You are on page 1of 12

Tình huống 4

BN nam, 80t. Lý do vào viện: khó thở+ho đàm.


Bệnh sử: Bệnh phát cách nhập viện # 3 ngày, bệnh ho từng cơn, khạc đàm trắng đục kèm ớn
lạnh, mệt mỏi bệnh có tự mua thuốc giảm ho (không rõ loại uống) nhưng không giảm. Cũng
ngày nhập viện ho nhiều hơn khác đàm vàng đục, ớn lạnh kèm khó thở, lúc đầu khó thở thì
thở ra khi gắng sức, sau đó khó thở cả 2 thì, ho đàm ngày càng nhiều được người nhà đưa đến
nhập viện BVDKTWCT.
Tính trạng lúc nhập viện:
• Bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Thể trạng gầy. Da nêm hồng. Chi ấm mạch rõ
• Dấu hiệu sinh tồn: HA:120/80mmHg, nhiệt độ: 37,5, nhịp thở: 32 lần/phut, SpO2:
89%(KP), mạch: 110l/p.
• Tim đều, rõ. Lồng ngực hình thùng, di động đều theo nhịp thở, co kéo cơ hô hấp phụ,
gõ phổi vang, nghe ran nổ 2 đáy, ngáy, rít 2 phế trường.
• Bụng mềm.
Tiền sử:
Bản thân
• Hút thuốc lá lúc 35 tuổi, 30gói.năm, bỏ #15 năm.
• COPD
• Khó thở mạn tính không cải thiện rõ triệu chứng sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
• Nhập biện 2 lần vì bệnh tương tự trong vòng 3 tháng gần đây.
Gia đình: Chưa ghi nhận bệnh lý liên quan

