You are on page 1of 146

ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÔ THỊ

Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, tháng 9 - 2010

1
2
LỜI CẢM ƠN

Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được soạn thảo
trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tài trợ với cơ quan
chủ quản là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, và cơ quan thực hiện dự án là Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, và Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh.
ị Thanh Loan (Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Thành
Báo cáo này do bà Lê Th
phố Hồ Chí Minh), ông Đỗ ngọc Khải (Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội) và bà
Nguyễn Bùi Linh (Phòng Giảm nghèo và Phát triển xã hội, UNDP) biên tập với sự tham
gia viết của ông Jonathan Haugton (Đại học Suffolk- Hoa kỳ), bà Lê Thị Thanh Loan, bà
Nguyễn Bùi Linh và các chuyên gia trong nước bao gồm ông Ngô Doãn Gác, bà Đặng Thị
Hồng Hà, ông Nguyễn Việt Dũng, bà Nguyễn Thúy Chinh, bà Lê Thị Kim Chi, bà Nguyễn
Thị Hồng Loan và ông Nguyễn Xuân Tường. Xử lý, tổng hợp các chỉ tiêu, các bảng do ông
Ngô Thanh Yên và bà Lộ thị Đức thực hiện. Hỗ trợ biên tập, thiết kế và xuất bản do ông
Nguyễn Ngọc Đỉnh và bà Trần Thị Triêu Nhật.
Báo cáo cũng đã nhận được đóng góp ý kiến tích cực của các thành viên Ban Chỉ
đạo và các chuyên gia trong nước và quốc tế bao gồm: Ông Đào Văn Bình, nguyên Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Tiên Phong (UNDP), ông Alex
Warren (UNDP), ông Nguyễn Phong (Tổng cục Thống kê), ông Lê Tuấn Hữu (Sở Lao
động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội), ông Nguyễn Văn Xê (Sở Lao động Thương
binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Thắng (Trung tâm Phân tích và Dự báo
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Văn Quang (Viện Nghiên cứu Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh), và các cán bộ phụ trách trong lĩnh vực văn hóa xã hội của
hai thành phố.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các ổt chức và cá nhân trên đã giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành báo cáo này.

BAN BIÊN TẬP

3
4
MỤC LỤC

Lời cảm ơn 3

Giới thiệu 19

Tóm tắt tổng quan 21

Phần I: Phương pháp điều tra


1. Mục đích điều tra 35
2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra 35

Phần II: Kết quả điều tra


3. Đặc điểm của dân số đô thị 42
4. Tiếp cận giáo dục 49
5. Sử dụng dịch vụ y tế 54
6. Việc làm 61
7. Thu nhập và chi tiêu 76
8. Nhà ở 81
9. Tài sản lâu bền của hộ gia đình 93
10. Nghèo 100
11. Đối phó với các cú sốc/rủi ro 117
12. Tham gia quan hệ xã hội 126
13. Dân di cư và dân thường trú 132
14. Các giải pháp của Nhà nước và nghèo đô thị 142

Phụ lục Thống kê

5
Phụ lục Thống kê

NHÂN KHẨU HỌC

1.1 Nhân khẩu bình quân hộ chia theo tình trạng hộ khẩu, giới tính chủ 151
hộ, thành phố và 5 nhóm thu nhập
1.2 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 152
1.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 153
1.4 Cơ cấu nhân khẩu chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, thành phố, 154
giới tính và 5 nhóm thu nhập
1.5 Tình trạng hôn nhân của dân số từ 13 tuổi trở lên chia theo 5 nhóm 155
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và trình
độ học vấn.
1.6 Giới tính chủ hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, tình trạng hộ 157
khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
1.7 Số lao động bình quân hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới 158
tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
1.8 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới 159
tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
1.9 Thời gian sống tại hộ/nơi ở trong 12 tháng qua chia theo thời gian, 160
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
Nhân khẩu không có đăng ký hộ khẩu (tại thành phố khảo sát)
1.10 Thời gian chuyển đến thành phố lần đầu tiên chia theo thời gian, 162
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
1.11 Tình trạng có mặt tại thành phố trong 12 tháng qua chia theo tháng, 164
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
1.12 Thời gian chuyển đến nơi ở hiện tại chia theo thời gian, thành phố, 168
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn
1.13 Nơi sống trước khi chuyển đến nơi đang ở chia theo nơi ở, thành phố, 170
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn
1.14 Tình trạng thay đổi chổ ở thường xuyên chia theo lý do, thành phố, 172
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn

6
GIÁO DỤC
2.1 Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết chia theo thành phố, 177
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
2.2 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp giáo dục cao nhất, 178
thành ph ố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nh ập
2.3 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn, thành 179
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
2.4 Tỷ lệ dân số đang đi học chia theo cấp học, thành phố, giới tính, 181
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
2.5 Loại trường đang theo học chia theo loại hình, thành phố, giới tính, 183
cấp học, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
2.6 Tỷ lệ đi học đúng tuổi của dân số 18 tuổi trở xuống chia theo cấp học 185
phổ thông, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính
và nhóm tuổi
2.7 Tỷ lệ dân số dưới 18 tuổi đang đi học được miễn/ giảm học phí hoặc 186
các khoản đóng góp chia theo khoản được miễn giảm, thành phố,
giới tính, cấp học, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi
2.8 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo lý do, thành phố, giới tính, 187
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
2.9 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, 189
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập

Y TẾ
3.1 Tỷ lệ dân số bị bệnh trong 12 tháng qua chia theo loại bệnh, thành 193
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
3.2a Tỷ lệ dân số đi khám bệnh khi bị ốm hay bị chấn thương trong 12 194
tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
3.2b Tỷ lệ dân số đi khám bệnh nếu bị ốm hay bị chấn thương trong 12 195
tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
3.3 Nơi đến khám chữa bệnh chia theo nơi khám, thành phố, tình trạng 196
hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính và nhóm tuổi
3.4 Lý do không đi khám ệbnh (khi bị ốm/chấn thương) trong 12 tháng 197
qua chia theo lý do, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
giới tính và nhóm tuổi
3.5 Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành phố, 198
giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập

7
3.6 Cơ cấu dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành 200
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
3.7 Lý do không có bảo hiểm y tế chia theo lý do, thành phố, giới tính và 202
nhóm tuổi. tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
VIỆC LÀM
4.1 Dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm tuối, thành 207
phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
4.1.a Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm 209
tuối, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
4.2 Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm việc trong 12 tháng qua chia 211
theo trình độ học vấn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
4.3 Dân số không làm việc trong 12 tháng qua chia theo lý do, thành phố, 213
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu
nhập,
4.4 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian 217
nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới
tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập, loại hợp đồng
công việc
4.4a Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời 218
gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, loại hợp
đồng công việc
4.5 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian 219
nhất trong 12 tháng qua chia theo tháng, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
4.6 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhi ều thời gian nhất 223
trong 12 tháng qua chia theo ạilo công việc, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
4.7 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất 225
trong 12 tháng qua chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
4.8 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất 229
trong 12 tháng qua chia theo ngành kinh ế, thành
t phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
4.9 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất 231
trong 12 tháng qua chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
4.10 Số tháng làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng 233
qua của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo tình trạng hộ khẩu, thành
phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập và loại

8
hợp đồng công việc
4.11 Số giờ làm việc trung bình 1 người/1 tuần của dân số từ 6 tuổi trở lên 235
làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia
theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, 5 nhóm thu nhập và loại hợp đồng công việc
4.12 Loại hợp đồng công việc của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc 237
chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại hợp
đồng, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ
học vấn, 5 nhóm thu nhập
4.13 Quyền lợi được hưởng của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc 239
chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo quyền lợi,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ học vấn,
5 nhóm thu nhập, loại công việc, Loại hợp đồng công việc
4.14 Lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương làm công 242
việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình
trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5
nhóm thu nhập, Loại hợp đồng công việc

ĐỒ DÙNG LÂU BỀN


5.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành phố, giới tính của chủ 247
hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
5.2 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chủ yếu chia theo loại đồ dùng, thành 248
phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm
thu nhập,
5.3 Một số đồ dùng lâu bền chủ yếu tính trên 100 hộ chia theo loại đồ 252
dùng, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và 5 nhóm thu nhập,

NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG


6.1 Tỷ lệ hộ chia theo số ngôi nhà/căn hộ/nơi ở hộ đang ở, thành phố, 5 257
nhóm thu nh ập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
6.2 Tỷ lệ hộ chia theo diện tích ở bình quân nhân khẩu (*) chia theo 258
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
6.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, 260
giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học
vấn của chủ hộ
6.5 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu 262
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ
học vấn của chủ hộ

9
6.6 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành 264
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ
6.6a Cơ cấu hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành 265
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ
6.7 Số người ở chung với hộ bình quân chia theo loại nhà, thành phố, 5 266
nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và trình độ học vấn của chủ hộ
6.9 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của mái nhà, thành phố, 5 nhóm 268
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại
nhà
6.10 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của tường/vách ngăn, thành 269
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và loại nhà
6.11 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của sàn nhà, thành phố, 5 nhóm 270
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại
nhà
6.12 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm 271
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,và trình
độ học vấn của chủ hộ và loại nhà
6.13 Tỷ lệ hộ có trả tiền cho việc sử dụng nhà ở chia theo hình thức sở hữu 273
nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ và loại nhà
6.14 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5 275
nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
loại nhà và hình thư`c sở hữu nhà
6.15 Tỷ lệ hộ có sử dụng bể lọc hoặc hóa chất để lọc nước uống chia theo 279
nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới
tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
6.16 Tỷ lệ hộ có sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh, thành phố, 281
5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
loại nhà, hình thức sở hữu nhà và nhà vệ sinh chung/riêng
6.17 Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh chung/riêng, 283
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
6.18 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu 284
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
6.19 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nhiên liệu/năng lượng thường dùng để nấu 285
ăn của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà

10
6.20 Tỷ lệ hộ kết nối với điện lưới quốc gia chia theo cách thức kết nối, 286
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
6.21 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử lý rác thải, thành phố, 5 nhóm thu 287
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
6.22 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử nước thải, thành phố, 5 nhóm thu 288
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
6.23 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn khi sống tại nơi cư trú chia theo loại khó khăn, 289
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ và tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ

THU NHẬP
7.1 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm 293
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ
7.2 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn 294
thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và nhóm thu nhập
7.3 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 296
nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
7.4 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn 298
thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và nhóm thu nhập
7.5 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 299
nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
7.6a Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương 300
tháng của công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu
7.6b Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương 302
tháng của công việc thứ hai trong 12 tháng qua chia theo loại nghề,
thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
7.7 Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương 304
tháng trong 12 tháng qua chia theo ại lo hợp đồng công việc, thành
phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu

CHI TIÊU
8.1 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm 307

11
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ
8.2 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, 308
thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và nhóm thu nhập
8.3 Cơ cấu chi tiêu bì nh quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 309
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.4 Chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12 tháng 310
qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.5 Cơ cấu chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12 311
tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn,
tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.6 Chi tiêu cho nhàở bì nh quân hộ trong 12 tháng qua chia theo mục 312
đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và nhóm thu nhập
8.7 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân hộ trong 12 tháng qua chia theo 313
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.8 Chi tiêu phi LTTP bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 314
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.9 Cơ cấu chi t iêu phi LTTP bình quân nhân kh ẩu trong 12 tháng qua 315
chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
8.10 Tỷ lệ hộ có gởi tiền về nhà trong 12 tháng qua chia theo thành phố, 316
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm
thu nhập

ĐỐI PHÓ VỚI CÚ SỐC VÀ RỦI RO


9.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn, 319
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập
9.1a Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn, 323
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập (Hộ không có hộ khẩu)
9.2 Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách 325
thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn

12
9.2a Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách 327
thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ không có hộ
khẩu)
9.3 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia 328
theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn
9.3a Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia 332
theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ
không có hộ khẩu)
9.4 Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12 334
tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó
khăn
9.4a Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12 336
tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó
khăn (Hộ không có hộ khẩu)
9.5 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết 337
khó khăn trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố,
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập
9.6 Tỷ lệ thành viên phải làm thêm giờ/thêm việc để giải quyết khó khăn 339
trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập
9.7 Tỷ lệ hộ có nhận trợ giúp do gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia 341
theo tổ chức/cá nhân trợ giúp, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình
độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập

QUAN HỆ XÃ HỘI
10.1 Tỷ lệ hộ có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội chia theo 347
loại tổ chức tham gia, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
10.2 Tỷ lệ hộ không có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội 349
chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập, loại tổ chức tham gia.
10.3 Tỷ lệ hộ có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống 350
chia theo các hoạt động, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
10.4 Tỷ lệ hộ không có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh 351
sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ

13
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại hoạt động xã hội
10.5 Tỷ lệ hộ được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh sống 352
chia theo loại dịch vụ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
10.6 Tỷ lệ hộ không được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh 353
sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại dịch vụ xã hội
10.7 Tỷ lệ hộ có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo các 354
quan hệ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và 5 nhóm thu nhập,
10.8 Tỷ lệ hộ không có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo 355
lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
5 nhóm thu nhập và loại quan hệ xã hội

Bảng
ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng 21
hộ khẩu
ES2 Tóm tắt các đặc điểm của việc làm 27
ES3 Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) 28
ES4 Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống 29
ES5 Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu 30
ES6 Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các 33
khó khăn
ES7 Tóm tắt các giải pháp tham gia hoạt động xã hội 34
1.1 Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009 38
3.1 Nhân khẩu bình quân hộ của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 42
3.2 Dân số chia theo giới tính 44
3.3 Cơ cấu dân số theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 45
3.4 Dân số chia theo tình trạng hôn nhân 46
3.5 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập 47
3.6 Thời gian sống tại hộ hay nơi ở trong 12 tháng qua 48
3.7 Tỷ lệ dân số không có hộ khẩu tại thành phố theo thời gian chuyển đến 48
thành phố lần đầu tiên
3.8 Tỷ lệ dân số có mặt tại thành phố theo tháng 49
4.1 Dân số chia theo trình độ văn hóa, thành phố và trình trạng đăng ký hộ 50
khẩu

14
4.2 Dân số chia theo trình độ văn hóa và 5 nhóm thu nhập chung 51
4.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn, thành phố, tình trạng đăng ký 52
hộ khẩu và nhóm thu nhập
5.1 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo mức độ đi khám 57
5.2 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo nơi khám bệnh 59
6.1 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo 62
độ tuổi, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu
6.2 Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn 63
6.3 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua 65
chia theo loại nghề
6.4 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo 66
thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập
6.5 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua 66
chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký
hộ khẩu và nhóm thu nhập
6.6 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua 67
chia theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ
khẩu và nhóm thu nhập
6.7 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua 69
chia theo hợp đồng công việc
6.8 Tỷ lệ lao động hiện không làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất 71
trong 12 tháng qua
6.9 Số công việc làm trong năm chia theo thành phố, tình trạng đăng ký hộ 72
khẩu và nhóm thu nhập
6.10 Tỷ lệ làm v iệc th eo từng tháng của lao đ ộ ng tro n g cô ng v iệc ch iếm 73
nhiều thời gian nhất trong năm
6.11 Tiền lương bình quân tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều 74
thời gian nhất trong năm
7.1 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập 76
7.2 Cơ cấu thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo nguồn thu 77
7.3 Tự đánh giá tình trạng thu nhập của hộ 78
7.4 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi 79
7.5 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 80
7.6 Hệ số Gini qua các năm 81
8.1 Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 83
8.2 Tình trạng thuê nhà và chi phí thuê nhà của hộ 86

15
8.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà 87
8.4 Tỷ lệ hộ theo nguồn nước ăn uống chính của hộ 88
8.5 Tỷ lệ hộ theo hình thức kết nối với điện lưới quốc gia 90
8.6 Tỷ lệ hộ theo hình thức xử lý nước thải 91
9.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền 94
9.2 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện vận tải 96
9.3 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện giải trí 97
9.4 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại đồ dùng gia dụng 98
9.5 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại thiết bị kết nối với bên ngoài 99
10.1 Tỷ lệ nghèo (thu nhập) theo các chuẩn nghèo khác nhau (%) UPS 2009 102
10.2 Tỷ số nghèo đếm đầu và Tỷ số đếm đầu đìều chỉnh theo thành phố 110
10.3 Đóng góp vào chỉ số Mo của các chiều nghèo (%) 114
10.4 Hệ số tương quan Kendall Tau b 115
11.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và 120
số người sống trong hộ
11.2 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và 121
số người sống phụ thuộc tại hộ
11.3 Tỷ lệ hộ không có hộ khẩu ở Hà Nội và TP HCM gặp khó khăn chia 122
theo thời gian sống tại thành phố trong 12 tháng qua
11.4 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn chia theo nơi vay và tình trạng 124
đăng ký hộ khẩu của hộ
11.5 Tỷ lệ thành viên trong hộ phải làm thêm giờ, thêm việc chia theo giới 126
tính và tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ
12.1 Tỷ lệ hộ dân được cung cấp các dịch vụ xã hội chia theo tình trạng 129
đăng ký hộ khẩu
12.2 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội chia theo hộ khẩu thường trú, 129
giới tính của chủ hộ và theo 5 nhóm thu nhập
12.3 Lý do không tham gia vào các hoạt động xã hội của người không có hộ 130
khẩu tại TP khảo sát
13.1 Một số chỉ tiêu đặc điểm nhân khẩu học 133
13.2 Dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn 134
13.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn của dân số 15 tuổi trở lên 134
13.4 Tỷ lệ dân số đang đi học 135
13.5 Loại trường mẫu giáo và phổ thông đang theo học 135
13.6 Mức độ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư 136

16
13.7 Tỷ lệ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư theo loại hình 136
cơ sở y tế
13.8 Dân số tham gia hoạt động kinh tế 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi 137
13.9 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 139
13.10 Tình trạng nhà ở của dân cư chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 140

Đồ thị

ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng 23
hộ khẩu
ES2 Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi 24
ES3 Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu 26
3.1 Dân số Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chia theo tình trạng đăng ký 43
hộ khẩu và nhóm tuổi
3.2 Tỷ lệ nam, nữ của dân số đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác 44
theo nhóm tuổi
5.1 Tỷ lệ người bị ốm đau trong thời gian 12 tháng qua chia theo độ tuổi 56
10.1 Hàm phân phối cộng dồn (CDF) của thu nhập, UPS 2009 103
10.2 Chỉ số nghèo đếm đầu (H) theo từng chiều thiếu hụt (%) theo thành phố 107
10.3.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hà Nội 108
10.3.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hồ Chí Minh 108
10.4.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hà Nội 109
10.4.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hồ Chí Minh 109
10.5 Chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh (Mo) theo các giá trị k 111
10.6 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh 112
Mo, theo thành phố
10.7 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh 113
Mo, theo tình trạng hộ khẩu
11.1 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 119
11.2 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo thành phố nơi hộ sinh sống 119
11.3 Cách thức đối phó với khó khăn chia theo nhóm thu nhập chung 123
11.4 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục 125
chia theo giới tính và tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
12.1 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội theo thành phố 127

17
12.2 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội chia theo tình trạng hộ khẩu 128
12.3 Hộ trả lời không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 131
nhóm thu nhập chung
12.4 Hộ trả lời không được tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 nhóm 132
thu nhập chung

18
Giới thiệu

Một trong những thách thức đối với công tác giám sát và đánh giá nghèo tại Việt Nam hiện
nay là nắm bắt được thông tin toàn diện về mức độ và đặc điểm nghèo của tất cả các đối
tượng dân cư trong đó có bộ phận dân di cư không có đăng ký hộ khẩu và cư trú tạm thời,
đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Điều tra Mức sống hộ gia đình Vi ệt Nam (VHLSS) là nguồn số liệu chính thống và phổ
biến nhất được sử dụng trong đo lường nghèo đói. Tuy nhiên, mẫu khảo sát VHLSS cho
đến năm 2008 đã không bao trùm được bộ phận dân di cư này. Điều tra VHLSS 2010 cũng
đã có một số cải tiến nhưng vẫn chưa đảm bảo khảo sát được hết bộ phận dân di cư.

Để phục vụ cho thực hiện các chính sách giảm nghèo, Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh
đã có những nỗ lực và sáng kiến để nhận diện được các hộ nghèo, trong đó có các hộ di cư.
Sở Lao động Thương binh Xã hội của Hà Nội đã tiến hành các đợt ‘rà soát’ danh sách các
hộ gia đình nghèo trong số các hộ gia đình có đăng ký thường trú 1 (diện KT1 và KT2)
thống nhất với các quy định hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và chuẩn
nghèo thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những nỗ lực nhằm nắm bắt không
những các hộ gia đình thường trú mà còn cả các hộ gia đình đăng ký tạm trú (KT3). Tuy
nhiên, vẫn chưa có sáng kiến nào trong việc xác định những lao động thời vụ (KT4) hoặc
những người dân di cư ngắn hạn và dài hạn không đăng ký.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về số liệu phục vụ giám sát và đánh giá nghèo một cách toàn
diện nêu trên, Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”
được thành lập, trong đó Điều tra Nghèo đô thị (UPS -09) là một trong những hoạt động
chính. Đặc biệt, điều tra này là nguồn thông tin duy nhất về nghèo và tình trạng sống của
dân di cư của hai thành phố.

Về tổ chức dự án, theo Thông tư 04/2007/TT-BKH, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố
Hà Nội với tư cách cơ quan chủ quản dự án đã quyết định giao cho Cục Thống kê Hà Nội
thay mặt UBND thành phố làm chủ dự án ô kiêm chủ dự án thành phần ở Hà Nội. UBND
TP. Hồ Chí Minh, với tư cách là cơ quan chủ quản dự án thành phần ở TP. HCM cũng đã
quyết định giao Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh làm chủ dự án thành phần ở TP. Hồ Chí
Minh.
. Hồ Chí Minh); Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF) thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) ở Hà Nội và Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ
Chí Minh (HIDR) là các cơ quan đồng thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu của dự án. Sở
Lao động Thương binh Xã hội của hai thành phố là cơ quan phối hợp thực hiện trong suốt
thời gian dự án.

Trước Luật cư trú, dân số chia theo 4 dạng cư trú: người dân ở tại nơi đăng ký hộ khẩu (KT1), người dân
1

đăng ký hộ khẩu ở một quận, huyện nhưng thực tế ở tại quận, huyện khác trong cùng tỉnh (KT2), người dân
đăng ký tại một tỉnh nhưng thực tế thường trú tại một tỉnh khác (KT3) và nh ững công nhân mùa vụ và sinh
viên tạm trú tại một tỉnh khác so với nơi mà họ đăng ký (KT4).

19
Dự án nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong việc xác định phạm vi, chiều
sâu, các đặc điểm và các vấn đề của tình trạng nghèo đô thị, với mục đích giúp chính
quyền hai thành phố xây dựng các cơ chế của riêng mình để
. Đặc biệt,
cuộc điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã được tiến hành điều tra thực địa vào tháng 10-
11/2009 với các mục tiêu chính sau:
(i) Đánh giá mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với trọng tâm là
thu thập thông tin từ tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả dân có hộ khẩu và dân
di cư không có hộ khẩu hoặc di cư tạm thời;
(ii) Phân tích đặc điểm của người nghèo đô thị, chú trọng đặc biệt đến việc làm, thu
nhập cũng như sở hữu các đồ dùng lâu bền và khả năng giải quyết khó khăn
của những người dân; và
(iii) Nhận diện các vấn đề chính của nghèo đô thị và lý giải nguyên nhân nghèo.

Báo cáo “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà N ội và Thành phố Hồ Chí Minh” này mô tả phương
pháp luận thiết kế và thực hiện cuộc điều tra cùng những kết quả và phát hiện chính. Báo
cáo được trình bày với hai phần chính như sau:

Phần I: Phương pháp điều tra


Phần này thể hiện mục đích của cuộc điều tra UPS-2009 đồng thời cung cấp những thông
tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện điều tra cũng
như quá trình xử lý, phân tích số liệu.

Phần II: Kết quả điều tra


Phần này phân tích mô tả các kết quả và phát hiện chí nh của cuộc điều tra về đặc điểm của
dân số đô thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu
nhập và chi tiêu, nhà ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc/rủi ro v.v...
Đặc biệt báo cáo có một mục phân tích tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới là cách tiếp
cận nghèo đa chiều. Đồng thời, báo cáo dành riêng một mục để phân tích về tình trạng
sống của dân cư hai thành phố theo hai nhóm dân di cư và dân thường trú 2. Như đã nói ở
trên, thông tin về dân di cư của cuộc điều tra này là duy nhất và rất có giá trị trong thời
điểm hiện nay. Cuối cùng báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho công tác giảm
nghèo đô thị của hai thành phố.
Tiếp theo báo cáo này, Dự án cũng sẽ công bố những kết quả nghiên cứu sâu hơn về các
khía cạnh nghèo tại hai thành phố thông qua kết quả cuộc điều tra UPS-2009.

Xem định nghĩa về dân di cư và thường trú được áp dụng trong báo cáo này ở phần sau
2

20
TÓM TẮT TỔNG QUAN

Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 (VHLSS-08), có 13,4% dân số cả
nước sống dưới chuẩn nghèo 3 nhưng tỷ lệ nghèo ở Hà Nội (cũ) chỉ có 2,4% và ở thành phố
Hồ Chí Minh chỉ có 0,3%. Một câu hỏi đặt ra là, liệu các tỷ lệ nghèo thấp này đã phản ánh
chính xác mức độ nghèo ở hai thành phố hay chưa do thiết kế VHLSS đã bỏ qua hoặc khảo
sát rất ít đối tượng dân di cư không có đăng ký thường trú hoặc những đối tượng cư trú tạm
thời.

Điều tra nghèo đô thị (UPS-09) được thiết kế để khắc phục những hạn chế trong thiết kế
mẫu của VHLSS, tức là bao hàm cả bộ phận dân di cư, và nhằm đánh giá chính xác hơn
mức độ nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Điều tra tập trung thu thập
thông tin về tình trạng sinh sống của người di cư và những hộ gia đình không có hộ khẩu
bên cạnh những thông tin về dân số có hộ khẩu. Ngoài ra, điều tra còn phân tích các đặc
điểm của người nghèo đô thị với chú trọng đặc biệt vào việc làm và thu nhập cũng như
quyền sở hữu tài sản lâu bền và khả năng giải quyết vấn đề và khó khăn mà người dân gặp
phải, đồng thời xác định các đặc tính chính và nguyên nhân của nghèo đô thị.

Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 10 - tháng 11/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội ( Hà Nội cũ theo quy định ranh giới của thành phố trước khi mở rộng vào năm
2008). Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân số của Hà Nội (cũ) là 3,6
triệu và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,1 triệu. Trong Điều tra nghèo đô thị UPS -09, tổng
số 3.349 hộ gia đình và cá nhân được điều tra thì có sự phân chia khá đồng đều giữa hai
thành phố như trong Bảng ES1. Gần một nửa các bảng hỏi được dùng để phỏng vấn hộ gia
đình; phần còn lại được dành phỏng vấn cá nhân sống ở thành phố một mình hoặc người
giúp việc, hoặc cá nhân ở trên các công trường xây dựng hoặc trong các xưởng sản xuất,
hoặc sống trong từng nhóm ở khu tập thể.

Điều tra được hoàn thành trong một lần phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi của Điều tra nghèo
đô thị UPS-09 được thiết kế ngắn gọn nhưng khá toàn diện để phản ánh mức sống dân đô
thị. Bảng câu hỏi đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực hiện chính thức.

Bảng ES1. Số hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09
Thành phố Tình trạng hộ khẩu
Tổng Tại thành Ở tỉnh/ thành
Hà Nội HCM phố khảo sát phố khác(*)
Tổng số bảng câu hỏi 3.349 1.637 1.712 1.610 1.739
Bảng hỏi cho hộ gia đình 1.748 875 873 1.479 269
Bảng hỏi cho cá nhân 1.601 762 839 131 1.470
Ghi chú: Tổng số người 8.208 4.197 4.011 5.859 2.349
(*) Bao gồm cả 6 cá nhân không có hộ khẩu ở bất kỳ đâu

Chuẩn nghèo Chính phủ 2006 -2010: nông thôn 200 nghìn đ ồng/người/tháng, thành thị 260 nghì n đồng/
3

người/tháng

21
Chọn mẫu

Điều tra nghèo đô thị UPS-09 sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn. Ở
giai đoạn đầu tiên, các phường/xã của mỗi thành phố được chia ra thành hai tầng ưu tiên và
không ưu tiên. Tầng ưu tiên gồm các phường/xã có tỷ lệ nghèo cao, có đông dân KT4
(không có hộ khẩu), tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều doanh nghiệp lớn; tầng không ưu
tiên gồm những phường/xã còn lại. Trong mỗi tầng, các dàn chọn mẫu bao gồm danh sách
các địa bàn điều tra (EAs) của Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Mỗi thành phố sau
đó sẽ chọn 80 địa bàn điều tra với số lượng bằng nhau từ mỗi tầng ưu tiên và không ưu
tiên; các địa bàn điều tra được chọn ở mỗi tầng dựa trên phương pháp xác suất tỷ lệ với qui
mô.

Ở giai đoạn hai, dàn chọn mẫu gồm danh sách các hộ gia đình và cá nhân trong các địa bàn
điều tra được lập ngay trước khi tiến hành điều tra để tránh mất mẫu giữa thời điểm lập dàn
chọn mẫu và tiến hành khảo sát. Các điều tra viên được yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với hộ
gia đình hoặc cá nhân khi tiến hành lập danh sách và đảm bảo danh sách phải có đủ tất cả
các hộ gia đình sống hợp pháp hay không hợp pháp trong khu vực. Các cá nhân được định
nghĩa là những người sống trong cùng một phòng hoặc một nhà nhưng độc lập về kinh tế,
có nghĩa là họ không chung thu nhập và chi tiêu. Cá nhân bao gồm những người sống ở ký
túc xá, khu tập thể, các công trường xây dựng, nhà thuê hoặc nhà tự sở hữu hoặc ở trong
các nơi ở tạm hoặc nơi ở bất hợp pháp.

Các mẫu hộ gia đình và cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ dàn chọn mẫu; có 11 hộ gia đình
và 11 cá nhân được chọn ở mỗi địa bàn điều tra. Ngoài ra, người giúp việc sống trong bất
kỳ hộ mẫu nào cũng được trả lời bảng hỏi dành cho cá nhân.

Do thiết kế mẫu nhằm lấy tăng mẫu lên cho bộ phận dân di cư không có hộ khẩu , do vậy
quá trình phân tích số liệu sẽ sử dụng các quyền số chọn mẫu. Các quyền số này là nghịch
đảo xác suất chọn hộ gia đình và cá nhân, có tính đến tỷ lệ trả lời.

Các đặc điểm nhân khẩu học

Trong phạm vi báo cáo này những hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu ở thành phố khảo sát
(KT1 và KT2) được gọi chung là “dân thường trú” và những hộ gia đình và cá nhân có hộ
khẩu ở thành phố hoặc tỉnh khác nhưng đang sống ở thành phố khảo sát được gọi là “dân
di cư”.

Điều tra cho thấy 17,4% những người được phỏng vấn là người di cư với tỷ lệ cao gần như
gấp đôi ở thành phố Hồ Chí Minh (20,6%) so với Hà Nội (11,4%).

Về nhân khẩu học, dân di cư về mặt nào đó có khác so với dân thường trú. Nhóm dân số
này hầu hết tập trung trong nhóm tuổi từ 15-34, như được chỉ ra trong Hình ES 1. Số liệu
cũng cho thấy tỷ trọng nữ trong dân di cư nhiều hơn một chút so với dân thường trú và số
lượng người kết hôn thì ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (44% so với 61%
trong số những người cùng độ tuổi từ 13 tuổi trở lên). Dân di cư cũng thay đổi chỗ ở nhiều
hơn trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra (26,7% so với 4,4%).

22
Đồ thị ES1. Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng hộ khẩu

20 %

16

12

0 Nhóm tuối
0-4 5-9 10 -14 15 -19 20 -24 25 -29 30-34 35 -39 40 -44 45 -49 50 -54 55-59 60+

Dân thường trú Dân di cư

Sự khác biệt nhân khẩu học giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khá nhỏ: các hộ gia
đình có quy mô gần như nhau (3.4 so với 3.1 người), cả hai thành phố đều có tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam (52% dân số là nữ ở Hà Nội, 53% dân số là nữ ở thành phố Hồ Chí Minh),
số lượng người phụ thuộc vào mỗi một người lớn có làm việc là tương tự (1.2 ở Hà Nội,
1.0 ở HCM), và 10% dân số sống ở Hà Nội thay đổi chỗ ở trong vòng 12 tháng trước cuộc
điều tra trong khi số này ở thành phố Hồ Chí Minh là 8%.

Một sự khác biệt khá nổi bật là: trong khi 64% dân số người lớn ở Hà Nội chính thức kết
hôn thì con số đó ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 54%. Điều này phần nào là do tỷ trọng
dân di cư chưa kết hôn ở TP Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.

Giáo dục

Điều tra UPS-09 cho thấy, nhìn chung Hà Nội đạt được kết quả về giáo dục ở mức cao hơn
TP Hồ Chí Minh, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của
người dân, và tỷ lệ đi học đúng tuổi. Không có sự khác biệt lắm về tỷ lệ biết chữ giữa hai
nhóm nam và nữ nhưng nam giới lại có bằng cấp cao hơn nữ giới.

Nếu phân tổ theo tình trạng hộ khẩu, có thể thấy dân di cư nhìn chung có trình độ học vấn
thấp hơn so với dân thường trú. Dân di cư học ở trường công lập thấp hơn dân thường trú
(64,6% so với 82,4%) đồng thời được hưởng chế độ miễn giảm học phí, các khoản đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất và các khoản đóng góp khác ít hơn so với dân thường trú
(21% so với 27%).

Đáng chú ý, chỉ có 97,3% trẻ em 10- 14 tuổi (là các em trong độ tuổi học trung học cơ sở )
biết chữ. Chứng tỏ rằng vẫn còn một tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi này hoặc chưa được đi học,
hoặc chưa đạt phổ cập giáo dục tiểu học.

23
Hơn nữa tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động không có bằng cấp chiếm gần 10%
trong tổ ng số người lao động. Trình độ học vấn thấp của người lao động ở trình độ tiểu
học, trung học cơ sở vẫn có thể trở thành người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng
hầu hểt làm công việc lao động chân tay, khó có cơ hội kiếm nhiều tiền và có thu nhập cao.
Kết quả điều tra UPS-09 cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn và chi
phí cho giáo dục với mức sống của hộ gia đình.

Y tế

Có 2/3 những người được khảo sát gặp phải một số dạng ốm đau trong vòng một năm
trước cuộc điều tra, trong đó tỷ lệ này ở Hà Nội (72%) cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh
(63%); đồng thời tỷ lệ này ở phụ nữ (68%) cao hơn so với nam giới (64%). Bệnh mãn tính
ít phổ biến hơn, chỉ trong khoảng 20% dân số. Có sự khác biệt nổi bật trong tỷ lệ ốm đau
giữa các nhóm tuổi như chỉ ra trong Đồ thị ES2: bệnh mãn tính rất hiếm gặp trong giới trẻ,
nhưng lại dần dần tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, và nó ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số từ
độ tuổi 55 trở lên. Mặt khác, ốm đau thường phổ biến ở trẻ em và giảm dần ở độ tuổi
trưởng thành.

Đồ thị ES2. Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi


100 %

80

60

40

20

0
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ Nhóm tuổi

Các loại ốm đau Bệnh mãn tính

Điều tra nghèo đô thị UPS-09 cho thấy 63% dân số bị ốm có chăm sóc y tế chuyên môn
với tần suất là “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”, còn lại là đều tự chữa bệnh. Người
dân có xu hướng tìm sự giúp đỡ y tế cho trẻ nhỏ - khoảng 80% số trẻ dưới 10 tuổi khi bị
ốm đều có sự chăm sóc của bác sĩ. Hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội đến bác sĩ khám bệnh
khi họ ốm xấp xỉ với người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (62% và 63%). Phụ nữ có xu
hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn nam giới (66% so với 59%). Dân số thường
trú có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn dân di cư khi họ bị ốm (65% và
53%).

24
Cũng có mối tương quan giữa thu nhập và tiếp cận dịch vụ y tế : 69% người dân trong
nhóm thu nhập cao nhất đi khám khi bị ốm so với 58% dân số trong nhóm thu nhập thấp
nhất. Khi được hỏi lí do tại sao không tìm bác sĩ khám bệnh, hầu hết các câu trả lời (96%)
đưa ra là ốm không nghiêm trọng nên không cần khám bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có những
nhân tố khác như 5% dân số cho rằng họ không có thời gian; 3% cho rằng họ không có đủ
tiền. Đối với người dân di cư, 8% cho rằng họ không có thời gian và 6% trả lời rằng họ
không đủ tiền đi khám bệnh.

Một người nào đó khi ốm thì có nhiều lựa chọn nơi khám bệnh – trạm y tế phường/xã;
bệnh viện huyện, thành phố hoặc trung ương; bệnh viện tư hoặc phòng khám tư. Sự lựa
chọn của người dân không khác nhau ắl m giữa nam và nữ. Tuy nhiên, có sự khác n hau
giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người dân ở Hà Nội sử dụng cơ sở
y tế nhà nước nhiều hơn người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (67% so với 48%). Dân di
cư cũng ít đến các cơ sở y tế nhà nước so với dân thường trú.

Hơn 3/5 (62%) dân số có một số hình thức bảo hiểm y tế với sự khác biệt rõ ràng giữa dân
số ở Hà Nội (72%) và thành phố Hồ Chí Minh (57%), và giữa dân thường trú (66%) và dân
di cư (43%). Khi những người dân không có bảo hiểm được hỏi lý do tại sao không có bảo
hiểm y tế, 3/5 tổng số người trả lời cho biết họ không muốn hoặc không cần, khoảng 1
trong 6 người trả lời rằng họ không đủ tiền, và có 1 trong 10 người nói rằng họ không biết
mua ở đâu. Đối với dân di cư không có bảo hiểm thì cứ 6 người được hỏi có 1 người trả
lời rằng do thiếu hộ khẩu nên họ không mua được thẻ bảo hiểm y tế, điều này trái ngược
hẳn với dân thường trú vì đối với họ hộ khẩu không phải là một rào cản.

Việc làm

Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thu thập được một thông tin khá phong phú về việc làm.
Ước tí
. Các độ tuổi được thể hiện trong Hình ES3: rất ít lao
động trẻ em - chỉ 2,3% số trẻ trong độ tuổi 10-14 có hoạt động kinh tế và nhiều em là dân
di cư. Sau khi hoàn thành việc học, nhiều người tham gia lực lượng lao động, và có 90%
dân số trong độ tuổi 25 – 50 thuộc lực lượng lao động. Một số người không tham gia lao
động khi bước vào độ tuổi 50 - độ tuổi nghỉ hưu chính thức đối với phụ nữ trong các cơ
quan nhà nước là 55 tuổi – và gần ¼ tổng số phụ nữ từ 60 trở lên vẫn còn làm việc. Trong
số những người không làm việc, chỉ có 1,7% nêu lý do là họ “không thể tìm được một
công việc,” mặc dù tỷ lệ những người có bằng trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp
cho rằng họ không thể tìm được việc cao hơn gấp 5 lần so với con số này.

Có một số đặc điểm thú vị trong dữ liệu này. Nam giới làm việc nhiều hơn nữ giới (68% so
với 60%); những người ở nhóm thu nhập cao nhất tham gia vào lực lượng lao động nhiều
hơn dân số ở nhóm thu nhập thấp nhất (68% so với 60%) – Trong thực tế, những hộ gia
đình có thu nhập cao hơn có cuộc sống khá giả hơn một phần do họ có việc làm. Và dân di
cư làm việc nhiều hơn so với dân th ường trú (85% so với 59%), một phần là do họ tập
trung vào độ tuổi l ao động chủ yếu nhưng cũng do họ làm việc ở mọi lứa tuổi như trong
hình ES3.

25
Đồ thị ES3. Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu

100

80

60

% econo mically active

40

20

0
Nhóm tuổi
10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+

Dân thường trú Dân di cư

Một số lượng lớn các thông tin về đặc điểm của việc làm được tóm tắt trong Bảng ES2.
Hầu như cứ năm người được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thì có một
người có bằng đại học với các vị trí tương đương cho nam và nữ.

Có sự khác biệt đáng kể giữa hai thành phố. Số lao động ở Hà Nội có bằng đại học gần như
gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phản ánh tầm quan trọng của các công
việc của Chính phủ cũng như công việc hành chính ở Hà Nội có vẻ lớn hơn ở thành phố
Hồ Chí Minh. Các công việc bàn giấy bao gồm cả vị trí văn phòng cũng như vị trí chuyên
môn ở Hà Nội nhiều hơn đáng kể (34% lao động) so với thành phố Hồ Chí Minh (24% lao
động); và các việc làm cho nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội (29%)
nhiều gấp hai lần so với thành phố Hồ Chí Minh (13%). Kết quả là khi so sánh với thành
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người lao động ở Hà Nội có hợp đồng làm việc không xác định
thời hạn nhiều gấp hai lần và người lao động ở Hà Nội nhận được nhiều quyền lợi liên
quan đến công việc hơn như nghỉ phép có lương và bảo hiểm y tế. Mặt khác, thành phố Hồ
Chí Minh với vị thế là thành phố dẫn đầu về công nghiệp nên lao động ở đây có xu hướng
làm việc cho ngành công nghiệp hoặc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Có sự khác biệt rõ rệt giữa dân thường trú và dân di cư. Số lao động di cư có bằng đại học
ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (7% so với 22%) hoặc trong các công việc bàn
giấy (15% so với 32%), hoặc các công việc nhà nước (5% so với 22%) hoặc có hợp đồng
không xác định thời hạn (8% so với 27%). Ngược lại, lao động di cư có xu hướng làm các
công việc làm công ăn lương nhiều hơn so với dân thường trú (80% so với 62%), hoặc làm
trong ngành công nghiệp (50% so với 30%), hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài
(15% so với 7%). Trên thực tế, một sự thật có cơ sở mạnh mẽ về hình ảnh của các lao động
di cư làm công việc làm công ăn lương trong các nhà máy mà không có bảo hiểm lao động.

26
Bảng ES2 cũng nêu bật sự khác biệt hoàn toàn giữa những người trong nhóm thu nhập thấp
nhất và những người ở nhóm thu nhập cao nhất. Rất hiếm có người có bằng đại học hoặc
sở hữu một công việc kinh doanh thuộc các hộ gia đình nghèo; có rất ít làm công việc bàn
giấy hoặc làm việc cho nhà nước hoặc có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cứ
năm người thì chỉ có một người nhận được các quyền lợi liên quan đến công việc.

Bảng ES2. Tóm tắt các đặc điểm của việc làm Đvt: %
Trình Công Người Công Ngành Làm Làm Có hợp Nhận
độ học việc sử dụng việc Công việc việc cho đồng được các
vấn đại bàn lao làm nghiệp cho công ty không quyền
học trở giấy động/ công nhà có vốn xác lợi liên
lên chủ sở ăn nước đầu tư định quan đến
hữu lương nước thời công việc
ngoài hạn
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 18 28 5 66 35 18 9 22 41
Hà Nội 26 34 5 67 28 29 7 34 45
HCM 14 24 5 66 38 13 10 17 39
Nam 19 28 6 70 39 20 6 24 42
Nữ 17 28 4 63 30 16 12 21 40
Dân thường 22 32 6 62 30 22 7 27 42
trú
Dân di cư 7 15 3 80 50 5 15 8 38
Nhóm 1 1 5 1 61 38 8 8 9 21
(nghèo)
Nhóm 5 (giàu) 46 60 13 67 27 28 8 39 56
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09

Tiền lương trung bình hàng tháng mà lao động làm công ăn lương nhận được từ công việc
chính trong một năm trước cuộc điều tra là 2,2 triệu đồng. Có sự khác biệt nhỏ giữa Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2,3 triệu đồng so với 2,1 triệu đồng), nhưng quan trọng
hơn là khoảng cách khác biệt giữa nam (2,5 triệu đồng) và nữ (1,8 triệu đồng).

Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là sự khác biệt rất nhỏ giữa lương tháng của dân thường trú
(2,2 triệu đồng) và dân di cư (2,0 triệu đồng), mặc dù ở phía trên có thảo luận đến trình độ
học vấn khá khiêm tốn của dân di cư. Một phần có thể là do dân di cư làm việc nhiều hơn
dân thường trú đến 10 giờ/tuần (58 giờ so với 48 giờ), do đó có thể có thêm chi tiết cho
bức tranh của các lao động di cư làm việc vất vả.

Đồ dùng lâu bền

Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đưa ra mộ t danh sách với 19 đồ dùng lâu bền để hỏi các cá
nhân và hộ gia đình về số lượng đồ dùng mà họ sở hữu. Mặc dù thông tin về giá trị bằng
tiền của đồ dùng không được hỏi nhưng số liệu thống kê về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền
vẫn cung cấp một chỉ dẫn hữu ích về mức sống của hộ gia đình (và cá nhân).

27
Hầu hết mọi người (96% hộ gia đình và cá nhân) đều có ít nhất một đồ dùng lâu bền mặc
dù số lượng có giảm xuống 88% cho dân di cư và xuống 89% cho dân số thuộc nhóm thu
nhập thấp nhất.

Tóm tắt phân theo các loại hình sở hữu đồ dùng lâu bền được thể hiện trong Bảng ES3. Có
sự khác biệt đáng kể giữa dân thường trú và dân di cư. Dân di cư nhìn chung là trẻ hơn và
do đó chưa có nhiều thời gian và cơ hội để tích lũy tài sản; về mặt nào đó họ nghèo hơn
(Xem phần về thu nhập/chi tiêu dưới đây); họ di chuyển nhiều nên không thuận lợi nếu sở
hữu một số lượng lớn đồ dùng lâu bền cố định; hơn nữa, qui mô gia đình của họ nhỏ hơn.
Bảng ES3. Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) Đvt: %
Xe Xe Vô Máy Kết nối Điều Máy Nồi Điện
máy đạp tuyến tính Internet hòa giặt/máy cơm thoại
màu nhiệt sấy điện di
độ động
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 78 42 79 37 25 25 42 83 87
Hà Nội 77 52 80 42 31 35 45 84 87
HCM 78 37 79 34 22 20 41 83 88
Nam 85 44 84 40 26 25 45 85 92
Nữ 69 40 73 33 24 25 37 80 81
Dân thường 91 52 96 48 33 34 57 95 90
trú
Dân di cư 47 20 40 12 7 3 7 55 81
Nhóm 1 64 51 70 14 5 5 19 73 71
(nghèo)
Nhóm 5 (giàu) 91 29 86 68 53 54 68 89 97
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.

Nhà ở

Tính trung bình, hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội có 15,7 m 2 không gian sống trên một đầu
người, so với 17,7m2 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ
lệ cao hơn Hà Nội về dân số phải sống trong tình trạng chật chội - được định nghĩa là ít
hơn 7m2 cho một người (31% so với 26%) như được thể hiện trong Bảng ES4.

Phần lớn dân di cư (62%) đang sống trong tình trạng chật chội, trái ngược hoàn toàn với
dân thường trú tại hai thành phố (17%). Hầu hết dân di cư thuê nơi ở (64% tổng số so với
8% của dân thường trú), và số lượng người có nước máy riêng cũng ít hơn (40% so với
65%). Mặt khác, dân di cư ít cho là họ phải đối mặt với các khó khăn liên quan đến tiếng
ồn, khói bụi, thiếu điện, lũ lụt hoặc trộm cướp. Điều này có thể do yếu tố chủ quan rằng
dân di cư không quan tâm lắm đến các điều kiện không thuận lợi nên ít phàn nàn hơn.

Một vài đặc điểm thú vị ở trong Bảng ES4 rất đáng chú ý. Mặc dù hầu hết các hộ gia đình
đều nấu bằng ga nhưng cứ 7 hộ gia đình ở Hà Nội thì 1 hộ vẫn nấu ăn bằng dầu, củi hoặc
than. Những nhiên liệu này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình nghèo.

28
Chỗ ở trọ/thuê (hơn là sở hữu) ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn so với ở Hà Nội (26%
so với 16%), và một số lượng đáng kể hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh không có
nước máy riêng tro ng nh à so v ới Hà Nộ i (49% so với 30%), do đó họ phải dùng nước
giếng khoan hoặc mua nước để sử dụng. Đáng chú ý là việc thiếu/mất điện vẫn là một vấn
đề nghiêm trọng hơn ở Hà Nội (27%) so với ở thành phố Hồ Chí Minh (7%).
Bảng ES4. Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống Đvt: %
Không Nhà Nước Nấu ăn Khó khăn mà hộ gia đình gặp phải
gian sống trọ/nhà máy bằng
Tiếng Khói Mất/ Ngập Trộm/
dưới 7m2 thuê riêng dầu, củi
ồn bụi cắt lụt cướp
một người hoặc
than điện

Tỷ lệ của mỗi dòng tổng


Tổng 29 23 57 7 22 23 14 15 14
Hà Nội 26 16 70 14 22 26 27 14 11
HCM 31 26 51 4 22 21 7 16 16
Nam 22 57 7 22 23 15 15 14
Nữ 25 60 7 21 22 11 16 15
Dân 17 8 65 8 24 25 15 16 14
thường trú
Dân di cư 62 64 40 6 18 17 10 14 13
Nhóm 1 35 15 42 16 18 19 18 15 14
(nghèo)
Nhóm 5 17 24 74 2 23 21 13 10 13
(giàu)
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.

