì có nghĩa là mùa màng thất bát đang đón chờ anh ta, còn nếu thần xuất
hiện trong bộ dạng phờ phạc thì là sự báo trước một mùa màng bội thu...

3
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr71,72]
10
Trong mỗi dòng sông, trong những cánh rừng rậm và hang núi, đang sống
những vị thần mà mọi người đều biết rõ tập tục và thói quen của họ".4

2.1. Truyền thuyết

2.1.1 khái niệm


Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác
thực, có liên quan ảnh hưởng tới lịch sử trọng đại của dân tộc hay giai cấp,
qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch
sử .

Cho đến nay, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về thể loại truyền thuyết. Một số
nhà nghiên cứu coi truyền thuyết là dã sử do tính chất gắn bó khá chặt chẽ của
nó với lịch sử. Tuy nhiên, truyền thuyết khi kể về những nhân vật lịch sử hay
sự kiện lịch sử thì cũng khác với lịch sử. Đặc biệt, những nhân vật lịch sử khi
vào truyện đã được hình tượng hóa để phản ảnh lịch sử một cách nghệ thuật.
Trong sự phản ánh đó, không phải bao giờ lịch sử cũng được tôn trọng, cũng
không nhất thiết phải quan tâm đến chi tiết vốn có, mà chỉ chọn lựa và nhấn
mạnh một số chi tiết có dụng ý và quan tâm nhiều hơn đến những điều nên có
theo mong ước của nhân dân.

Điều chủ yếu mà truyền thuyết muốn phản ánh không phải là lịch sử như thế
nào mà là lịch sử đem lại cái gì cho nhận thức và tình cảm của nhân dân. Nếu
lịch sử quan tâm đến các sự kiện, diễn biến của sự kiện thì truyền thuyết quan
tâm đến các mô típ, chi tiết mang đậm màu sắc nhân văn. Tuy nhiên, nếu coi
sự phản ánh lịch sử là đối tượng của truyền thuyết thì không phải tất cả các
yếu tố lịch sử lớn nhỏ đều là đối tượng phản ánh của nó. Truyền thuyết chỉ
quan tâm đến những sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại, ảnh hưởng lớn đến

4
[(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Truyện_thần_thoại_Việt_Nam , phần kết luận]
11
cộng đồng, dân tộc hay giai cấp, tạo nên bức tranh hoành tráng về lịch sử
cộng đồng. Những yếu tố lịch sử gắn với sinh hoạt hay quan hệ giữa các
thành viên trong cộng đồng dân tộc không phải là đối tượng của truyền thuyết
lịch sử.

Giữa thần thoại và truyền thuyết thời kỳ đầu có những nét gần gũi. Khi ý thức
lịch sử của cộng đồng ngày càng phát triển, người ta mượn lại những hình
tượng vang bóng một thời trong thần thoại vốn là niềm tự hào của nhân vật
lịch sử có thực ở đời sau, làm thành một nguồn truyện kể vừa mang đậm yếu
tố kỳ ảo vừa đậm màu sắc lịch sử, tạo nên sự ly kỳ và hấp dẫn cho truyện kể.

Như vậy, những vấn đề của lịch sử dân tộc và giai cấp là đối tượng và cảm
hứng sáng tạo của truyền thuyết. Những sự kiện lịch sử trọng đại, có liên quan
đến làng đến nước, có tính chất khái quát một thời đại hoặc những biến động
lớn, sâu sắc trong lịch sử dân tộc chính là những vấn đề truyền thuyết quan
tâm. Tuy nhiên, sự phản ánh lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau. Lịch sử trong truyền thuyết chỉ dựa
một chút vào cốt lõi hiện thực, còn phần lớn là hư cấu, hoặc ngược lại, có thể
phần lớn những yếu tố của cốt truyện là lịch sử đích thực và phần hư cấu chỉ
tham gia chút ít với ý nghĩa làm thơ mộng, nổi bật hơn hiện thực.5

2.1.2. Nội dung của truyền thuyết


* Truyền thuyết về người anh hùng dựng nước

Truyền thuyết về người anh hùng dựng nước: Lạc Long Quân - Âu
Cơ, truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước của 18 đời vua Hùng. Các hình
tượng tiêu biểu như Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Lang Liêu, Chử Đồng
Tử...Phản ánh mơ ước lớn lao của người Lạc Việt trong buổi đầu dựng nước.
5
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr73,74]
12
Truyền thuyết về người anh hùng cứu nước và dựng nước

- Giai đoạn trước công nguyên: Về mặt số lượng, nhóm truyền thuyết
về anh hùng chống xâm lăng thời cổ đại không nhiều, nhưng nó là khúc ca
hào hùng vang dội của dân tộc ta trong buổi đầu chống giặc ngoại xâm.
Người anh hùng trong truyền thuyết thời kỳ này là hiện thân của tập thể nhân
dân, được nhân dân trao cho toàn bộ nghị lực, kinh nghiệm và sức mạnh để
chiến thắng kẻ thù. Đó là các nhân vật như Hùng Vương, Sơn Tinh, Trần
Giới, Trần Hà, Cao Sơn, Quý Minh, Thánh Gióng, Lý Tiến...Tiêu biểu
nhất cho truyền thuyết về chủ đề chống giặc ngoại xâm thời kỳ cổ đại là
truyện Thánh Gióng, hình ảnh của người anh hùng vùng đồng bằng, lúa nước,
là hiện thân của tập thể bộ lạc, người anh hùng trong buổi đầu chống giặc
ngoại xâm giữ yên bờ cõi.

