You are on page 1of 12

Tuần 1: I. VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN.

1.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN
1.1.1. Định nghĩa
Vật liệu dẫn điện là vật chất mà ở trạng thái bình thường có các điện tích tự do. Nếu
đặt những vật liệu này vào trong một điện trường các điện tích sẽ chuyển dịch theo một
hướng nhất định của trường và tạo thành dòng điện người ta gọi đó là vật liệu dẫn điện.
Vật dẫn điện có thể là những vật rắn, lỏng và trong những điều kiện nhất định có thể
là chất khí.
Ở dạng chất rắn, vật dẫn điện gồm có kim loại và hợp kim của chúng, trong một số
trường hợp là những chất không phải là kim loại; chất lỏng dẫn điện và kim loại ở trạng
thái chảy lỏng và những chất điện phân.
Khí là hơi có thể trở nên dẫn điện ở cường độ điện trương lớn, chúng tạo nên ion hóa
do va chạm hay sự ion hóa quang.
1.1. 2 Phân loại
Vật liệu dẫn điện được chia thành hai loại:
- Vật liệu với tính dẫn điện tử hay vật dẫn loại 1( chất dẫn kim loại).
- Vật liệu với tính dẫn ion hay vật dẫn loại 2( vật dẫn điện phân)
a. Vật dẫn điện với tính dẫn điện tử là vật chất mà sự hoạt động của các điện tích
không làm biến đổi thực thể đã làm lên vật liệu đó. Với điều này ta thấy bao gồm những
kim loại ở trạng thái rắn hay lỏng hợp kim và một số chất không phải là kim loại (than).
Kim loại và hợp kim có tính dẫn điện tốt được chế tạo thành dây dẫn điện như dây
cáp, các loại dây quấn máy điện và khí cụ điện v v…Kim loại và hợp kim có có điện trở
suấtlớn được sử dụng ở các khí cụ điện dùng để sưởi nóng, đốt nóng ở các đèn chiếu sáng
và các biến trở v v…
b. Vật dẫn với tính dẫn ion là vật chất mà dòng điện đi qua sẽ tạo nên sự biến đổi
hóa học. Từ phạm trù này, chúng ta thấy thông thường đó là các dung dịch ( có cơ sở là
nước) axit, kiềm, muối. Có một số vật rắn với tính dẫn ion như iođua bạc. Khí và hơi ở
cường độ điện trường lớn sẽ có tính dẫn điện tử và tính dẫn ion.
1.1.3 Đặc tính
1.1.3.1. Điện trở
Là quan hệ giữa hiệu điện thế không đổi đặt ở hai đầu của dây dẫn và cường độ dòng
điện một chiều tạo nên trong dây dẫn đó. ( chú ý dẫn dẫn không hề có sức điện động nội
tại nào).
Điện trở của dây đãn được tính theo công thức:
l
R = (1-1)
s
Trong đó: R là diện trở
ρ điện trở suất.
L chiều dài dây dẫn.
S tiết diện dây dẫn.
Điện dẫn G của một dây dẫn là đại lượng nghịch đảo của điện trở:
1
G= (1-2)
R
1
Điện dẫn được tính với đơn vị =  −1

Đôi khi, người ta còn gọi là siemen ký hiệu là S, hoặc mho
1
S = mho = (1-3)

1.1.3.2. Điện trở suất 
Là điện trở của dây dẫn có chiều dài là một đơn vị chiều dài và tiết diện là một đơn
vị diện tích.
Trên thực tế, điện trở suất của dây dẫn được tính theo  mm2/mvà trong một số
trường hợp được tính bằng  cm.Trong hệ CGS điện, điện trở suất được tính bằng  cm;
còn ở hệ MKSA, tính bằng  m.
Những đơn vị nêu trên, chúng được liên hệ qua biểu thức sau đây:
1  cm = 104  mm2/m = 106  cm = 10-2  m
Điện dẫn suất  : là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất
1
 = (1-4)

