You are on page 1of 6

TUẦN 11

Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng hai
cách:

- Theo tiếp cận nội dung

- Theo tiếp cận năng lực.

So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm


1. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CẦN GIẢI QUYẾT LÀ:
Tình huống giảng dạy bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu

2. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ĐÓ


2.1. Theo tiếp cận NỘI DUNG

1. Mục tiêu.

a. Kiến thức

- Hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác giả Xuân Diệu (cuộc
đời, sự nghiệp, phong cách thơ) và về tác phẩm: niềm khát khao sống mãnh liệt,
sống hết mình & quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của tác giả được
thể hiện qua “Vội vàng”.

- Học sinh phân tích được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, mạch
luận lý chặt chẽ cùng những sáng tạo nghệ thuật.

b. Kỹ năng

- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, để đọc
hiểu văn bản;

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ;

+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ;

+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài
thơ;

+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài
thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp)

+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo nhà thơ qua các bài thơ đã học.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào việc đọc hiểu những tác
phẩm Thơ mới khác ngoài chương trình; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về
các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề;
viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề; rút
ra những bài học về nhân sinh quan từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.

2. Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Giáo viên là người truyền thụ tri thức về tác giả, tác phẩm dựa trên nội
dung bám sát sách giáo khoa và tài liệu phục vụ môn học.

- Giáo viên dùng những phương pháp truyền thống như thuyết trình toàn
bộ về nội dung bài giảng, hướng dẫn thực hành.

- Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh thực hiện trả lời câu hỏi đó

- Học sinh sẽ là những người tiếp thu những nội dung kiến thức định sẵn
trong giáo trình, sách giáo khoa thông qua sự giảng dạy của giáo viên.

3. Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

Hoạt động 3: Mở rộng kiến thức

4. Đánh giá

- Thông qua điểm số trên lớp, giáo viên là người đánh giá

- Học sinh được đánh giá mức độ hiểu bài thông qua việc học thuộc kiến
thức về tác giả, tác phẩm và việc phân tích nội dung của bài thơ “Vội vàng”.
Học sinh thuộc càng nhiều thì điểm càng cao.

5. Hoạt động thực hiện về nhà

- Giao cho học sinh phân tích một đoạn cụ thể trong tác phẩm, viết thành
đoạn văn -> giúp học sinh ghi nhớ kiến thức thông qua việc ghi chép.

- Học thuộc bài thơ và soạn bài mới.

2.2. Theo tiếp cận NĂNG LỰC


- Kiến thức: học sinh nắm được cơ bản kiến thức của bài thơ “Vội vàng”

- Về năng lực chung


+ Năng lực tự chủ và tự học: qua bài thơ “vội vàng” học sinh hình
thành, điều chỉnh được thái độ sống tích cực, thay đổi quan niệm của
bản thân về quan niệm sống.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hình thành được tư duy tiếp
cận bài học, có năng lực tự giải quyết các vấn đề liên quan đến bài
học

- Về năng lực đặc thù:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách
mạng;

+ Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới;

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn
1930-1945

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ
thuật của bài thơ;

+ Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với
các nhà thơ Mới khác;

+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học

- Thái độ: Thái độ sống tích cực, một nhân cách sống yêu đời và luôn khát
khao được cống hiến cho xã hội.

2. Phương pháp, phương tiện dạy học

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát
triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

- GV chủ yếu tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng
hướng dẫn học sinh tự tìm tòi. => học sinh có nhiều cơ hội được tham gia vào
quá trình tìm hiểu bài, quá trình tranh luận bày tỏ ý kiến.

- GV dạy học chia lớp theo sự phân hóa về năng lực và trình độ của học sinh.

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải
nghiệm…) kết hợp PP truyền thống.

3. Nội dung

Hoạt động 1: Khởi động


- Giáo viên trình chiếu tranh ảnh, chuẩn bị bảng lắp ghép. Học sinh có
thể thông qua trò chơi lắp ghép đoán được tác giả của văn bản đang
học hôm nay

-> Mục đích: giáo viên dẫn dắt học sinh vào tiết học, khơi gợi sự hứng thú của
học sinh, tâm lí thoải mái khi bắt đầu một tiết học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Giáo viên yêu cầu học sinh chủ động nêu ra những nét chính về tác giả, nếu
xuất xứ và phân chia bố cục thông qua việc đọc tiểu dẫn và văn bản từ trước.
HS dựa trên việc đã soạn bài và đọc bài ở nhà để phân chia bố cục, nêu ra các
đặc điểm. Giáo viên chốt lại ý sau khi học sinh trả lời.

-> Mục đích: học sinh được năng lực tự thu thập thông tin, năng lực tự học, tự
nghiên cứu.

- Trong quá trình đọc- hiểu văn bản, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận
theo nhóm về các vấn đề mà giáo viên đặt ra trong thời gian. Học sinh tranh
luận với nhau, nêu ra ý kiến và báo cáo sản phẩm của nhóm một cách ngắn gọn,
đồng thời nhận xét sản phẩm của nhóm bạn

-> Mục đích: phát triển năng lực giao tiếp, phản biện, khả năng phân tích và
đọc hiểu văn bản.

