You are on page 1of 2

5.4.4. Biến đổi xã hội.

5.4.4.1. Khái niệm.

Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, biến
đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp có
trước. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề
cập đến sự biến đổi cấu trúc của xã hội ( hay tổ chức xã hội của xã hội đó) mà sự
biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. Còn
những biến đổi chỉ tác động đến đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội
học quan tâm, chú ý.

Từ 2 cách hiểu trên, biến đổi xã hội được hiểu như sau: Biến đổi xã hội là một
quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội,
các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời
gian.

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta chia nó ra làm hai
cấp độ khác nhau như sau:

Những biến đổi vĩ mô: Đây là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi
rộng lớn. Biến đổi này diễn ra trong thời kỳ dài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không
nhận thấy được vì nó diễn ra quá chậm chạp đối với con người.

-  Biến đổi vi mô: Là những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định
không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời
sống hàng ngày.

5.4.4.2.  Đặc điểm của biến đổi xã hội.

Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa
các xã hội. Mỗi một xã hội đều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện
khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh, chậm khác nhau.

Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi chỉ diễn ra
trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Nhưng cũng có những
biến đổi diễn ra trong những thời kỳ dài có khi hàng nghìn năm hay vài thế hệ.

Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. Đây là tính 2 mặt
của biến đổi. Hay nói một cách khác, những biến đổi xã hội do con người tạo
nên đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động của con người, do đó có thể kiểm
soát được. Đồng thời cũng khó kiểm soát ngay chính những biến đổi xã hội do
con người tạo ra, điều này thể hiện rõ nhất ở xã hội công nghiệp. Ví dụ công
nghiệp phát triển tạo ra năng suất, chất lượng cao nhưng nó cũng tạo ra những
mặt trái ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như: ô nhiễm môi trường, hiện
tượng thất nghiệp, tệ nạn xã hội…….

5.4.4.3. Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan.

- Biến cố xã hội: Một biến cố xã hội ( một sự kiện xã hội) như một cuộc bầu cử,
một cuộc biểu tình, một cuộc đình công…….nó có thể đem lại sự thay đổi và
cũng có thế không đem lại một sự thay đổi nào đó.

- Tiến bộ xã hội:Tiến bộ xã hội là một sự vận động có ý thức trong một chiều
hướng được tán thành và đáng mong cho đợi. Như vậy, tiến bộ liên quan đến giá
trị. Đây là sự khác biệt giữa tiến bộ xã hội và biến đổi xã hội.

You might also like