Truyền thuyết An Dương Vương được coi như mắt xích cuối cùng đặt
dấu chấm hết cho truyền thuyết thời kỳ cổ đại về chủ đề chống giặc ngoại
xâm. Thời đại của An Dương Vương là thời đại của văn minh thành quách và
vũ khí lợi hại, một nhà nước có thực lực, đang từng bước thoát ra từ thời đại
dã man sang thời kỳ văn minh của loài người.

- Giai đoạn Bắc thuộc và thời phong kiến tự chủ: Truyền thuyết thời kỳ
này rất phong phú, bắt đầu là truyền thuyết về Hai Bà Trưng và kết thúc là
truyền thuyết về Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời Bắc thuộc xuất
hiện một loạt truyền thuyết về các thủ lĩnh như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Phùng Hưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Triệu Việt Vương...Xung quanh các
cuộc khởi nghĩa cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau về các nghĩa quân tạo
thành chuỗi truyền thuyết. Chẳng hạn, chuỗi truyền thuyết về Hai Bà Trưng,
ngoài câu chuyện về Hai Bà còn có các câu chuyện về các tướng nam, tướng
nữ của Hai Bà như: Thiều Hoa, Bát Nàn, Lê Chân, Liễu Giáp...Tất cả tạo
13
thành một dòng chảy mạnh mẽ, nó thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc
với sức sống mãnh liệt của nhân dân ta.

Truyền thuyết thời kỳ độc lập phong kiến tự chủ vẫn tiếp tục truyền thống
ngợi ca những anh hùng trong lịch sử. Đó là nhóm truyện về Ngô Quyền,
Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Dương Thái hậu, Lý Thái Tổ, Lê Phụng Hiểu,
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão,
Lê Lợi và các tướng sĩ, bà hàng nước, ông đánh dậm, người nô bộc...tất cả
đều phản ánh ý chí độc lập và tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của
nhân dân.

So với truyền thuyết thời kỳ dựng nước, truyền thuyết đời sau người anh hùng
hiện lên rõ nét hơn, không mang tính khái quát chung nữa mà đã với tư cách
là một nhân vật cá thể, nhân vật mang tính chiều sâu về tư tưởng.

* Truyền thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa

Hệ thống truyền thuyết về người anh hùng nông dân ra đời và phát triển
dồi dào trong khoảng bốn thế kỷ XVI, XVII, XVIII và XIX. Đây là những
thế kỷ chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam đi vào thời suy thoái. Mâu
thuẫn giai cấp diễn ra sâu sắc. Quyền sống và quyền làm người của người lao
động bị vi phạm hơn bao giờ hết. Vì vậy rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân
đã nổ ra. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của truyền thuyết phản ánh vấn đề
đấu tranh giai cấp, đề cao tinh thần dân chủ của nhân dân lao động bị áp bức.
Đó là những câu chuyện về Nam Cường, Quận He (Nguyễn Hữu Cầu),
Chàng Lía, Cố Bu, Hầu Tạo, Ba Vành...với những cuộc khởi nghĩa long
trời lở đất từng làm rung chuyển thời đại.

Truyền thuyết thời kỳ này ca ngợi những người anh hùng nông dân
khởi nghĩa một cách trung thực, khách quan, ít lý tưởng hóa các nhân vật anh
14
hùng. Bên cạnh âm điệu ngợi ca còn có cả âm điệu phê phán (về phương diện
đạo đức cũng như nhược điểm, thói xấu). Đó là những nguyên nhân dẫn
người anh hùng và các cuộc khởi nghĩa nông dân đến kết cục bi thương.

Truyền thuyền về người anh hùng nông dân khởi nghĩa là một nguồn
tài liệu lịch sử quý báu cho đời sau. Khi chính sử của giai cấp phong kiến cố
tình bóp méo, bôi nhọ những cuộc khởi nghĩa và các lãnh tụ nghĩa quân thì
truyền thuyết đã đính chính, đánh giá lại những nhân vật, sự kiện này với cách
nhìn khách quan, trung thực. Trước sau như một, nhân dân lao động vẫn dành
cho những người anh hùng áo với lòng thiết tha, trân trọng, dù họ có sai lầm
thì tiếng thơm vẫn còn lưu danh muôn thuở.

* Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa

Thời kỳ trung đại có một bộ phận truyền thuyết ca ngợi những anh
hùng văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Đó là truyền thuyết kể về vua Lý Thái Tổ
dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long; trạng nguyên vùng Kinh Bắc Lê Văn
Thịnh, người thầy lỗi lạc Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xứ Đông, Trạng Bùng
Phùng Khắc Khoan ở xứ Đoài, nhà bác học Lê Quý Đôn ở Sơn Nam Hạ
(Thái Bình), đại thi hào Nguyễn Du và nhà cải cách văn võ vẹn toàn thao
lược kinh bang tế thế Nguyễn Công Trứ ở xứ Nghệ...Hệ thống truyền
thuyết về các danh nhân văn hóa đã ngợi ca những nhân cách cao cả, tài năng
lỗi lạc của họ trong sự nghiệp chấn hưng nền văn hiến của dân tộc, làm rạng
danh các danh sĩ nước Nam khiến phương Bắc cũng phải e dè kính nể.Nội
dung của truyền thuyết .6

6
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr75,76]
15
2.1.3. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết
Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian Việt Nam nói riêng và trên
thế giới nói chung. Ra đời sau thần thoại nhưng có nhiều yếu tố song trùng
với thần thoại, đồng thời có nhiều nét gần gũi với truyện cổ tích. Nhưng nét
riêng của truyền thuyết là bên trong vỏ thần kỳ hàm chứa nhiều yếu tố gắn với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ví dụ ở thời đại Hùng Vương,
câu chuyện truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỹ Châu
Trọng Thủy đã phản ánh rất rõ những sự kiện lịch sử, chiến tranh của nước
Việt thời kỳ đầu Công nguyên.

Truyền thuyết dân gian được xây dựng trên cơ sở một cốt lõi lịch sử và
được chắp thêm đôi cánh thơ mộng, nghĩa là sự hư cấu hoang đường. Yếu tố
đó mang tính chất thi vị, tăng thêm vẻ đẹp, sự oai hùng của nhân vật mà nhân
dân kính trọng. Mặt khác nó còn biểu hiện sự lưu giữ lại những tàn dư của
thời nguyên thủy và sự xâm nhập của yếu tố tôn giáo sau này như Phật giáo,
Lão giáo.

Nếu thời gian trong thần thoại là buổi hồng hoang, tức là đất trời chưa
phân chia, con người chưa đông đúc, thời gian trong truyện cổ tích là thời
gian quá khứ không xác định, thì thời gian trong truyền thuyết là thời gian quá
khứ xác định. Truyền thuyết nào cũng kể chuyện về việc đã xảy ra vào một
thời kỳ lịch sử xác định nào đó (Hùng Vương: gần 4000 năm, An Dương
Vương: 200 năm TCN, truyền thuyết về Nguyễn Trãi vào thế kỷ XV...). Tuy
nhiên, truyền thuyết ra đời sau lịch sử, do người dân thêm bớt, sáng tạo nên
nó mang đã mang lịch sử.

Kết cấu: Truyền thuyết giống kết cấu của thần thoại và truyện cổ tích:
kết cấu trực tuyến (diễn biến của sự việc) không có sự đồng hiện, không có sự

16
quay trở lại. Đa phần truyền thuyết có một cốt truyện đơn giản bao gồm trong
đó những đột khởi trên trục chính cuộc đời nhân vật. Những đột khởi đó là:

- Sự ra đời của nhân vật: có thể là sự ra đời kỳ lạ, nhuốm màu sắc
hoang đường, có sự giao hòa giữa người và thần, hoặc xuất thân nghèo khổ.
(Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh là con của con rái cá)

- Công trạng hiển hách kỳ diệu của nhân vật mà nhân tố chiến thắng là
sức mạnh của con người được phóng đại lên cùng với sự giúp đỡ của thần
linh (các lực lượng tự nhiên và sự âm phù của tổ tiên)

- Cái chết của nhân vật thường là bất tử, hóa vào sông núi và đất trời
(ngoại trừ nhóm truyền thuyết lịch sử muộn về anh hùng nông dân khởi nghĩa,
nhân vật anh hùng có cái chết bình thường).

Truyền thuyết thường gắn với di tích vật chất (vật thể): gò, đồi, sông,
suối...hoặc các di tích văn hóa: đền, chùa, tháp, tượng...cùng với các phong
tục và lễ hội gắn với đời sống xã hội: Thánh Gióng, Tản Viên Sơn
Thánh...tăng thêm sự linh thiêng hóa .

Về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng: Thời kỳ dựng nước,
nhân vật anh hùng trong truyền thuyết được xây dựng như những nhân vật có
diện mạo khổng lồ, kỳ lạ về vóc dáng, sức mạnh, hành động, chiến công do
ảnh hưởng phong cách sáng tạo của thần thoại.Thời kỳ sau công nguyên nhân
vật anh hùng được xây dựng gần với hiện thực hơn. Họ là những nhân vật lịch
sử được hình tượng hóa và mỹ hóa.

17
Kết luận: Truyền thuyết giúp ta nhận thức một cách đầy đủ và thi vị về lịch
sử dân tộc, đồng thời bổ sung nguồn tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu
lịch sử dân tộc.7

3.1. Truyện cổ tích

3.1.1.Khái niệm
Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng
yếu tố kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc
lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc
sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

Truyện cổ tích tuy có mầm mống trong giai đoạn cuối của xã hội
nguyên thủy nhưng nó phát triển chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, nhân vật
chính là con người ở trần thế, còn thần linh chỉ đóng vai trò phù trợ. Ví dụ:
Cây tre trăm đốt, Tấm Cám.

