You are on page 1of 5

UBND QUẬN LIÊN CHIỂU TP.

ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
----------------

KẾ HOẠCH SINH HOẠT


CHỦ NHIỆM

Giáo viên hướng dẫn : Mai Thị Khánh Ly


Giáo sinh kiến tập : Vũ Thị Diệu Linh
Lớp chủ nhiệm : 7/3

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 02 năm 2022


Ngày soạn : 16/02/2022
Ngày dạy : 17/02/2022 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527)
Tiết : 42
TIẾT 42: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:


Sau khi học xong bài này học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày tình hình kinh tế bao gồm nông nghiệp, thủ công và thương
nghiệp.
- Những nét chính về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tham gia xây dựng và phát triển đất nước
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra những nhận
xét kết luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sơ đồ về các giai cấp, tầng lớp Xh thời Lê Sơ
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, phân tích, so sánh, phương pháp dạy học nhóm…
IV. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1.1. Vẽ sơ đồ và trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
1.2. Bộ luật Hồng Đức gồm các nội dung chính nào?
2. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Sau khi khởi nghĩa chống quân Minh thắng lợi, đất nước ta đã
rơi tình hình rất khó khăn, vậy nhà Lê đã sử dụng những biện pháp nào để khắc
phục phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì ta cùng bước vào nội dung phần tình
hình kinh tế - xã hội Lê Sơ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HOẠT ĐỘNG CỦA GHI BẢNG


VIÊN HỌC SINH
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ -
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ XÃ HỘI.
HỘI. 1. Kinh tế:
1. Kinh tế: a. Nông nghiệp
- GV chia lớp thành 4 nhóm và + Cho 25 vạn lính về quê

1
cho học sinh thảo luận theo nội - Hs thảo luận theo làm ruộng ngay sau chiến
dung sau: nhóm. tranh. Còn lại 10 vạn lính,
- Nhà Lê đã có những biện pháp chia làm 5 phiên thay nhau
gì để phục hồi và phát triển kinh về quê sản xuất.
tế về: + Kêu gọi dân phiêu tán về
Nhóm 1: Nông nghiệp. quê làm ruộng.
Nhóm 2: Thủ công nghiệp + Đặt một số chức quan
Nhóm 3: Thương nghiệp. chuyên lo sản xuất nông
Nhóm 4: Nhận xét nghiệp: Khuyến nông sứ,
- Gv nhận xét về từng vấn đề, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, thi
chốt ý và cho học sinh ghi bảng: hành chính sách quân điền,
cấm giết trâu, bò và bắt dân
- HS ghi chép nội dung đi phu trong mùa gặt, cấy.
chính. -> Nền kinh tế nông nghiệp
nhanh chóng phục hồi và
phát triển.
b.Thủ công nghiệp
+Nhiều làng thủ công
chuyên nghiệp nổi tiếng ra
đời.
+ Các công xưởng do nhà
nước quản lí gọi là Cục
bách tác, chuyên sản xuất
đồ dùng cho vua, vũ khí,
đúc tiền, khai mỏ được đẩy
mạnh.
c. Thương nghiệp
* Nội thương:
+ Khuyến khích lập chợ
mới và họp chợ.
* Ngoaị thương:
+ Buôn bán với nước
ngoài được phát triển, các
sản phẩm sành, sứ, vải lụa,
lâm sản quý là những mặt
hàng được thương nhân
nước ngoài ưa chuộng.

2
2. Xã hội.
- Gv yêu cầu HS làm việc cá
nhân: Các em dựa vào SGK và
vẽ sơ đồ các giai cấp tầng lớp xã
hội của nhà Lê Sơ.
- HS dựa vào SGK và 2. Xã hội:
- GV nhận xét sản phẩm và đóng vẽ sơ đồ. - Sơ đồ xã hội thời Lê Sơ
góp ý kiến
Thống
2 giai cấp trị (vua,
- GV đặt thêm câu hỏi: Phân tích quan lại,
- HS trình bày sản
đời sống của mỗi tầng lớp trong
phẩm.
địa chủ)
các giai cấp.
Bị trị
- Hs làm việc cá nhân (nông
- Gv tiếp tục nêu vấn đề: So
quan sát SGK trả lời dân, thợ
sánh với xã hội nhà Lý – Trần
câu hỏi. thủ công,
thì nhà Lê sơ không có những
giai cấp, tầng lớp nào ? có gì thương
khác nhau nhân, nô
- HS thực hiện so sánh tì)
- GV Nhận xét chốt ý và cho
học sinh ghi các nội dung chính

- HS chú ý ghi chép


các nội dung chính vào
vở.

V. CỦNG CỐ.
- HS trả lời nhanh các câu trắc nghiệm GV đặt ra nhằm củng cố kiến thức về phần
kinh tế và xã hội.
Câu 1: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về
quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh
A. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp
B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp
C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp
D. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp

3
Câu 2: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
A. Văn Đồ
B. Vạn Kiếp
C. Thăng Long
D. Các nơi trên
Câu 3: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:
A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch.
C. Tập trung các ngành nghề thủ công.
D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa.
Câu 4: Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội
phong kiến coi trọng?
A. Nông dân
B. Thương nhân, thợ thủ công
C. Nô tì
D. Các tầng lớp trên
Câu 5: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
A. Bị chết nhiều
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
C. Quan lại không cần nô tì nữa
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô
tì.
VI. DẶN DÒ
- HS về học bài cũ.
- Đọc bài và soạn phần tiếp theo mục 3. Tình hình Văn hóa – Giáo dục.
VII. RÚT KINH NGHIỆM.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

You might also like