You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI THI GIỮA KỲ


Tên học phần : Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn I học kỳ I năm học 2021-2022
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Vân Anh
Ngày sinh: 19/06/2001
Mã sinh viên: 1911110033
Lớp tín chỉ: TMA408(GD1-HK1-2021).3
BÀI LÀM
Câu 1: Vụ kiện tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu giữa công ty
Samsung và ông Dương Hồng Minh
Luật SHTT không xếp tên miền vào đối tượng SHTT được bảo hộ vì tên miền
không phải là thương hiệu, nhưng khi một tên miền trùng với một thương hiệu nổi
tiếng, một nhãn hiệu được bảo hộ thì hành vi sử dụng tên miền trùng trên đều vi phạm.
Tại Việt Nam có không ít những tranh chấp tên miền “.vn” liên quan đến nhãn hiệu
hàng hóa, một trong những vụ tranh chấp nổi tiếng đó là vụ kiện liên quan đến tên
miền “samsungmobile.com.vn”
Tranh chấp bắt đầu khi Samsung cho rằng tên miền samsungmobile.com.vn
(được ông Dương Hồng Minh đăng ký từ ngày 3/11/2005) sử dụng cụm từ “Samsung”
liên quan đến nhãn hiệu. Cụm từ "Samsung" được công ty đăng ký bảo hộ tại Việt
Nam.
Sau đó, Samsung đã ủy quyền cho Công ty D&N International (một công ty tư vấn
pháp luật tại Việt Nam) thực hiện các thủ tục thương lượng và hòa giải theo hướng dẫn
của Bộ Thông tin và Truyền thông số 10/2008 / TT-BTTTT ban hành ngày
24/12/2008. Giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" vơi ông Dương
Hồng Minh việc hòa giải nhưng không thành công.
 Ngày 21/10/2009, Samsung đã khởi kiện ra Tòa Kinh tế - Tòa án Nhân dân Thành
phố Hà Nội kiến nghị thu hồi tên miền “samsungmobile.com.vn” để Samsung sử dụng.
Vấn đề pháp lý
Căn cứ theo Thông tư 10/2008/TT-BTTTT về điều kiện khởi kiện tranh chấp tên miền,
bên phía nguyên đơn là công ty Samsung đã đưa ra những lý do trong đơn kiện như
sau:
1. Công ty Samsung là một Công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh điện thoại di động, trong đó có sản phẩm điện thoại di động Samsung.
Tên Samsung vừa là tên thương mại vừa là tên nhãn hiệu của nguyên đơn, được
sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1
2. Tại Việt Nam, nhãn hiệu Samsung cho sản phẩm điện thoại di động cũng đã
được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ
năm 1993. Năm 2008, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam được
thành lập ở Việt Nam để sản xuất điện thoại di động trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Tên miền được đăng ký và sử dụng bởi ông Dương Hoàng Minh giống đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Samsung của nguyên đơn.
4. Ông Dương Hoàng Minh không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan khi sử
dụng tên miền samsungmobile.com.vn.
5. Ông Minh đã đăng ký và sử dụng tên miền đó với ý đồ xấu nhằm mục đích trục
lợi, chiếm dụng và xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp của Công ty Samsung,
Bằng chứng thể hiện ở việc tên miền samsungmobile.com.vn đã được ông Minh
rao bán với giá 80 triệu đồng trên web muare.com; Trong thi đó trong quá trình
hòa giải bị đơn ( ông Minh) đưa ra yêu cầu chuyển nhượng tên miền ở mức
218.204.000 vnd mà bên nguyên đơn cho rằng là mức giá không thỏa đáng.
Phía ông Dương Hồng Minh đã phản bác bằng việc đưa ra các luận điểm như sau:
1. Ông Minh tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, đúng theo nguyên tắc
“Đăng ký trước, cấp trước”.
2. Bị đơn không dùng tên miền samsungmobile.com.vn với mục địch xấu, chỉ sử
dụng để giới thiệu các sản phẩm điện thoại của Samsung.
3. Mức giá chuyển nhượng ông Minh đưa ra là hợp lý vì bao gồm giá đăng ký tên
miền với VNNIC quy định cộng với giá thiết kế website, và việc rao bán trang
trên muare.com là do nhân viên công ty đưa lên, không phải bị đơn.
Dẫn luật
Theo quy định của pháp luật, tên miền và sở hữu trí tuệ được coi là hai lĩnh vực
độc lập và tên miền không được điều chỉnh bởi luật sở hữu trí tuệ mà tuân thủ theo quy
định của ICANN( Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới), nhà quản lý tên
miền và nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên
quan. Cụ thể tại Việt Nam, tên miềng “.vn” thuộc quyền quản lý của Trung tâm
Internet Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở các quy định
của Luật Công Nghệ thông tin ngày 29/06/2006, NĐ 97/2008/NĐ-CP ngày
29/08/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet, và thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 Quy định về giải quyết
tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.
Tên miền chỉ có tương tác đối với luật sở hữu trí tuệ khi có tranh chấp xảy ra về
việc tên miền trùng với tên nhãn hiệu. Tên miền tính duy nhất trong khi các đối tượng
SHTT lại đa dạng và rất hay trùng lặp giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và là khởi
nguồn của các vụ trnh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp tên miền xảy ra trong
trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã
được sử dụng bởi một chủ thể khác. Và hành vi này được cho là vi phạm tới quyền
SHHTT về nhãn hiệu là hành vi “Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên
miền trung hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu,
tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có
2
quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy
tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” (Điểm d,
khoản 1, điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Việt Nam)
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra Thông tư số 10/2008/TT-BTTT hướng dẫn cụ
thể vấn đề giải quyết các tranh chấp này. Việc khởi kiện phải đáp ứng đầy đủ ba
nguyên tắc sau:
 Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương
mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện có quyền lợi và lợi ích hợp
pháp.
 Người bị khiếu kiện không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền
đó
 Tên miền đã được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người
khiếu kiện.
Có thể rút ra được rằng nguyên đơn thường sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh bị
đơn có “ý đồ xấu” hoặc chứng mình bị đơn “không có quyền và lợi ích hợp pháp liên
quan đến tên miền”
Áp dụng cơ sở pháp lý vào vụ kiện
Việc đăng ký tên miền là “.vn” chỉ có nghĩa là chủ thể đăng ký tên miền sống tại
Việt nam chứ không có ý nghĩa rằng mọi hoạt dộng của trang thông tin điện tử được
đăng ký giới hạn trong nước. Hơn nữa vì ông Minh đã đăng ký và sử dụng tên miền
này trước khi Samsung vào Việt Nam, ông Minh dùng tên miền này để quảng bá cho
các thương hiệu điện thoại của Samsung. Nếu Samsung muốn thắng trong vụ kiện này
thì cần phải chứng minh được rằng ông Minh có ý đồ xấu và hạ thấp uy tín của
Samsung khi sử dụng tên miền này và đông thời khôn thu được lợi ích hợp pháp nào
trong tên miền. Các trường hợp (không giới hạn) để chứng minh cho người bị khiếu
nại theo “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền” của ICANN là:
- Trước khi nhận đượcthông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng
hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên
miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự;
- Người bị khiếu kiện được công chúng biến đến thông qua tên miền đó mà thậm
chí người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu
dịch vụ;
- Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên qun đến
thương mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không
có ý định thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình
ảnh của nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiến kiện kiện.
Căn cứ tài liệu hồ sơ vụ án và nững quy định của pháp luật về việc giải quyết
tranh chấp tên miền quốc gian Việt Nam “.vn”. Hội đồng xét xử của Tòa án thấy
những lập luận do nguyên đơn đưa ra là hợp lý, và chấp nhận yêu cầu thu hồi tên
miền samsungmobile.com.vn của nguyên đơn.