Điện dẫn suất  được tính theo m/  mm2,  -1cm-1,  -1m-1
a. Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ: 
Điện trở suất của kim loại và của rất nhiều hợp kim tăng theo nhiệt độ điện trở suất
của cácbon và của dung dịch điện phân giảm theo nhiệt độ thông thường điện trở suất của
kim loại tăng theo nhiệt độ theo quy luật sau:
T = 0 (1+t + t2 +  t3 +..) (1-5)
ở nhiệt độ sử dụng t2 điện trở suất sẽ được tính toán xuất phát từ nhiệt độ t1 theo công
thức.
t2 = t11+ (t2 –t1)  (1-6)
Trong đó  là hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ đối với vật liệu tương ứng và
ứng với những khoảng nhiệt độ được nghiên cứu.
Hệ số  gần như giống nhau đối với các kim loại tinh khiết và có trị số gần đúng
bằng 4.10-3/10C.
Đối với khoảng chênh lệch nhiệt độ (t2 –t1) thì hệ số  trung bình sẽ là
 t −  t1
= 2 (1-7)
 t1 ( t2 − t1 )
Giá trị  và  đối với những kim loại chính được sử dụng trong kỹ thuật điện cho ở
bảng 1.1
Bảng 1.1: Điện trở suất và hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ đối với những
kim loại được dùng trong kỹ thuật điện.
Kim loại Điện trở suất  Hệ số thay đổi Kim loại Điện trở suất  Hệ số thay đổi
ở 20 C 0
 điện trở suất ở 200C  mm2- điện trở suất
mm2/m theo nhiệt độ  /m theo nhiệt độ 
1/độ 1/độ
Bạc 0,0160-0,0165 0,0034-0,00429 Kẽm 0,0535-0,0630 0,0035-0,00419

Đồng 0,0168-0,0182 0,00392- Niken 0,06141-0,138 0,0044-0,00692


0,00445
Vàng 0,0220-0,0240 0,00350-0,0240 Thép 0,0918-1,1500 0,0045-0,00657

Nhôm 0,0262-0,0400 0,0040-0,0049 Platin 0,0866-0,116 0,00247-


0,00398
Ma nhê 0,0446-0,0460 0,00390-0,0046 Thiếc 0,113-0,143 0,00420-
0,004288
Molipden 0,0476-0,0570 0,0033-0,00512 Chì 0,250-0,222 0,0038-0,00428

Wônfram 0,0530-0,0612 0,0040-0,0052 Thủy 0,952-0,959 0,0009-0,00099


ngân
Ở gần nhiệt độ 0 tuyệt đối (0oK) điện trở suất của kim loại tinh khiết giảm đột ngột,
chúng thể hiện hiện tượng siêu dẫn. Về phương diện lý thuyết, ở độ không tuyệt đối, kim
loại tinh khiết không còn có điện trở.
Sự biến dạng đàn hồi, mức độ tinh khiết của kim loại ảnh hưởng đến giá trị của điện
trở suất.
Khi nóng chảy, điện trở suất của kim loại biến đổi; thông thường, giá trị tăng lên (
ngoại trừ: ăng ti moan, gali và bitmut khi nóng chảy, điện trở suất giảm).
Bảng 1.2 cho ta quan hệ giữa điện trở suất của một số kim loại ở trạng thái nóng chảy
và trạng thái rắn.
Bảng 1.2: Quan hệ giữa điện trở suất của một số kim loại ở trạng thái nóng chảy và
trạng thái rắn.
Kim loại Hg Au Sn Zn Cu Ag Al Na Sb Ga Bi
R ở thể lỏng
3,2 2,27 2,1 2,09 2,07 1,90 1,64 1,45 0,67 0,58 0,43
R ở thể rắn

Bước nhảy tương ứng với nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083oC.Sự gia công bằng
áp lực ép mỏng, kéo thành sợi, rập khuôn v.v…làm biến đổi cấu trúc của kim loại dẫn đến
sự biến đổi tính chất cơ khí và tính chất điện của vật liệu.
Sự không tinh khiết của kim loại dẫn đến làm tăng điện trở suất.
b. Hệ số thay đổi điện trở suất theo áp suất: k
Khi kéo hoặc nén đàn hồi, điện trở suất của kim loại biến đổi theo công thức:
 = o (1  k ) (1-8)
Dấu “ +” ứng với biến dạng do kéo, dấu “ - ” dó nén.
Trong đó,  ứng suất cơ khí của mẫu, đơn vị kG/mm2
k hệ số cho ở bảng 1.3
Bảng 1.3: Hệ số thay đổi của điện trở suất theo áp suất
Kim loại Hệ số thay đổi điện trở suất Nhật xét
theo áp suất: k
Nhôm Từ 3,81510-6 đến 3,766.10-6 Dành cho nhiệt độ bao gồm giữa 0ođến
100oC và áp suất đến 12000kG/cm2
Wolfram Từ -1,346.10-6 đến - Dành cho nhiệt độ bao gồm giữa 0o và
1,368.10-6 100oC
Thiếc - 9,79.10-6

