You are on page 1of 11

CÂU HỎI CHƯƠNG 3

1. Vi phạm pháp luật là?


a. Quan hệ giữa người và người được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tương
ứng
b. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
c. Các quy tắc xứ sự chung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
cưỡng chế nhà nước
d. Hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải hứng chịu từ Nhà nước

2. Về mặt hình thức, vi phạm pháp luật biểu hiện dưới dạng?
a. Suy nghĩ, tình cảm
b. Hành động
c. Hành vi
d. Hành vi và suy nghĩ.

3. Hành vi vi phạm pháp luật có thể biểu hiện dưới mấy dạng
a. Chỉ biểu hiện dưới dạng hành động
b. Chỉ biểu hiện dưới dạng không hành động
c. Bao gồm dạng hành động và dạng không hành động
d. Bao gồm dạng hành động, dạng không hành động và dạng suy nghĩ

4. Hành vi trái pháp luật được hiểu là?


a. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện
b. Những hành vi pháp luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện
c. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện, những hành vi pháp
luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện và những hành vi chủ thể
thực hiện vượt quá giới hạn được phép, cho phép theo pháp luật
d. Những hành vi do chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện

5. Hành vi vi phạm pháp luật do những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện không những phải trái luật mà còn chứa đựng yếu tố?
a. Động cơ
b. Mục đích
c. Lỗi
d. Hậu quả

6. Về mặt bản chất lỗi là?


a. Sự nguy hiểm cho xã hội
b. Sự thiệt hại cho xã hội
c. Trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi
d. Tính trái pháp luật của hành vi

7. Trường hợp nào chủ thể có hành vi trái pháp luật nhưng được coi là không có
lỗi?
a. Chủ thể thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết
b. Không có động cơ, mục đích
c. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
d. Hành vi trái luật chưa gây ra thiệt hại cho xã hội

8. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể được hiểu là?
a. Điều kiện để chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
b. Điều kiện để chủ thể có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật
c. Độ tuổi và khả năng nhận thức
d. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi

9. A đua xe trái phép? Hành vi vi phạm pháp luật của A biểu hiện dưới dạng nào?
a. Dạng hành động
b. Dạng không hành động
c. Suy nghĩ, tình cảm
d. A chưa có hành vi

10. A gây ra vụ cướp tài sản lớn, bị thương ở tay. Khi được ông M (bác ruột) hỏi,
A đã kể lại với ông M toàn bộ sự việc. Ông M biết rõ tội ác cháu mình gây ra đã
không tố giác tới cơ quan điều tra, gây khó khăn cho công tác truy xét, nhận diện
hung thủ vụ án. Hành vi vi phạm pháp luật của ông M biểu hiện dưới dạng nào?
a. Dạng hành động
b. Dạng không hành động
c. Dạng thực hiện không đúng quy định của pháp luật
d. Dạng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép

11. Căn cứ vào đâu để biết một hành là trái pháp luật?
a. Căn cứ vào động cơ và mục đích của chủ thể thực hiện hành vi
b. Căn cứ vào sự thiệt haị cho xã hội do hành vi đó gây ra
c. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
d. Căn cứ vào yếu tố lỗi do chủ thể thực hiện

12. Trường hợp nào dưới đây, chủ thể được coi là đã có hành vi xác định?
a. Chủ thể có suy nghĩ tiêu cực
b. Chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi trên thực tế
c. Chủ thể có động cơ và mục đích
d. Chủ thể có suy nghĩ tiêu cực và có động, mục đích

13. Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người và
phương tiện vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông. Vậy nếu cảnh sát cơ động
ra quyết định xử phạt thì hành vi đó là hành vi trái pháp luật dưới dạng?
a. Thực hiện không đúng quy định của pháp luật
b. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
c. Vừa là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa là vượt quá giới hạn
pháp luật cho phép
d. Hành vi trên không trái pháp luật

14. A đánh B gây thương tích 10%. Hành vi của A biểu hiện dưới dạng trái pháp
luật nào?
a. Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm
b. Thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
c. Lỗi cố ý trực tiếp
d. Lỗi cố ý gián tiếp

15. Dấu hiệu đầu tiên làm cơ sở để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là?
a. Hành vi xác định của con người
b. Hành vi trái pháp luật
c. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
16. A đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”; B
đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều trái pháp luật”. Nhận xét
vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai

17. A (17 tuổi), B (13 tuổi) và C (16 tuổi) rủ nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong quá trình thực hiện A và B đã trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo, còn C
đứng bên ngoài (theo kế hoạch) chờ để chở A và C tẩu thoát? Vậy trong trường
hợp trên ai vi phạm pháp luật?
a. A
b. A và C
c. A và B
d. A; B và C

18. A sinh năm 1992, phát triển bình thường về mặt thể chất. Năm 2005, A trộm
cắp tài sản của nhà hàng xóm trị giá 2,4 triệu đồng, hành vi của A không bị phát
hiện tại thời điểm đó. Năm 2009, A tiếp tục trộm cắp tài sản trị giá 3,5 triệu và bị
bắt. A có vi phạm pháp luật hay không?
a. A chỉ bị coi là vi phạm pháp luật với lần 2, không bị coi là vi phạm pháp luật ở
lần 1
b. A bị coi là vi phạm pháp luật với cả 2 lần
c. A không bị coi là vi phạm pháp luật với cả 2 lần
d. A chỉ bị coi là vi pháp luật với lần 1, không bị coi là vi phạm pháp luật với lần 2
19. Điền từ còn thiếu vào phần còn trống: “………… là những biểu hiện ra bên
ngoài của vi phạm pháp luật”?
a. Mặt khách quan
b. Mặt chủ quan
c. Khách thể
d. Chủ thể

20. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm những yếu tố chính nào?
a. Hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
b. Lỗi, động cơ, mục đích
c. Hành vi, hậu quả và lỗi
d. Hành vi, hậu quả, động cơ, mục đích

21. Yếu tố nào thuộc mặt khách quan không cần thiết phải biểu hiện trên thực tế?
a. Động cơ và mục đích
b. Hành vi
c. Hậu quả
d. Lỗi

22. Do thiếu tiền tiêu, A (17 tuổi) đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong
tình huống trên, các yếu tố thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm?
a. Động cơ do thiếu tiền
b. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng
c. A có hành vi trộm cắp tài sản; B bị trộm cắp 5 triệu đồng; mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả nói trên
d. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng, mối quan hệ giữa hành vi và kết
quả nói trên và động cơ do thiếu tiền
23. A (20 tuổi) và B (23 tuổi) rủ nhau cắt đường dây điện thoại của nhà nước để
lấy lõi đồng đem đi bán. A và B đã cắt được 140m dây trị giá khoảng 1,850,000
đồng. Cho biết thiệt hại trên thuộc về bộ phận cấu thành nào?
a. Mặt khách quan
b. Mặt chủ quan
c. Khách thể
d. Chủ thể

24. A đưa ra quan điểm: “Có hành vi thì tất yếu phải có hậu quả”; B đưa ra quan
điểm: “Có hậu quả thì tất yếu phải có hành vi”. Nhận xét vể các quan điểm nói
trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai

25. Yếu tố nào của mặt chủ quan là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp
luật mong muốn đạt được?
a. Hành vi
b. Hậu quả
c. Động cơ
d. Mục đích

26. Yếu tố nào của mặt chủ quan là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật?
a. Lỗi
b. Hậu quả
c. Động cơ
d. Mục đích

27. Lỗi gồm những loại nào?


a. Lỗi cố ý và lỗi vô ý
b. Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
c. Sự kiện bất ngờ và tình huống bất khả kháng
d. Có căn cứ pháp luật và không có căn cứ pháp luật

28. Điền từ vào chỗ trống: “.................. là chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là
trái pháp luật, thấy trước hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra và
mong muốn hậu quả đó xảy ra”?
a. Lỗi cố ý trực tiếp
b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi vô ý do cẩu thả
d. Lỗi vô ý do quá tự tin

29. Điền từ vào chỗ trống: “..................là chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là
trái pháp luật, thấy trước hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra”?
a. Lỗi cố ý trực tiếp
b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi vô ý do cẩu thả
d. Lỗi vô ý do quá tự tin
30. Điền từ vào chỗ trống: “..................là chủ thể không nhận thấy trước hậu quả
do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả
đó”?
a. Lỗi cố ý trực tiếp
b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi vô ý do cẩu thả
d. Lỗi vô ý do quá tự tin

31. Điền từ vào chỗ trống:“..................là chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là
trái pháp luật, thấy trước hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra nhưng
hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”?
a. Lỗi cố ý trực tiếp
b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi vô ý do cẩu thả
d. Lỗi vô ý do quá tự tin

32. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống
trên, các yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm?
a. Động cơ do thiếu tiền, lỗi cố ý trực tiếp
b. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng
c. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng và mối quan hệ giữa hành vi và
kết quả nói trên
d. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng, mối quan hệ giữa hành vi và kết
quả nói trên và động cơ do thiếu tiền

33. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống
trên, yếu tố động cơ là?
a. Hành vi trộm cắp tài sản
b. 5 triệu đồng trộm cắp được
c. Do thiếu tiền tiêu
d. Hành vi trộm cắp tài sản và 5 triệu đồng trộm cắp được

34. A thấy B bị đuối nước, mặc dù có đủ khả năng cứu B nhưng A không cứu dẫn
đến B bị chết đuối. Cho biết lỗi của A?
a. Không có lỗi
b. Lỗi cố ý trực tiếp
c. Lỗi cố ý gián tiếp
d. Lỗi vô ý do quá tự tin

35. A đánh B gây thương tích 42%. Khách thể bị xâm hại là?
a. Thương tích 42%
b. Sức khỏe của B
c. B
d. Hành vi đánh người

36. A vượt đèn đỏ? Khách thể bị xâm hại là?


a. Đèn đỏ
b. Luật giao thông đường bộ
c. Trật tự an toàn giao thông đường bộ
d. Luật giao thông đường bộ và trật tự công cộng

37. Có 2 quan điểm như sau:


Quan điểm thứ nhất: A đánh B gây thương tích, vậy B là khách thể bị xâm hại
Quan điểm thứ hai: A đánh B gây thương tích, tuy nhiên B không phải là khách thể
mà sức khỏe của B mới là khách thể. Cho biết quan điểm nào là đúng?
a. Cả hai quan điểm đều đúng
b. Cả hai quan điểm đều sai
c. Quan điểm thứ nhất đúng, quan điểm thứ hai sai
d. Quan điểm thứ nhất sai, quan điểm thứ hai đúng

38. Chủ thể của vi phạm pháp luật bao gồm?


a. Chỉ là cá nhân
b. Là các cá nhân, tổ chức
c. Nhà nước
d. Các cá nhân, tổ chức và nhà nước

39. Chủ thể nào không phải là chủ thể của vi phạm pháp luật?
a. Công dân
b. Tổ chức
c. Nhà nước
d. Người nước ngoài

You might also like