You are on page 1of 18

Chương 1

1. Văn minh là khái niệm:


A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử
D. Thiên về giá trị vật chất, kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.
2. Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ?
A. Văn hóa
B. Văn hiến
C. Văn minh
D. Văn vật
3. Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô
thị.
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử.
C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
4. Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá
trị tinh thần gọi là :
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn minh
D. Văn hiến
5. Tín ngưỡng, phong tục... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
6. Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
7. Theo GS.Trần Ngọc Thêm: ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành
tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Câu 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra… văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Điền từ thích
hợp vào ô trống.
a. Ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo.
b. Kinh tế, kỹ thuật.
c. Khoa học công nghệ, tin học, tôn giáo.
d. Nông nghiệp, công nghiệp, chữ viết.
9. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa và tự nhiên?
a. Tính khách quan
b. Tính giá trị
c. Tính nhân văn
d. Tính hệ thống
Câu 10: Văn hóa gồm những đặc trưng nào sau đây?
a. Tính lịch sử, tính giá trị, tính nhân văn, tính hệ thống
b. Tính giá trị, tính nhân văn, tính hệ thống
c. Tính lịch sử, tính giá trị, tính nhân văn, tính hệ thống, tính khoa học.
d. Tính lịch sử, tính nhân văn, tính hệ thống

Câu 11: Văn hóa có chức năng chính nào sau đây?
a. Chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, giao tiếp, giáo dục
b. Chức năng tổ chức, giao tiếp, giáo dục
c. Chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, giao tiếp, giáo dục, khoa học, công
nghệ.
d. Chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, giao tiếp, giáo dục, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Câu 12: Văn hóa là thước đo về nội dung nào của con người?

a. Mức độ nhân bản


b. Mức độ khoa học
c. Mức độ thành công
d. Mức độ hài lòng
Câu 13: Tính nhân sinh đối lập với nội dung nào?

a. Tư nhiên
b. Nhân tạo
c. Văn hóa
d. Giáo dục

Câu 14: “Như nước Đại Việt ta từ trước


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Là câu nói của ai?

a. Hồ Chí Minh
b. Hồ Xuân Hương
c. Lê Lợi
d. Nguyễn Trãi

câu 15. Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

16. Văn hóa “là một thứ gen xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế
hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa ?
A. Chức năng tổ chức
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
17. Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm
động lực cho sự phát triển ?
A. Chức năng tổ chức
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Chương 2:

1. Vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là văn
hóa:
A. Xứ sở mẫu hệ.
B. Xứ sở phụ hệ.
C. Tất cả các ý đều đúng.
D. Tất cả các ý đều sai.
2. Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và các tộc người đã tạo nên đặc điểm gì của
văn hóa Việt Nam?
A. Tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Bản sắc chung của văn hóa
C. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
D. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
3. Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và
kinh nghiệm
B. Thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và
kinh nghiệm
C. Thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh
nghiệm
D. Thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và
thực nghiệm
4. Trong tiến trình lịch sử, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn
hóa nào?
A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Pháp
D. Mỹ
5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên.
B. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
C. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh
D. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
6. Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình
huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là:
A. Thói đố kỵ cào bằng
B. Thói dựa dẫm, ỷ lại
C. Thói tùy tiện
D. Thói bè phái

Câu 7: Tín ngưỡng phồn thực là biểu tượng của nền văn hóa nào?
a. Nông nghiệp
b. Công nghiệp
c. Phương Tây
d. Châu Mỹ
Câu 8: Văn hóa gốc nông nghiệp có tín ngưỡng tôn sùng yếu tố nào?
a. Tự nhiên
b. Công nghiệp
c. Nông nghiệp
d. Du lịch

Câu 9: Văn hóa gốc nông nghiệp hình thành lối tư duy?

a. Tổng hợp
b. Phân tích
c. Trừu tượng
d. Cụ thể

Câu 10: Trong quan hệ giữa người với người, văn hoá phương Đông nặng về
tính:

a. Cộng đồng
b. Cá nhân
c. Tự nhiên
d. Giáo dục

Câu 11: Cách ứng xử trong văn hóa gốc nông nghiệp thiên về?