1. Nêu các hội chứng ở bệnh nhân.


- HC tắc nghẽn đường hô hấp dưới : khó thở thì thở ra, ran rít, ran ngáy
- HC ứ khí phế nang : lồng ngực hình thùng, gõ vang,..
- HC suy hô hấp cấp mức độ nặng : Khó thở, SpO2 < 90%, nhịp thở > 30 l/p, co kéo cơ
hô hấp phụ, mạch >100l/p
2. Cần hỏi thêm gì về TS bệnh COPD của BN
- COPD đã được chẩn đoán bao lâu, ở cơ sở y tế nào, đang sử dụng thuốc điều trị gì
- Đã có thực hiện hô hấp ký khi được chẩn đoán chưa
- Tiền sử dị ứng
- Mức gắng sức theo mMRC của bệnh nhân
- Tần suất đợt cấp trong 1 năm
- Có sử dụng kháng sinh trong 3 tháng gần đây không
3. Chẩn đoán sơ bộ, phân biệt.
CÔNG THỨC CHẨN ĐOÁN: Đợt cấp COPD (1) + mức độ (2) + biến chứng
(3)/COPD giai đoạn (4) + nhóm (5)
 CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ : ĐỢT CẤP COPD MỨC ĐỘ NẶNG CÓ BIẾN CHỨNG
SUY HÔ HẤP CẤP MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH /COPD giai đoạn không xác định ,
nhóm C
 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT : VIÊM PHỔI MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH THEO CRB-65
CÓ BIẾN CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP KHÔNG CÓ YẾU TỐ NHIỄM KHUẨN
ĐẶC BIỆT + COPD
4. Đọc Xquang ngực
- Mờ góc sườn hoành 2 bên
- Tăng sáng 2 phế trường
- Vùng mờ ở rốn phổi phải
5. Đề nghị thêm CLS
- Khí máu động mạch: đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, tình trạng thông khí
và tình trạng oxy hoá máu của bệnh nhân, điều chỉnh liều oxy
- X-quang ngực thẳng: phân biệt viêm phổi, phát hiện biến chứng
- CRP: mức độ nhiễm trùng
- Công thức máu
- Điện tâm đồ (kiểm tra biến chứng: thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim phải, rối loạn
nhịp)
- Nhuộm gram đàm, nuôi cấy đàm, làm KS đồ
- Hô hấp ký (sau 6-8 tuần khi bệnh nhân ổn định)
- Ure, creatinin máu: kiểm tra chức năng thận, chỉnh liều KS
6. Trình bày điều trị cụ thể
- Berodual 6ml x2 PKD 6 lần/ngày
- Methylprednisolone 40mg/ngày (tiêm tĩnh mạch)
Ceftazidime 2g x 3 + Ciprofloxacin 400mg x 2 (IV)
Tình huống 8
Bệnh nhân nam, 68 tuổi, làm ruộng vào viện vì khó thở.
Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện cơn khó thở khi gắng sức,
khó thở nhiều thì thở ra, giảm khi sử dụng thuốc Berodual xịt 2 nhát, kèm ho
đàm, không sốt. Sau đó, bệnh nhân họ đàm trắng đục nhiều, nhập viện.
Tình trạng lúc nhập viện: Bệnh nhân khó thở, khò khè tăng dần, phun khí
dung khó thở, khò khè không giảm, sốt nhẹ, không đau ngực, đến tỉnh tiếp xúc
tốt, ho đàm trắng đục, khó thở, thở co kéo cơ hô hấp phụ không tím tái. HA:
130/80 mmHg, Sp02 86% (KP), SpO2 96% (2 l/p); NT: 24l/p, To 37,5 C; M:
110 l/p. Tim đều. Phổi ran rít ngáy 2 bên, thông khí phổi còn rõ. Bụng mềm.
Xử trí tại Cấp cứu: thở oxy qua sonde mũi 2 líp: đầu cao 30° ventolin
5mg 1 tép (PKD) + pulmicort 500 mcg 2 tép (phun khí dung).
Bệnh nhân được chuyển khoa Hô hấp, sau 8 giờ nhập viện, bệnh nhân
than mệt. khó thở, thở nhanh nông, tím môi. HA 140/80 mmHg, SpO2 90%
(oxy 2l/p); NT: 26 l/p: To 37°C; M: 122 l/p. Tim đều. Phổi ran rít ngáy 2 bên,
giảm thông khí.
Tiền sử. Hút thuốc lá 40 gói-năm. COPD phát hiện khoảng 4 năm được
chẩn đoán và quản lý tại BVĐK Trung Ương Cần Thơ (được đo hô hấp ký lúc
chẩn đoán bệnh với FEV1=55%) thuốc sử dụng tại nhà là: Seretide 1 chai
25/250mcg xịt họng sáng 2 nhát, tối 2 nhát, Berodual 1 chai xịt họng 2 nhát khi
khó thở. Bệnh nhân thường xuyên ho khạc đàm ít, khó thở khi đi bộ # 100m.
Trong năm nay bệnh nhân nhập viện 2 lần vì khó thở, lần đầu vào tháng 1/2020
bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập lần thứ 2 vào tháng 10/2020, đã được
phân lập P.aeruginosa.
Bệnh nhân được thực hiện một số cận lâm sàng:
- Chụp X Quang ngực thăng lồng ngực dài, tăng sáng 2 phế trường không
tổn thương phế nang.
- Bạch cầu 16,000/mm3, Neutro 75%, Lympho 16%, EOS 7%, Mono 2%
- CRP: 50 mg/dL
- Các xét nghiệm sinh hoá khác trong giới hạn bình thường
- Nhuộm soi đàm: trực khuẩn gram âm
- KMÐM (Fi02=0.28, Hb=16g/L): pH 7.19, Paco, 75 mmHg, Pa0, 49,2
mmHg, HCO3=31 mmol/L.