3
Từ tranh chấp trên, có thể thấy, để đảm bảo quyền lợi của mình, trong quá trình
giải quyết, không ai khác mà chính bên khiếu kiện phải theo dõi chặt chẽ càc tình
trạng hoạt động,duy trì tên miền tranh chấp, chủ động liên hệ, báo cáo, phối hợp
kịp thời với nhà đăng ký đang quản lý tên miền để thực hiện các yêu cầu giữ
nguyên hiện trạng, yêu cầu thu hồi, đăng ký lại tên miền có tranh chấp trong các
trường hợp được ưu tiên.
Ý nghĩa việc nghiên cứu
Từ nghiên cứu và liên hệ trên đây, có thể thấy tranh chấp giữa các doanh nghiệp về
nhãn hiệu và tên miền luôn là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh chấp, khó giải
quyết và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của doanh nghiệp. Để tránh những rắc rối
sau này, dựa vào phân tích vụ kiện ta có thể rút ra các bài học như sau:
Thứ nhất, cần tranh bị kiến thức về sở hữu trí tuệ: Để có thể tồn tại và cạnh
tranh, bên cạnh những tiềm lực về tài chính, quản lý,... Doanh nghệp cần có tìm hiểu
những kiến thức đúng đắn về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của việc bảo hộ những đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của doanh
nghiệp, tìm hiểu các thông tin pháp luật có liên quan đến vấn đề này thông qua các
điều ước quốc tế, luật quốc gia và các văn bản dưới luật. các trang web về sở hữu trí
tuệ,…
Thứ hai là phải tiến hành việc đăng ký bảo hộ sớm vì trong bối cảnh hội nhập
và thông tin bùng nổ, doanh nghiệp trước khi công khai sử dụng sáng chế để sản xuất,
thương mại hay đưa ra thịt rường một sản phẩm cần tiến hành đăng ký quyền sở hữu
công nghiệp với các đối tượng này càng nhanhc àng tốt để được huownngr những
quyền lợi chính đang và có cơ sở pháp lý để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những tranh
chấp sau này khỏi đối thủ cạnh tranh. Đây là một bước quan trọng để doanh nghiệp
xây dựng uy tín cũng như có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, chọn nhiều hình thức sở hữu trí tuệ đối với một sản phẩm: Một sản
phẩm khi tung ra thị trường, nếu tạo dựng được thương hiệu, sẽ rất dễ bị các đối tượng
khác lợi dụng cho việc kinh doanh của mình bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó
nhưng với sản phẩm tương đồng, hoặc đăng ký miền sử dụng chính nhãn hiệu đó dễ
gây nhầm lẫn,… Chính vì vậy, để bảo vệ tốt nhất sản phẩm của mình khỏi xâm phạm,
doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức nhất có
thể. Điều này tạo nên sự thuận lợi cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với những tranh
chấp, rùi ro.
Thứ tư thận trọng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vì có một thực
trạng phổ biến là các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch không nghiên cứu kỹ các
điều khoản của hợp đồng mà bên kia đưa ra. Doanh nghiệp cần phân tích, cân nhắc
những lợi ích và quyền lợi của mình được thể hiện trong hợp đồng. Bất cứ sự vội vàng
cũng có thể gây hại cho doanh nghiệp. Việc nhân viên của ông Minh tự ý rao bán trang
web là minh chứng cho việc “có ý đồ xấu” và thua kiện. Thận trọng là cần thiết vì một
khi đặt bút ký hợp đồng có hiệu lực, các điều khoàn trong hợp đồng được coi là một
trong những căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.