a. Tình cảm, mềm giẻo, linh hoạt


b. Nguyên tắc
c. Luật pháp
d. Hình phạt
Câu 12: Trong quan hệ ứng xử, phương Tây thiên về?

a. Cá thể, trọng lí.
b. Tập thể.
c. Trọng tình
d. Mềm dẻo

Câu 13: Tư duy phương Tây thiên về?

a. Tư duy phân tích


b. Tư duy tổng hợp
c. Tư duy linh hoạt
d. Sùng tự nhiên

Câu 14: Giá trị gốc của văn hoá phương Đông là?

a. Nông nghiệp
b. Công nghiệp
c. Du mục
d. Thương nghiệp
Câu 15: Gốc văn hoá phương Tây?
a. Văn hóa du mục
b. Nông nghiệp
c. Tự cung tự cấp
d. Lúa nước

Câu 16: Ứng xử văn hóa phương Tây với tự nhiên mạng tính:

a. Chinh phục
b. Hòa đồng
c. Tổng hợp
d. Hài hòa

Câu 17: Ứng xử văn hóa phương Đông với tự nhiên mang tính:

a. Thích chinh phục


b. Hòa đồng
c. Tổng hợp
d. Hài hòa

Câu 18: An cư lạc nghiệp là câu nói mạng đậm giá trị của nền văn hóa nào?
a. Châu Mỹ
b. Châu Úc
c. Phương Đông
d. Phương Tây
Câu 19: Lối sống trọng tĩnh của văn hóa phương Đông có những đặc trưng gì?
a. Hướng nội, khép kín.
b. Cởi mở
c. Giao lưu
d. Phát triển thương nghiệp

Câu 20: Đặc trưng văn hóa phương Tây là:

a. Hướng ngoại, cở mở, thiên về phát triển công thương nghiệp


b. Phát triển nông nghiệp
c. Trồng trọt
d. Chăn nuôi

Câu 21: Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam:

a. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư


b. Thiên về cảm tính, sống định cư
c. Thiên về lý tính, sống định cư
d. Thiên về lý tính, sống du canh du cư

Câu 22: Văn hóa Việt Nam có đặc điểm:

a. Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể


b. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân
c. Linh hoạt, độc đoán, trọng cá nhân
d. Dân chủ, trọng tập thể, trọng cá nhân

Câu 23: Loại hình văn hóa Việt Nam có đặc điểm gì?
a. Dung hợp trong tiếp nhận, hòa hiếu trong đối phó
b. Dĩ hòa vi quý
c. Cứng rắn trong tiếp nhận
d. Nguyên tắc trong đối phó
Câu 24: Điểm khác nhau giữa văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa du mục là:
a. Văn hóa nông nghiệp coi trọng tính cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng
tính cá nhân
b. Đều coi trọng tính cộng đồng.
c. Đều coi trọng tính cá nhân
d. Xem xét hài hòa
Câu 25: Điểm khác nhau giữa văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa du mục
là:
a. Văn hóa gốc nông nghiệp hòa đồng với tự nhiên, văn hóa du mục thích
chinh phục tự nhiên
b. Văn hóa gốc nông nghiệp thích chinh phục tự nhiên, văn hóa du mục
hòa đồng vơi tự nhiên
c. Văn hóa nông nghiệp coi trọng tự nhiên, văn hóa du mục không coi
trọng tự nhiên
d. Đều hòa đồng với tự nhiên
Câu 26: Điểm khác nhau giữa văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa du mục
là:
a. Văn hóa nông nghiệp hướng nội, khép kín, văn hóa du mục hướng
ngoại, cởi mở
b. Văn hóa nông nghiệp hướng ngoại, cởi mở, văn hóa du mục hướng nội,
khép kín.
c. Văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục hướng nội, khép kín, hướng
ngoại cởi mở.
d. Tạo tính ổn định, thích hướng nội

Chương 3:

Câu 1: Đặc trưng văn hóa Việt Nam là:

a. Tính cộng đồng làng xã


b. Tính cá nhân
c. Tính nguyên tắc
d. Tính phân tích
Câu 2: Tính ưa ổn định, tính hài hòa, bao dung, tính trọng tình, đa cảm…là
biểu hiện của đặc trưng nào của văn hóa Việt Nam?
a. Tính trọng âm
b. Tính hướng ngoại
c. Tính cộng đồng làng xã
d. Tính lạc quan

Câu 3: Tính đoàn kết, giúp đỡ, tính thương người, tính dân chủ, làng xã, tính
trọng thể diện là biểu hiện của đặc trưng nào trong văn hóa Việt Nam
a. Trọng âm
b. Tính hài hòa
c. Tính cộng đồng làng xã
d. Lạc quan

Câu 4: Khả năng thích nghi cao, sáng tạo...là biểu hiện đặc trưng nào của văn
hóa Việt Nam?

a. Tính linh hoạt


b. Tính hài hào
c. Tính trọng tình
d. Tính lạc quan

Câu 5: Khả năng bao quát thiết lập quan hệ tốt là đặc trưng nào của văn hóa
Việt Nam?

a. Tính kết hợp


b. Tính trọng âm
c. Tính trọng tình
d. Tính lạc quan
Câu 6: Ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của Việt Nam
được gắn kết bởi:
a. Cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc.
b. Con người – thiên nhiên
c. Con người – cá thể
d. Con người – con người
Câu 7: Câu nói: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là biểu hiện của tính:
a. Tính tổng hợp
b. Tính hài hòa
c. Tính trọng âm
d. Tính lạc quan

Câu 8: Tính cộng đồng làng xã sẽ hình thành tinh thần đoàn kết, nhưng
nếu thiếu nguyên tắc sẽ dân tới?
a. Tùy tiện
b. Háo vật chất
c. Bè phái, cục bộ
d. Háo danh
Câu 9: Thời cổ trung đại văn hóa Việt Nam ảnh hưởng nền văn hóa nào?
a. Ấn Độ, Tây Âu
b. Trung Quốc, Ấn Độ
c. Pháp
d. Mỹ

Câu 10: Khoảng thiên niên kỷ thứ I tr.CN văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp chủ
yếu với nền văn hóa nào?
a. Đông Nam Á
b. Trung Quốc
c. Ấn Độ
d. Phương Tây
Câu 11: Nền văn hóa nào sau đây truyền bá vào Việt Nam bằng con đường hòa
bình?
a. Ấn Độ
b. Trung Quốc
c. Phương Tây
d. Pháp
Câu 12: Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa nào?
a. Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây
b. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc
c. Trung Quốc, phương Tây, Anh, Pháp, Mỹ
d. Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Trung Quốc

Chương 4:
Câu 1: Cơ cấu bữa ăn của người Việt:
a. Cơm – rau – cá
b. Cơm – bò bít tết – rau
c. Mỳ - bơ – sữa
d. Cơm – thịt – rượu vang
Câu 2: Ẩm thực của Việt Nam mang tính nào sau đây?
a. Tính tổng hợp
b. Tính phân tích
c. Tính giá trị
d. Tính mỹ thuật

Câu 3: Ẩm thực Việt Nam mang tính:


a. Linh hoạt
b. Tính nguyên tắc
c. Tính hiếu kỳ
d. Tính mỹ thuật
Câu 4: Cư trú của người Việt Nam mang đậm dấu ấn:
a. Sông nước
b. Trên bộ
c. Hải đảo
d. Đồng bằng
Câu 5: Kiến trúc nhà ở của người Việt mang tính:
a. Cộng đồng, không gian mở
b. Khép kín
c. Hướng nội
d. Cách biệt

Câu 6: Văn hóa coi trọng tôn ti, thứ bậc, lễ giáo trong xã hội Việt Nam ảnh
hưởng từ tư tưởng nào?

