You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


----------------

BÁO CÁO THU HOẠCH


TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Giáo viên hướng dẫn : Trần Sắc


Họ và tên giáo sinh : Vũ Thị Diệu Linh
Ngành đào tạo : Sư phạm Lịch sử

Đà Nẵng, Tháng 02 năm 2022


BÁO CÁO THU HOẠCH
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1. Nghe báo cáo:
Nghe báo cáo về các nội dung sau: nhiệm vụ và công việc trong công tác giảng dạy,
quy định về kiến tập giảng dạy, quy định về giáo án, kế hoạch giảng dạy, giới thiệu về
lớp dự giờ, …do thầy Hoàng Văn Bắc– Giáo viên hướng dẫn kiến tập giảng dạy trình
bày.
2. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu:
Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy dựa trên
- Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
cấp THCS, THPT năm học 2021- 2022;
- Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2020Mvề đánh
giá học sinh THCS, THPT;
- Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT ngày 03/10/2017 về việc
“Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018”;
- Kế hoạch giảng dạy bộ môn của Sở GD – ĐT Đà Nẵng năm học 2020 – 2021.
- Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 trên địa bàn thành phố.
Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ công việc giảng dạy của giáo viên bộ môn.
3. Quan sát thực tế:
Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên hướng dẫn giảng dạy về tiến trình lên
lớp, nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học; đồng thời quan sát hoạt động,
thái độ của học sinh trong quá trình tham gia học tập cũng như ngoài giờ lên lớp; …
4. Tham vấn:
Tham vấn trực tiếp từ giáo viên hướng dẫn.
II. Nội dung tìm hiểu
1. Tìm hiểu về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy
của môn học phù hợp với ngành đào tạo
1.1. Nội dung của môn học
Nội dung của môn học đảm bảo cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch
sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng;
giúp học sinh hình thành tư duy logic biện chứng, những kỹ năng cần
thiết ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Môn học Lịch sử nhằm lưu giữ
những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng, trau dồi lòng
yêu nước, biết ơn những thế hệ đi trước và tự tôn dân tộc.

1
Giáo dục Lịch sử được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu
học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục Lịch sử nằm trong môn Lịch
sử và Địa lí, ở trung học phổ thông, Lịch sử là môn học thuộc nhóm môn
khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề
nghiệp của học sinh.
Về nội dung giáo dục, môn Lịch sử và Địa lí gồm phân môn Lịch sử và
phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng.
Tính tích hợp của môn học được thể hiện ở ba cấp độ: Tích hợp trong
từng nội dung giáo dục lịch sử và giáo dục địa lí; tích hợp nội dung lịch
sử trong những phần phù hợp của bài Địa lí và tích hợp nội dung địa lí
trong những phần phù hợp của bài Lịch sử; tích hợp theo các chủ đề
chung.
Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian
lịch sử từ thời nguyên thuỷ, qua cổ đại, trung đại, đến cận hiện đại.
Trong từng thời kì, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới,
khu vực đến Việt Nam để đối chiếu, để tìm mối quan hệ giữa quốc tế và
dân tộc, lí giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử.
Mạch nội dung của phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic không gian
là chủ đạo, đi từ địa lí tự nhiên đại cương đến địa lí các châu lục, sau đó
tập trung vào các nội dung của địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư và
địa lí kinh tế Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức
và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở HS, đồng thời coi trọng
đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic khác nhau, nhưng
nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau.
Có bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp
với mạch nội dung chính của mỗi lớp, là: Bảo vệ chủ quyền, các quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện
tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát
kiến địa lí.
Cách thiết kế CT như trên vừa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 88 về
dạy học tích hợp, vừa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số
113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội “tiếp tục giữ môn học
Lịch sử trong CT, sách giáo khoa mới”, đồng thời tạo điều kiện cho GV
thực hiện CT.
Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao
hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn
Lịch sử giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực Lịch sử- một biểu
hiện của năng lực khoa học, đồng thời góp phần cùng các môn học và
hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc
biệt là tình yêu quê hương, đất nước, khả năng định hướng nghề nghiệp;