Magie - 3, 9.10-6 Ở 0oC và áp suất giữa 0 và 12000kG/cm2


c. Ảnh hưởng của từ trường và của ánh sáng đối với điện trở suất.
Thực nghiệm cho thấy rằng điện trở suất của kim loại cũng biến đổi tương tự khi kim
loại đặt trong một tè trường và điện trở suất của một số vật liệu cũng biến đổi dưới ảnh
hưởng của ánh sáng.

1.2. VẬT LIỆU CÓ ĐIỆN DẪN CAO


Vật liệu có điện dẫn cao được sử dụng rông rãi nhất trong kỹ thuật điện là đồng và
nhôm.
1.2.1. Đồng (Cu)
Đồng được sử dụng rộng rãi làm vật dẫn bởi nó có các ưu điểm sau:
- Điện trở suất nhỏ ( trong tất cả các kim loại chỉ có bạc điện trở suất nhỏ hơn đồng).
- Độ bền cơ tương đối cao.
- Trong nhiều trường hợp đồng có tính chất chống ăn mòn tốt ( đồng bị oxy hóa
tương đối chậm so với sắt ngay cả khi có độ ẩm cao; đồng chỉ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao).
- Khả năng gia công tốt, đồng cán được thành tấm, kéo thành sợi; độ nhỏ của dây
có thể đạt tới vài phần nghìn milimet.
- Hàn và gắn tương đối dễ dàng.
Khi chế tạo dây dẫn, thỏi đồng lúc đầu được cán nóng thành dây có đường kính 6,5
– 7,2mm, sau đó dây được rửa sạch trong dung dịch axit sunfuric loãng để khử đồng ooxxit
CuO2 sinh ra trên bề mặt khi đốt nóng đồng, cuối cùng kéo nguội thành sợi có đường kính
cần thiết.
Đồng tiêu chuẩn là đồng ở trạng thái ủ, ở 200C có điện dẫn suất 58 m/Ω.mm2, nghĩa
là ρ = 0,017241Ω.mm2/m. Người ta thường chọn số liệu này làm gốc để đánh giá điện dẫn
suất của các kim loại và hợp kim khác.
1.2.2. Hợp kim đồng
Trong một số trường hợp ngoài đồng tinh khiết còn sử dụng cả hợp kim đồng với
một lượng nhỏ thiếc, silic, phốt pho, beri, crom, magie, cadmi v.v…làm vật dẫn. Những
hợp kim này gọi là đồng thanh, với thành phần thích hợp nó có tính chất cơ học tốt hơn
đồng. Giới hạn bền kéo của đồng thanh đạt tới 80 ÷ 135 kG/mm2 và cao hơn nữa. Điện trở
suất của đồng thanh lớn hơn đồng tinh khiết. Đồng thanh sử dụng rông rãi để chế tạo lò xo
dẫn điện.
Tính chất một số hợp kim đồng sử dụng trong kỹ thuật điện cho ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Tính chất hợp kim đồng kỹ thuật


Hợp kim Trạng Điện dẫn %, Giới hạn bền Độ giãn dài tương
thái so với đồng kéo, kG/mm2 đối khi đứt, %
Đồng thanh cadmi ủ 95 Đến 31 50
(0,9% Cd) kéo nguội 83 ÷ 90 Đến 73 4
Đồng thanh ủ 55 ÷ 60 29 55
(0,9% Cd, 0,6% Sn) kéo nguội 50 ÷ 55 Đến 73 4
Đồng thanh ủ 15 ÷ 18 37 45
(2,5% Al, 2% Sn) kéo nguội 15 ÷ 18 Đến 97 4
Đồng thanh phốt pho ủ 10 ÷ 15 40 60
(7% Sn, 0,1% P) kéo nguội 10 ÷ 15 105 3
Đồng thau ủ 25 32 ÷ 35 60 ÷ 70
( 70% Cu, 30% Zn) kéo nguội 25 Đến 88 5