Câu hỏi:
1. Chẩn đoán sơ bộ?
2. Xử trí và biện luận điều trị
1. Chẩn đoán sơ bộ`````````
Đợt cấp COPD mức độ nặng nghĩ do nhiễm trùng hô hấp, có yếu tố
nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh, biến chứng suy hô hấp cấp mức
độ trung bình/COPD giai đoạn 2 nhóm D.
- Chẩn đoán COPD:
+ Tiền sử: Hút thuốc lá 40 gói –năm
COPD được chẩn đoán 4 năm tại BVĐKTƯ Cần Thơ
+ Khởi phát bệnh ở tuổi trung niên (68t) với các triệu chứng hô hấp
mạn tính, tiến triển nặng dần: khó thở, ho khạc đàm không cải thiện rõ
khi dùng thuốc giãn phế quản
- Chẩn đoán đợt cấp COPD: Tình trạng xấu đi đột ngột: tăng khó
thở, tăng lượng đờm và đờm trắng đục
- Chẩn đoán mức độ nặng: Co kéo cơ hô hấp phụ, SpO2 86%,
mạch 122l/p, nhịp thở 26l/p, tím môi, sốt nhẹ, đàm trắng đục
- Chẩn đoán nhóm D : khó thở khi đi bộ # 100m nên theo mMRC
là giai đoạn III và có 2 lần nhập viện trong năm
- Nghĩ do nhiễm trùng vì bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng:
sốt nhẹ, đàm trắng đục
- Có yếu tố nguy cơ nhiễm TKMX vì bệnh nhân có tiền sử nhập
viện trong 3 tháng gần đây và đã phân lập được TKMX trong đợt cấp
trước.
- Biến chứng suy hô hấp cấp mức độ trung bình: Khó thở, co kéo
cơ hô hấp phụ, tím môi, SpO2 86%, nhịp thở 26l/p, mạch 122l/p
2. Điều trị
* Nguyên tắc điều trị:
- Tối ưu hóa thuốc GPQ
- Sử dụng corticoid đường toàn thân
- Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
- Hỗ trợ oxy khi cần
* Thuốc
- Kháng sinh: Vì bệnh nhân thuộc mức độ nặng và có yếu tố nguy
cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh do đã phân lập được trực khuẩn mủ
xanh trong đợt cấp trước
Ceftazidim 2g x 3 lần/ngày
Levofloxacin 750mg x 1 lần/ngày
- Giãn phế quản: Do bệnh nhân ở mức độ nặng nên phối hợp
SABA+SAMA kết hợp với tăng số lần khí dung
Berodual 6ml x2 PKD 6 lần/ngày
- Vì bệnh nhân thuộc mức độ nặng nên chuyển từ đường uống
sang tiêm tĩnh mạch
Methylprednisolon 60mg x 2 lần/ngày
- Không cần Hỗ trợ oxy 2 lít/phút vì BN đang đạt spO2 >90%
nên thử lại khí máu động mạch sau 30 phút

Bệnh nhân nữ, nghề nghiệp công nhân may. Bệnh nhân khởi phát
bệnh đột ngột cách nhập viện khoảng 3 giờ, bệnh nhân thấy khó thở,
thở khò khè, khó thở nhiều khi thở ra, phải ngồi dậy để thở, khó
thở tăng hơn khi gắng sức và khi ho. Bệnh nhân khó thở kèm ho
đờm vàng, cảm giác nặng ngực và lan ra sau lưng => Bệnh nhân
hít thuốc vào họng, không rõ loại (chai màu đỏ) nhưng không gian
khó thở => vào bệnh viện. Tình trạng lúc nhập viện: bệnh tỉnh, tiếp
xúc được, da niêm hồng, nói chuyện hụt hơi, ngắt quãng, thở khò
khè, co kéo cơ hô hấp phụ, tim đều, phổi ran ngáy, ran rít, bụng
mềm, không phù toàn thân. Dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp: 120/70
mmHg, mạch: 120 lần/phút, nhiệt độ: 37oC, nhịp thở: 30 lần/phút,
SpO2: 85%(FiO2: 21%), cao: 1.57, nặng: 90kg => BMI = 36.5.
1. Nên làm gì ngay khi tiếp xúc bệnh nhân?
2. Chẩn đoán sơ bộ và phân biệt?
3. Đề nghị các cận lâm sàng.
4. Xquang ngực có vai trò gì trong trường hợp này?
5. Đo chức năng hô hấp để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ngay được
không?nếu không thì khi nào thực hiện được?
6. Xử trí ban đầu?
BÀI LÀM
1. Nên làm gì ngay khi tiếp xúc bệnh nhân?
Đánh giá tình trạng bệnh nhân: Bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ
trung bình: Do BN đang là đợt cấp COPD mức độ nặng kèm béo phì
(BMI = 36.5)

