You are on page 1of 4

*Lưu ý: Phần tô ……….

là để người thuyết trình tham khảo để biết


cách nói về nội dung phần của mình, không ghi vào bài power point.

Khái niệm: Tắc đường (hay kẹt xe) là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao
thông bị quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng
Có 7 nguyên nhân chính:
+Nguyên nhân đầu tiên là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện giao
thông
(Hầu như đa số người điều khiển phương tiện có động cơ đều đã học các lớp về Luật Giao thông đường
bộ, được cấp giấy phép lái xe, nhưng học xong hình như “quên” mất việc chấp hành. Tình trạng ùn tắc
giao thông hiện nay xảy ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước đó khác với ta ở chỗ,
khi có ùn tắc giao thông nhưng người điều khiển phương tiện vẫn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao
thông, không luồn lách, đi lên vỉa hè, rú còi inh ỏi, còn ở nước ta thì ngược lại mạnh ai nấy đi, “hở chỗ
nào đi chỗ nấy”, không theo qui định nào cả { Xin lỗi bồ, nhưng mà tui thấy chỗ này không ổn, lập luận
theo chiều gán hành vi xấu cho đa số là chưa thuyết phục, không nên dùng từ hầu hết, hay các từ chỉ
tuyệt đối khi chưa chắc chắn, và khi so sánh việc này với việc khác nên dẫn chứng phù hợp}  {Góp ý:
{ Luật giao thông luôn được phổ biến rộng rãi nhưng một số thành phần người vẫn chưa chấp hành với
suy nghĩ thiển cẩn, coi thường luật vì ích kỷ bản thân, nên từ việc nhỏ trở thành việc lớn. ( Việc ùn tắc có
thể do sự chậm trễ của các xe, hay chen lấn làn đường, hay tai nạn trên đường gây tắc nghẹn)}
+Nguyên nhân thứ hai là việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút
giao nhau chưa tốt, hạ tầng phải cần được nâng cấp thêm
(Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, việc này rất dễ gây ra ùn tắc
giao thông. Vào thời điểm xe cộ tràn ra đường tăng đột ngột cùng với đường hẹp dễ gây ra việc lấn làn
đường và tắc nghẹn; hay các loại xe vận tải lớn như ô tô, xe van, xe container… khi vào các con đường
hẹp sẽ lấn chiếm không gian và gây chậm trễ sự lưu thông phương tiện khiến ùn tắc có đường tuy đã qui
định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô
buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao
nhau,... gây ùn tắc giao thông.)
+Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là việc lấn chiếm vỉa hè,
lòng đường
(Để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh
chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông,... Thậm chí, ô tô,
mô tô của Công an phường cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường. ( căng thế :)), cái này không cần thiết ,
also câu văn hơi lũng củng ?!))
+Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông chưa hợp lý
(Vẫn còn ở mức thấp,chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông
trên đường phố. Đặc biệt là CSGT không (chưa quan tâm triệt để việc ) xử phạt đối với người điều khiển
phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông)
+Nguyên nhân thứ sáu là chất lượng phương tiện tham gia giao thông
(Thực tế cho thấy, có rất nhiều phương tiện có động cơ khi tham gia giao thông không có đầy đủ đèn
chiếu sáng, đèn hiệu xin đường, đèn hiệu khi lùi, đèn phanh, gương chiếu hậu,... như qui định trong Luật
Giao thông đường bộ.)
+Nguyên nhân cuối cùng là trên đường một chiều, một số người điều khiển phương tiện đi ngược chiều,
hoặc xuống xe dắt, kéo bộ ngược chiều...
(Những hành vi này không được CSGT hoặc người có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt. Đã là đường một
chiều thì phải cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ) { Kiếm gì khác để nói
thêm }
Một số nguyên nhân khác:
+Người dân quá hiếu kỳ: Thấy sự việc gì như tai nạn, quảng cáo, biểu diễn lề đường cũng dừng lại xem
và nhất định không chịu đi nữa

+Mật độ dân số ở những khu đô thị lớn là rất cao { khiến giao thông ở những nơi này không ổn định}
(Mật độ dân số tp HCM 4.363 người/km², mật độ giao thông: 117,3 xe/km² mặt đường; Mật độ dân số
tp Hà Nội: 2.398 người/km², mật độ giao thông: 105,2 xe/km² mặt đường (các số liệu được ghi nhận
ngày 01/04/2019))

Khi được phỏng vấn, những người tham gia giao thông có những ý kiến sau:

+Giao thông giờ hỗn độn, không có nề nếp gì do người dân thiếu ý thức, ai cũng muốn hơn thua với
nhau. Đang kẹt ở ngã tư mà người nào cũng đâm qua ngược đường thì dính cứng ngắc.

