You are on page 1of 4

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwN_Uz8DA09PjwB_JwszIwM_I_2CbEd
FACRA0Ag!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/sbv.vn.vienchienluoc/sbv.vn.chienl
uoc.2/8db93e0045f8c7b48536f70e2e016350
Mô hình Ngân hàng Đa năng của một số quốc gia trên thế giới
2.1. Mỹ
Ở Mỹ, loại mô hình ngân hàng đa năng đã có từ lâu trong lịch sử ngành tài chính nước
này. Nhìn lại lịch sử phát triển của các ngân hàng Mỹ từ cuộc khủng hoảng 1929-1933 cho
đến nay, có thể thấy rằng thị trường tài chính Mỹ nói chung và mô hình ngân hàng đa năng
tại Mỹ nói riêng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng từ thế
kỷ trước:
Ÿ Đại khủng hoảng những năm 1930;
Ÿ Khủng hoảng tài chính 1997-1998;
Ÿ Khủng hoảng nợ dưới chuẩn bắt đầu từ năm 2008.

 Nước Mỹ đã tỏ ra lạnh nhạt với mô hình ngân hàng đa năng kể từ sau cuộc đại khủng
hoảng 1929-1933 qua Đạo luật Glass - Steagall năm 1933 với sự tách rời hoạt động đầu
tư với thương mại trong hệ thống ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng đầu tư (như bảo lãnh
phát hành chứng khoán) liên quan tới việc mua bán cổ phiếu mới và nợ do ngân hàng thương
mại thực hiện thay mặt cho các công ty đã bị cấm trong Đạo luật này. Nguyên nhân sâu xa
của vấn đề này là mâu thuẫn lợi ích (interest conflicts). Ba yếu tố cơ bản đã tác động sâu sắc
đến mô hình phát triển của các ngân hàng Mỹ, đó là:
· Thứ nhất, phải kể đến sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929 và cuộc đại suy
thoái kinh tế 1929-1933. Rất nhiều người đã kết tội cho hoạt động đầu cơ của các ngân hàng
và các hoạt động mang tính chất đa năng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nói trên dù
rằng không có một bằng chứng nào thực sự thuyết phục chứng minh sự liên hệ giữa các hoạt
động đầu cơ với sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán; các ngân hàng thương mại, với sự háo
hức đầu tư quá mức vào thị trường chứng khoán, bị cáo buộc đã vượt quá giới hạn cho phép,
đã mua cổ phần của các tập đoàn rồi bán lại cho công chúng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt
động ngân hàng và hoạt động chứng khoán đã làm tăng sự cảm nhận của công chúng vào
mâu thuẫn lợi ích và làm xói mòn khả năng của ngân hàng vào việc xác nhận một cách tin
cậy giá trị của chứng khoán mà họ đang bảo lãnh. Ví dụ một doanh nghiệp khách hàng của
ngân hàng đang suy giảm giá trị nhưng công chúng chưa nhận biết được điều này, ngân hàng
có thể sử dụng hoạt động chứng khoán của họ đưa ra một đợt phát hành chứng khoán cho
doanh nghiệp, trong đó thông tin không trung thực về chất lượng của đợt phát hành với công
chúng đầu tư để bán chứng khoán đó. Tiếp theo, nếu khách hàng không biết chất lượng
doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng, ngân hàng có thể tiếp tục tài trợ cho các khách
hàng tốt nhất của họ và đưa những doanh nghiệp yếu kém hơn ra thị trường vốn. Ngoài ra,
các ngân hàng còn có thể áp đặt các doanh nghiệp khách hàng của mình mua luôn các dịch
vụ chứng khoán của họ, hoặc không sẽ bị hạn chế trong việc cho vay. Điều đó tiềm ẩn quá
nhiều nguy cơ, và việc theo đuổi những lợi nhuận khổng lồ đã làm mất đi sự sáng suốt trong
quyết sách.
· Thứ hai, việc ban hành Bộ luật Ngân hàng 1933 hay còn gọi là đạo luật Glass-Steagall
đã phân tách hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng đầu tư. Luật Glass-
Steagall quy định những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ không được quyền tham gia vào các
hoạt động ngân hàngđầu tư đối với hầu hết các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là không
được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới;ngân hàng thương
mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít
rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ví dụ ngân hàng thương mại
trả lãi suất tiền gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính
an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm.