Về đặc trưng thể loại, truyện cổ tích là loại truyện kể mang tính khái quát
cao.Truyện thường quan tâm đến các vấn đề của đời thường, đến những mối
quan hệ xã hội phức tạp. Nội dung của nó bao giờ cũng quan tâm đến cái
chung, cái phổ biến. Đối tượng truyện mô tả là những hạng người, lớp người
ở thời đại nào cũng có nhưng lại không đối chiếu được với một cá nhân cụ thể
nào. Tính hư cấu là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng nhất của truyện cổ tích. Hư
cấu bao giờ cũng tích được bắt rễ từ hiện thực. Hiện thực trong cổ tích là
những mối quan hệ con người trong sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên khác với
hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong mỗi câu chuyện thường đan xen
với yếu tố hoang đường kỳ ảo tạo ra một thế giới lung linh, hấp dẫn khác
thường. Yếu tố kỳ diệu trong truyện cổ tích gồm có: người thần kỳ, vật thần
7
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr77,78]
18
kỳ, hành động thần kỳ. Tính hư cấu trong cổ tích đã mang lại khoái cảm đặc
biệt cho con người mọi thời đại.

Truyện cổ tích còn là loại truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ, gắn liền với mục
đích giáo huấn.

Về phân loại truyện cổ tích, trong giới nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều
cách phân loại. Có quan điểm chia cổ tích thành hai tiểu loại: truyện cổ tích
lịch sử và truyện cổ tích thế sự (Đinh Gia Khánh) ; có quan điểm chia thành
3 tiểu loại: truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích hoang đường và truyện cổ tích
lịch sử (Nguyễn Đổng Chi) . Một trong những cách phân loại truyện cổ tích
được nhiều người tán thành, vận dụng để nghiên cứu hiện nay chính là cách
phân chia sau (Phân chia theo nội dung và nhân vật):

+ Cổ tích loài vật

+ Cổ tích thần kỳ

+ Cổ tích sinh hoạt xã hội 8

+Cổ tích loài vật: thể hiện cách lí giải của dân gian về đặc điểm, hoạt động
của các con vật. Cùng phản ánh về thế giới loài vật nhưng ba thể loại thần
thoại, ngụ ngôn có cách nhìn sự vật khác nhau. Ở thần thoại là sự nhân hóa
loài vật, thần thánh hóa hoạt động của các con vật bắt nguồn từ quan niệm
vạn vật có linh hồn, gắn liền với tín ngưỡng vật linh, tôtem giáo và bái vật
giáo của người nguyên thủy. Ở ngụ ngôn, loài vật được nhân hóa hóa một
cách có ý thức, mượn loài vật để gián tiếp nói về con người, từ câu chuyện
loài vật để nói chuyện con người. Loài vật như một đối tượng để khám phá
đặc điểm sinh học, chức năng hoạt động. Đặc điểm các con vật được nhận

8
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr79]
19
thức, lí giải một cách vừa hồn nhiên vừa chân thực, cụ thể. Đó là truyện giải
thích tại sao vịt trống kêu khàn khàn, lông quạ màu đen tuyền, mai rùa có
vết hằn như rạn nứt, trâu chỉ có một hàm… Có khi đó là cách giải thích về
mối quan hệ giữa các con vật như tại sao gấu với khỉ không chơi thân với
nhau. Truyện “Tình nghĩa gà vịt” giải thích tại sao gà vịt không ở chung một
chuồng, không ăn chung một bãi vì họ nhà vịt hiểu lầm khi thấy gà trống cưỡi
trên lưng vịt mái để sang nhà vịt dự tiệc. Dù vậy, họ nhà gà vô tư, không biết
chuyện đó, vẫn giữ tình nghĩa thân thiết bằng cách thỉnh thoảng vẫn ấp trứng
cho vịt và nuôi vịt như con của mình.9

+Cổ Tích Thần Kỳ : Là một trong các loại truyện cổ tích có nội dung phong
phú và nổi tiếng nhất với các ví dụ : “Từ thức lên tiên , ăn khế trả vàng ,
quả bầu tiên, …”. Đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kỳ là có sự
tham gia của các yếu tố thần kỳ vào tiến trình phát của nhân vật và câu
truyện , hầu hết các câu truyện cổ tích thần kỳ thể hiện ước mơ cháy bỏng về
lẽ công bằng của xã hội , về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người ,
và cái thiện luôn chiến thắng cái ác .

