You are on page 1of 13

I.

Giới thiệu về Đức Long Gia Lai


Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai là một trong những Tập đoàn
kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con
với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành
nghề khác nhau. Đặc biệt, Tập đoàn có 5 công ty thành viên trụ sở đặt tại nước
ngoài: 2 công ty tại Tp. Đông Quản và Tp.Thẩm Quyến (Trung Quốc), Hồng
Kông, Hàn Quốc và Mỹ. Một số ngành nghề truyền thống của công ty: Sản xuất và
chế biến gỗ, đá Granite, Kinh doanh Bến xe và Bãi đỗ, Dịch vụ khách sạn, resort,
Khai thác và chế biến khoáng sản, …
Quyết định lựa chọn thị trường Mỹ
Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Việt Nam. Trong
tháng 8/2020 trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 658,8 triệu USD, tăng gần 45% so
với tháng 8/2019. Kết hợp với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mở ra
triển vọng xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sang Mỹ, tăng tính cạnh trạnh
của sản phẩm Việt Nam. Chính vì vậy Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của
VN. Là một tập đoàn lớn, Đức Long Gia Lai cũng đã và đang khai thác thị trường
hấp dẫn này.
II. Đánh giá môi trường bên trong
IFE - Internal Factor Evaluation Matrix
Đánh giá Kết quả
Biến số Trọng số
(1-4) (2x3)
Sản phẩm 0.16 4 0.64
Nguồn lực tài chính 0.125 3 0.375
Nhân lực 0.125 4 0.5
Điểm mạnh
Môi trường và điều kiện làm việc 0.08 3 0.24
Cơ sở vật chất 0.1 4 0.4
Thương hiệu 0.13 4 0.52
Nguyên liệu 0.16 1 0.16
Điểm yếu
Trụ sở 0.12 2 0.24
Tổng 1 3.075
Kết quả 3.075 > 2.5 cho thấy công ty mạnh về mặt nội bộ vì thực tế Công ty
Đức Long Gia Lai đã có hơn 20 năm hình thành, phát triển từ lĩnh vực khai thác
đến chế biến gỗ, Đức Long Gia Lai đã trở thành cái tên không còn xa lạ gì trên
thương trường. Theo đuổi dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng, đồ gỗ Đức Long
Gia Lai mang phong cách sang trọng, tinh tế, đảm bảo thị hiếu khách hàng, tiện
dụng, tối ưu. Không chỉ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm gỗ của
Đức Long Gia Lai đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như:
Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan… nhờ có nội bộ vững mạnh và bộ
máy, chiến lược quản trị đúng đắn.
1. Sản phẩm
Sản xuất và chế biến gỗ: Chế biến đồ gỗ nội - ngoại thất cao cấp là một
trong những ngành truyền thống, có năng lực, uy tín và thương hiệu của Đức Long
Gia Lai. Sản phẩm đồ gỗ Đức Long Gia Lai chất lượng cao, phong phú về chủng
loại và mẫu mã, giá thành hợp lý được khách hàng trong nước và nước ngoài ưa
chuộng.
Đức Long Gia Lai là công ty lớn trong ngành chế biến gỗ, cung cấp cả hàng
nội thất lẫn đồ gỗ ngoại thất với chất liệu khá đa dạng như gỗ rái ngựa, song mã,
sếu đỏ, trám hồng, xoan, bạch đàn, tràm, dầu... Các sản phẩm của Công ty được
phân phối trong và ngoài nước và có mặt ở cả những thị trường khó tính như châu
Âu, Nhật, Mỹ...
Đức Long Gia Lai đã sản xuất 3 dòng sản phẩm chính:
- Sản phẩm đồ gỗ nội thất.
- Sản phẩm đồ gỗ sân vườn, ngoài trời.
- Ván lót sàn.
Với nhiều mẫu mã phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu đến các nước như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan,…
Ngoài các hệ thống đại lý phân phối tại các thành phố lớn trong nước như thành
phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng và Hà
Nội, hiện tại doanh nghiệp có 5 đại diện nước ngoài ở: Singapore, Nhật, Đức, Pháp
và Hoa Kỳ.
2. Thương hiệu
Là doanh nghiệp với hơn 20 năm hình thành, phát triển từ lĩnh vực khai thác
đến chế biến gỗ, Đức Long Gia Lai đã trở thành cái tên không còn xa lạ gì trên
thương trường. Theo đuổi dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng, đồ gỗ Đức Long
Gia Lai mang phong cách sang trọng, tinh tế, đảm bảo thị hiếu khách hàng, tiện
dụng, tối ưu. Không chỉ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm gỗ của
Đức Long Gia Lai đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như:
Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan…
3. Nguồn lực tài chính
Từ một chỉ vàng và 170.000 đồng khởi nghiệp, đến tháng 9/1995 ông Bùi
Pháp đã thành lập ra công ty Đức Long Gia Lai với ngành nghề là chế biến gỗ tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu.
Đức Long Gia Lai có số vốn ban đầu là 3,6 tỉ đồng. Tháng 6 năm 2007 Công
ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Long Gia Lai được thành lập trên cơ sở tiếp nhận và
kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp tư doanh Đức Long,
có sự mở rộng ngành nghề, tăng vốn đầu tư để phù hợp với quy mô của Công ty cổ
phần Chế biến gỗ Đức Long Gia Lai. Và sau đó lần lượt thành lập 20 công ty thành
viên, mở và liên kết thành lập 13 chi nhánh, cửa hàng trong và ngoài nước hoạt
đông sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành nghề.
Cũng nhờ việc sản xuất và chế biến gỗ mà chỉ trong một thời gian ngắn, đến
năm 2012, vốn điều lệ của công ty Đức Long Gia Lai đã lên tới gần 671 tỷ đồng,
đưa Chủ tịch Bùi Pháp lên đứng vị trí 39 trong top 100 người giàu trên sàn chứng
khoán. Tập đoàn chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Công ty Chế biến gỗ Đức Long
Gia Lai (vốn điều lệ 35 tỉ đồng) cho Bamboo Capital và chính thức không còn là
“mẹ” của công ty này kể từ quý II/2015.
Năm 2018 tăng vốn điều lệ của công ty 2993.097.200.000 đồng sau khi tăng
14.251.905 cổ phiếu để trả cổ tức 2017
Minh bạch trọng hệ thống tài chính
Hàng năm, lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ đạt mức tăng trưởng doanh thu,
lợi nhuận 25-30%, trở thành một trong những lĩnh vực đóng góp ổn định vào sự
tăng trưởng của Đức Long Gia Lai.
Chỉ tính riêng doanh số xuất khẩu của ngành chế biến gỗ: Năm 1995 doanh
nghiệp thực hiện được 01 triệu USD; đến năm 2006 doanh số đã tăng lên xấp xỉ 05
triệu USD. Doanh thu sản phẩm gỗ nội địa hàng năm đạt vài chục tỷ đồng. Đến
nay Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ.