Thu nhập và Chi tiêu

Các hộ gia đình cho biết thu nhập bình quân một người một tháng là 2,40 triệu đồng. Điều
tra nghèo đô thị UPS -09 cho thấy rất ít sự khác biệt trong thu nhập bình quân giữa Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh như thể hiện trong Bảng ES5. Đây là điều bất ngờ vì nhiều
người tin rằng thành phố Hồ Chí Minh giàu hơn và tiền lương trả cho lao động phổ thông
cao hơn (1,70 triệu đồng/tháng so với 1,38 triệu đồng/tháng tại Hà Nội). Lời giải thích cho
vấn đề này nằm ở cấu trúc việc làm ở Hà Nội đòi hỏi trình độ nhiều hơn và có tính chất
thiên về hành chính và quản lý.

Thu nhập bình quân một người một tháng của dân di cư vào khoảng 5/6 mức thu nhập của
dân thường trú. Điều này cũng là một phát hiện ngạc nhiên vì nó đi ngược lại với quan
điểm thường thấy là dân di cư không có hộ khẩu là nhóm người nghèo. Mặt khác, dân di
cư thường trẻ, chịu khó làm việc và có ít người phụ thuộc hơn. Những điểm này bù lại cho
sự thiếu hụt về trình độ và sự vắng mặt tương đối của lao động di cư trong những công
việc tự làm.

29
Bảng ES5. Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu Đvt: 1000 đồng
Thu % thu Thu Lao động Chi tiêu/người/tháng
nhập nhập từ nhập làm công
lương không ăn lương/ Lương
người/ Giáo
đủ (%) lao động Chung thực thực Nhà ở Y tế
tháng dục
giản đơn phầm

Tổng 2.404 57 23 1.606 1.853 1.010 287 118 78


Hà Nội 2.321 57 22 1.381 1.841 950 268 122 85
HCM 2.445 56 23 1.703 1.859 1.040 296 116 74
Nam 2.523 57 21 1.857 1.957 1.076 297 141 78
Nữ 2.244 56 24 1.437 1.714 921 273 86 78
Dân thường trú 2.509 49 22 1.429 1.871 1.075 266 150 95
Dân di cư 2.162 77 23 2.367 1.812 858 334 43 38
Nhóm 1 (nghèo) 805 62 44 1.185 - 520 121 41 46
Nhóm 5 (giàu) 5.219 51 6 2.978 - 1.671 554 302 138
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.

Chi tiêu được điều tra trong Điều tra nghèo đô thị UPS -09 là 1,85 triệu đồng/người/tháng
thấp hơn so mức thu nhập được báo cáo. Do điều tra nghèo đô thị UPS -09 không thu thập
toàn bộ chi tiêu của hộ, chỉ nghiên cứu chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng cho
nhà ở và một số khoản chủ yếu trong tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm. Một phần là do
số câu hỏi về chi tiêu khá hạn chế. Khi các câu hỏi chi tiết hơn thì người được phỏng vấn
sẽ gợi nhớ được nhiều hơn những chi tiêu của họ.

Hơn một nửa tiêu dùng là chi cho lương thực thực phẩm, ngoại trừ dân di cư. Dân di cư chi
ít hơn cho giáo dục và y tế - họ trẻ hơn và có ít con hơn – nhưng lại chi tiêu nhiều hơn cho
nhà ở vì họ thường là những người phải thuê nhà. Ba phần năm số dân di cư gởi tiền về
quê; trung bình, số tiền gởi này chiếm một phần sáu chi tiêu của họ so với chỉ 0,5% chi cho
gởi tiền của dân thường trú (296.000 đồng/tháng so với 9.000 đồng/tháng).

Nghèo và bất bình đẳng

Áp dụng chuẩn nghèo quốc gia hiện nay - như được sử dụng trong Điều tra mức sống hộ
gia đình VHLSS 2008 vàđiều chỉnh giá cả tương đương với năm 2009 - cho dữ liệu của
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 và thấ y rằng 1,27% dân số Hà Nội và 0, 31% dân số HCM
đang sống trong tình trạng nghèo vào năm 2009. Tỷ lệ nghèo của dân số có hộ khẩu tại
thành phố khảo sát là 0,54% và dân di cư là 1,16%, tình trạng nghèo của dân di cư cao hơn
dân có hộ khẩu nhưng những tỷ lệ này vẫn là tỷ lệ nghèo thấp theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Cuối năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh công bố mức chuẩn nghèo là 12 triệu
đồng/người/năm. Nếu sử dụng chuẩn nghèo này, tỷ lệ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ
là 13,9%. Chuẩn nghèo ở Hà Nội bằng một nửa chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và
nếu theo chuẩn này thì tỷ lệ nghèo ở Hà Nội là 1,56 % vào năm 2009.
Bất bình đẳng thường được đo bằng hệ số Gini, trong khoảng từ 0 (bình đẳng hoàn toàn)
đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). Theo Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 VHLSS, hệ số

30
Gini của thu nhập bình quân trên đầu người là 0,35 ở Hà Nội và 0,34 ở thành phố Hồ Chí
Minh; dữ liệu điều tra Nghèo đô thị UPS-09 ước tính những con số này là 0,37 ở cả Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho sự bất bẳng trung bình. Sự thay đổi trong các hệ số
Gini là rất nhỏ và sự khác biệt trong thiết kế bảng hỏi lại quá lớn để có thể kết luận rằng sự
bất bình đẳng có tăng trong năm 2009 so với năm 2008. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc
gộp cả dân di cư vào - bộ phận dân cư bị bỏ sót trong mẫu của Điều tra mức sống hộ gia
đình và đã được đưa vào một cách hợp lý trong Điều tra nghèo đô thị UPS - 09 - không
làm tăng đáng kể sự bất bình đẳng lượng hóa được (điều này có thể xảy ra nếu dân di cư
phần lớn là nghèo).

Nghèo đa chiều

Phương pháp đo lường truyền thống và phổ biến về nghèo dựa trên khía cạnh kinh tế: thu
nhập và chi tiêu. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ mức sống ngoài khía cạnh kinh tế còn cần
phải phản ánh khía cạnh xã hội trong đời sống dân cư. Cách tiếp cận nghèo đa chiều ngày
càng được áp dụng phổ biến. Bên cạnh chiều kinh tế, nghèo đa chiều còn bao gồm một loạt
các thiếu hụt mà dân cư có thể gánh chịu như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh,…
Việc lựa chọn các chiều và chỉ tiêu thể hiện các chiều thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và
đối tượng đánh giá.

Báo cáo Phát triển con người (HDR) năm 2010 của Liên hợp quốc sử dụng một chỉ số mới
được gọi là Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này do Viện nghiên cứu vấn đề nghèo đói
và sáng kiến phát triển con người của đạ i học Oxford (OPHI) và Cơ quan báo cáo phát
triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng dựa trên
phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2007) 4. Do một số ưu điểm
của phương pháp Alkire và Foster (2007) như có thể phân tích chia theo ừt ng nhóm dân
cư, từng chiều/chỉ tiêu thiếu hụt, khả năng so sánh theo thời gian, v.v…

Áp dụng tính toán Chỉ số MPI dựa trên kết quả Điều tra Nghèo đô thị với 8 chiều đói
nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích
nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho thấy bức tranh
đầy đủ hơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố.

Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội nhưng TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nghèo
cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội.
Ở cả hai thành phố, ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp
cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), và tiếp cận nhà
ở có chất lượng và diện tích phù hợp. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, không có thẻ bảo hiểm
y tế cũng là một vấn đề cần quan tâm với tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế là 42,8%.
Ở cả hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả
các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu hụt về tham
gia các hoạt động xã hội của người di cư rất cao và chênh lệch nhiều so với dân có hộ khẩu.

4
MPI gồm 3 chiều thiếu hụt (giáo dục, y tế và mức sống) và 10 chỉ số đo lường. Tham khảo thêm trong
www.ophi.org.uk và http://hdr.undp.org/en/

31
Chỉ số nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành
thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu. Đặc biệt, chỉ số nghèo đa chiều rất cao
(Mo=0,26) đối với nhóm dân di cư đang có ít nhất một thiếu hụt. Hơn nữa, khi số chiều
thiếu hụt càng tăng thì tỷ trọng dân di cư càng tăng lên.

Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo Mo là thiếu hụt về tiếp
cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát nước,
rác thải, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở.

Yếu tố thu nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa
chiều ở TP Hồ Chí Minh vì yếu tố này có tỷ lệ nghèo thấp, đóng góp thấp vào chỉ số nghèo
đa chiều và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng lên.

Đối với dân di cư, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa
chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đáng chú ý, người di cư không hộ khẩu đang
thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội. Vấn đề
thiếu hụt về y tế cũng cần chú trọng.

Đối với cư dân có hộ khẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an
sinh xã hội, dịch vụ nhà ở, và chất lượng/diện tích nhà ở. Tham gia vào các tổ chức và hoạt
động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo.

Những kết quả rút ra từ nghiên cứu nghèo đa chiều càng làm rõ thêm nhận định ban đầu
rằng, đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế
(thu nhập/chi tiêu) là chưa đủ . Cách tiếp cận đa chiều giúp đánh giá đời sống của dân cư
toàn diện hơn và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân cần dựa trên
cách đánh giá nhiều chiều này. Kết quả điều tra khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành
phố cần quan tâm đó là tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ
liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở
thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo của hai thành phố; cần có
những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện
sống cơ bản.

Rủi ro và đối phó với rủi ro

Mọi người đều phải đối mặt với một vài loại rủi ro như mất việc, tăng giá lương thực thực
phẩm, ốm đau bất thường, hay thiên tai. Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã hỏi người được
phỏng vấn về khó khăn mà họ gặp phải và cách mà họ giải quyết khó khăn.

Mối quan tâm lớn nhất là tăng giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác
như trong Bảng ES6 đã chỉ rõ. Tại thời điểm điều tra tháng 10 – tháng 11 năm 2009, giá
lương thực thực phẩ m tăng cận mức cao n h ất tro n g lịch sử v à n h iều ng ười đ ã cảm thấy
mức tăng chóng mặt của nó. Khó khăn lớn thứ hai được người dân đưa ra là vấn đề về sức
khỏe, được 25% dân số ở Hà Nội và 19% dân số ở thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến
(nhưng chỉ được 11% dân di cư đề cập đến). Các khó khăn khác như chậm trả lương/tiền
công (3%), thiên tai (2%), hoặc vấn đề gia đình (5%) đều là không thường xuyên.

32
Khi phải đối mặt với khó khăn, cách ứng phó chính là lấy tiền tiết kiệm hoặc bán tài sản; tỷ
lệ là 1 trên 6 hộ gia đình được hỏi mượn tiền để giải quyết khó khăn và 1 trên 7 hộ gia đình
chọn cách làm thêm giờ. Các lựa chọn trả lời hầu như không thay đổi giữa các thành phố,
giữa chủ hộ là nam và nữ hay giữa dân di cư và dân thành phố có hộ khẩu. Hộ gia đình ở
nhóm thu nhập thấp nhất thường đi vay, bán tài sản và làm thêm giờ nhiều hơn là những
người ở nhóm thu nhập cao nhất.

Bảng ES6. Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các khó khăn
Đvt: %
Cách giải quyết khó khăn (của những người gặp
Các loại khó khăn
khó khăn)
Tăng giá Bán tài Làm
Kinh Giảm chi
các mặt Mất Sức Vay/ sản/ sử việc
doanh tiêu cho Khác
hàng thiết việc khỏe mượn tiền dụng tiền thêm
thua lỗ giáo dục
yếu tiết kiệm giờ
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 65 5 11 21 17 55 4 14 3
Hà Nội 75 4 6 25 14 54 4 15 3
HCM 60 6 14 19 18 56 3 14 3
Chủ hộ là nam 65 6 11 20 18 56 5 16 3
Chủ hộ là nữ 64 5 11 22 16 54 2 12 3
Dân thường trú 69 5 12 25 17 55 5 15 3
Dân di cư 56 6 8 11 17 54 1 13 1
Nhóm 1 (nghèo) 69 8 9 27 27 57 7 21 8
Nhóm 5 (giàu) 55 3 14 14 11 47 2 10 1
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.

Tham gia hoạt động xã hội

Điều tra nghèo đô thị UPS-09 bao gồm một bộ các câu hỏi ít được thực hiện trước đây về
sự tham gia các hoạt động xã hội. Một quan tâm đặc biệt ở đây là câu hỏi liệu dân di cư có
tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội hay không và có tạo mối quan hệ với láng giềng
của họ không.

Những hoạt động xã hội này được chia thành 4 nhóm:


(i) Tham gia vào các ổt chức chính trị - xã hội như đoàn thanh niên, công đoàn,
hoặc hội phụ nữ, hội cựu chiến binh hoặc hội người cao tuổi.
(ii) Tham gia vào các hoạt động x ã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia
các cuộc họp liên quan đến kế hoạch hóa gia đình hay đóng góp cho quỹ xã hội.
(iii) Thông tin về các dịch vụ xã hội được cung cấp bao gồm thông tin liên quan
đến các chính sách, thông tin liên quan đến chăm sóc y tế, tiêm chủng, hoặc
dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản,...
(iv) Các mối quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia vào các sự
kiện quanh khu vực như đám cưới hay chuyện trò với hàng xóm.

33
Người dân ở Hà Nội tham gia vào tất cả những hoạt động này nhiều hơn ở thành phố Hồ
Chí Minh nhưng đặc biệt có một khoảng cách lớn trong việc tham gia các tổ chức chính trị
- xã hội. Những người không tham gia chủ yếu cho là hoạt động này không liên quan đến
công việc hoặc nhu cầu của họ. Nhưng một số người cho rằng họ không có thời gian và chỉ
một tỷ lệ nhỏ đơn giản cho rằng họ không thấy thích thú.

Dữ liệu trong Bảng ES7 chỉ rõ là người dân di cư tham gia vào các hoạt động xã hội ít hơn
nhiều so với dân thường trú; chỉ bằng một nửa so với dân thường trú tham gia vào các tổ
chức chính trị - xã hội (32% so với 69%) hoặc tiếp cận các dịch vụ xã hội (48% so với
89%). Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên do dân di cư mới chuyển đến sống ở
thành phố trong thời gian ngắn và xu hướng chuyển chỗ ở trong thành phố. Hơn nữa, cũng
có thể dân di cư chưa được hòa nhập với cộng đồng xung quanh hoặc chưa được chú ý
nhiều trong các hoạt động xã hội. Đáng chú ý là 1 trên 10 người dân di cư cho rằng thiếu
hộ khẩu là nguyên nhân hạn chế họ tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội.

Bảng ES7. Tóm tắt mức độ tham gia hoạt động xã hội và lý do không tham gia Đvt: %
Người dân được hỏi không tham gia vào các
Người dân được hỏi tham gia vào:
tổ chức chính trị - xã hội do:
Các ho ạt
Được Các mối
động Không
Tổ chức cung quan hệ xã Không Không Không Không
trong có
chính trị cấp các hội trong quan được liên có hộ
khu vực thời
- xã hội dịch vụ khu vực tâm tham gia quan khẩu
sinh gian
xã hội sinh sống
sống
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 58 75 77 93 6 5 39 3 14
Hà Nội 73 80 84 95 3 3 24 3 5
HCM 50 73 74 92 7 7 46 4 17
Chủ hộ là nam 60 79 79 93 5 5 36 3 12
Chủ hộ là nữ 54 70 74 93 7 7 42 4 14
Dân thường trú 69 95 89 98 6 3 28 0 10
Dân di cư 32 30 48 81 5 11 63 10 21
Nhóm 1 (nghèo) 48 71 75 90 7 9 47 5 13
Nhóm 5 (giàu) 57 81 76 95 5 3 40 3 16
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.

34
Phần I: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Mục tiêu điều tra

Khảo sát nghèo đô thị giúp hai thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có nguồn
thông tin đầy đủ để đánh giá mức sống, đánh giá tình tr ạng nghèo đói và phân hóa giàu
nghèo, các khía cạnh khác nhau của hiện tượng nghèo ở thành phố để phục vụ công tác
hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình m ục tiêu của thành phố nhằm
không ngừng nâng cao mức sống dân cư đảm bảo việc phát triển bền vững ở hai thành phố.
Khảo sát nghèo đô thị sẽ bổ sung cho kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình ở hai thành
phố được thực hiện 2 năm/lần theo Chương trình Thống kê Quốc gia nhằm tối ưu hóa việc
sử dụng trong phân tích các số liệu được thu thập từ hai cuộc điều tra.
Các cuộc điều tra Mức sống hộ gia đình trước đây đã không l ấy đủ mẫu của một số nhóm
dân số đô thị quan trọng, đáng chú ý nhất là nhóm dân di cư. Năm 2004, thành phố Hồ Chí
Minh đã tiến hành cuộc điều tra toàn bộ dân số giữa kỳ, theo kết quả cuộc điều tra này thì
71% dân số thuộc khu vực KT1, KT2 (dân số đăng ký hộ khẩu tại thành phố) nhưng theo
điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2004 lại là 98% và 91% theo điều tra mức sống hộ gia
đình 2006. Thông tin về việc làm cũng chưa đầy đủ đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng do số
công nhân xây dựng ở tại các lán trại của công trường xây dựng trên địa bàn cũng chưa được
phản ánh trong mẫu vì họ không thuộc đối tượng điều tra Mức sống hộ gia đình. Dân di cư
rất đa dạng có thể có một số người có kỹ năng, tay nghề cao nhưng cũng có những người
không có tay nghề chỉ là lao động phổ thông; có nam và nữ; có trẻ và già; họ có thể là người
nghèo hoặc có thể dễ bị tổn thương hơn. Dân di cư chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số đô
thị hiện nay do đó cần tìm hiểu, cần có đầy đủ thông tin hơn về nhóm dân cư này.
Để phản ánh đầy đủ hơn về mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
ngoài những hộ gia đình có hộ khẩu tại thành phố, khảo sát nghèo đô thị còn tập trung thu
thập thông tin về người di cư, hộ gia đình không có hộ khẩu và những cá nhân không hình
thành hộ gia đình như nh ững người ở tại các khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng
sống ở các lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định, những người ở tại các khu xây
cất trái phép,...

2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra

2.1. Phạm vi điều tra

Cuộc khảo sát được tiến hành ở tất cả các quận, huyện thuộc Hà Nội 5(cũ) và thành phố Hồ
Chí Minh.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Thủ đô Hà Nội bao gồm: Thủ đô Hà Nội cũ; toàn bộ tỉnh Hà Tây; huyện Mê
5

Linh-Tỉnh Vĩnh phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

35
2.2. Đối tượng điều tra

Đối tượng khảo sát bao gồm cả hộ gia đình và các cá nhân không hình thành hộ gia đình.
Hộ gia đình bao gồm những người cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay chung nơi ở; Có
chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào
ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.
Một người cũng được tính là thành viên trong hộ nếu được hộ gia đình cho là thành viên
của hộ. Ví dụ như trường hợp những người tạm vắng, sinh viên, người di cư tạm trú,...
Cá nhân là những người sống trong cùng phòng, nhà,… nh ưng không có qu ỹ thu chi
chung, không hình thành hộ gia đình. Ví dụ như những người thuê nhà trọ, người giúp việc
gia đình, công nhân sống trong khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng sống ở các
lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định,... Tuy nhiên cuộc khảo sát này không
bao gồm cá nhân là sinh viên từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố học tập.
Khảo sát nghèo đô thị được thiết kế bao phủ hết toàn bộ dân số đang sinh sống ở Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khảo sát, bao gồm cả dân số di động/thường
xuyên di chuyển hay nhóm dân số thường không được kể đến trong VHLSS. Tuy nhiên
khảo sát nghèo đô thị không bao gồm những người đang bị giam giữ, bệnh nhân đang ở
bệnh viện, bộ đội sống ở doanh trại và sinh viên ở ký túc xá, sinh viênđ ến thành phổ để
học tập toàn thời gian.
Những điểm giống và khác nhau khi chọn mẫu của điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và
khảo sát nghèo đô thị năm 2009 được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Khảo sát mức sống hộ gia đình năm Điều tra nghèo đô thị năm 2009
2006

Hộ bao gồm những người: Hộ bao gồm những người:


(1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ (1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay
hay chung nơi ở; chung nơi ở;
(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi (2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản
khoản thu nhập của thành viên đều thu nhập của thành viên đều được đóng gó p
được đóng góp vào ngân sách chung vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi
của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Những
đều lấy từ ngân sách đó. Những người người này có thể có hoặc không có quan hệ
này có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt.
ruột thịt.

Thời gian ở tại địa bàn của hộ từ 6 Tất cả các hộ/cá nhân đang sinh sống tại địa
tháng trở lên bàn không kể thời gian bao lâu.

36
Khảo sát mức sống hộ gia đình năm Điều tra nghèo đô thị năm 2009
2006

Không khảo sát người di cư đến thành Khảo sát cả những người di cư là cá nhân đến
phố một mình, không có gia đình. thành phố một mình không có gia đình đi
cùng.

- Hộ/cá nhân ở tại công trình xây dựng, nhà


tạm và công trình trái phép trong địa bàn;
- Hộ/cá nhân ngủ tại các doanh nghiệp, cửa
hàng, nhà hàng, khách ạn s hoặc các tụ điểm
vui chơi giải trí trong địa bàn.

2.3. Thiết kế mẫu

Để nâng cao tính hiệu quả, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ
hai giai đoạn và được chọn riêng cho từng thành phố. Hai giai đoạn chọn mẫu như sau:

Giai ðoạn 1: Dùng địa bàn điều tra trong tổng điều tra dân số và nhà ở nãm 2009 là đơn vị
chọn mẫu cấp một. Địa bàn điều tra mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ
theo xác suất tỷ lệ với qui mô (PPS). Toàn bộ phường/xã của từng thành phố được chia
thành 2 tổ: tổ ưu tiên gồm những phường/xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ dân số KT4 cao,
có tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều xí nghiệp với số lao động từ 300 lao động trở lên ; tổ
không ưu tiên gồm những phường/xã còn lại. Dàn chọn mẫu của mỗi tổ là danh sách địa
bàn điều tra của các phường/xã trong tổ. Mỗi thành phố chọn ra 80 địa bàn mẫu gồm 40
địa bàn thuộc tổ ưu tiên và 40 địa bàn thuộc tổ không ưu tiên.

Giai đoạn 2: Hộ gia đình và cá nhân là đơn vị chọn mẫu cấp hai được c họn theo phương
pháp chọn mẫu hệ thống ngẫu nhiên. Dàn chọn mẫu là danh sách hộ gia đình và cá nhân
trong địa bàn mẫu được lập ngay trước khi tiến hành khảo sát. Hộ/cá nhân mẫu được chọn
ra từ danh sách theo bảng số ngẫu nhiên đã lập sẵn. Mỗi địa bàn mẫu chọn 11 hộ và 11 cá
nhân để khảo sát.
Ngoài ra, người giúp việc gia đình sống tại hộ mẫu cũng sẽ trả lời phiếu phỏng vấn cá
nhân.

b. Cỡ mẫu:
Dựa trên dữ liệu khu vực thành thị của các vùng tương ứng trong khảo sát mức sống hộ gia
đình năm 2004, với giả định tỷ lệ không trả lời là 10%, cỡ mẫu đã xác định cho từng thành
phố, từng nhóm đối tượng hộ, cá nhân với khoảng tin cậy là 95% (α=0.05). Tổng số mẫu
đã khảo sát ở mỗi thành phố và từng nhóm như sau:

37
Bảng 1.1: Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009

Thành phố Tình trạng đãng ký hộ khẩu

Tổng số Tại thành Thành Không


TP Hồ
Hà Nội phố khảo phố/Tỉnh có hộ
Chí Minh
sát khác khẩu

Tổng số phiếu điều tra 3,349 1,637 1,712 1,610 1,733 6


tổng hợp (phiếu)
Phiếu hộ gia đình 1,748 875 873 1,479 269 0
Phiếu cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6
Chia ra:
Cá nhân trong mẫu 1,515 697 818 131 1,378 6
Cá nhân là người giúp việc 86 65 21 0 86 0
Tổng số nhân khẩu tổng 8,208 4,197 4,011 5,859 2,337 12
hợp (người)
Hộ gia đình 6,607 3,435 3,172 5,728 873 6
Cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6

2.4. Lập bảng kê

Khảo sát nghèo đô thị chọn địa bàn điều tra mẫu từ danh sách địa bàn điều tra của tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Dàn chọn mẫu này cung cấp ước lượng về qui mô và
phân bố dân cư thành thị theo phường, xã và theođ ịa bàn điều tra tin cậy hơn các cuộc
điều tra trước đây sử dụng dàn chọn mẫu cũ từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Một
số phường, xã trong vài năm qua có t ỷ lệ tăng dân số rất cao do dân di cư nên việc chọn
mẫu khảo sát cần phản ánh được những thay đổi ấn tượng về qui mô và phân bố dân số đô
thị rất quan trọng.

Các bảng kê/danh sách hộ gia đình và bảng kê/danh sách cá nhân được lập ở từng địa bàn
điều tra là dàn chọn mẫu để chọn ra hộ gia đình và cá nhân phỏng vấn, thu thập thông tin.

Công tác lập bảng kê được tiến hành trực tiếp, điều tra viên đến từng nhà/phòng trọ/nơi ở
của địa bàn để hỏi và lập bảng kê. Điều tra viên không được lập bảng kê cá nhân qua thu
thập thông tin gián tiếp mà phải gặp trực tiếp người sống trong nhà/phòng trọ/nơi ở để hỏi
và thu thập thông tin đầy đủ, chính xác của hộ và cá nhân. Nếu không gặp được người ở
nhà/phòng trọ/nơi ở điều tra viên phải trở lại để hỏi và ghi vào bảng kê.

Lập bảng kê hộ
Những hộ được đưa vào bảng kê hộ của địa bàn khảo sát gồm:

38
- Hộ đang sinh sống tại địa bàn có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn và những hộ
đang sinh sống tại địa bàn nhưng đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa chỉ khác trong thành
phố.
- Những hộ có đã đăng ký tạm trú dài hạn đang có nhà hoặc thuê nhà gồm những người có
hộ khẩu ở tỉnh/thành phố khác nhưng đến cư trú ở thành phố.
- Những hộ sinh sống tại địa bàn đã đăng ký hoặc chưa đăng ký tạm trú là những hộ gia
đình có nhà riêng hoặc ở nhà thuê, phòng trọ kể cả những hộ đang sống ở các nơi sau đây:
• những hộ gia đình ở tại nhà tạm và công trình trái phép trong địa bàn;
• những hộ gia đình ngủ tại công trình xây dựng trong địa bàn;
• những hộ gia đình mới đến ở tại địa bàn khảo sát một vài ngày trước đó và hiện
đang ở chung với người khác;
• những hộ gia đình ngủ tại các doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn hoặc
các tụ điểm vui chơi giải trí trong địa bàn.

Như vậy tất cả các hộ đang sống tại địa bàn gồm những hộ có hoặc không có đăng ký hộ
khẩu thường trú, có hoặc không có đăng ký tạm trú tại địa bàn; hộ sống tại địa bàn đã lâu
hay hộ mới chuyển đến ở tại địa bàn, ... đều được đưa vào bảng kê hộ.

Lập bảng kê cá nhân


Cá nhân là những người sống trong cùng phòng, nhà,… nhưng độc lập về kinh tế (không
cùng quĩ thu chi), không có liên hệ với hộ, không hình thành hộ gia đình ví dụ như những
người thuê nhà trọ sống với nhau, công nhân sống trong khu tập thể của nhà máy, sinh viên
ở ký túc xá, công nhân xây dựng sống ở các lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố
định,...
Các cá nhân liệt kê vào danh sách cá nhân tại địa bàn là những người có thể mới đến ở tại
địa bàn khảo sát. Những người này có thể có đăng ký hay không có đăng ký hộ khẩu
thường trú, có thể có đăng ký hay không có đăng ký tạm trú tại địa phương.
Danh sách cá nhân của địa bàn bao gồm cả những đối tượng sau đây:
• những công nhân xây dựng ngủ ở các công trường;
• những người làm công ngủ tại xưởng /nhà máy nơi họ làm việc;
• những người ở nhà tạm và công trình trái phép;
• những người làm công ngủ tại các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn hoặc các tụ
điểm vui chơi giải trí;
• người làm công cho công việc SXKD của hộ và ở tại hộ.

Công tác lập bảng kê hộ và cá nhân ở địa bàn khảo sát là công tác phức tạp và quyết định
tính đại diện của cuộc khảo sát. Do đó cán bộ lập bảng kê đã hết sức cố gắng quan sát đặc
điểm của địa bàn khảo sát để không bỏ sót nhà, căn hộ và nơi có người ở của địa bàn. Đặc
biệt ở những địa bàn có nhiều phòng trọ, nhà cho thuê, lán trại xây dựng,… điều tra viên đã
phải trở lại nhiều lần vào buổi tối sau giờ làm việc để gặp và liệt kê đầy đủ tất cả hộ gia
đình và cá nhân sống ở đó.

39
Ở những địa bàn có địa hình phức tạp điều tra viên ngoài địa chỉ của hộ, cá nhân còn chú
thích các đặc điểm cần thiết về nơi ở của hộ, cá nhân trên bảng kê để giúp cho điều tra viên
ở giai đoạn phỏng vấn, thu thập thông tin dễ dàng tìm gặp những hộ, cá nhân này.

Do người di cư thường thay đổi chổ ở, để hạn chế việc mất mẫu và đảm bảo tính đại diện
của mẫu khảo sát, công tác khảo sát thực địa đã được tiến hành ngay sau khi lập bảng kê
hộ và cá nhân ở địa bàn.

2.4. Tổ chức thu thập thông tin

Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến hộ, gặp chủ hộ
và những thành viên trong hộ/hoặc cá nhân có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào
phiếu phỏng vấn. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không chấp
nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác
vào phiếu phỏng vấn.

2.5. Giám sát chất lượng

Do tính chất phức tạp của cuộc khảo sát nên một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm
đảm bảo chất lượng số liệu khảo sát, gồm:
- Phiếu phỏng vấn được thiết kế với phần lớn mã số đánh sẵn nhằm giảm thời gian đánh
mã lại sau khi thu thập số liệu và giảm sai sót.
- Các điều tra viên được chia thành đội. Mỗi đội có 4 điều tra viên và 1 đội trưởng. Công
việc của điều tra viên (ĐTV) được đội trưởng và giám sát viên kiểm tra thường xuyên, chặt
chẽ.
- Phiếu phỏng vấn được thiết kế tương đối chi tiết tránh khai thác sót thông tin. Phiếu
phỏng vấn được thiết kế để ĐTV có chỗ ghi thông tin ngay vào phiếu, không phải mở sổ
ghi chép trung gian.

2.6. Quyền số

Khảo sát nghèo đô thị là cuộc điều tra chọn mẫu phân tổ hai giai đoạn với mẫu ở giai đoạn
1 (địa bàn điều tra mẫu) chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ theo xác suất tỷ lệ với
qui mô (PPS) và mẫu ở giai đoạn 2 (hộ/cá nhân mẫu) chọn theo phương pháp chọn mẫu hệ
thống nên cần phải tính quyền số khi ước lượng kết quả điều tra. Quyền số được tính toán
là nghịch đảo của xác suất chọn mẫu tính theo từng giai đoạn chọn mẫu. Xác suất chọn
mẫu của giai đoạn 1 tính theo dàn chọn mẫu là danh sách địa bàn điều tra của Tổng điều tra
dân số 2009, xác suất chọn mẫu của giai đoạn 2 dựa trên dữ liệu lập bảng kê và số bảng hỏi
hoàn tất trong từng địa bàn điều tra mẫu của UPS.

Để mẫu ước lượng từ kết quả UPS đại diện cho tổng thể cần phải nhân dữ liệu điều tra với
quyền số mẫu. Quyền số cơ bản cho từng hộ mẫu, từng cá nhân mẫu là số nghịch đảo với
xác suất chọn của hộ, cá nhân. Căn cứ vào thiết kế mẫu hai giai đoạn, xác suất chọn một hộ
mẫu đươc tính như sau:

40
nh × M hi u hi
p hi = × ,
Mh U hi

Với:

phi = xác suất chọn hộ mẫu trong địa bàn điều tra thứ i của tổ h (h=1,2)

nh = số địa bàn điều tra mẫu trong tổ h

Mh = tổng số hộ của các địa bàn điều tra trong tổng điều tra dân số 2009 thuộc tổ h

Mhi = tổng số hộ của địa bàn điều tra thứ i thuộc tổ h

uhi = 11 = Số hộ mẫu của địa bàn điều tra thứ i thuộc tổ h

Uhi = tổng số hộ lập danh sách của địa bàn điều tra thứ i thuộc tổ h

Quyền số cơ bản của hộ mẫu là nghịch đảo của xác suất chọn mẫu. Dựa trên công thức tính
xác suất, quyền số được tính đơn giản như sau:

M h × U hi ,
W hi =
nh × M hi × u hi

Với:

Whi = quyền số căn bản của hộ mẫu địa bàn điều tra thứ i thuộc tổ h.

Trường hợp mẫu là cá nhân, quyền số cũng được tính tương tự. Giai đoạn 1, xác suất chọn
cá nhân tương tự như xác suất của hộ trong cùng địa bàn điều tra nhưng ở giai đoạn 2, Uhi
và uhi tuần tự là số cá nhân đã lập danh sách và số cá nhân chọn mẫu. Như vậy mỗi địa bàn
điều tra mẫu có hai quyền số được tính toán là quyền số hộ và quyền số cá nhân.

Quyền số được hiệu chỉnh theo tỷ lệ trả lời của UPS. Do quyền số được tính ở cấp địa bàn
điều tra nên cần hiệu chỉnh quyền số ở cấp này. Quyền số cuối cùng (W'hi) cho hộ (hoặc cá
nhân) của địa bàn điều tra mẫu thứ i, tổ h là:
u hi ,
W 'hi = W hi ×
u 'hi

Với:

uhi = số hộ (hoặc cá nhân) mẫu được chọn cho địa bàn thứ i, tổ h (thường là 11)

u’hi = số hộ (hoặc cá nhân) mẫu hoàn tất phỏng vấn của địa bàn thứ i, tổ h

41
Phần II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

3. Đặc điểm của dân số đô thị

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất nước theo Tổng
Điều tra dân số 2009 với tỷ lệ dân số thành thị lần lượt là 63,1% và 83,3%. Thời kỳ 1999-2009
dân số thành thị của Hà Nội tăng 759.329 người, tăng bình quân 4,1% năm; thành phố Hồ Chí
Minh tăng 1.763.722 ngư ời, tăng bình quân 3,6% năm. Đây cũng là hai thành phố có mật độ
dân số cao: Hà Nội là 3.924 người/km2 và thành phố Hồ Chí Minh là 3.400,1 người/km2 cao
gấp 15,1 lần và 13,1 lần so với mật độ dân số cả nước (259,1 người/km2).
Điều tra UPS-2009 đã cung cấp những thông tin chi tiết về đặc điểm dân cư đô thị của hai
thành phố.

3.1. Qui mô hộ
Theo kết quả khảo sát nghèo đô thị, qui mô hộ gia đình là 3,4 người/hộ ở Hà Nội và 3,1
người/hộ ở thành phố Hồ Chí Minh. Qui mô hộ giảm dần theo 5 nhóm thu nhập 6, nhóm hộ
thu nhập giàu nhất (nhóm 5) có qui mô hộ gia đình nhỏ nhất.
Qui mô hộ gia đình có hộ khẩu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gấp hai lần qui mô
của hộ đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác . Qui mô hộ đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành
phố khác bình quân 1,7 người/hộ (1,4 người/hộ ở Hà Nội, 1,8 người/hộ ở thành phố Hồ
Chí Minh) do người dân di cư đến thành phố làm ăn, sinh sống thường đi đơn lẻ hoặc chỉ
những người là lao động của gia đình, còn con nhỏ, cha mẹ già,… thường ở lại quê nhà.

Bảng 3.1: Nhân khẩu bình quân hộ của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (người/hộ)
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Chung Tại thành phố Thành phố/Tỉnh
khảo sát khác
Chung 3,2 3,9 1,7
Hà Nội 3,4 4,0 1,4
TP. Hồ Chí Minh 3,1 3,8 1,8
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 3,4 4,1 1,6
Nhóm 2 3,6 4,2 2,1
Nhóm 3 3,3 4,0 1,7
Nhóm 4 3,0 3,8 1,5
Nhóm 5 2,9 3,3 1,6

Tất cả các hộ khảo sát được sắp xếp theo thu nhập bình quân/người/tháng từ thấp đến cao, sau đó chia ra 5
6

nhóm – từ nhóm 1 là nhóm nghèo nhất đến nhóm 5 là nhóm giàu nhất.

42
3.2. Dân số chia theo độ tuổi

Đồ thị 3.1: Dân số Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chia theo tình trạng đăng ký hộ
khẩu và nhóm tuổi (%)
20 %
16

12

0 Nhóm tuổi
0-4 5-9 10 -14 15 -19 20 -24 25 -29 30 -34 35 -39 40 -44 45 -49 50 -54 55 -59 60+

Đăng ký thường trú Di cư (đăng ký ở tỉnh,thành phố khác)

Về phân bố dân số theo độ tuổi, dân số đăng ký hộ khẩu tại thành phố từ nhóm tuổi 0-4
đến nhóm tuổi 45-49 có tỷ lệ trong khoảng 6,2% đến 9,3%. Nhóm tuổi từ 50 -54 và 55-59
tỷ lệ này giảm xuống còn 5,2% và 4%. Tỷ lệ dân số cao nhất ở nhóm tuổi từ 25-39.

Đồ thị 3.

. 72% dân di cư đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh


tập trung trong độ tuổi từ 15-39, so với tỷ lệ này của nhóm dân thường trú là 42,3%.

3.3 Dân số theo giới tính

Đối tượng khảo sát nghèo đô thị bao gồm tất cả những người đang sinh sống tại địa bàn khảo
sát không kể thời gian ở tại địa bàn bao lâu. Do việc mở rộng đối tượng nghiên cứu so với
khảo sát mức sống dân cư và tổng điều tra dân số nên cơ cấu dân số theo giới tính của kết quả
khảo sát nghèo đô thị có chênh lệch với các kết quả của các cuộc điều tra nêu trên. Theo kết
quả khảo sát nghèo đô thị, tỷ lệ nữ trong dân số của hai thành phố là 52,8%, Hà Nội là 52,2%
và thành ph ố Hồ Chí Minh là 53,1%. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ
lệ nữ của dân số thành phố Hồ Chí Minh là 52%, của Hà Nội (cũ) là 51%.

Tương tự như đặc điểm phân bố theo độ tuổi của dân số hai thành phố bị thay đổi do ảnh
hưởng độ tuổi của dân di cư đến thành phố sinh sống, tỷ lệ giới tính của hai thành phố
cũng thay đổi do tỷ lệ nữ trong nhóm dân di cư cao. Tỷ lệ nữ của nhóm dân di cư là 53,1%,
của nhóm dân thường trú là 52,7%. Xét cơ cấu giới tính từng nhóm tuổi của dân di cư thì
tỷ lệ nữ ở hầu hết các nhóm tuổi đều cao hơn tỷ lệ nam (xem đồ thị 3.2), tỷ lệ nữ của nhóm
tuổi 20-24 là 58,7%, nhóm tuổi 40-44 là 56,8%, nhóm tuổi từ 50 trở lên tỷ lệ nữ trên 72%.

43
Bảng 3.2: Dân số chia theo giới tính (%)

Chung Nam Nữ

Tổng số 100,0 47,2 52,8


Hà Nội 100,0 47,8 52,2
TP. Hồ Chí Minh 100,0 46,9 53,1
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 47,3 52,7
Thành phố/Tỉnh khác 100,0 46,9 53,1

Đồ thị 3.2: Tỷ lệ nam, nữ của dân số đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác theo nhóm
tuổi (%)

15 %

12

0
0-4 5-9 10 -14 15 -19 20 -24 25 -29 30 -34 35 -39 40 -44 45 -49 50 -54 55 -59 60+

Nam Nữ

3.4. Dân số theo tình trạng đăng ký hộ khẩu

Theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, dân số có hộ khẩu ở hai thành phố chiếm 82,6%, dân số
đăng ký hộ khẩu ở các tỉnh, thành phố khác là 17,3% và không có hộ khẩu là 0,1%.
Tỷ lệ dân số không có hộ khẩu hoặc hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác ở Hà Nội là 11,4%,
TP. HCM: 20,6%.

44
Nếu so với kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 ở thành phố Hồ Chí Minh 7 thì tỷ lệ
dân số không có hộ khẩu hoặc hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác trong khảo sát nghèo đô thị
của thành phố Hồ Chí Minh: 20,6% là tương đối nhất quán . Tỷ lệ dân số KT3 và KT4
(không có hộ khẩu tại thành phố) trong điều tra dân số giữa kỳ 2004 là 29,5%. Tuy nhiên
đối tượng điều tra dân số giữa kỳ của năm 2004 bao gồm cả số sinh viên đang học tại thành
phố còn đối tượng của khảo sát nghèo đô thị không bao gồm sinh viên . Bên cạnh đó,
Luật cư trú có hiệu lực từ 1/1/2007 đã cho phép nhiều người dân di cư diện KT3 ở thành
phố Hồ Chí Minh được đăng ký hộ khẩu ở thành phố, và như vậy một số người chắc chắn
đã thay đổi tình trạng cư trú từ đó.
Xét theo các nhóm thu nhập, dân di cư chiếm tỷ trọng từ 15%-20% , nhóm hộ khá (nhóm
4) có tỷ lệ dân di cư cao nhất (20,3%). Nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất lại có tỷ
lệ dân di cư thấp nhất, hay có thể nói dân thường trú thu ộc nhóm dân số nghèo nhất và
giàu nhất nhiều hơn dân di cư.

Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo tình trạng đăng ký hộ khẩu (%)

Tình trạng đăng ký hộ khẩu


Chung Thành
Tại thành
phố/Tỉnh
phố khảo sát
khác
Tổng số 100,0 82,6 17,3
Hà Nội 100,0 88,6 11,3
TP. Hồ Chí Minh 100,0 79,4 20,5
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 100,0 84,8 15,0
Nhóm 2 100,0 81,7 18,3
Nhóm 3 100,0 81,7 18,1
Nhóm 4 100,0 80,0 19,9
Nhóm 5 100,0 84,8 15,2

3.5. Dân số theo tình trạng hôn nhân

Về tình trạng hôn nhân của dân số từ 13 tuổi trở lên, dân số đã đăng ký kết hôn chiếm
57,4%, Hà Nội 63,7% và thành phố Hồ Chí Minh 54,1%. Tỷ lệ dân số đã đăng ký kết hôn
của Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí Minh nhưng các tỷ lệ còn lại như chưa vợ/chồng,
sống chung chưa đăng ký, ly thân, ly hôn, góa vợ/chồng ở thành phố Hồ Chí Minh đều cao
hơn Hà Nội.

Năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc điều tra dân số giữa kỳ, đây là cuộc điều tra toàn bộ
7

trên địa bàn toàn thành phố.

45
Gần phân nữa dân số từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố là người độc thân, tỷ lệ
chưa vợ/chồng của nhóm dân số này là 46,5% cao hơn dân số có hộ khẩu tại thành phố
khảo sát (28,9%).

Khảo sát nghèo đô thị cũng nghiên cứu thêm đặc điểm sống chung nhưng chưa đăng ký kết
hôn. Tuy đây là chỉ tiêu khá nhạy cảm, khó khai thác nhưng kết quả điều tra cũng cho thấy
tỷ lệ sống chung chưa đăng ký ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,4% cao hơn so với Hà Nội
(0,5%). Tỷ lệ sống chung chưa đăng ký của dân di cư là 4,1% cao hơn dân thường trú
(2%).

Bảng 3.4: Dân số chia theo tình trạng hôn nhân (%)

Tỷ lệ dân số từ 13 tuổi trở lên


Sống
Chưa Kết hôn
chung Ly Ly Góa
vợ/chưa đã đăng
chưa thân hôn chồng/vợ
chồng ký
đăng ký
Tổng số 32,2 57,4 2,4 0,8 1,7 5,4
Hà Nội 28,6 63,7 0,5 0,6 1,3 5,3
TP. Hồ Chí Minh 34,2 54,1 3,4 0,9 2,0 5,5
Giới tính của chủ hộ
Nam 33,1 61,3 2,5 0,6 0,8 1,6
Nữ 31,5 54,1 2,3 0,9 2,5 8,7
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 28,9 60,5 2,0 0,9 1,8 5,9
Thành phố/Tỉnh khác 46,5 44,2 4,1 0,5 1,5 3,3
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 32,2 53,2 3,6 1,4 2,5 7,0
Nhóm 2 30,2 58,4 3,1 0,7 1,7 5,9
Nhóm 3 35,2 55,2 1,3 0,6 1,0 6,7
Nhóm 4 33,3 56,8 2,7 0,8 2,0 4,5
Nhóm 5 30,2 63,6 1,4 0,5 1,4 3,0

3.6. Dân số phụ thuộc


Tỷ lệ phụ thuộc lao động của hai thành phố là 1,0 nghĩa là bình quân một lao động nuôi 1
người, Hà Nội có tỷ lệ phụ thuộc lao động là 1,2; TP Hồ Chí Minh 1,0. Xét theo nhóm thu
nhập, nhóm hộ càng nghèo tỷ lệ phụ thuộc lao động càng cao. Nhóm có tỷ lệ phụ thuộc lao
động cao là nhóm 1, nhóm 2 và ở tất cả các nhóm thì tỷ lệ phụ thuộc lao động ở Hà Nội
đều cao hơn thành phố Hồ Chí Minh từ 0,1 đến 0,4 người.

46
Về giới tính của chủ hộ nhìn chung chủ hộ là nam có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn chủ hộ nữ.
Trừ nhóm 4, các nhóm còn lại của chủ hộ nam đều có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn chủ hộ nữ.

Như đã phân tích ở các phần trên, dân di cư thường vào thành phố đơn lẻ hoặc là những
người lao động trong gia đình vào thành phố kiếm sống nên qui mô hộ của dân số đăng ký
hộ khẩu ở các tỉnh, thành phố khác nhỏ và số người phụ thuộc có mặt ở thành phố cũng ít,
kết quả khảo sát cho thấy bình quân một hộ di cư có 0,3 người phụ thuộc.

Bảng 3.5: Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập (người/lao động)

5 nhóm thu nhập


Chung Nhóm 1 Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 5
(Nghèo) 2 3 4 (Giàu)
Tổng số 1,0 1,3 1,3 1,0 0,8 0,9
Hà Nội 1,2 1,3 1,4 1,3 1,0 1,0
TP. Hồ Chí Minh 1,0 1,2 1,3 0,9 0,8 0,9
Giới tính của chủ hộ
Nam 1,1 1,4 1,4 1,0 0,8 0,9
Nữ 1,0 1,1 1,0 1,0 0,9 1,0
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 1,4 1,7 1,6 1,4 1,2 1,1
Thành phố/Tỉnh khác 0,3 0,4 0,5 0,3 0,1 0,2

3.7. Thời gian sống tại hộ hay nơi ở

Tính ổn định nơi ở của người thành phố có đặc thù riêng, không chỉ người dân di cư
thường xuyên thay đổi nơi ở mà người dân có hộ khẩu ở thành phố cũng thay đổi nơi ở do
các hoạt động cho thuê nhà làm văn phòng, làm nơi kinh doanh,… hoặc do chuyển nhà từ
trung tâm thành phố ra các quận ven,… Bình quân thời gian sống tại hộ/nơi ở trong 12
tháng qua của người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 11,4 tháng. Có 91,7% dân
số sống tại hộ/nơi ở từ 10-12 tháng, 8,3% dân số sống tại hộ/nơi ở từ 9 tháng trở xuống,
trong đó 3,6% dân số sống tại hộ/nơi ở dưới 3 tháng.