· Cuối cùng là sự tăng cường vai trò và sự can thiệp quan trọng của Chính phủ Liên bang
trên thị trường tài chính.
Tuy nhiên, việc ngăn các ngân hàng lớn nhất không được đầu cơ tràn lan vào thị trường
chứng khoán khiến Đạo luật Glass – Steagall bị coi là một đạo luật hà khắc và kìm hãm.
Trước áp lực lớn từ các ngân hàng hàng đầu trong nước, và do thành công của các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài, vào những năm 80, Cục Dự trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy
định đối với việc ngân hàng kinh doanh chứng khoán do khách hàng của họ phát hành.
Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, ngân hàng đã tạo cho các công ty một kênh huy
động vốn mới bên cạnh hình thức cho vay vốn truyền thống. Nhiều công ty đã đánh giá rất
cao nghiệp vụ này của ngân hàng, hơn cả hình thức cho vay truyền thống bởi đã cung cấp
cho họ một nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn.
Cho tới cuối những năm 90, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cấp cho hơn 40 ngân hàng đặc
quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trên thực tế, điều này cho phép
nhân viên tín dụng ngân hàng cộng tác chặt chẽ với giới kinh doanh chứng khoán trong quá
trình tìm nguồn tài trợ cho khách hàng. Năm 1996, Cục quản lý tiền tệ Mỹ ra quy định mới
cho phép các ngân hàng có giấy phép hoạt động trên toàn quốc có thể cung cấp dịch vụ bảo
lãnh phát hành nếu như dịch vụ này được thực hiện thông qua các công ty con, với điều kiện
ngân hàng không được đầu tư quá 10% vốn cổ phần vào một công ty. Một sự nới lỏng hơn
nữa trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và như vậy, ngân hàng có thể cung cấp toàn bộ
dịch vụ tài trợ và tư vấn quản lý đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Vào tháng 11-1999, Đạo luật Glass-Steagall bị hủy bỏ và được thay thế bởi Đạo luật
Gramm-Leach-Bliley (hay còn gọi là Đạo luật Hiện đại hoá các dịch vụ tài chính - Financial
Services Modernization Act) để cho phép kiểm soát toàn diện đối với kỹ nghệ tài chính (bao
gồm các công ty bảo hiểm, quỹ hưu bổng, công ty chứng khoán …) và được chuyển giao vào
tay những công ty tài chính hùng mạnh cùng với các quỹ phòng hộ (hedge funds) thuộc các
tập đoàn tài chính này. Như vậy, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley mới này đã cho phép cung
cấp các dịch vụ của ngân hàng đa năng và mở đường cho các định chế tài chính - vốn đã lớn
- trở thành lớn hơn nữa. Việc bãi bỏ Đạo luật Glass-Steagall dẫn tới những vụ sáp nhập thành
những ngân hàng lớn của Mỹ. Sự sáp nhập sẽ tăng thêm sức mạnh cho cả ngành tài chính
bằng việc làm tăng cơ hội tạo ra những khoản lợi nhuận lớn, nhưng cũng bóp nghẹt khả năng
tồn tại của những ngân hàng nhỏ và báo động nguy cơ tạo ra những khoản nợ xấu của các
ngân hàng lớn.
Quả thực, việc bãi bỏ luật Glass-Steagall này đã làm gia tăng các khoảnnợ dưới chuẩn
(sub-prime). Trước khi bãi bỏ luật Glass-Steagall, nợ dưới chuẩn khoảng 5%; sau khi bãi bỏ
luật Glass-Steagall, nợ dưới chuẩn lên 30%. Kể từ khi bãi bỏ Glass Steagall vào năm 1999,
sau hơn một thập kỷ xâm nhập thị trường trên thực tế, mô hình ngân hàng đa năng đã cho
thấy không phải là một mô hình hoàn hảo bởi một số nhược điểm là nguyên nhân ra đời đạo
luật Glass-Steagall (1933) trước đó, bao gồm:
- Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: Các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh
phát hành và đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và Chính
phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất
niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;
- Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng: Việc cung cấp cả dịch vụ ngân hàng thương mại
và ngân hàng đầu tư có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích. Ví dụ ngân hàng có thể chấp nhận cho
vay các khoản vay dưới chuẩn cho các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị
phá sản chỉ vì ngân hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá. Ví dụ khác, ngân hàng có
thể ép các khách hàng tín dụng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà bản thân ngân hàng
muốn bán ra trong quá trình đầu tư hay phân phối phát hành chứng khoán.