1.2.3. Nhôm (Al)


Sau đồng, nhôm là vật liệu quan trọng thứ hai được sử dụng trong kỹ thuật điện,
nhôm có điện dẫn suất cao ( nó chỉ thua bạc và đồng), trọng lượng riêng giảm, tính chất
vật liệu và hóa học cho ta khả năng dùng nó làm dây dẫn điện.
Nhôm có màu bạc trắng, là kim loại tiêu biểu cho các kim loại nhẹ ( nghĩa là kim
loại có khối lượng nhỏ hơn 5 G/cm3). Khối lượng riêng của nhôm đúc gần bằng 2,6G/cm3,
nhôm cán là 2,7 G/cm3, nhẹ hơn đồng 3,5 lần. Hệ số nhiệt giãn nở dài, nhiệt dung và nhiệt
độ nóng chảy của nhôm đều lớn hơn đồng.
Ngoài ra nhôm còn có một số ưu, nhược điểm sau:
❖ Ưu điểm:
- Giá thành hạ
- Trọng lượng nhẹ nên được dùng để chế tạo các đường dây tải điện trên không,
những đường cáp này để có điện trở nhỏ đường kính dây càng phải lớn nên giảm được hiện
tượng phóng điện vầng quang
- Nhôm tinh khiết có thể thay thế chì làm vỏ cáp.
❖ Nhược điểm:
- Cùng một tiết diện và độ dài, nhôm có điện trở cao hơn đồng 1,63 lần.
- Khó hàn nối hơn đồng, chỗ nối tiếp xúc không hàn dễn hình thành lớp oxit có điện
trở cao, phá hủy chỗ tiếp xúc.
- Khi cho nhôm và đồng tiếp xúc nhau, nếu bị ẩm sẽ hình thành pin cục bộ có trị số
suất điện động khá cao, dòng điện đi từ nhôm sang đồng phá hủy mối tiếp xúc rất nhanh.
* Các nhãn hiệu của nhôm: Nhôm sử dụng trong kỹ thuật điện có tạp chất trong
thành phần không quá 0,5%, được ký hiệu là Al. Nhôm tinh khiết hơn với nhãn hiệu là
AB00 (không quá 0,03% tạp chất) được sử dụng để sản xuất nhôm lá, các điện cực và vỏ
tụ điện điện phân. Nhôm có độ tinh khiết cao hơn nữa là AB000 có tạp chất không quá
0,004%.
* Các tạp chất khác nhau ở trong nhôm sẽ làm giảm điện dẫn của nhôm ở mức độ
khác nhau. Nếu thêm niken, silic, kẽm hay sắt vào nhôm khoảng 0,5% sẽ làm giảm điện
dẫn của nhôm đã ủ không quá 2 – 3%. Một điều đáng chú ý là với cùng khối lượng, tác
dụng của các tạp chất đồng, bạc và magie làm giảm điện dẫn đến 5 – 10%. Điện dẫn của
nhôm giảm rất nhiều nếu chất phụ là titan và mangan.
Công nghệ gia công nhôm như cán, kéo và ủ cũng tương tự như đối với đồng. Nhôm
có thể cán thành lá rất mỏng từ 6 – 7 µm dùng làm cực bản trong các tụ điện giấy.