Theo kết quả khảo sát có 95,6% dân có hộ khẩu tại thành phố sống ổn định tại hộ/nơi ở từ
10-12 tháng trong 12 tháng qua. Trong khi đó chỉ có 73,3% người di cư sống ổn định tại
hộ/nơi ở từ 10-12 tháng, 11,3% sống tại nơi đang ở từ 3 tháng trở xuống, 8,4% sống từ 4-6
tháng, 7% sống từ 7-9 tháng.
Kết quả khảo sát cũng cho biết có 15,5% người dân di cư thường xuyên thay đổi chổ ở ít
nhất 2 lần trong năm qua, trong đó 43% thay đổi chổ ở do thay đổi công việc và 31% do
tìm được nơi ở rẻ hơn 30,6%.

47
Bảng 3.6 :Thời gian sống tại hộ hay nơi ở trong 12 tháng qua

Số tháng BQ Thời gian sống tại hộ/nơi ở trong


sống tại 12 tháng qua (%)
hộ/nơi ở Từ 3 tháng Từ 4-6 Từ 7-9 Từ 10- 12
(tháng) trở xuống tháng tháng tháng
Tổng số 11,4 3,6 2,5 2,2 91,7
Hà Nội 11,2 4,8 3,1 1,9 90,2
TP. Hồ Chí Minh 11,4 3,0 2,2 2,3 92,5
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 11,7 2,0 1,3 1,1 95,6
Thành phố/Tỉnh khác 9,9 11,3 8,4 7,0 73,3

3.8. Tình hình chuyển đến và có mặt tại thành phố của dân số không có đăng ký hộ
khẩu tại thành phố khảo sát

Bảng 3.7: Tỷ lệ dân số không có hộ khẩu tại thành phố theo thời gian chuyển đến thành
phố lần đầu tiên (%)

Thời gian chuyển đến thành phố lần đầu tiên


Sinh ở Trước
2000-2004 2005-2009
đây năm 2000
Tổng số 7,9 19,3 25,7 47,2
Hà Nội 3,6 11,4 22,1 62,9
TP. Hồ Chí Minh 9,2 21,6 26,7 42,5

Tỷ lệ dân số các tỉnh, thành phố khác chuyển đến Hà Nội lần đầu tiên tăng dần qua các thời
kỳ, cao nhất là 5 năm gần đây 2005-2009 với tỷ lệ 62,9%. Tỷ lệ dân số các tỉnh, thành phố
khác chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh từ trước năm 2000, năm 2000 -2004 cao hơn so
với Hà Nội.

Trong số dân không có đăng ký hộ khẩu tại thành phố có 7,9% sinh tại thành phố: Hà Nội
3,6%, thành phố Hồ Chí Minh 9,2%.

Dân số các tỉnh, thành phố khác có thể từ quê nhà chuyển thẳng đến nơi đang ở hoặc có thể
đã chuyển đến ở các nơi khác trong thành phố trước khi chuyển đến nơi ở này. Hà Nội có
57,6% dân di cư chuyển từ tỉnh, thành phố khác đến nơi đang ở, còn lại 42,4% là những
người đã chuyển đến ở nơi khác trong thành phố trước khi chuyển đến nơi này. Thành phố
Hồ Chí Minh có tỷ lệ tương ứng là 42,5% và 57,5%.

48
Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, người dân di cư ở
thành phố làm việc ít thời gian hơn, một số phải về lại quê do không tìm được việc làm.
Trong số dân di cư thỉ hầu hết có mặt ở thành phố vào tháng 10-11/2009 (99%) trong khi
đó chỉ có 83% có mặt ở thành phố vào tháng 1 và tháng 2/2009, có lẽ do nhiều người đã
trở về quê ăn tết. Nhưng sau thời gian nghỉ tết, tỷ lệ dân di cư có mặt ở hai thành phố vào
tháng 3 đến tháng 4/2009 cũng chỉ đạt tỷ lệ 85%. Tỷ lệ này tăng dần từ tháng 5/2009 trở đi
khi kinh tế dần dần hồi phục. Tỷ lệ dân số đăng ký hộ khẩu ở các tỉnh, thành phố khác có
mặt tại thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 12 tháng đều cao hơn tỷ lệ của Hà Nội.

Bảng 3.9 : Tỷ lệ dân số có mặt tại thành phố theo tháng (%)

TP. Hồ Chí
Chung Hà Nội
Thời gian (*) Minh
Tháng 12/2008 86,6 80,0 88,6
Tháng 1/2009 82,6 72,8 85,4
Tháng 2/2009 82,7 74,1 85,3
Tháng 3/2009 85,0 76,8 87,4
Tháng 4/2009 85,6 78,2 87,8
Tháng 5/2009 87,5 80,3 89,6
Tháng 6/2009 89,5 83,9 91,1
Tháng 7/2009 91,0 85,6 92,5
Tháng 8/2009 92,9 87,9 94,3
Tháng 9/2009 96,5 93,8 97,3
Tháng 10/2009 98,8 97,1 99,3
Tháng 11/2009 99,2 98,2 99,5

(*) Thời gian tham chiếu 12 tháng trước thời điểm khảo sát từ tháng 12/2008 đến 11/2009

4. Tiếp cận giáo dục


Phần này của báo cáo sẽ trình bày kết quả điều tra UPS-2009 liên quan đến trình độ giáo
dục, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, miễn giảm học phí, lý do không đi học, chi phí giáo dục
và một số các thông tin khác có lien quan. Các kết quả được phân tổ theo các nhóm dân cư
khác nhau đặc biệt là nhóm dân di cư và thường trú nhằm nêu bật sự khác biệt trong các
nhóm này.
4.1. Tình trạng biết chữ của người dân
Theo kết quả khảo sát nghèo đô thị, dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ đạt 96,6% trong đó
nam 97,8%, nữ 95,5% 8. Hà Nội có t ỷ lệ dân số biết chữ của cao hơn TP Hồ Chí Minh
(98% so với 95,8%). Tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ một chút (96,9% so với 94,8%). Đáng

Khái niệm biết chữ đó là một người biết đọc, biết viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc
8

ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài

49
chú ý, ngay trong số trẻ em từ 10- 14 tuổi là các em trong độ tuổi học trung học cơ sở, tỷ
lệ biết chữ chỉ đạt 97,3% trong đó tỷ lệ biết chữ của nam cao hơn nữ (97,8% so với
96,8%).
Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ không có sự khác biệt mấy theo tình trạng đăng ký
hộ khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy dân thường trú đạt 96,6% so với 96,5% của dân di cư.
Người di cư vào Hà Nội có tỷ lệ biết chữ cao hơn TP Hồ Chí Minh (98,9% so với 95,8%).

4.2. Bằng cấp giáo dục cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên

Thông tin về bằng cấp giáo dục cao nhất của người dân chia theo thành phố và tình trạng
hộ khẩu trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Dân số chia theo trình độ văn hóa, thành phố và trình trạng đăng ký hộ khẩu

Đvt: %
TP. Hà TP. Hồ Dân thường Dân di
Nội Chí Minh trú cư
Không bằng cấp 4,4 12,1 9,3 9,7
Tiểu học 7,5 21,5 15,3 22,8
Trung học cơ sở 27,7 28,1 26,9 32,6
Trung học phổ thông 36,3 25,0 29,7 25,6
Cao đẳng 2,5 2,1 2,1 2,8
Đại học 19,3 10,9 15,5 6,2
Thạc sĩ 1,6 0,2 0,8 0,2
Tiến sĩ 0,7 0,1 0,4 -

Tính chung số người không có bằng cấp là 9,4%, tốt nghiệp tiểu học 16,7%, tốt nghiệp
trung học cơ sở 28%, tốt nghiệp trung học phổ thông 28,9%, cao đẳng 2,2% từ đại học trở
lên 13,7%.
Số liệu trên cho thấy có sự khác biệt giữa hai thành phố về bằng cấp cao nhất của người dân
đạt được. Nhìn chung dân cư Hà Nội có bằng cấp cao hơn TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ người
không có bằng cấp hoặc có bằng cấp thấp (tiểu học, trung học cơ sở) của Hà Nội cao hơn TP
Hồ Chí Minh; tuy nhiên Hà N ội lại có tỷ lệ cao hơn về dân cư đạt các bằng cấp cao.
Bằng cấp cao nhất đạt được cũng có sự khác biệt về giới tính với tỷ lệ nam giới không có
bằng cấp thấp hơn nữ giới (6,9% so với 12,3%). Tuy nhiên nam giới lại có tỷ lệ có bằng
cấp trung học phổ thông và đại học trở lên cao hơn nữ giới (lần lượt là 30,6% so với 27,5%
và 15,9% so với 11,9%);
Đồng thời, có sự khác biệt rõ rệt về trình độ học vấn giữa dân thường trú với dân di cư.
Nhìn chung dân thường trú có trình độ học vấn cao hơn.

50
Bằng cấp cao nhất của những người trong độ tuổi lao động (bao gồm nam từ 15 tuổi đến
60 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi theo Luật lao động của nước ta) như sau: tỷ lệ người lao
động không có bằng cấp chiếm gần 10% trong tổng số người lao động; lực lượng lao động
trẻ khoẻ từ 20- 39 tuổi có trình độ học vấn cao hơn người lớn tuổi.Ví dụ: nhóm từ 25-29
tuổi có trình độ dưới phổ thông trung học là 35%; nhóm trên 40 tuổi trở lên con số này là
60%. Trình độ học vấn thấp của người lao động ở trình độ tiểu học, trung học cơ sở vẫn có
thể trở thành người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng hầu hểt làm công việc lao động
chân tay, khó có cơ hội kiếm nhiều tiền và có thu nhập cao.
Kết quả điều tra UPS-09 cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn với
mức sống của hộ gia đình.
Bảng 4.2. Dân số chia theo trình độ văn hóa và 5 nhóm thu nhập chung
Đvt: %
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1 2 3 4 5
Không bằng cấp 18,5 12,4 8,9 5,1 2,7
Tiểu học 22,6 22,7 16,5 14,6 7,6
Trung học cơ sở 34,9 31 30,4 27,9 16,2
Trung học phổ thông 21,7 28,4 32,1 32 29,8
Cao đẳng 0,7 1,4 3,2 1,7 4,1
Đại học 1,4 4,2 8,9 17,3 36,5
Thạc sĩ 0,13 0,1 0,3 0,6 2,3
Tiến sĩ - - 0,1 0,6 0,8

Tỷ lệ người có bằng cấp thấp giảm đi khi thu nhập tăng lên và, ngược lại, tỷ lệ người có
bằng cấp cao hơn (từ trung học phổ thông trở lên) tăng lên khi thu nhập tăng.

4.3.Trình độ chuyên môn của dân số từ 15 tuổi trở lên


Có 69,7% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn. Số người
có trình độ chuyên môn bao gồm: Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 5,3%, công nhân kỹ thuật
dài hạn 1,4%, trung cấp nghề 2,4%, trung học chuyên nghiệp 4% và cao đẳng nghề 0,5%,
cao đẳng 2%, và người có trình độ từ đại học trở lên 14,7% .
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn của Hà Nội
57,5%, TP Hồ Chí Minh 76,1% cao hơn Hà Nội. Trình độ chuyên môn của dân số từ 15
tuổi trở lên ở Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh. Cụ thể ở Hà Nội, số người có trình độ
chuyên môn kỹ thuật 18,6%, có trình độ cao đẳng 2,3%, có trình độ từ đại học trở lên
21,6%. Con số này của TP Hồ Chí Minh tương ứng là: 10,3%; 1,9% và 11,1%.
Trình độ chuyên môn với giới tính cũng có sự khác biệt giữa nam v à n ữ. Tỷ lệ người
không có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn của nữ giới nhiều hơn nam giới (74,8% so với
63,8%); tỷ lệ nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nữ giới (36,2% so với
25,2%), tỷ lệ nam giới có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng cao hơn nữ giới (19,5%
so với 15,3%).

51
Trình độ chuyên môn theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động cho thấy tỷ lệ người chưa qua
đào tạo chuyên môn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Con số này cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi là
97,5% vì nhóm nàyđang trong độ tu ổi đi học, nhóm 24-24 tuổi 71,2%, nhóm 40-44 tuổi
73,9%, nhóm 60 tuổi trở lên 80,6%. Số lao động trong tuổi qua đào tạo có bằng cấp chuyên
môn, kỹ thuật chiếm 30,3% tổng số lao động trong tuổi. Tỷ lệ này còn thấp so với mức
bình quân chung cả nước là 38% năm 2009 nên chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh
tế- xã hội của hai thành phố lớn nhất nước.
Trình độ chuyên môn với tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập có s ự khác biệt
như sau:
Bảng 4.3. Dân số chia theo trình đ ộ chuyên môn, thành phố, trình trạng đăng ký hộ khẩu
và nhóm thu nhập
Đvt: %
TP Dân
TP Dân di Nhóm 1 Nhóm 5
Hồ Chí thường
Hà Nội cư (nghèo) (giàu)
Minh trú
Chưa qua đào t ạo chuyênmôn 57,5 76,1 67,9 77,5 89,7 41,3
Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 6,5 4,7 5,2 5,7 3,4 5,0
Công nhân kỹ thuật dài hạn 2,2 0,9 1,4 1,2 1,1 0,9
Trung cấp nghề 3,5 1,8 2,6 1,4 1,2 3,1
Trung học chuyên nghiệp 5,9 3,0 3,9 4,6 2,0 5,4
Cao đẳng nghề 0,6 0,4 0,5 0,6 0,4 1,2
Cao đẳng 2,3 1,9 1,9 2,6 0,6 3,5
Đại học 19,3 10.9 15,5 6,2 1,4 36,5
Thạc sĩ 1,6 0,2 0,8 0,2 0,1 2,3
Tiến sĩ 0,7 0,1 0,4 - - 0,8

Số liệu trên cho thấy tỷ lệ người chưa qua đào tạo chuyên môn của dân thường trú thấp
hơn so với dân di cư. Tỷ lệ người có trình độ chuyên môn từ công nhân kỹ thuật ngắn hạn,
công nhân kỹ thuật dài hạn, trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề của
dân thường trú và dân di cư có tỷ lệ bằng nhau là 13,5%. Nhưng có sự khác biệt đáng kể
giữa dân thường trú với dân di cư về trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Tỷ lệ người
có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học và trên đại học của dân thường trú đạt 18,6%,
còn dân di cư chỉ đạt 9% thấp hơn dân thường trú gần 10% .
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trình độ chuyên môn có mối quan hệ với nhóm thu nhập,
trình độ chuyên môn của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ giàu. Tỷ lệ người có bằng
chuyên môn kỹ thuật (kể từ công nhân kỹ thuật ngắn hạn đến cao đẳng nghề) của nhóm hộ
giàu cao hơn nhóm hộ nghèo (15,7% so với 8,1%). Đáng chú ý tỷ lệ người có trình độ cao
đẳng, đại học, trên đại học của nhóm hộ giàu đạt 39,6%, nhóm hộ nghèo chỉ đạt 1,3%, thấp
hơn nhóm hộ giàu 38,3%; tỷ lệ người chưa qua đào tạo chuyên môn của nhóm hộ giàu là

52
41,3%, nhóm hộ nghèo 89,7% cao hơn nhóm hộ giàu 48, 4%. Như vậy người nghèo ít cơ
hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao.

4.4. Đi học đúng tuổi của dân số 18 tuổi trở xuống


Tỷ lệ đi học đúng tuổi là tỷ trọng trẻ em trong độ tuổi một cấp học đang đi học đúng cấp
đó 9.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi chung của dân số từ 18 tuổi trở xuống là 96,6% trong đó TP Hà Nội
đạt 99,1%, TP Hồ Chí Minh đạt 95,2%. Như vậy mức độ huy động trẻ đến trường đúng độ
tuổi của TP Hồ Chí Minh thấp hơn TP Hà Nội.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi của nam giới thấp hơn nữ giới (94,7% so với 98,7% )
Tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp mẫu giáo đạt 99,8%; cấp tiểu học đạt 99,2%, cấp trung học
cơ sở đạt 92,9% và cấp trung học phổ thông đạt 90,9%. Nói chung tỷ lệ đi học đúng tuổi ở
các cấp học của hai đô thị lớn đạt khá cao.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi có sự khác biệt giữa người dân thường trú với dân di cư. Tỷ lệ đi
học đúng tuổi của dân thường trú đạt 97%, của dân di cư đạt 92,3%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi
của nhóm hộ nghèo đạt 98%, nhóm cận nghèo đạt 93,8%, nhóm trung bình đạt 96,7%
nhóm khá đạt 96,2% và nhóm giàu đạt 98%. Như vậy sự khác biệt giữa các nhóm không
nhiều, đáng chú ý giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo không có sự cách biệt. Khoảng
cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo thu hẹp do người nghèo đã nhận
thấy tác dụng của giáo dục với việc làm và thu nhập nên họ quan tâm và tạo điều kiện cho
con em đến trường.

4.5. Chi phí giáo dục đào tạo

Chi phí giáo dục và đào tạo bao gồm các khoản chi học phí, đóng góp xây dựng cơ sở vật
chất và các khoản đóng góp khác. Theo kết quả khảo sát, chi phí học tập bình quân 1
người trong 12 tháng qua là 1,413 triệu đồng, trong đó TP Hà Nội là 1,462 triệu đồng và
TP Hồ Chí Minh là 1,388 triệu đồng.
Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì chi phí cho học tập của hộ cao. Mức chi cho học tập
bình quân 1 người trong 12 tháng của chủ hộ có trình độ: tiến sĩ là 6,628 triệu đồng, thạc
sỹ là 3,332 triệu đồng, đại học là 3,282 triệu đồng, cao đẳng là 1,041 triệu đồng, phổ thông
trung học là 1,231 triệu đồng, trung học cơ sở là 1,244 triệu đồng, tiểu học là 0,984 triệu
đồng, không bằng cấp là 0,394 triệu đồng.
Chi phí học tập có sự khác biệt nhiều giữa dân thường trú với dân di cư và giữa nhóm hộ
nghèo với nhóm hộ giàu. Chi phí học tập bình quân 1 người trong 12 tháng qua của dân
thường trú 1,799 triệu đồng, của dân di cư 0,516 triệu đồng. Như vậy chi phí học tập của
dân thường trú gấp 3 ,5 lần so với dân di cư.Chi phí học tập bình quân 1 người trong 12
tháng qua của nhóm hộ nghèo (nhóm 1) là 0,466 triệu đồng, nhóm cận nghèo (nhóm 2) là

9
Theo quy định của Luật giáo dục trẻ em học đúng tuổi mẫu giáo từ 3 -5 tuổi, độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10
tuổi, độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi, độ tuổi cấp trung học phổ thông 15-17 tuổi.

53
0,718 triệu đồng , nhóm trung bình (nhóm 3) là 0,870 tri
ệu đồng, nhóm khá (nhóm 4) là
0,984 triệu đồng, nhóm giàu (nhóm 5) là 3,677 triệu đồng. Nhóm hộ giàu chi cho học tập
gấp gần 8 lần so với nhóm nghèo.

4.6. Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh dưới 18 tuổi

Chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp với các đối tượng học sinh tiểu học,
hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách đã có tác dụng tích cực trong việc huy động các em
đến trường và theo học xong chương trình tiểu học, chương trình phổ thông và giảm số trẻ
em bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, do học phí và các khoản đóng góp tăng
nhanh.
Theo kết quả khảo sát nghèo đô thị, tỷ lệ học sinh dưới 18 tuổi được miễn giảm học phí
hoặc các khoản đóng góp là 27%; chia theo khoản được miễn giảm thì học phí chiếm
99,8%, giảm đóng góp xây dựng cơ sở vật chất chiếm 12,3%, giảm các khoản đóng góp
khác chiếm 5,9%. Tại Hà Nội, tỷ lệ người được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng
góp là 36,1%, mức giảm nhiều hơn TP Hồ Chí Minh (21,6%). Tỷ lệ học sinh được miễn
giảm ở cấp học mẫu giáo là 2,2%, tiểu học là 59,4% trong đó miễn giảm học phí 99,8%,
trung học cơ sở 8,5%, trung học phổ thông 7,7%.
Tỷ lệ học sinh có hộ khẩu thường trú được miễn giảm là 27,4% nhiều hơn tỷ lệ học sinh di
cư được miễn giảm (21,4%). Học sinh nhóm hộ nghèo (nhóm 1) miễn giảm 43,5%, nhiều
hơn nhóm hộ khác. Con số này của nhóm 2 (nhóm cận nghèo) là 23,8%, nhóm 3 (nhóm
trung bình) là 22,2%, nhóm 4 ( nhóm khá) là 23,6% và nhóm 5 (nhóm giàu) là 18,6%.
Miễn giảm học phí: Tỷ lệ học sinh dưới 18 tuổi được miễn giảm khoản đóng góp học phí
của hai thành phố là 26,9%. Lý do chính được miễn giảm là học sinh tiểu học (86,4%), hộ
nghèo (7,4%), gia đình có hoàn cảnh khó khăn (1,9%), gia đình chính sách (1,5%), lý do
khác (2,7%),
Miễn giảm đóng góp cơ sở vật chất: Tỷ lệ học sinh dưới 18 tuổi được miễn giảm khoản
đóng góp này là 3,3% ổt ng số học sinh. Lý do chính miễn giảm là hộ nghèo (48,9%), gia
đình có hoàn cảnh khó khăn (24,9%), gia đình chính sách (9,8%), học sinh tiểu học (8,1%),
lý do khác (8,3%).
Miễn giảm các khoản đóng góp khác bao gồm quỹ phụ huynh học sinh, quỹ đoàn/ đội, lệ
phí thi, tiền nước uống, vệ sinh, gửi xe,... Tỷ lệ học sinh được giảm các khoản này là 1,6%
tổng số học sinh. Lý do chính được miễn giảm là hộ nghèo 49,7%, gia đình có hoàn cảnh
khó khăn 35,3%, học sinh tiểu học 6,5%, lý do khác 7,7%.

5. Sử dụng dịch vụ y tế

Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người toàn diện có sức khoẻ, có trình độ là những
mục tiêu quan trọng nhất trong đường lối chính sách của Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu
tổng quát của định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ
2008 đến 2020 là giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực và tăng tuổi thọ nhằm đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng kinh tế, xoá
đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đề ra.

54
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đô thị hàng đầu về đầu tư và trình độ chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, điều tra nghèo đô thị cho thấy vẫn còn một số tồn tại và chênh lệch trong tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ y tế tại hai thành phố này.

5.1.Tình trạng ốm đau của người dân

Theo kết quả điều tra nghèo đô thị năm 2009, khi phỏng vấn đã có 66,5% số người dân trả
lời trong 12 tháng qua bị bệnh, chấn thương trong đó 20,3% bị bệnh mãn tính và 97,7% bị
ốm/ chấn thương; số người ốm, chấn thương ở Hà Nội là 72,3% trong đó tỷ lệ dân số bị
bệnh mãn tính do bác sĩ chẩn đoán là 23,1% , bị ốm/ chấn thương 95,7%; ở TP Hồ Chí
Minh tỷ lệ người bị ốm trong 12 tháng qua là 63,4% trong đó bị bệnh mãn tính 18,5 %, bị
ốm bị chấn thương 98,9%. Tỷ lệ dân số bị ốm trong 12 tháng qua của 2 thành phố lớn đạt
tỷ lệ cao.Tỷ lệ người bị ốm ở Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh (72,3% so với 63,4%) chủ
yếu là do yếu tố địa lý có biên độ nóng, lạnh thay đổi lớn cũng ảnh hưởng nhiều đến ốm
đau của người dân Hà Nội.

Tình trạng ốm đau theo giới có sự chênh lệch. Tỷ lệ ốm đau ở nữ giới là 68,4% cao hơn
nam giới (64,3%). Theo khai báo tình trạng ốm đau của phụ nữ một phần là do khi phụ nữ
mang thai, sinh đẻ, nuôi con nhỏ có ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Phụ nữ không những
phải làm việc nhiều giờ ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, trong các cơ
quan hành chính, sự nghiệp mà còn phải làm các công việc nội trợ nên thời gian nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí để hồi phục sức khoẻ rất ít. Tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh mãn tính, bệnh
thường kéo dài trên 3 tháng cao hơn nam giới (22,1% so với 18%).

Tình trạng ốm đau theo nhóm tuổi cho thấy trẻ em là nhóm dân cư được quan tâm nhất
trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, có nhiều chương trình y tế quốc gia hoạt động liên
quan đến bảo vệ sức khoẻ của trẻ em như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình
chống suy dinh dưỡng,... Hiện nay tất cả trẻ em trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT
khám chữa bệnh miễn phí trong 5 năm nhằm giảm bệnh tật và tử vong của trẻ em, đồng
thời bảo đảm sức khoẻ cho tương lai dân tộc. Kết quả điều tra cho thấy trẻ càng nhỏ có tỷ
lệ ốm đau càng cao. Trẻ nhỏ thuộc nhóm tuổi từ 0-4 tuổi có tỷ lệ ốm cao hơn nhóm tuổi từ
5-9 tuổi (77,9% so với 71,9%). Đáng chú ý trẻ em trong các nhóm tuổi từ 0-4; 5-9; 10-14
tuổi còn mắc các bệnh mãn tính có xu hướng tăng theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi người lớn từ
50 tuổi trở lên ốm đau cũng nhiều. Nhóm tuổi từ 15-19 tuổi và nhóm từ 20-24 tuổi có tỷ lệ
ốm đau thấp nhất so với các nhóm tuổi khác. Các nhóm tuổi này trong lứa tuổi thanh thiếu
niên, đang ở thời kỳ cơ thể phát triển có sức đề kháng cao với mọi bệnh tật.

55
Đồ thị 5.1. Tỷ lệ người bị ốm đau trong thời gian 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi (%)

100
%
90

80

70

60

50

40

30

20

10

0
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+

Nhóm tuổi

Tình hình ốm đau của người trong tuổi lao động (nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 15 tuổi
đến 55 tuổi theo Luật lao động của nước ta) tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ ốm đau trong 12 tháng
qua từ 55,8% của nhóm từ 15-19 tuổi tăng lên 61,6% của nhóm 35 -39 tuổi và 76,3% của
nhóm 50-54 tuổi. Vấn đề này rất quan trọng vì ốm đau đã ảnh hưởng đến năng suất lao
động và khả năng thu nhập của người lao động, nhà nước và các doanh nghiệp phải chi trả
cho việc khám chữa bệnh của người lao động nếu họ tham gia bảo hiểm y tế.
Những người dân thường trú tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Mính và người di cư bị ốm
đau trong 12 tháng qua không có sự khác biệt (66,6% so với 65,4%).

5.2. Mức độ khám chữa bệnh khi ốm đau của người dân

Khi ốm đau người dân sử dụng dịch vụ y tế theo các loại lựa chọn như đến các cơ sở y tế
nhà nước hoặc tư nhân để khám, chữa bệnh, không đi khám bệnh mà tự mua thuốc về nhà
điều trị hoặc không điều trị để bệnh tự khỏi. Dưới đây là trả lời của người bệnh.

Kết quả trong 12 tháng qua đã có 99,2% số người dân của hai đô thị lớn đã tiếp xúc với
dịch vụ y tế gồm đi khám bệnh khi bị bệnh (62,7%) và tự mua thuốc ở hiệu thuốc về chữa
(36,5%), chỉ còn 0,8% số người khi bị bệnh không đi khám cũng không mua thuốc mà để
bệnh tự khỏi là do bệnh nhẹ hoặc thiếu tiền hoặc quá yếu không ra khỏi giường được, hoặc
không biết phải làm gì. Tỷ lệ này có sự khác bịêt về khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế giữa
TP Hà Nội với TP Hồ Chí Minh, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm
thu nhập.

Ở Hà Nội, tỷ lệ người bị.ốm/ chấn thương đã đến các cơ sỏ y tế công lập hoặc ngoài công
lập để gặp thầy thuốc khám chữa bệnh theo mức độ khác nhau là 61,6%; trong đó 16,7%

56
số người bị ốm đau đi khám thường xuyên , 41,9% số người bị ốm đau thỉnh thoảng mới đi
khám; còn 37.5% số người mua thuốc ở hiệu thuốc về tự điều trị, hỏi thêm những người
không bị ốm đau thì họ trả lời nếu khi bị ốm thì con số này là 52,6% cao hơn thực tế, chỉ
có 10,2% số người ốm không làm gì cả mà để tự khỏi.

Ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ người bị ốm/ chấn thương đã đến các cơ sở y tế công lập hoặc
ngoài công lập để gặp thầy thuốc khám chữa bệnh theo mức độ khác nhau là 63,4% (cao
hơn Hà Nội 61,6%); trong đó 24,1% số người bị ốm đau đi khám thường xuyên, 39,3% số
người bị ốm đau thỉnh thoảng mới đi khám; còn 36% số người mua thuốc ở hiệu thuốc về
tự điều trị, nếu hỏi thêm những người không bị ốm đau thì con số này là 51,5%, chỉ có
6,1% số người ốm không làm gì cả mà để tự khỏi.

Tỷ lệ nữ giới đi khám chữa bệnh cao hơn so với nam giới (66,7% so với 59,1%) và mức độ
đi khám bệnh thưòng xuyên cũng cao hơn nam giới (22,6% so với 19,7%).

Nhóm tuổi đi khám bệnh n h iều n h ât là trẻ em từ 0 -4 tuổi (84,4%) người 60 tuổi trở lên
(81,6%). Thấp nhất là nhóm từ 15-19 tuổi có 39,4% số người bị ốm đau đi khám chữa
bệnh trong khoảng 12 tháng qua.

Tình hình đi khám bệnh khi bị ốm đau theo tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập
như sau:

Bảng 5.1: Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo mức độ đi khám (%)

Dân Dân di Nhóm Nhóm


Chung thường cư 1 5
trú (nghèo) (giàu)
1. Đi khám bệnh 62,7 64,6 53,4 57,4 68,8
Theo mức độ đi khám
- Thường xuyên 21,3 23,4 11,4 16,2 24,9
- Thỉnh thoảng 41,4 41,2 42,0 41,2 43,8

2. Không đi khám, mua 36,5 34,7 45,4 41,5 30,1


thuốc ở hiệu thuốc
3. Không làm gì cả 0,8 0,7 1,2 1,1 1,1

Người dân thường trú có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khám chữa bệnh số người đi
khám bệnh thường xuyên gấp hai lần so với dân di cư (23,4% so với 11,4%). Người dân
di cư có 11,4% số người đi khám bệnh thường xuyên và 42% người thỉnh thoảng mới đi
khám, có 45,4% số người khi ốm đau không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị.

Trong 12 tháng qua đã có 58% số người thuộc nhóm hộ nghèo (nhóm 1) khi ốm đau đã đi
khám chữa bệnh trong đó có 16,2% người khám bệnh thường xuyên thấp hơn nhóm hộ
giàu (16,2% so với 24,9%). Nhóm hộ giàu có nhiều thuận lợi trong việc chăm sóc y tế hơn

57
nhóm hộ nghèo. Đáng chú ý là nhóm hộ nghèo số người mua thuốc tự điều trị cao hơn
nhóm hộ giàu (41,5% so với 30,1%), ở đây đã có chênh lệch giữa người nghèo và người
giảu về mức độ khám chữa bệnh.

5.3. Sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người dân khi ốm đau

Hệ thống khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Các cơ sở y
tế công lập do nhà nước quản lý bao gồm các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, huyện,
trạm y tế xã/ phường, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh vi ện của các ngành, trạm y tế
của các cơ quan, xí nghiệp. Cơ sở y tế ngoài công lập gồm các bệnh viện tư nhân, phòng
khám tư nhân, các thày lang. Ngoài ra còn có các bệnh viện quốc tế.
Kết quả khảo sát ở hai đô thị lớn cho thấy phần lớn người dân khi ốm đau đến khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước là chủ yếu: có 43,7% lượt người đến bệnh viện thành phố,
33,5% lượt người đến bệnh viện quận huyện, 16,2% lượt người đến bệnh viện trung ương,
10,2% lượt người đến trạm y tế phường.
Ở TP Hà Nội, khi ốm đau nơi mà người dân thường đến khám chữa bệnh như bệnh viên
trung ương (35%), bệnh viện thành phố (33,8%) bệnh viện quận/ huyện (15,6%), trạm y tế
xã phường (13,8%).
Ở TP Hồ Chí Minh, khi ốm đau nơi mà người dân thường đến khám chữa bệnh như bệnh
viện trung ương (6,4%), bệnh viện thành phố (48,9%) bệnh viện quận/ huyện (42,8%),
trạm y tế xã phường (8,2%).
Như vậy việc lựa chọn khám chữa bệnh giữa hai thành phố lớn đã có sự khác biệt.
Ngoài y tế công lập, khi ốm đau người dân của 2 thành phố còn đến khám chữa bệnh ở các
cơ sở y tế ngoài công lập; Có 11,5% lượt người đến bệnh viện tư nhân; 31% lượt người
đến phòng khám bác sĩ tư, chỉ có 0,4% lượt người đến khám thày lang không bằng cấp và
có 1,4% số lần mời b ác sĩ đ iều trị tại n h à. Tỷ lệ n ày tương ứng củ a TP Hà Nội: 7,1%
19.5%; 0,8% và 2,2%; TP Hồ Chí Minh: 13,8%; 37%; 0,1%; và 1%. Người dân thành phố
Hồ Chí Minh khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tư nhân nhiều hơn TP Hà Nội.
Việc lựa chọn cơ sở y tế đế khám chữa bệnh khi ốm đau không có sự khác biệt nhiều về
giới tính nam, nữ.
Trẻ nhỏ từ 0-4 tuổi khi ốm đau, bố mẹ trẻ thường lựa chọn nơi khám nhiều nhất là bệnh
viện thành phố chiếm 48,6% lượt người; phòng khám bác sỹ tư là 41,6% lượt người, bệnh
viện huyện quân là 25,7%, bệnh viện trung ương 21,2%. Trẻ từ 5-9 tuổi khi ốm đau cũng
lựa chọn nơi khám theo xu hướng trên. Những người trong độ tuổi lao động khi ốm đau
cũng đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập là chủ yếu đa số lựa chọn khám bệnh
ở bệnh viện thành phố, bệnh viện quận/ huyện theo đăng ký ban đầu của bảo hiểm y tế, còn
một số người có điều kiện đến phòng khám bác sĩ tư. Người cao tuổi khi ốm đau việc
khám chữa bệnh cũng lựa chọn theo xu hướng trên.
Đối với người dân thường trú, số người lựa chọn khám bệnh ở bệnh viện thành phố chiếm
44,6% lượt người, ở bệnh viện quận/huyện là 34.1%, ở phòng khám bác sĩ tư là 30,8% ,
trạm y tế xã/phường 10,5% và bệnh viện trung ương là 17%.

58
Đối với người dân di cư đã có sự khác biệt so với dân thành thị, họ sử dụng dịch vụ y tế ở
bệnh viện thành phố ít hơn (37,9% so ới v 44,6%) và ít hơn ở bệnh vi ện quận huyện
(29,2% so với 34,1%), ít hơn ở bệnh viện trung ương (10% so với 17%), họ đến khám
bệnh ở bệnh viện tư, phòng khám bác sỹ tư nhiều hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh cũng có sự khác biệt giữa
nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, cụ thể như sau:

Bảng 5.2: Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo nơi khám bệnh

Đơn vị: %
Nhóm 1
Nơi khám bệnh Nhóm 5 (giàu)
(nghèo)
- Trạm y tế xã/ phuờng 17,6 8,7
- Bệnh viện huyện/ quận 45,8 21,8
- Bệnh viện thành phố 33,6 49,2
- Bệnh viện trung ương 10,9 20,1
- Bệnh viện tư 5,7 20,2
- Phòng khám bác sĩ tư 23,8 35,1

Bảng số liệu trên cho thấy sự bất bình đẳng giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo về lựa
chọn nơi khám chữa bệnh. Người nghèo vẫn yếu thế hơn trong việc tiếp cận với các cơ sở
y tế. Ví dụ: Có 45,8% nguời nghèo khám bệnh ở bệnh viện huyện/ quận, con số này của
nhóm người giàu là 21,8%. Chỉ có 33,6% người nghèo khám bệnh ở bệnh viện thành phố,
con số này của nhóm người giàu là 49,2%,…

5.4. Người dân ốm đau không đi khám bệnh


Kết quả khảo sát cho thấy có 37,3% số người ốm không đến các cơ sở y tế để khám chữa
bệnh trong đó 36,5% số người không đi khám mà tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc về tự điều
trị, 0,8% số người không đi khám và cũng không mua thuốc. Trên đây gọi chung là những
đợt ốm đau không đi khám bệnh. Nhưng khi hỏi những người không bị ốm đau trong 12
tháng qua, nếu bị ốm thì họ có đi khám bệnh không? Tổng hợp kết quả trả lời chung thì số
người ốm đau không đi khám bệnh sẽ đạt tỷ lệ 59% cao hơn nhiều so với con số trên
(37,3%).
Lý do hiện tượng ố m đau không đi khám, có 95,6%ốs người trả lời là do ốm đau nhẹ,
không cần thiết phải khám, 5,4% số người trả lời không có thời gian, 1,7% số người trả lời
không có bảo hiểm y tế, 2,8% số người trả lời thiếu tiền, 0,2% số người trả lời không có hộ
khẩu, 0,5% số người cho rằng bệnh viện xa, 0,8% số người đánh giá dịch vụ y tế chất
lượng kém và 2,3% có lý do khác. Như vậy trong các lý do ốm đau không đi khám bệnh
nêu trên, lý do ốm nhẹ, không cần thiết chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ người dân còn chủ quan
với bệnh tật khi bị ốm đau. Có thể nhiều loại ốm đau không thực sự nghiêm trọng cần đến
y, bác sĩ.

59
Lý do ốm đau không đi khám bệnh giữa TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sự khác biệt
không nhiều, đáng chú ý là lý do thiếu tiền của Hà Nội là 1,5% thấp hơn TP Hồ Chí Minh
(3.8%); thiếu thời gian của Hà Nội là 1,8% thấp hơn TP Hồ Chí Minh (7,3%), ốm nhẹ
không đi khám ở Hà Nội là 96,6% cao hơn TP Hồ chí Minh (95,1%). Lý do không đi khám
bệnh khi ốm không có khác biệt theo giới tính nam nữ và theo nhóm tuổi. Hiện tượng này
đối với dân di cư có sự khác biệt với dân thường trú chủ yếu là do thiếu tiền, tỷ lệ người
dân thường trú thiếu tiền là 2% nhưng người dân di cư thiếu tiền là 15,3%, ngoài ra người
dân di cư còn ở xa bệnh viện, hưởng chất lượng dịch vụ y tế kém vì đa số đi khám bệnh ở
bệnh viện quận/ huyện. Đối với nhóm người nghèo khi ốm đau không đến bệnh viện khám
ngoài lý do bệnh nhẹ, lý do thiếu tiền cũng chiếm tỷ lệ 7,5%, đây là một áp lực rõ rệt cho
những gia đình có thu nhập thấp.

5.5. Bảo hiểm y tế


Các loại bảo hiểm y tế gồm BHYT bắt buộc, BHYT cho đối tượng chính sách, BHYT cho
đối tượng học sinh, sinh viên, BHYT cho người nghèo, BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, bảo
hiểm y tế cho các đối tượng khác.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế chung của 2 thành phố đạt 62,3%
trong đó Hà Nội là 71,8%, TP Hồ chí Minh là 57,1% thấp hơn TP Hà Nội. Không có sự
khác biệt nhiều giữa nam và nữ về BHYT (63,6% so với 61%). Trẻ em có BHYT cao hơn
so các nhóm tuổi; tỷ lệ trẻ em có BHYT từ 0-4 tuổi là 85%; từ 5-9 tuổi có BHYT là 95%
; từ 10-14 tuổi có BHYT là 92%. Dân số trong độ tuổi lao động có BHYT nhiều nhất là
nhóm từ 15 -19 tuổi (67%) nhóm này bao gồm học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự
nguyện, nhóm tuổi từ 40-44 tuổi có BHYT thấp nhất trong các nhóm tuổi (40,5%).
Bảo hiểm y tế có liên quan đến tình trạng đăng ký hộ khẩu. Đối với người dân thường trú,
tỷ lệ người có Bảo hiểm y tế đạt 66% cao hơn nhiều so với dân di cư (43,4%),
Trẻ em nhóm từ 0-4 tuổi , nhóm từ 5- 9 tuổi, nhóm 25-29 tuổi và nhóm người cao tuổi 60
tuổi trở lên tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn nhóm tuổi khác với tỷ lệ tương ứng: 11,8%,
10,9% , 10,3% và 9,8%.

5.6. Lý do không có bảo hiểm y tế


Tính chung hai thành phố, tỷ lệ người dân không có bảo hiếm y tế chiếm 37,7%, trong đó
TP Hà Nội chiếm 28,1% , TP Hồ Chí Minh chiếm 42,9%. Như vậy số người không có thẻ
Bảo hiểm y tế của TP Hồ Chí Minh nhiều hơn TP Hà Nội. Theo khai báo của ngừời dân lý
do chính người dân không có bảo hiểm y tế là do họ cho rằng không cần thiết (34, 6%) ,
không quan tâm ến đ thẻ BHYT (25,9%), không thuận tiện khi sử dụng thẻ BHYT (
20,2%), thiếu tiền (17,2%), không biết mua ở đâu (9%), không có hộ khẩu (4,4%), không
biểt gì về thẻ bảo hiểm y tế (4,2%) và lý do khác 10,7%.
Trong các loại bảo hiểm thì b ảo hiểm bắt buộc rất hạn chế ở đối tượng hưởng lương, hưu
trí; bảo hiểm tự nguyện chỉ thực hiện với học sinh đang đi học là chủ yếu. Vì vậy muốn mở
rộng diện bảo hiểm y tế, cần khắc phục những hạn chế lý do nêu trên. Vấn đề đặt ra ở đây
là cơ quan Bảo hi ểm xã hội cần làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người biết về bảo
hiềm y tế, biết về lợi ích của bảo hiểm y tế để mọi người tham gia.

60
Dân di cư đề cập đến lý do không có hộ khẩu (16,3%), thiếu tiền (18,4%), và rất ít kiến
thức về việc mua bảo hiểm ở đâu và mua như thế nào đã làm cho dân di cư không có điều
kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhà nước.
Tỷ lệ dân số nhóm hộ nghèo không có thẻ bảo hiểm y tế là 46% cao hơn nhóm hộ giàu
(46% so với 27,8%). Lý do chính của nhóm hộ nghèo không có thẻ BHY T là thiếu tiền
(37,2%), không cần thiết có thẻ BHYT (27,7%) và không quan tâm (18,5%); đối với nhóm
hộ giàu lý do chính không có thẻ BHYT là sử dụng không thuận tiện (30,8%) không cần
thiết (28,7%), không quan tâm (29,3%). Như vậy còn nhiều người dân chưa nhận thấy lợi
ích của thẻ BHYT.

5.7. Chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe


Kết quả khảo sát nghèo đô thị, chi y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân 1 người trong 12
tháng qua là 933,6 nghìn đồng trong đó TP Hà Nội là 1019 nghìn đồng, TP Hồ Chí Minh là
890 nghìn đồng, thấp hơn số chi của TP Hà Nội. Tỷ trọng chi cho y tế và chăm sóc sức
khỏe trong chi tiêu phi lương thực thực phẩm chung 13,9% trong đó Hà Nội là 13,6%. TP
Hồ chí Minh là 14,2%. Chi y tế và chăm sóc sức khoẻ không có sự khác biệt về giới tính
nam và nữ.
Chi y ết và chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người trong 12 tháng qua của người dân
thường trú là 1138 nghìn đồng cao gấp hơn 2 lần so với dân di cư ; Nhóm hộ nghèo 557
nghìn, nhóm hộ giàu là 1663 nghìn đồng gấp gần 3 lần nhóm hộ nghèo. Như vậy có sự
khác biệt khá nhiều về chi tiêu y tế giữa người dân thường trú với người dân di cư , giữa
người giàu và người nghèo. Gánh nặng chi phí y tế của nhóm nghèo còn thể hiện ở tỷ lệ
phầm trăm của chi phí y tế trong tổng chi phi lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng 18,8%
cao hơn nhóm người giàu (18,8% so với 12,3%), tương tự nhóm người di cư chiếm tỷ
trọng 21% cao hơn dân thường trú (21% so với 17%).