a. Nho giáo
b. Phật giáo
c. Lão giáo
d. Thiên chúa giáo

Câu 7: Văn hóa tổ chức xã hội ở Việt Nam mang tính:


a. Cộng đồng
b. Tính cá nhân
c. Khoa học
d. Đô thị
Câu 8: Tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam được chi phối bởi yếu tố nào?
a. Sản xuất nông nghiệp
b. Sản xuất công nghiệp
c. Thương nghiệp
d. Thủ công mỹ nghệ
Câu 9: Tính cộng đồng trong văn hóa làng xã ở Việt Nam có giá trị tích cực gì?
a. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
b. Tôn trọng yếu tố cá nhân
c. Phát huy tối đa tính tự lập của cá nhân
d. Đột phá trong phát triển
Câu 10: Tính cộng đồng trong văn hóa làng xã ở Việt Nam có những hạn chế gì?
a. Tính cục bộ, bè phái, bao che, chủ nghĩa thân quen
b. Tôn trọng yếu tố cá nhân
c. Phát huy tối đa tính tự lập của cá nhân
d. Đột phá trong phát triển
Câu 11: Ở Việt Nam các tôn giáo lớn Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hòa Hảo,
Cao Đài….có tính:
a. Dung hợp
b. Bài xích
c. Phủ nhận
d. Không tồn tại
Câu 12: Văn hóa phương Đông là là khu vực gồm châu lục nào?
a. Châu Á, Châu Phi, Châu Úc
b. Châu Âu, Châu Mỹ
c. Châu Phi, Châu Âu, Châu Úc
d. Châu Á, Châu Phi
Câu 13: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có đặc trưng nào sau đây?
a. Linh hoạt, trọng tình cảm
b. Thích di cư
c. Trọng tính cá nhân
d. Thích chinh phục tự nhiên
Chương 5:

Câu 1: An cư lạc nghiệp thuộc tính nào của người Việt?

a. Gắn bó quê hương xứ sở


b. Thích du mục, đi đây đó
c. Yêu thiên nhiên
d. Thích giao lưu

Câu 2: Cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc sống ấm no sẽ hình thành
thuộc tính nào trong văn hóa Việt Nam?

a. Sùng bái tự nhiên


b. Chinh phục tự nhiên
c. Tách rời thiên nhiên
d. Không tôn trọng tự nhiên

Câu 3: Một cây làm chẳng nên non hai cây chụm lại nên hòn núi cao thể
hiện đặc trưng nào của cư dân người Việt

a. Tính gắn kết cộng đồng


b. Tính cục bộ, địa phương
c. Tính ích kỷ
d. Tính khép kín

Câu 4: Yêu nhau chín bỏ làm mười thể hiện đặc tính nào của người Việt

a. Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích dùng
sức mạnh, bạo lực.
b. Lối sống trọng thích bạo lực, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích
dùng sức mạnh.
c. Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, thích dùng sức
mạnh và bạo lực.
d. Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, không nhân ái, thích dùng
sức mạnh, bạo lực
Câu 5: Trăm hay không bằng tay quen - Sống lâu lên lão làng là đặc tính
nào của người Việt?
a. Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính.
b. Tư duy công nghiệp nặng thiên về khoa học công nghệ.
c. Tư duy nông nghiệp nặng về triết lý sống.
d. Tư duy kinh tế tri thức.

Câu 6: Trông mặt mà bắt hình dong là đặc tính nào trong văn hóa Việt
Nam?

a. Tính tùy tiện, chủ quan.


b. Tính khoa học, trí tuệ.
c. Tính khái quát.
d. Tính chính xác, hợp tình hợp lý.

Câu 7: Định vị văn hóa Việt Nam?

a. Văn hóa nông nghiệp lúa nước.


b. Văn hoa công nghiệp.
c. Văn hóa du mục
d. Ngoại thương.

Câu 8: Văn hóa nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam hình thành đặc trưng
nào?

a. Sống định cư, không thích di chuyển, trọng tĩnh.


b. Thích di chuyển, nay đây mai đó.
c. Thích du lịch, thương mại
d. Thích công nghiệp

Câu 9: Văn hóa nông nghiệp lúa nước góp phần hình thành giá trị nào
trong văn hóa Việt Nam?

a. Tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tối lửa tắt đèn có nhau.
b. Khép kín.
c. Khép kín không giao lưu, nhà nào biết nhà đó.
d. Không quan tâm đến nhau.

