You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh


HỌC KỲ: 202 NĂM HỌC: 2020 – 2021 NGÀY THI: 16/08/2021 THỜI GIAN LÀM BÀI:

Điểm: Họ và tên sinh viên: Trần Tiến Minh

Ngày sinh: 04/06/2000 MSSV: 1813109


Họ tên, chữ ký cán bộ chấm:
Lớp: A06 Số trang:

BÀI LÀM

Câu 1:
Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa ở Việt Nam :
- Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng,
nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then
chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước
ta. Thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, Chủ nghĩa xã hội được thể hiện với việc thỏa
mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lao động theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo
ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới.
- Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một,
đó là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành.
- Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu nâng
cao đời sống toàn dân là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ
nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì
hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu hoặc không có gì tương thích với chủ nghĩa xã hội.
- Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng
con người một cách toàn diện, theo các cấp độ: từ giải phóng dân tộc. Giải phóng giai cấp xã
hội đến giải phóng từng cá nhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do.

1
- Mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội:
1. Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà
nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai
chức năng đó không tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân: mặt khác. tại
yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp thực
hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị
- xã hội của quần chúng , củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và
hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ
chức năng của chúng.

2. Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo
đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế đó là nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột
theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải
thiện.

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành, trong đó những
ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông
nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà".

Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Người đặc biệt
nhấn mạnh: chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.

3. Mục tiêu văn hóa - xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội đó là xóa
nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí xây dựng, phát triển văn hóa
nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài
trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.

Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khẳng định: "phải xã hội
chủ nghĩa về nội dung". Để có một nền văn hóa như thế ta phải phát huy vốn cũ quý báu
của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.

Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hồ Chí Minh
nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi

2
đáp ứng mặt giải trí thì không được xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng, đồng thời
Người luôn luôn nhắc nhở phải làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất.

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con
người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con
người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước
hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập,
vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng: đồng thời
Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài
năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng với đạo
đức. Theo Người. "có tài mà không có đức là hỏng": dĩ nhiên, đức phải đi đôi với tài, nếu
không có tài thì không thể làm việc được. Như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó "chính trị là tinh thần, chuyên môn là
thể xác" Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người. Do vậy, tất cả mọi người đều
phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa "hồng" vừa "chuyên".

Sinh viên cần làm gì để góp phần đưa đất nước đạt được mục tiêu đó?

3
Câu 2:
Lời kêu gọi đã thể hiện sự vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:

- Hồ Chí Minh cho rằng trong thời đại mới để thực hiện giải phóng cho dân tộc thì yêu nước
chưa đủ, cách mạng muốn thành công phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng, xây dựng được
khối đại đoàn kết dân tộc bền vững . Như vậy, theo Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết dân tộc là
vấn đề chiến lược, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
- Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc :
• Phải có chính sách, phương pháp phù hợp
• Phải nhận thức đó là vấn đề sống còn quyết định thành bại của cách mạng
- Hồ Chí Minh đã khái quát nhiều luận điểm nói lên vai trò to lớn của đại đoàn kết dân tộc như :
• Đoàn kết làm ra sức mạnh
• Đoàn kết là lực lượng vô định
• Đoàn kết là thắng lợi
• Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt

=> Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại
thành công” (Hồ Chí Minh toàn tập. t10. tr 607 ) Thực tiễn cách mạng Việt Nam nhờ chính
sách mặt trận đúng đắn của Đảng và Bác Hồ mà cách mạng đã giành được thắng lợi to lớn.

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết là nguồn gốc của mọi thắng
lợi. Vì vậy Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc và
phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực của cách mạng . Hồ Chí Minh xác định mục đích của
Đảng Cộng sản Việt Nam là “đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc”.
- Để thực hiện mục tiêu đoàn kết dân tộc :
• Phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải lấy dân làm gốc.
• Phải gần gũi quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
• Phải vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng.
- Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, nhiệm vụ hàng đầu của mỗi
giai đoạn cách mạng vì: cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng, trên cơ sở đường
lối để đề ra nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng
nhằm tập hợp, lôi kéo quần chúng tạo thực lực cho cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc phải là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh
thì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, từ nhu cầu của quần chúng mà Đảng phải đoàn
kết, tập hợp quần chúng lại. Đảng có nhiệm vụ chuyển nhu cầu của quần chúng từ tự phát sang
tự giác trong khối đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

4
Đảng và nhà nước ta đã phát huy quan điểm đó như thế nào? Nêu ví dụ minh chứng.

- Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi
trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của
Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp
đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến
cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành
động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối
chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ :“ Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công ,, đang là động lực, kết nối sức
mạnh vô địch của toàn dân tộc Việt Nam. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng ta
khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.

- Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết
quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta, của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với
quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận tiếp
tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Mối quan hệ
gắn bó giữa Mặt trận và các đoàn thể với các tầng lớp nhân dân ngày càng được củng cố, tăng
cường, phát huy. Ðường lối chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày
càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp nhân dân
chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân
dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và
đang kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, góp
phần to lớn tạo nên sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân
dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong xây dựng và phát triển nhanh, bền vững đất nước. Các phong trào thi đua
yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động
ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ðặc biệt, các

5
phong trào, cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở’’; “Toàn dân chung
sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’; “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam’’; hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và đoàn
kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, lá
lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết thực, tạo nên
sự gắn kết cộng đồng xây dựng quê hương, đất nước.

- Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, diễn biến rất phức
tạp trên toàn cầu và ở Việt Nam, toàn dân ta đoàn kết, đồng lòng thực hiện “chống dịch
như chống giặc” để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và ổn định phát triển
sản xuất, thực hiện mục tiêu kép được quốc tế đánh giá cao. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, đã
làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người thấm vào các tầng lớp nhân dân,
tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ngay tại địa
phương, cơ sở và địa bàn dân cư.

- Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, chúng ta có thể thấy rõ, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được
vai trò, quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những
diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có
chủ trương phù hợp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp
có lúc, có nơi chưa sâu sát với các tầng lớp nhân dân và cơ sở, vẫn còn có biểu hiện hành
chính hóa, chưa thật thiết thưc, hiệu quả. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn
kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân
dân chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được tổ chức thực
hiện một cách nghiêm túc, làm gây nên bức xúc trong một bộ phận nhân dân.

- Trước tình hình mới, Ðảng ta tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi
nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục
tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những
điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia- dân tộc; đề cao tinh thần dân
tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt
Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà
nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

You might also like