Mục tiêu SpO2: 88-92%


Cannula mũi 2 Lít/phút (L/P)
và lấy khí máu động mạch

Toan hô hấp Tăng CO2


Ph<7,35 và PaCO2 Ph>=7,35 và PaCO2
>45 mmHg >45 mmHg

Xem xét thở máy Cannula mũi 2 l/p


Không xâm lấn hoặc hoặc mặt nạ Venturi 24-28%
Đặt nội khí quản để duy trì SpO2: 88-92%
hoặc chuyển khoa
chăm sóc đặc biệt

Khí máu động mạch nên được thực hiện ngay khi có biểu hiện suy hô
hấp và sau 1 giờ điều trị để đánh giá độ nặng, rối loạn toan kiềm đi
kèm và hiệu quả điều trị.
Bất kỳ sự tăng FiO2 nào cũng cần được theo dõi bằng khí máu động
mạch trong vòng 1 giờ (hoặc sớm hơn nếu tình trạng tri giác xấu hơn).
Bất kỳ pH<7,35 với PaCO2 bình thường hoặc thấp, tìm và điều trị
toan chuyển hóa và duy trì SpO2 94-98%.
Đánh giá và theo dõi:
- Khí máu động mạch
- SpO2
- Dấu hiệu lâm sàng: dấu hiệu thiếu oxy máu cơ năng và thực thể
Khai thác thêm từ người nhà bệnh nhân về tuổi, tiền sử: Nhập viện
vì đợt cấp, nằm ICU, hoặc phải đặt nội khí quản, có từng đo chức
năng hô hấp ký chưa?
2. Chẩn đoán sơ bộ và phân biệt?
Chẩn đoán sơ bộ: Đợt cấp COPD mức độ nặng, có nguy cơ nhiễm
trùng, biến chứng suy hô hấp cấp mức độ trung bình. (do không có dữ
kiện về hô hấp ký nên chưa ghi nhận được giai đoạn của COPD và
cũng chưa xác định được nhóm của COPD vì tiền sử chưa ghi nhận
được). TD Bệnh lý màng phổi, TD Rối loạn lipid máu.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm phổi: nghĩ viêm vì bệnh nhân cũng có triệu chứng ho đàm, khó
thở, cảm giác nặng ngực tuy nhiên vì bệnh nhân này không sốt. Do đó
cũng không loại trừ viêm phổi và trong phần đề nghị cận ls em sẽ đề
nghị cls X-quang ngực thẳng để loại trừ.
Đợt cấp COPD mức độ nặng theo bộ y tế trên nền hen phế quản bội
nhiễm có biến chứng suy hô hấp cấp mức độ trung bình
Ngoài ra, theo dõi NMCT thành sau do có cảm giác nặng ngực lan ra
sau lưng, BN béo phí có thể rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch vành.

3. Đề nghị các cận lâm sàng.