1.2.4. Sắt (Fe)


Sắt là kim loại rẻ tiền và dễ kiếm nhất, nó có độ bền cơ cao, do đó được chú ý dùng
làm vật dẫn. Nhưng ngay cả khi sắt tinh khiết cũng có điện trở suất lớn hơn nhiều so với
đồng và nhôm (khoảng 0,1 Ω.mm2/m), còn loại thép là sắt với tạp chất các bon và một số
chất khác có điện trở suất cao hơn nhiều.
Dòng điện xoay chiều trong thép sẽ gây nên hiệu ứng bề mặt đáng kể, vì vậy điện
trở dây thép đối với dòng điện xoay chiều cao hơn điện trở đối với dòng điện một chiều.
Ngoài ra dòng điện xoay chiều trong thép còn gây ra tổn thất từ trễ.
Để làm dây dẫn điện người ta thường dùng dây thép mềm có 0,10 ÷ 0,15% các bon,
giới hạn bền kéo 70 – 75kG/mm2, độ giãn dài tương đối khi đứt, điện dẫn suất nhỏ hơn
đồng 6 đến 7 lần. Vì thế thép dùng làm dây dẫn đường dây tải điện trên không với công
suất tương đối nhỏ. Trong trường hợp này sử dụng thép có lợi vì khi trị số dòng điện nhỏ,
tiết diện dây không xác định theo điện trở mà theo dộ bền cơ của nó.
Thép cũng dùng làm vật liệu dẫn điện dưới dạng thanh dẫn, đường ray tàu điện,
đường sắt chạy điện, tàu điện ngầm v.v…Để làm lõi của dây nhôm, lõi thép dùng dây thép
có độ bền đặc biệt với giới hạn bền kéo 120 – 150 kG/mm2 và độ giãn dài tương đối 4 –
5%.
Nhược điểm của thép là khả năng chống ăn mòn kém ngay ở nhiệt độ bình thường
và đặc biệt khi độ ẩm cao thép sẽ bị gỉ nhanh. Khi nhiệt độ cao tốc độ ăn mòng tăng mạnh:
vì vậy bề mặt dây thép cần được bảo vệ bằng lớp kim loại bền hơn. Thông thường dây thép
được mà bằng kẽm để bảo vệ cho thép khỏi bị gỉ.
- Lưỡng kim: Trong nhiều trường hợp để giảm chi phí kim loại màu trong kết cấu
vật dẫn có thể sử dụng lưỡng kim, đó là thép có bọc lớp đồng ở mặt ngoài, cả hai kim loại
gắn chặt với nhau và liên tục suốt bề mặt tiếp xúc của chúng.
Dây lưỡng kim được dùng làm đường dây thông tin tải điện v.v.., thanh cái tiết bị
phân phối, thanh trụ của cầu dao, các phần dẫn điện khác trong thiết bị phân phối chế tạo
bằng vật liệu lưỡng kim.