6. Việc làm

6.1. Dân số tham gia hoạt động kinh tế

Dân số từ 6 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua của hai thành phố là
63,7% , trong đó tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia hoạt động kinh tế là 62,8% và thành phố Hồ
Chí Minh là 64,1% (xem thêm chi tiết ở bảng 1). Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân
số trong độ tuổi từ 25 tuổi đến 44 tuổi cao nhất và tỷ lệ này giảm dần từ 45 tuổi trở đi.
Nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn do đang trong độ
tuổi đi học, đặc biệt chỉ có 35,5% dân số từ 15-19 tuổi có làm việc trong 12 tháng qua.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 2,3% trẻ em trong độ tuổi 10-14 làm việc trong 12
tháng qua. Nhóm dân số có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác (dân di cư ) có tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi 10-14 làm việc cao nhất (14,7%) kế đó là nhóm hộ nghèo nhất (6,3%).
Tỷ lệ nam tham gia hoạt động kinh tế cao hơn nữ (nam: 64,6% so với 56,5% của nữ). Xét
theo nhóm tuổi, ngoại trừ nhóm tuổi 20 - 24, tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao hơn
nam còn lại tỷ lệ nam tham gia hoạt động kinh tế ở các nhóm tuổi khác đều cao hơn nữ. Do
chế độ nghĩ hưu của nữ trước nam 5 năm nên từ 55 tuổi trở đi tỷ lệ nữ tham gia hoạt động

61
kinh tế giảm hẳn, 49,9% nữ trong độ tuổi 55-59 và 22,2% nữ từ 60 tuổi trở lên còn tham
gia hoạt động kinh tế.
Xét theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế của nhóm dân
số có hộ khẩu tại thành phố khảo sát (gọi tắt dân số có hộ khẩu) là 59,1% trong khi đó tỷ lệ
này của dân số có hộ khẩu ở các tỉnh, thành phố khác nhưng hiện sinh sống ở hai thành
phố (gọ i tắt là d ân d i cư) là 84,9%. Nhóm dân di cư ũng
c tham gia lao động sớm hơn,
trong nhóm tuổi 10-14 có 14,7% và nhóm tuổi 15 -19 có 75,7% người tham gia lao động,
trong khi tỷ lệ này của dân số có hộ khẩu của hai thành phố là 1,1% và 20,0%.
Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế trong năm 2009 của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ
giàu (60,4% so với 67,8%). Tuy nhiên người dân nghèo phải lao động kiếm sống sớm
hơn, tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế ở độ tuổi từ 15-19 của nhóm hộ nghèo cao hơn
nhóm hộ giàu (53,1% so với 10,5%).
Khái quát về đặc điểm tham gia hoạt động kinh tế của dân số hai thành phố là tỷ lệ tham
gia hoạt động kinh tế của nam cao hơn nữ, của dân số di cư cao hơn dân số có hộ khẩu,
của nhóm hộ giàu cao hơn nhóm hộ nghèo. Xét độ tuổi tham gia lao động cho thấy người
nghèo phải tham lao động sớm hơn so hộ giàu, trẻ em thuộc nhóm dân di cư và trẻ em hộ
nghèo đều phải lao động kiếm sống sớm hơn. Kết luận này cũng thống nhất với kết quả
phân tích về tình trạng đi học của các nhóm dân cư ở phần giáo dục.
Bảng 6.1: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo độ tuổi,
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu (%)

Theo thành phố Theo giới tính Theo tình trạng hộ khẩu
Chung TP. Hồ Tại thành Tại thành phố/
Hà Nội Nam Nữ
Chí Minh phố khảo sát tỉnh khác

Tổng số 63,7 62,8 64,1 67,9 59,9 59,1 84,9


Theo độ tuổi
6-9 - - - - - - -
10-14 2,3 0,9 3,1 3,4 1,2 1,1 14,7
15-19 35,5 27,2 40,0 36,7 34,3 20,0 75,7
20-24 76,4 73,7 77,7 75,7 76,9 68,1 91,5
25-29 90,5 89,8 90,9 94,0 87,8 87,8 96,8
30-34 93,3 96,9 91,9 98,7 88,6 92,4 96,5
35-39 90,5 97,0 87,5 97,0 83,2 89,5 96,0
40-44 88,6 94,6 86,3 97,1 80,5 87,5 95,3
45-49 85,2 89,3 82,4 92,1 77,8 84,0 95,0
50-54 70,4 78,7 65,3 88,3 58,3 69,8 77,2
55-59 60,0 58,5 61,1 72,8 49,9 60,0 60,1
60+ 23,8 26,6 21,8 26,0 22,2 23,7 26,5

62
6.2. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn được tính khi người lao động đã qua đào tạo, đã tốt nghiệp hệ giáo
dục đại học hoặc hệ giáo dục nghề nghiệp. Những người có thể đã tốt nghiệp trung học cơ
sở hoặc trung học phổ thông nhưng chưa qua đào tạo giáo dục đại học hoặc đào tạo nghề
thì vẫn tính là chưa qua đào tạo chuyên môn. Tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế chưa
qua đào tạo chuyên môn là 65,1%, đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật ngắn hạn, dài hạn là
5,1%, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp 7,8% và trình độ cao đẳng trở lên 22,1%.
(Xem thêm chi tiết ở bảng 6.2)
Trình độ chuyên môn của lao động tại Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chưa
qua đào tạo chuyên môn của lao động ở Hà Nội là 50,8%, ở thành phố Hồ chí Minh là
70,3%. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến trung cấp, cao đẳng
và đại học trở lên của Hà Nội đều cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. Lao động đã qua đào
tạo công nhân kỹ thuật của Hà Nội là 9,9%, thành phố Hồ Chí Minh là 6,8%, tương tự trung
cấp: 10% so với 6,1%; cao đẳng: 3.4% so với 3,0% và đại học trở lên 25,9% so với 13,9% .
Trình độ chuyên môn của người lao động có hộ khẩu tại thành phố và người lao động di
cư cũng chênh lệch. Lao động là dân di cư có trình độ chuyên môn thấp hơn lao động có
hộ khẩu. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của dân di cư là 76,2% so với lao động có hộ
khẩu là 59,8%. Tỷ lệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của lao động di cư chỉ đạt 10%
so với lao động có hộ khẩu là 24,6%.
Trình độ chuyên môn của hộ nghèo thấp hơn hộ giàu, hộ càng nghèo có trình độ chuyên
môn càng thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ nhóm hộ nghèo nhất (87,1%)
đến nhóm hộ giàu nhất (32,4%). Và trình độ cao đẳng, đại học trở lên tăng dần từ nhóm hộ
nghèo nhất (1,7%) đến nhóm hộ giàu nhất (46,3%).
Bảng 6.2: Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn (%)

Trung cấp
Chưa qua Cao
chuyên
đào tạo CNKT CNKT đẳng và Đại học
Tổng số nghiệp và
chuyên ngắn hạn dài hạn cao đẳng trở lên
trung cấp
môn nghề
nghề
Tổng số 100,0 63,7 6,4 1,5 7,3 3,1 18,0
Hà Nội 100,0 50,8 7,5 2,4 10,0 3,4 25,9
TP. Hồ Chí Minh 100,0 70,3 5,8 1,0 5,9 3,0 13,9
Giới tính
Nam 100,0 59,4 9,3 2,2 7,3 2,4 19,3
Nữ 100,0 68,0 3,4 0,8 7,3 3,9 16,7
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 59,8 6,5 1,7 7,5 3,0 21,6
Tại thành phố/tỉnh khác 100,0 76,2 6,2 1,0 6,6 3,4 6,6

63
Trung cấp
Chưa qua Cao
chuyên
đào tạo CNKT CNKT đẳng và Đại học
Tổng số nghiệp và
chuyên ngắn hạn dài hạn cao đẳng trở lên
trung cấp
môn nghề
nghề
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 100,0 87,1 4,5 1,5 3,9 1,3 1,7
Nhóm 2 100,0 79,1 6,1 1,6 6,4 1,4 5,3
Nhóm 3 100,0 65,4 9,7 1,8 7,7 4,5 10,9
Nhóm 4 100,0 58,4 5,5 1,6 9,7 2,4 22,5
Nhóm 5 100,0 32,4 6,0 1,0 8,6 5,7 46,3

6.3. Loại nghề, vị trí công việc, và thành phần kinh tế

Là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước nên loại công việc của lao động hai
thành phố mang tính đặc thù riêng với gần một nửa lao động là lao động thủ công, thợ lắp
ráp vận hành máy và lao động giản đơn, một phần năm lao động làm nhân viên dịch vụ,
bán hàng và hơn một phần năm lao động là chuyên gia/chuyên viên bậc cao và bậc trung
(Hà Nội: 28,7% và thành phố Hồ Chí Minh 17,4%).
Hơn ba phần tư lao động của nhóm hộ nghèo nhất là lao động thủ công, thợ lắp ráp vận
hành máy và lao động giản đơn, một phần tư lao động còn lại chủ yếu làm nhân viên dịch
vụ và bán hàng. Trong khi đó hơn phân nửa lao động của nhóm hộ giàu nhất là lãnh
đạo/chủ doanh nghiệp (7,6%) và chuyên gia/chuyên viên bậc cao, bậc trung (48,7%).
Lao động di cư cũng tương tự, hơn 65% là lao động thủ công, thợ lắp ráp vận hành máy và
lao động giản đơn, 17,4% làm nhân viên dịch vụ và bán hàng và 11 ,5% là chuyên
gia/chuyên viên bậc cao và bậc trung
Số lao động có hộ khẩu ở hai thành phố là lao động thủ công, thợ lắp ráp vận hành máy và
lao động giản đơn chiếm 43,2% trong tổng số lao động, nhưng tỷ lệ này còn thấp hơn so
với dân di cư. Đồng thời tỷ lệ lao động làm các công việc yêu cầu có trình độ đều cao hơn
lao động di cư như lãnh đạo/chủ doanh nghiệp (3,1% so với 0,6%), chuyên viên bậc cao
(17,5% so với 6,3%), chuyên viên bậc trung (6,8% so với 5,2%).
Phân loại lao động theo loại nghề cho thấy công việc của người nghèo, người dân di cư
tập trung vào lớp thấp của cơ cấu nghề nghiệp nhiều hơn.

64
Bảng 6.3 : Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia
theo loại nghề (%)
Hộ khẩu tại Hộ khẩu ở
Nhóm 1 Nhóm 5
Chung thành phố thành
(Nghèo) (Giàu)
khảo sát phố/tỉnh khác
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Lãnh đạo /Chủ doanh nghiệp 2,4 3,0 0,6 0,4 7,6
Chuyên gia /Chuyên viên bậc cao 14,8 17,5 6,3 1,2 38,1
Chuyên gia /Chuyên viên b ậc trung 6,4 6,8 5,2 1,5 10,6
Nhân viên /Trợ lý văn phòng 4,0 4,4 2,7 1,9 4,1
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 21,0 22,1 17,4 16,3 19,8
Lao động có kỹ năng trong nông,
lâm nghiệp và thủy sản 1,5 1,7 0,8 2,5 0,5
Lao động thủ công và các nghề có
liên quan khác 16,8 15,1 22,5 23,0 8,2
Thợ lắp ráp và vận hành máy 13,8 11,7 20,7 14,1 4,6
Lao động giản đơn 18,2 16,4 23,9 38,9 5,6

Phân loại lao động theo vị trí công việc bao gồm người sử dụng lao động/chủ cơ sở, lao
động tự làm, lao động làm công ăn lương, thợ học việc, lao động gia đình và xã viên hợp
tác xã. Lao động tự làm chủ yếu bao gồm chủ cơ sở, lao động gia đình ở các hộ sản xuất
kinh doanh cá thể phi nông lâm thủy sản, hộ nông lâm nghiệp t hủy sản và cá nhân tự hoạt
động sản xuất kinh doanh (thợ xây dựng tự do, người bán hàng có địa điểm cố định hoặc
bán hàng rong, chạy xe ôm,...)

Xét công việc làm chiếm nhiều thời gian nhất, bảng 4 cho thấy nhóm lao động làm công ăn
lương của hai thành phố chiếm tỷ trọng cao nhất (66,5%), sau đó là lao động tự làm
(22,8%), người sử dụng lao động/chủ cơ sở (5,2%) và lao động gia đình (5,1%). Tỷ lệ lao
động nam làm công ăn lương cao hơn nữ (70,1% so với 62,9%), ngược lại tỷ lệ nữ là lao
động tự làm cao hơn nam (26% so với 19,5%).

Vị trí công việc của nhóm hộ nghèo nhất cũng chủ yếu là lao động tự làm chiếm tỷ trọng
29,7% và làm công ăn lương 60,7%.ỷTlệ lao động tự làm giảm dần theo nhóm hộ từ
nghèo nhất (29,7%) đến giàu nhất (15,3%). Ngược lại, tỷ lệ lao động làm công ăn lương
tăng từ nhóm hộ nghèo nhất (60,7%) đến nhóm hộ giàu nhất (66,9%). Riêng tỷ lệ lao
động làm chủ cơ sở của nhóm hộ giàu nhất là 13,4% so với tỷ lệ chung của cà 5 nhóm hộ
là 5,2%.

Có đến 93,2% lao động di cư là lao động làm công ăn lương (79,8%) và lao động tự làm
(13,4%) so với 88% lao động có hộ khẩu là lao động làm công ăn lương (62,3%) và lao
động tự làm (25,7%).

65
Bảng 6.4: Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo thành phố,
giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập (%)

Loại công việc


Người sử
Lao động
Chung dụng lao Lao động Học Lao động
làm công
động /Chủ tự làm việc gia đình
ăn lương
cơ sở
Tổng số 100,0 5,2 22,8 66,5 0,4 5,1
Hà Nội 100,0 4,9 21,1 66,9 0,1 7,1
TP. Hồ Chí Minh 100,0 5,4 23,6 66,3 0,6 4,1
Giới tính
Nam 100,0 6,0 19,5 70,1 0,8 3,6
Nữ 100,0 4,4 26,0 62,9 0,1 6,6
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 5,9 25,7 62,3 0,3 5,7
Tại thành phố/tỉnh khác 100,0 3,0 13,4 79,8 0,8 3,1
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 100,0 1,3 29,7 60,7 1,2 7,2
Nhóm 2 100,0 1,8 25,4 67,2 0,8 4,8
Nhóm 3 100,0 5,0 25,0 65,1 0,1 4,8
Nhóm 4 100,0 3,8 19,3 72,1 0,3 4,5
Nhóm 5 100,0 13,4 15,3 66,9 0,0 4,4

Về thành phần kinh tế, lao động thuộc nhóm hộ nghèo chủ yếu làm việc cho hộ cá thể
(65,2% ) và công ty tư nhân (19,3%) xem bảng 6.5.
So với lao động có hộ khẩu, tỷ lệ lao động di cư làm việc cho hộ cá thể như nhau (48% so
với 48%), làm việc cho kinh tế tư nhân (32% so với 22%) và đầu tư nước ngoài (15% so
với 7%) cao hơn nhưng làm việc trong khu vực nhà nước thấp hơn (5% so với 22%).

Bảng 6.5: Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo
thành ph ần kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nh ập (%)
Thành phần kinh tế
Chung Kinh tế có
Kinh tế Kinh tế Kinh tế Kinh tế
vốn đầu tư
nhà nước tập thể tư nhân cá thể
nước ngoài
Tổng số 100,0 18,1 0,7 24,3 47,7 9,2
Hà Nội 100,0 28,9 0,2 18,2 46,0 6,7
TP. Hồ Chí Minh 100,0 12,5 1,0 27,5 48,6 10,4
Giới tính

66
Thành phần kinh tế
Chung Kinh tế có
Kinh tế Kinh tế Kinh tế Kinh tế
vốn đầu tư
nhà nước tập thể tư nhân cá thể
nước ngoài
Nam 100,0 20,0 0,5 29,2 44,1 6,3
Nữ 100,0 16,2 1,0 19,5 51,4 12,1
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 22,3 0,7 22,1 47,6 7,4
Tại thành phố/tỉnh khác 100,0 4,7 0,7 31,6 48,1 14,8
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 100,0 7,7 0,1 19,3 65,2 7,8
Nhóm 2 100,0 13,1 1,5 23,0 54,2 8,2
Nhóm 3 100,0 16,2 0,2 22,9 50,7 10,0
Nhóm 4 100,0 24,3 0,8 24,0 39,4 11,5
Nhóm 5 100,0 27,6 1,0 31,7 31,6 8,2

Trong công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, gần 60% lao động của hai
thành phố làm việc trong khu vực thương mại, dịch vụ như trong bảng 6 cho thấy; hơn
34% lao động làm việc trong khu vực công nghiệp xây dựng và còn lại gần 6% lao động
làm việc trong khu vực nông lâm thủy sản.
Lao động của nhóm hộ giàu chủ yếu làm việc trong khu vực thương mại, dịch vụ ngược
lại lao động của nhóm hộ nghèo làm việc tương đối nhiều hơn trong khu vực công nghiệp
xây dựng và trong cả khu vực nông lâm thủy sản.Tỷ lệ lao động di cư làm việc trong khu
vực công nghiệp và xây dựng là 50,2%, khu vực dịch vụ là 48,3%. Lao động có hộ khẩu
làm việc trong các khu vực này tuần tự là 29,9% và 62,9%. Lao động làm việc trên các
công trường xây dựng và trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay c hủ yếu là
người lao động di cư .
Bảng 6.6: Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia
theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập (%)
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, Công
Chung Thương
lâm nghiệp nghiệp, xây
mại, dịch vụ
và thủy sản dựng
Tổng số 100,0 5,9 34,7 59,4
Hà Nội 100,0 11,4 27,6 61,1
TP. Hồ Chí Minh 100,0 3,1 38,3 58,6
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 7,3 29,9 62,9
Tại thành phố/tỉnh khác 100,0 1,5 50,2 48,3

67
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, Công
Chung Thương
lâm nghiệp nghiệp, xây
mại, dịch vụ
và thủy sản dựng
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 100,0 17,8 37,8 44,5
Nhóm 2 100,0 5,8 42,3 52,0
Nhóm 3 100,0 3,2 33,1 63,7
Nhóm 4 100,0 2,5 34,1 63,5
Nhóm 5 100,0 1,3 27,1 71,7

6.4. Tình trạng hợp đồng lao động

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, Điều 27, Bộ Luật Lao động qui định hợp đồng
lao động thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên trong quan hệ lao động phải được giao kết giữa người lao động và người sử dụng
lao động theo một trong các loại sau đây:
a. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm;
c. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới
một năm.

Tuy nhiên xét công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, trong số lao động
làm việc của hai thành phố mới có 22,5% lao động có hợp đồng không xác định thời hạn,
15,2% có hợp đồng xác định thời hạn 1 -3 năm, 5,2% có hợp đồng các định thời hạn 3 -12
tháng, 1,1% có hợp đồng xác định thời hạn dưới 3 tháng hoặc lao động thời vụ còn lại 56%
lao động làm việc không có hợp đồng chỉ thỏa thuận miệng.

Lao động nghèo thường ít có hợp đồng làm việc, đặc biệt là hợp đồng không xác định thời
hạn so với các nhóm thu nhập cao hơn khi có đến 73,2% lao động thuộc nhóm hộ nghèo
làm việc không có hợp đồng, chỉ có 8,7% có hợp đồng không xác định thời hạn và 12,1%
có hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm. Ngược lại, lao động thuộc nhóm thu nhập cao
nhất có 39,1% lao động làm việc với hợp đồng không xác định thời hạn và chỉ có 42,3%
làm việc không có hợp đồng.

Tỷ lệ lao động có hợp đồng không xác định thời hạn của người lao động có hộ khẩu tại
thành phố là 26,9% cao hơn hẳn so với lao động di cư (8,5%). Tuy nhiên lao động di cư
ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1- 3 năm là 20,6%, và lao động có thời hạn từ 3 - 12
tháng là 8,5% cả hai dạng hợp đồng này đều có tỷ lệ cao hơn so với lao động có hộ khẩu
thành phố tuần tự 13,5% và 4,3%.Tỷ lệ lao động không có hợp đồng làm việc, chỉ thỏa
thuận miệng ở nhóm lao động di cư cũng cao hơn lao động có hộ khẩu thành phố (60,3%
so với 54,6%).

68
Tình trạng người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, nhóm dân di cư làm việc không có hợp
đồng lao động chỉ thỏa thuận miệng là phổ biến, điều này đã không đảm bảo được quyền
lợi người lao động như hưởng các chề độ bảo hiểm y tế, nghỉ phép,… mà người lao động
có hợp đồng lao động không xác định hoặc xác định thời gian được hưởng. Đây là điều cần
quan tâm. Nhìn chung, có 41% lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong
12 tháng qua (38% lao động di cư , 42% lao động có hộ khẩu) có được hưởng quyền lợi
liên quan đến công việc làm. Nhưng chỉ có 4% lao động làm việc không có hợp đồng
được hưởng quyền lợi này so với 96% lao động có hợp đồng không xác định thời hạn
được hưởng. Việc hưởng các quyền lợi liên quan đến việc làm cũng rất hạn chế trong
nhóm lao động tự làm hay lao động gia đình (1,6% được hưởng quyền lợi) hoặc người sử
dụng lao động/chủ doanh nghiệp (13,5%). Khả năng được hưởng các quyền lợi liên quan
đến công việc tăng lên khi lao động chuyển từ nhóm thu nhập thấp nhất (21%) lên nhóm
thu nhập cao nhất (56%).
Bảng 6.7: Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia
theo loại hợp đồng công việc (%)
Loại hợp đồng công việc
HĐ HĐ XĐ HĐ XĐ Không
HĐ XĐ
Chung không thời hạn thời hạn HĐ thời HĐ/thỏa
thời hạn
XĐ thời (3-12 dưới 3 vụ thuận
(1-3 năm)
hạn tháng) tháng miệng

Tổng số 100,0 22,5 15,2 5,2 0,8 0,3 56,0


Hà Nội 100,0 33,5 13,1 3,8 0,4 0,2 49,0
TP. Hồ Chí Minh 100,0 16,8 16,2 6,0 1,0 0,3 59,6

Giới tính
Nam 100,0 24,4 14,5 5,0 0,5 0,4 55,2
Nữ 100,0 20,5 15,9 5,5 1,1 0,2 56,8
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 26,9 13,5 4,3 0,5 0,2 54,6
Tại thành phố/tỉnh khác 100,0 8,5 20,6 8,5 1,8 0,4 60,3
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 100,0 8,7 12,1 5,4 0,6 0,0 73,2
Nhóm 2 100,0 16,7 12,8 5,9 0,3 0,3 64,0
Nhóm 3 100,0 18,2 16,6 6,6 1,3 0,5 56,8
Nhóm 4 100,0 28,1 19,5 4,7 1,4 0,4 46,0
Nhóm 5 100,0 38,5 14,6 3,9 0,5 0,1 42,4

69
6.5. Mức độ/cường độ làm việc của nhóm dân số hoạt động kinh tế
Số giờ làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất bình quân chung là 50,7 giờ/tuần, trong
đó lao động nam 51,3 giờ/tuần, nữ 50 giờ/tuần. Số giờ làm việc của lao động có hợp đồng
không xác định thời hạn là 46,6 giờ/tuần, trong khi đó lao động không có hợp đồng làm
việc đến 52,5 giờ/tuần.
Đáng chú ý là lao động di cư làm việc nhiều hơn lao động có hộ khẩu 10 giờ/tuần: 58,2
giờ so với 48,3 giờ. Mặc dù, tính bình quân, lao động di cư có trình độ chuyên môn thấp
hơn, tiền lương tiền công thấp hơn so lao động có hộ khẩu nhưng do làm việc với cường
độ cao hơn đã giải thích tại sao khoảng cách/chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm dân cư
này tương đối thấp.
Số giờ làm việc của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ giàu nhưng chênh lệch không nhiều
(49,1 so với 50,6 giờ/tuần). Số giờ làm việc của nhóm dân di cư có xu hướng ngược lại,
lao động thuộc nhóm hộ di cư nghèo nhất có số giờ làm việc bình quân cao hơn lao động
thuộc nhóm hộ di cư giàu nhất (60,5 so với 57 giờ tuần).
Mẫu nghiên cứu cũng cho thấy có 87% lao động làm một việc và 8% lao động làm hai việc
tại cùng thời điểm. Tỷ lệ lao động làm cùng lúc hai công việc ở Hà Nội (15%) cao hơn
thành phố Hồ Chí Minh (5%) đáng kể. Trong khi lao động nam và nữ có tỷ lệ làm hai việc
cùng lúc như nhau th ì tỷ lệ lao động làm nhiều hơn hai việc của lao động có hộ khẩu
(9,9%) cao hơn lao động di cư (2,4%). Trong khi 15% lao động thuộc nhóm thu nhập thấp
nhất làm hai việc tại cùng thời điểm thì chỉ có 6% lao động thuộc nhóm thu nhập cao nhất
làm hai việc. Đáng chú ý là những người có trình độ chuyên môn cao như thạc sĩ hoặc tiến
sĩ có tỷ lệ làm hai việc cùng lúc cao (thạc sĩ: 13%, tiến sĩ: 32%) có lẽ do họ đã có cơ hội
làm thêm công việc ưa thích hoặc công việc có thu nhập khá.

6.6. Tính ổn định trong công việc của người lao động
Trong cuộc khảo sát nghèo đô thị, công việc làm của người lao động trong năm được chia
theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong năm, công việc chiếm nhiều thời gian thứ
hai trong năm và công việc làm hiện tại của người lao động.
Xét công việc chiếm nhiều thời gian nhất t rong 12 tháng qua, có 4,6 % lao động đã thay
đổi công việc chiếm nhiều thời gian nhất, trong đó tỷ lệ lao động có hộ khẩu thay đổi công
việc là 4%, lao động di cư là 6,5%. Tỷ lệ thay đổi công việc của lao động nam là 4,2%,
nữ là 5,0%, của lao động di cư nam là 6% và nữ là 6,9%. Tương tự, tỷ lệ thay đổi công
việc của nhóm hộ có thu nhập giàu nhất là 2,6%, nhóm hộ nghèo nhất là 8,1%. Riêng
nhóm hộ di cư nghèo nhất tỷ lệ thay đổi công việc còn cao hơn: 11,2% so với nhóm hộ di
cư giàu nhất là 4,9%. Có thể nói người lao động có hộ khẩu tại thành phố có công việc
làm ổn định hơn lao động di cư ; công việc của nam ổn định hơn nữ và công việc của lao
động thuộc nhóm hộ giàu ổn định hơn nhóm hộ nghèo.
Tình trạng thay đổi công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong năm của người lao động có
hợp đồng lao động dưới 1 năm, lao động thời vụ hoặc lao động làm việc không có hợp
đồng nhiều hơn so với lao động có hợp đồng dài hạn hoặc hợp đồng không xác định. Tuy
nhiên, trong nhóm lao động này, tỷ lệ thay đổi công việc làm của lao động có hộ khẩu tại

70
thành phố lại cao hơn lao động di cư . Như nhóm lao động có hợp đồng dưới 3 tháng có tỷ
lệ thay đổi công việc là 8,8%, trong đó lao động có hộ khẩu là 11,7% và lao động di cư là
5,9%; tỷ lệ này ở nhóm lao động làm theo hợp đồng thời vụ tuần tự là 9,9%, 13,6% và
3,1%.
Bảng 6.8: Tỷ lệ lao động hiện không làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12
tháng qua (%)

Tỷ lệ lao động hiện Tình trạng đăng ký hộ khẩu


không làm công
việc chiếm nhiều Tại thành phố Thành phố/Tỉnh
thời gian nhất khảo sát khác

Tổng số 4,6 4,0 6,5


Hà Nội 4,3 4,1 5,6
TP. Hồ Chí Minh 4,7 4,0 6,8
Giới tính
Nam 4,2 3,7 6,0
Nữ 5,0 4,4 6,9
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 8,1 7,2 11,2
Nhóm 2 5,3 4,9 6,5
Nhóm 3 3,5 3,1 4,7
Nhóm 4 3,9 3,1 5,8
Nhóm 5 2,6 2,1 4,9
Loại hợp đồng công việc
HĐ không XĐ thời hạn 2,2 2,0 3,8
HĐ XĐ thời hạn (1-3 năm) 4,7 3,7 6,7
HĐ XĐ thời hạn (3-12 tháng) 5,4 7,0 2,9
HĐ XĐ thời hạn < 3 tháng 8,8 11,7 5,9
HĐ thời vụ 9,9 13,6 3,1
Không HĐ/thỏa thuận miệng 5,4 4,7 7,4

Đánh giá sự ổn định trong công việc của người lao động còn có thể xét xem trong năm
người lao động đã thay đổi công việc bao nhiêu lần, do bảng hỏi khảo sát nghèo đô thị chỉ
thiết kế cho 3 công việc nên chỉ tổng hợp cho tối đa 3 công việc làm trong năm.

Tính chung cả hai thành phố, có 86,8% lao động trong năm chỉ làm một việc, 13,2% lao
động có thay đổi làm công việc thứ hai và 0,1% lao động thay đổi làm công việc thứ ba.
Lao động ở Hà Nội thay đổi công việc nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh, 19% lao động
Hà Nội thay đổi làm công việc thứ hai so với thành phố Hồ Chí Minh là 10,2%.

71
Tỷ lệ lao động thay đổi công việc, làm công việc thứ hai trong năm của lao động có hộ
khẩu là 13,7%, lao động di cư là 11,8%. Lao động thuộc nhóm hộ nghèo thay đổi công
việc nhiều hơn lao động thuộc nhóm hộ giàu, 23,7% lao động nhóm hộ nghèo thay đổi,
làm công việc thứ hai so với nhóm hộ giàu chỉ có 7%.

Bảng 6.9: Số công việc làm trong năm chia theo thành phố, tình trạng đăng ký hộ khẩu và
nhóm thu nhập

Lao động chỉ Lao động làm Lao động làm


làm 1 công 2 công việc 3 công việc
việc (%) (%) (%)
Tổng số 86,8 13,2 0,1
Hà Nội 80,9 19,0 0,1
TP. Hồ Chí Minh 89,8 10,2 0,0
Giới tính
Nam 87,0 13,0 0,0
Nữ 86,5 13,4 0,1
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 86,3 13,7 0,0
Tại thành phố/tỉnh khác 88,1 11,8 0,1
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 76,1 23,7 0,2
Nhóm 2 85,5 14,5 0,1
Nhóm 3 88,8 11,2 0,0
Nhóm 4 89,2 10,8 0,0
Nhóm 5 93,1 7,0 0,0

Về tính ổn định công việc làm theo các tháng trong năm, cuộc khảo sát tiến hành vào tháng
10-11/2009, thời kỳ tham chiếu được tính 12 tháng trước thời điểm khảo sát từ tháng 10-
11/2008 đến tháng 10-11/2009.
Mô hình làm việc thay đổi trong năm. Tính chung, có 63,7% dân số từ 6 tuổi trở lên tham
gia hoạt động kinh tế trong 12 tháng trước cuộc khảo sát, nhưng chỉ có 56,8% có làm việc
trong tháng 1/2009. Nói cách khác, 89,3% lao động đang làm việc có làm việc trong tháng
1/2009. Tỷ lệ lao động có làm việc từ tháng 12/2008 đến tháng 2/2009 tương đối thấp,
dưới 90% - có thể -
90%, và tăng trên 95% từ tháng 9 và tháng 10/2009.
Bàng 6.10 cho thấy lao động thuộc nhóm hộ giàu và c ó hộ khẩu ở thành phố ổn định việc
làm với tỷ lệ làm việc qua các tháng cao hơn so với lao động trong nhóm hộ nghèo và lao
động di cư . Tỷ lệ làm việc của lao động có hộ khẩu trong công việc chiếm nhiều thời gian
nhất đạt trên 91% trong tất cả các tháng, tháng cao nhất đạt 96,3%. Lao động di cư có tỷ lệ
làm việc trong các tháng thấp hơn, trong năm có 8 tháng tỷ lệ đạt dưới 90%, 4 tháng đạt
trên 90% nhưng tháng đạt cao nhất cũng ở mức 92,6% và tháng đạt thấp nhất là 79,6%.

72
Bảng 6.10: Tỷ lệ làm việc theo từng tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều thời
gian nhất trong năm (%)
Tại Tại
TP. Hồ
thành thành Nhóm Nhóm
Chung Hà Nội Chí
phố phố/tỉnh 1 5
Minh
khảo sát khác
Tháng 1 89,3 88,9 89,5 92,3 79,6 77,4 96,2
Tháng 2 89,3 89,4 89,3 92,1 80,6 77,5 96,5
Tháng 3 90,8 90,9 90,7 92,8 84,1 79,3 97,0
Tháng 4 91,9 91,9 91,9 94,0 85,5 81,5 97,3
Tháng 5 92,5 92,2 92,7 94,2 87,0 81,6 97,4
Tháng 6 93,1 92,0 93,7 94,4 88,9 82,2 97,9
Tháng 7 93,0 92,4 93,3 94,2 89,1 83,5 97,7
Tháng 8 94,0 93,7 94,2 95,2 90,2 86,0 98,1
Tháng 9 95,0 94,5 95,3 96,0 91,7 89,5 98,1
Tháng 10 95,4 95,0 95,6 96,3 92,6 91,4 97,9
Tháng 11 94,6 95,1 94,4 95,2 92,6 90,2 96,8
Tháng 12 89,1 88,7 89,3 91,1 82,7 78,1 94,7

6.7. Tiền lương của người lao động làm công ăn lương và các khoản được hưởng

Khoản thu của người lao động bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản người lao động
được nhận thêm như tiền thưởng, phụ cấp, ăn giữa giờ,... (gọi tắt là tiền lương). Tiền
lương bình quân một lao động trong 12 tháng qua là 2,167 triệu đồng/tháng. Tiền lương
bình quân của lao động thuộc nhóm hộ nghèo nhất là 1,1 triệu đồng/tháng.
Tiền lương bình quân của lao động có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là 4,460
triệu đồng/tháng bằng 4,7 lần lương bình quân của người lao động không có hợp đồng, chỉ
thỏa thuận miệng là 944 ngàn đồng/tháng.
Do đặc điểm công việc, trình độ chuyên môn, loại nghề, vị trí của người lao động trong
phân tích bên trên lương bình quân tháng của lao động di cư chỉ bằng 89,3% lương bình
quân của lao động có hộ khẩu tại thành phố. Nhưng ở nhóm lao động chưa qua trường lớp
đào tạo nghề thì tiền lương bình quân của lao động di cư gần bằng 1,5 lần lao động có hộ
khẩu . Người lao động di cư không có bằng cấp chuyên môn đã cố gắng làm việc với
cường độ cao, số giờ lao động/tuần cao hơn nên tiền lương bình quân đạt cao hơn. Kết quả
này cũng phù hợp với tiền lương phân theo loại hợp đồng công việc, lao động di cư chủ
làm việc trong tình trạng không có hợp đồng, hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng ngắn hạn
và nhóm lao động di cư này có tiền lương bình quân cao hơn lao động thường trú. Trong
khi đó nhóm lao ộđng di cư làm việc với hợp đồng dài hạn từ 1 -3 năm hay hợp đồng
không xác định thời hạn thì tiền lương chỉ bằng 75-80% lương của lao động thường trú.

73
Bảng 6.11: Tiền lương bình quân tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều thời
gian nhất trong năm
Lương bình Tình trạng đăng ký hộ khẩu
quân tháng So sánh tiền
Tại thành phố Thành phố/Tỉnh lương (%)
(1.000 đồng)
khảo sát khác
(1) (2) (3) (4)=(3):(2)
Tổng số 2168,6 2225,4 1986,5 89,3
Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo 1.273,1 1.121,8 1.653,4 147,4
CNKT ngắn hạn 3.406,2 3.382,9 3.473,0 102,7
CNKT dài hạn 5.070,4 5.107,6 4.677,1 91,6
Trung cấp nghề và THCN 1.273,1 1.121,8 1.653,4 147,4
Cao đẳng nghề và cao đẳng 2.102,4 1.977,1 2.743,7 138,8
Đại học và trên đại học 3.406,2 3.382,9 3.473,0 102,7

Loại hợp đồng công việc


HĐ không XĐ thời hạn 4.459,9 4.560,6 3.432,9 75,3
HĐ XĐ thời hạn (1-3 năm) 3.206,2 3.427,2 2.741,0 80,0
HĐ XĐ thời hạn (3-12 2.446,6 2.434,7 2.465,8 101,3
tháng)
HĐ XĐ thời hạn < 3 tháng 2.082,2 1.866,3 2.293,8 122,9
HĐ thời vụ 1.938,6 1.694,4 2.378,9 140,4
Không HĐ/thỏa thuận 943,8 770,1 1.447,2 187,9
miệng

6.8. Dân số không làm việc


Dân số từ 6 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế chiếm 36,3%, Hà Nội là 37,2%
và thành phố Hồ Chí Minh là 35,9%. Tỷ lệ nữ không tham gia 40,1% và nam không tham
gia 32,1%. Nhóm hộ nghèo có tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế cao hơn nhóm hộ
giàu (39,6% so với 32,2%). Dân số có hộ khẩu không tham gia hoạt động kinh tế cao hơn
dân di cư (40,9% so với 15,1%).
Trong số những người không tham gia hoạt động kinh tế nguyên nhân chủ yếu không làm
việc là do còn đi học (hay quá nhỏ) chiếm 53,8 %. Những nguyên nhân không làm việc
khác như do cao tuổi hay nghỉ hưu (20,4%) và làm việc nhà, nội trợ (16,1%). Lý do không
tìm được việc chỉ chiếm tỷ lệ 1,7%.
Xét theo nhóm tuổi, lý do chủ yếu không tham gia hoạt động kinh tế của nhóm dân số
trong độ tuổi từ 6 - 19 do còn đi học; nhóm dân số từ 25 -54 tuổi do làm việc nhà, nội trợ,

74
chăm sóc con cái và nhóm dân số 55 tuổi trở lên do nghĩ hưu, quá già. Lý do không tham
gia hoạt động kinh tế do không tìm được việc làm xuất hiện trong dân số thuộc các nhóm
tuổi từ 15-49 với tỷ lệ từ 3,5% đến 6,7%.
Tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế do không tìm được việc làm của dân số có hộ khẩu
và dân di cư xấp xỉ nhau (1,7% so với 1,6%). Nhóm hộ nghè o không tham gia hoạt động
kinh tế do không tìm được việc làm cũng cao hơn nhóm hộ giàu (2,4% so với 0,5%).
Điểm đáng quan tâm là tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế do không tìm được việc làm
đối với nhóm dân số có trình độ chuyên môn trung cấp chuyên nghiệp (12,8%), trung cấp
nghề (8,6%), cao đẳng nghề (20,3%), đại học (4,8%) lại cao nhất so với nhóm dân số với
trình độ chuyên môn còn lại.

6.9.Tóm tắt những phát hiện chính về tình hình lao động việc làm

Gần 2/3 dân số của hai thành phố tham gia hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua, tỷ lệ
tham gia hoạt động kinh tế của từng nhóm dân số theo độ tuổi, theo trình độ chuyên môn,
theo nhóm hộ nghèo -giàu và theo nhóm hộ có hộ khẩu và hộ nhâp cư có đặc điểm khác
nhau.
Nhóm hộ nghèo tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn nhóm hộ giàu nhưng dân số trong độ
tuổi từ 15-19 của nhóm hộ nghèo tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn nhóm hộ giàu.
Trình độ chuyên môn của người lao động thuộc nhóm hộ nghèo và hộ giàu còn có khoảng
cách lớn. Hộ nghèo gắn liền với trình độ chuyên môn thấp, trình độ chuyên môn càng thấp
thì hộ càng nghèo.
Lao động thuộc nhóm hộ nghèo có vị thế việc làm thấp. Vị trí công việc của nhóm hộ
nghèo nhất cũng chủ yếu là lao động tự làm và làm công ăn lương.
Hơn ba phần tư lao động của nhóm hộ nghèo nhất là lao động thủ công, thợ lắp ráp vận
hành máy và lao động giản đơn, một phần tư lao động còn lại chủ yếu làm nhân viên dịch
vụ và bán hàng. Trong khi đó hơn phân nửa lao động của nhóm hộ giàu nhất là lãnh
đạo/chủ doanh nghiệp và chuyên gia/chuyên viên bậc cao, bậc trung.
Lao động của nhóm hộ giàu chủ yếu làm việc trong khu vực thương mại, dịch vụ còn nhóm
hộ nghèo làm việc trong khu vực công nghiệp xây dựng và nông lâm thủy sản nhiều hơn.
Tình tr ạng người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, nhóm dân di cư làm vi ệc không có hợp đồng
lao động chỉ thỏa thuận miệng là phổ biến, điều này đã không đảm bảo được quyền lợi người
lao động. Người lao động chịu thiệt thòi do không được hưởng các chế độ mà một người lao
động có hợp đồng lao động không xác định hoặc xác định thời gian được hưởng.
Về tính ổn định trong công việc, nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ làm việc ổn định và cao hơn ở
tất cả các tháng trong năm so với lao động thuộc nhóm hộ nghèo. Lao động có hộ khẩu
cũng ổn định làm việc qua các tháng cao hơn lao động di cư .
Do đặc điểm công việc, trình độ chuyên môn, loại nghề, vị trí của người lao động trong
phân tích bên trên nên lương bình quân của lao động nghèo chỉ bằng 28% lương bình quân

75
của lao động thuộc nhóm hộ giàu; lương bình quân của lao động di cư chỉ bằng 90,7%
lương bình quân của lao động có hộ khẩu tại thành phố.

7. Thu nhập và Chi tiêu

7.1. Thu nhập

Thu nhập của hộ gia đình bao gồm tất cả khoản thu từ tiền công, tiền lương và các khoản
nhận được từ công việc làm như tiền thưởng, phụ cấp, ..... của lao động làm công ăn lương;
thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và phi nông lâm thủy
sản; tiền lương hưu, trợ cấp; các khoản thu khác tính vào thu nhập như lãi tiền gởi ngân
hàng, lãi tiền cho vay, góp vốn, nhận tiền c ho/biếu từ trong nước, ngoài nước, hỗ trợ/cứu
trợ, trúng xổ số,...

Toàn bộ hộ khảo sát được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của chỉ tiêu thu nhập bình quân 1
nhân khẩu 1 tháng của hộ và được chia thành 5 nhóm thu nhập từ nhóm 1 gồm 20% hộ có
thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng thấp nhất (hộ nghèo nhất) đến nhóm 5 gồm 20%
hộ thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng cao nhất (hộ giàu nhất).

Bảng 7.1: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập (1.000 đồng)

Chênh
lệch giữa
Nhóm 1 Nhóm 5
Chung Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 nhóm 5
(Nghèo) (Giàu)
và nhóm
1 (lần)

Tổng số 2.404,2 805,0 1.342,1 1.765,0 2.355,1 5.219,0 6,5


Hà Nội 2.321,1 750,3 1.327,8 1.734,3 2.317,8 5.002,7 6,7
TP. Hồ Chí Minh 2.445,5 841,8 1.354,2 1.782,9 2.373,9 5.327,5 6,3
Giới tính của chủ hộ
Nam 2.522,9 787,7 1.344,4 1.754,8 2.346,1 5.430,0 6,9
Nữ 2.243,9 822,9 1.337,9 1.776,8 2.366,7 4.872,2 5,9
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 2.508,6 818,7 1.336,5 1.752,3 2.350,1 5.517,4 6,7
Thành phố/Tỉnh khác 2.161,7 773,8 1.357,1 1.792,0 2.363,5 4.358,0 5,6

Trong năm 2009, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hai thành phố là 2,404 triệu
đồng theo giá hiện hành. Thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo nhất là 805 ngàn
đồng/người/tháng và nhóm giàu nh ất là 5,219 triệu đồng/người/tháng. Chênh lệch thu
nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 6,5 lần.

76
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của Hà Nội thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh,
nhưng mức chênh lệch của nhóm 5 so với nhóm 1 của Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí
Minh (6,7 lần so với 6,3 lần).

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ thường trú cao hơn nhóm hộ di cư
16%. Kết quả phân chia hộ di cư theo 5 nhóm thu nhập cho thấy thành phần dân di cư
vào hai thành phố đa dạng, có hộ n ghèo nhưng cũng có hộ khá giả. Không có chênh lệch
đáng kể về thu nhập giữa hộ thường trú và hộ di cư ở ba nhóm hộ cận nghèo, trung bình,
hộ khá. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 của hộ thường trú cao hơn chênh
lệch của hộ di cư (6,7 lần so với 5,6 lần).

Bảng 7.2: Cơ cấu thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo nguồn thu (%)

Chia theo nguồn thu


Thu nhập SXKD phi
Tiền Nông lâm
bình quân nông lâm
lương, nghiệp, Khác
nhân khẩu nghiệp, thủy
tiền công thủy sản
tháng sản
Tổng số 100,0 56,6 1,1 28,4 13,9
Hà Nội 100,0 57,1 2,1 23,7 17,2
TP. Hồ Chí Minh 100,0 56,3 0,7 30,6 12,4
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 48,9 1,5 32,6 17,1
Thành phố/Tỉnh khác 100,0 77,4 0,3 17,1 5,2
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 (Nghèo) 100,0 62,4 6,0 18,5 13,1
Nhóm 2 100,0 61,7 2,8 23,8 11,7
Nhóm 3 100,0 59,9 1,4 25,4 13,4
Nhóm 4 100,0 62,9 1,1 21,7 14,3
Nhóm 5 (Giàu) 100,0 51,0 0,1 34,4 14,5

Theo kết quả Khảo sát


mức sống năm 2008
Hà Nội (cũ) 100,0 48,9 3,4 21,9 25,9
TP. Hồ Chí Minh 100,0 43,0 1,5 30,7 24,8

Nguồn thu nhập cúa các hộ gia đình ở hai thành phố chủ yếu từ tiền công, tiền lương
chiếm 57,4%, kế đến là hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông lâm thủy sản 28,2% và thu
nhập khác 13,4% (bao gồm các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện vật hộ được cho, biếu,
mừng, giúp đỡ; tiền trợ cấp xã hội, các khoản được giúp đỡ do thiên tai, tiền lãi nhận được

77
từ tiền gửi ngân hàng, cổ phần, từ các hình thức cho vay, góp vốn, trúng xổ số,...). Thu
nhập từ nông lâm thủy sản của hai thành phố chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,1%. Theo kết quả khào
sát mức sống hộ gia đình năm 2008 nguồn thu nhập của hộ gia đình ở hai thành phố cũng
chủ yếu là từ tiền công, tiền lương (Hà Nội: 48,9%, TP.Hồ Chí Minh: 43%), thu nhập từ
hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông lâm thủy sản (Hà Nội: 21,9%, TP. HCM:
30,7%), và thu khác (Hà Nội: 25,9%, TP.HCM: 24,8%).

Cơ cấu nguồn thu của các nhóm hộ cũng khác nhau, gần 65% thu nhập của nhóm hộ nghèo
là từ tiền công, tiền lương, 17,6% từ hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông lâm nghiệp
thủy sản. Ngược lại với nguồn thu nhập của nhóm hộ giàu nhất: hơn phân nữa là từ tiền
công, tiền lương còn hơn một phần ba là từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông
lâm nghiệp thủy sản.
Tự đánh giá tình trạng thu nhập của hộ năm 2009 (xem bảng 3), hơn 60% hộ cho là thu nhập
vừa đủ, 16,8% thu nhập dư thừa, còn lại 17,5% thiếu một ít và 5% thiếu rất nhiều. Hơn một
phần năm hộ ở Hà Nội cho thu nhập là dư dả, tỷ lệ này của thành phố Hồ Chí Minh là
14,1%. T ỷ lệ hộ cho thu nhập vửa đủ ở Hà Nội là 56,3%, thành phố Hồ Chí Minh là 63%. Mức
độ đánh giá thu nhập thiếu một ít và thiếu rất nhiều ở hai thành phố xấp xỉ nhau.

Hơn phân nữa hộ nghèo tự đánh giá thu nhập của hộ là vừa đủ và dư dả còn lại 31,8% cho
là thiếu một ít và 12,5% thiếu rất nhiều. Nhóm hộ trung bình và khá đánh giá thu nhập của
hộ lạc quan hơn, 74,8% hộ trung bình và 88,3% hộ khá cho thu nhập của hộ là vừa đủ hoặc
dư dả trong khi đó 31,4% nhóm hộ giàu cho thu nhập là dư dả nhưng vẫn còn 6,2% hộ
giàu cho thu nhập còn thiếu.
Hộ dân di cư tuy có thu nhập chỉ bằng 85% thu nhập của hộ thường trú nhưng tự đánh giá
về thu nhập cũng gần xấp xỉ với mức đánh giá của hộ thường trú: 76,9% hộ dân di cư cho
thu nhập vừa đủ hoặc dư dả và 23,1% hộ cho thu nhập còn thiếu, các tỷ lệ này của hộ
thường trú tuần tự là 77,8% và 22,2%.

Bảng 7.3: Tự đánh giá tình trạng thu nhập của hộ (%)
Tự đánh giá tình trạng thu nhập
Chung Thiếu rất
Dư/Thừa Vừa đủ Thiếu một ít
nhiều
Tổng số 100,0 16,8 60,8 17,5 5,0
Hà Nội 100,0 22,1 56,3 16,8 4,8
TP. Hồ Chí Minh 100,0 14,1 63,0 17,8 5,1
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 18,1 59,7 16,7 5,5
Thành phố/Tỉnh khác 100,0 13,7 63,2 19,3 3,8
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 100,0 8,4 47,3 31,8 12,5
Nhóm 2 100,0 10,2 61,2 23,8 4,9
Nhóm 3 100,0 12,3 61,9 21,3 4,5

78
Tự đánh giá tình trạng thu nhập
Chung Thiếu rất
Dư/Thừa Vừa đủ Thiếu một ít
nhiều
Nhóm 4 100,0 18,1 70,1 9,2 2,7
Nhóm 5 100,0 31,7 62,1 5,0 1,2
5 nhóm chi tiêu
Nhóm 1 100,0 10,2 50,8 30,0 9,1
Nhóm 2 100,0 11,0 60,7 22,4 6,0
Nhóm 3 100,0 15,8 62,3 16,7 5,2
Nhóm 4 100,0 14,7 69,2 13,1 3,1
Nhóm 5 100,0 28,9 59,8 8,7 2,6

7.2. Chi tiêu cho một số nhu cầu thiết yếu

Khảo sát nghèo đô thị không thu thập toàn bộ chi tiêu của hộ, chỉ nghiên cứu chi tiêu dùng
lương thực, thực phẩm (LTTP), tiêu dùng cho nhà ở và một số khoản chủ yếu trong tiêu
dùng phi lương thực, thực phẩm.

Chi LTTP bình quân 1 nhân khấu 1 tháng ở Hà Nội là 950 ngàn đồng, ở thành phố Hồ
Chí Minh là 1.039,8 ngàn đồng (xem bảng 7.4). Chi tiêu LTTP bình quân ở thành phố Hồ
Chí Minh bằng 1,1 lần chi tiêu LTTP bình quân của Hà Nội. Cũng như các cuộc nghiên
cứu về mức sống trước đây, kết quả khảo sát nghèo đô thị cũng cho thấy chênh lệch chi
tiêu giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo chủ yếu do chênh lệch tiêu dùng phi LTTP, sự
khác biệt chi tiêu LTTP không lớn bằng: chi tiêu cho nhàở và ch i tiêu p h i LTTP của
nhóm giàu nhất bằng 4,6 lần so với nhóm nghèo nhất trong khi mức chi tiêu LTTP bình
quân 1 người 1 tháng của nhóm giàu nhất bằng 3,2 lần so với nhóm hộ nghèo nhất.

So với chi tiêu của dân thường trú, chi tiêu LTTP của dân di cư chỉ bằng 80% nhưng
khoản chi tiêu dùng nhà ở bằng 1,3 lần do khoản chi tiền thuê nhà cao và chi tiêu dùng phi
LTTP bằng 1,2 lần do khoản tiền gởi cho gia đình.

Bảng 7.4: Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi (ngàn đồng)

Chi tiêu Chi tiêu cho Chi tiêu phi


LTTP nhà ở LTTP
Tổng số 1.010,0 286,9 556,4
Hà Nội 950,1 267,9 623,3
TP. Hồ Chí Minh 1.039,8 296,4 523,1
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Thành phố/Tỉnh khác 858,3 334,5 619,1

79
Chi tiêu Chi tiêu cho Chi tiêu phi
LTTP nhà ở LTTP
5 nhóm thu nhập chung
Nhóm 1 520,1 120,9 243,9
Nhóm 2 729,2 172,3 330,9
Nhóm 3 897,1 238,6 419,4
Nhóm 4 1.093,1 294,9 551,0
Nhóm 5 1.670,5 554,3 1.127,0

Chi tiêu dùng nhà ở gồm điện, nước, vệ sinh, liên lạc (điện thoại, internet,...) và tiền thuê
nhà là khoản chi đáng kể đối với người dân ở đô thị. Chi tiêu dùng nhà ở bình quân 1người
1 tháng là 286.900 đồng. Mức chi tiêu dùng nhà ở của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 4,4 lần
nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi cho liên lạc, điện thoại cao gấp 5,9 lần, tiền thuê nhà cao
gấp 4,6 lần.
Trong cơ cấu chi tiêu dùng nhà ở, tính chung cả hai thành phố chi cho liên lạc điện thoại
chiếm tỷ trọng cao nhất 39,9%, tỷ trọng này của Hà Nội là 47,8%, của thành phố Hồ Chí
Minh là 36,0%, tiếp theo là chi tiền điện 28,1% và chi tiền thuê nhà 22,6%.
Chi tiêu dùng nhà ở của nhóm hộ dân di cư bằng 1,6 lần nhóm hộ dân thường trú trong đó
tiền thuê nhà bằng 7,6 lần. Tiền thuê nhà của hộ dân nhập cư chiếm 57,1% chi tiêu dùng
nhà ở, tỷ lệ này của hộ thường trú là 12,1%.