- Khí máu động mạch: Cần được chỉ định ngay khi ls có biểu hiện
của suy hô hấp, đánh giá tình trạng giảm O2 máu chủ yếu dựa trên
PaO2 hoặc PiO2 và SaO2, tình trạng giảm thông khí khi PaCO2
tăng chứng tỏ có tình trạng giảm thông khí phế nang, giúp xác
định chẩn đoán, phân loại suy hô hấp cấp/mạn, gợi ý nguyên nhân.
- X-quang ngực thẳng: Giúp củng cố chẩn đoán và phân biệt viêm
phổi, biến chứng.
- Công thức máu: gợi ý tình trạng nhiễm trùng ( tăng bạch cầu, giảm
tiểu cầu)
- CRP hoặc Procalcitonin: đánh giá mức độ nhiễm trùng
- ECG: đánh giá xem có rối loạn nhịp không
- Siêu âm tim: đánh giá áp lực trung bình động mạch phổi, chức
năng thất phải.
- Nhuộm gram đàm, cấy đàm định lượng làm kháng sinh đồ
- Đo hô hấp ký (sau 6-8 tuần sau khi bệnh nhân ổn định)
- Xét nghiệm sinh hóa máu: đánh giá chứng năng thận (ure,
creatinin, eGFR để chỉnh liều kháng sinh) và gan (AST, ALT),
điện giải đồ xem có rối loạn điện giải như kali, magie và photphat
có thể làm nặng hơn tình trạng suy hô hấp. Đánh giá glucose máu.
4. Xquang ngực có vai trò gì trong trường hợp này?
Vai trò của X-quang trên bệnh nhân này là: Thường gợi ý các nguyên
nhân tại phổi. Giúp củng cố chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác có
cùng triệu chứng như viêm phổi, chẩn đoán biến chứng.
Khảo sát tình trạng ứ khí trên BN COPD:
- Tăng sáng hai phế trường
- Khoang liên sườn giãn rộng
- Bóng tim hình giọt nước
- Vòm hoành dẹt
- Lồng ngực dài ra (cung xương sườn > 10 cung sau và > 6 cung
trước)
Khảo sát tình trạng suy hô hấp cấp: Có 3 dạng thường gặp
- Bình thường hoặc tương đối bình thường (gọi ý nguyên nhân
bệnh đường dẫn khí: BPTNMT, hen,..), thuyên tắc phổi.
- Tổn thương phế nang khu trú
- Tổn thương phế nang lan tỏa
Khảo sát biến chứng (nếu có):
- Tràn khí màng phổi
- Viêm phổi
- Tràn khí trung thất
5. Đo chức năng hô hấp để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ngay được
không?nếu không thì khi nào thực hiện được?
Không đo được. Đợi sau khi bệnh nhân ổn định rồi mới đo được
(thường sau 6-8 tuần, sớm nhất là 4 tuần)
6. Xử trí ban đầu?
Thở oxy liều thấp: Cannula mũi 2 l/p (chỉ định dựa trên khí máu động
mạch)

Berodual (Fenolterol + Ipratropium) pha 1ml NaCl 0,9% đủ 3ml x 8


(PKD) / 3h

Methylprednisone 40mg 1 lọ x 2 (TMC)

