You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA


TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆT NAM

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM
(VINAMMILK)

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1

MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LỚP: D05

GIẢNG VIÊN: ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG


Nhóm 1-

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Phan Thị Thùy Dương 030135190098

2 Nguyễn Thị Thùy Linh 030135190274

3 Kha Thị Ánh Ngọc 030135190371


Nhóm 1-

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên)


Nhóm 1-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................1

DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH.....................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK...............5

I. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................5

1.1. Thời bao cấp (1976-1986)............................................................................5


1.2. Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)......................................................................5
1.3. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 - Nay)..............................................................6
II. Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính....................................................7

III. Cơ cấu Vốn chủ sỡ hữu.................................................................................8

IV. Đặc điểm hoạt động của Công ty Vinamilk trong những năm gần đây.....9

4.1. Hoạt động sản xuất khép kín với hệ thống nhà máy trải dài được trang bị
dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất......................................................9
4.2. Hoạt động Cung ứng nhanh chóng, kịp thời đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng................................................................................................................. 9
4.3. Hoạt động kinh doanh có độ phủ rộng rãi...................................................10
4.4. Sáng tạo và đổi mới trong hoạt động Marketing.........................................10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY...........................................11

I. Bối cảnh nền kinh tế thế giới.......................................................................11

II. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam...................................................................11

2.1. Chỉ số GDP.................................................................................................12


2.2. Lạm phát.....................................................................................................13
2.3. Tỷ giá.........................................................................................................14
2.4. Lãi suất.......................................................................................................15
2.5. FDI.............................................................................................................16
Nhóm 1-

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA CÔNG TY DỰA


THEO MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER........17

I. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH “5 ÁP LỰC CẠNH TRANH” CỦA


MICHAEL PORTER............................................................................................17

1.1. Lịch sử hình thành......................................................................................17


1.2. Phân tích mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter...................................18
1.2.1. Sức mạnh của nhà cung cấp – Bargaining Power of Suppliers............18

1.2.2. Nguy cơ ảnh hưởng đến từ các sản phẩm thay thế – Threat of
Substitutes.........................................................................................................18

1.2.3. Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành – Competitive Rivalry...19

1.2.4. Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng – Threats of New Entrants 19

1.2.5. Sức mạnh đến từ khách hàng – Bargaining Power Of Customers........20

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA VINAMILK......................21

2.1. Vinamilk chịu áp lực từ nhà cung cấp........................................................21


2.1.1. Số lượng và quy mô của nhà cung cấp.................................................21

2.1.2. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp....................................23

2.1.3. Thông tin về nhà cung cấp...................................................................23

2.2. Vinamilk chịu áp lực từ khách hàng...........................................................23


2.3. Vinamilk áp lực từ các sản phẩm thay thế..................................................24
2.4. Vinamilk áp lực trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng............................25
2.5. Vinamilk chịu sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành..................28
2.5.1. Cơ cấu cạnh tranh ngành sữa...............................................................28

2.5.2. Cấu trúc của ngành..............................................................................31

2.5.3. Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành........31

2.5.4. Các rào cản rút lui................................................................................32

KẾT LUẬN................................................................................................................ 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................34


Nhóm 1-

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em tên là: KHA THỊ ÁNH NGỌC – MSSV: 030135190371;

NGUYỄN THỊ THÙY LINH – MSSV: 030135190274;

PHAN THỊ THÙY DƯƠNG – MSSV: 030135190098.

Cam đoan bài tiểu luận nhóm về chủ đề: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG

Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính độc
lập riêng, không sao chép bất kì tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung
này ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng em.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2021

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

KHA THỊ ÁNH NGỌC

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

PHAN THỊ THÙY DƯƠNG

1
Nhóm 1-

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Vietnam Dairy Products


Vinamilk Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Joint Stock Company

Enterprise Resource Hệ thống hoạch định nguồn lực


ERP
Planning doanh nghiệp

Bureau of Economic
BEA Cục Phân tích Kinh tế Mỹ
Analysis
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Euromonitor Euromonitor International Tập đoàn nghiên cứu thị trường
Fast Moving Consumer
FMCG Ngành hàng tiêu dùng nhanh
Goods

2
Nhóm 1-

Bảng DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Bảng 1 Một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk Trang 21


Biểu đồ

Biều đồ 1 Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2018 – 2020 Trang 26

Hình 1 Tốc độ gia tăng nhanh chóng của cơ cấu vốn Trang 8

Hình 2 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam Trang 12

Hình 3 Sự biến động của các loại tỷ giá Trang 15

Hình 4 Lãi suất huy động từ 3 đến dưới 6 tháng Trang 15

Hình 5 Michael Porter Trang 17

Lực lượng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh


Hình 6 Trang 18
Hìn

của Michael Porter


h

Hình 7 Thị phần sữa theo doanh thu 2018 Trang 28

Hình 8 Thị phần sữa đặc tại Việt Nam 2019 Trang 29

Hình 9 Thị phần sữa chua tại Việt Nam 2019 Trang 29

Hình 10 Thị phần sữa bột Việt Nam 2019 Trang 30

Hình 11 Thị phần sữa nước Việt Nam 2019 Trang 30

Hình 12 Thị phần ngành sữa 2020 Trang 31

3
Nhóm 1-

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sữa là một nguồn dinh dưỡng hầu như không thể thiếu trong mọi gia đình.
Trong sữa có rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi giai
đoạn phát triển của con người từ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Vì thế, thị trường sữa
ở Việt Nam khá phát triển với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối
các sản phẩm từ sữa trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại như
ngày nay khi Việt Nam dần hội nhập với thế giới đã thu hút nhiều nhiều nhà đầu tư
nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào Việt Nam và cạnh tranh
gay gắt với các doanh nghiệp trong nước. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất sữa của các
công ty trên thị trường Việt Nam, chúng em biết đến công Vinamilk là công ty sản
xuất sữa hàng đầu nước ta và cũng chịu nhiều áp lực, cạnh tranh gay gắt nhất trong
ngành sữa nói chung.

