You are on page 1of 3

Vấn đề: Thời trang nhanh của giới trẻ hiện nay

1. Bối cảnh
- Ngày nay giới trẻ chúng ta được tiếp cận đến với một nền công nghiệp thời trang vô cùng
phong phú và đa dạng. Hàng loạt tên tuổi của các nhãn hàng nổi tiếng như H&M, ZARA… đã thu
hút giới trẻ khiến họ để tâm tới và mua sắm với tần suất thường xuyên và số lượng nhiều.
- Và các nhãn hàng như H&M, ZARA đã kể tên ở trên được gọi là nhãn hàng của thời trang
nhanh. Hiện nay việc xuất hiện các hãng thời trang nhanh như thế một phần là nhu cầu mua
sắm của giới trẻ nhưng bản thân nhu cầu này đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến với chính
nhóm đối tượng này. Và không chỉ dừng lại ở giới trẻ mà mở rộng ra thêm nữa, thời trang
nhanh cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến với môi trường và nhân quyền con người.
- Với vấn đề này chỉ đề cập đến mặt hại bởi vì đây là một vấn đề cấp thiết cần được bàn luận và
xem xét một cách nghiêm túc. Ngoài những lợi ích chẳng hạn như ăn mặc hợp mốt, thỏa mãn
nhu cầu mua sắm… có thể thấy tác hại mà thời trang nhanh đem lại còn nhiều hơn cả lợi ích
2. Định nghĩa
- Thời trang nhanh là quần áo rẻ, hợp thời trang mà lấy mẫu ý tưởng từ các sàn catwalk hoặc
văn hóa người nổi tiếng, rồi biến chúng thành trang phục được bày bán trong các cửa hàng
trên phố với tốc độ chóng mặt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
3. Đặc tính hóa
- Thời trang nhanh dựa trên xu hướng và sự phổ biến của chúng đối với người dùng. Để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các thương hiệu thời trang nhanh phải có đủ nguồn lực để
sản xuất một cách nhanh chóng và tạo xu hướng mới
- Giới trẻ là những người cập nhật xu hướng thời trang rất nhanh và nhu cầu mua sắm họ
cũng rất cao
=> Vì thế để phục vụ nhu cầu cho người mua sắm mà đối tượng chủ yếu là giới trẻ hiện nay thì
những xưởng sản xuất của hãng thời trang nhanh yêu cầu nguồn nhân lực lớn và tốc độ sản
xuất phải rất nhanh
4. Tác hại đối với giới trẻ
- Gây ra tổn hại về kinh tế, ngân sách chi tiêu
  + Việc bắt trend và ăn vận hợp mốt khiến cho giới trẻ phải bỏ ra một lượng tiền lớn để thay
đổi quần áo liên tục. Điều đó đã dẫn tới những khó khăn về kinh tế và ngân sách chi tiêu cho
giới trẻ. Ví dụ như một sinh viên 21 tuổi ở Nottingham đã ăn mặc thật sự bình thường, gần như
không mua sắm để dành tiên mua 1 chiếc váy ở ZARA 27,99 Euro tương đương với 720 nghìn
VNĐ
- Gây ra lãng phí quần áo
  + Khi mà họ bắt trend và thay đổi quần áo liên tục như vậy thì có những quần áo, váy vóc cũ
họ không cần dùng tới hay thậm chí còn là những bộ quần áo họ chưa mặc dẫn tới việc lãng phí
quần áo, đến khi đạt được đến một số lượng nhất định nào đó họ cho từng cái quần cái áo ấy
ra khỏi tủ của mình và bắt đầu công cuộc bán lại, đi cho,thậm chí là vứt đi khi họ không thể bán
và cho ai được => tốn thời gian, công sức và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường bởi số lượng
vải vóc họ thải ra và đó được coi là rác thải rồi.
- Gây ảnh hưởng đến với môi trường sinh sống của họ
  + Có lẽ đây là tác hại to lớn nhất đối với giới trẻ bởi họ mua sắm nhiều và sản phẩm tiêu thụ
càng cần nhiều hơn nữa
  + Trong quá trình sản xuất, các nhà máy sản xuất của các hãng thời trang nhanh đã:
     . Tiêu thụ lượng nước lớn: cụ thể khoảng 93 tỷ mét khối nước được tiêu thụ hàng năm để
đáp ứng nhu cầu của 5 triệu người; khoảng 20% lượng nước thải trên thế giới là kết quả trực
tiếp của quá trình nhuộm và xử lý vải
     . Thải ra môi trường lượng chất thải dệt may lớn: cụ thể 92 triệu tấn chất thải dệt được tạo
ra mỗi năm trên toàn thế giới. Năm 2018: 17 triệu tấn chất thải dệt may đã được đưa đến các
bãi rác thải, có thể mất tới 200 năm để phân hủy
     . Thải ra môi trường lượng khí carbon lớn: ngành công nghiệp may mặc là ngành công
nghiệp gây ra ô nhiễm cao thứ 2, chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu.
=> Tất cả điều đó đã gây ra ô nhiễm môi trường với tỉ lệ rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe không
chỉ của giới trẻ mà còn là sức khỏe của những đối tượng khác nữa
5. Mở rộng: Không chỉ có những ảnh hưởng về giới trẻ mà chúng ta cần chú ý đến thời trang
nhanh cũng có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến với quyền lợi của con người
- Những nhân viên trong xưởng sản xuất của các hãng thời trang nhanh đã phải chịu sự bất
công với môi trường và điều kiện làm việc thiếu thốn.
- Đa số những nhân viên là phụ nữ, làm việc trong những công xưởng như vậy có thể giúp họ có
công ăn việc làm nhưng việc đó cũng không giúp họ thoát khỏi cảnh trở thành nạn nhân của
những cuộc bạo lực chốn làm việc
- 97% các hãng thời trang nhanh đặt trụ sở sản xuất ở các nước đang phát triển hoặc phát triển
chậm hoặc chưa phát triển nơi mà người dân còn nghèo và điều kiện làm việc chưa được đáp
ứng đủ khi mà họ phải tiếp xúc nhiều với hóa chất mà không có đồ bảo hộ.
- Hơn nữa họ phải chịu bất công về lương thưởng; có những người phải chịu với mức lương
thấp hơn 3$ mỗi ngày mà phải làm việc với tần suất cao
6. Hướng giải quyết:
- Vào mùa hè năm 2019, liên minh toàn cầu The Fashion Pact đã được thành lập để các thương
hiệu thời trang cao cấp, thời trang nhanh phát triển một chương trình nghị sự chung tìm và
thực hiện các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Tuy vậy, các hãng thời trang vẫn
cần có các biện pháp có ý thức bảo vệ môi trường bao gồm tái sử dụng hàng dệt, lọc nước sau
quá trình nhuộm, duy trì các biện pháp an toàn và có đạo đức tại nơi làm việc…
- Và bản thân chúng ta với tư cách là người tiêu dùng, là một phần của giới trẻ chúng ta không
chỉ cần suy nghĩ xem chúng ta đang mua quần áo từ ai mà còn là cách chúng ta xử lý quần áo
đó. Đồng thời chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức về các hãng thời trang nhanh và tình trạng
ô nhiễm môi trường xung quanh để có hướng hành động đúng đắn.  

You might also like