Bảng 7.5 : Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng (%)
Chia ra
Chung Liên lạc Thuê Phí vệ
Nước Điện
điện thoại nhà sinh
Tổng số 100,0 6,5 28,1 39,9 22,6 2,9
Hà Nội 100,0 5,3 27,6 47,8 15,1 4,3
TP. Hồ Chí Minh 100,0 7,1 28,3 36,0 26,3 2,3
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 100,0 7,4 33,1 44,1 12,1 3,4
Thành phố/Tỉnh khác 100,0 3,9 11,4 26,2 57,1 1,4
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 100,0 7,0 31,5 32,6 21,5 7,4
Nhóm 2 100,0 8,6 30,1 35,1 22,1 4,2
Nhóm 3 100,0 6,9 27,8 37,5 24,6 3,1
Nhóm 4 100,0 6,1 27,5 43,1 21,1 2,2
Nhóm 5 100,0 5,9 27,1 42,4 22,9 1,8

80
Chi tiêu phi LTTP gồm các khoản chi giáo dục, y tế, đi lại, quần áo, giày dép, chi hiếu hỷ,
cho biếu, chi tiền gởi về cho gia đình.
Về chi tiêu cho giáo dục của nhóm hộ giàu nhất bằng 7,9 lần và chi y tế bằng 3 lần so với
nhóm hộ nghèo nhất. Chi tiêu giáo dục của hộ thường trú bằng 3,5 lần và chi y tế bằng 2,5
lần hộ di cư.
Hộ di cư còn gửi tiền về cho gia đình, 60,4% dân di cư có gởi tiền về nhà trong khi đó tỷ
lệ này của hộ có hộ khẩu là 3,1%. Khoản tiền gởi về gia đình của hộ di cư chiếm gần phân
nữa khoản chi phi LTTP và bẳng một phần ba chi tiêu lương thực thực phẩm của hộ.

7.3. Bất bình đẳng

Chênh lệch thu nhập và phân h óa giàu nghèo trong dân cư òn c đánh giá dựa trên hệ số
Gini. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng).
Tuy so với cả nước, hệ số Gini năm 2008 tính từ kết quả VHLSS năm 2008 của Hà Nội là
0,352 và TP. HCM là 0,338 thấp hơn hệ số Gini của cả nước là 0,43 10 và hệ số Gini của hai
thành phố qua các năm từ 2002 - 2008 (xem bảng 7.6) không thay đổi nhiều nhưng hệ số
Gini tính từ kết quả khảo sát nghèo đô thị năm 2009 cho thấy mức độ bất bình đẳng về
thu nhập của hai thành phố cao hơn kết quả tính từ các cuộc khảo sát mức sống trước đây.
Bảng 7.6 : Hệ số Gini theo thu nhập qua các năm

Theo kết quả VHLSS


UPS 2009
2002 2004 2006 2008
Hà Nội 0.365 0.367 0.345 0,352 0,370
TP. Hồ Chí Minh 0.360 0.382 0.376 0,338 0,372

8. Nhà ở
Bên cạnh sự thiếu hụt những nhu cầu cơ bản nhất cho cuộc sống như lương thực, thực
phẩm, quần áo, dịch vụ y tế và giáo dục, thì nhà ở cũng là một chỉ tiêu phản ánh rõ tình
trạng nghèo đói, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước đang phát triển. Đối với các đô
thị lớn, người nghèo ở đô thị về trực quan có thể dễ nhận thấy hơn bởi tình trạng nhà ở tồi
tàn, chật chội, không sở hữu hoặc sở hữu một cách không chính thức nơi ở, và những điều
kiện sống thấp kém đi kèm như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và mất an ninh.
Việt Nam là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, và phần lớn sự tăng trưởng này tập
trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 11. Tăng trưởng kinh tế làm chênh
lệch ngày càng lớn về tình trạng nhà ở giữa các nhóm thu nhập, đồng thời quá trình đô thị

10
Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, 2010
11
Cứ 1% tăng trưởng GDP của toàn quốc thì Hà Nội đóng góp 0,15% và TP Hồ Chí Minh đóng góp 0,32%.
Hay nói cách khác Hà Nội đóng góp 15% và TP Hồ Chí Minh đóng góp 32% vào tốc độ tăng trưởng của toàn
quốc.

81
hóa và di dân mạnh mẽ khiến cho vấn đề nhà ở và môi trường sống ngày càng trở thành
gánh nặng đối với người nghèo. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu tiêu chí đánh giá
nghèo ở Việt Nam được bổ sung thêm tiêu chuẩn về tình trạng nhà ở xuống cấp và điều
kiện sống kém bên cạnh các tiêu chí về thu nhập và chi tiêu thì tỷ lệ nghèo ở đô thị sẽ tăng
lên gấp vài lần so với hiện tại 12.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mặc dù có những đặc điểm địa lý, dân số và nhà ở khác nhau
do lịch sử để lại, nhưng đều đang đối mặt với những khó khăn chung như hạ tầng đô thị
yếu kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so với mặt bằng thu nhập của người dân,
chính sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất còn nhiều bất cập.
Điều tra UPS-09 cung cấp những thông tin về nhà ở và điều kiện sinh hoạt, không phải mọi
khía cạnh về nhà ở đều được quan sát và thu thập, chẳng hạn như giấy tờ sở hữu nhà, chi
phí sở hữu hoặc thuê nhà hay diện tích nhà dùng cho kinh doanh, tuy nhiên nh ững thông
tin đã có cũng tương đối toàn diện để nghiên cứu các vấn đề như diện tích nhà ở bình quân
và tình trạng nhà ở; tình trạng sở hữu nhà và các đặc trưng theo nhóm di cư /thường trú và
nhóm thu nhập; điều kiện sống của người dân, bao gồm cung cấp nước sạch, năng lượng
và sử dụng năng lượng, xử lý chất thải… và đánh giá của người dân về môi trường sống
xung quanh.

8.1. Hiện trạng nhà ở


Diện tích nhà
Điều kiện sống chật chội ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống tinh thần, môi trường sống,
đồng thời cũng hạn chế tăng thu nhập của người nghèo để có thể tận dụng/kết hợp sử dụng
làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh để cải thiện thu nhập (Baharoglu,2002) 13. Kết quả điều
tra cho thấy diện tích ở bình quân một nhân khẩu tại 2 thành phố là 17m2/người, trong đó
Hà Nội là 15,7m 2 và TP Hồ Chí Minh là 17,7m 2. Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2010), thì diện tích nhà ở bình quân một nhân khẩu
toàn quốc là 16,7m2 14. Tuy nhiên con ốs bình quân chưa cho t hấy hết những đặc điểm
quan trọng về hiện trạng nhà ở tại hai thành phố thể hiện trong bảng dưới đây:

Nguyễn Thị Hiền và cộng sự trong khảo sát 4 thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ cho rằng
12

nếu xét đến những yếu tố trên thì tỷ lệ nghèo đô thị ở Cần Thơ vào khoảng 30% chứ không chỉ có 2,4% vào
năm 2002.
13
Baharoglu, D.and C. Kessides. Urban poverty chapter of the PRSP Sourcebook. Chapter 16. World Bank,
Washington, D.C. March 2004.
Phương pháp điều tra về nhà ở trong Tổng điều tra dân số và nhà ở là điều tra toàn diện còn UPS 09 là
14

điều tra chọn mẫu nên kết quả điều tra về nhà ở của hai cuộc điều tra này có sự chênh lệch nhất định.

82
Bảng 8.1: Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu
Diện tích nhà ở Tỷ lệ dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1
bình quân 1 nhân khẩu (%)
nhân khẩu
Dưới 7m2 7 đến dưới 16m2 16m2 trở lên
(m2/người)
Chung 17,0 29,1 36,3 34,6
Hà Nội 15,7 25,7 40,4 33,9
TP Hồ Chí Minh 17,7 30,7 34,4 34,9
Nhóm thu nhập
Nhóm 1 13,3 34,5 40,7 24,8
Nhóm 2 13,0 30,8 39,2 30,0
Nhóm 3 12,7 34,3 39,8 25,9
Nhóm 4 18,1 31,4 34,0 34,6
Nhóm 5 25,5 17,1 30,1 52,8
Tình trạng hộ khẩu
Dân thường trú 20,3 16,8 39,1 44,1
Dân di cư 8,4 61,7 29,0 9,3
Một tiêu chí đo lường mức độ cấp thiết về nhu cầu nhà ở là tỷ lệ nhân khẩu có diện tích ở
dưới 7m2. Trung bình hai thành phố có 29,1% số hộ thuộc diện này (Hà Nội là 25,7% và
TP Hồ Chí Minh là 30,7%). Những hộ gia đình không ở trong hoàn cảnh cấp thiết nhất về
chỗ ở (từ 7m2 đến dưới 16m2/nhân khẩu) chiếm 36,3% tổng số hộ được khảo sát.
Theo nhóm thu nhập, diện tích nhà ở bình quân nhân khẩu thuộc các nhóm có thu nhập
trung bình trở xuống là vào khoảng 13m 2, trong khi 2 nhóm thu nhập cao nhất lần lượt là
18,1m2 và 25,5m2. Điều này gợi ý rằng sự thay đổi về mặt thu nhập, từ “nghèo”, “cận
nghèo” sang “trung bình” không có ảnh hưởng nhiều đến mức độ chật chội về chỗ ở. Chỉ
có những hộ gia đình có thu nhập và tích lũy thuộc loại khá giả nhất mới có điều kiện mở
rộng chỗ ở cho gia đình.
Có tới 34,5% số hộ nghèo nhất sống trong diện tích nhỏ hơn 7m 2/nhân khẩ u. Tỷ lệ n ày
tương ứng là 30,8% ở nhóm cận nghèo và 34,3% ở nhóm thu nhập trung bình, nhưng giảm
xuống chỉ còn 31,4% đối với nhóm thu nhập khá và 17,1% đối với nhóm giàu nhất. Hơn
1/3 dân số có thu nhập trung bình trở xuống sống trong những điều kiện nhà ở tối thiểu.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc định hướng lại chính sách nhà ở của 2 thành
phố trong tương lai đối với người nghèo.
Một vấn đề đáng chú ý khác là sự chênh lệch về diện tích ở giữa các hộ gia đình có hộ
khẩu và không có hộ khẩu tại nơi sinh sống. Nói chung những hộ gia đình không có hộ
khẩu sống trong điều kiện chật chội hơn hơn mức trung bình (bình quân nhân khẩu 8,4m2)
và tỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện
tích ở bình quân nhân khẩu dưới 7m2. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do người mới
di cư thường có thu nhập thấp hơn, gặp nhiều khó khăn hơn trong các thủ tục mua nhà đất,
xin giấy phép xây dựng.

83
Loại nhà ở
Loại nhà ở phản ánh đặc tính văn hoá, tập quán sinh hoạt của người dân đô thị đồng thời
mang dấu ấn chính sách nhà ở và phát triển đô thị trong quá khứ. Nhìn chung, các căn nhà
độc lập cho hộ gia đình chiếm ưu thế ở hai thành phố (tỷ lệ 72% ở Hà Nội và 55,2% ở TP
Hồ Chí Minh). Điều này cũng đúng với các nhóm thu nhập khác nhau, hay các đặc điểm về
trình độ học vấn hay giới tính của chủ hộ. Tuy nhiên tỷ lệ này lại có sự chênh lệch khá lớn
giữa hộ thường trú và hộ di cư. 74,8% hộ thường trú sở hữu căn nhà độc lập cho một hộ
gia đình, trong khi với các hộ di cư tỷ lệ này chỉ có 22,9%. Điều này có thể được giải thích
một phần là do thị trường nhà ở chưa phát triển, các công cụ tài chính hỗ trợ người dân
mua nhà không nhiều nên những hộ dân sở hữu căn nhà độc lập phần lớn là đã sinh sống
nhiều thế hệ tại thành phố hoặc được Nhà nước phân nhà từ trước năm 1991, chứ không
phải là người mới di cư đến.
Các căn nhà độc lập cho hộ gia đình nói chung thuận tiện hơn cho sinh hoạt và điều kiện
sống tốt hơn. Ở mức độ kém tiện nghi hơn, nhưng vẫn độc lập tương đối là các ngôi nhà
độc lập cho vài hộ gia dình sinh sống và các căn hộ độc lập, chung cư, căn hộ có vài gia
đình sinh sống và phòng ở trong một khu nhà lớn. Có hơn 1/5 cư dân thành phố đang sinh
sống trong các dạng nhà này, trong đó tỷ lệ này cao hơn một ch út ở TP Hồ chí Minh
(21,6%). Những hộ gia đình này sẽ có những khó khăn nhất định trong việc cải tạo ngôi
nhà đang ở, hoặc sử dụng ngôi nhà đang ở vào mục đích khác như kinh doanh, thế chấp
vay vốn,… nhất là các khu nhà đã ở trong tình trạng xuống cấp và hư hại. Tuy nhiên điều
tra này không cung cấp những số liệu chi tiết liên quan đến chất lượng nhà và đây chỉ là
gợi ý cho các cuộc điều tra sâu hơn tiến hành sau này.
Theo nhóm thu nhập thì tỷ lệ hộ ở nhà chung cư cao nhất thuộc nhóm 5 - nhóm giàu nhất
(12,2%), trong khi nhóm 4 chỉ có 5,6% và nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 2,5%. Có lẽ việc
phát triển các căn hộ chung cư trong thời gian gần đây mới chỉ phù hợp với nhu cầu và khả
năng chi trả của một bộ phận dân cư có thu nhập vào loại cao ở đô thị.
Tình trạng nhà ở kém ổn định nhất là dạng ở chung phòng/chung nhà tập thể/nhà trọ và
lều, lán tạm. Có 18,2% số hộ được khảo sát đang ở chung phòng, chung nhà tập thể, ở trọ
hoặc lều lán tạm. Tỷ lệ này ðặc biệt cao ở TP Hồ Chí Minh (22,5%), nhưng lại khá thấp tại
Hà Nội (9%). Tỷ lệ các hộ ở chung phòng/chung nhà ật p thể/nhà trọ và lều, lán tạm chủ
yếu vào nhóm dân cư không có hộ khẩu tại nơi cư trú. Có tới hơn ½ hộ dân không có hộ
khẩu tại nơi cư trú là ở chung nhà, ở trọ hoặc lều tạm, trong khi với hộ dân có hộ khẩu con
số này chỉ là 3,1%. Có thể là tốc độ phát triển kinh tế nhanh và dòng lao động di cư vào
hai thành phố lớn là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Các hộ gia đình đang ở nhà cho
thuê, mượn, nhà tạm gặp tình trạng không chắc chắn về nhà ở và gặp khó khăn trong việc
tiếp cận các dịch vụ và tiện ích sinh hoạt tại địa phương (giáo dục, chăm sóc y tế, trợ giúp
cộng đồng) do phải thường xuyên chuyển chỗ ở. Đây là đối tượng cần quan tâm đặc biệt
trong việc xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ về nhà ở, đồng thời cũng là nhu cầu
tiềm năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Chất lượng nhà ở


Chất lượng nhà ở được đánh giá qua vật liệu được sử dụng cho mái nhà, tường và sàn. Đối
với mái nhà, vật liệu chính được sử dụng là tấm lợp xi măng/kim loại, chiếm 56,2%, tiếp

84
đến là bê tông cốt thép, chiếm 34,3% và ngói 9,3%. Các vật liệu khác, về mặt cấu trúc là
rất kém bền vững và thiếu an toàn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (lá/rơm rạ/giấy dầu là 0,3% và
vật liệu khác là 0,3%).
Quan sát kỹ thì thấy mức độ chênh lệch khá lớn về vật liệ u sử dụng làm mái giữa Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh. Mái bê tông cốt thép chiếm 63,7% trong các ngôi nhà ở Hà Nội, tiếp
đến là ngói, 20,3% và tấm lợp, 15,5%, trong khi đó tấm lợp lại là vật liệu phổ biến nhất tại
TP Hồ Chí Minh (74,8%) và sau đó mới là mái bê tông cốt thép (20,7%).
Cho dù mức độ chọn lựa vật liệu làm mái có sự khác biệt giữa hai thành phố, song đặc
điểm chung là các vật liệu có độ bền vững không cao, đòi hỏi chi phí lớn trong việc sửa
chữa, nâng cấp nhà như ngói hay tấm lợp vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể và vẫn còn các ngôi
nhà sử dụng rơm rạ và vật liệu khác làm mái - dù chiếm một tỷ lệ tương đối thấp (với tỷ lệ
0,34% thì con số tuyệt đối vào khoảng 1 0 nghìn hộ cho cả 2 thành phố). Đây là điểm yếu
trong hiện trạng nhà ở hai đô thị lớn nhất cả nước.
Vật liệu chính sử dụng làm vách ngăn là gạch, đá (96,1%) và không có sự khác biệt giữa
hai thành phố về tỷ lệ. Một số vật liệu cao cấp hơn (tường bê tông cốt thép), hoặc rẻ tiền,
kém bền vững và kém an ninh hơn (gỗ, kim loại, đất vôi, phên, liếp) chiếm tỷ lệ không
đáng kể. 93,3% các khu lều, lán tạm sử dụng các vách ngăn tạm loại này.

8.2. Sở hữu nhà ở


Sở hữu nhà ở là nội dung rất quan trọng trong chính sách phát triển đô thị và nâng cao chất
lượng cuộc sống người nghèo đô thị. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các
hộ gia đình nghèo không là chủ sở hữu ngôi nhà/căn hộ đang ở sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp căn nhà. Việc vay vốn để sửa chữa, nâng cấp ngôi
nhà đang ở cũng không thực hiện được khi ngôi nhà không có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp
chứng minh quyền sở hữu (Baharoglu, 2002). Cuối cùng, nhà ở còn đóng vai trò là tài sản
sản xuất với nhiều hộ gia đình. Các căn nhà độc lập, có sở hữu hợp pháp thường là tài sản
thế chấp thích hợp nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay để vay vốn sản xuất, kinh
doanh và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Từ những năm 1960 đến những năm 1980, việc phân phối nhà ở tại các thành phố do nhà
nước thực hiện. Nhà ở cho thuê được phân phối cho cán bộ Nhà nước thông qua các cơ
quan và được coi là một phần của tiền lương. Những người làm việc trong khu vực ngoài
nhà nước không nằm trong hệ thống cung cấp nhà ở này. Cuối những năm 1980, cùng với
công cuộc "Đổi mới" nhà nước không tiếp tục cung cấp nhà ở nữa, và có nhiều chính sách
động viên người dân tự xây dựng nhà ở cho mình. Một trong những hoạt động chủ yếu
trong quá trình xã hội hóa nhà ở là việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể
cho những người thuê nhà hiện tại. Từ năm 1998, Chính phủ có chương trình phát triển
nhà ở cho những năm 2000 đến 2010 (12- CTr/TU) và đưa ra nhiều nghị quyết và quyết
định về hỗ trợ các dự án xây dựng nhà ở chung cư để bán ra thị trường. Như ở Hà Nội, cho
đến năm 2004, các dự án xây dựng chung cư được hưởng một số chính sách ưu đãi như
miễn giảm thuế và miễn phí đất, thay vào đó, dự án phải trả lại 20% diện tích đất hoặc 30%
tổng diện tích xây dựng cho Thành phố để phục vụ cho các đối tượng "thu nhập thấp"
(Nghị định 71/2001/NĐ-CP năm 2001 và Quy ết định số 123/2001/QĐ -UB năm 2001).
Điều này dẫn đến các đô thị, đặc biệt là Hà Nội tồn tại hai dạng căn hộ chung cư mới (nếu

85
có cùng vị trí tương đương thì giá mua và thuê cao hơn và diện tích mỗi căn hộ cũng lớn
hơn) và cũ (giá thấp hơn ở cùng vị trí tương đương và diện tích thấp hơn).
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhà ở do thành viên của chủ hộ là chủ sở hữu chiếm tỷ lệ
62,7% ở hai thành phố, trong đó ở Hà Nội là 74% và thành phố Hồ Chí Minh là 57,4%.
Dạng sở hữu phức tạp hơn - hộ có nhà ở đồng sở hữu với người không chung sống trong
hộ chiếm tỷ lệ thấp với tỷ lệ chung là 3,3% (Hà Nội là 2,1% và TP Hồ Chí Minh là 3,8%).
Hơn 1/3 số được khảo sát đang ở trong các ngôi nhà thuê, mượn hoặc các dạng sở hữu
khác, trong đó ở TP Hồ Chí Minh là 38,8% và Hà Nội là 24%. Các gia đình không sở hữu
nhà ở sẽ khó tiếp cận với các dịch vụ sinh hoạt công cộng hơn so với dân cư bản địa, và
cũng không nhận được nhiều sự trợ giúp và quan tâm của cộng đồng dân cư xung quanh.
Các gia đình thuê nhà sẽ phải trả tiền thuê, và đây cũng là gánh nặng đáng kể đối với chi
tiêu của hộ gia đình. Bảng 8.2 cho thấy tỷ lệ hộ thuê nhà là 22,9% và chi phí thuê nhà
chiếm 19,8% chi tiêu về nhà ở của hộ gia đình. Chi tiêu về nhà ở bao gồm chi cho điện,
nước, thuê nhà, chi thông tin liên lạc, chi phí vệ sinh. 14,8% hộ gia đình có thu nhập thấp
nhất phải đi thuê nhà nhưng chi phí thuê nhà chiếm 18,1% chi tiêu nhà ở của nhóm này.
Nhóm hộ trung bình trở lên có tỷ lệ thuê nhà cao hơn hộ nghèo và chi phí thuê nhà nhiều
hơn do chất lượng nhà thuê của nhóm này cao hơn.

Bảng 8.2: Tình trạng thuê nhà và chi phí thuê nhà của hộ

Chi phí thuê Tỷ lệ chi thuê


Tỷ lệ hộ
nhà trong 12 nhà trong tổng
thuê nhà
tháng qua chi tiêu về nhà
(%)
(1000đ) ở của hộ (%)
Chung 22,9 1.967,0 19,8
Hà Nội 15,6 1.303,2 13,4
TP Hồ Chí Minh 26,3 2.296,8 22,9

Nhóm thu nhập


Nhóm 1 14,8 900,8 18,1
Nhóm 2 18,7 1339,4 18,6
Nhóm 3 27,5 1915,2 21,2
Nhóm 4 27,5 1873,1 18,5
Nhóm 5 24,1 3514,6 20,7

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền và cộng sự trong khuôn khổ Chương trình Thành phố
Liên minh tại 4 thành phố lớn ở Việt Nam cho thấy sở hữu nhà ở ở Việt Nam có nhiều đặc
điểm riêng, liên quan đến việc chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất.
Việc bán nhà cũ (nhà chung cư, biệt thư chung có nhiều hộ sinh sống, nhà cấp 4, nhà tập
thể…) thuộc sở hữu nhà nước gặp rất nhiều khó khăn do giá bán mặc dù rất thấp so với
mặt bằng giá thị trường nhưng lại cao so với thu nhập của hộ gia đình, mặt khác nhà nước
(các công ty quản lý nhà) lại không có quyền thu lại nhà đã cấp, ngay cả khi các hộ dân

86
trên danh nghĩa là thuê nhà không trả tiền thuê mặc dù số tiền thuê chỉ mang ý nghĩa tượng
trưng (Nguyễn Thị Hiền, 2002). Và mặc dù là nhà thuê, nhưng việc chuyển nhượng cũng
rất phổ biến, không qua đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Điều này dẫn đến tỷ lệ sở hữu
nhà thực sự có lẽ cao hơn báo cáo điều tra và giải thích một phần nguyên nhân tại sao tỷ lệ
thuê nhà hoặc dạng sở hữu “khác” lại không có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập.

Bảng 8.3: Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà (%)

Đồng ở hữu
Thành viên
với người
chủ hộ là Thuê Mượn Khác
không sống
chủ sở hữu
chung
Chung 62,7 3,3 22,9 2,5 8,7
Hà Nội 74,0 2,1 15,6 3,4 5,0
TP Hồ Chí Minh 57,4 3,8 26,3 2,1 10,4
Nhóm thu nhập
Nhóm 1 67,1 4,9 14,8 3,2 10,0
Nhóm 2 64,9 3,9 18,7 2,9 9,6
Nhóm 3 58,8 2,7 27,5 1,8 9,3
Nhóm 4 57,9 3,9 27,5 2,9 7,7
Nhóm 5 65,4 1,4 24,1 1,9 7,3
Tình trạng hộ khẩu
Tại TP khảo sát 83,7 3,9 7,6 1,9 2,9
Tại tỉnh/TP khác 6,9 1,5 63,7 4,1 23,8

Theo tình trạng hộ khẩu, thì 83,7% dân số có hộ khẩu tại thành phố khảo sát có thành viên
hộ là chủ sở hữu, cao hơn mức bình quân chung của mẫu được khảo sát và 7,6% là đi thuê
nhà, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đi thuê nhà của mẫu được khảo sát. Điều này là không có
gì bất thường, vì cho đến năm 2005 các thủ tục chứng nhận sở hữu và mua nhà còn gắn
liền với hộ khẩu và ngược lại.
Xét theo hình thức sở hữu của từng loại nhà, 84,1% nhà độc lập cho một hộ gia đình có
chủ sở hữu là thành viên hộ gia đình, tỷ lệ này của nhà độc lập cho vài hộ gia đình sống
chung là 50,7% và căn hộ độc lập trong chung c ư là 76,9%. Trong khi đó 38,9% phòng ở
trong khu nhà ớl n, 83,6% các phòng ở chung, nhà tập thể/nhà trọ, và 14,1% căn hộ độc
lập/chung cư là đang ở thuê. Lưu ý là các nhóm thu nhập trung bình và cận nghèo (nhóm 2
và nhóm 3) sẵn sàng chi trả tỷ lệ cao nhất c ho nhà ở trong tổng chi tiêu nhà ở (18,6% và
21,2% chi tiêu về nhà ở), nên có thể dự đoán rằng một khi mức thu nhập trung bình được
cải thiện thì căn hộ độc lập/chung cư cho thuê có lẽ sẽ chiếm tỷ lệ lớn hơn chứ không phải
chỉ ở mức 14,1% như hiện tại.

87
8.3. Điều kiện sống
UPS-09 cung cấp các thông tin phản ánh điều kiện sống đô thị theo 4 nhóm chủ đề là cung
cấp nước sạch, vệ sinh, xử lý rác thải và năng lượng.
Cung cấp nước sạch
Theo kết quả điều tra về nguồn nước ăn uống chính, hiện có hơn ½ dân số ở hai thành phố
lớn sử dụng nước máy cấp riêng đến tận nhà. Tỷ lệ này cao hơn ở Hà Nội (70,6%) nhưng
còn tương đối thấp ở TP Hồ Chí Minh (52,5%). Nguồn nước phổ biến thứ hai là nước giếng
khoan sâu có bơm nước, với tỷ lệ sử dụng là 26% (26,3% với Hà Nội và 25,8% với TP Hồ
Chí Minh). Nước máy công cộng trong quá khứ là nguồn nước sạch tương đối phố biến
trong các khu trung tâm thành phố nhưng tại thời điểm điều tra đã không còn. Điều bất ngờ
là tỷ lệ hộ mua nước sạch cho ăn uống cũng khá cao, nhưng tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí
Minh, với ¼ hộ dân được khảo sát. Những nguồn nước kém an toàn hơn như giếng đào,
giếng khơi, nước mưa,… chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong các nguồn nước sạch được sử dụng.
Theo nhóm thu nhập, tỷ lệ sử dụng nước máy riêng tăng dần theo thu nhập trong khi với
nguồn nước giếng khoan và các nguồn kém an toàn hơn lại giảm dần. 43,3% số hộ nghèo
nhất có nguồn nước máy riêng, 43,2% sử dụng nước giếng khoan, tỷ lệ tương ứng ở nhóm
giàu nhất là 75% và 14,2%.

Bảng 8.4: Tỷ lệ hộ theo nguồn nước ăn uống chính của hộ (%)


Giếng
Nước máy khoan sâu Các nguồn
Nước mua
riêng và có bơm nước khác
nước
Chung 58,3 14,3 26,0 1,4
Hà Nội 70,6 0,3 26,3 2,8
TP Hồ Chí Minh 52,5 20,8 25,8 0,9
Nhóm thu nhập
Nhóm 1 43,3 9,9 43,2 3,6
Nhóm 2 54,3 14,9 28,7 2,1
Nhóm 3 54,7 17,4 26,6 1,3
Nhóm 4 59,3 18,5 21,7 0,5
Nhóm 5 75,0 10,4 14,2 0,4

Theo loại nhà thì tỷ lệ sử dụng nguồn nước máy riêng cao nhất ở các căn hộ độc lập hoặc
căn hộ có vài hộ gia đình sống chung (tỷ lệ tương ứng là 96,2% và 94,3%), tiếp đến là các
căn nhà độc lập cho vài căn hộ sống chung (74,9%) và nhà độc lập cho một hộ gia đình
(58,9%). Tỷ lệ sử dụng nước máy riêng cao có thể là do hạ tầng được đầu tư tốt hơn tập
trung ở các khu chung cư mới và cũ, hoặc ở các khu phố trong trung tâm thành phố. Đáng
lo ngại là hộ dân sống trong các khu nhà trọ/ nhà tập thể sử dụng nước mua xi téc/đóng

88
bình/đóng chai (39,6%) và nước giếng khoan (30,6%). Nguồn nước đầu sẽ không ổn định
về mặt cung cấp và có chí phí đắt đỏ nhất. Nguồn nước sau tuy không phải là kém an toàn
nhất, nhưng cũng tiềm ẩn tác hại xấu đến sức khỏe, nhất là khi không được kiểm tra và xử
lý chất lượng.
Việc sử dụng các biện pháp xử lý nước tập trung chủ yếu đối với nguồn giếng khoan và
giếng khơi. 42,4% hộ sử dụng giếng khoan và 25 % hộ sử dụng giếng khơi sử dụng bể lọc
hoặc hóa chất lọc nước, và các biện pháp này phổ biến hơn ở Hà Nội so với TP Hồ Chí
Minh.
Nhà vệ sinh
91,8% hộ gia đình được khảo sát sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, 1,3% sử dụng
nhà vệ sinh thấm/dội nước, 4,7% sử dụng nhà vệ sinh 2 ngăn và một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều sử
dụng các hình thức khác hoặc không có nhà vệ sinh. Hà Nội có tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ
sinh tự hoại/bán tự hoại thấp hơn so với Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng một số
hình thức kém vệ sinh như cầu cá ở TP Hồ Chí Minh lại cao hơn và tập trung chủ yếu ở
các hộ nghèo.
Tỷ lệ hộ dùng chung nhà vệ sinh với hộ khác còn khá cao. 15,8% hộ được khảo sát sử
dụng nhà vệ sinh chung, trong đó tại Hà Nội là 14% và TP Hồ Chí Minh là 16,6%. Tỷ lệ
cao này rơi vào các dạn g nhà độc lập cho vài hộ gia đình cùng chung sống (42,3%), phòng
ở chung trong khu nhà lớn (33,1%), chung phòng/chung nhà tập thể/nhà trọ (38,3%) và lều
lán tạm (50,5%).
Năng lượng
Nguồn thắp sáng chính cho hộ gia đình là điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ 99,9%. Cả Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mạng lưới điện quốc gia bao phủ từ nhiều năm trước. Tuy
nhiên để sử dụng trong nấu ăn thì điện chỉ chiếm tỷ lệ 1,2%. Gas là loại nhiên liệu dùng
chủ yếu cho nấu ăn, chiếm tỷ lệ 84%. Tỷ lệ dùng gas thấp nhất nhất ở nhóm 1 (68,3%),
tăng dần theo thu nhập và đạt cao nhất ở nhóm 5 (89,9%). Những nguồn nhiên liệu khác, rẻ
tiền hơn nhưng cũng kém thuận tiện hơn và ô nhiễm hơn như gỗ và than được các nhóm hộ
nghèo sử dụng nhiều hơn.
Tỷ lệ sử dụng điện ở hai thành phố chưa phải là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ điều kiện sinh
sống. Khảo sát về nghèo đô thị cho thấy mặc dù được sử dụng điện, nhưng nhiều hộ gia
đình phải kết nối với mạng lưới điện quốc gia thông qua hộ gia đình khác, do đó chi phí sử
dụng điện cũng cao hơn so với kết nối trực tiếp. Cuộc điều tra này cho thấy chỉ có 81,2%
hộ dân được sử dụng điện trực tiếp và có đồng hồ riêng. 8,7% hộ sử dụng điện trực tiếp
nhưng phải chung đồng hồ với các hộ khác và có tới 10,1% hộ sử dụng điện thông qua hộ
khác. Những hộ không được kết nối trực tiếp thường là các hộ có hộ khẩu ở tỉnh/thành phố
khác (31,5%), thuê nhà trọ 43,3%, phòng ở trong khu nhà lớn (30,6%), hoặc ở lều/lán tạm
(20,2%). Không có nhiều khác biệt trong tỷ lệ kết nối điện trực tiếp và không trực tiếp giữa
các nhóm thu nhập, vì vậy có thể kết luận là việc thay đổi quy định về hộ khẩu, hoặc tình
trạng nhà ở sẽ giúp tăng tỷ lệ kết nối điện trực tiếp và giảm bớt chi phí cho người di cư và
người thuê nhà.

89
Bảng 8.5: Tỷ lệ hộ theo hình thức kết nối với điện lưới quốc gia (%)

Kết nối trực Kết nối trực tiếp Kết nối


tiếp với điện nhưng chung thông qua
lưới đồng hồ hộ khác

Tổng số 81,2 8,7 10,1


Hà Nội 90,1 5,4 4,5
TP. Hồ Chí Minh 77,0 10,3 12,7
5 nhóm thu nhập chung
Income quintile
Nhóm 1 82,8 11,3 6,0
Nhóm 2 81,9 9,9 8,2
Nhóm 3 79,1 8,4 12,5
Nhóm 4 76,8 7,5 15,7
Nhóm 5 85,4 7,5 7,2
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Thành phố/Tỉnh khác 51,0 17,6 31,5
Loại nhà
Phòng ở trong một khu nhà lớn 63,1 6,3 30,6
Chung phòng/chung nhà tập
thể/nhà trọ 34,7 22,0 43,3
Lều/Lán tạm 72,1 7,7 20,2

Rác thải
Tỷ lệ hộ được thu gom chất thải rắn là 91,9% chung cho cả hai thành phố. Một tỷ lệ thấp
hơn rác thải được vứt xuống sông, hồ (0,3%) và vứt ra khu vực gần nhà (2%). Tỷ lệ hộ
được thu gom rác thải cao hơn đối với các nhóm thu nhập cao (99,1% với nhóm 5 và
95,1% với nhóm 4), và thấp hơn đáng kể so với mức bình quân chung đối với các nhóm
thu nhập thấp (80,7% với nhóm 1 và 86,7% với nhóm 2). Các hộ gia đình nghèo ít tiếp cận
với dịch vụ thu gom rác thải, mặc dù có thể đây là ảnh hưởng của tình trạng phân bố địa lý
chứ không phải là sự phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ. Hiện tại ở cả 2 thành phố,
mang lưới thu gom rác thải ở các vùng ven đô chưa phát triển mạnh.
Nhìn chung việc thu gom rác thải đối với các dạng nhà ở có mật độ tập trung dân cư cao
được chú ý. Các dạng nhà độc lập cho nhiều hộ gia đình, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà trọ
có tỷ lệ thu gom rác thải đạt trên 98%. Trong khi đó nhà độc lập cho hộ gia đình đạt tỷ lệ
thu gom 88,7%, thấp hơn một chút so với mức trung bình.
Xử lý nước thải là nội dung được quan tâm của các đô thị. UPS-09 không cung cấp thông
tin về việc xử lý nước thải trên quy mô lớn, chẳng hạn công nghệ hay hệ thống xứ lý nước

90
thải toàn thành phố, hay mức độ ô nhiễm nước. Tuy vậy những thông tin về thu gom nước
thải từ phía hộ gia đình cũng có giá trị trong việc phản ánh môi trường sống đô thị. Số liệu
điều tra cho thấy 85,4% số hộ được thu gom nước thải qua hệ thống cống, 7,2% đổ xuống
rãnh tự tạo, 4,1% tự thấm, 2,8% đổ xuống sông, hồ, ao. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hộ
có nước thải được thu gom tập trung thấp hơn (83,2%), trong khi các hình thức mang tính
tự phát và kém vệ sinh như đổ xuống rãnh tự tạo hay tự thấm… cao hơn.
Theo nhóm thu nhập thì nói chung các nhóm thu nhập thấp hưởng hệ thống hạ tầng thu gom
nước thải kém hơn so với các nhóm thu nhập cao. 71% hộ ở nhóm 1 xử lý nước thải qua hệ
thống cống, trong khi 11,9% đổ xuống rãnh tự tạo và 10,8% để thấm xuống đất tự nhiên.
Tương tự như vậy, điều kiện vệ sinh tại các khu nhà trọ cũng vào loại yếu kém nhất, với
11,8 % số hộ thải nước sinh hoạt qua rãnh tự tạo và 2,7% để thấm tự nhiên. Như vậy, trong
khi vấn đề rác thải rắn không có sự chênh lệch quá mức đối với hộ gia đình xét theo nhóm
thu nhập hoặc loại nhà, nhưng đối với việc xử lý nước thải thì lại biểu hiện rất rõ.

Bảng 8.6: Tỷ lệ hộ theo hình thức xử lý nước thải (%)


Hình thức xử lý nước thải, trong đó
Đổ xuống Đổ xuống
Đổ xuống Để thấm
hệ thống tập sông, hồ,
rãnh tự tạo xuống đất
trung ao
Chung 85,4 7,2 4,1 2,8
Hà Nội 90,0 5,5 2,3 1,4
TP Hồ Chí Minh 83,2 8,1 4,9 3,5
Nhóm thu nhập
Nhóm 1 71,0 11,9 10,8 4,8
Nhóm 2 80,0 9,0 6,6 3,9
Nhóm 3 87,3 7,5 2,1 2,7
Nhóm 4 90,0 5,6 1,8 2,4
Nhóm 5 94,5 3,7 0,7 1,0
Loại nhà
Chung phòng/Chung nhà ập
t thể/
Nhà trọ 82,9 11,8 2,7 2,7
Lều/Lán tạm 91,6 1,5 2,0 5,0

8.4. Đánh giá của người dân về môi trường sống xung quanh
Có 11 chỉ tiêu được lựa chọn để thu thập thông tin về đánh giá của người dân với môi
trường sống xung quanh. Có thể nhóm 11 chỉ tiêu này lại theo 3 nhóm chính bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, khói bụi, ô nhiễm do rác thải không được thu dọn và
mùi hôi)
- Đánh giá về hạ tầng (điện, nước sạch, tình trạng ngập lụt và giao thông xung quanh)
- An ninh xã hội (trộm cướp và tệ nạn xã hội)

91
Hơn 1/5 hộ được hỏi cho rằng tiếng ồn và khói bụi là hai vấn đề mà họ gặp phải, và vấn đề
này được nhìn nhận như nhau ở cả hai thành phố. Bên cạnh khói bụi, tiếng ồn, thì rác thải,
mùi hôi cũng phản ánh đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường, mặc dù ở mức độ ít
nghiêm trọng hơn thể hiện qua con số tỷ lệ đánh giá. 8,7% hộ dân gặp khó khăn do mùi hôi
và 4,3% với rác thải. Tổng cộng với bốn nội dung có liên quan cùng một chủ đề này cho
thấy ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng quan tâm, hoặc ít nhất là bị người dân đánh
giá thiếu tích cực nhất. Và đánh giá về môi trường của người giàu cũng như nghèo không
có sự khác biệt nào đáng kể, ngoại trừ những người có thu nhập cao có vẻ quan tâm hơn
đến vấn đề tiếng ồn và với các nhóm nghèo hơn thì ô nhiễm không khí dễ nhận thấy hơn.
Vấn đề tiếp theo gặp phải là chất lượng của hạ tầng, trong đó bao gồm ba khía cạnh là chất
lượng đường xá xung quanh, tình trạng ngập lụt, ô nhiễm nước sinh hoạt và cung cấp điện.
Điều ngạc nhiên là mặc dù là hai thành phố lớn nhất cả nước và có tốc độ phát triển hạ tầng
đô thị nhanh, nhưng có tới 17,8% số hộ được hỏi đánh giá tình trạng đường xá quanh nơi ở
là một vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ này cao hơn ở TP Hồ Chí Minh (19,6%) và được nhiều
ý kiến đồng tình thứ ba, sau tiếng ồn và khói bụi, nhưng chỉ đứng thứ 4 đối với Hà nội với
tỷ lệ 14,2%. Có 13,6% hộ gặp khó khăn do mất và cắt điện và tình hình có vẻ nghiêm trọng
hơn ở Hà Nội với tỷ lệ đánh giá là 27,4%, trong khi lại không phải là vấn đề lớn tại TP Hồ
Chí Minh với tỷ lệ đánh giá là 7,2%. Về nước sinh hoạt, 8,5% hộ trả lời có khó khăn do
nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Dĩ nhiên đây chỉ là đánh giá của hộ, nên mang phần nhiều tính
chủ quan và phản ánh mức độ ưu tiên của hộ đối với môi trường sống, chứ không thể hiện
thực sự nước có bị ô nhiễm không hay tỷ lệ nước bị ô nhiễm là bao nhiêu.
Cả hai thành phố đều gặp phải vấn đề về ngập lụt, theo đánh giá của người dân và điều này
cũng phù hợp với quan sát thực tế. Gần đây Hà Nội bắt đầu chịu các đợt ngập úng diện
rộng khi có mưa to, còn TP Hồ Chí Minh là hiện tượng triều cường tại các vùng cửa sông
và giáp ranh nội thành. 15% dân cư thành ph ố than phiền về ngập l ụt là một thực tế rất
đáng quan tâm bởi theo đánh giá chủ quan thì lụt lội không những gây mất an toàn, thiệt
hại về tài sản mà còn gây khó khăn về việc làm và hủy hoại môi trường sống của cộng
đồng dân cư.
Cuối cùng là đánh giá về khía cạnh an ninh trật tự. Hộ gia đình đánh giá là gặp khó khăn
do nạn trộm cướp tương đối nghiêm trọng với tỷ lệ 14,1%, xếp thứ 5 trong số 11 nội dung
được phỏng vấn. Hà Nội có vẻ được đánh giá cao hơn về an ninh, khi nạn trộm cướp ở
được đánh giá là vấn đề quan tâm của 10,9% hộ được phỏng vấn nhưng lại cao hơn ở TP
Hồ Chí Minh với tỷ lệ 15,6%. Các tệ nạn xã hội được đánh giá ít nghiêm trọng hơn ở cả
hai thành phố nhưng theo nhóm thu nhập thì các nhóm thu nhập thấp có vẻ lo ngại hơn về
tình hình tệ nạn xã hội so với nhóm thu nhập cao nhất.
Nhìn chung, trừ một số ít khía cạnh có sự quan tâm khác nhau, thì những vấn đề về môi
trường sống xung quanh có vẻ ảnh hưởng khá đồng đều đối với các hộ gia đình, thể hiện
qua các tỷ lệ trả lời cho từng vấn đề không có sự biến động lớn theo nhóm thu nhập và tình
trạng hộ khẩu.
Cuối cùng, phần đánh giá này chỉ là ý kiến chủ quan của hộ gia đình được phỏng vấn, và
nó chỉ thể hiện nhận thức, mức độ quan tâm, lo ngại của hộ với môi trường sống xung
quanh. Ví dụ tình trạng cắt điện một tuần một lần có thể gây tâm lý rất khó chịu với các hộ
gia đình giàu có, nhưng hoàn toàn không là vấn đề đối với người nghèo. Hay nước giếng

92
khoan theo quan niệm của người nghèo có thể là nguồn nước sạch và hợp vệ sinh, nhưng
lại coi là chưa đủ tiêu chuẩn sử dụng trong sinh hoạt đối với các hộ giàu.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định về phát triển nhà ở, song tình trạng chênh lệch về
nhà ở và điều kiện sống ở hai thành phố vẫn còn ở mức cao. Khoảng 1/3 dân số thành phố
vẫn đang sống trong những điều kiện chật hẹp, và 1/6 dân số đang ở trong các phòng trọ,
phòng tập thể hay lều lán tạm. Tình trạng chật chội và không chắc chắn về nhà ở tại hai
thành phố trở nên cấp thiết hơn đối với những nhóm có thu nhập thấp. Ngay cả những
nhóm có thu nhập trung bình thì tỷ lệ sống trong điều kiện chật chội và tạm bợ cũng tương
đối phổ biến hơn nhiều so với nhóm thu nhập cao nhất và điều này cho thấy cải thiện điều
kiện về nhà ở trong điều kiện hiện nay là vượt quá khả năng của đa số các hộ gia đình ở hai
thành phố.
Sở hữu nhà ở tại hai thành phố mang tính chất khá phức tạp, trong đó các dạng nhà có
chung chủ sở hữu với người sinh sống ở nơi khác, nhà đi thuê, mượn còn khá phổ biến.
Việc không sở hữu nhà ở dẫn đến khó có khả năng cải tạo, nâng cấp ngôi nhà đang ở, đồng
thời cũng dẫn đến việc khó kết nối với hạ tầng đô thị phục vụ sinh hoạt như điện, nước
sạch (và Internet hay điện thoại cố định như phần thống kê đồ dùng lâu bền đã chỉ ra).
Trong các nội dung đánh giá về điều kiện sống thì nước sạch có lẽ là vấn đề đáng lưu ý
nhất do chỉ có khoảng trên 50% hộ dân có đường cấp nước máy đến tận nhà. Một phần
đáng kể khác là người dân phải mua nước tích trữ do khu vực không có nước máy hoặc
thiếu nguồn nước ngọt, nước hợp vệ sinh để ăn uống (trong đó 1/5 hộ được khảo sát tại TP
Hồ Chí Minh mua nước sạch). ¼ dân số sử dụng nước giếng khoan, nhưng chỉ có gần ½ số
này là có các biện pháp xử lý sơ bộ nước. Những khía cạnh khác của nhà ở và điều kiện
sinh hoạt như thu gom rác, nước thải và nhà vệ sinh có lẽ ít đáng chú ý hơn do tỷ lệ hộ có
được các tiện ích này đều ở mức cao. Tuy nhiên việc xem xét kỹ hơn, chẳng hạn đánh giá
chất lượng của dịch vụ thay vì thống kê số lượng (tỷ lệ) có lẽ sẽ là cần thiết hơn cho các
khảo sát sau này.
Cuối cùng, là đánh giá của người dân về môi trường sống chủ yếu là về ô nhiễm môi
trường, cho thấy các cấp chính quyền cần có sự quan tâm đầu tư tốt hơn nhằm giảm thiểu
nồng độ khói bụi và tiếng ồn ở cả hai thành phố. Và cũng có nhiều phàn nàn về hạ tầng
giao thông xung quanh khu vực đang sinh sống, bên cạnh một tỷ lệ thấp than phiền về tình
trạng cắt điện và nước sinh hoạt bị ô nhiễm. 1/6 hộ được khảo sát cũng lo ngại về tình
trạng mất an ninh tại nơi ở. Dĩ nhiên đây chỉ là những đánh giá chủ quan của người được
hỏi, và đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vấn đề cũng thay đổi theo quan điểm sống
khác biệt của các nhóm thu nhập. Nhưng đây cũng là những gợi ý tốt về mức độ ưu tiên
trong chính sách quản lý và phát triển đô thị mà chính qu yền địa phương và người làm
công tác nghiên cứu đô thị cần quan tâm chú ý.

9. Đồ dùng lâu bền của hộ gia đình

Cùng với nhà ở, đồ dùng lâu bền là sự thể hiện trực quan và sinh động về mức độ giàu có
của hộ gia đình. Tuy nhiên UPS-09 và các cuộc điều tra tương tự không cung cấp chi tiết
thông tin về giá trị và hiện trạng thực tế (ví dụ mức độ mới/cũ) của các đồ dùng lâu bền, vì
vậy khó có thể đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập trong việc sở hữu đồ dùng
lâu bền.

93
Tuy vậy sở hữu đồ dùng lâu bền cũng vẫn là nội dung quan trọng phản ánh mức sống của
người dân đô thị. Hai nhóm tài sản quan trọng nhất được phân tích là nhóm phương tiện đi
lại (ô tô, xe máy) - những gia đình nghèo sở hữu các tài sản này có thể sử dụng cho cả mục
đích kinh doanh để tăng thu nhập, hoặc cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công
việc làm xa chỗ ở nhưng có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, các tài sản như máy vi tính,
kết nối Internet và điện thoại cố định/di động cũng giúp cho người dân hòa nhập với xã hội
thông tin, có khả năng tiếp cận và học hòi những kỹ năng cần thiết nâng cao chất lượng
cuộc sống.