4
Thứ năm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với một sản
phẩm trước khi mua bán và sử dụng vào mục đích kinh doanh. Trước khi có ý định tọa
lợi nhuận từ một sản phẩm nó đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu tình trạng bảo hộ trí tuệ
đối với sản phẩm đó thông qua các kênh tìm kiếm khác nhau. Khi nắm rõ được hoạt
động của mình có vi phạm pháp luật hay không, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định
đầu tư của mình và hoàn toàn có căn cứ để giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tránh
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ sáu là cần nắm một lượng kiến thức nhất định để giải quyết tranh liên quan
đến tên miền. Tên miền là đối tượng không thuộc sự điều chỉnh của sở hữu trí tuệ
chính vì thế mà khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp cần chứng minh tên miền tranh
chấp trùng hoặc giống tới mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại không có quyền và
lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó và tên miền đã được người bị khiếu kiện sử
dụng với ý đồ xấu đối với doanh nghiệp.
Câu 2: Trình bày nhưng hiểu biết về quyền SHTT liên quan đến giống cây trồng?
Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu?
Câu hỏi này sẽ được trình bày thành 5 phần lớn:
1. Tổng quát về quyền SHTT liên quan đến giống cây trồng
2. Điều kiện bảo hộ với giống cây trồng
3. Xác lập quyền đối với giống cây trồng
4. Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng
5. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu
1. Tổng quát về quyền SHTT liên quan đến giống cây trồng:
Quyền sở hữu hữu trí tuệ liên quan đến cây trồng thuồng vào các nhóm quền sở
hữu trí tuệ trong nông nghiệp. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây
trồng được thể hiện trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.
“Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật
thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, , có thể nhận
biết chúng bằng sự biểu hiện của kiểu gen hoặc tính trạng kiểu gen. Quy định sự tổ
hợp của các kiểu gen và biểu hiện ít nhất một tính trạng di truyền.”
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và
2019 giải thích định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng như sau:
“Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.”
Theo quy định này, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng được áp dụng
đối với cây trồng do tổ chức, cá nhân chọn tạo, phát hiện và phát triển hoặc có quyền
sở hữu đối với giống cây trồng thông qua hợp đồng chuyển nhượng. Quyền sở hữu trí
tuệ đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp bằng bảo hộ giống
cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định.

