You are on page 1of 4

Buổi 1:

Giới thiệu
Câu hỏi: 4 chế định: Sở hữu, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại.
Chế định nào quan trọng nhất?
Chế định nào cũng quan trọng, về mặt lý luận quan trọng nhất là
chế định sở hữu, vì có sở hữu thì mới có thừa kế, sở hữu là tiền đề của
các chế định khác. Quan hệ phổ biến nhất trong đời sống là chế định
hợp đồng(*).
Ví dụ: Vào quán ăn tại chổ là HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG,
mua về nhà là HỢP ĐỒNG MUA BÁN, Grab là HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN, gửi xe là HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ
(*) Chế định về hợp đồng chiếm số lượng điều luật quy định nhiều
nhất.
Ví dụ tình huống: A bán cho B căn nhà 5 tỷ - Quan hệ hợp đồng mua
bán nhà. Bên bán có quyền được nhận tiền, bên mua sẽ có quyền được
nhận nhà. Bên bán có nghĩa vụ giao nhà, bên mua có nghĩa vụ giao tiền.

6 vấn đề: Thuyết trình: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THẺ ( từ điều 584)

Nghĩa vụ
(Nghĩa vụ dân sự)

Quan hệ hợp đồng chính là 1 loại quan hệ nghĩa vụ


A vô cớ đánh B gây thương tích. Về mặt dân sự, là quan hệ nghĩa vụ,
A phải bồi thường cho B
Câu hỏi: Nghĩa vụ A phải bồi thường cho B có bắt buộc thực hiện
không?
Vì nó là nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc thực
hiện, chịu sự ràng buộc của pháp luật.
1. Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của quan hệ nghĩa vụ:
1.1. Khái niệm:
* Nghĩa 1: Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự
* Nghĩa 2: Nghĩa vụ là xử sự chủ quan của chủ thể (Điều 274 BLDS
2015)
Ví dụ: A bán cho B căn nhà 5 tỷ - Quan hệ hợp đồng mua bán nhà. Bên
bán có quyền được nhận tiền, bên mua sẽ có quyền được nhận nhà. Bên
bán có nghĩa vụ giao nhà, bên mua có nghĩa vụ giao tiền.
Khách hàng cần tư vấn pháp luật. Bên bán dịch vụ pháp lý phải
thực hiện công việc tư vấn pháp lý.
1.2. Đặc điểm:
* Nghĩa vụ là một ràng buộc pháp lý phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa
các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Trường hợp nào nghĩa là phát sinh trên cơ sở thỏa thuận,
nghĩa vụ nào là luật định?
* Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự mang tính tương đối
* Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện lợi ích của bên
có quyền hoặc lợi ích của người thứ 3 do bên có quyền chỉ định.
VD: Mẹ mua bảo hiểm cho con, kí hợp đồng mua bảo hiểm, người thụ
hưởng là con. Khi được chi trả, con là người thụ hưởng.
* Các quan hệ nghĩa vụ đều có chế tài kèm theo để đảm bảo việc thực
hiện nghĩa vụ.
1.3. Các thành phần của quan hệ nghĩa vụ:
* Chủ thể: là những người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, có quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
- Bên có quyền
- Bên có nghĩa vụ
(Hợp đồng cả 2 bên đều có)
* Khách thể: là hành vi mà các chủ thể hướng đến là khách thể của quan
hệ nghĩa vụ
VD:
A bán nhà cho B khách thể là giao nhà và giao tiền
Tư vấn pháp luật 20 triệu. Khách thể là hành vi tư vấn pháp luật và trả
tiền, đối tượng là tài sản (tiền) và công việc (tư vấn)
(*) Nhận định: Có phải mọi tài sản mọi công việc đều là đối tượng
của quan hệ nghĩa vụ. (Điều 276)
Sai. Dưới góc độ tài sản: Không phải bất kì tài sản nào cũng được
đưa vào giao dịch.
* Đối tượng:
- Phải được xác định
- Không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Khoản 2 điều 3
BLDS 2015)
* Nội dung: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ nghĩa vụ