9.1. Sở hữu đồ dùng lâu bền

Hơn 95% hộ có ít nhất 1 loại đồ dùng lâu bền trong danh sách 20 loại đồ dùng được hỏi.
Tỷ lệ sở hữu đồ dùng lâu bền cao hơn ở TP Hồ Chí Minh (97%) và thấp hơn ở Hà Nội
(94,4%). Yếu tố thu nhập có thể ảnh hưởng tới sự khác biệt này, nhưng đặc điểm về dân số
và yếu tố địa lý có lẽ cũng có tầm quan trọng nhất định (chẳng hạn khí hậu nóng hơn và
nhà cửa chật chội hơn dẫn đến nhu cầu cao về mua sắm máy nhiệt độ điều hòa hoặc tủ
lạnh).
Chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu thì tỷ lệ hộ sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền
thấp đáng kể đối với các hộ có hộ khẩu ở tỉnh/thành phố khác. 87,6% số hộ có hộ khẩu ở
tỉnh/TP khác sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền, trong đó ở Hà Nội là 77,2% và TP
Hồ Chí Minh là 91,4%. Trong khi đó gần như tất cả các hộ có hộ khẩu tại nơi khảo sát đều
có ít nhất một tài sản lâu bền. Nguyên nhân tỷ lệ sở hữu thấp ở các hộ không có hộ khẩu tại
nơi ở hiện tại có thể do:
• Tình trạng không chắc chắn về chỗ ở. Các hộ đang thuê nhà, hoặc sống trong điều
kiện chật chội về chỗ ở rất khó đầu tư mua sắm các loại đồ dùng lâu bền;
• Tình trạng thiếu an toàn về nhà ở. Ở chung trong các phòng trọ, phòng tập thể, lều,
lán tạm cũng hạn chế việc mua sắm và sử dụng các tài sản có giá trị, trong đó có đồ
dùng lâu bền.
• Thu nhập thấp của một bộ phân dân di cư không cho phép họ sở hữu các tài sản có
giá trị. (Mối liên hệ giữa tình trạng hộ khẩu, mức độ chật chội của nhà ở, sở hữu
nhà và loại nhà được trình bày trong Mục 9 về nhà ở; và mối liên hệ giữa tình trạng
hộ khẩu, thu nhập và chi tiêu được trình bày trong Mục 8 về thu nhập và chi tiêu).

Bảng 9.1: Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền (%)

Tỷ lệ hộ có đồ Trong đó
dùng lâu bền TP Hồ Chí
(%) Hà Nội
Minh
Chung 96,1 94,4 97,0
Tình trạng hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 99,8 99,9 99,8
Tại tỉnh/thành phố khác 87,6 77,2 91,4

94
Tỷ lệ hộ có đồ Trong đó
dùng lâu bền TP Hồ Chí
(%) Hà Nội
Minh
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 89,6 84,1 93,3
Nhóm 2 94,4 93,8 94,6
Nhóm 3 97,3 98,1 97,0
Nhóm 4 98,6 96,9 99,4
Nhóm 5 99,7 99,6 99,7

Theo nhóm thu nhập, tỷ lệ hộ có ít nhất một loại đồ dùng lâu bền thấp nhất là nhóm 1
(89,6% chung cho 2 thành phố, trong đó Hà Nội là 84,1% và TP Hồ Chí Minh là 93,3%).
Qua khỏi mức thu nhập này, tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền cao hơn đáng kể và có sự chênh
lệch không nhiều giữa các nhóm còn lại. Cũng lưu ý là danh sách những đồ dùng lâu bền
được đưa vào bảng hỏi có nhiều loại giá trị thấp (bếp ga, nồi cơm điện, máy xay sinh
tố,…).

9.2. Các loại đồ dùng chủ yếu

Tỷ lệ hộ có các đồ dùng chủ yếu chia theo loại đồ dùng có lẽ là chỉ tiêu tốt hơn để phản
ánh đặc điểm, nhu cầu sử dụng đồ dùng lâu bền của hộ và tình trạng chênh lệch trong mức
sống. Một số đồ dùng lâu bền có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt, vừa cho mục đích sản xuất
kinh doanh cải thiện thu nhập của hộ gia đình.
Có thể phân nhóm đồ dùng lâu bền thành các nhóm chính:
- Phương tiện đi lại (ô tô, xe máy, xe đạp)
- Phương tiện giải trí và sinh hoạt (đầu đĩa, ti vi, dàn nghe nhạc, máy ảnh, quay phim)
- Các đồ dùng tiện ích gia đình (tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, bình tắm nước
nóng bếp ga, lò vi sóng, máy xay sinh tố/máy ép trái cây, nồi điện)
- Kết nối thông tin (máy vi tính, điện thoại cố định, kết nối Internet, Điện thoại di động)

Phương tiện đi lại

Ba phương tiện cá nhân được sử dụng chủ yếu là xe máy, xe đạp và ô tô. Xe máy là một
trong những đồ dùng lâu bền phổ biến nhất (chỉ sau tivi và điện thoại di động). Tỷ lệ hộ có
xe máy là khá cao ở cả hai thành phố với 77,2% hộ có xe máy ở Hà Nội và 78,3% ở TP Hồ
Chí Minh. Những loại hộ có tỷ lệ xe máy cao hơn là hộ có hộ khẩu ở TP đang khảo sát
(91,3%) và những hộ có thu nhập cao nhất (91%). Vì xe máy là phương tiện di chuyển chủ
yếu ở thành phố, nên những hộ nghèo không có xe máy sẽ gặp khó khăn trong việc buôn
bán, kinh doanh, hoặc đơn giản là tìm việc làm ở xa nơi ở nhưng có thể có thu nhập cao
hơn.

95
Thống kê về số đồ dùng lâu bền trên 100 hộ dân cho thấy rõ hơn mức độ sở hữu xe máy.
77,9% hộ ở hai thành phố có xe máy và số xe máy trên 100 hộ là 138 chiếc, như vậy đa số
các hộ nếu đã sở hữu xe máy thì thường có 2 chiếc. Và các hộ có hộ khẩu tại thành phố
được khảo sát thì bình quân một hộ có 1,7 chiếc. Theo 5 nhóm thu nhập, mỗi hộ thuộc
nhóm nghèo nhất có 0,9 chiếc xe máy, nhưng nếu th u nhập khá hơn chút ít (chuyển lên
nhóm 2), tỷ lệ sở hữu xe máy tăng lên đạt 1,35 chiếc /hộ. Trang bị xe máy trong các nhóm
thu nhập tăng dần đến nhóm giàu nhất là 1,72 chiếc/hộ. Kết luận sơ bộ từ quan sát này là
việc sở hữu xe máy là nhu cầu thiết yếu của người nghèo đô thị, và họ lập tức gia tăng số
lượng xe máy sở hữu lên gấp 1,4 lần khi có điều kiện tốt hơn về thu nhập.

Bảng 9.2: Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện vận tải (%)

Loại phương tiện vận tải


Xe máy Xe đạp Ô tô

Tổng số 77,9 42,2 3,5


Nam 84,8 43,9 4,0
Nữ 68,6 40,0 2,8
Tình trạng hộ khẩu

Tại thành phố khảo sát 91,3 51,8 5,0


Tại tỉnh/thành phố khác 46,9 19,8 0,0
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 63,6 50,6 0,1
Nhóm 2 79,5 47,0 1,3
Nhóm 3 77,0 49,4 0,5
Nhóm 4 76,7 38,1 3,6
Nhóm 5 91,0 28,9 10,6

Ở cả hai thành phố, sở hữu ô tô không phải là phổ biến đối với các hộ gia đình, kể cả đối
với nhóm thu nhập cao nhất, Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 3,5% số hộ có ô tô, tập trung
ở các hộ có hộ khẩu tại thành phố khảo sát (5%) và các hộ có thu nhập cao nhất (nhóm5-
10,6%), Bình quân 100 hộ có 3,93 xe ô tô, riêng 20% hộ giàu nhất thì 100 hộ có 10,5 hộ có
xe ô tô và ốs lượng ô tô sở hữu là 12,3 chiếc, Từ số liệu thống kê trên, có thể thấy các
chính sách có liên quan đến sở hữu ô tô (thuế, lệ phí, bãi đ ỗ xe công cộng và hạ tầng giao
thông) thực sự chỉ có ảnh hưởng đến một bộ phận rất nhỏ các hộ gia đình ở đô thị- những
nhóm thu nhập giàu nhất, Trong khi đó những chính sách tương tự liên quan đến sử dụng
xe máy lại có tác động đến hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập từ trung
bình trở xuống,

96
Phương tiện giải trí

Bảng 9.3: Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện giải trí (%)


Loại phương tiện giải trí
Máy quay
Dàn nghe
Đầu đĩa Tivi màu phim, máy
nhạc
ảnh
Tổng số 59,3 79,4 27,3 16,9
Nam 64,5 84 32,1 17,2
Nữ 52,2 73,1 20,9 16,4
Tình trạng hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 74,5 96,2 35,4 22,7
Tại tỉnh/thành phố khác 24,0 40,3 8,6 3,3
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 43,1 70,3 12,8 2,4
Nhóm 2 61,1 83,6 23,8 6,1
Nhóm 3 61,7 78,6 25 10,6
Nhóm 4 57,3 77,5 27,1 17,3
Nhóm 5 71,5 86,3 44,9 42,7

Bốn loại phương tiện giải trí được thống kê là đầu đĩa, ti vi màu, dàn nghe nhạc và máy
nhr, máy quay phim, Trong 4 loại này thì ti vi màu là đồ dùng phổ biến nhất, với 79,4% số
hộ có loại tài sản này và cứ 100 hộ dân thì có 105 ti vi màu, Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa
các nhóm thu nhập, nhưng không quá chênh lệch như các đồ dùng lâu bền khác.
Ở mức độ kém phổ biến hơn là đầu đĩa, với tỷ lệ 59,3% số hộ sở hữu, Các loại tài sản khác
như dàn nghe nhạ c, máy ảnh, máy quay phim không phổ biến lắm, có thể là do tương đối
đắt tiền hơn, hoặc do mức độ sử dụng chúng cũng ít hơn, Với các loại tài sản này, có sự
chênh lệch đáng kể theo nhóm thu nhập, Chỉ có 2,4% hộ nghèo nhất có máy ảnh, máy quay
phim và 12,8% có dàn nghe nhạc, Trong khi tỷ lệ tương ứng ở nhóm giàu nhất là 42,7% và
44,9%,

Tiện ích gia đình


Các loại đồ dùng cho sinh hoạt phổ biến nhất là bếp ga (79% số hộ có), nồi cơm điện
(83,2%), mức độ phổ biến của các đồ dùng này một phần là do tần suất sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày cao, đồng thời giá trị của chúng cũng tương đối thấp. Máy giặt là tiện ích
cũng tương đối phổ biến, với 41,9% số hộ sở hữu, tuy nhiên chỉ có 7,4% hộ không có hộ
khẩu có máy giặt. Tỷ lệ sở hữu máy giặt cũng chênh lệch lớn giữa các nhóm thu nhập,
trong đó nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 18,8%,
Bình nước nóng là đồ dùng có mức độ phổ biến rất khác nhau ở 2 thành phố với 47,1% số
hộ ở Hà Nội có bình tắm nước nóng, trong khi chỉ có 19,1% ở TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ hộ

97
có máy điều hòa cũng chênh lệch nhiều ở hai thành phố: Hà Nội là 35% và TP Hồ Chí
Minh là 20%), một phần chênh lệch này có lẽ do đặc điểm khí hậu của hai thành phố khác
nhau, Hà Nội có mùa đông lạnh hơn và mùa hè lại nóng hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh.

Những đồ dùng lâu bền ít cấp thiết và giá trị cao như máy điều hòa, lò vi sóng nói chung
ðều có sự chênh lệch khá lớn trong tỷ lệ sở hữu giữa các nhóm thu nhập, và nói chung tất
cả các nhóm hộ không có hộ khẩu ở thành phố ðýợc khảo sát ðều có tỷ lệ ðồ dùng lâu bền
thấp hõn rất nhiều so với hộ có hộ khẩu tại nõi khảo sát. Tình trạng thường xuyên thay đổi
chỗ ở hoặc nơi ở tạm và thu nhập thấp là những nguyên nhân dẫn đến việc sở hữu các đồ
dùng này tương đối thấp.

Bảng 9.4: Tỷ lệ hộ sở hữu các loại đồ dùng gia dụng (%)


Loại đồ dùng gia dụng
Máy điều
Bình tắm
Tủ lạnh hòa nhiệt Máy giặt
nước nóng
độ
Tổng số 60,3 25,0 41,9 28,4
Hà Nội 66,1 35,0 44,5 47,1
TP Hồ Chí Minh 57,5 20,0 40,6 19,1
Tình trạng hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 80,6 34,5 56,7 39,5
Tại tỉnh/thành phố khác 13,2 3,0 7,4 2,6
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 41,6 5,3 18,8 9,9
Nhóm 2 61,8 10,4 32,9 18
Nhóm 3 62,1 21,0 39,4 27,6
Nhóm 4 58,7 28,5 45,5 29,4
Nhóm 5 75,4 53,6 67,6 52,2

Kết nối với bên ngoài


Thiết bị thông tin liên lạc ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong đời sống, Tuy nhiên,
ngoài vấn đề về chi phí lắp đặt/mua thiết bị và chi phí sử dụng hàng tháng, có những rào
cản từ phía nhà cung cấp đối với hộ gia đình trong việc kết nối qua bên ngoài, Chẳng hạn
như việc có thuê bao điện thoại cố định hoặc kết nối internet sẽ dễ dàng hơn nếu hộ gia
đình có hộ khẩu hoặc chỗ ở thường xuyên và ổn định,
Số liệu điều tra cho thấy có tới 87, 3% số hộ gia đình có điện thoại di động, Và bình quân
mỗi hộ gia đình có tới 1,64 máy điện thoại di động. Điện thoại di động là phương tiện phổ
biến tới 70,8% số hộ nghèo nhất, và bình quân mỗi hộ gia đình trong nhóm này có 1,1 điện
thoại. Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập, trong đó
nhóm giàu nhất có 96,40% số hộ sở hữu điện thoại di động và bình quân cứ 100 hộ thuộc

98
nhóm giàu nhất có 201 máy điện thoại. Nhưng mức chênh lệch giữa các nhóm thu nhập
trong tỷ lệ sở hữu điện thoại di động tương đối thấp, và có thể nói cùng với xe máy, điện
thoại di động là đặc trưng thứ hai trong sở hữu và sử dụng đồ dùng lâu bền của hộ gia đình
ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Khác với điện thoại di động, điện thoại cố định có chi phí sử dụng rẻ hơn, nhưng bất tiện
hơn trong sử dụng, đồng thời lại đòi hỏi một số điều kiện nhất định để kết nối. Tỷ lệ hộ có
điện thoại cố định tương đối thấp hơn so với điện thoại di động với 54% số hộ. Tỷ lệ này
cao hơn ở Hà Nội (65,8%) và thấp ở TP Hồ Chí Minh (48,1%). 73,7% hộ có hộ khẩu tại
TP khảo sát sở hữu điện thoại cố định nhưng với hộ có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác chỉ
có 8,2%.

Bảng 9.5: Tỷ lệ hộ sở hữu các loại thiết bị kết nối với bên ngoài (%)
Loại thiết bị kết nối với bên ngoài
Máy Điện thoại Kết nối Điện thoại
vi tính cố định Internet di động
Tổng số 37,0 54,0 25,0 87,3
Hà Nội 42,4 65,8 31,1 86,6
TP Hồ Chí Minh 34,3 48, 1 22,02 87,6
Tình trạng hộ khẩu
Tại thành phố khảo sát 47,7 73,7 32,9 90,2
Tại tỉnh/thành phố khác 11,9 8,2 6,8 80,7
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 13,7 42,1 5,4 70,8
Nhóm 2 20,8 52,3 11,8 86,7
Nhóm 3 34,9 56,5 19,1 88,7
Nhóm 4 41,1 51,8 29,5 91,7
Nhóm 5 67,5 65,4 53,1 96,5

Máy vi tính là một phương tiện kết nối có hiệu quả, đồng thời cũng là phương tiện giáo
dục/giải trí và sử dụng trong công việc, 37% hộ gia đình ở hai thành phố sở hữu máy vi
tính (Hà Nội là 42,4% và TP Hồ C hí Minh là 34,3%) và bình quân m ỗi gia đình có 0,47
chiếc. Chênh lệch trong tỷ lệ sở hữu máy tính giữa nhóm hộ nghèo nhất (13,7%) và giàu
nhất (67,5%) là hơn 5 lần và giữa nhóm nghèo nhất và trung bình là gần 3 lần. Tính trên
100 hộ, thì bình quân mỗi 100 hộ nghèo nhất có 15,5 máy tính, trong khi 100 hộ giàu nhất
có 92,8 máy và chênh lệch về số lượng máy tính giữa 2 nhóm lên tới trên 6 lần,
Kết nối Internet dễ dàng thực hiện hơn nếu hộ gia đình có 2 tài sản là máy tính và điện
thoại cố định, mặc dù không n hất thiết (chẳng hạn kết nối bằng điện thoại di động hay
công nghệ 3G). Chỉ có 25% hộ có kết nối Internet, cho thấy nhu cầu tiềm năng là khá lớn,
32,9% hộ có hộ khẩu tại thành phố được khảo sát có kết nối internet, trong khi với hộ
không có hộ khẩu chỉ có 6,8%. Chỉ có 5,4% hộ nghèo nhất và 11,8% hộ nghèo có kết nối
Internet, trong khi trên ½ hộ thu nhập cao nhất được tiếp cận với công nghệ này.

99
Ở cả hai thành phố, hầu hết các hộ gia đình đều sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền và
nếu bỏ qua sự khác biệt về chất lượng, tuổi thọ và giá trị của đồ dùng thì điều này cho thấy
đời sống người dân có sự thoải mái và tiện nghi nhất định. Những đồ dùng phổ biến và có
lẽ là quan trọng nhất với đời sống người dân ở hai thành phố là xe máy và điện thoại di
động, và đây cũng là những tài sản ít có sự chênh lệch về mức độ sở hữu giữa các nhóm
thu nhập. Những đồ dùng có tần suất sử dụng ít hơn, mức độ cấp thiết kém hơn và có giá
trị cao hơn, như ô tô, dàn nghe nhạc, máy quay phim, chụp ảnh, máy điều hòa nhiệt độ,…
có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhóm thu nhập. Bất bình đẳng về sở hữu tài sản thể hiện
rõ ràng hơn qua tỷ lệ sở hữu những tài sản này.

Số liệu điều tra cũng cho thấy phương tiện kết nối ra bên ngoài của các hộ gia đình chủ yếu
là điện thoại di động, do tính thuận tiện của việc kết nối và chi phí sử dụng. Trong khi
những phương tiện kết nối giá rẻ hơn, nhưng lại đòi hỏi đáp ứng một số điều kiện nhất định
như điện thoại cố định lại kém phổ biến hơn, đặc biệt với những hộ không có hộ khẩu.
Máy vi tính và Internet là phương tiện kết nối tốt, và còn là phương tiện học tập, làm việc,
giải trí, nhưng mức độ phổ biến còn thấp, và chủ yếu thuộc về các hộ gia đình có thu nhập
cao nhất.

Cuối cùng, cũng lưu ý về một số loại đồ dùng có tỷ lệ sở hữu chênh lệch khá bất thường
giữa 2 thành phố mà không tìm thấy sự giải thích hợp lý nào (chẳng hạn về tỷ lệ sở hữu ô
tô). Và điều này đòi hỏi có sự xem xét đánh giá kỹ lưỡng hơn trong các điều tra thống kê
tương tự và các nghiên cứu khác về đồ dùng lâu bền được tiến hành trong tương lai.

10. Nghèo đói


Một trong những mục tiêu cơ bản của Điều tra Nghèo đô thị là đánh giá mức độ và đặc tính
của nghèo đói ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai đô thị lớn nhất Việt Nam. Mục này
của báo cáo sẽ đi sâu khai thác bộ số liệu cuộc điều tra để mô tả thực trạng mức sống dân
cư trên khía cạnh kinh tế (đánh giá dựa vào thu nhập), đồng thời phản ánh khía cạnh xã
hội trong đời sống người dân. Nói một cách khác, quá trình phân tích sẽ sử dụng cách tiếp
cận nghèo đa chiều. Đây là cách tiếp cận toàn diện hơn phương pháp đánh giá mức sống
chỉ dựa trên thu nhập/chi tiêu hoặc tài sản. Đặc biệt ở khu vực đô thị và khi nền kinh tế đã
tăng trưởng đến một mức độ nhất định, nghèo đói về kinh tế không còn là vấn đề bức xúc
nữa mà mối quan tâm sẽ ngày càng tăng lên đối với mức độ và tính bình đẳng trong tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, v.v…), tiếp cận cơ hội việc làm, tham
gia hệ thống an sinh xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, v.v…

10.1. Nghèo khía cạnh kinh tế - Tỷ lệ nghèo dựa trên thu nhập
Phương pháp đo lường nghèo đói truyền thống và phổ biến là dựa trên thu nhập và chi tiêu.
Quy mô v à độ sâu nghèo đói được thể hiện bẳng tỷ lệ nghèo được tính dựa trên việc so
sánh giữa số người có thu nhập hoặc chi tiêu bằng hoặc thấp hơ n so với chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo có hai loại là chuẩn nghèo tuyệt đối (mức thu nhập/chi tiêu đáp ứng nhu cầu
tối thiểu) và chuẩn nghèo tương đối (mức thu nhập/chi tiêu trung bình của quốc gia, vùng
lãnh thổ). Tại Việt Nam, việc đánh giá nghèo dựa trên chu ẩn nghèo tuyệt đối được tính
theo phương pháp chi phí cho nhuầu c tối thiểu. Nói cách khác, chuẩn nghèo được tính
bằng trị giá một rổ hàng lương thực, thực phẩm tối thiểu (mang lại một lượng calo tối

100
thiểu, khoảng 2100Kcal) cộng với một lượng chi cho các mặt hàng phi lương thực, thực
phẩm tối thiểu 15.
Điều tra Nghèo đô thị 2009 bao hàm thông tin về cả thu nhập và chi tiêu của các hộ và cá
nhân điều tra. Tuy nhiên, điều tra này chỉ bao gồm những khoản chi tiêu cơ bản cho đời
sống, không thu thập toàn bộ chi tiêu dùng của hộ gia đình. Do vậy, việc tính toán tỷ lệ
nghèo về khía cạnh kinh tế sẽ dựa trên biến số thu nhập. Việc không khảo sát toàn bộ các
khoản mục chi tiêu cũng không cho phép tính toán chuẩn nghèo dựa trên rổ hàng hóa riêng
của cuộc điều tra này. Do vậy, báo cáo sẽ sử dụng 4 loại chuẩn nghèo sau trong quá trình
phân tích:

- Chuẩn nghèo quốc gia được ban hành năm 2006 được quy đổi sang năm 2009 sử dụng
chỉ số giá tiêu dùng CPI theo thời gian 16:

2006 2009
Nông thôn 200.000đ/người/tháng 398.230đ/người/tháng
Thành thị 260.000đ/người/tháng 308.420đ/người/tháng

- Chuẩn nghèo quốc tế được tính lại năm 2008 là 1,25 USD một ngày. Quy đổi theo sức
mua tương đương năm 2009 là 4.135.200 đ ồng/người/năm hay 344.600 đồng/người/tháng.

- Chuẩn nghèo quốc tế ở mức cao hơn, hiện đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước là
2 USD một ngày. Quy đổi theo sức mua tương đương năm 2009 là 6.612.000
đồng/người/năm hay 551.000 đ ồng/người/tháng.

- Chuẩn nghèo riêng từng thành phố:


o Hà Nội: Thành thị 6 triệu/người/năm, Nông thôn 3.96 triệu/người/năm 17
o TP Hồ Chí Minh: 12 triệu/người/năm 18

15
Tổng cục thống kê Việt Nam là cơ quan có chức năng công bố tỷ lệ nghèo cấp quốc gia và cấp tỉnh. Số liệu
tính toán tỷ lệ nghèo dựa trên Điều tra Mức sống Hộ gia đình được tổ chức 2 năm một lần. Tỷ lệ nghèo chính
thức là tỷ lệ nghèo dựa trên thu nhập, ngoài ra Tổng cục Thống kê cũng tính tỷ lệ nghèo dựa trên chi tiêu.
16
Tháng 9/2010, Chính phủ mới ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là là khu vực
thành thị: 500.000 đồng/người/tháng và nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng
17
Áp dụng trong giai đoạn 2009-2013
18
Chuẩn nghèo giai đoạn 3 (2009-2015) của TP Hồ Chí Minh

101
Bảng 10.1. Tỷ lệ nghèo (thu nhập) theo các chuẩn nghèo khác nhau (%)

Chuẩn Chuẩn
Chuẩn quốc tế quốc tế Chuẩn
quốc gia 1,25USD 2USD/ từng thành
2006 /người/ngày người/ngày phố
Chung 0.65 0.65 2.95 9.62
Hà Nội 1.27 1.34 4.57 1.56
TP Hồ Chí Minh 0.31 0.29 2.08 13.92
Thành thị 0.28 0.23 1.68 8.28
Nông thôn 1.69 1.86 6.51 13.42
Có hộ khẩu 0.54 0.58 3.01* 9.60*
Không hộ khẩu 1.16 1.03 2.64* 9.74*
Tỷ trọng người không
có hộ khẩu trong tổng 31.31 27.36 15.59 17.63
số người nghèo
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Bảng 10.1 cho thấy tỷ lệ nghèo theo thu nhập nhìn chung là rất thấp ở tất cả các nhóm phân
tổ, ngoại trừ tỷ lệ tính theo chuẩn nghèo riêng của từng thành phố (với chuẩn rất cao của
TP Hồ Chí Minh). Nếu tính theo các chuẩn chung, Hà Nội luôn có tỷ lệ nghèo cao hơn so
với TP Hồ Chí Minh, nông thôn cao hơn thành thị. Đối với hai chuẩn nghèo thấp hơn là
chuẩn quốc gia và chuẩn 1,25 USD, người dân di cư có tỷ lệ nghèo cao hơn dân có hộ
khẩu. Còn khi sử dụng 2 chuẩn nghèo cao hơn là chuẩn 2USD và chuẩn riêng từng thành
phố thì tỷ lệ nghèo của 2 nhóm này không có sự khác biệt về mặt thống kê.

102
Đồ thị 10.1

Ham phan phoi cong don (CDF) cua thu nhap, UPS2009
Xac suat cong don

Xac suat cong don


$1.25 $2 12tr VND $1.25 $2 12tr VND

0 5000 10000 15000 0 5000 10000 15000


Thu nhap/nguoi 12 thang qua ('000VND) Thu nhap/nguoi 12 thang qua ('000VND)

c.d.f. of Ha Noi c.d.f. of TP HCM c.d.f. of Khong ho khau c.d.f. of Co ho khau


Xac suat cong don

Xac suat cong don


$1.25 $2 12tr VND $1.25 $2 12tr VND

0 5000 10000 15000 0 5000 10000 15000


Thu nhap/nguoi 12 thang qua ('000VND) Thu nhap/nguoi 12 thang qua ('000VND)

c.d.f. of Nong thon c.d.f. of Thanh thi c.d.f. of Nam c.d.f. of Nu

Hình 10.1 thể hiện phần đuôi các hàm phân phối cộng dồn (CDF) của thu nhập bình quân
đầu người trong 12 tháng trước cuộc điều tra. Hàm CDF thể hiện tỷ trọng dân số nằm dưới
một mức thu nhập nào đó. Đồ thị thể hiện so sánh CDF của 2 thành phố, nông thôn/thành
thị, dân có hộ khẩu/không có hộ khẩu và nam/nữ. Một điều rất rõ thể hiện qua đồ thị là
phần đuôi đường CDF của TP Hồ Chí Minh luôn thấp hơn Hà Nội, thành thị luôn thấp hơn
nông thôn. Điều đó chức tỏ rằng, với bất kỳ đường nghèo nào được sử dụng, tỷ lệ nghèo ở
TP Hồ Chí Minh luôn thấp hơn Hà Nội và tỷ lệ nghèo thành thị luôn thấp hơn nông thôn.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nghèo giữa 2 nhóm nam nữ; đuôi của hàm CDF của 2 nhóm
gần như trùng lên nhau. Nếu chia theo tình trạng hộ khẩu, áp dụng chuẩn nghèo thấp cho tỷ
lệ nghèo cao hơn ở nhóm không có hộ khẩu, nhưng nếu chuẩn nghèo cao dần lên thì tỷ lệ
nghèo ở nhóm có hộ khẩu lại có xu hướng cao hơn; điều này thể hiện nhóm dân không có
hộ khẩu có tỷ trọng người ở nhóm thu nhập rất thấp nhiều hơn.

10.2 Nghèo đa chiều

Theo Sen 19, để sinh sống, con người cần đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất tối thiểu.
Dưới ngưỡng tối thiểu này, con người bị coi là sống trong nghèo đói. Cách được sử dụng
phổ biến để đánh giá một cá nhân đang sống trên hay dưới ngưỡng tối thiểu này là thu nhập.
Lý do thu nhập được sử dụng làm chỉ tiêu đo lường là về nguyên tắc một người có thu nhập
cao hơn chuẩn nghèo (theo thu nhập) được coi là có khả năng mua được những yếu tố có thể
19
Amartya Kumar Sen, nhà kinh tế họ c Ấn Độ,

103
cho họ một mức sống vật chất, tinh thần tối thiểu để sinh sống. Chi tiêu cũng thường xuyên
được sử dụng để thay thế thu nhập trong đánh giá tình trạng nghèo về tiền này.
Tuy nhiên, sử dụng thu nhập/chi tiêu làm một công cụ duy nhất đánh giá nghèo đói có
nhiều hạn chế. Ví dụ như, không phải một số yếu tố quan trọng không thể mua được và
không phụ thuộc vào tiền nhiều hay ít như một số dịch vụ công về giáo dục, y tế, đường xá
và cơ sở hạ tầng khác, an sinh xã hội, v.v... Nếu thu nhập có cao hơn ngưỡng nghèo thì
cũng không có gì đảm bảo rằng khoản tiền đó được phân bổ cho những yếu tố quan trọng
tối thiểu của cuộc sống; thay vì phân bổ tiền cho giáo dục và chăm sóc y tế, thu nhập có thể
bị chi cho rượu/bia, hoặc dù có tiền nhưng cũng không thể tiếp cận được tới một số dịch vụ
do các rào cản khác nhau. Hơn nữa, một số yếu tố quan trọng với cuộc sống con người như
được tham gia và hòa nhập vào các hoạt động xã hội và cộng đồng, an ninh, vị thế trong xã
hội, v.v.. không thể đo được bằng thu nhập.
Đánh giá nghèo đói theo cách tiếp cận đa chiều ngày càng phổ biến. Bên cạnh chiều/khía
cạnh kinh tế, nghèo đa chiều bao một loạt các thiếu hụt mà hộ gia đình và các cá nhân có thể
phải chịu, bao gồm giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh, v.v… Việc lựa chọn các chiều và
chỉ tiêu thể hiện các chiều thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và đối tượng đánh giá.
Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trung bình 7-8%/năm)
và tốc độ giảm nghèo (về kinh tế) mạnh trong thập kỷ vừa qua, mối quan tâm về các khía
cạnh xã hội ngày càng tăng. Việc đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với tăng trưởng phúc lợi
xã hội cùng việc tạo các cơ hội công bằng cho các bộ phận dân cư khác nhau trở nên vấn
đề cốt yếu. Cách tiếp cận đa chiều trong đánh giá nghèo đói là cách tiếp cận phù hợp, đặc
biệt ở khu vực đô thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi có khả năng xóa được
tình trạng nghèo đói về vật chất trong thời gian gần.
Có rất nhiều phương pháp đo lường nghèo đói đa chiều đã được xây dựng. Trong đó có cả
cách tính Chỉ số nghèo đói con người (HPI) do Annand và Sen (1997) xây dựng; cùng với
Chỉ số phát triển con người (HDI), HPI được trình bày trong các báo cáo phát triển con
người (HDR) của Liên hợp quốc. Báo cáo Phát triển con người năm 2010 sử dụng một chỉ
số mới thay thế cho HPI, được gọi là Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này do Viện
nghiên cứu vấn đề nghèo đói và sáng kiến phát triển con người của đại học Oxford (OPHI)
và Cơ quan báo cáo phát ển tri con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) xây dựng dựa trên phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster
(2007) 20. Do một số ưu điểm của phương pháp Alkire và Foster (2007) như có thể phân
tích chia theo từng nhóm dân cư, từng chiều/chỉ tiêu thiếu hụt, khả năng so sánh theo thời
gian, v.v… nên báo cáo nghèo đô th ị này cũng sẽ sử dụng phương pháp này để đánh giá
tình trạng nghèo ở 2 thành phố.

10.2.1. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều

Phương pháp Alkire và Foster (2007) xác định “ai nghèo?” bằng cách xem xét một số khía
cạnh đời sống mà người dân có thể chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tối thiểu, hay gọi là

MPI gồm 3 chiều thiếu hụt (giáo dục, y tế và mức sống) và 10 chỉ số đo lường. Tham khảo thêm trong
20

www.ophi.org.uk và http://hdr.undp.org/en/

104
bị thiếu hụt, sau đó tổng hợp các thông tin này để phản ánh được tình trạng nghèo đói trong
xã hội theo các nhóm phân tổ khác nhau.
Trước hết xác định các chiều thiếu hụt và các chỉ số phản ánh của mỗi chiều. Sau đó xác
định ngưỡng nghèo mà dưới ngưỡng đó, một cá nhân s ẽ bị coi là thiếu hụt. Ví dụ, một
chiều là “tiếp cận dịch vụ giáo dục” thì chỉ số có thể là “trình độ giáo dục cao nhất” và
ngưỡng nghèo có thể là “tốt nghiệp tiểu học”; những người chưa tốt nghiệp tiểu học sẽ bị
coi là thiếu hụt về giáo dục.
Sau đó tính chỉ số đếm đầu người (Headcount) theo từng chiều thiếu hụt:

H=q/n

Trong đó q là số người được xác định thiếu hụt về một chiều nào đó và n là tổng số người.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng chỉ số đếm đầu thì chỉ xem xét được riêng rẽ từng chiều nghèo
đói và không thay đổi khi một người ngày càng thiếu hụt nhiều khía cạnh hơn. Hơn nữa chỉ
số đếm đầu cũng không phân tổ được theo các chiều thiếu hụt. Do vậy cần sử dụng thêm
một nhóm thước đo khác nữa để khắc phục những hạn chế trên.
Phương pháp Alkire Foster sử dụng nhóm các chỉ số (M0, M1, M2) làm thước đo.
M0 là chỉ số đếm đầu điều chỉnh thể hiện cả quy mô và mức độ nghèo

M0=H*A

Trong đó A là kho ảng cách nghèo trung bình, thể hiện số thiếu hụt trung bình mà một
người nghèo đang phải chịu. Trong tính toán có thể dùng các quyền số khác nhau cho các
thiếu hụt để thể hiện tầm quan trọng khác nhau đối với đời sống của đối tượng nghiên cứu.
M1, M2 là các chỉ số mở rộng: M1 thể hiện quy mô, mức độ và chiều sâu của nghèo đói; M2
thể hiện quy mô, mức độ, chiều sâu và tính bất bình đẳng giữa những người nghèo. Để tính
được M1 và M2 cần có các biến số liên tục.
Trong khuân khổ của báo cáo này, hai chỉ số H và M 0 được sử dụng trong phân tích kết
quả điều tra (do các biến số được lựa chọn hầu hết là các biến nhị phân).

10.2.2. Lựa chọn các chiều thiếu hụt và chỉ tiêu đánh giá nghèo đa chiều

Việc lựa chọn các chiều thiếu hụt, chỉ số phản ánh và ngưỡng nghèo để đo lường nghèo đói
đa chiều trong báo cáo này dựa trên một số tiêu chí sau:
- Các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs)
- Các luật hiện hành (ví dụ: luật phổ cập giáo dục tiểu học, luật lao động, luật bảo hiểm y
tế, luật bảo hiểm xã hội, v.v…)
- Chính sách của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (ví dụ: chính sách về diện tích
nhà ở)
- Thực tế đời sống kinh tế, xã hội tại các đô thị Việt Nam

105
- Số liệu sẵn có của cuộc điều tra
Nghèo đói đa chiều bao gồm cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Có 8 chiều nghèo đói cùng các
chỉ số được lựa chọn như sau:

Chiều đói nghèo Chỉ số và ngưỡng nghèo

1. Thu nhập - Thu nhập bình quân đầu người một năm < 6.612.000VND (*)
2. Giáo dục - Tuổi đi học >=18 nhưng chưa tốt nghiệp trung học cơ sở
- Tuổi đi học từ 6 đến <18 hiện không đi học
3. Y tế - Không có bảo hiểm y tế do thiếu tiền hoặc không có hộ khẩu
hoặc không biết về bảo hiểm y tế hoặc không biết mua ở đâu, và
- Không được hưởng bảo hiểm y tế từ chủ lao động
4. Tiếp cận hệ - Không được h ưởng b ất kỳ q uyền lợi gì từ n ơi làm v iệc: trợ
thống an sinh cấp thôi việc, chế độ thai sản/nghỉ ốm, lương hưu, bảo hiểm
xã hội tai nạn, tiền tuất, và
- Không được hưởng lương hưu, trợ cấp chế độ xã hội thường
xuyên, và
- Sống trong hộ gia đình có tất cả các thành viên thuộc 2 đối
tượng trên
5. Chất lượng và - Loại nhà: lều/lán tạm, hoặc
diện tích nhà ở - Mái nhà: lá/rơm rạ/giấy dầu, hoặc
- Tường: đất/vôi/rơm, phiên/liếp/ván ép, hoặc
- Sàn nhà: nền đất, hoặc
- Nhà vệ sinh: cầu cá hoặc không có nhà vệ sinh, hoặc
- Diện tích/người: < 7m2/người
6. Dịch vụ nhà ở - Nước uống chính: không được dùng nước máy (riêng hoặc
công cộng) hoặc nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoặc
- Nguồn điện: không được kết nối với điện lưới hoặc bị mất/cắt
điện nghiêm trọng hoặc điện chập chờn nghiêm trọng, hoặc
- Rác không được thu gom hoặc ô nhiễm nghiêm trọng do rác
không được thu dọn, hoặc
- Thoát nước: không có hệ thống cống hoặc rãnh thoát nước
7. Tham gia các - Không tham gia bất kỳ tổ chức chính trị xã hội nào, và
hoạt động xã - Không tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào trong khu vực
hội sinh sống
8. An toàn xã hội - Sống ở khu vực có nạn trộm/cướp và các tệ nạn xã hội khác
từ trung bình đến nghiêm trọng
(*) Sử dụng chuẩn nghèo thu nhập 2 USD/ngày/người chung cho cả hai thành phố

106
Một số chiều nghèo đói khác cũng được đề cập đến trong các nghiên cứu như việc làm tốt,
gia quyền, khả năng tự tin trong các hoạt động, đời sống tinh thần thoải mái và chủ động.
Tuy nhiên thường không có số liệu về những khía cạnh này. Điều tra UPS 2009 cũng
không có những số liệu như vậy.
Trong phạm vi báo cáo này, 08 chiều thiếu hụt trên được gán quyền số bằng nhau trong
phân tích.

10.2.3. Nghèo đói theo từng chiều – Tỷ lệ nghèo đếm đầu

Đồ thị 10.2. thể hiện tỷ lệ nghèo theo từng chiều thiếu hụt cho 2 thành phố. Theo đồ thị,
thứ tự thiếu hụt giống nhau ở cả hai thành phố với tỷ lệ nghèo về tiếp cận mạng lưới an
sinh xã hội là cao nhất và tỷ lệ nghèo theo thu nhập là thấp nhất. Mặc dù chỉ có 4,6% và
2,1% người dân ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội sống dưới chuẩn nghèo về thu nhập, có tới
hơn 1/3 dân số của cả hai thành phố đang không được tham gia hệ thống an sinh xã hội, và
sống tại những nơi có dịch vụ điện, nước,… không đảm bảo. Gần 1/3 dân cư cũng đang
sống trong những nơi không đảm bảo về chất lượng hoặc diện tích nhà ở.

Mặc dù thiếu hụt giáo dục đều đứng hàng thứ tư ở hai thành phố, có sự khác biệt rõ rệt về
mức độ: chỉ có 9,8% dân Hà Nội không đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoặc trong
độ tuổi đi học nhưng hiện không đi học, ở TP Hồ Chí Minh có tới 26,9% người dân trong
diện này.

Đáng chú ý ở đây, nếu xét trên khía cạnh kinh tế (thu nhập), Hà Nội có tỷ lệ nghèo cao hơn
TP Hồ Chí Minh (4,6% so với 2,1%), nhưng nếu xét trên khía cạnh xã hội, Hà Nội lại có tỷ
lệ nghèo thấp hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt, một số chiều thấp hơn rất nhiều.

Rõ ràng xây dựng hệ thống an sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ điện, nước, vệ sinh, nâng
cao chất lượng và diện tích nhà ở và tiếp cận dịch vụ giáo dục của người dân là những
trọng tâm ở hai thành phố, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh

107
Đi sâu phân tích thêm về các tỷ lệ nghèo
chia theo tình trạng hộ khẩu và khu vực
nông thôn/thành thị cho thấy những kết
quả thú vị và có ích cho lập chính sách
tập trung cho các nhóm dân cư khác
nhau.

Dân di cư và dân thường trú TP Hà Nội


Đồ thị 10.3.a trình bày tỷ lệ nghèo đếm
đầu H của thành phố Hà Nội phân tổ theo
hai nhóm dân di cư và dân thường trú.
Đối với dân di cư, bốn thiếu hụt nhiều
nhất là an sinh xã hội, chất lượng/diện tích nhà, tham gia các hoạt động xã hội và dịch vụ
nhà ở. Và những thiếu hụt này đều chiếm tỷ lệ rất cao. Trừ thiếu hụt về dịch vụ nhà, dân di
cư có tỷ lệ cao hơn ở cả ba thiếu hụt còn lại so với dân thường trú. Đặc biệt, vấn đề tham
gia các tổ chức và hoạt động xã hội thể hiện sự chênh lệch rất lớn giữa hai bộ phận dân cư
này; thiếu hụt này xếp thứ 8 đối với dân thường trú và chỉ 1% dân thường trú thiếu hụt
nhưng lại đứng hàng thứ 3 đối với dân di cư và chiếm đến 37%. Cũng có sự chênh lệch
nhiều trong tỷ lệ dân không có bảo hiểm y tế giữa dân di cư và dân thường trú. Hầu như
không có chênh lệch về thiếu hụt thu nhập giữa hai nhóm dân cư.

Dân di cư và dân thường trú TP Hồ Chí Minh


Tại TP Hồ Chí Minh, dân di cư bị thiếu
hụt ở mức độ cao trong nhiều chiều
(xem Đồ thị 10.3.b). Giống như Hà
Nội, bốn thiếu hụt nhiều nhất vẫn là an
sinh xã hội, chất lượng/diện tích nhà,
dịch vụ nhà ở, và tham gia các hoạt
động xã hội, nhưng những thiếu hụt này
ở mức cao hơn nhiều so với Hà Nội.
Thiếu hụt về giáo dục và y tế cũng ở
mức cao. Có 34% dân di cư trên 18 tuổi
hiện chưa tốt nghiệp trung học cơ sở
hoặc đang trong độ tuổi đi học nhưng
hiện không đi học và có 28,5% không
có bảo hiểm y tế. Người di cư thiết hụt hơn dân thường trú ở hầu hêt các khía cạnh.
Khác với Hà Nội nơi người thường trú có thiếu hụt về giáo dục chỉ đứng hàng thứ 5, ở TP
Hồ Chí Minh, thiếu hụt này ở dân thường trú đứng hàng thứ 3, ở mức 25% (hay ¼ dân số),
cao hơn cả thiếu hụt về chất lượng/diện tích nhà ở
Đáng chú ý là ở cả hai thành phố, dân thường trú có thiếu h ụt về dịch vụ nhà cao hơn so
với chất lượng/diện tích nhà ở. Điều đó có nghĩa là, một bộ phận lớn dân thường trú chưa
được cung cấp dịch vụ điện, nước, rác/nước thải phù hợp, ngay cả khi nhà ở của họ có chất
lượng hay diện tích phù hợp. Đối với dân di cư thì vấn đề thiếu hụt về chất lượng/diện tích
nhà lại lớn hơn thiếu hụt về dịch vụ, tuy vậy cả hai thiếu hụt này đều chiếm tỷ lệ cao.

108
Dân nông thôn và thành thị TP Hà Nội
Đồ thị về các thiếu hụt chia theo nông
thôn/thành thị (Đồ thị 10.4.a) cho thấy
nhìn chung dân nông thôn đang chịu nhiều
thiếu hụt hơn dân thành thị ở hầu hết các
chiều, trừ chiều an ninh và tham gia hoạt
động xã hội.
Nếu theo đồ thị 10.2, ở Hà Nội có 30,5%
dân thiếu hụt về dịch vụ nhà ở, thì dường
như đa số những người này đang sống ở
khu vực nông thôn với hơn 70% dân
không được tiếp cận với các dịch vụ điện,
nước, rác/nước thải phù hợp (đứng hàng đầu trong các thiếu hụt); trong khi đó chỉ có
khoảng 5% dân thành thị trong diện này (đứng hàng thứ 7 trong các thiếu hụt). Tương tự,
nghèo về thu nhập hầu như dồn hết về nông thôn với hơn 10% dân nông thôn thiếu hụt,
trong khi đó chỉ có gần 1% dân thành thị trong diện này.
Ở nông thôn Hà Nội, tiếp theo dịch vụ nhà, an sinh xã hội và chất lượng/diện tích nhà là
hai thiếu hụt đáng kể tiếp theo. Giáo dục và y tế cũng có khoảng hơn 10% dân nông thôn
thiếu hụt.

Dân nông thôn và thành thị TP Hồ Chí Minh


Phân tổ nông thôn, thành thị ở TP Hồ Chí
Minh cho thấy mô hình khác hơn so với
Hà Nội. Đối với dân nông thôn, dịch vụ
nhà và an sinh xã ộhi vẫn là hai thiếu hụt
hàng đầu, và không giống Hà Nội, thiếu
hụt về giáo dục của người nông thôn ở TP
Hồ Chí Minh rất cao, lên tới 34,8% và
đứng hàng thứ 3. Đối với dân thành thị,
thiếu hụt an sinh xã hội đứng hàng đầu, sau
đó là chất lượng và diện tích nhà. Giáo dục
cũng đứng hàng thứ 3. Khác với Hà Nội,
thiếu hụt về thu nhập giữa dân nông thôn
và thành thị ở TP Hồ Chí Minh hầu như
không có sự khác biệt (2.5% so với 2%).

10.2.4. Phân tích tổng hợp các khía cạnh nghèo – Nghèo đa chiều
Bảng 10.2 thể hiện kết quả ướ c lượng chỉ số nghèo đếm đầu H và chỉ số đếm đầu điều
chỉnh Mo của hai thành phố theo các giá trị k khác nhau. k ở đây là số chiều tối thiểu mà
một người đang phải chịu thiếu hụt. Như đã trình bày ở trên, báo cáo này sẽ xem xét 8
chiều thiếu hụt, do vậy giá trị lớn nhất của k sẽ là 8. Ví dụ, ở Hà Nội, chỉ số đếm đầu
H=0.67 với k=1 thể hiện 67% người dân Hà Nội đang phải chịu từ 1 thiếu hụt trở lên.

