You are on page 1of 3

BÀI TẬP VỀ PHI KIM

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau?
A. NaOH và KCl B. KOH và NaNO3. C. BaCl2 và H2SO4. D. KOH và Na2CO3.
Câu 2: Dung dịch KOH phản ứng được với dãy chất nào?
A. HCl, KCl. B. NaHCO3, H2SO4. C. NaHCO3, BaCl2. D. KNO3, HNO3.
Câu 3: Cho BaCO3 vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là
A. sủi bọt khí không mùi. B. không có hiện tượng. C. sủi bọt khí mùi hắc. D. sủi bọt khí mùi trứng thối.
Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khí hiđro cháy trong khí clo tạo khí không màu. B. Khí clo cháy trong khí oxi tạo khí không màu.
C. Sắt cháy trong khí clo cho ngọn lửa sáng chói.D. Khí hiđro cháy trong khí oxi cho ngọn lửa sáng chói.
Câu 5: Dãy nguyên tố nào sau đây đều gồm các nguyên tố phi kim mạnh?
A. Si, Cl. B. C, F. C. Cl, F. D. P, Si.
Câu 6: Sục khí clo vào cốc đựng nước, cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng quan
sát được là:
A. Quỳ tím mất màu, sau đó chuyển đỏ. B. Quỳ tím chuyển đỏ, sau đó mất màu.
C. Quỳ tím chuyển xanh, sau đó chuyển đỏ. D. Quỳ tím chuyển đỏ, sau đó chuyển xanh.
Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe vào dung dịch MgSO4. (b) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho khí Cl2 vào dung dịch NaOH. (d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch HCl. (b) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho khí CO2 vào dung dịch KOH. (d) Cho Cu vào dung dịch FeSO4.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch HCl đổi màu quỳ tím thành đỏ. (b) Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với kim loại CuO.
(c) Khí clo có màu vàng lục, mùi hắc. (d) Khí CO khử được MgO ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch NaOH đổi màu quỳ tím thành xanh.
(b) Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại Cu.
(c) Khí CO2 làm vẩn đục nước vôi trong dư.
(d) Khí CO khử được FeO ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Có các công việc sau:
(a) Dùng vôi bột để xử lý nước thải sinh hoạt. (b) Dùng khí clo để xử lý nước sinh hoạt.
(c) Dùng cây xanh để trong phòng ngủ vào buổi tối. (d) Đun than tổ ong trong phòng kín.
Số công việc nên làm là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3. (b) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(c) Cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (d) Cho Na2CO3 vào dung dịch MgSO4.
Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch CaCO3. (b) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (d) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 loãng .
Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được khí là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn dây Fe trong khí Cl2 vừa đủ. Hòa tan hết muối sản phẩm vào nước được dung
dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y.
(b) Cho Fe vào dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Z, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z được
kết tủa T.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch X, Y đều chứa muối FeCl2. B. Kết tủa Y là Fe(OH)3, kết tủa T là Fe(OH)2.
C. Dung dịch X, Y đều chứa muối FeCl3. D. Kết tủa T là Fe(OH)3, kết tủa Y là Fe(OH)2.
Câu 15: Lượng khí CO2 tăng trong không khí là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất
nóng dần lên. Trường hợp nào không làm tăng lượng CO2 trong bầu khí quyển?
A. Quang hợp của cây xanh. B. Hô hấp của người và động vật.
C. Đốt rừng làm nương rẫy D. Nung vôi trong lò thủ công.
Câu 16: Có các công việc sau:
(a) Nung vôi trong lò vôi thủ công. (b) Đun nấu bằng than củi, khí gaz..
(c) Trồng nhiều cây xanh. (d) Đốt rừng làm nương rẫy.
Số công việc làm tăng lượng CO2 trong bầu khí quyển là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Cho các cặp chất sau:
(a) Na2CO3 và HCl. (b) CaCO3 và HCl. (c) Cl2 và O2. (d) K2CO3 và NaOH.
Số cặp chất có phản ứng hóa học xảy ra là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam Fe cần dùng bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 14,10 lít. D. 21,30 lít.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam Fe trong khí Cl2. Khối lượng muối thu được là
A. 25,40 gam. B. 32,50 gam. C. 63,50 gam. D. 81,25 gam.
Câu 20: Để tác dụng hoàn toàn với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) cần dùng V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của
V là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,8.

BÀI TẬP
Bài 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Đốt cháy mẩu K trong khí clo
b. Cho dây Zn vào dung dịch axit HCl
c. Sục khí cacbonic vào dung dịch Bari hidroxit dư.
d. Cho cacbon oxit (dư) phản ứng với bột FeO nung nóng.
Bài 2: Viết PTHH xảy ra:
a. K2CO3 + H2SO4  b. BaCO3 + HCl 
c. SO3 + Ca(OH)2  d. Ba(HCO3)2 + HCl 
e. FeSO4 + KOH  g. Na2CO3 + MgCl2 
h. Cl2 + Fe i. Cl2 + NaOH
k. CO + Fe2O3 m. CO + O2
Bài 3. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra thực hiện sơ đồ biến hóa sau( Ghi rõ điều kiện, nếu có):
Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe2O3 Fe FeSO4 FeCl2 Fe(NO3)2 Fe
b. Bằng PP hóa học, nhận biết 5 dung dịch H2SO4, HCl, BaCl2, KOH, Ba(OH)2 chỉ dùng một hóa
chất.
Bài 4. Dùng 11,2 lit CO khử hết ZnO ở nhiệt độ cao.
a. Tính khối lượng ZnO cần dùng.
b. Lấy toàn bộ khí sản phẩm sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
(Biết các khí đo ở đktc)
Bài 5. Cho 11,2 lit clo (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch NaOH
cần dùng và CM các chất tan trong dung dịch sau phản ứng. (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể)
Bài 6. Cho 4,48 lit clo (đktc) phản ứng với 700 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Tính C M các chất tan trong
dung dịch sau phản ứng. (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Bài 7. Cho 10,752 lit CO (đktc) khử vừa hết 27,84 gam một oxit sắt.
a. Xác định công thức oxit.
b. Để hòa tan hết lượng kim loại sinh ra cần ? gam dung dịch HCl 7,3%.
Bài 8. Để hòa tan hoàn toàn 29,7 gam hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của kim loại hóa trị II (XCO 3
và YCO3) cần 400 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau
phản ứng được m gam hỗn hợp muối khan.
a. Tính m.
b. Tính V
c. Xác định công thức 2 muối cacbonnat, biết tỉ lệ số mol các muối trong A là 1:1 và M X:MY = 3,425.
Bài 9. Cho 4,72 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe 2O3 tác dụng với CO dư (tocao) thu được 3,92 gam Fe.
Cũng cho 4,72 gam A trên vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng được 4,96 gam chất rắn. Tính % khối
lượng mỗi chất trong A.(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 10. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là chất rắn trơ. Nung a gam đá vôi một thời gian
thu được chất rắn có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Tính hiệu suất phản ứng (Biết
chất rắn trơ không tham gia phản ứng phân hủy).

---------------------------Hết-----------------------------

You might also like