+Cổ tích sinh hoạt xã hội : là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu
tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được
giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những
yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là
đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi (ví dụ : truyện Vợ
chàng Trương, truyện Sự tích chim hít cô, Sự tích con muỗi, truyện Cây
tre trăm đốt,…).10

9
[(3) https://vanhoc365.com/truyen-co-tich-trong-van-hoc-dan-gian/ ,phần đặc trưng nội
dung]
10
[(4) https://tudienwiki.com/truyen-co-tich/ phần cổ tích sinh hoạt]
20
3.1.2 Nội dung của chuyện cổ tích
* Truyện cổ tích phản ánh hiện thực cuộc sống của người xưa

Hiện thực trong truyện cổ tích phản ánh trước hết là hiện thực cuộc
sống gia đình trong xã hội cũ với những mối quan hệ và mâu thuẫn sâu sắc.
Chẳng hạn truyện Sự tích trầu cau là bài ca bi thảm về sự rạn vỡ mối quan hệ
thân tộc trước sức công phá của chế độ hôn nhân cá thể, mâu thuẫn tất yếu
xảy ra khi chế độ quần hồn bị đẩy lùi, thay thế vào đó là chế độ hôn nhân một
vợ một chồng. Truyện Sự tích Hòn vọng phu phản ánh sự chuyển biến của
hôn nhân nội tộc sang hôn nhân ngoại tộc. Bi kịch đã xảy ra khi người chồng
phát hiện mình đã lấy phải chính em gái ruột và bỏ đi biệt tăm tích, mãi mãi
không trở về.

Hiện thực cuộc sống gia đình trong truyện cổ tích còn được phản ánh
qua mâu thuẫn nảy sinh từ sự tranh chấp về quyền lợi và địa vị của những
người trong gia đình. Vì lý do đó mà các thành viên trong gia đình phân hóa
thành 2 lực lượng. Một bên là các thành viên lớn tuổi (ông bố dượng, người
mẹ kế, người anh, người chị), một bên là các thành viên nhỏ tuổi (người em
út, người mồ côi, người con riêng), gay gắt nhất là xung đột gì ghẻ - con
chồng và xung đột giữa người anh, người chị với người em út trong gia đình.
Bên cạnh đó còn có sự xung đột giữa người cha dượng với con riêng của vợ.
Các mối xung đột của các lực lượng đối lập thường kéo dài, gay gắt, thậm chí
một mất một còn. Và qua quá trình xung đột đó, bản chất các thành viên của
hai lực lượng đã được phơi bày.

Bên cạnh phản ánh hiện thực gia đình, truyện cổ tích phản ánh hiện
thực xã hội sâu sắc. Trong truyện cổ tích, các giai cấp luôn ở tình trạng thù
địch lẫn nhau. Ở đó, người lao động luôn là nạn nhân của sự áp bức, bóc lột.
Giai cấp thống trị luôn tìm đủ mọi cách bóc lột sức lao động của người nông
21
dân một cách tàn tệ, giành lợi ích về phía mình. Mâu thuẫn giai cấp, những
xung đột giữa hai lực lượng đối kháng đó đã được giải quyết. Nhưng sự giải
quyết mâu thuẫn này chỉ có thể thực hiện nhờ những phép màu kỳ ảo (truyện
Cây tre trăm đốt).

Qua những xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa hai tầng lớp, bản chất của
những con người ở hai thế giới đã được bộc lộ rõ ràng. Tầng lớp thống trị và
nhà giàu tuy giàu có mà keo kiệt, gian ác nhưng lại hèn nhát. Còn người lao
động thì chất phác, thông minh, nghèo mà liêm khiết, hiền lành mà dũng cảm.
Sự tương phản đó chính là sự tương phản giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh
sáng và bóng tối.

Truyện cổ tích còn phản ánh những cảnh đời trái ngược trong xã hội, kẻ ăn
không hết, người lần không ra. Ví dụ cảnh đoàn người lũ lượt chờ phát chẩn
trong truyện Gái ngoan dạy chồng; những người lăn lưng chịu đòn để nhặt tí
hạt thóc rơi, và hình ảnh hai cô cháu chết đói bên niêu cháo đã cạn, người
cháu chết biến thành con chim Hít cô ngày ngày bay trên bầu trời, cất lên
những tiếng kêu thế thảm.

Tóm lại, truyện cổ tích có giá trị phản ánh hiện thực vô cùng sâu sắc.
Tuy nhiên, nhưng câu chuyện cổ tích còn là những bài học có chức năng giáo
huấn đạo đức. Vì vậy, xung đột trong truyện cổ tích về cơ bản là xung đột của
những phạm trù đạo đức đối lập nhau: trung thực - xảo quyệt; hiền lành - tàn
ác; ích kỷ - vị tha...Các nhân vật suy cho cùng là hiện thân của những phạm
trù đạo đức đó.

* Truyện cổ tích phản ánh ước mơ của người lao động

Trong truyện cổ tích, ta có thể thấy nổi lên rất rõ ước mơ của người dân
lao động trong xã hội phong kiến. Đó là ước mơ trở thành con người hoàn
22
thiện, hoãn mỹ như Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, người em trong truyện
Cây khế. Đó là ước mơ đồi đời về phương diện vật chất, nhân vật trong truyện
cổ tích sau bao nhiêu thử thách thường nhận được nhiều vàng bạc châu báu
hoặc cuộc sống phú quý, giàu sang. Đó là ước mơ đổi đời về phương diện
chính trị, chẳng hạn cô Tấm sau bao nhiêu lần chết đi sống lại, cuối cùng
được trở thành Hoàng Hậu, chàng Sọ Dừa dị tật, con nhà nghèo sau cùng trở
thành Trạng Nguyên.