2
để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Chương trình của môn học
a) Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình môn Lịch sử xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể
hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các
yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm
xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình
thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh
thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục
của môn học vào thực tiễn.
b) Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học
Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch
sử từ thời nguyên thuỷ, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và hiện đại. Trong
từng thời kì, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới, khu vực
đến Việt Nam để đối chiếu, lí giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử, bao
gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập. Các nội dung giáo dục và
yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học
ở trường phổ thông trong định hướng phát triển.
c) Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại
Chương trình môn Lịch sử kế thừa phát huy ưu điểm của những chương
trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các
nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ
thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng
học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
d) Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng
Chương trình môn Lịch sử chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo
dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận
dụng kiến thức lịch sử vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định
một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, vận
dụng kiến thức các môn học khác (Địa Lý, GDCD, Ngữ Văn,...) trong việc
làm sáng rõ các kiến thức Lịch sử; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác
nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan
trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của
học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực
tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
e) Chương trình được xây dựng theo hướng mở
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo
dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất
định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu lịch sử địa

3
phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo
dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa
phương.
Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo
điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên các trường chủ động, sáng
tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội
liên tục phát triển, thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
1.3. Sách giáo khoa của môn học
Sách giáo khoa của môn học Lịch sử cấp THCS được kết cấu theo 4 lớp
6, 7, 8,9 và hiện nay thì sách lịch sử 6 đã được cải cách theo chương
trình mới của bộ giáo dục và đào tạo, bao gồm:
Lớp 6 : Sách Lịch sử và Địa lí 6 kết cấu gồm 2 phân môn: phân môn
Lịch sử và phân môn Địa lí.
- Phần 1: Phần Lịch sử bao gồm các chương:
+ Chương 1: Vì sao phải học lịch sử.
+ Chương 2: Xã hội Nguyên thủy
+ Chương 3: Xã hội cổ đại
+ Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công
nguyên đến thế kỉ X
+ Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên
đến đầu thế kỉ X.
- Phần 2: Phần địa lí
Lớp 7: Sách giáo khoa được kết cấu thành 2 phần, gồm:
+ Phần 1:Khái quát lịch sử thế giới trung đại
+ Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (gồm
6 chương)
Lớp 8: Sách giáo khoa được kết cấu thành 3 phần, gồm:
+ Phần 1: Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thể kỉ XVI- 1917)
(gồm 4 chương)
+ Phần 2: Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917-1945) (gồm 5
chương)
+Phần 3 :Lịch sử Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1918 (gồm 2
chương )
Lớp 9: Sách giáo khoa được kết cấu thành 2 phần , gồm :
+Phần 1 :Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (gồm 5
chương)
+Phần 2 :Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (gồm 7 chương)
1.4. Kế hoạch giảng dạy của môn học
1.4.1. Kế hoạch giảng dạy môn lịch sử khối 6 – Ban cơ bản
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6
Cả năm: 35 tuần - 53 tiết
Học kì I: 18 tuần: 2 tiết/ tuần - 36 tiết

4
+ Chương 1 (3 tiết); Chương 2 (5 tiết); Chương 3 (10 tiết);
Chương 4 (10 tiết)
+ Ôn tập kiểm tra giữa kì I (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì I (1 tiết)
+ Làm bài tập và ôn tập (1 tiết)
+ Ôn tập kiểm tra Cuối kì I (2 tiết)
+ Đánh giá cuối kì I (1 tiết)
Học kì II: 17 tuần: 1 tiết/tuần - 17 tiết
+ Chương 4 (17 tiết)
+ Ôn tập kiểm tra giữa kì II (1 tiết)
+ Làm bài tập và ôn tập (1 tiết)
+ Ôn tập cuối kì II (1 tiết)
1.4.2. Kế hoạch giảng dạy môn lịch sử lớp 7 – Ban cơ bản
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7
Cả năm: 35 tuần – 70 tiết
Học kì I: 18 tuần: 2 tiết/ tuần - 36 tiết;
- Phần 1: Khái quát Lịch sử thế giới Trung đại (gồm 1 chương)
+ Ôn tập (1 tiết)
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ giữa Thế kỉ X đến giữ Thế kỉ XIX (3
chương)
+ Ôn tập kiểm tra giữa kì (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì I (1 tiết)
+ Ôn tập cuối kì (2 tiết)
+ Đánh giá cuối kì I (kiểm tra học kì I)
Học kì II: 17 tuần: 2 tiết/ tuần – 34 tiết;
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ giữa Thế kỉ X đến giữ Thế kỉ XIX
(chương IV, V, IV)
+ Ôn tập giữa kì (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì II (1 tiết)
+ Ôn tập cuối kì (1 tiết)
+ Đánh giá cuối kì II (kiểm tra học kì II)
1.4.3. Kế hoạch giảng dạy môn lịch sử lớp 8– Ban cơ bản