Hoạt động 3: Mở rộng vấn đề: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời cho câu
hỏi mở rộng như “hãy phân tích sâu hơn về câu thơ cuối cùng trong bài thơ”,
“Quan niệm sống của Xuân Diệu trong “Vội vàng” là hãy sống giục giã gấp
gáp… nhưng hiện nay, có trào lưu khuyên mọi người nên “Sống chậm lại, nghĩ
khác đi, yêu thương nhiều hơn”. Em nghĩ gì về hai quan niệm này” để học sinh
trả lời.

-> Mục đích: phát triển năng lực giao tiếp, qua đó học sinh có ý thức hình
thành và điều chỉnh hành vi phù hợp với quan niệm sống tích cực

4. Đánh giá

- Kiến thức học sinh thu nạp được được dựa trên những sự thay đổi
trong tư duy và suy nghĩ, khả năng hợp tác, hoàn thành sản phẩm,
thông qua đánh giá của bạn bè hợp tác
- Điểm số chỉ là một yếu tố đánh giá, không phải là duy nhất.

5. Hoạt động thực hiện về nhà

- Học sinh có thể ứng dụng vào thực tế, dần thay đổi những suy nghĩ
tiêu cực để sống tích cực hơn
3. SO SÁNH 2 CÁCH GIẢI QUYẾT + RÚT RA KLSP

Tiêu chí Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận năng lực

Mục tiêu
dạy học - Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, Chú trọng hình thành NL.
thái độ.
- Lấy mục tiêu học để làm,
- Mục tiêu ưu tiên là học để thi, học để hiểu học để cùng chung sống làm
biết. trọng.

Nội dung
dạy học - Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự - Chú trọng nhiều hơn đến
phát triển tuần tự của khái niệm, định luật, các kĩ năng thực hành, vận
học thuyết khoa học. dụng lí thuyết vào thực tiễn.

- Sách giáo khoa được trình bày liền mạch - Sách giáo khoa không trình
thành hệ thống kiến thức bày hệ thống kiến thức mà
phân nhánh và khai thác các
chuỗi chủ đề để gợi mở tri
thức, kỹ năng.

Phương
pháp dạy - GV chủ yếu là người truyền thụ tri thức; GV là người tổ chức các
HS lắng nghe, tham gia và thực hiện các yêu hoạt động, hướng dẫn HS tự
cầu tiếp thu tri thức được quy định sẵn. Khá tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức,
nhiều GV sử dụng các PPDH (thuyết trình, rèn luyện kĩ năng; chú trọng
hướng dẫn thực hành, trực quan…). Việc sử phát triển khả năng giải
dụng PPDH theo định hướng của GV là chủ quyết vấn đề, khả năng giao
yếu. tiếp… GV sử dụng nhiều
PPDH, KTDH tích cực (giải
- Khá nhiều HS tiếp thu thiếu tính chủ động, quyết vấn đề, hợp tác, khám
HS chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tìm tòi, phá…) phù hợp với yêu cầu
khám phá vì tri thức thường được quy định cần đạt về NL của người
sẵn. học.
Kế hoạch bài dạy thường được thiết kế - HS chủ động tham gia hoạt
tuyến tính động, có nhiều cơ hội được
bày tỏ ý kiến, tham gia phản
biện, tìm kiếm tri thức, kĩ
năng.

Môi Thường sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), Có tính linh hoạt, học sinh
trường người dạy ở vị trí trung tâm. nhiều lúc là trung tâm hơn
học tập giáo viên

Đánh giá
- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng - Tiêu chí đánh giá dựa vào
dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, chưa kết quả “đầu ra”, quan tâm
quan tâm nhiều đến khả năng vận dụng kiến tới sự tiến bộ của người học,
thức vào thực tiễn. chú trọng khả năng vận dụng
kiến thức đã học vào thực
- Quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực tiễn, các PC & NL cần có.
hiện.
- Người học được tự đánh
giá và được tham gia vào
đánh giá lẫn nhau...

Sản phẩm
giáo dục Người học chủ yếu tái hiện các tri thức, phải Người học vận dụng được tri
ghi nhớ phụ thuộc vào tài liệu và sách giáo thức, kỹ năng vào thực tiễn,
khoa có sẵn. khả năng tìm tòi trong quá
trình dạy học đã được phát
huy nên NL ứng dụng cũng
có cơ hội phát triển.

Kết luận sư phạm:

- GV cần cân bằng các PPDH giữa nội dung và năng lực, hay cụ thể hơn là
phương pháp truyền thống và các phương pháp tích cực khác.
- Bên cạnh đánh giá HS qua điểm số, còn phải quan sát HS qua thực hành,
sáng tạo của các em.
- Điểm số là một yếu tố dẫn đến việc bổ sung thêm kiến thức và phát huy
năng lực của HS.
- GV nên phân chia các nhóm HS:
+, Dễ dàng theo dõi tiến độ học tập
+, HS có thể cùng nhau thảo luận và học hỏi kiến thức của nhau -> Từ đó,
phát triển khả năng tự học, làm việc nhóm và vận dụng được các kiến
thức đã học

You might also like