Truyện cổ tích còn thể hiện ước mơ khát vọng về một thế giới lý tưởng
mà ở đó có sự công bằng xã hội và công lý; chính nghĩa thắng gian tà, người
ở hiền thì gặp lành, kẻ yếu đuối thì được bênh vực, ngược lại ác giả ác báo, kẻ
làm điều xấu xa luôn bị trừng trị đích đáng. Ví dụ Lý Thông trong truyện
Thạch Sanh khi kết thúc truyện bị trời đánh chết hóa thành con bọ hung,
người anh tham lam trong truyện Cây khế kết thúc truyện bị chim hất xuống
biển...11

3.1.3.Đặc trưng nghệ thuật của chuyện cổ tích


* Kết cấu

Truyện cổ tích Việt Nam có ba dạng kết cấu cơ bản:

Kết cấu theo một trục thẳng: đây là kiểu kết cấu cốt truyện có một
nhân vật chính, nhân vật đó hành động liên tiếp, các nhân vật và sự kiện bị chi
phối bởi hành động của nhân vật đó. Ví dụ Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cứu
vật vật trả ơn, Lọ nước thần v.v...

Kết cấu ba chặng tăng cấp: đây là kết cấu phổ biến của truyện cổ tích
thế giới nhưng hiếm thấy ở truyện cổ tích Việt Nam. Mỗi chặng của cốt
truyện là một thử thách đối với nhân vật, thử thách sau cao hơn thử thách
11
[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội tr80,81]
23
trước, khi vượt qua thử thách thứ ba (cũng là thử thách cuối cùng) là lúc nhân
vật đạt được mục đích cuối cùng và cốt truyện kết thúc. Thạch Sanh của
người Việt có kiểu kết cấu như vậy.

Kết cấu đồng quy: là kiểu kết cấu mà nhân vật chia làm hai tuyến, cả
hai đều đứng trước những thử thách như nhau, bản chất khác nhau của các
nhân vật được bộc lộ qua cách xử lý tình huống khác nhau, dẫn đến những kết
thúc trái ngược nhau. Vd: truyện Cây khế, Hai cô gái và hai cục bướu, Sự tích
con khỉ đít đỏ...

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật của cổ tích thần kỳ gồm có: nhân vật chính; nhân vật địch thủ của
nhân vật chính; nhân vật trợ thủ cho nhân vật chính. Hai nhóm nhân vật đầu
bao giờ cũng ở hai thế giới đối lập, xung đột với nhau suốt cả cốt truyện. Một
bên đại diện cho cái thiện (người em út, người mồ côi, người con riêng, chàng
dũng sĩ...), một bên đại diện cho cái ác (mụ dì ghẻ, anh (chị) cả, lão phú ông,
địa chủ, quái vật...). Nhân vật thường không thay đổi về tính cách, cũng
không có diễn biến về nội tâm. Cho nên nhân vật của cổ tích thần kỳ là những
nhân vật có tính chất khái quát hóa, đại diện cho một kiểu người, một hạng
người trong xã hội. Nhân vật chính thường được xây dựng thành những nhân
vật có tính chất lý tưởng, đẹp cả về phẩm chất lẫn hình thức bên ngoài. Bên
cạnh hai loại nhân vật trên, cổ tích thần kỳ còn có loại nhân vật kỳ ảo. Đó là
những ông Bụt, Phật, thần tiên có phép thuật biến hóa, có khả năng to lớn.
Nhóm nhân vật phù trợ này giúp nhân vật chính diện khẳng định bản chất của
mình, khẳng định chiến thắng mang tính ước mơ của cái thiện trước cái ác.
Nhân vật thần kỳ thường xuất hiện với tần số đậm đặc, can thiệp trực tiếp vào
những xung đột cá nhân, giải tỏa những bế tắc của nhân vật một cách triệt để.
Nhân vật thần kỳ bao giờ cũng xuất hiện kịp thời đúng lúc, đúng thời điểm
24
nhân vật chính cần có những bước ngoặt của cuộc đời để thay đổi số phận.
Nhân vật thần kỳ và những phượng tiện thần kỳ chính là tiền đề cơ bản cho
lối kết thúc có hậu trong cổ tích thần kỳ.

Nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích
sinh hoạt khá đông đảo nhưng không nhất quán. Cách thức xây dựng hình
tượng nhân vật của cổ tích sinh hoạt đặc biệt ở chỗ, tác giả dân gian luôn chọn
những chi tiết đắt, tiêu biểu của nhân vật để thể hiện chủ đề. Nếu truyện cổ
tích thần ký nhằm xây dựng lại chân dung một số phận một cuộc đời thì cổ
tích sinh hoạt tập trung vào những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời con
người, nắm bắt lấy những cảnh, những tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ
tính cách. Chẳng hạn nhân vật Ngốc luôn được đặt bên cạnh những người
ngốc hơn mình hoặc những đứa trẻ, có như vậy thì sự ngốc ngếch của anh ta
mới được bộc lộ. Khác với cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt rất vắng bóng
những nhân vật được lý tưởng hóa. Trong tiểu loại này, cũng không có kiểu
nhân vật hoàn toàn tham lam độc ác, cũng không có những nhân vật thần kỳ
tham gia vào toàn bộ cốt truyện để trợ giúp cho nhân vật chính diện. Bởi điểm
cốt lõi ở đây là dân gian đã đưa ra cách cư xử con người thông qua mỗi tình
huống, thậm chí đưa ra những sự lệch nhau trong cách cư xử, trong quan niệm
về đạo đức mà hoàn toàn không lựa chọn, ủng hộ cách nào. Nhân dân không
thiên vị loại nhân vật nào, dù đó là người đức hạnh hay độc ác, người thông
minh hay khờ khạo.