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8


Cả năm: 35 tuần - 52 tiết
Học kì I: 18 tuần: 2 tiết/tuần – 35 tiết
- Phần 1: Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm
1917) (gồm 9 chương).
+ Ôn tập Lịch sử TG Cận đại (2 tiết)
+ Đánh giá giữa kì I (1 tiết)
+ Ôn tập cuối kì (2 tiết)
+ Đánh giá cuối kì I (kiểm tra học kì I)

5
+ Ôn tập Lịch sử TG hiện đại (2 tiết)
Học kì II: 17 tuần: 1 tiết/tuần – 17 tiết
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (gồm 2
chương)
+ Làm bài tập và ôn tập (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì II (1 tiết)
+ Ôn tập cuối kì (1 tiết)
+ Đánh giá cuối kì II (kiểm tra học kì II)
1.4.4. Kế hoạch giảng dạy môn lịch sử lớp 9– Ban cơ bản
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ 9
Cả năm:  35 tuần (52 tiết)
Học kì I:  18 tuần: 1 tiết/tuần - 18 tiết
- Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (5 chương)
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (chương 1 - 3
tiết)
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì I (1 tiết)
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Đánh giá cuối kì I
+ Trả, sửa bài
Học kì II: 17 tuần: 2 tiết/tuần - 34 tiết
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (7 chương)
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Đánh giá giữa kì II (1 tiết)
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Đánh giá cuối kì II
+ Trả, sửa bài
2. Tìm hiểu về công việc giảng dạy của người giáo viên, của tổ bộ môn
2.1. Công việc giảng dạy của người giáo viên
Công việc giảng dạy của người giáo viên gồm có các việc chuẩn bị các
bài học, chuẩn bị nội dung dạy học theo chương trình tổng quan của nhà
trường đề ra, đưa ra các bài học để giảng dạy cho học sinh, từ kết quả
của các bài kiểm tra tiến hành đánh giá tiến độ học tập, kết quả học của
từng học sinh.
Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên chính là việc giảng dạy trong
nhà trường. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể tham gia hoạt động
ngoại khóa như chuyến đi thực địa với học sinh, bên cạnh đó là thực hiện
việc giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các khóa học của trường đề
ra.
Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật.
Nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Để làm
tốt công việc này thì giáo viên phải thực hiện tốt 3 giai đoạn chính đó là

6
giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp và giai đoạn sau
khi lên lớp. Các giai đoạn này được thiết kế và thực hiện một cách nhuần
nhuyễn.
2.2. Công việc giảng dạy của tổ bộ môn
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng bộ hồ sơ hoạt động
của tổ; xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu kém.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng hồ sơ chuyên môn,
đăng ký đề tài...
3. Đăng ký thi đua cho tổ, đăng ký thao giảng, dự giờ; đăng ký
kết quả bộ môn
4. Thống nhất nội dung giảng dạy bộ môn trong từng khối lớp;
thống nhất kế hoạch và nội dung kiểm tra; xây dựng bộ đề
kiểm tra tự luận và trắc nghiệm (nếu có)
5. Triển khai việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu kém; đề xuất với trường công tác bồi dưỡng nâng
cao trình độ, nghiệp vụ cho giáo viên.
6. Tham gia trao đổi, đánh giá các sáng kiến, kinh nghiệm (cá
nhân, nhóm, tổ)
7. Thống kê, báo cáo, đánh giá chất lượng bộ môn trong toàn
trường; kiến nghị và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng bộ
môn.
8. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ, rút ra bài học quản lý, đánh
giá nguyên nhân thành công và hạn chế, đề xuất giải pháp
khắc phục các mặt còn tồn tại trong công tác điều hành hoạt
động của tổ bộ môn.
3. Nội dung thu hoạch được sau khi dự 2 hoặc 3\ tiết dạy mẫu và buổi thảo luận
rút kinh nghiệm
Họ tên giáo viên Ngày giờ
Tiết Lớp Nội dung từng tiết
dạy mẫu dự
1 Trần Sắc 7/1 16/02/2022 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ
SƠ ( TIẾT 41)

2 Trần Sắc 7/2 17/02/2022 BÀI 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ


SƠ ( TIẾT 42)

3 Trần Sắc 7/11 23/02/2022 BÀI 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ


SƠ ( TIẾT 43)