2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ:
2.1. Hợp đồng:
- Điều 385 BLDS 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (phát sinh hậu
quả pháp lý).
- Mở rộng: Có những thỏa thuận không phải hợp đồng, ví dụ: Ngày
15/10 hẹn tại Coffee High Land ăn bánh mì, 2 bạn đồng ý, đến đó 2 bên
thì 1 bên không đến. Nó không phải hợp đồng vì không làm phát sinh hậu
quả pháp lý.
2.2. Hành vi pháp lý đơn phương: là hành vi thể hiện ý chí của
một bên chủ thể qua đó làm phát sinh hậu quả pháp lý (phổ biến là di
chúc)
2.3. Thực hiện công việc không có ủy quyền (Đ.574-578)
Điều 574 BLDS 2015: là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện
công viêc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vi lợi ích của công
việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản
đối.
Ví dụ: Trời mưa, hàng xóm đi vắng, qua sân lấy đồ vào dùm.
Điều kiện:
- Không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó
- Đã tự nguyện thực hiện
- Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
- Người có công việc thực hiện không biết hoặc biết mà không phản
đối.
2.4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật (Đ579-583)
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
- Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
2.5. Gây thiệt hại do hành vi trái luật
VD về hành vi không trái luật: Anh A đâm B, trong lúc A đâm B, B đá
gãy tay A. Hành vi của B là phòng vệ chính đáng. B không phải bồi
thường
2.6. Căn cứ khác do pháp luật quy định
3. Các loại nghĩa vụ:
VD: Thuê nhà 10 triệu 5 người thì nghĩa vụ liên đới. Thuê nhà ở ghép thì
mỗi người phải đóng tiền riêng thì đó là nghĩa vụ riêng rẽ
3.1. Nghĩa vụ riêng rẽ - Đ287BLDS: là nghĩa vụ có nhiều người
tham gia, khi đó, nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi
người có một phần nghĩa vụ nhất điịnh và riêng rẽ nên mỗi người chỉ phải
thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
VD: 3 nhà thầu cùng làm 1 ngôi nhà nhưng mỗi người có 1 phần nghĩa
vụ riêng rẽ khác nhau
* Đặc điểm:
- Không có sự liên quan lẫn nhau giữa những người cùng thực hiện nghĩa
vụ
- Bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện từng phần
nghĩa vụ đã được xác định chứ không thể yêu cầu 1 người có nghĩa vụ
trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
3.2. Nghĩa vụ liên đới - Đ288BLDS: là nghĩa vụ do nhiều người
cùng phải thực hiện và bên có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số người có
nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
3.3. Nghĩa vụ hoàn lại: là một nghĩa vụ phái sinh được hình thành
từ các nghĩa vụ khác, trong đó, một bên có quyền yêu cầu bên kia (bên có
nghĩa vụ) hoàn trả lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên có quyền đã
thay bên có nghĩa vụ thực hiện cho người thứ 3 hoặc bên có nghĩa vụ phải
hoàn trả cho bên có quyền khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên có
nghĩa vụ đã nhận được từ người thứ ba trên cơ sở yêu cầu của bên có
quyền.
3.4. Nghĩa vụ bổ sung: là nghĩa vụ phụ, tồn tại bên cạnh nghĩa vụ
chính, có hiệu lực lệ thuộc vào nghĩa vụ chính và chỉ được thực hiện khi
nghĩa vụ chính bị vi phạm.
VD: Vay ngân hàng NV chính là trả nợ, ba mẹ bảo lãnh là nv phụ. Nếu
hết thời hạn trả nợ thì nv chính bị vi phạm thì nghĩa vụ phụ đc bắt đầu
4. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ:
4.1. Chuyển giao quyền yêu cầu:
*Đặc điểm:
5. Thực hiện nghĩa vụ:

6. Chấm dứt nghĩa vụ:

You might also like