1.3. CÁC KIM LOẠI KHÁC


1.3.1. Vonfram
Vonfram là kim loại rắn, rất nặng, có màu xám và nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong
các kim loại.
Vonfram được dùng làm tiếp điểm. Ưu điểm của tiếp điểm Vonfram là:
- Ổn định lúc làm việc
- Độ mài mòn cơ nhỏ do vật liệu có độ cứng cao.
- Có khả năng chống tác dụng của hồ quang, không làm dính các tiếp điểm do khó
nóng chảy.
- Độ ăn mòn bề mặt nhỏ - nghĩa là ăn mòn điện tạo thành những vết rỗ và gờ do bị
làm nóng cục bộ và làm chảy kim loại.
Nhược điểm của Vonfram khi làm vật liệu tiếp xúc:
- Khó gia công
- Ở điều kiện khí quyển tạo thành màng oxit
- Cần có áp lực tiếp xúc lớn để có trị số điện trở tiếp xúc nhỏ.
Đối với các tiếp điểm có công suất cắt lớn dùng kim loại gốm. Người ta ép phôi từ
bột Vonfram dưới áp lực lớn, thiêu kết trong khí hydro để có độ bền tốt nhưng lại xốp, sau
đó thấm bạc hay đồng nóng chảy để tăng điện dẫn.
1.3.2. Môlípđen
Môlípđen là kim loại, nhìn bề ngoài cũng gần giống như vonfram. Môlípđen dùng
nhiều trong kỹ thuật chân không ở nhiệt độ thấp hơn so với vonfram. Các chi tiết nung
bằng môlípđen phải làm việc trong chân không hay trong môi trường khử.
Trong công nghiệp môlípđen dùng nhiều nhất là loại M4 – môlípđen tinh khiết và
MK – môlípđen có pha kiềm silic. Môlípđen MK có độ bền cơ cao ở nhiệt độ cao. Môlípđen
được dùng làm tiếp điểm điện. Để phân biệt môlípđen với vonfram cần dựa vào khối lượng
riêng: môlípđen có khối lượng riêng nhỏ gần hai lần so với vonfram. Ngoài ra còn có
phương pháp đơn giản hơn là đốt dây cần thử trong ngọn lửa đèn cồn, nếu có khói trắng
bốc lên thì đó là môlípđen. Hiện tượng này được giải thích là sự oxy hóa môlípđen bắt đầu
ở nhiệt độ gần 4000C và xảy ra mạnh ở 600 – 7000C.
1.3.3. Vàng
Vàng là kim loại có màu sáng chói, có tính dẻo cao, giới hạn bền kéo 15 kG/mm2, độ
giãn dài tương đối khi đứt là 40%. Trong kỹ thuật điện vàng dùng như vật liệu tiếp xúc để
làm lớp mạ chống ăn mòn, điện cực của tế bào quang điện và các công việc khác. Vàng là
vật liệu quý hiếm, đắt tiền nên trong kỹ thuật chỉ sử dụng khi rất cần thiết.
1.3.4. Bạc
Bạc là kim loại có màu trắng không bị oxy hóa ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
Bạc có trị số điện trở suất nhỏ nhất trong các kim loại.
Giới hạn bền kéo của dây bạc gần bằng 20kG/mm2, độ giãn dài tương đối khi đứt
khoảng 50%. Bạc dùng để sản xuất các tiếp điểm có dòng điện nhỏ. Bạc cũng dùng làm
cực bản trong sản xuất tụ gốm, tụ mica…
Nhược điểm của bạc là khi môi trường xung quanh có độ ẩm và nhiệt độ cao, bạc
có khuynh hướng chui vào bên trong điện môi mà nó được gắn vào. Độ bền hóa học của
bạc thấp hơn so với một số kim loại khác.
1.3.5. Bạch kim (Platin)
Bạch kim là kimloaij không kết hợp với oxy và rất bền vững đối với thuốc thử hóa
học. Bạch kim rất dễ gia công cơ khí, kéo thành sợi mảnh và tấm mỏng. Giới hạn bền kéo
sau khi ủ khoảng 15kG/mm2, độ giãn dài khi đắt khoảng 30 – 35%.
Bạch kim dùng để sản xuất cặp nhiệt ở nhiệt độ làm việc đến 16000C.
Sợi platin đặc biệt mảnh, đường kính gần 0,001mm, dùng để treo hệ thống động
trong các đồng hồ điện và các dụng cụ đo có độ nhạy cao.
Do độ cứng thấp, platin tinh khiết ít khi dùng làm tiếp điểm, nhưng hợp kim của nó
lại dùng nhiều làm tiếp điểm, phổ biến nhất là platin – indi, nó không bị oxy hóa, có độ
cứng cao, ít bị ăn mòn cơ học, cho phép đóng cắt với tần số lớn. Nhưng nhược điểm của
nó là rất đắt tiền, do đó chỉ sử dụng trong trường hợp quan trọng.
1.3.6. Niken
Niken là kim loại ánh bạc trắng có khối lượng riêng như đồng, được sử dụng nhiều
trong kỹ thuật điện chân không vì nó dễ điều chế tinh khiết (99,99% Ni), hoặc đưa vào các
hợp kim đặc biệt với các chất phụ silic, mangan v.v…
Niken không những được dùng trong kỹ thuật điện chân không mà còn được dùng
làm một thành phần trong hàng loạt các hợp kim dẫn điện và từ, cũng như làm lớp bọc bảo
vệ và trang trí các sản phẩm làm bằng sắt. Đôi khi niken còn được sản xuất làm các chi tiết
sưởi nóng.
1.3.7. Chì
Chì là kim loại có màu xám, trên vết mới cắt có ánh kim loại sáng, nhưng nó sẽ mờ
đi nhanh chóng do oxy hóa bề mặt.
Chì có điện trở suất cao. Chì có thể chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
Ưu điểm của chì: là có khả năng chống ăn mòn cao. Nó bền vững đối với tác dụng
của nước, axit clohydric, axit sunfuric và một số hóa chất khác. Tuy nhiên axit nitoric và
axit axetic, các chất hữu cơ mục nát, vôi và một vài hợp chất khác lại phá hủy chì.
Chì và các hợp kim của nó thường dùng làm vỏ bọc bảo vệ cách điện của cáp để
chống ẩm, ngoài ra còn dùng để sản xuất cầu chì, phiến chì của các ắc quy chì v.v…
Tuy nhiên chì và hợp chất của nó khá độc nên hiện nay vỏ chì của các sản phẩm cáp
được thay thế bằng chất dẻo polivinilclorua.
1.3.8. Thiếc
Thiếc là kim loại màu bạc trắng có cấu tạo tinh thể rõ rệt. Thiếc mềm, dễ vuốt có
thể kéo thành lá mỏng. Giới hạn bền kéo của thiếc dao động từ 1,6 đên 3,8kG/mm2.
Thiếc thường dùng làm vỏ bọc bảo vệ kim loại (tráng thiếc), nó có trong thành phần
của đồng thanh và các hợp kim dùng để hàn. Lá thiếc mỏng 6 - 8µm dùng để sản xuất các
loại tụ điện thường có thêm một số chất phụ với gần 15% chì, 1% antimon để dễ cán và
tăng cường độ bền cơ học. Lá thiếc dày 20 – 40µm dùng để làm bản cực trong các tụ điện
bằng mica.
1.3.9. Kẽm
Kẽm là kim loại màu sáng được điều chế bằng phương pháp luyên kim và được làm
sạch trong dung dịch điện phân.
Kẽm được dùng làm lớp mạ bảo vệ, có thành phần trong đồng thau và điện cực pin.
Ngoài ra kẽm còn được sử dụng trong tế bào quang điện, giấy kim loại trong tụ điện kích
thước nhỏ. Đưa lớp kim loại lên giấy bằng cách cho kẽm khuếch tán trong chân không ở
nhiệt độ khoảng 6000C.
1.3.10. Cadmi
Cadmi là kim loại màu trắng bạc. Cadmi luôn có trong quặng kẽm và được điều chế
như một sản phẩm phụ của kẽm, sau đó được tinh chế bằng điện phân.
Cadmi được dùng trong kỹ điện chân không để sản xuất tế bào quang điện. Cadmi
có trong thành phần của nhiều loại thuốc hàn, đông thanh dùng trong sản xuất pin và dùng
làm chậm trong lò phản ứng hạt nhân.
1.3.11. Thủy ngân
Thủy ngân là kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ bình thường.
Thủy ngân được dùng làm catot lỏng trong chỉnh lưu thủy ngân, trong đèn thủy ngân
và các dụng cụ phóng điện chứa khí, trong các đèn chiếu sáng ban ngày. Thủy ngân cũng
làm tiếp điểm trong rơ le, làm điện cực thủy ngân khi đo tính chất điện của các điện môi
rắn trong nhiều trường hợp thí nghiệm. Thủy ngân và hợp chất của nó rất độc, hơi thủy
ngân cũng rất độc, do vậy khi sử dụng và sản xuất thiết bị cần chú ý đến an toàn.