4 Trần Sắc 7/3 02/03/2022 CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ

7
KỈ XVI - XVIII
BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( THẾ KỈ XVI – XVIII).

Nội dung thu hoạch sau 4 tiết dự giờ giảng dạy:


- Tiến trình các bước lên lớp:
1. Hoạt động tạo tình huống dẫn dắt vào bài mới (hoạt động khởi động).
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
3. Hoạt động luyện tập, củng cố.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng.
5. Hướng dẫn học sinh tự học.
- Nội dung kiến thức:
+ Nội dung kiến thức trong các tiết dạy đều được giáo viên truyền tải đến cho
HS thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau.
+ Giáo viên biết lựa chọn kiến thức cơ bản, liên hệ thực tiễn cuộc sống để học
sinh nắm bắt được bài học.
+ Giáo viên biết cách khơi gợi sự tò mò, hứng thú của học sinh trước một vấn
đề nhất định thông qua các câu chuyện về các nhân vật, sự kiện lịch sử liên
quan đến bài học.
+ Giáo viên biết cách đẩy nhanh tiết tấu hay chậm lại để học sinh cảm thấy
không nhàm chán bằng các câu bông đùa.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên linh hoạt sử dụng, kết hợp nhiều
phương pháp như phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề, phương pháp tranh luận, kĩ thuật thông tin phản hồi, kĩ thuật lược
đồ tư duy…
- Các diễn biến của học sinh:
+ Học sinh theo hiệu lệnh của giáo viên để thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Học sinh phát biểu bài sôi nổi, đưa ra những câu hỏi phản biện để làm sáng tỏ
vấn đề được trình bày.
+ Học sinh không làm việc riêng trong lớp, nghiêm túc chú ý trong suốt tiết học
theo hướng dẫn của giáo viên.
- Việc ứng xử của giáo viên
+ Giáo viên luôn có những ứng xử công bằng với các em học sinh (không gọi
một em học sinh quá nhiều lần, không chê bai khi các em trả lời sai…)
+ Giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh, ghi nhận, bổ sung và góp ý chỉnh
sửa (khi có sai sót)
+ Việc ứng xử của giáo viên trong tiết dạy luôn đúng mực, gương mẫu cho các
em học sinh.
- Hiệu quả chung của tiết dạy
+ Với sự hợp tác tích cực của giáo viên và học sinh, tiết học đã đạt được những
hiệu quả nhất định:

8
+ Giáo viên đã đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch dạy học (đúng
thời lượng, nội dung bài học cần truyền tải trong tiết học, gợi được hứng thú,
thái độ học tập tích cực trong học sinh…)
+ Các em học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
+ Tạo cơ hội để các em thể hiện bản thân và khám phá ra nhiều điều thực tế
trong cuộc sống, suy nghĩ về bản thân, nghề nghiệp phù hợp với năng lực của
mình trong tương lai.
4. Kết quả tìm hiểu về hồ sơ môn học
4.1. Các loại hồ sơ, sổ sách lớp học
Theo Điều lệ Trường trung học (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020), hệ
thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên THCS,
THPT, bao gồm:
- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học)
- Kế hoạch bài dạy (giáo án)
- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)
Bên cạnh đó, các loại hồ sơ nêu trên còn được sử dụng dưới dạng hồ
sơ điện tử thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều
kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và
bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
4.2. Cách đánh giá, cho điểm và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn
của các cấp quản lý giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành
học.
- Cách đánh giá, cho điểm: Đánh giá bằng cách cho điểm đối với
môn học. Tính điểm trung bình môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học
+ Loại giỏi: Điểm trung bình môn học từ 8,0 trở lên.
+ Loại khá: Điểm trung bình môn học từ 6,5 trở lên.
+ Loại trung bình: Điểm trung bình môn học từ 5,0 trở lên.
+ Loại yếu: Điểm trung bình môn học từ 3,5 trở lên.
+ Loại kém: Trường hợp còn lại.
- Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm
tra
+ Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm
tra viết, kiểm tra thực hành.
+ Các loại bài kiểm tra:
▪ Kiểm tra thường xuyên gồm: Kiểm tra miệng; Kiểm tra 15 phút.
▪ Kiểm tra định kỳ gồm: Kiểm tra đánh giá giữa kì, Kiểm tra học kì.
+ Hệ số điểm các loại bài kiểm tra: Điểm kiểm tra thường xuyên tính
hệ số 1; Điểm kiểm tra đánh giá giữa kì tính hệ số 2, điểm kiểm tra
học kì tính hệ số 3.
- Cách tính kết quả môn học của mỗi học kì
ĐTBmhk= TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