5
2. Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng
Theo điều 157, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá
nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho
công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được
chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
- Tổ chức, cá nhân nêu trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả
thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường
trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt
Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở
sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.
Đối với các giống cây trồng được bảo hộ, điều kiện chung theo điều 158, luật
SHTT (2005, sửa đổi bổ sung 2009) đó là giống cây được đăng ký bảo hộ phải là
giống được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển. Đồng thời phải thuộc “Danh
mục loài cây trồng” được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn ban hành, có tính mới, khác biệt, đồng nhất, ổn định và có tên phù hợp.

6
Bảng 1. Danh mục các giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam

Theo Điều 159, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu
hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định theo quyền
xác lập giống cấy trồng hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng
cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày
nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký

7
sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống
cây trồng khác.
Tên của giống cây trồng đăng ký (Điều 163 Luật SHTT 2005)
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản
lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với  tên đã đăng ký
bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa
thuận về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân
biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một
loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình
thành giống đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây
trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi
kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc
các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra
thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
3. Xác lập quyền đối với giống cây trồng
Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc
nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây
trồng. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là
người đăng ký) bao gồm: Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống
cây trồng bằng công sức và chi phí của mình; Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn
tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ
trường hợp có thoả thuận khác, tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa
quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát
hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý
thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể
việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản này.

8
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng:
1. Trường hợp có từ hai người trở lên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày
khác nhau cho cùng một giống cây trồng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể
được cấp cho người đăng ký hợp lệ sớm nhất.
2. Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp
vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào
đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký;
nếu những người đăng ký không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về
quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ
sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.
( Trích điều 166, Luật SHTT 2005)
Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ:
(Điều 167, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn
đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký
bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính
vào thời hạn này.
2. Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký phải thể hiện yêu cầu được hưởng
quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ
ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu
tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác
nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền
cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về
quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 4.A.2.13, 4.A.2.15 của
Phần này trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc
trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn
đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ.
3. Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu
tiên.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, việc nộp một đơn khác hoặc công bố
hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để
từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên.
Hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng
(Điều 169, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

9
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm
đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây
trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định.
Đơn đăng ký bảo hộ
1. Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao
quyền đăng ký;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý
nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài
liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt
khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây
trồng gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
b) Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ
người khác.
4. Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
4. Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng
Quyền tác giả giống cây trồng
(Điều 185, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:

10
1. Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng
ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây
trồng;
2. Nhận thù lao theo quy định tại Điều 4.A.3.7 khoản (1)(a)
Quyền của chủ bằng bảo hộ
1. Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền
sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp
dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân
giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội
hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực
hiện.
3. Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 4.A.3.4 của
Chương này.
4. Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với
giống cây trồng theo quy định tại Điều 4.A.4.1 đến Điều 4.A.4.7 của Phần này.
Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng
(Điều 191, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; trường hợp không có thoả
thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;
b) Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;
c) Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây
trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và
duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
2. Tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân
giống của giống cây trồng được bảo hộ.

11
5. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
1. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép
người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây
trồng của mình.
2. Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao
quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
3. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản.
4. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều
khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là
những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử
dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
(Điều 194, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây
trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển
nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ
ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền
đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển
nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản.
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước
được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo
hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu
Việc tạo ra giống cây trồng mới có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Bảo hộ giống cây trồng (bảo hộ quyền tác
giả giống cây trồng) là cơ chế bảo hộ quyền cho người đã chọn tạo hoặc phát hiện và
phát triển ra giống cây trồng mới. Nhờ có cơ chế bảo hộ này mà tác giả có thể thu hút
lại những chi phí cho quá trình chọn tạo những giống mới tiêp theo, góp phần giới
thiệu cho sản xuất nhiều giống cây trồng mới có đặc tính tốt phục vụ nhu cầu con
người.Để lai tạo ra một giống cây mới, tác giả thường mất rất nhiều thời gian, công
sức tiền bạc và tâm huyết. Tuy nhiên việc nhân giống lại vô cùng dễ dàng và dễ bị

12
đánh cắp. Để bảo đảm quyền và lợi ích cho mình, nhà chọn tạo giống cần đăng ký bảo
hộ nếu không muốn mất giống. Khi đã có bản quyền, giống cây sẽ được bán ra với giá
cao hơn.
Hiện tại việc bảo hộ giống cây trồng mới là việc hết sức cấp thiết để bảo vệ quyền lợi
của nhà tạo giống, bảo vệ họ khỏi những thủ đoạn xấu, ăn cắp giống cây. Đồng thời nó
cũng là nguồn động lực thúc đẩy nhà lai tạo tin tưởng vào công việc mà họ đã chọn.
Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ về luật sở hữu trí tuệ liên quan đến các giống cây trồng
sẽ cung cấp cho người tạo ra giống cây mới bảo vệ được những quyền lợi xứng đáng
được có của mình.
Thứ hai, hoạt động sở hữu trí tuệ không chỉ là việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ
trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng sang các nước và lãnh thổ khách, nhất là
trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Sản phẩm nông sản xuất khẩu
mang nhãn hiệu trong nước có chất lượng cao trên cơ sở áp dụng công nghệ và sáng
chế, nếu không đăng ký bảo hộ thương nhãn hiệu thì sẽ không đạt được uy tín với
người dùng. Chẳng hạn như thương hiệu gạo ST25 Việt Nam trước nguy cơ bị "đánh
cắp" ở Mỹ khi có đến 6 doanh nghiệp ở Mỹ và Úc "nhanh tay" đăng ký bảo hộ loại
"gạo ngon nhất thế giới" này chỉ là sự việc nối dài chuỗi bài học kinh doanh của doanh
nghiệp khi thực tế có rất nhiều sản phẩm Việt "mang chuông đi đánh xứ người" bị
"đánh cắp" thương hiệu.
Ngoài ra việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng còn giúp người lai tạo giồng tránh khỏi
những tranh chấp không đáng có.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vnnic.vn/tranhchaptenmien/thongke/tranh-chấp-liên-quan-đến-tên-miền-
samsungmobilecomvn
https://www.most.gov.vn/thanhtra/Pages/bophapdien.aspx?tID=4

14

You might also like