1.4. CÁC HỢP KIM CÓ ĐIỆN TRỞ CAO VÀ HỢP KIM LÀM CẶP NHIỆT
1.4.1. Hợp kim điện trở cao
Các hợp kim có điện trở cao dùng trong các dụng cụ đo điện, điện trở mẫu, biến trở
và các dụng cụ đốt nóng bằng điện. Trong các dụng cụ này yêu cầu vật dẫn phải có điện
trở suất lớn và hệ số biến đổi của điện trở suất theo nhiệt độ phải nhỏ để đảm bảo sự ổn
định của điện trở đối với sự biến đổi của nhiệt độ, tức là αρ càng nhỏ càng tốt. Hợp kim
làm dụng cụ đốt nóng bằng điện cần chịu đựng được nhiệt độ làm việc lâu dài trong không
khí khoảng 10000C.
Ngoài ra hợp kim phải chế tạo được dây dẫn mảnh, trong các dụng cụ đo điện, đường
kính dây dẫn chỉ vài phần trăm milimet. Các hợp kim dùng trong các dụng cụ thông dụng
như biến trở, bếp điện, mỏ hàn v.v…cần phải rẻ tiền. Trong các hợp kim dùng vào các mục
đích kể trên thì phổ biến nhất là loại hợp kim gốc là đồng (Cu): maganin và conxtantan,
ngoài ra còn dùng hợp kim crom – niken, sắt – crom làm gốc và chất phụ là nhôm.
1.4.2. Hợp kim làm cặp nhiệt điện
Để sản xuất cặp nhiệt điện ta dùng các hợp kim sau:
1. Copen (56% Cu và 44% Ni)
2. Alumen (95% Ni còn lại là Al, Si và Mg)
3.Cromen (90% Ni và 10% Cr)
4. Platinorodi (90Pt và 10% Rh) (Rhodi)
Các cặp nhiệt điện được sử dụng để đo ở các nhiệt độ sau:
* Platinorodi – platin – đến 16000C
* Đồng – conxtantan và đồng – copen – đến 3500C
* Sắt – conxtantan; sắt – copen và cromen – copen – đến 6000C
* Cromen – alumen – đến 9000C – 10000C
Cùng một hiệu nhiệt độ thì cặp nhiệt cromen – copen cho sức nhiệt điện động lớn
nhất.

You might also like