4. Nhân lực
Tổng số cán bộ nhân viên tập đoàn (bao gồm các công ty thành viên) là 5750
người tính đến 31/12/2019. Tập đoàn luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính
sách đối với người lao dộng theo quy định của pháp luật. Mức lương trung bình
của nhân viên là 9tr/tháng. Các chính sách như: Chính sách tuyển dụng, chính sách
đào tạo, chính sách tiền lương, thưởng, cơ hội thăng tién và phát triển, -phúc lợi.
Mô hình quản trị tiên tiến đội ngũ cán bộ, nhân viên và công nhân chuyên
nghiệp, lành nghề
5. Cơ sở vật chất
Sau 20 năm vừa sản xuất, vừa xây dựng, đến nay doanh nghiệp đã phát triển
thành một Tập đoàn lớn mạnh, trong đó có Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Long
Gia Lai, có cơ sở hạ tầng lên đến 62.000 m2 mặt bằng nhà xưởng, sân bãi với 4
nhà máy cùng 7 dây chuyền chế biến gỗ hiện đại.
Doanh nghiệp đang áp dụng nghiêm ngặt quy trình công nghệ chế biến gỗ,
tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 và chứng chỉ FSC: SW -
COC 002366 do Smart Wood cấp năm
Ông Trần Xuân Sang - Quản lý Nhà máy Chế biến gỗ số 3 (Thuộc Tập đoàn
Đức Long Gia Lai) cho biết: “Nhằm đón đầu cơ hội, chúng tôi đầu tư mạnh hơn
vào hệ thống công nghệ chế biến, sản xuất, nâng cao chất lượng hơn nữa, nhưng
vẫn giữ gìn bản sắc riêng trong từng sản phẩm gỗ thương hiệu Đức Long Gia Lai”.
Cũng theo ông Sang, EU là một trong những thị trường tiêu thụ nội thất bằng gỗ
lớn nhất thế giới, vốn khó tính và đòi hỏi liên tục đổi mới trong thiết kế. Vì vậy,
trong thời gian tới, Đức Long Gia Lai đẩy mạnh đầu tư về tính thẩm mỹ, nắm bắt
thị hiếu khách hàng để từng bước xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Bên cạnh
đó, ngành gỗ Đức Long Gia Lai còn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi
trường, lao động cũng như tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất... Đó
cũng là nền tảng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn tham gia sâu hơn
vào thị phần các doanh nghiệp gỗ tại châu Âu cũng như nhiều nước trên thế giới
trong thời gian tới.
6. Môi trường và điều kiện làm việc
Với phương châm “Con người là yếu tố cốt lõi của sự cạnh tranh”, Tập đoàn
luôn hướng tới môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại. Luôn tôn vinh
những tài năng và giá trị con người.Không ngừng xây dựng một môi trường làm
việc tốt, không khí vui tươi thoải mái và có những hoạt động văn nghệ, thể thao,
giải trí,…
7. Nguyên liệu
Ban đầu tài nguyên rừng dồi dào. Nhưng hiện nay, nguồn gỗ rừng tự nhiên
đang dần cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau khiến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp cần định
hướng lại sản xuất kinh doanh để phù hợp với bối cảnh mới là việc làm cần thiết
hiện nay.
Tuy nhiên, mọi việc không còn thuận lợi khi chính sách đóng cửa rừng của
Chính phủ ngày càng thắt chặt là nguyên nhân chính khiến Đức Long Gia Lai gặp
khó về nguồn nguyên liệu, theo báo cáo thường niên các năm gần đây.
Trong khi đó, các thị trường như châu Âu, Mỹ, Úc… lại tiếp tục thắt chặt
kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu khiến cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp trở
nên khó khăn hơn.
8. Trụ sở
Thông tin từ Tập đoàn còn cho thấy “vị trí nhà máy sản xuất gỗ của Công ty
tại Gia Lai rất xa cảng và thị trường phụ liệu, phụ kiện”, làm tăng thêm chi phí
trong bối cảnh thị trường gỗ đang gay go.
III. Đánh giá môi trường bên ngoài
Ma trận EFE - External Factor Evaluation Matrix