Chương 6:

Câu 1. Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt - Mường chung vào khoảng
thời gian :
A. 2000 năm trước công nguyên
B. 1000 năm trước công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII)
câu 2. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng
câu 3. Nét nổi bật của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng
câu 4. Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu
trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc

6. Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn
hóa, văn minh của dân tộc Việt ?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc

Câu 7: Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong
lịch sử thuộc khu vực văn hóa nào sau đây ?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Bắc Bộ
D. Đông Bắc
8. Nền văn hóa nào đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nên bản
sắc văn hóa Việt ?
A. Văn hóa Sơn Vi
B. Văn hóa Hòa Bình
C. Văn hóa Đông Sơn
D. Văn hóa Sa Huỳnh
9. Từ năm 938 đến năm1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch
sử của văn hóa Việt Nam ?
A. Văn hoá tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt
10. Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử
của văn hóa Việt Nam ?
A. Văn hoá tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt
11. Thành tựu nổi bật của văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là :
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt
12. Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
Văn hoá tiền sử
Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
Văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
Văn hóa hiện đại
Câu 13: Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông
Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai, đã bước vào thời đại nào?
a. Kim khí
b. Đồ đá
c. Săn bắt hái lượm
d. Công nghiệp

Câu 14: Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông
Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai tồn tại bao nhiêu nền văn hóa?

a. 3
b. 2
c. 4
d. 5
Câu 15: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo (Đồng
Nai) tồn tại cách đây khoảng bao nhiêu năm?
a. 4000 năm
b. 3000 năm
c. 5000 năm
d. 6000 năm

Câu 16: Mộ chum là đặc trưng của văn hóa nào?

a. Đông Sơn
b. Sa Huỳnh
c. Óc Eo
d. Sa Huỳnh, Óc Eo

Câu 17: Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn hóa nào ở Việt
Nam?

a. Sa Huỳnh
b. Óc Eo
c. Đông Sơn
d. Đông Sơn, Sa Huỳnh

Câu 18: Việt Nam đã làm gì để chống đồng hóa của 1000 năm bắc
thuộc?

a. Giữ gìn tiếng Việt, xây dựng thiết chế cấu trúc làng xã, tiếp thu chọn
lọc văn hóa bên ngoài.
b. Xây dựng nhà nước đủ mạnh
c. Xây dựng quân sự đánh bại phong kiến phương bắc.
d. Xây dựng kinh tế ngày càng lớn mạnh.

Câu 19: Thời cổ cận hiện đại Việt Nam tiếp biến nền văn hóa nào?

a. Ấn Độ, phương tây


b. Trung Quốc, châu Phi
c. Ấn Độ và Trung Quốc
d. Phương Tây.

Câu 20: “Mương – phai – lái – lịn”, làm nương rẫy là đặc trưng nông nghiệp lúa
nước thuộc văn hóa vùng nào ở nước ta?
a. Vùng văn hóa Tây Bắc
b. Vùng văn hóa Việt Bắc
c. Văn hóa Bắc bộ
d. Văn hóa Bắc trung bộ
Câu 21: Khăn piêu Thái, cạp váy Mường thuộc vùng văn hóa nào ở nước ta?
a. Vùng văn hóa Tây Bắc
b. Vùng văn hóa Việt Bắc
c. Văn hóa Bắc bộ
d. Văn hóa Bắc trung bộ
Câu 22: Nhạc cụ (khèn, sáo), múa sạp, múa xòe; trống đồng (Laha) thuộc vùng
văn hóa nào ở nước ta?
a. Vùng văn hóa Tây Bắc
b. Vùng văn hóa Việt Bắc
c. Văn hóa Bắc bộ
d. Văn hóa Bắc trung bộ
Câu 23: Làm nông nghiệp đan xen với làng nghề đánh cá thuộc nền văn hóa nào?
a. Vùng văn hóa Tây Bắc
b. Vùng văn hóa Việt Bắc
c. Văn hóa Bắc bộ
d. Văn hóa Bắc trung bộ

You might also like