You are on page 1of 2

Điểm yếu

1. Giá thành cao ở một số mặt hàng ăn uống: việc chuyển từ túi nilong sang túi giấy hay việc
chuyển từ cốc nhựa sang cốc giấy,…

Việc hạn chế sử dụng bao ni lông không được thực hiện triệt để được .Vì sử dụng túi nilon
cũng như cốc nhựa mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu
điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được
sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các
siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành
cho trẻ em thì túi nilon và cốc nhựa cũng là mặt hàng khá quen thuộc.

Tuy nhiên, việc sử dụng túi giấy đi kèm với phần bất lợi của nó.

Ví dụ: Nếu 1 quốc gia sử dụng hơn 10 tỷ túi giấy mỗi năm.

Điều này dẫn đến việc cắt giảm hơn 14 triệu cây để tạo thuận lợi cho việc sản xuất các loại
giấy này.

Quá trình sản xuất cũng dẫn đến tiêu thụ hàng triệu gallon nước và thuốc tẩy được sử dụng
để chuẩn bị bột giấy. Việc sử dụng như vậy có tác động đến môi trường.

Quá trình sản xuất túi giấy cũng rất tốn kém. Cần nhiều năng lượng hơn 4 lần để sản xuất
giấy hơn là sản xuất túi nhựa. Vào cuối chu kỳ người dùng, giấy là chất ô nhiễm không khí
nhiều hơn 70% so với nhựa. Hơn nữa, nó gây ô nhiễm đất và nước ngầm nhiều hơn 50% so
với nhựa.

2. Kĩ năng xử lí ( tái sử dụng ) đúng theo quy trình để đảm bảo an toàn, vệ sinh còn hạn chế
có thể gây tác dụng ngược.

Việc tái chế sẽ yêu cầu chất thải phải được vận chuyển, phân loại, làm sạch và xử lý trong các
nhà máy riêng biệt, mỗi loại chất thải có công nghệ xử lý riêng. Tất cả đều cần năng lượng và
có thể tạo ra các sản phẩm phụ có thể gây ô nhiễm đất, không khí hoặc nước. Nếu không
phân loại và xử lý tốt, nhựa tái chế để sản xuất đồ gia dụng có thể tác động tiêu cực đến sức
khỏe con người. Ngay cả các phương tiện được sử dụng để nhặt các sản phẩm tái chế cũng
sẽ làm tăng ô nhiễm không khí do thải ra các chất độc có trong không khí.

3. Hình thức mới, chưa được áp dụng nhiều (do quy trình phúc tạp hơn và nguồn cung các
vật liệu tái chế còn ít)

Mặc dù tái chế đóng một vai trò lớn hơn trong  việc giảm tỷ lệ ô nhiễm , quy trình này vẫn
chưa được chấp nhận và phát triển rộng rãi. Thật không may, việc tái chế vẫn chỉ là một
phần nhỏ của thành công lâu dài do công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm tái chế
thấp... Trong khi đó, các dự án tái chế nhựa quy mô lớn lại gặp khó khăn về vấn đề nguồn
nguyên liệu. Hệ thống thu mua hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu cả về chất và lượng. Do
không được phân loại từ nguồn nên phế liệu nhựa còn lẫn nhiều tạp chất. Điều này gây khó
khăn cho công việc lưu trữ, tái chế nhựa, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Song
song đó là nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo, gây khó khăn cho các dự án tái chế quy
mô lớn.

Ngoài ra, toàn bộ quá trình tái chế còn gây ra những rủi ro về sức khỏe cho những cá nhân
chuyên trách tái chế những sản phẩm thải này. Ngoài ra, nếu các chất thải đó tiếp xúc với
nước, nó sẽ dẫn đến việc hình thành nước rỉ rác và cuối cùng  gây ô nhiễm các nguồn nước ,
chưa kể đến nước uống.

4. Sản phẩm được tái chế có thể không bền

Chất lượng của các sản phẩm được tái chế có thể không ngang bằng về chất lượng. Những
loại sản phẩm này hầu như luôn được làm từ phế liệu được thu gom từ hàng núi phế liệu
khác đã được sử dụng quá mức và dễ vỡ. Điều này làm cho các sản phẩm từ chất thải tái chế
kém bền và giá thành thấp.

Ngoài ra, không có gì đảm bảo rằng các sản phẩm chất lượng cao sẽ thu được từ việc tái chế
chất thải nếu nguyên liệu thô đầu vào có bản chất kém hơn. Một số mặt hàng được đánh giá
để tái chế cuối cùng sẽ bị đốt hoặc chôn lấp do chất lượng không đạt tiêu chuẩn.

You might also like