109
Bảng 10.2. Tỷ số nghèo đếm đầu và Tỷ số đếm đầu đìều chỉnh, theo thành phố

Hà Nội Hồ Chí Minh

Chỉ số Chỉ số
Chỉ số Số thiếu Số thiếu
đếm đầu Chỉ số đếm đếm đầu
k đếm đầu hụt trung hụt trung
điều chỉnh đầu (H) điều chỉnh
(H) bình bình
(Mo) (Mo)

1 0.67 0.14 1.9 0.82 0.20 2.2


2 0.36 0.11 2.7 0.54 0.17 2.9
3 0.15 0.06 3.6 0.28 0.12 3.7
4 0.06 0.03 4.4 0.12 0.06 4.5
5 0.0214 0.0123 5.2 0.0464 0.0273 5.3
6 0.0036 0.0024 6.0 0.0107 0.0072 6.1
7 0.0000 0.0000 7.0 0.0010 0.0008 7.0
8 0.0000 … … 0.0000 … …

Kết quả cho thấy chỉ số H và Mo cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh đối với tất cả các giá
trị k. 67% người dân Hà Nội đang chịu ít nhất 1 thiếu hụt với số thiếu hụt bình quân là 1,9,
dẫn đến Mo bằng 0,14; các con số tương ứng ở TP Hồ Chí Minh là 82%, 2,2 thiếu hụt và
Mo bằng 0,20. Khoảng hơn 1/3 người dân Hà Nội đang chịu ít nhất 2 thiếu hụt, trong khi
đó con số này ở TP Hồ Chí Minh là trên ½. Chỉ số H và Mo giảm đi khi k tăng dần lên.
Không có ai ở Hà Nội đang cùng lúc phải chịu 7 hoặc 8 chiều thiếu hụt trong khi đó có một
vài người trong mẫu TP Hồ Chí Minh đang chịu tới 7 thiếu hụt trong cuộc sống.
Việc phân tích tỷ lệ nghèo theo số chiều thiếu hụt khác nhau rất có ích trên 2 khía cạnh:

- Thứ nhất, việc phân tích thể hiện rất rõ, ngay cả khi chỉ xem xét nghèo đói đơn chiều
(dựa trên thu nhập hoặc khía cạnh nào đó) thì những người được coi là nghèo đơn
chiều cũng đang phải chịu một số khía cạnh nghèo đói khác. Như trong trường hợp
này, nếu k=1 thì trung bình một người cũng đang phải chịu khoảng 2 loại thiếu hụt.
- Thứ hai, việc phân tích theo nhiều giá trị k khác nhau giúp cho các nhà hoạch định
chính sách lựa chọn một giá trị k nhất định làm chuẩn nghèo đa chiều để khoanh vùng
các đối tượng chính sách. Ví dụ có thể lấy giá trị k=3 làm chuẩn nghèo, tức là những
người có từ 3 thiếu hụt trở lên sẽ được coi là nghèo và sẽ là đối tượng của các chương
trình giảm nghèo; như vậy sẽ tỷ lệ nghèo đa chiều ở HN sẽ là 15% và chỉ số nghèo đa
chiều là 0,06, còn tỷ lệ nghèo đa chiều ở TP Hồ Chí Minh là 28% với chỉ số nghèo đa
chiều là 0.12. Chỉ số nghèo đa chiều MPI trong Báo cáo phát triển con người được tính
với giá trị k bằng 30% tổng tất cả các chỉ tiêu thiếu hụt, nói cách khác một người được
coi là nghèo đa chiều nếu thiếu hụt 30% trong tổng số các thiếu hụt.
Chỉ số Mo cũng được tính riêng cho khu vực nông thôn/thành thị và nhóm người có hộ
khẩu/không hộ khẩu của cả hai thành phố với các giá trị k khác nhau. (Do mô hình phân

110
phối Mo của 2 thành phố tương đối giống nhau nên không tính riêng cho thành thị/nông
thôn hay hai nhóm có hộ khẩu/không có hộ khẩu của từng thành phố). Kết quả tính toán
được trình bày trên đồ thị 10.5.

Đồ thị 10.5. Chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh (Mo) theo các giá trị k

Chỉ số Mo ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị của 2 thành phố, là 0,25
khi k=1 (0,16 ở thành thị). Đáng chú ý là chênh lệch về chỉ số này càng tăng lên khi k tăng
lên. Nhóm dân không hộ khẩu có chỉ số Mo bằng 0,29 khi k=1, đây là mức nghèo đa chiều
rất cao. Trong khi đó những người có hộ khẩu chỉ số này chỉ là 0,16. Tương tự, chênh lệch
về chỉ số nghèo càng tăng khi k càng tăng: chỉ số Mo của nhóm không hộ khẩu gấp 1,8 lần
nhóm có hộ khẩu khi k=1, gấp 2,3 lần khi k=2, gấp 3 lần khi k=3, gấp 4,7 lần khi k=4,
v.v… Điều này chứng tỏ rằng, tỷ trọng của người di cư không hộ khẩu nhiều hơn trong
nhóm dân có nhiều thiếu hụt hơn.

Đóng góp của mỗi chiều vào Chỉ số nghèo đa chiều Mo


Vậy thì mỗi chiều nghèo đói đóng góp bao nhiêu phần vào tình trạng nghèo đói đa chiều
chung. Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách phân tổ chỉ số Mo thành các chiều nghèo
đói khác nhau, đây cũng chính là một trong những lợi thế của phương pháp Alkire &
Foster.
Đồ thị 10.6 thể hiện chỉ số Mo của hai thành phố theo các giá trị k khác nhau và được phân
tích theo 8 loại thiếu hụt. Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số
nghèo Mo là thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
nhà ở (điện, nước, thoát nước, thải rác, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở. Ở
TP Hồ Chí Minh thiếu hụt về giáo dục cũng đóng góp một phần không nhỏ.

111
Đồ thị 10.6. Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh Mo, theo thành phố

Bảng số liệu 10.3 cho thông tin chi tiết hơn về phần trăm đóng góp vào chỉ số nghèo đa
chiều chung của từng khía cạnh thiếu hụt. Ở Hà Nội, khi k=1, thiếu hụt về anh sinh xã hội
đóng góp 30% vào tổng thiếu hụt, tiếp theo là dịch vụ nhà 24%, sau đó là chất lượng/diện
tích nhà là 18%, giáo dục, anh ninh và y tế khoàng 7%, và cuối cùng là nhóm tham gia các
hoạt động xã hội và thu nhập. TP Hồ Chí Minh cũng có thứ tự tương tự. Khi k tăng lên, ở
Hà Nội, đóng góp của chiều an sinh xã hội, dịch vụ nhà ở, chất lượng/diện tích, an ninh
giảm xuống, nhưng thiếu hụt về giáo dục, y tế và thu nhập lại tăng mạnh. Trong khi đó ở
TP Hồ Chí Minh, đóng góp về chất lượng/diện tích nhà và giáo dục hầu như không đổi cho
dù k tăng lên. Đáng chúý là chiều thu nhập cũng vậy; điều này chứng tỏ rằng yếu tố thu
nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tính trạng nghèo đói đa chiều ở
TP Hồ Chí Minh (tỷ lệ thấp, đóng góp thấp và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng
lên). Nghiên cứu sự biến thiên trong đóng góp của các chiều khi k thay đổi rất có ích trong
xác định ngưỡng nghèo và mục tiêu trọng tâm trong hỗ trợ.

Phân tích riêng cho hai nhóm dân có ộh khẩu và không có hộ khẩu cho thấy hai mô hìn h
đóng góp khác nhau. Đối với dân không có hộ khẩu, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp
hàng đầu (khoàng ¼ khi k=1, 2, 3), sau đó là chất lượng/diện tích nhà ở (khoảng 1/5 khi
k=1 đến 5). Đáng chú ý đối với bộ phận dân không hộ khẩu, thiếu hụt về tham gia các hoạt
động xã hội đóng góp ở vị trí thứ tư ngang với thiếu hụt về dịch vụ nhà ở. Chiều giáo dục
và y tế đóng góp khoảng 10% mỗi loại khi k=1 và tăng lên khi k tăng lên. Thu nhập không
phải là yếu tố quan trọng và cũng không thay đổi gì khi k tăng lên.

112
Đồ thị 10.7. Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh
Mo, theo tình trạng hộ khẩu

Đối với cư dân có hộ khẩu, bốn đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an
sinh xã hội, dịch vụ nhà, chất lượng/diện tích nhà và giáo dục. Tham gia vào các tổ chức và
hoạt động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo, chỉ chiếm khoảng 2%
khi k=1. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với dân di cư không hộ khẩu. Thiếu hụt y tế
đóng góp khoảng 6% và tăng lên đáng kể khi k tăng lên.

113
Bảng 10.3. Đóng góp vào chỉ số Mo của các chiều nghèo (%)

Hà Nội
An sinh Dvụ Clượng, An Thgia Giáo Thu
k Mo Y tế
XH nhà dtích nhà ninh XH dục nhập
1 100.0 29.6 23.9 18.4 6.1 7.0 4.0 7.4 3.6
2 100.0 29.5 23.2 16.5 7.9 4.8 5.1 8.4 4.6
3 100.0 24.2 21.0 16.6 10.2 3.6 6.3 11.1 7.1
4 100.0 21.5 19.2 16.0 11.3 3.8 5.8 13.9 8.5
5 100.0 19.0 18.1 17.1 12.1 4.7 4.2 15.7 9.2
6 100.0 16.7 16.1 14.2 16.3 4.5 4.3 15.7 12.3
7 … … … … … … … … …
8 … … … … … … … … …
TP Hồ Chí Minh
An sinh Dvụ Clượng, An Thgia Giáo Thu
k Mo Y tế
XH nhà dtích nhà ninh XH dục nhập
1 100.0 29.5 19.8 15.7 7.4 5.9 5.8 14.7 1.1
2 100.0 27.7 18.4 15.8 8.5 5.8 6.7 15.8 1.3
3 100.0 24.7 16.9 15.4 10.7 5.4 8.7 16.7 1.5
4 100.0 21.0 16.6 15.9 12.6 5.1 11.3 16.1 1.4
5 100.0 18.5 16.3 17.0 14.5 3.8 12.7 16.1 1.2
6 100.0 16.4 15.4 16.3 16.1 3.9 13.6 16.0 2.4
7 100.0 14.3 14.3 14.3 14.1 10.9 6.7 14.3 11.3
8 … … … … … … … … …
Không hộ khẩu
An sinh Dvụ Clượng, An Thgia Giáo Thu
k Mo Y tế
XH nhà dtích nhà ninh XH dục nhập
1 100.0 24.0 15.3 21.1 9.9 2.4 14.9 11.3 1.0
2 100.0 24.0 14.9 19.4 10.6 2.4 15.7 11.9 1.1
3 100.0 22.8 14.0 18.0 11.5 2.3 17.1 13.1 1.2
4 100.0 20.7 14.8 17.6 12.9 2.5 16.9 13.5 1.2
5 100.0 18.5 15.9 17.8 14.1 1.9 15.3 15.1 1.2
6 100.0 16.5 15.6 16.4 16.0 1.0 16.5 16.0 2.0
7 100.0 14.3 14.3 14.3 13.8 6.9 14.3 14.3 7.9
8 … … … … … … … … …
Có hộ khẩu
An sinh Dvụ Clượng, An Thgia Giáo Thu
k Mo Y tế
XH nhà dtích nhà ninh XH dục nhập
1 100.0 31.6 23.0 14.7 6.0 7.7 1.7 13.2 2.1
2 100.0 30.0 21.7 14.4 7.4 6.9 2.1 14.9 2.6
3 100.0 25.7 20.2 14.2 10.0 6.7 2.6 16.9 3.6
4 100.0 21.6 19.5 14.3 11.7 7.1 3.7 17.7 4.5
5 100.0 18.6 17.9 15.6 13.8 7.3 4.0 17.4 5.3
6 100.0 16.3 15.2 15.3 16.3 9.5 4.1 15.8 7.4
7 100.0 14.3 14.3 14.3 14.3 14.3 0.0 14.3 14.3
8 … … … … … … … … …

114
Tương quan giữa các chiều thiếu hụt

Một phân tích khác cũng rất có ích cho hoạch định chính sách đó là xem xét mối tương
quan giữa các chiều thiếu hụt. Việc phân tích này cho thông tin về những chiều thiếu hụt
nào có tương quan nhiều với nhau để khi tác động đến một chiều có thể gây tác động liên
đới đến chiều khác. Đặc biệt, phân tích này cũng giúp kiểm định giả định thu nhập có
tương quan mạnh với những yếu tổ khác, do vậy các chính sách nhằm tác động thu nhập có
thể sẽ tác động được đến những thiếu hụt khác.

Hệ số tương quan Kendall Tau b được sử dụng trong phân tích (do các biến có dạng nhị
phân). Kết quả chạy tương quan cho hai thành phố được trình bày trong bảng 10.4.

Bảng 10.4. Hệ số tương quan Kendall Tau b


Thu An sinh Clượng, Thgia
Hà Nội Dvụ nhà Y tế An ninh
nhập XH dtích nhà XH

An sinh XH 0.1243*
Dvụ nhà 0.2129* 0.1611*
Clượng, dtích nhà 0.1157* 0.2093* 0.0949*
Y tế 0.0852* 0.3109* 0.0874* 0.1379*
An ninh -0.0433* -0.0627* -0.0372 -0.0670* -0.0396
Thgia XH 0.0528* 0.3018* 0.0003 0.3602* 0.2064* -0.0486*
Giáo dục 0.1322* 0.0564* 0.0941* 0.0201 0.0915* 0.0424* 0.0039
Thu An sinh Clượng, Thgia
Hồ Chí Minh Dvụ nhà Y tế An ninh
nhập XH dtích nhà XH

An sinh XH 0.0864*
Dvụ nhà 0.0311 0.0853*
Clượng, dtích nhà 0.0686* 0.0910* -0.0111
Y tế 0.0845* 0.2770* 0.0869* 0.1329*
An ninh -0.0148 0.0097 -0.0162 0.0387 -0.0332
Thgia XH 0.1042* 0.2732* 0.0347 0.3252* 0.2776* -0.0628*
Giáo dục 0.0533* 0.0990* 0.0825* 0.0266 0.1544* -0.0155 0.0471*
* Ý nghĩa ở mức 95%

Theo Bảng 10.4, hầu hết các hệ số tương quan đều có ý nghĩa ở mức 95%. Nhìn chung, ở
Hà Nội mối tương quan giữa thu nhập và các chiều khác mạnh hơn so với TP Hồ Chí
Minh; hệ số tương quan cao nhất là 0,21 giữa thu nhập và dịch vụ nhà ở, sau đó là 0,13
giữa thu nhập và giáo dục. Nhưng nhìn chung, các hệ số tương quan này đều rất thấp. Ở TP
Hồ Chí Minh, các hệ số thể hiện hầu như không có tương quan gì giữa thu nhập và các yếu
tố khác. Do vậy những chính sách tác động đến người nghèo thu nhập có thể không đến
được những người có những thiếu hụt khác. An sinh xã hội dường như có tương quan
nhiều nhất đối với một số chiều khác. Đáng ngạc nhiên là sau an sinh xã hội, tham gia các
tổ chức và hoạt động xã hội có tương quan nhiều với các chiều khác (y tế, chất lượng/diện
tích nhà, an sinh xã hội) ở cả hai thành phố. Điều này việc tác động đến khía cạnh tham gia
xã hội của dân cư có thể sẽ đến được những nhóm dân cư đang chịu các thiếu hụt khác.

115
10.3. Tóm tắt kết quả

Những phân tích về tình trạng nghèo của hai thành phố trong phần này của báo cáo đã sử
dụng hai cách tiếp cận là cách truyển thống sử dụng thu nhập và chuẩn nghèo thu nhập làm
công cụ và cách tiếp cận mới đánh giá nghèo đa chiều (bao gồm cả chiều kinh tế và các
chiều xã hội). Sau đây là một số kết quả chính:
- Tỷ lệ nghèo về thu nhập rất thấp ở cả 2 thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh
luôn có tỷ lệ nghèo thấp hơn Hà Nộ i đối với tất cả các chuẩn nghèo được sử dụng.
Nông thôn luôn có ỷt lệ nghèo thu nhập thấp hơn khu vực thành thị của cả hai thành
phố. Người di cư không hộ khẩu có tỷ lệ nghèo cao hơn người có hộ khẩu ở những
chuẩn nghèo thấp; khi chuẩn nghèo tăng lên ở mức cao, không có sự khác biệt giữa tỷ
lệ nghèo thu nhập của hai bộ phận dân cư này.
- Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nghèo cao hơn đối
với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội.

- Ở cả hai thành phố, bốn lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã
hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải),
tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp và thiếu hụt về giáo dục. Đối với
thành phố Hồ Chí Minh, không có thẻ bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề cần quan tâm
với tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế là 42,8%.

- Ở cả hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở
tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu
hụt về tham gia các hoạt động xã hội của người không có hộ khẩu rất cao và chênh lệch
nhiều so với dân có hộ khẩu.
- Dân nghèo về thu nhập ở Hà Nội chủ yếu dồn lại ở những khu vực nông thôn với tỷ lệ
rất cao trên 10%, trong khi ở thành thị chỉ gần 1%.
- Chỉ số nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn
thành thị và người không có hộ khẩu cao hơn người có hộ khẩu. Đặc biệt, chỉ số nghèo
đa chiều rất cao (Mo=0,29) đối với nhóm dân không có hộ khẩu đang có ít nhất một
thiếu hụt. Hơn nữa, khi số chiều thiếu hụt càng tăng thì tỷ trọng dân không hộ khẩu
càng tăng lên.
- Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo Mo là thiếu hụt về
tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát
nước, thải rác, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở. Ở TP Hồ Chí Minh,
thiếu hụt về giáo dục cũng đóng góp một phần đáng kể vào tỷ lệ nghèo đa chiều.
- Yếu tố thu nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tính trạng nghèo
đói đa chiều ở TP Hồ Chí Minh vì yếu tố này có tỷ lệ nghèo thấp, đóng góp thấp vào
chỉ số nghèo đa chiều và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng lên.
- Đối với dân không có hộ khẩu, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ
số nghèo đa chiều, sau đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đáng chú ý, người di cư
không hộ khẩu đang thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và

116
hoạt động xã hội. Tuy nhiên, thu nhập không phải là yếu tố quan trọng và cũng không
thay đổi gì khi số chiều thiếu hụt tăng lên.
- Đối với cư dân có hộ khẩu, bốn đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là
an sinh xã hội, dịch vụ nhà, chất lượng/diện tích nhà và giáo dục. Tham gia vào các tổ
chức và hoạt động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo.
- Thu nhập không có tương quan mấy đối với các chiều nghèo khác. Thay vì đó, anh sinh
xã hội và tham gia các hoạt động xã hội thể hiện tương quan nhiều nhất với các chiều
nghèo khác.

Những kết quả trên càng làm rõ thêm nhận định ban đầu rằng, đối với Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh, công tác giảm nghèo dựa trên tiêu chí kinh tế (thu nhập/chi tiêu) tỏ ra không
phù hợp. Cách tiếp cận đa chiều có vẻ phù hợp hơn, theo đó đời sống của dân cư cần được
đánh giá dựa trên một số khía cạnh kinh tế và xã hội v à các chính sách giảm nghèo, nâng
cao đời sống người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này. Kết quả điều tra
khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành phố cần quan tâm đó là tăng cường tiếp cận hệ
thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải
thiện diện tích nhà ở và tăng cường công tác giáo dục và phổ cập giáo dục trung học cơ sở
cho người dân. Bộ phận dân di cư không có hộ khẩu ở thành phố chiếm một phần lớn trong
số những người nghèo của hai thành phố; cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp họ
thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản.

Kết quả phân tích nghèo theo phương pháp đa chiều của báo cáo có thể sử dụng để lựa chọn
ưu tiên một số chiều đóng góp nhiều nhất vào tình trạng nghèo để tập trung giải quyết. Việc
lựa chọn ưu tiên có thể khác nhau giữa các thành phố, giữa thành thị và nông thôn, hay giữa
các nhóm dân cư khác nhau (ví dụ: có hộ khẩu, không có hộ khẩu), đồng thời làm cơ sở để
phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực và địa phương khác nhau. Kết quả báo cáo cũng có thể
làm cơ sở để khoanh vùng nhóm dân là đối tượng của chính sách giảm nghèo bằng cách xác
định số chiều thiếu hụt tối thiểu để một người bị coi là nghèo. Số chiều có thể được lựa chọn
ở mức thấp, bao phủ nhiều người hoặc có thể đặt ở mức cao mà chỉ bao gồm một số ít những
người trong diện rất nghèo để làm đối tượng chính sách. Việc lựa chọn này hoàn toàn tùy
thuộc vào chiến lược và ngân sách giảm nghèo của từng địa phương.

Báo cáo này giới thiệu phương pháp luận đá nh giá nghèo đa chi ều và đưa ra các chiều
thiếu hụt, cùng các chỉ số và chuẩn nghèo mang tính chất nghiên cứu. Bộ số liệu Điều tra
Nghèo đô thị 2009 được sử dụng như bộ số liệu cơ sở. Trong tương lai, để hoàn thiện hơn
về phương pháp luận, hai thành phố cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các chiều, chỉ tiêu và
chuẩn nghèo phù hợp, cũng như phương pháp luận theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo đô
thị tại hai thành phố.

11. Đối phó với các cú sốc/rủi ro

Năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nhiều
doanh nghiệp sản xuất giảm sút đã buộc phải cắt giảm chi phí, lao động bị sa thải hoặc cắt
giảm hợp đồng. Đồng thời, năm 2008 và 2009 việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu dùng
cho sản xuất và hàng hoá tiêu dùng đã có những tác động đặc biệt đến người nghèo, là

117
nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Người nghèo ở khu vực đô thị càng chịu ảnh hưởng
bất lợi của việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các
nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao. Nhiều người cho biết đã phải cắt giảm chi tiêu, bán
tài sản, phải đi vay tiền hoặc phải cắt giảm chi phí giáo dục,… để giải quyết khó khăn.
Để giải quyết một cách hiệu quả việc giảm nghèo đô thị, cần phải hiểu một cách thấu đáo
về những rủi ro và các cú sốc đã tác động đến người nghèo trong năm qua, những cách họ
sử dụng để đối phó và giảm thiểu những tác động của nó. Từ đó, đưa ra những đánh giá, đề
xuất biện pháp giúp giảm thiểu các rủi ro cho người nghèo ở đô thị.

11.1. Những rủi ro mà người dân gặp phải


Rủi ro mà các hộ gia đình/cá nhân gặp phải trong cuộc sống chia ra các loại: (i) do thảm
họa thiên nhiên và sinh học; (ii) do các cú sốc kinh tế; và (iii) do nguyên nhân từ nội tại hộ
gia đình/cá nhân.
Năm 2009 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy thoái, vấn đề tăng
giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu là khó khăn phổ biến nhất mà người dân thành
phố gặp phải, cả đối với người có hộ khẩu ở thành phố, ở tỉnh thành phố khác. Có 64,8%
hộ trả lời gặp phải khó khăn do tăng giá trong 12 tháng qua, tỷ lệ này ở Hà Nội cao hơn
TP Hồ Chí Minh (74,8% so với 59,8%). Hầu hết các hộ gia đình đều gặp phải khó khăn do
giá tiêu dùng tăng tuy nhiên nhóm có thu nhập thấp và trung bình gặp khó khăn nhiều hơn
(từ 68-70%) nhóm có thu nhập khá và cao (chỉ từ 54-66%). G
) hơn nhóm chủ hộ trẻ tuổi từ
15 đến 24 tuổi (39-56%).
Vấn đề về sức khoẻ là khó khăn đứng thứ hai mà người dân hay gặp phải, có đến 21% hộ
và cá nhân gặ p phải khó khăn này trong 12 tháng qua. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn về sức khỏe
giảm dần theo các nhóm thu nhập, Tỷ lệ này của nhóm hộ nghèo nhất là 27,5% và nhóm
hộ giàu nhất là 14,3%. Theo độ tuổi thì nhóm hộ/cá nhân mà chủ hộ có độ tuổi từ 55 tuổi
trở lên cũng gặp khó khăn này nhiều hơn.
Thiên tai, dịch bệnh không phải là rủi ro lớn mà người dân hai thành phố hay gặp phải. Tỷ
lệ hộ dân gặp phải khó khăn này chỉ là 1,7%, trong đó người sinh sống tại Hà Nội là 3,4%;
sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh là 0,9%. Thiên tai dịch bệnh cũng là mối quan tâm
nhiều hơn của người dân có độ tuổi từ 55 trở lên (3,1%) so với các nhóm khác.

118
Đồ thị 11.1. Các khó khăn 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu của chủ hộ

Chia theo trình độ học vấn của chủ h ộ thì loại rủi ro là kinh doanh suy giảm/thua lỗ tập
trung nhiều ở nhóm chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Trong 12 tháng qua, 10% đến 15% hộ
kinh doanh suy giảm/thua lỗ thuộc về các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn từ
trung học phổ thông trở xuống. Chia theo nhóm thu nhập thì tỷ lệ hộ kinh doanh suy
giảm/thua lỗ trong 12 tháng qua tăng dần từ nhóm hộ nghèo nhất (9,4%) đến nhóm hộ giàu
nhất (13,6%).
So sánh giữa hai thành phố, ngoài khó khăn về vấn đề tăng giá, người dân sống tại Hà Nội
gặp nhiều khó khăn về sức khỏe, tiền lương chậm trả, thiên tai dịch bệnh, người thân gặp
hoạn nạn. Trong khi đó, người dân sống tại TP Hồ Chí Minh lại gặp khó khăn về kinh
doanh suy giảm/thua lỗ, mất việc nhiều hơn.
Đồ thị 11.2. Các khó khăn 12 tháng qua chia theo thành phố nơi hộ sinh sống

119
- Tỷ lệ gặp các loại khó khăn phụ thuộc vào số lượng người trong hộ và số người sống phụ
thuộc.
Thường các hộ gia đình có ít người thì ít gặp khó khăn hơn các hộ đông người. Tỷ lệ hộ
gặp khó khăn các loại trong 12 tháng qua ở hộ có 1 người là 62,3%; ở hộ có 3 người là
76%; ở hộ có 4 người là 80,8% và ở hộ có 5 người trở lên là 81,1%.
Bảng 11.1. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người
sống trong hộ (%)
Số người sống trong hộ
Chung 5 người
1 người 2 người 3 người 4 người
trở lên
Tổng số 75,1 62,3 78,5 76,0 80,8 81,1
Loại khó khăn
- Tăng giá th ực phẩm/hàng tiêu dùng 64,8 50,3 65,6 66,1 70,7 73,3
- Mất việc 5,4 6,5 1,6 5,7 4,7 6,9
- Không được trả hoặc chậm trả tiền
2,6 2,5 1,2 2,9 2,4 3,2
lương, công
- Kinh doanh phá sản 0,5 - - 0,5 1,3 0,3
- KD suy giảm, thua lỗ 11,1 3,3 16,3 11,4 14,0 13,7
- Mất/giảm tiền được gửi 0,5 0,2 0,2 1,6 0,3 0,1
- Khó khăn về sức khoẻ 21,0 10,9 27,8 18,8 23,1 28,6
- Thiên tại, dịch bệnh 1,7 2,0 0,6 1,2 1,5 2,8
- Thành viên gia đình gặp khó khăn
4,2 5,0 3,9 3,3 4,0 4,4
cần giúp
- Các khó khăn khác 1,2 1,3 1,6 1,5 0,7 1,1

Những hộ gia đình có ít người ngoài những khó khăn về tăng giá, về sức khỏe họ còn phải
trợ giúp người thân nhiều hơn. 50,3% hộ gia đình có 1 người gặp khó khăn về tăng giá
thực phẩm, tỷ lệ này ở hộ có 3 người là 66,1% và ở hộ có 5 người trở lên là 73,3%. Ngược
lại, tỷ lệ hộ gia đình có thành viên gặp hoạn nạn/khó khăn cần trợ giúp ở hộ gia đình có ít
người lại cao hơn ở hộ gia đình có nhiều người. 5,0% hộ gia đình có 1 người có thành viên
gia đình gặp khó khăn/hoạn nạn cần trợ giúp so với ở hộ có 2 người là 3,9%; hộ có 3 người
là 3,3%; hộ có 4 người là 4,0%; hộ có 5 người trở lên là 4,4%. Hộ 1 người đa phần là các
cá nhân sống một mình, là dân di cư vào thành phố, họ lên thành phố kiếm việc làm và
phải trợ giúp cho người thân ở quê nhà.
Khó khăn liên quan đến sức khỏe thì hộ đông người bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt từ 4-
5 người trở lên từ 23,1% -28,6%.
Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn c ũng có mối liên hệ với số người sống phụ thuộc tại hộ. Những
hộ gia đình có ít người sống phụ thuộc sẽ gặp khó khăn ít hơn những gia đình còn lại.

120
Bảng 11.2. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người
sống phụ thuộc tại hộ 21
Số người sống phụ thuộc tại hộ
Chung 4 người
0 người 1 người 2 người 3 người
trở lên
Tổng số 75,1 68,6 76,6 83,3 76,0 89,4
Loại khó khăn
- Tăng giá thực phẩm/hàng tiêu
64,8 57,6 66,1 73,6 68,0 79,3
dùng
- Mất việc 5,5 5,5 5,9 4,7 4,0 12,2
- Không được trả hoặc chậm trả
2,6 2,3 2,6 2,3 3,3 6,1
tiền lương, công
- Kinh doanh phá sản 0,5 0,2 0,4 1,3 0,4 -
- KD suy giảm, thua lỗ 11,1 9,37 12,35 12,79 9,81 11,47
- Mất/giảm tiền được gửi 0,5 0,2 1,2 0,3 - -
- Khó khăn về sức khoẻ 21,0 14,2 23,0 26,8 28,3 35,0
- Thiên tại, dịch bệnh 1,7 1,5 1,9 2,0 0,9 3,9
- Thành viên gia đình gặp khó
4,2 5,2 3,7 3,1 1,5 10,2
khăn cần giúp
- Các khó khăn khác 1,2 1,2 1,5 0,6 - 4,8

Hộ không có người sống phụ thuộc chỉ có 68,6% gặp khó khăn trong 12 tháng qua; ỷt lệ
này ở hộ có 1 người là 76,6% và có 4 người phụ thuộc trở lên là 89,4%. Đối với hộ có
nhiều người sống phụ thuộc thì khó khăn do tăng giá thực phẩm, mất việc chiếm tỷ lệ khá
lớn so với hộ có ít người sống phụ thuộc. 79,3% hộ có 4 người trở lên sống phụ thuộc gặp
khó khăn do tăng giá thực phẩm; tỷ lệ này ở hộ có 1 người sống phụ thuộc chỉ là 66,1% và
ở hộ không có người sống phụ thuộc chỉ còn 57,6%. Tương tự, đối với khó khăn do mất
việc là 12,2%; 5,9% và 5,5%.

Tỷ lệ hộ không có người sống phụ thuộc gặp khó khăn do thành viên gia đình hoạn nạn cần
trợ giúp khá cao so với các hộ gia đình có 1-3 người sống phụ thuộc, chiếm 5,2%. Tỷ lệ
này ở hộ có 1 người sống phụ thuộc chỉ là 3,7%; có 2 người sống phụ thuộc là 3,1 và có 3
người sống phụ thuộc là 1,5%. Điều này khá phù hợp với nhận định ở trên. Đây đa số là
những cá nhân di cư vào thành phố, thuê nhà để sinh sống. Họ sống một mình, không cùng
với gia đình và phải gửi tiền về trợ giúp cho người thân ở quê.

21
Số người sống phụ thuộc là số người không làm việc để tạo ra thu nhập sống tại hộ.

121
- Những hộ gia đình không có hộ khẩu tại Hà Nội và TP HCM gặp phải khó khăn dường
như không phụ thuộc vào thời gian sống tại các thành phố này trong 12 tháng qua và thời
gian lần đầu tiên đến TP.
Bảng 11.3. Tỷ lệ hộ không có hộ khẩu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn chia
theo thời gian sống tại thành phố trong 12 tháng qua (%)

Thời gian sống tại thành phố


Chung trong 12 tháng qua
0-3 tháng 4-6 tháng 7-9 tháng 10-12 tháng
Tổng số 66,0 63,0 70,3 66,8 65,9
Loại khó khăn
- Tăng giá thực phẩm/hàng tiêu
55,5 53,1 55,7 46,1 57,1
dùng
- Mất việc 6,0 6,9 11,1 4,1 5,2
- Không được trả hoặc chậm trả
2,7 2,2 3,0 1,6 2,9
tiền lương, công
- Kinh doanh phá sản 0,1 0,5 - - -
- KD suy giảm, thua lỗ 8,0 2,8 3,1 10,6 9,8
- Mất/giảm tiền được gửi 0,2 0,5 0,1 - 0,2
- Khó khăn về sức khoẻ 11,0 6,1 13,1 17,4 11,2
- Thiên tại, dịch bệnh 1,6 1,6 0,8 5,8 1,3
- Thành viên gia đình gặp khó
4,8 5,3 5,0 10,2 4,1
khăn cần giúp
- Các khó khăn khác 1,2 1,7 1,0 1,4 1,2

Tỷ lệ mất việc ở nhóm có thời gian ở thành phố từ 4-6 tháng cao hơn hẳn so với nhóm khác
(11,1%); nhóm này c ũng là nhóm bị chậm trả tiền lương, tiền công cao hơn nhất (3,0%).
Bảng 11.3 cũng cho thấy nhóm ở thành phố từ 7-9 tháng có tỷ lệ gặp khó khăn thấp hơn
các nhóm khác về thực phẩm tăng giá (46 ,1%); mất việc (4,1%); chậm trả lương (1,6%)
nhưng lại cao nhất về kinh doanh suy giảm (10,6%); sức khoẻ (17,4%); thiên tai (5,8%);
thành viên gia đình gặp khó khăn (10,2%).

11.2. Cách thức đối phó với rủi ro


Để đối phó với các rủi ro, khó khăn người dân có rất nhiều cách. Nhưng đa số các hộ gặp
khó khăn chọn cách dùng tiền tiết kiệm, bán tài sản hoặc trì hoãn đầu tư (55,2% hộ), tiếp
đó là vay tiền (17% hộ), làm thêm giờ, làm thêm việc (14,3% hộ), giảm chi tiêu cho giáo
dục (3,8%). Ngoài ra hộ gặp khó khăn còn nhận được sự trợ giúp từ các chương trình của
nhà nước (2% hộ) hoặc của các tổ chức phi chính phủ (0,8% hộ).

122
Chia theo nhóm thu nhập, hai nhóm nghèo nhất và nhóm nghèo khi gặp khó khăn, rủi ro thì
cách giải quyết phổ biến là dùng tiền tiết kiệm, bá n tài sản (57%, 61,1% hộ), vay tiền
(27,4%, 21,7% hộ), làm thêm giờ, thêm việc (20,6%,15,7% hộ), và giảm chi tiêu cho giáo
dục (6,9%, 4,5% hộ) . Trong khi đó chỉ có 1,6% hộ thuộc nhóm hộ giàu nhất cắt giảm chi
tiêu cho giáo dục khi gặp khó khăn.
Các hộ chọn cách giảm chi tiêu cho giáo dục để đối phó với khó khăn đa phần là giảm chi
tài liệu học tập chiếm tỷ lệ 73,2%; giảm chi tiêu các lớp học thêm, chiếm tỷ lệ 17,1%; cho
con thôi học chỉ chiếm 2,6%. Tuy tỷ lệ cho con thôi học khi gặp khó khăn thấp nhưng s ố
này rơi vào những hộ thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất , có 6,2% hộ nghèo nhất cắt giảm
chi tiêu giáo dục bằng cách cho con thôi học.
Xét trình độ học vấn của chủ hộ thì toàn bộ số hộ cho con thôi học khi khó khăn rơi
(cô ). Có thể thấy là,
người nghèo và người trình độ thấp mới giải quyết khó khăn trước mắt khi cho con cái
nghỉ học để đi làm kiếm tiền. Họ vẫn chưa ý thức được rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho tương lai và đây chính là giải pháp để thoát nghèo bền vững.
/thêm việc để đối phó với rủi
ro. Hộ có thu nhập thấp và trung bình làm thêm việc/thêm giờ nhiều hơn hộ có thu nhập
khá và cao. 20,7% hộ có thu nhập thấp nhất phải làm thêm; nhưng chỉ có 10,2% hộ có thu
nhập cao nhất phải làm thêm khi có khó khăn.
Các chương trình trợ giúp của nhà nước để khắc phục rủi ro đã giúp ích nhiều cho các hộ
gia đình/cá nhân khi bị thiên tai, dịch bệnh hay gặp khó khăn về sức khoẻ.

Đồ thị 11.3. Cách thức đối phó với khó khăn chia theo nhóm thu nhập chung

Nhưng có thể t hấy rằng tỷ lệ hộ nhận được sự trợ giúp của khi gặp rủi ro, khó khăn là
tương đối thấp, chỉ có 2% hộ. Ngoài ra có 0,8% hộ khó khăn được nhận trợ giúp từ các
hội/đoàn thể, tổ chức tư nhân.
Trong khi đó, có đến 7,1% hộ nhận trợ giúp từ họ hàng sống cùng thành phố; 5,3% hộ nhận
trợ giúp từ họ hàng sống ở trong nước và 2,6% hộ nhận trợ giúp từ bạn bè và hàng xóm.

123
Sự trợ giúp của chính quyền, đoàn thể tuy chú ý nhiều hơn vào những hộ nghèo và cận
nghèo nhưng đa phần là thuộc về những hộ có hộ khẩu thường trú tại hai thành phố. Nhóm
hộ dân di cư ít nhận được sự trợ giúp này hơn. Thuộc nhóm hộ nghèo có 6,2% nhận được
sự trợ giúp của chính quyền; 1,3% nhận được sự trợ giúp của các hội/đoàn thể, tổ chức tư
nhân. Thuộc nhóm cận nghèo có 1,3% và 0,9%. Chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu thì
hộ có hộ khẩu thường trú có 2,4% hộ nhận được sự trợ giúp của chính quyền và 0,8% nhận
được sự trợ giúp của các hội/đoàn thể, tổ chức tư nhân. Trong khi hộ có hộ khẩu tại thành
phố/tỉnh khác, tỷ lệ tương ứng là 0,9% và 0,5
tình trạng đăng ký .

Tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người dân
Một tỷ lệ tương đối cao các hộ/cá nhân phải vay tiền để giải quyết khó khăn. Nhưng có thể
thấy phần lớn trong số họ vay tiền của bạn bè và người thân chứ ít vay của các ngân hàng,
kể cả ngân hàng chính sách và quỹ quốc gia về việc làm. Trong tổng số những hộ vay để
giải quyết khó khăn có 10,9% hộ đi vay bạn bè, người thân nhưng chỉ có 1,4% hộ vay của
ngân hàng chính sách xã hội; 1% vay từ các ngân hàng khác; 1,1% vay từ các tổ chức đoàn
thể và 0,6% vay từ quỹ xóa đói giảm nghèo. Trong khi đó, tỷ lệ hộ phải vay từ người cho
vay lấy lãi cũng không phải ít. Có 2,1% hộ phải vay từ nguồn này để giải quyết khó khăn
của gia đình mình. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ sống tại TP Hồ Chí Minh phải vay của người cho
vay lấy lãi nhiều hơn những hộ sống tại Hà Nội (2,9% so với 0,7%). Điều này cho thấy,
việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của nhà nước và các đoàn thể của người dân nói
chung còn khó khăn. Khi cần tiền, người dân có xu hướng vay từ khu vực tín dụng phi
chính thức. Một nguyên nhân quan trọng do khu vực này thường không đòi hỏi thế chấp về
tài sản, thủ tục vay đơn giản, thuận tiện. Hoặc có thể có nguyên nhân là do các thể chế tín
dụng chính thức ban hành không cho phép một số hộ gia đình tiếp cận với hình thức tín
dụng này và vì vậy các hộ này đã phải tìm đến thị trường tín dụng phi chính thức.
Theo tình tr ạng đăng ký hộ khẩu của chủ hộ, tình trạngngười dân thường trú tại hai thành phố dễ
dàng ti ếp cận nguồn vốn tín dụng của nhà nước và các tổ chức, đoàn thể hơn người dân di cư.
Bảng 11.4. Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn chia theo nơi vay và tình trạng đăng ký
hộ khẩu của hộ(%)
Tình trạng đăng ký hộ khẩu
Chung Tại thành phố Tại tỉnh/thành
khảo sát phố khác
Tổng số 16,91 16,72 17,48
- Ngân hàng chính sách xã hội 1,37 1,64 0,60
- Ngân hàng nông nghiệp 1,25 1,48 0,60
- Các ngân hàng khác 1,02 1,32 0,18
- Quĩ quốc gia về việc làm 0,02 0,03 -
- Các tổ chức tín dụng qui mô nhỏ 0,14 0,17 0,03
- Các tổ chức Hội, Đoàn thể 1,09 1,48 -
- Quĩ xoá đói giảm nghèo 0,56 0,70 0,18
- Người cho vay lấy lãi 2,10 2,09 2,14

124
- Họ hàng/bạn bè 10,88 9,94 13,52
- Khác 0,64 0,38 1,37
Tuy chỉ có 0,03% hộ gặp khó khăn vay tiền của quĩ quốc gia giải quyết việc làm, nhưng
toàn bộ số hộ được vay khoản này là hộ có hộ khẩu tại hai thành phố khảo sát và thuộc
nhóm hộ có thu nhập thấp nhất.
Quĩ xoá đói giảm nghèo cho 0,56% hộ có khó khăn vay tiền, nhưng đa phần trong số này
là cho các hộ có hộ khẩu tại hai thành phố khảo sát vay và là những hộ gặp khó khăn thuộc
nhóm có thu nhập thấp nhất và cận thấp nhất.

Vấn đề bình đẳng giới


Khi gặp khó khăn cần phải giảm chi tiêu cho giáo dục, tính chung cả 2 thành phố thì thành
viên là nam chịu nhiều ảnh hưởng nhất chiếm 36% so với tổng số thành viên trong hộ khó
khăn, tỷ lệ này ở nữ chỉ là 28,6%. Nhưng nếu chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu thì có
sự khác biệt. Đối với dân thường trú, khi phải cắt giảm chi tiêu cho giáo dục, tỷ lệ con trai
bị ảnh hưởng cao hơn tỷ lệ con gái nhưng cũng không chênh lệch nhiều lắm (36,6% so với
26,8%). Nhưng đối với dân di cư , khi phải giảm chi tiêu cho giáo dục thì tỷ lệ con gái bị
ảnh hưởng cao hơn rất nhiều so với con trai (63,2% so với 21,9%).

Đồ thị 11.4. Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục
chia theo giới tính và tình trạng hộ khẩu của chủ hộ (%)

Một trong những cách người dân đối phó với các rủi ro, cú sốc là làm thêm giờ, kiếm thêm
việc. Người di cư phải làm thêm việc, thêm giờ nhiều hơn dân thường trú. Tỷ lệ nam giới

125
đảm nhận việc này cao hơn nhiều so với nữ, cả hộ có hộ khẩu thường trú và dân di cư (so
với tổng số thành viên của hộ).

Bảng 11.5. Tỷ lệ thành viên trong hộ phải làm thêm giờ, thêm việc chia theo giới tính và
tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ (%)

Tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ


Chung
Tại thành phố Thành phố/tỉnh
khảo sát khác

Tổng số 34,54 31,17 49,24


- Nam 42,45 38,32 59,54
- Nữ 27,22 24,72 38,79

12. Tham gia các hoạt động xã hội


Phần này trình bày sự tham gia chính thức hoặc không chính thức vào các hoạt động
xã hội của các hộ gia đình. Ở các thành phố, tình trạng phân biệt đối xử giữa dân di cư và
dân sở tại, giữa người nghèo và người giàu dường như vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong
việc tham gia vào các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội tại nơi cư trú. Thông qua
đánh giá các hoạt động xã hội mà người dân đã tham gia, các lý do chính khiến người dân
không tham gia, đề xuất các biện pháp để khuyến khích sự tham gia của người dân vào các
hoạt động xã hội.
Tham gia hoạt động xã hội có thể thông qua nhiều hình thức; trong Điều tra nghèo đô thị
UPS-09, những hoạt động xã hội của người dân được chia thành 4 nhóm:

• Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm là thành viên hoặc hoạt động trong
đoàn thanh niên, công đoàn ho ặc liên hiệp nông dân, hội phụ nữ, cựu chiến binh,
người cao tuổi hoặc hội sinh viên.

• Tham gia vào các hoạt động trong khu vực sinh sống như tham dự các cuộc họp tổ dân
phố về kế hoạch hóa gia đình hoặc các tổ chức trong khu vực, hoặc đóng góp cho các
quĩ xã hội.

• Cung cấp các dịch vụ xã hội bao gồm được cung cấp thông tin liên quan đến các chính
sách, thông tin liên quan đến chăm sóc y tế, tiêm chủng, hoặc dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe sinh sản,...

• Các quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống như tham gia các sự kiện xung quanh
hàng xóm (như đám cư ới, đám tang,...), và giao lưu ới
v hàng xóm (như thăm hỏi,
chuyện trò,…)

126
Đầu tiên chúng tôi đánh giá mức độ tham gia trong bốn lĩnh vực rộng này và sau đó nghiên
cứu chi tiết hơn một số thành phần. Tiếp theo đó là tìm hiểu tại sao một số người không
tham gia vào các hoạt động xã hội.

12.1. Hoạt động xã hội mà người dân tham gia

Hoạt động xã hội mà người dân hai thành phố tham gia bao gồm: tham gia các tổ chức
chính trị - xã hội; các hoạt động xã hội như họp tổ dân phố, họp tiếp xúc cử tri, đóng góp
quĩ xã hội và từ thiện; được cung cấp các dịch vụ xã hội; quan hệ xã hội trong khu vực sinh
sống.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội khá cao, nhưng mức độ
tham gia các loại hình hoạt động khác nhau. Chỉ có 57,6% hộ có thành viên tham gia các tổ
chức chính trị - xã hội; 75,3% hộ tham gia các hoạt động xã hội; 70% hộ được cung cấp
các dịch vụ xã hội và 93% hộ có các quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống.
Người dân sống tại Hà Nội tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn người dân sống ở TP
Hồ Chí Minh. Tỷ lệ hộ ở Hà Nội tham gia các tổ chức chính trị xã hội là 73%, tại TP Hồ
Chí Minh là 50%; tương tự, tham gia các hoạt động xã hội l à 80,1% và 72,8%; được cung
cấp các dịch vụ xã hội là 83,7% và 73,7%; có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống là
95,4% và 91,8%. (Xem đồ thị 12.1)

Đồ thị 12.1. Các loại hình tham gia hoạt động xã hội theo thành phố

TP. HCM 50.0


Tổ chức chính trị - xã hội
Hà Nội 73.0

Các hoạt động trong 72.8


khu phố 80.1

Cung cấp các dịch vụ 73.7


xã hội 83.7

Quan hệ xã hội trong 91.8


khu vực 95.4

0 20 40 60 80 100

Tỷ lệ hộ tham gia (%)

127
Hình 12.2 cho thấy trong tất cả các loại hoạt động xã hội, tỷ lệ dân sở tại tham gia các hoạt
động xã hội cao hơn dân di cư. Như trong khi 68,7% dân sở tại tham gia các tổ chức chính
trị - xã hội thì tỷ lệ này của dân di cư chỉ có 31,8%. Dân di cư chỉ tham gia các hoạt động
xã hội và có quan hệ xã hội rộng rãi trong khu vực sinh sống.

Đồ thị 12.2: Các loại hình tham gia hoạt động xã hội chia theo tình trạng hộ khẩu

Tổ chức chính trị - Người di cư 31.8


xã hội Người thường trú 68.7

Các hoạt động trong 30.3


khu phố 94.6

Cung cấp các dịch 48.4


vụ xã hội 89.4

81.1
Quan hệ xã hội trong 98.1
khu vực

0 20 40 60 80 100

Tỷ lệ hộ tham gia (%)


Sự tham gia của các hộ dân vào các tổ chức chính trị - xã hội không cao. Chỉ có 68,7% hộ
dân có hộ khẩu tại hai thành phố khảo sát; 31,8% hộ dân có hộ khẩu tại thành phố/tỉnh
khác tham gia vào các tổ chức này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là hộ có hộ khẩu tại
tỉnh thành phố khác tham gia rất nhiều vào tổ chức công đoàn (25.5%), có thể là do lao
động di cư thường làm tại các nhà máy, khu công nghiệp và họ tham gia tổ chức công
đoàn cơ sở ở những đơn vị này.
Người có hộ khẩu tại tỉnh/thành phố khác tuy có 30,3% hộ tham gia vào hoạt động xã hội
tại khu vực đang sinh sống nhưng chủ yếu tham gia vào việc đóng góp cho các quĩ xã hội
và quĩ từ thiện với tỷ lệ 27,2%. Tham gia họp tổ dân phố chỉ có 14,7%; tham gia họp tiếp
xúc cử tri 6,2%; họp góp ý chính sách, qui định tại női cý trú 9,6%.
Người dân sở tại được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh sống như cung cấp
thông tin liên quan đến các chính sách, thông tin liên quan đến chăm sóc y tế, tiêm chủng,
hoặc dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản,.. .cao hơn dân di cư . Có 89,4% hộ dân có hộ
khẩu tại thành phố được cung cấp các dịch vụ này, trong khi đó chỉ có 48,4% hộ dân có hộ
khẩu tại thành phố/tỉnh khác được cung cấp. Người có hộ khẩu tại thành phố/tỉnh khác chủ
yếu được cung cấp thông tin về chiến dịch phát động kiểm soát dịch bệnh (42,5% hộ dân)
và thông tin liên quan đến chăm sóc y tế (34,6%) , nhưng họ cũng nhận được thông tin liên

128
quan đến tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản - xem bảng 12.1 - nhưng tỷ lệ hộ được
cung cấp thông tin trong các trường hợp này ít hơn phân nửa so với dân sở tại.