Đánhgiá Tính
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Trọng số
(1-4) điểm
Cơ hội:

1. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 0.075 2 0.15

2. Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt


0.15 4 0.6
Nam

3.Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 0.05 3 0.15

4. Người dân Mỹ ưa chuộng đồ gỗ Việt Nam 0.125 3 0.375

5.Chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam 0.075 2 0.15

Thách thức:

1. Sức ép từ việc cạnh tranh với các doanh nghiệp 0.15 3 0.45
trong nước và nước ngoài

2.Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 0.075 2 0.15

3.Ảnh hưởng từ COVID 0.05 3 0.15

4.Khó khăn về thủ tục hàng chính 0.05 2 0.1

5.Chính sách đóng cửa rừng của Chính phủ 0.125 1 0.125
6. Rủi ro luật pháp 0.075 3 0.225
Tổng điểm 1 2.625

1. Cơ hội
1.1. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở ra triển vọng xuất
khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sang Mỹ. Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm
Việt Nam. Tăng hoạt động đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Doanh nghiệp Mỹ dần
chú ý đến thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
1.2. Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam

Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ 10 thị trường lớn nhất tháng 8 và 8 tháng đầu năm
2020. (Nguồn: Bộ Công Thương/Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ)
Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Việt Nam. Trong
tháng 8/2020 trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 658,8 triệu USD, tăng gần 45% so
với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, trị giá nhập khẩu của Mỹ từ Việt
Nam đạt 3,9 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kì năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu từ
Việt Nam chiếm 36,1% trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 9,7 điểm phần trăm so
với cùng kì năm 2019.
1.3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung tiếp tục mang lại cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành gỗ, chủ yếu tại thị
trường Mỹ. Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội thị trường bị bỏ ngỏ từ các lệnh
áp thuế để tăng XK vào cả 2 nước. Tại thị trường Mỹ, Trung Quốc - nhà xuất khẩu
gỗ lớn nhất thế giới đang gặp khó (hiện chịu thuế 10%, con số này có thể tăng lên
25% trong thời gian tới nếu căng thẳng thương mại vẫn tiếp tục); trong khi đó, Việt
Nam là nguồn cung cấp lớn thứ hai lại đang được hưởng thuế suất ưu đãi từ 0 - 4%
tùy mặt hàng. Chính những tác động bước đầu của chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung đã giúp thị phần sản phẩm gỗ Việt Nam nhích lên, do các nhà nhập khẩu của
Mỹ dịch chuyển đơn hàng.
1.4. Người dân Mỹ ưa chuộng đồ gỗ Việt Nam: Sản phẩm gỗ nội thất,
ghế... của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ ưu chuộng nên có mức tăng trưởng
khá mạnh. Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng,
kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với
người tiêu dùng. Theo đuổi dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng, đồ gỗ Đức Long
Gia Lai mang phong cách sang trọng, tinh tế, đảm bảo thị hiếu khách hàng, tiện
dụng, tối ưu.
1.5. Chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam: Uy tín của Việt Nam
được nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, nhà nước Việt Nam có cơ chế
thông thoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế
biến gỗ cũng khiến các công ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam
đặt vấn đề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội
thất của Việt Nam.
2. Thách thức
2.1. Sức ép từ việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài: Số doanh nghiệp Việt tham gia vào khâu xuất khẩu rất lớn và có xu hướng
tăng nhanh tiêu biểu là: Công ty TNHH Gỗ Đức Thành; Công ty TNHH Gỗ
Trường Thành; Công ty xuất khẩu gỗ Phương Nam;… Ngoài ra, công ty Đức Long
Gia Lai cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ những quốc gia khác trong khu
vực, mà đối thủ cạnh tranh lớn nhất chính là Trung Quốc - quốc gia được coi là
nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành đồ gỗ Trung Quốc có
nhiều lợi thế lớn như chi phí nhân công rẻ, các cơ sở sản xuất qui mô lớn hoạt động
hiệu quả cao và cho ra sản phẩm chất lượng tốt. Trung Quốc chiếm khoảng 43%
kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ.
2.2. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: ảnh hưởng đến kinh tế các
nước, tình hình thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi
trong chính sách thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp cần
kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu để tránh bị vạ
lây; theo dõi các danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm
kiếm cơ hội và hạn chế rủi ro. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cũng đã cung cấp các danh
mục hàng hóa của Mỹ áp thuế đối vớiTrung Quốc để doanh nghiệp tham khảo.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng liên tục có thông báo về danh mục hàng hóa này,
do vậy doanh nghiệp cần bình tĩnh, nỗ lực trong việc nâng cao năng suất, chất
lượng, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành để nắm bắt cơ hội tăng thị phần tại
Mỹ.
2.3. Ảnh hưởng từ COVID: Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và
lâm sản có tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn
từ tháng 4 đến tháng 06/2020, giá trị xuất khẩu giảm, đặc biệt là tại các thị trường
lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU, do các quốc gia này
đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên chính phủ các nước đều ban hành quy
định giãn cách xã hội, ngừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh, đóng cửa các siêu
thị, cửa hàng nên đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu.
2.4. Khó khăn về thủ tục hàng chính: Đẩy mạnh kiểm tra, rà soát các thủ
tục hành chính trong cả nước đã làm chậm tiến trình làm hồ sơ thủ tục, khiến cho
nhiều dự án chậm hoàn thành và không được đưa vào khai thác đúng tiến độ.
Chính điều này đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn và
Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ.
2.5. Chính sách đóng cửa rừng của Chính phủ: ngày càng thắt chặt là
nguyên nhân chính khiến Đức Long Gia Lai gặp khó về nguồn nguyên liệu, theo
báo cáo thường niên các năm gần đây.
2.6. Rủi ro luật pháp: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định khởi xướng
điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với mặt hàng gỗ dán. Từ thời điểm
cuối năm 2018 đến nay, doanh nghiệp gỗ dán đã liên tục nhận được cảnh báo về
nguy cơ phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Thậm chí, gỗ dán luôn
nằm trong mức cảnh báo cao nhất - mức cảnh báo số 4 và đứng trước hai nguy cơ
lớn. Thứ nhất, việc kim ngạch xuất khẩu gỗ dán liên tục gia tăng đã đóng góp vào
con số thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ. Trong khi đó, những năm gần
đây, Mỹ liên tục áp thuế với các quốc gia xuất siêu mạnh sang quốc gia này. Thâm
hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng lớn sẽ dẫn tới việc Chính phủ Mỹ
áp đặt những chính sách bảo hộ ngành công nghiệp gỗ trong nước, các vụ kiện
chống bán phá giá, chống trợ cấp rất có thể xảy ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn
tới ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Thứ hai, mức tăng xuất khẩu quá
cao dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp nước khác mượn xuất xứ Việt Nam để gian lận
nhằm hưởng lợi thuế. Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh chia sẻ, Mỹ là
thị trường cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Tức là khi muốn, doanh nghiệp không sản xuất hàng hóa tại Việt Nam, hàng hóa
không có xuất xứ Việt Nam cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam. Hàng
hóa vẫn được nhập khẩu vào Mỹ và lưu thông trên thị trường. Gian lận xuất xứ
hàng hóa chỉ phát hiện ra ở khâu hậu kiểm.
Kết luận
Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2,625 cho thấy các chiến lược mà
công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉ ở mức trung bình.
IV. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Điểm mạnh Điểm yếu (Weakness)