Nhân vật cổ tích loài vật: Nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật là
những con vật mang tính cách rõ ràng, dựa vào những đặc tính vốn có nào đó
của loài. Chẳng hạn hổ hung dữ, mạnh mẽ thành nhân vật độc ác, thỏ vốn nhỏ
bé, lanh lợi thành nhân vật hiền lành, khôn ngoan và thông thái. Quan niệm về

25
đạo đức của con người đã chi phối sâu sắc đến bút pháp xây dựng hình tượng
nhân vật cổ tích của loài vật

Một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng tạo sức hấp dẫn cho
truyện cổ tích loài vật là xây dựng những cuộc đối thoại. Truyện càng có
nhiều cuộc đối thoại sinh động, ngộ ngãnh thì càng hấp dẫn. Do xung đột
trong cổ tích loài vật đơn giản nên nhân vật của nhóm cổ tích này chủ yếu bộc
lộ tính cách thông qua các tình huống đối thoại. Những cuộc đối thoại giữa
các con vật luôn đem lại điều thích thú cho trẻ nhỏ.

Kết luận: Truyện cổ tích là thể loại tự sự xã hội, những nội dung mà truyện
cổ tích đề cập đã phản ánh ước mơ của người xưa, “chắp cánh cho những
mơ ước của con người, khiến họ ham sống, sống vui vẻ và mạnh mẽ. Hơn
nữa, truyện không ru ngủ con người bằng mơ ước, nó nâng đỡ những
ước mơ lãng mạn và cao cả của con người nối liền với hiện thực, biến
thành hiện thực” . Chính vì vậy mà truyện cổ tích có sức sống lâu bền trong
đời sống tinh thần của nhân dân ta.12

II. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA THẦN THOẠI , TRUYỀN THUYẾT ,CỔ
TÍCH.
+ Truyện thần thoại : Chứa đựng những hình ản kỳ ảo và hoàn toàn ko có
thật của những vị thần , vị thánh . Thường kể về những câu chuyện thần kỳ
của các vị thánh đó , phản ánh quan niệm sống của người cổ về nguồn gốc
thế giới và đời sống con người. Huyền thoại được liên kết chặt chẽ với tôn
giáo và nhân vật chính của nó là các vị thần và sinh vật siêu nhiên giải thích
niềm tin

12
[(1)t Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý
xã hội ,tr82,83]
26
+Truyện Truyền thuyết : Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện
có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự
kiện và nhân vật lịch sử được kể , Thường gặp yếu tố phóng đại kỳ ảo .

+Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân
vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi, người con riêng,
người em út, người có hình dạng xấu xí, …) – Nhân vật dũng sĩ và nhân vật
có tài năng kì lạ – Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch – Nhân vật
là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với
cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công, cũng như phản ánh tình trạng đấu
tranh xã hội .

III. SO SÁNH THẦN THOẠI ,TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH


+Thần thoại và Truyền thuyết :Thần thoại và truyền thuyết rất khó phân
loại, vì chúng thường lớn hơn nguồn gốc của chúng. Điều này xảy ra bởi vì
chúng bắt đầu từ một thực tế xảy ra trong thời gian xa xôi, có ý nghĩa tượng
trưng và ý nghĩa cho các thế hệ thời đó. Đây là lý do tại sao sự liên quan lịch
sử của nó xảy ra quan trọng hơn nhiều so với chính sự thật.

Tại thời điểm muốn kiểm tra nó, câu chuyện đã có một cuộc sống của riêng
nó và vượt qua các sự kiện thực sự của sự kiện ban đầu, mà tại thời điểm này
trở nên không liên quan vì thông điệp quan trọng hơn nhiều.

Huyền thoại được liên kết chặt chẽ với tôn giáo và nhân vật chính của nó là
các vị thần và sinh vật siêu nhiên giải thích niềm tin; Không giống như truyền
thuyết là một câu chuyện về những người thực sự dựa trên hoặc không dựa

27
trên một thực tế lịch sử, những địa điểm hoặc sự kiện xảy ra trong quá khứ
của tổ tiên.13

=> Đều bắt nguồn từ tính truyền miệng hoặc do dân gian để lại và cả hai đều
có yếu tố kỳ ảo , có nhiều chi tiết giống nhau : “sự ra đời, nguồn gốc thần kỳ
các nhân vật có sức manh hay phép thuật ,…”.