9
Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3
- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
- Cách tính kết quả môn học cả năm
ĐTBmhkI +
2x
ĐTBmcn =
ĐTBmhkII
3

III. Những bài học sư phạm giáo sinh thu nhận được.
Trong khoảng thời gian kiến tập tại THCS Nguyễn Lương Bằng theo phân phối 4
tiết dự giờ trải đều các lớp của khối 7 với nội dung lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ X
đến giữa thế kỉ XIX, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của thầy Trần Sắc –
Giáo viên chuyên môn bộ môn Lịch sử, chúng tôi đã được thầy tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp cận với chuyên môn phương pháp tổ chức dạy học lịch sử, được tiếp xúc,
làm quen và dự giờ các lớp trong thời lượng 1 tiết học. Thông qua quãng thời gian 4
tiết dự giờ giảng dạy, tôi đã rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm qúy báu,
là tiền đề và hành trang quan trọng cho tôi trên bước đường sự nghiệp giáo dục sau
này khi đã bước ra khỏi cánh cửa trường học. Những bài học tôi nhận ra được đó là:
- Bắt đầu tiết học với một thái độ vui vẻ, cởi mở với học sinh bằng những câu trò
chuyện hỏi thăm. Trong suốt tiết học, giáo viên phối hợp nhịp nhàng với học sinh
tạo tâm thế gần gũi, thoải mái, cởi mở, lắng nghe cho học sinh mạnh dạn bày tỏ
quan điểm của mình liên quan đến nội dung bài học. Từ đó giáo viên góp ý, bổ
sung cho các em.
- Phân bố thời gian tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp 45 phút/ 1 tiết học
bằng cách linh hoạt xử lý các tình huống lớp học phát sinh. (khi lớp trầm giáo viên
sẽ có những câu câu chuyện đùa để tăng nhịp điệu lớp học…).
- Phân công bài tập trước ở nhà cho học sinh thực hiện để tiết kiệm thời gian chết
trong tiết học trên lớp, tạo nên sự phối hợp, tương tác đồng đều hoạt động dạy và
học giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời đó là cách thức linh động trong việc
giúp học sinh nắm bắt vững chắc, nhớ lâu hơn nội dung bài học trước ở nhà, góp
phần thúc đẩy tư duy phân tích, sáng tạo, logic, phát triển khả năng làm việc
nhóm, giao tiếp, phản biện.
- Phân bổ kiến thức phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng lớp cũng như tạo
thuận lợi hơn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Kết hợp lồng ghép những
kiến thức thực tiễn gần gũi với cuộc sống, những câu chuyện khơi gợi cảm hứng,
mang tính giáo dục, sự tò mò tìm hiểu của học sinh liên quan đến nội dung bài
học.
- Thống nhất lập nên quy định môn học, cơ chế thưởng, phạt giữa giáo viên bộ môn
với toàn thể học sinh trong lớp nhằm khuyến khích học sinh trong suốt quá trình tổ
chức hoạt động dạy và học cũng như có biện pháp răn đe các em khi không thực

10
hiện nhiệm vụ môn học mà giáo viên yêu cầu. Đồng thời, việc áp dụng nội quy
môn học, sổ theo dõi và đánh giá học sinh cũng góp phần tạo điều kiện cho giáo
viên trong việc tiếp cận, nắm bắt tình hình học tập của học sinh từng lớp bộ môn
để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Sắc. Trong
suốt 03 tuần kiến tập, nhờ có sự dìu dắt, sự góp ý và giúp đỡ tận tình của thầy mà
em đã trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn, tự tin hơn khi đứng trên bục giảng. Các
em học sinh trường THCS Nguyễn Lương Bằng các em rất chăm ngoan, thân
thiện, nhiệt tình và sôi nổi trong các tiết học cũng những các buổi lên giữ lớp giúp
thầy, các em luôn tham gia các hoạt động tích cực và nhiệt tình và giúp các giáo
sinh để các em được hoàn thành việc kiến tập của mình. Đó đều là những kỉ niệm
đẹp đối với em và em sẽ nhớ mãi không quên trong sự nghiệp theo đuổi ước mơ
nghề giáo của mình.

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 03 năm 2022

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH


(ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên)

11

You might also like