Amoxicillin / Clavulanate 875/125 mg 1v x 2 (u) mỗi 12h (Do phần


tiền sử chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thấp hay trung bình, cao
nên ưu tiên chọn thuốc này) (nếu nguy cơ trung bình cao (nhiễm
Pseudomonas, gr(-) đa kháng thuốc) thì dùng Levofloxacin 750 mg /
24h)
Tình huống 13
Câu 1: Bệnh nhân nữ, 13 tuổi, vào viện và khò khè và khó thở. Bệnh
sử: cách nhập viện 2 ngày bệnh nhân hết thuốc điều trị hen phế
quản những vì do dịch COVID nên bệnh nhân không tái khám và
thấy sức khỏe ổn định nên bệnh nhân không mua thuốc điều trị thêm.
Cùng ngày nhập viện, bệnh nhân đột ngột lên cơn khó thở, khó thở 2
thì, vật vã, kích thích đưa vào trạm y tế cho phun khí dung thì giảm
khó thở. Không sốt hoặc đau ngực hoặc ho đàm. 
TS :  HPQ từ nhỏ, điều trị thuốc Symbicort 160/4,5 mg 1 nhát mỗi tối
không lên cơn khó thở trong 2 tháng nay, không sử dụng thuốc cắt
cơn, không khò khè về đêm và không giới hạn gắng sức. 
Khám lâm sàng: bệnh nhân tỉnh, kích thích nhẹ, trả lời ngắn, DHST:
M:112 l/p. Nhiệt độ 37°C, SP02 89%/kp,HA 140/90mmHg, co kéo cơ
liên sườn, khò khè suốt thì thở ra. Tim đều, phổi ran rít, ran ngáy,
bụng mềm.
a. Tóm tắt bệnh án.
b. Chẩn đoán.
c. Xử trí ban đầu.
TRẢ LỜI:
a. Tóm tắt bệnh án.
Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì khò khè và khó thở. Qua hỏi bệnh
sử, tiền sử và thăm khám lâm sàng ghi nhận các hội chứng , triệu
chứng sau:
- Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới: khó thở, thở khò khè,
ran rít, ran ngáy.
- Hội chứng suy hô hấp cấp: vật vã, kích thích, giảm độ bão hòa
oxy máu (Sp02 89%), co kéo cơ hô hấp phụ, mạch nhanh (112
lần/phút), huyết áp tăng ( 140/90 mmHg)
- Không sốt, không đau ngực, không ho đàm.
Tiền sử:
- Hen phế quản từ nhỏ, điều trị thuốc Symbicort 160/4,5
mg 1 nhát mỗi tối không lên cơn khó thở trong 2 tháng nay,
không sử dụng thuốc cắt cơn, không khò khè về đêm và không
giới hạn gắng sức.
- Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân ngừng thuốc điều trị.
b. Chẩn đoán.
- Chẩn đoán sơ bộ:
Cơn hen phế quản mức độ nặng nghĩ do sử dụng ICS không đầy đủ,
tuân thủ kém biến chứng suy hô hấp cấp/ Hen trung bình kiểm soát
tốt.
- Chẩn đoán phân biệt:
● Dị vật đường thở
● Tràn khí màng phổi
c. Xử trí ban đầu.
- Xử trí tại chỗ:
+ Thở oxy 40-60% nếu có
+ SABA + SAMA:
Salbutamol (Ventolin MDI) xịt họng 2 nhát liên tiếp. Sau 20 phút
chưa đỡ bơm tiếp 2-4 nhát nữa . Nên dùng buồng đệm để tăng hiệu
quả của thuốc.
Ipratropium (Atrovent) xịt họng 2 nhát.
Hoặc dùng các chế phẩm phối hợp sẵn 2 nhóm thuốc trên:
Berodual (fenoterol + ipratropium) hoặc Combivent (salbutamol +
ipratropium) xịt mỗi lần 2 nhát, 20 phút/lần.
Trong trường hợp có máy và khí dung: nên cho bệnh nhân khí dung
luôn nếu sau 2-3 lần xịt không có kết quả.
+ corticoid đường toàn thân: Prednisolon 40mg uống
+ Có thể dùng một số thuốc khác trong trường hợp không có sẵn hoặc
không đáp ứng với các thuốc nói trên:
• Aminophylin 5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong 20p.
• Adrenalin 0,3mg tiêm dưới da. Nếu cơn ko giảm có thể nhắc lại
sau 20p cùng với liều trên.
Trường hợp này đã xử trí tại trạm y tế bằng khí dung -> đỡ khó thở.
Nên có thể câu hỏi là xử trí ở bệnh viện.
- Xử trí tại bệnh viện:
+ thở oxy 4-8 lít/phút
+ thuốc giãn phế quản: Salbutamol (Ventolin) 5mg + ipratropium
0,5mg khí dung qua mặt nạ 20p/lần, có thể khí dung đến 3 lần liên
tiếp.
+ đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 3 lần khí dung:
• Nếu hết hoặc đỡ khó thở nhiều: khí dung nhắc lại sau 4 giờ/lần,
kết hợp thêm thuốc giãn phế quản đường uống
• Nếu ko đỡ khó thở: kết hợp khí dung với truyền tĩnh mạch:
salbutamol truyền tĩnh mạch ống 0,5mg pha trong dung dịch NaCl
0,9% truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền khởi đầu 0,5mg/giờ, tăng dần
tốc độ truyền 15 phút/lần đến khi có hiệu quả (có thể tăng đến
4mg/giờ).
+ Magnesium sulphate: tiêm tĩnh mạch 2g
+ Corticoid: methylprednisolone (ống 40mg) tiêm tĩnh mạch,
dùng 3-4h 1 lần.
+ Nếu không đáp ứng với salbutamol hoặc terbutalin, có thể dùng các
thuốc giãn phế quản khác:
• Adrenalin: tiêm dưới da 0,3mg. Không nên tiêm quá 3 lần
• Aminophylin: tiêm tĩnh mạch chậm 20 phút với liều 5mg/kg
+ Các biện pháp phối hợp:
• Cho bn đủ nước qua đường uống và truyền (2-3l/ngày)
• Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm

Câu 2: Bệnh nhân nam 78 tuổi được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp
ST chênh lên vùng trước vách đã đặt stent động mạch liên thất trước.
a Ghi toa điều trị khi xuất viện.
b Nêu vai trò của từng loại thuốc trong toa.

You might also like