+Thần thoại với truyện cổ tích : Mặc dù xuất phát từ thần thoại và thời kì
thần thoại, song cổ tích không vì thế mà không thể thoát khỏi cái bóng lớn
của thần thoại. Nếu “nhân vật thần thoại thường có ý nghĩa tượng trưng
và thể hiện những nỗi gian khổ chung, những niềm hoan lạc chung,
những lo âu chung và những ước mơ chung của thị tộc, bộ lạc” thì
“truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tan rã và được thay
thế bằng gia đình riêng lẻ”; nếu thần thoại có sự gắn kết gần gũi với tôn giáo
nguyên thủy và thể hiện tinh thần tự do, ý thức dân chủ của con người khi xã
hội chưa phân chia giai cấp thì cổ tích lại phản ánh tình trạng đấu tranh xã hội
và thể hiện ý thức hệ của thời đại; nếu thần thoại xây dựng vẻ đẹp kì vĩ, hùng
tráng, mĩ lệ, mang tầm vóc của toàn thể bộ lạc thì cổ tích lại hướng về những
số phận, những ước mơ cải mệnh của con người trong cái hạn hữu chật hẹp
của xã hội.14

=> Đều bắt nguồn từ tính truyền miệng đều là câu chuyeen có tính kỳ ảo , hư
cấu cao ,chúng đều có tính giáo dục cao .

+Truyền thuyết với cổ tích : Truyền thuyết ra đời trước truyện cổ tích.
Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trò thần kì hóa để ngợi ca các nhân
vật lịch sử còn trong cổ tích, yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai trò cán cân

13
[(5) https://vi.thpanorama.com/articles/cultura-general/cules-son-las-diferencias-entre-
mito-y-leyenda.html]
14
[(6) https://vanhoc365.com/truyen-co-tich-trong-van-hoc-dan-gian/]
28
công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự
chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.Truyền thuyết thể
hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và
nhân vật lịch sử được kể; truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của
nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những
quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc
sống hiện tại.

=> Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên
có tính chất hư cấu.

Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về
chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao.

Thể Loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu Nội dung phản Đặc điểm
truyền ánh nghệ thuật

Thần Truyện thần thoại là Truyền miệng- Kể lại sự tích Các Kết cấu khá
thoại thể loại truyện ra đời Văn xuôi Tự sự vị thần sáng thế đơn giản , ít
và phát triển sớm tạo thế giới tụ tình tiết ,
nhất trong lịch sử, nhiên và văn hóa Truyện thường
đólà những truyện kể hóa , phản ánh tập trung mô tả
dân gian về các vị nhận thức của con diện mạo, đặc
thần, các nhân vật người thời cổ đại điểm, hành
anh hùng, các nhân về nguồn gốc của trạng các nhân
vật sáng tạo văn thế giới và đời vật một cách
hoá,nhằm phản ánh sống con người và khái
và lí giải các hiện mong muốn chinh quát ,những trí
tượng tự nhiên và xã phục tự nhiên của tưởng tượng

29
hội theo quan niệm con người phóng khoáng ,
vạn vật có linh hồn nhiên thơ
hồn,của người cổ đại. mộng của
người nguyên
thủy.

Truyền Thể hiện thái độ , Truyền miệng- kể- Kể về các sự kiện Từ cái lõi lchj
thuyết cách đánh giá và sáng văn xuôi tự sự lịch sử và các sử có thật hư
tạo cảu nhân dân đối nhân vật lịch sử cấu thành câu
với các sự kiện và các có thật dc khúc xạ truyện mang
nhân vật lịch sử qua một cốt những yếu tố
truyện hư cấu hoang đường
kỳ ảo

Truyện Cổ Thể hiện ước vọng , Truyền miệng-kể- Xung đột xã hội Truyện ko có
tích ước mơ của nhân dân văn xuôi tự sự cuộc đấu tranh thật , kết cấu
trong xã hội có giai giữa thiện và ác theo kiểu
cấp : chính ngĩa thắng giữa cái đúng và đường thẳng ,
gian tà cái sai, và mang truyện mang
tính giáo dục tính khái quát
cao , chuyên
cổ tích cơ bản
là những phạm
trù đạo đức
xung phạm đén
nhau

30
C. lỜI KẾT
Với các thể loại ngữ văn Dân gian trên đã giúp hình thành lên xã hội việt
nam bây giờ với Nguồn gốc khai sinh của thần thoại và tính chất lích sử của
truyền thuyết và các cậu chuyện cổ tích giúp giải thích và giảng dạy các tính
chất tốt đẹp mà mang tính diệu kỳ vậy với 3 thể loại văn học dân gian đã
giúp phần tạo lên văn học bây giờ .

31
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội
vụ khoa quản lý xã hội

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Truyện_thần_thoại_Việt_Nam , phần kết


luận

(3) https://vanhoc365.com/truyen-co-tich-trong-van-hoc-dan-gian/ ,phần


đặc trưng nội dung

(4) https://tudienwiki.com/truyen-co-tich/ phần cổ tích sinh hoạt

(5) https://vi.thpanorama.com/articles/cultura-general/cules-son-las-
diferencias-entre-mito-y-leyenda.html

(6) https://vanhoc365.com/truyen-co-tich-trong-van-hoc-dan-gian/

32

You might also like