+Người nào cũng chen, không ai chịu nhường ai

+Ùn tắc giao thông là do những người không có ý thức. Nếu biết nhường nhau một chút xíu thì không có
chuyện gì, bây giờ chỉ quẹt nhau một chút cũng có thể gây chuyện { ý tưởng hay, nếu có thời gian thì
nhóm có thể đi quay phỏng vấn thực tế}

Giải pháp khắc phục:

I-Giải pháp cấp thời

1. Xe bus dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học

(Chở được nhiều người, giảm diện tích chiếm mặt đường và chi phí vận hành rẻ, tạo điều kiện cho
việc sử dụng nhiên liêu sinh học được phổ biến góp phần chống ô nhiễm môi trường.)

2. Khuyến khích người dân đi xe bus

(Giá vé phải thật rẻ, nếu được thì những năm đầu tiên nên miễn phí đi xe bus sau đó hãy thu phí.
Nguồn thu cho hoạt động xe bus được lấy từ hoạt động quảng cáo trên thân và trong xe, một số
nguồn thu khác sẽ được đề cập dưới đây và từ hỗ trợ của nhà nước.)

3. Phân làn đường ưu tiên cho xe bus


(Xe bus phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện lên xuống. Làn xe bus nên có
giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác
nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe bus di chuyển nhanh và an toàn.)

4. Phân làn cho vỉa hè

(Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự sẽ ưu tiên sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau:
Người đi bộ, đậu ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh
doanh, buôn bán.)

5. Bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III

(Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa
đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý.
Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường
cũng như là khi tan trường.)

6. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, container

(Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành từ 22h
đêm đến 6h sáng.)

7. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành

(Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại
ôtô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ
tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này được dùng để hỗ trợ cho xe bus.)

II. Giải pháp lâu dài

1. Chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, cơ quan nhà nước, bệnh viện,
công xưởng gây ồn ào, bụi bặm ra ngoài thành phố. Bố trí sao cho khu dân cư và khu thương mại
có được mật độ hài hòa.

(Giảm một số lớn về mật độ dân số sẽ giảm áp lực lên mật độ giao thông. Phần đất trống sau khi di
dời được sử dụng làm bãi đậu xe bus hoặc xe cá nhân. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho xe
bus.)

2. Mở rộng đường giao thông và vỉa hè

(Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m
về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi
thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho nhà nước
trong việc nhanh mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều
kiện cho đầy đủ đối tượng sau: Làn đi bộ, đậu ô tô, xe máy.)

3. Giãn mật độ dân số


(Hạn chế mật độ xây dựng tại trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như
đường xá, bệnh viện, trường học … để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống.)

4.Đặt kế hoạch cụ thể, quy định số lượng xe nhập về cho mỗi quý cho đến khi nào nạn ùn tắc giảm
đi thật sự.

(Không thể giải quyết được nếu số lượng xe lưu thông càng ngày càng tăng mà chưa xây xong
đường sá mới.)

5.Dùng các tiết mục quảng cáo trên truyền hình để giáo dục dân chúng chấp hành luật lệ giao thông

(Cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh và lành mạnh. Tổ chức một ngày trong tuần chỉ sử
dụng phương tiện công cộng đối với các công nhân viên nhà nước để làm gương. Đồng thời tăng
thuế phạt lên theo số lần vi phạm luật giao thông cho đến khi có được kết quả như mong muốn.)

6.Xây dựng hệ thống xe điện ngầm

(Đây là một kế hoạch bắt buộc không thể thiếu trong tương lai. Bởi vì, nó không chỉ giúp cải thiện
nạn kẹt xe, giảm chi phí chuyên chở, giảm chi phí trùng tu sửa chữa đường sá, giảm nhu cầu bãi
đậu xe trong thành phố, mà còn bảo đảm sự an toàn, làm tăng vẻ đẹp của thành phố, giúp cải thiện
môi sinh và tiết kiệm được nguồn năng lượng đang dần khan hiếm. Tính theo đơn vị trên từng cá
nhân thì người sử dụng xe điện ngầm không gây ra ô nhiễm, giảm ô nhiễm hơn từ 6 đến 18 lần so
với người sử dụng ôtô.)

{ Tui nghĩ mình cần thêm ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp }

Nói thêm:

“Xe buýt công cộng có hiệu quả đó, nhưng chính nó cũng làm kẹt xe.”

(Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Sài Gòn đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Mặc dù xe
bus được đầu tư nâng cấp cơ sở và trợ giá trên hầu hết các tuyến, nhưng mạng lưới này chưa đem lại
hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp.)

You might also like