Bảng 12.1. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp các dịch vụ xã hội chia theo tình trạng đăng ký hộ
khẩu (%)
Được cung Được cung cấp Tiêm Chiến dịch Chăm sóc
cấp thông tin thông tin liên chủng phát động sức khoẻ
liên quan đến quan đến chăm kiểm soát sinh sản
chính sách sóc y tế dịch bệnh

Chung 63,9 67,1 57,3 68,2 57,4


Tình trạng đăng ký hộ khẩu
- Tại thành phố khảo sát 79,2 81,2 70,5 79,3 70,9
- Tại tỉnh, thành phố khác 28,4 34,6 26,6 42,5 26,1

Theo thu nhập, nhóm có thu nhập thấp nhất ít tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt
là ít tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội (chỉ có 47,8% số hộ thuộc nhóm này tham
gia); 70,9% tham gia vào các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống nhưng chủ yếu là
tham gia họp tổ dân phố và tham gia đóng góp cho các qu ĩ xã hội và từ thiện. Các hoạt
động như họp tiếp xúc cử tri hay góp ý chính sách/qui định tại nơi cư trú ít được người có
thu nhập thấp quan tâm (Xem bảng 12.2).

Bảng 12.2. Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội chia theo hộ khẩu thường trú, giới
tíncủa chủ hộ và theo 5 nhóm thu nhập(%)
Tỷ lệ hộ tham Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ được Tỷ lệ hộ tham gia
gia các tổ chức tham gia các cung cấp các quan hệ xã
chính trị - hoạt động các dịch vụ hội trong khu
xã hội xã hội xã hội vực sinh sống

Chung 57,6 75,3 77,0 93,0


Tình trạng đăng ký hộ khẩu
- Tại TP khảo sát 68,7 94,6 89,4 98,1
- Tại tỉnh, TP khác 31,8 30,3 48,4 81,1

Giới tính của chủ hộ


- Nam 60,1 78,9 78,9 93,4
- Nữ 54,2 70,3 74,4 92,5
5 nhóm thu nhập chung

129
Nhóm 1 47,8 70,9 75,2 90,4
Nhóm 2 57,8 76,7 80,4 92,6
Nhóm 3 61,4 74,2 76,9 92,8
Nhóm 4 63,2 73,5 76,9 94,0
Nhóm 5 57,2 80,5 76,2 94,8
Về quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống, những hộ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất ít
tham gia hơn các nhóm thu nhập khác, nhưng sự khác biệt này nhỏ (90,4% so với 94,8%).
Nếu chia theo giới tính của chủ hộ thì sự tham gia các hoạt động xã hội của các hộ có chủ
hộ là nam nhiều hơn các hộ có chủ hộ là nữ. 60,1% hộ có chủ hộ là nam tham gia các tổ
chức chính trị xã hội trong khi chỉ có 54,2% hộ có chủ hộ là nữ tham gia (xem bảng 12.2).
Tương tự, tham gia các hoạt động xã hội tại khu vực sinh sống tăng lên đến 78,9% đối với
hộ có chủ hộ là nam và chỉ có 70,3% dối với hộ có chủ hộ là nữ; được cung cấp các dịch
vụ xã hội là 78,9% và 74,4%; tham gia các quan ệh xã hội trong khu vực sinh sống là
93,4% và 92,5%.

12.2 Lý do không tham gia các hoạt động xã hội


Không phải tất cả các hộ đều tham gia các hoạt động xã hội, và điều đáng quan tâm là tại sao
họ không tham gia. Một số câu hỏi trong điều tra nghèo đô th ị cho phép trả lời vấn đề này.
Loại hoạt động xã hội ít được người dân tham gia nhất là các tổ chức chính trị - xã hội, tỷ
lệ hộ không tham gia chiếm 42, 4% số hộ khảo sát, tiếp đến là các hoạt động xã hội trong
khu vực sinh sống 24,7%, các dịch vụ xã hội 23%; các quan hệ xã hội 7%. Một số hộ đáng
kể trả lời do không có thời gian tham gia hoặc không thích tham gia các tổ chức chính trị -
xã hội và tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống. 13,2% hộ dân không có
thời gian và 5,9% không thích tham gia các ổt chức chính trị - xã hội ; các tỷ lệ đối với
không tham gia các hoạt động xã hội tuần tự là 4,7% và 1,1%. Tỷ lệ này giữa hai thành phố
có khoảng cách khác nhau khá xa. Tỷ lệ người dân sống tại TP Hồ Chí Minh trả lời không
có thời gian tham gia, không thích tham gia các hoạt động xã hội luôn gấp đôi, thậm chí
gấp ba lần tỷ lệ của Hà Nội.
Một tỷ lệ không nhỏ hộ dân trả lời không tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh
sống do không có hộ khẩu (7,6%), không được tham gia (6,9%) và không biết làm thế nào
tham gia (1,4%). Điều này có thể lý giải là người dân có thể tham gia các tổ chức chính trị
xã hội tại nơi khác (nơi làm việc,quê nhà,…) không phải nơi họ sinh sống. Còn các hoạt
động xã hội trong khu vực sinh sống (bao gồm họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri, góp ý chính
sách…) bắt buộc họ phải tham gia tại nơi đang cư trú. Việc này chỉ thực hiện được khi họ
có hộ khẩu hoặc đã đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn sinh sống.
Bảng 12.3. Lý do không tham gia vào các hoạt động xã hội của người không có hộ khẩu tại
TP khảo sát (%)
Lý do không tham gia hoạt động xã hội

130
Không biết
Không Không Không
làm thế Không Không có
được có hộ
thích nào tham liên quan thời gian
tham gia khẩu
gia
A. Hộ có hộ khẩu tại thành
phố/tỉnh khác
1. Tổ chức chính trị - xã hội 5,1 11,4 3,6 62,7 10,1 21,1
2. Các hoạt động xã hội 1,1 7,8 1,6 10,1 9,0 6,0
3. Các dịch vụ xã hội 0,7 11,0 2,7 26,3 10,6 12,2
4. Quan hệ xã hội 2,1 1,6 0,2 4,9 1,0 8,6
B. Hộ có hộ khẩu tại thành
phố khảo sát
1. Tổ chức chính trị - xã hội 6,3 3,0 1,9 28,5 0,5 9,8
2. Các hoạt động xã hội 0,7 1,5 0,4 0,6 0,5 2,4
3. Các dịch vụ xã hội 0,3 1,8 1,2 6,1 0,3 2,3
4. Quan hệ xã hội 0,2 0,1 0,0 0,2 0,0 0,8

Mặc dù có 18,9% hộ di cư không có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống nhưng phần
lớn là do không có thời gian (8,6%) chứ không phải do phân biệt đối xử. Dân di cư dành
phần lớn thời gian để đi làm vì vậy mức độ giao tiếp với hàng xóm cũng như thời gian cho
các sự kiện ở hàng xóm/láng giềng bị hạn chế.
Có một điều rất thú vị là tỷ lệ trả lời lý do không có thời gian tham gia vào các hoạt động
xã hội của các hộ thuộc nhóm có thu nhập khá và cao lại nhiều hơn các hộ thuộc nhóm có
thu nhập thấp và trung bình. Có thể thấy điều này qua đồ thị 12.3
Đồ thị 12.3.Tỷ lệ hộ trả lời không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5
nhóm thu nhập chung (%)

131
Ngược lại, tỷ lệ hộ không tham gia các hoạt động xã hội trả lời do không được tham gia
của nhóm có thu nhập thấp cao hơn đối với nhóm có thu nhập cao – xem hình 12.5. Tỷ lệ
này chênh lệch khá lớn ở hoạt động tham gia các ổt chức chính trị - xã hội và các hoạt
động xã hội trong khu vực sinh sống. Đây là đặc tính dễ bị tổn thương của người nghèo.
Phải chăng tâm lý tự ti của người nghèo vẫn còn rất cao.
Đồ thị 12.4. Tỷ lệ hộ trả lời không được tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 nhóm
thu nhập chung (%)

13. Dân di cư và dân thường trú


Đối tượng khảo sát nghèo đô thị chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu gồm ba nhóm:
- Những người đăng ký hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là dân thường trú;

132
- Những người đăng ký hộ khẩu tại tỉnh, thành phố khác hiện đang sinh sống, làm việc tại
thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là dân di cư;
- Và những người không có đăng ký hộ khẩu ở nơi nào, riêng nhóm này do số mẫu thu
thập thông tin nhỏ không đủ đại diện nên trong phần phân tích sẽ không đề cập đến.

13.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Khảo sát nghèo đô thị nghiên cứu tất cả những người dân có mặt ở địa bàn vào thời điểm
khảo sát bao gồm cả dân thường trú và dân di cư . Kết quả mẫu khảo sát nghèo đô thị có
82,5% là dân thường trú và 17,4% là dân di cư . Trong đó dân di cư trong mẫu khảo sát
của Hà Nội là 11,4%, TP. Hồ Chí Minh: 20,6%.
Qua bảng 1 3.1 cho thấy q ui mô hộ gia đình thường trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh gấp hai lần qui mô của hộ di cư . Qui mô hộ di cư bình quân 1,7 người/hộ (1,4
người/hộ ở Hà Nội, 1,8 người/hộ ở thành phố Hồ Chí Minh) do đặc điểm người dân di cư
đến thành phố làm ăn, sinh sống thường đi đơn lẻ hoặc chỉ đi những người là lao động của
gia đình. Số người phụ thuộc trên một lao động của dân di cư cũng rất thấp, kết quả khảo
sát cho thấy tỷ lệ phụ thuộc lao động của dân di cư là 0,3, cứ một lao động di cư chỉ có
0,3 người phụ thuộc trong khi đó của hộ dân thường trú là 1,4 người.
: 72% dân di cư đến Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tập trung trong độ tuổi từ 15-39, tỷ lệ này của nhóm dân thường
trú là 42,3%. Về giới tính, tỷ lệ nữ của dân di cư là 53,1% so với tỷ lệ nữ dân thường trú
là 52,7%. Tuy nhiên ở độ tuổi 15 -19 và 20-24, tỷ lệ nữ của dân di cư cao 53,3% và 58,7%
so với 51,1% và 54,6% của dân thường trú.
Bảng 13.1: Một số chỉ tiêu đặc điểm nhân khẩu học

Đvt Dân thường trú Dân di cư

Qui mô hộ Người/hộ 3,9 1,7


Hà Nội Người/hộ 4,0 1,9
TP. Hồ Chí Minh Người/hộ 3,7 1,5
Lao động bình quân hộ Người/hộ 2,5 1,4
Tỷ lệ phụ thuộc lao động Người 1,4 0,3
Tổng dân số % 100,0 100,0
Trong đó nhóm tuổi:
15-19 % 7,2 13,1
20-24 % 7,5 19,4
25-29 % 9,6 19,8
30-34 % 9,0 11,7
35-39 % 9,0 7,9

133
Chia theo giới tính
Nam % 47,3 46,9
Nữ % 52,7 53,1

13.2. Trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn

Đặc điểm về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của hai nhóm dân thường trú và dân di
cư có nhiều điểm khác nhau từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến việc làm và cuộc
sống của từng nhóm dân cư.
Bảng 13.2 cho thấy dân di cư có trình độ học vấn thấp hơn dân thường trú, tỷ lệ dân di cư
có trình độ tiểu học và trung học cơ sở cao hơn dân thường trú (55,5% so với 42,2%), còn
ở trình độ cao hơn thì dân di cư đạt thấp so với dân thường trú như trung học phổ thông
(25,6% so với 29,7%), cao đẳng trở lên ( 9,2% so với 18,8%).
Bảng 13.2: Dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn (%)

Dân thường trú Dân di cư

Tổng số 100,0 100,0


Không bằng cấp 9,3 9,7
Tiểu học 15,3 22,8
Trung học cơ sở 26,9 32,7
Trung học phổ thông 29,7 25,6
Cao đẳng 2,1 2,8
Đại học 15,5 6,2
Thạc sĩ 0,8 0,2
Tiến sĩ 0,4 0,0

Trình độ chuyên môn của dân di cư cũng thấp hơn dân thường trú, tỷ lệ dân di cư 15 tuổi
trở lên chưa qua đào tạo chuyên môn là 77,5% so với tỷ lệ này của dân thường trú là
67,9%. Dân di cư đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề, trung học chuyên
nghiệp xấp xỉ với dân thường trú (12,9% so với 13,1%) nhưng tỷ lệ dân di cư tốt nghiệp
cao đẳng trở lên thấp hơn dân thường trú nhiều (9,6% so với 19,1%).

Bảng 13.3: Dân số chia theo trình độ chuyên môn của dân số 15 tuổi trở lên(%)

Dân thường trú Dân di cư


Tổng số 100,0 100,0

134
Chưa qua đào tạo chuyên môn 67,9 77,5
CNKT ngắn hạn 5,2 5,7
CNKT dài hạn 1,4 1,2
Trung cấp nghề 2,6 1,4
Trung học chuyên nghiệp 3,9 4,6
Cao đẳng, cao đẳng nghề 2,4 3,2
Đại học, trên đại học 16,7 6,4

13.3. Tiếp cận giáo dục


Tỷ lệ dân số đang đi học mẫu giáo và các cấp phổ thông chung của hai thành phố là 25,1%,
trong đó dân thường trú đang đi học là 27,3% và dân di cư là 14,8%. Xét theo độ tuổi, tỷ
lệ đang đi học của dân di cư ở các nhóm tuổi đều thấp hơn dân thường trú. Hầu hết trẻ em
ở nhóm tuổi 5-9 của dân thường trú đều đến trường (99%) trong khi đó còn gần 10% trẻ di
cư không đến trường. Tương tự, ở nhóm tuổi 10-14, tỷ lệ đang đi học của dân thường trú
là 97%, dân di cư là 71% và nhóm tuổi 15-19 tỷ lệ đang đi học của dân thường trú là 77%,
dân di cư là 20,6%.

Bảng13.4: Tỷ lệ dân số đang đi học (%)

Chung Dân thường trú Dân di cư


Tổng số 25,1 27,3 14,8
Mẫu giáo 16,6 16,1 21,2
Tiểu học 28,7 29,9 17,4
THCS 17,1 17,5 12,9
THPT 11,2 12,0 3,8

Về loại hình trường mẫu giáo và phổ thông đang theo học, có 82,1% dân thường trú đang
học ở các trường công, tỷ lệ này của dân di cư là 64,6%. Tỷ lệ theo học ở các trường bán
công, dân lập và tư thục của dân di cư đều cao hơn dân thường trú.

Bảng 13.5: Loại trường mẫu giáo và phổ thông đang theo học (%)

Chung Dân thường trú Dân di cư


Tổng số 100,0 100,0 100,0
Công lập 80,4 82,1 64,6
Bán công 3,6 3,4 5,5
Dân lập 9,1 8,5 14,5
Tư thục 5,5 4,6 13,5
Khác 1,5 1,4 2,0

135
Tỷ lệ đi học đúng tuổi là tỷ số giữa số trẻ em trong độ tuổi cấp học mẫu giáo ( hoặc tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đang đi học đúng cấp đó so với tổng số trẻ em
trong độ tuổi của cấp học đó.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở mẫu giáo và cấp học phổ thông của dân thường trú là 97% và của
dân di cư là 92,3%.
Có thể nói mức độ tiếp cận giáo dục của người dân di cư kém so với dân thường trú thể
hiện ở tỷ lệ đang đi học, trong các nhóm tuổi đang học cấp phổ thông từ tiểu học, trung học
cơ sở đến trung học phổ thông tỷ lệ đang đi học của nhóm dân di cư đều thấp hơn dân
thường trú, đặc biệt có gần 80% dân số di cư trong độ tuổi 15-19 không đến trư ờng. Về
loại hình trường học thì tỷ lệ dân di cư được vào học ở các trường công lập cũng thấp hơn
dân thường trú.

13.4. Tiếp cận y tế


Trong 12 tháng qua, tỷ lệ dân di cư bị bệnh mãn tính hoặc bị ốm, chấn thương là 65,4% và
dân thường trú là 66,6%.
Tuy nhiên khi bị bệnh thì chỉ có 53,4% dân di cư và 64,6% dân thường trú đi khám bệnh.
Trong tổng số dân di cư đi khám bệnh thì chỉ có 11,4% đi khám bệnh thường xuyên, 42%
thỉnh thoảng mới đi khám bệnh và 45,4% không đi khám bệnh chỉ mua thuốc uống từ các
hiệu thuốc và 1,3% không làm gì cả. So với dân di cư , dân thường trú có tỷ lệ đi khám
bệnh thường xuyên cao hơn (23,4%), các tỷ lệ thỉnh thoảng mới đi khám bệnh (41,2%),
không đi khám bệnh chỉ mua thuốc ở các hiệu thuốc (34,7%) và không làm gì cả (0,7%)
đều thấp hơn.
Bảng 13.6: Mức độ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư (%)

Chung Dân thường trú Dân di cư

Tổng số 100,0 100,0 100,0


Thường xuyên 21,3 23,4 11,4
Thỉnh thoảng 41,4 41,2 42,0
Không đi khám, mua thuốc ở
hiệu thuốc 36,5 34,7 45,4
Không làm gì cả 0,8 0,7 1,3

Về cơ sở y tế đến khám chữa bệnh bệnh viện, tỷ lệ dân thường trú khám chữa bệnh ở hệ
thống y tế công lập gồm trạm y tế xã phường và các bệnh viện công từ bệnh viện cấp
huyện, cấp thành phố và trung ương đều cao hơn dân di cư . Ngược lại, tỷ lệ dân di cư
khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư, phòng khám bác sĩ tư cao hơn dân thường trú.

Bảng 13.7: Tỷ lệ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư theo lo ại hình cơ sở y tế(%)

136
Chung Dân thư ờng trú Dân di cư
Trạm y tế xã, phường 10,2 10,5 7,6
Bệnh viện huyện, quận 33,5 34,1 29,2
Bệnh viện thành phố 43,7 44,6 37,9
Bệnh viện trung ương 16,3 17,2 10,9
Bệnh viện tư 11,5 11,3 12,3
Phòng khám bác sĩ tư 31,0 30,9 32,1
Khác 3,4 3,4 3,1

Khi được hỏi lý do vì sao không đi khám bệnh, 5,9% dân di cư trả lời không đi khám bệnh
do không có tiền;7,8% do không có thời gian; 2,7% do không có bào hiểm y tế các tỷ lệ
này của dân thường trú tuần tự là 2,2%, 4,7% và 1,5%.
Tỷ lệ dân di cư có thẻ bảo hiểm y tế là 43,4% so với dân thường trú là 66,2%. Tỷ lệ trẻ em
thường trú dưới 6 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế là 85,5% nhưng chỉ có 53,6% trẻ em di cư
dưới 6 tuổi có thẻ BHYT. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 3,6% dân di cư được hưởng
chế độ bảo hiểm y tế cho người nghèo và 0,5% được hỗ trợ y tế cho đối tượng cận nghèo,
tỷ lệ này của dân thường trú tuần tự là 3,3% và 0,2%.Tính chung còn 56,6% dân di cư
chưa có thẻ bảo hiểm y tế do họ chưa biết về bảo hiểm y tế, không biết mua bảo hiểm y tế
ở đâu (21,9%), do không có hộ khẩu (16,3%), do thiếu tiền (18,5%).
Hộ nghèo và cận nghèo là dân di cư tuy có được chính quyền địa phương quan tâm hỗ
trợ, tạo điều kiện khám chữa bệnh nhưng việc tiếp cận với dịch vụ y tế của dân di cư vẫn
còn hạn chế hơn dân thường trú do điều kiện thu nhập, do thiếu thời gian và do thiếu thông
tin về bảo hiểm y tế của dân di cư .

13.5. Việc làm


Trình độ chuyên môn của người lao động có hộ khẩu tại thành phố và người lao động di
cư cũng chênh lệch. Lao động là dân di cư có trình độ chuyên môn thấp hơn lao động có
hộ khẩu. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của dân di cư là 76,2% so với lao động có hộ
khẩu là 59,8%. Tỷ lệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của lao động di cư chỉ đạt 10%
so với lao động có hộ khẩu là 24,6%.
59% dân thường trú từ 6 tuổi trở lên có hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua trong khi tỷ
lệ này của dân di cư là 84,9%. Tỷ lệ dân số có hoat động kinh tế trong 12 tháng qua theo
các nhóm tuổi của dân di cư đều cao hơn dân thường trú (xem bảng ), đặc biệt có 14,7%
trẻ em di cư mới 10-14 tuổi đã phải tham gia lao động kiếm sống.
Bảng 13.8: Dân số tham gia hoạt động kinh tế 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi (%)

Chung Dân thường trú Dân di cư


Tổng số 63,7 59,1 84,9
Theo nhóm tuổi

137
10-14 2,3 1,1 14,7
15-19 35,5 20,0 75,7
20-24 76,4 68,1 91,5
25-29 90,5 87,8 96,8
30-34 93,3 92,4 96,5
35-39 90,5 89,5 96,0
40-44 88,6 87,5 95,3
45-49 85,2 84,0 95,0
50-54 70,4 69,8 77,2
55-59 60,0 60,0 60,1
60+ 23,8 23,7 26,5

Về thành phần kinh tế của cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc, so với lao động
thường trú tỷ lệ lao động di cư làm việc cho kinh tế tư nhân (31,6% so với 22,1%), và đầu
tư nước ngoài (14,8% so với 7,4%) cao hơn nhưng làm việc trong khu vực nhà nước thấp
hơn (4,7% so với 22,3%).
Tỷ lệ lao động di cư làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 50,2%, khu vực
dịch vụ là 48,3%. Lao động thường trú làm việc trong các khu vực này tuần tự là 29,9%
và 62,9%. Lao ộngđ làm việc trên các công trường xây dựng và trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất hiện nay chủ yếu là người lao động di cư .
Về vị thế công việc, tỷ lệ lao động di cư làm công ăn lương cao hơn lao động thường trú
(79,8% so với 62,3%) còn làm chủ cơ sở/người sử dụng lao động (3% so với 5,9%) và hoạt
động tự làm (13,4% so với 25,7%) đều thấp hơn lao động thường trú.
Hơn 65% lao động di cư là lao động thủ công, thợ lắp ráp vận hành máy và lao động giản
đơn, 17,4% làm nhân viên dịch vụ và bán hàng và 11,5% là chuyên gia/chuyên viên bậc
cao và bậc trung. Tỷ lệ này của dân thường trú tuần tự là 43,2%, 22,1% và 24,4%.
Tình trạng người lao động di cư làm việc không có hợp đồng lao động, thỏa thuận miệng
là phổ biến (60,3%), số lao động di cư này đã không hưởng đ ược q uyền lợi n gười lao
động như chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép,… Chỉ
có 8,5% lao động di cư làm việc có hợp đồng không xác định thời hạn và 20,6% có hợp
đồng từ 1- 3 năm. Công việc làm của dân thường trú ổn định hơn với các tỷ lệ tuần tự là
26,9% và 13,5%.
Do đặc điểm công việc, trình độ chuyên môn, loại nghề, vị trí của người lao động trong
phân tích bên trên nên tiền lương và thu nhập khác bình quân tháng từ việc làm công ăn
lương của lao động di cư chỉ bằng 89,3% lương và thu nhập khác bình quân của lao động
thường trú. Tuy nhiên cường độ lao động của lao động di cư cao hơn lao động thuờng trú,
lao động di cư làm việc nhiều hơn lao động thường trú 10 giờ/tuần: 58,2 giờ so với 48,3
giờ. Nên nếu tính theo giờ thì lương và thu nhập khác của lao động di cư chỉ bằng 74%
của lao động thường trú. Người lao động di cư đã cố gắng làm việc với cường độ lao động
cao mới đạt được mức thu nhập bình quân như hiện nay.

138
So với dân thường trú, tỷ lệ hoạt động kinh tế của dân di cư cao hơn, cường độ lao động
cao hơn, tuy trình độ chuyên môn của dân di cư thấp hơn, tỷ lệ lao động không có bằng
cấp hoặc chỉ có trình độ văn hóa phổ thông chưa qua trường lớp đào tạo nghề cao hơn
nhưng người dân di cư với mục đích di cư chủ yếu là kinh tế đã rất chịu khó lao động để
có thu nhập trang trãi cho bản thân đồng thời gởi về giúp đỡ gia đình ở quê.

13.6. Thu nhập và chi tiêu

Thu nhập
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân di cư là 2,162 triệu đồng/người/tháng chỉ
bằng 84% thu nhập của dân thường trú. Kết quả phân chia hộ di cư theo 5 nhóm thu nhập
cho thấy thành phần dân di cư vào hai thành phố khá đa dạng, có hộ nghèo nhưng cũng
có hộ khá giả. Trong nhóm hộ nghèo nhất, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân di
cư là 773.800 đồng/người/tháng bằng 94,5% dân thường trú; còn trong nhóm hộ giàu
nhất thì thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân di cư là 4,358 tri ệu
đồng/người/tháng bằng 79% dân thường trú. Hay nói cách khác, nhóm dân nghèo nhất của
hai thành phố rơi vào dân di cư còn nhóm giàu nhất là ở dân thường trú.
Cơ cấu nguồn thu của dân di cư và dân thường trú cũng khác nhau, hơn ¾ thu nhập của
dân di cư là từ tiền công, tiền lương, 17,1% từ hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông
lâm nghiệp thủy sản, thu nhập từ nông lâm thủy sản không đáng kể (0,3%). Còn nguồn thu
nhập của dân thường trú: gần phân nữa là từ tiền công, tiền lương, hơn một phần ba là từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông lâm nghiệp thủy sản và thu nhập từ nông lâm
thủy sản chỉ chiếm 1,5%.
Chi tiêu
Khảo sát nghèo đô thị không thu thập toàn bộ chi tiêu của hộ, chỉ nghiên cứu chi tiêu dùng
lương thực, thực phẩm (LTTP), tiêu dùng liên quan đến nhà ở gồm chi điện, nước, ga, tiền
thuê nhà, điệh thoại, liên lạc và một số khoản chủ yếu trong tiêu dùng phi LTTP như giáo
dục, y tế, đi lại, quần áo giày dép, cho biếu, gởi tiền về nhà,…
Bảng 13.9 cho thấy trong các khoản chi tiêu, chi tiêu LTTP bình quân của dân di cư là
858,3 ngàn đồng/người/tháng chỉ bằng 80% chi tiêu của dân thường trú nhưng khoản chi
tiêu dùng nhà ở và chi tiêu dùng phi LTTP của dân di cư cao hơn dân thường trú. Chi tiêu
dùng cho nhà ở 1 người 1 tháng của dân di cư là 359,7 ngàn đồng/người/tháng bằng 1,3
lần so với dân thường trú nhưng trong đó hơn phân nửa phải trả tiền thuê nhà và chi tiêu
dùng phi LTTP là 619 ngàn đồng/ng ười/tháng bằng 1,2 lần so với dân thường trú trong đó
khoản tiền gởi cho gia đình chiếm 48%. Hơn 60% dân di cư có gởi tiền về nhà trong khi
đó chỉ có 3,1% hộ thường trú có gởi tiền về nhà.
Qua so sánh mức chi của dân di cư và dân thường trú ở hai t hành phố cho thấy trừ khoản
chi tiền thuê nhà, tiền gởi về cho gia đình của dân di cư cao hơn dân thường trú, các khoản
chi khác của dân di cư như chi LTTP, chi tiền điện, nước, ga, học tập, y tế,… đều thấp
hơn cho thấy đời sống của người dân di cư ở hai thành phố thấp hơn dân thường trú.
Bảng 13.9: Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng (ngàn đồng)

139
Chung Dân thường trú Dân di cư
Chi tiêu LTTP 1.010,0 1.074,7 858,3
Chi tiêu nhà ở 827,9 239,7 359,7
Trong đó:
Nước 47,5 15,2 12,9
Điện 203,9 68,5 38,1
Ga 101,8 32,8 26,6
Liên lạc điện thoại 289,6 91,1 87,2
Thuê nhà 163,9 25,0 190,3
Chi tiêu phi LTTP 556,4 529,8 619,1
Trong đó:
Học tập 117,8 150,0 43,0
Y tế 77,8 94,8 38,1
Đi lại 103,1 102,1 105,4
Cho biếu, mừng giúp 41,1 48,3 24,4
Gởi tiền về nhà 94,8 8,7 295,9

13.7. Nhà ở, điều kiện sống

Nhà ở
Diện tích nhà ở bình quân 1 người ở hai thành phố là 17 m2/người. Trong đó nhà ở của
dân thường trú tương đối rộng rãi hơn dân di cư (20,3 m2/người so với 8,4 m2/người).
Gần 57% dân thường trú có diện tích ở bình quân trên 12 m2/người, trong khi đó có hơn
61% dân di cư có diện tích ở bình quân 6 m2/người trở xuống và đặc biệt có một phần ba
dân di cư sống trong điều kiện chật hẹp dưới 4 m2/người.
Tình trạng nhà ở kém ổn định nhất là chung phòng/chung nhà tập thể/nhà trọ và lều, lán tạm là
phổ biến trong dân di cư . Hơn phân nửa dân di cư sống trong các nhà trọ, khu tập thể dành cho
công nhân hay phòng ở trong khu nhà lớn, 3% sống ở các lều/lán tạm. Trong khi đó 95% dân
thường trú có nơi ở ổn định, độc lập như nhà độc lập cho một hộ gia đình (75,8%), nhà độc lập
cho vài h ộ gia đình sống chung (12,4%) và căn hộ độc lập/chung cư (7,5%).
Về hình thức sở hữu nhà, 87,7% hộ thường trú là chủ sở hữu hoặc đ ồ ng sở h ữu tại n ơi
đang ở nhưng tỷ lệ này ở dân di cư chỉ có 8,7% và hơn 90% dân di cư đang ở nhà thuê,
mượn hoặc được cho ở như ở lều/lán tạm của các công trường xây dựng, ở tại các phân
xưởng sản xuất, ở nhà của chủ đang làm thuê,…
Kết quả khảo sát cũng cho biết có 15,5% người dân di cư thường xuyên thay đổi chổ ở ít
nhất 2 lần trong năm qua, trong đó 43% thay đổi chổ ở do thay đổi công việc và 31% do
tìm được nơi ở rẻ hơn 30,6%.

Bảng 13.10: Tình trạng nhà ở của dân cư chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu
Chung Dân Dân

140
thường trú di cư
Diện tích ở bình quân nhân khẩu (kể cả
17,0 20,3 8,4
người ở chung) (m2/người)

Tỷ lệ hộ chia theo DT BQ nhân khẩu và


người ở chung (%) 100,0 100,0 100,0
Dưới 4 m2 11,9 4,4 31,7
4 - 6 m2 17,2 12,4 30,0
7 - 9 m2 13,0 12,1 15,2
10 - 12 m2 12,8 14,3 8,8
13 - 15 m2 10,6 12,7 5,0
16 m2 trở lên 34,6 44,1 9,4

Loại nhà ở (%) 100,0 100,0 100,0


Trong đó:
Nhà độc lập cho một hộ gia đình 61,6 75,8 23,8
Chung phòng /Chung nhà tập thể /Nhà trọ 15,7 2,8 50,0
Lều /Lán tạm 0,8 0,0 3,0
Nước
Nguồn nước ăn uống chính của dân thường trú là nước máy riêng (65,3%) và giếng khoan
sâu và có bơm nước (24,9%), trong khi đó điều kiện nước ăn uống ở những ở những khu
vực dân di cư sinh sống khó khăn hơn như chưa có nước máy riêng hoặc thiếu nguồn nước
ngọt, nước hợp vệ sinh nên phải mua nước từ xitec hoặc nước đóng bình/đóng chai để ăn
uống. Tỷ lệ dân di cư dùng nước máy riêng là 39,6%, giếng khoan sâu và có bơm nước:
28,9% và dùng nước mua xi téc hay nước đóng bình/chai: 30,9%.
Điện
Cũng như dân thường trú, hầu hết dân di cư đã sử dụng điện thắp sáng từ nguồn điện lưới
quốc gia, tuy nhiên chỉ có 51% hộ dân di cư sử dụng đồng hồ điện kết nối trực tiếp với
điện lưới quốc gia; 17,6% hộ kết nối trực tiếp nhưng dùng chung đồng hồ với hộ khác và
31,5% hộ không kết nối trực tiếp, dùng điện thông qua hộ khác những hộ này thường phải
trả tiền điện với giá cao hơn so với hộ có kết nối trực tiếp. Tỷ lệ hộ thường trú có đồng hồ
điện kết nối trực tiếp với điện lưới quốc gia 92,5%, hộ kết nối trực tiếp nhưng dùng chung
đồng hồ với hộ khác 5,4% và chỉ có 2% hộ dùng điện thông qua hộ khác.
Vệ sinh
Về nhà vệ sinh, có 99,8% hộ di cư có sử dụng nhà vệ sinh, trong đó chủ yếu là sử dụng
nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại 91,5%. Tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh và loại nhà vệ sinh của
dân thường trú và dân di cư xấp xỉ nhau. Nhưng có 2/3 dân di cư sử dụng nhà vệ sinh
riêng còn 1/3 phải dùng chung nhà vệ sinh với hộ khác. Hộ th ường trú th ì có 9 1 % sử
dụng nhà vệ sinh riêng và 8,9% dùng chung nhà vệ sinh.

141
13.8. Đồ dùng lâu bền
Tỷ lệ hộ di cư có đồ dùng lâu bền là 87,6% so với tỷ lệ này của hộ dân thường trú là 99,8%.
Tỷ lệ hộ di cư có các đồ dùng lâu bền phổ biến đều thấp hơn hộ thường trú như xe máy
(46,9% so với 91,3%), tivi màu (40,3% so với 96,2%), tủ lạnh (13,2% so với 80,6%), bếp ga
(53,4% so với 90,1%), điện thoại cố định (8,2% so với 73,7%), điện thoại di động (90,2% so
với 80,7%). Với các đồ dùng lâu bền có giá trị cao và mức độ cấp thiết chưa cao lắm đối với
đời sống hàng ngày thì chênh lệch tỷ lệ sở hữu những loại đồ dùng này giữa hộ di cư và hộ
dân thường trú còn cao hơn như: 7,4% hộ di cư có máy giặt so với 56,7% hộ thường trú có,
tương tự máy vi tính (11,9% so với 47,7%), máy điều hòa (3,0% so với 34,5%), bình tắm
nước nóng (2,6% so với 39,5%), máy ảnh/máy quay phim (3,3% so với 22,7%),…
Tuy nhiên khi được hỏi về những khó khăn ở nơi đang ở, trừ ý kiến nơi đang ở có mùi hôi
(10,3% hộ di cư trả lời có so với 8,3% hộ thường trú), tỷ lệ dân di cư trả lời có khó khăn
ở nơi ở như tình trạng lụt, lội, mất điện, điện không ổn định, tiếng ồn, khói bụi, đường xá
xung quanh nơi ở có chất lượng xấu, ô nhiễm do rác thải không được thu dọn, các tệ nạn
xã hội,… đều thấp hơn dân thường trú. Có phải vì người dân di cư cam chịu/chấp nhận
khó khăn hơn dân thường trú? Với tiền thuê nhà ít ỏi họ chấp nhận những khó khăn (nếu
có) và điều kiện thấp kém của nơi ở.

14. Các giải pháp của Nhà nước và nghèo đô thị.


Tỷ lệ nghèo ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh không cao có thể nói là thấp so cả nước
nếu tính theo chuản nghèo quốc gia, tuy nhiên do đặc điểm đô thị, tuy mức nghèo về thu
nhập thấp hơn nhưng xét những khía cạnh klhác như tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, khó
khăn do rủi ro hay cú sốc kinh tế, điều kiện sống còn nhiều vấn đề cần phải có chính sách,
đầu tư và giài quyết.
Việc áp dụng tính toán Chỉ số MPI dựa trên kết quả Điều tra Nghèo đô thị với 8 chiều đói
nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích
nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho th ấy ba lĩnh
vực thiếu hụt nhiều nhất ở hai thành phố là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các
dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, thoát nước và rác thải), và tiếp cận
nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp.
Đối với dân di cư, an sinh ãx h ội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa
chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Chiều tham gia các tổ chức và hoạt động xã
hội cũng là chiều thiếu hụt đáng lưu ý đối với người di cư. Vấn đề thiếu hụt về y tế cũng
cần chú trọng.
Với tỷ lệ dân di cư cao ở hai thành phố, Hà Nội: 11,4% và thành phố Hồ Chí Minh: 20,6%
đối với dân di cư cần phải có giải pháp hỗ trợ nhất định mới có thể nâng mức sống và giảm
nghèo cho toàn bộ cư dân đang sinh sống trên địa bàn.
Chương trình xóa đói gi ảm nghèo của hai thành phố đã có những giải pháp giúp đở hộ
nghèo như:

142
- Các giải pháp hỗ trợ về kinh tế góp phần nâng thu nhập cho hộ nghèo như hỗ trợ vay
vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư; hỗ trợ dạy nghề
và giải quyết việc làm.
- Các chính sách ưu đãi xã h ội giúp cho hộ nghèo như hỗ trợ về y tế, cấp thẻ bảo hiểm y
tế cho người nghèo; hỗ trợ giáo dục, miễn và giảm học phí ở các cơ sở giáo dục và đào
tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở (thành phố Hà
Nội), xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo còn khó khăn về nhà
ở (thành phố Hồ Chí Minh); hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo,…
Trên cơ sở những phát hiện từ kết quả khảo sát nghèo đô thị ở hai thành phố, khuyến nghị
một số giải pháp như sau:
(i) Nhà nước cung cấp giáo dục, miễn giảm học phí
Dân nghèo đi liền với trình đ ộ học vấn, trình đ ộ chuyên môn thấp nên chính sách hỗ trợ
giáo dục cho người nghèo, những người mà điều kiện để tiếp cận với giáo dục còn khó
khăn là quan trọng và cần thiết để tạo cơ hội vững chắc cho việc thoát nghèo của họ.
Kết quả khảo sát nghèo đô thị cho thấy tuy chính quyền hai thành phố đã có nhiều nỗ lực
trong việc tạo điều kiện cho trẻ đến trường, hạn chế tỷ lệ trẻ em bỏ học nhưng vẫn có 2,3%
trẻ trong độ tuổi 10-14 hiện đã thôi học và đi làm kiếm sống. Đối với nhóm hộ nghèp nhất,
cứ 100 em trong độ tuổi 10-14 có 6 em đã thôi h ọc và đi làm kiếm sống, còn trẻ em di
cư thì có 15/100 em trong độ tuổi 10-14 phải nghĩ học và đi làm kiếm sống.
Cần có chính sách hỗ trợ giáo dục cho tất cả hộ nghèo hiện đang sinh sống ở thành phố
không phân biệt dân thường trú hay dân di cư. Tạo điều kiện cho con em các hộ dân di cư
có cơ hội vào học trường công lập các cấp phổ thông như con em hộ thường trú. Như
được tham gia xét tuyển hay thi tuyển vào các trường trung học cơ sở hay trung học phổ
thông công lập của thành phố.
Chính sách miễn giảm học phí mới áp dụng đối với người nghèo trong danh sách của hai
thành phố, vẫn còn tỷ lệ dân nghèo di cư chưa nhận được sự hỗ trợ này, đặc biệt khi con
em dân di cư khó vào học ở các trường công lập. Tỷ lệ con em dân di cư học ở các trường
tư thục, dân lập cao: 36% học trường tư thục, dân lập. Điều này cho thấy thiếu hộ khẩu có
thể là một rào cản khi muốn được tiếp nhận theo học ở trường công. Chi phí cho giáo dục
là gánh nặng cho các hộ nghèo nói chung, đặc biệt là dân di cư vì ngoài học phí họ còn
phải chi phí cho các đóng góp và chi phí học tập khác của con em.
Có chính sách tạo điều kiện cho con em hộ nghèo sau khi tốt nghiệp các cấp học phổ thông
đều được đào tạo chuyên môn, có bằng cấp nghề nghiệp nhất định để đảm bảo cuộc sống
vững vàng sau này. Cần tính đến tính hiệu quả, thiết thực của các chương trình h ỗ trợ đào
tạo nghề. Có chính sách hỗ trợ học nghề theo các ngành nghề phù hợp nguyện vọng của cá
nhân đồng thời phù hợp với nhu cầu lao động nhằm giúp người học dễ dàng tìm được việc
làm sau khi tốt nghiệp.
(ii) Nhà nước cung cấp dịch vụ y tế và thẻ bảo hiểm y tế

143
Kết quả khảo sát nghèo đô thị cũng cho thấy có 41,5% người nghèo, 45,4% người dân di
cư khi ốm đau không đi khám chữa bệnh chủ yếu là do thiếu tiền, do không có thẻ BHYT,
do không có thời gian,…
Tỷ lệ khám bệnh ở trạm y tế phường/xã (10,2%), bệnh viện quận/huyện (33,5%) thấp hơn
tỷ lệ khám bệnh ở các bệnh viện thành phố (43,7%). Theo điều tra khảo sát mức sống hộ
gia đình VLSS 2008, kết quả có 42% trạm y tế thiếu trang thiết bị, 70% số cán bộ có trình
độ trung cấp. Hầu hết bệnh viện quận/huyện ở thành phố Hồ Chí Minh vừa mới được thành
lập trên cơ sở các phòng khám đa khoa c ủa quận/ huyện trước đây. Do đó, công tác y tế ở
các trạm y tế xã/ phường cũng như bệnh viện quận/huyện cần được quan tâm đầu tư trang
thiết bị, cán bộ y tế và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để phục vụ cho người dân.
Vẫn còn 37,7% người dân chưa có thẻ bảo hiểm y tế, Tỷ lệ này ở Hà Nội là 28,2%, Tp. Hồ
Chí minh là 42,9%. Nhóm hộ nghèo, cận nghèo có số người tham gia bảo hiểm y tế thấp
hơn nhóm hộ giàu. Tỷ lệ dân di cư không có thẻ bảo hiểm y tế cao (56,7%). Lý do chính là
thiếu tiền và không biết mua bảo hiểm y tế ở đâu. Có sự khác biệt khá lớn về chi tiêu y tế
giữa người dân thường trú với người dân di cư, giữa người giàu và người nghèo và chi phí
y tế là gánh nặng đối với dân nghèo.
Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ như mở rộng diện bao phủ thẻ
Bảo hiểm y tế để người dân nghèo, dân di cư dễ tiếp cận với dịch vụ y tế.
Làm tốt công tác tuyên truyền về ích lợi của thẻ BHYT để người dân có hiểu biết đầy đủ
về thẻ bảo hiểm y tế.

(iii) Nhà nước tăng cưòng ki ểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lợi đối với người
lao động
Tình trạng làm việc không có hợp đồng lao động chỉ thỏa thuận miệng ở người lao động
thuộc nhóm hộ nghèo (73,3%), nhóm dân di cư (60,3%) là phổ biến, điều này đã không
đảm bảo được quyền lợi người lao động. Người lao động chịu thiệt thòi do khôngđư ợc
hưởng các chế độ mà một người lao động có hợp đồng lao động không xác định hoặc xác
định thời gian được hưởng.
Lao động làm việc không có hợp đồng lao động, người nghèo gặp nhiều rủi ro và không ổn
định trong công việc. Cần tăng cường giám sát, kiểm tra các cơ sở, đơn vị có sử dụng lao
động trong việc thực hiện Luật Lao động về ký kết hợp đồng lao động đối với người lao
động. Có biện pháp chế tài đối với các đơn vị không thực hiện đúng và đầy đủ chế độ với
người lao động. Tuyên truyền cho người lao động hiểu được quyền lợi của người lao động
để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.
(iv) Nhà nước cung cấp các dịch vụ nhà ở cho hộ gia đình

Dịch vụ nhà ở bao gồm dịch vụ điện, nước, thoát nước và rác thải một trong ba lĩnh vực
thiếu hụt nhiều nhất ở hai thành phố. Người nghèo, người di cư phải trả tiền điện cao hơn,
tiền nước cao hơn do không được kết nối trực tiếp với điện lưới quốc gia mà phải câu nhờ
điện của hộ khác hoặc do không có hộ khẩu nên phải trả tiền nước cao hơn người có hộ
khẩu, được cấp định mức nước sử dụng hàng tháng.

144
Người nghèo, người di cư sinh sống ở các khu vực hệ thống cấp nước chưa đến, sử dụng
nước giếng khoan là chủ yếu và có rất ít hộ có hệ thống lọc nước giếng này.
Nhà nước nên có biện pháp cải thiện tình trạng sử dụng điện, nước của dân nghèo và dân
di cư: mở rộng hệ thống cấp nước; tạo điều kiện cho người nghèo, người dân di cư được
hưởng chế độ giá điện, nước như chế độ giá đối với hộ dân có hộ khẩu. Giảm bớt gánh
năng chi phí dịch vụ nhà ở của người dân nghèo.

(v) Nhà nước có chính sách nhà ở cho người nghèo, người di cư
Nhà ở tạm bợ, chật chội, môi trường sống không đảm bảo là hình ảnh của hộ nghèo nói chung
và dân di cư nói riêng. Diện tích nhà ở bình quân của nhóm hộ nghèo nhất là 13,3m2/người,
dân di cư là 8,4 m2/người. Hơn 60% dân di cư có diện tích ở dưới 7 m2/người và đa phần là
nhà thuê, mượn (67,8%). Tính ổn định nơi ở kém, 15,5% dân di cư thay đổi chổ ở ít nhất 2 lần
trong năm.

Hai thành phố đều có chương trình h ỗ trợ hộ nghèo xây dựng và sửa chữa nhà dưới hình
thức cấp kinh phí hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi nhưng các chương trình này c ũng chỉ
mới áp dụng cho những hộ nghèo nhưng có đất, hoặc đã có nhà ở còn những hộ nghèo
không có nhà ở, hộ phải đi thuê nhà ở chưa có hỗ trợ phù hợp; số hộ nghèo được nhận hỗ
trợ từ các chương trình này c ũng còn rất khiêm tốn do nguồn hỗ trợ còn hạn chế.

Chính sách dài hạn về nhà ở nhằm tạo điều kiện cho người nghèo ở hai thành phố có được
chổ ở ổn định với tiện nghi cơ bản cần được nghiên cứu, tính toán cho nhiều người nghèo
được thụ hưởng hơn và khả thi hơn.Việc qui định trách nhiệm chăm lo chổ ở cho người lao
động đối với các doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động, qui hoạch các khu công
nghiệp, khu chế xuất phải có khu nhà ở cho công nhân, tránh tình trạng hình thành các khu
“ổ chuột” mới chung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất như hiện nay cũng cần
được tính đến.
(vi) Nhà nước hỗ trợ hộ đối phó với các cú sốc/rủi ro
Khi có các cú sốc/ rủi ro do thiên nhiên, cú sốc kinh tế hay do nguyên nhân từ hộ gia đình
hộ nghèo sẽ là hộ chịu tổn thương trước hết nên Nhà nước cần có hỗ trợ kịp thời cho hộ
nghèo. Hai thành phố đều có chương trình tr ợ giúp đột xuất cho những người/hộ gia đình
gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng gây ra. Vừa qua khi có
tình hình biến động giá cả ảnh hưởng đến đời sống của người dân, thành phố Hồ Chí Minh
đã có hỗ trợ kịp thời giúp các hộ nghèo khắc phục phần nào khó khăn trong đời sống hàng
ngày.

(vii) Xếp gia đình vào diện nghèo


Những hộ được xếp vào danh sách hộ nghèo của hai thành phố được hưởng những trợ giúp
của nhà nước về kinh tế cũng như các chính sách ưu đãi xã h ội. Tuy nhiên để được xét đưa
vào danh sách hộ nghèo phải là hộ có hộ khẩu tại thành phố hoặc hộ KT3 ( tại TP. Hồ Chí
Minh). Với qui định như vậy, đa phần hộ dân di cư nghèo không được đưa vào danh sách
hộ nghèo của địa phương. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo cần áp dụng cho tất cả các hộ

145
nghèo trên địa bàn không phân biệt hộ khẩu nhằm nâng cao mức sống chung cho mọi
người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn.

(viii) V ấn đề hộ khẩu
Hiện hộ khẩu vẫn còn là rào cản đối với dân di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ công như
giáo dục, y tế, các dịch vụ nhà ở (điện, nước,…) điều này đã làm cho cuộc sống của họ
thêm khó khăn ở nơi lập nghiệp mới.
Cần hạn chế qui định sử dụng hộ khẩu trong việc tiếp cận các dịch vụ công của người dân.
Tạo điều kiện cho mọi người dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố đều
được hưởng chế độ an sinh xã hội của thành phố.
Kết quả điều tra cũng khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành phố cần quan tâm đó là
tăng cường việc tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở,
nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở thành phố chiếm một
phần lớn trong số những người nghèo của hai thành phố; cần có những chính sách dài hạn
nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản; đảm bảo mức
sống cao, ổn định cho mọi người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố. /.

PHỤ LỤC THỐNG KÊ

146

You might also like