(Strengths) 1. Chi phí quản lí cao
1. Sản phẩm 2. Năng suất sản xuất và xuất
2. Thương hiệu khẩu gỗ còn thấp
3. Mạng lưới phân phối 3. Nguồn nguyên liệu bị phụ
4. Cơ sở hạ tầng thuộc (chính sách khai thác
5. Môi trường và điều
kiện làm việc của nhà nước)
6. Tiềm lực tài chính 4. Đội ngũ cán bộ quản lý có
lớn lúc vẫn chưa đáp ứng được
7. Đội ngũ quản lí yêu cầu phát triển nhanh.
5. Vị trí địa lí không thuận
lợi

Cơ hội (Opportunities) Phối hợp SO: Phối hợp WO:


1. Hiệp định thương mại - S1,2/O1,2,3: Tranh thủ - W1,2/O5: Hợp tác, trao đổi
Việt Nam - Hoa Kỳ chiếm thị phần của các công nghệ với đối tác nước
2. Mỹ là thị trường xuất đối thủ khác. ngoài để tăng năng suất lao
khẩu gỗ chủ lực của - S1,3/O4: Đầu tư mở động, giảm chi phí.
Việt Nam rộng sản xuất kinh - W3,5/O5: Mở rộng sản
3. Chiến tranh thương doanh đồ gỗ nội thất. xuất tại nhiều khu vực.
mại Mỹ - Trung - S3/O1,5: Mở rộng quy
4. Đồ gỗ Việt Nam mô thị trường xuất khẩu
được người Mỹ ưa hàng hoá.
chuộng
5. Chính sách mở cửa
của Chính phủ Việt
Nam

Thách thức (Threats) Phối hợp ST: Phối hợp WT:


1. Số lượng đối thủ cạnh - S4,6/T1,6: Đẩy mạnh - W1,4/T1,4: Nâng cao chất
tranh tăng cao; Sự xuất nghiên cứu khoa học lượng đội ngũ quản lý.
hiện ngày càng nhiều công nghệ mới. - W3,5/T5: Đẩy mạnh chính
sản phẩm thay thế. - S1,6/T1: Đa dạng mẫu sách bảo vệ rừng, hợp tác với
2. Ảnh hưởng COVID mã sản phẩm, tạo nhiều các nhà cung cấp nguyên liệu
3. Khó khăn về thủ tục sản phẩm mới. trong và ngoài nước.
hành chính - S2,6/T2: Lập kế hoạch
cho các dự án khác để
4. Rủi ro Pháp luật khắc phục hậu quả do
5. Chính sách đóng cửa COVID để lại.
rừng của chính phủ Việt
Nam
6. Khoa học công nghệ
phát triển nhanh chóng
7. Chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung

V. Giải pháp
1. Sản phẩm đồ gỗ của Đức Long Gia Lai mặc dù chất lượng cao, phong phú
về chủng loại và mẫu mã, giá thành hợp lý nhưng vẫn cần đẩy mạnh đầu tư về tính
thẩm mỹ, nắm bắt thị hiếu khách hàng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài. => Product
2. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến kinh tế các nước, tình
hình thương mại toàn cầu tăng chậm. Đức Long Gia Lai cần bình tĩnh, theo dõi các
danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và hạn
chế rủi ro, nỗ lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và
giảm giá thành để nắm bắt cơ hội tăng thị phần tại Mỹ. => Price
3. Thị trường Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19 làm giảm giá trị xuất
khẩu của ngành gỗ. Các doanh nghiệp đều vất vả tìm đầu ra cho sản phẩm, Đức
Long Gia Lai cần cố gắng khai thác thị trường, tìm thêm đơn hàng mới, rà soát lại
chiến lược kinh doanh cho phù hợp, tái cơ cấu lại sản xuất, cố gắng trụ vững và
chờ đợi phát triển lại sau dịch. => Promotion
- Quảng cáo: Hệ thống bảng hiệu, panô đặt tại các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm, các trục đường chính, xây dựng chương trình quảng cáo trên truyền hình
một cách có chọn lọc, sử dụng các công ty truyền thông để quảng bá thương hiệu.
- Marketing trực tiếp: Gọi điện, gửi email đến hỏi thăm, tìm kiếm, tư vấn sản
phẩm, giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng, đến các cơ quan, tổ chức,
trường học, nhà ở… đang trong quá trình thi công để giới thiệu những sản phẩm
nội thất công ty cung cấp.
- Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ: Tham gia hội chợ là biện pháp xúc tiến rất
cần thiết, hữu ích cho việc lấy thông tin khách hàng mới với số lượng khách tham
quan lớn. Khách hàng có thể tận mắt thấy được sản phẩm và các dịch vụ mà công
ty cung cấp, tạo cho khách hàng ấn tượng ban đầu quan trọng, khẳng định được
chất lượng sản phẩm.
4. Vị trí nhà máy sản xuất gỗ của Công ty tại Gia Lai, rất xa cảng và thị
trường phụ liệu, phụ kiện, làm tăng thêm chi phí. Công ty Đức Long Gia Lai cần
tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các địa bàn tỉnh thành phố mục tiêu để giảm thiểu chi
phí logistics. => Place
Các giải pháp khác:
- Nhà nước đẩy mạnh kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính trong cả nước
đã làm chậm tiến trình làm hồ sơ thủ tục, khiến cho nhiều dự án chậm hoàn thành
và không được đưa vào khai thác đúng tiến độ. Tập đoàn nên quan hệ chặt chẽ với
các cơ quan chức năng của Nhà nước để nắm bắt kịp thời cơ chế chính sách của
nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp, các định chế tài chính và khách hàng.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
- Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh thuế với mặt hàng gỗ dán. Đức Long Gia Lai cần luôn quan
tâm, theo dõi, cập nhật những thay đổi trong văn bản luật đảm bảo hoạt động của
Tập đoàn luôn hợp pháp và minh bạch.
- Nguồn gỗ rừng tự nhiên đang dần cạn kiệt, chính sách đóng cửa rừng của
Chính phủ ngày càng thắt chặt. Tập đoàn Đức Long Gia Lai cần khai thác có hiệu
quả các nguồn tài nguyên hiện có, thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi
trường.

You might also like