     - Sự cạnh tranh không công bằng: Ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo
hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhàn rỗi trong dân rẻ hơn thông qua các khoản
tiết kiệm. Do đó nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các
đối thủ ngân hàng đầu tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;
- Sự tập trung quyền lực: Việc kết hợp ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư sẽ tạo
nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân
hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh
hưởng quyền lợi khách hàng.
Ngoài ra, trong khi các ngân hàng ở Châu Âu có thể thực hiện việc cung cấp tín dụng và
thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào cùng một khách hàng thì điều này nói chung được coi là bất
hợp pháp ở Mỹ. Đây cũng là một yếu tố chính đã kìm hãm sự đa dạng hoá hoạt động của các
ngân hàng. Các ngân hàng của Mỹ cũng đang chuyển hướng tới một dạng ngân hàng đa năng
tương tự các ngân hàng Châu Âu nhưng không hoàn toàn giống mô hình kinh điển của Châu
Âu lục địa. Các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư, các định chế tài chính của Mỹ đang
hướng tới xây dựng các tập đoàn tài chính lớn.
Thêm vào đó, ngày nay, trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin và bành trướng của
các tập đoàn công nghệ điện tử ở Mỹ, những tập đoàn khổng lồ như Microsoft Corp. đang tập
trung nguồn lực của mình để hình thành một ngân hàng đa năng dạng “mạng” (banks’
networks) bằng việc xây dựng các cổng và xa lộ điện tử để cung cấp các dịch vụ tài chính đa
lĩnh vực. Đây là một mô hình được dự báo là sẽ có khả năng cạnh tranh rất cao trong thời đại
bùng nổ công nghệ truyền thông và thông tin (CIT) cũng như yêu cầu về mặt thời gian của
các dịch vụ tài chính này đang được đưa lên là một trong những yếu tố hàng đầu. Một điểm
đáng chú ý nữa là trong khi các ngân hàng này tuy có những ưu tiên hàng đầu để hướng tới
mô hình ngân hàng đa năng thì trên thực tế các thể chế tài chính khác của Mỹ đạt được điều
đó nhanh hơn, đó là các công ty chưng khoán, công ty bảo hiểm, thông qua các hoạt động
như liên doanh, liên minh, các nghiệp vụ đầu tư và việc mở rộng các sản phẩm mới.
Hiện nay, ở Mỹ có một số cơ quan chính phủ phụ trách điều tiết thị trường tài chính (ví
dụ như Cục Dự trữ liên bang FED, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch SEC, Công ty bảo hiểm
tiền gửi liên bang FDIC…).Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra các
quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận
khổng lồ (dưới sự giám sát của SEC) thì giờ đây các ngân hàng đa năng chấp nhận sự giám
sát chặt chẽ của FED, SEC và FDIC; trong đó, FED sẽ có vai trò là cơ quan giám sát tổng
hợp. Các ngân hàng đa năng sẽ phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động ngân
hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về an toàn cũng
như cơ chế báo cáo. Các quy định về an toàn vốn theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân
hàng thương mại có mức độ ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này sẽ hạn
chế các hoạt động rủi ro và sử dụng đòn bẩy tài chính quá trớn. Hệ số đòn bẩy tài chính chắc
chắn sẽ phải giảm từ mức 25-30 lần hiện tại xuống dưới 20 lần. Ngoài ra việc trích lập các
quỹ như dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán, bảo hiểm tiền gửi đối với mảng ngân hàng
thương mại sẽ là những chi phí tài chính đi kèm. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả
FED, SEC và FDIC sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý tiên tiến. Việc
đầu tư cho con người và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng.
Rất khó có thể tưởng tượng rằng việc bãi bỏ các quy định trên thị trường tài chính Mỹ đã
thất bại và các quy định mới trong lĩnh vực này là cần thiết, thế nhưng chắc chắn rằng một số
cơ quan phục trách điều tiết này có một phần trách nhiệm trước cuộc khủng hoảng tài chính
vừa qua.

You might also like