Trước vấn đề đó, chúng em nhận thấy cần thiết có một bài nghiên cứu để cung cấp
cho mọi người một cái nhìn tổng quát về công ty Vinamilk cũng như phân tích sự ảnh
hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường ngành đến hoạt động kinh doanh của công
ty. Vì vậy, nên em đã chọn

Đề tài: “PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)”

Nội dung Đề tài nghiên cứu của em gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty Vinamilk

Chương 2: Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty

Chương 3: Phân tích môi trường ngành của công ty dựa theo mô hình 5 áp lực cạnh
tranh của Micheal Porter

4
Nhóm 1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK


I. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Thời bao cấp (1976-1986)

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa
– Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty
Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp
thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí
nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:

 Nhà máy bánh kẹo Lubico.


 Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
1.2. Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản
xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở
Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4
nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp
ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp
Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập
thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng
bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp
Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

5
Nhóm 1-

1.3. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 - Nay)

2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên
1,590 tỷ đồng.

2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa
Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa
Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa
Lò, Tỉnh Nghệ An.

 Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.

2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn
Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

 Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện
tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
 Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa
khoảng
1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có
trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò
sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang

6
Nhóm 1-

2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn
đầu tư là 220 triệu USD.

2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.

Năm 2012, Khánh thành xí nghiệp nhà máy sữa Lam Sơn, nhà máy nước giải khát
Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Hà
Lan, Ý.

Năm 2016, Khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk
Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

II. Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính


 Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa
đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác, …
 Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên
liệu.
 Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi;
Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hóa;
 Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang-
xay- phin- hòa tan;
 Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
 Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
 Phòng khám đa khoa.
Dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty:
 Sữa đặc chiếm 34% doanh thu: là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu doanh thu trong nước của công ty.
 Sữa tươi chiếm 26% doanh thu: năm 2017 sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%,
chiếm khoảng 26% doanh thu và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh
thu so với tất cả các dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35%
thị phần.

7
Nhóm 1-

 Sữa bột và ngũ cốc ăn liền chiếm 24% doanh thu năm 2017 của Vinamilk.
Vinamilk là một trong 3 công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về doanh số sữa
bột, trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần.
 Sữa chua chiếm 10% doanh thu: trong đó sữa chua uống chiếm 26% thị phần
và sữa chua ăn chiếm 96% thị phần.

Do vậy: Việc Vinamilk kinh doanh đa ngành đa nghề đã giúp cho công ty dễ cạnh
tranh trên thị trường trong và ngoài nước không chỉ sữa mà còn có các mặt hàng thiết
yếu khác.

III. Cơ cấu Vốn chủ sỡ hữu

Trong 5 năm qua, Công ty đã liên tục tăng vốn điều lệ và gia tăng quy mô vốn chủ sở
hữu. Vốn chủ sở hữu đã tăng bình quân 36.2%/năm, cao hơn tốc độ tăng của tổng tài
sản trong cùng giai đoạn (34%/năm). Vinamilk hầu như không quá phụ thuộc vào
nguồn tài trợ bằng nợ vay, dễ dàng nhận thấy bằng việc tỷ lệ đòn bẩy tài chính luôn ở
mức thấp, do vậy tính thanh khoản cũng như khả năng thanh toán chưa bao giờ là một
vấn đề khó khăn đối với Công ty, đặc biệt là trong những giai đoạn lãi suất vay quá
cao. Cả hai tỷ lệ hiện hành và thanh toán nhanh đều tăng nhanh tương ứng lần lượt là
3.6 và 2.4 (2011), tức là trên mức an toàn, với tỷ lệ tiền mặt là 1.5 (2011).

Cấu trúc vốn CSH của


Vinamilk đã có sự thay
đổi đáng kể. Tháng
5/2011, VNM phát hành
riêng lẻ thành công 10.7
triệu cổ phiếu, với giá
bình quân 129,400
đồng/CP (cao hơn giá
thị trường 32%), đem Hình 1: Tốc độ giá tăng nhanh chóng của cơ cấu vốn. Nguồn VNM

lại
thặng dư vốn khoảng 1,276.9 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài được
nâng lên mức tối đa 49%. Cũng trong nửa đầu năm 2011, Công ty đã phát hành hơn 7
triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Đến cuối năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu

8
Nhóm 1-

thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1. Như vậy, vốn điều lệ mới của công ty sau
các đợt phát hành này là 5,561 tỷ đồng.

IV.Đặc điểm hoạt động của Công ty Vinamilk trong những năm gần đây
4.1. Hoạt động sản xuất khép kín với hệ thống nhà máy trải dài được
trang bị dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất

Vinamilk đã và đang thực hiện hoạt động sản xuất tuân theo các quy trình nội bộ
nhằm đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn Organic
và Halal.

Cụ thể trong năm 2019, Vinamilk đã gia hạn tiêu chuẩn Organic cho 7 nhà máy, đồng
thời đăng ký tiêu chuẩn Halal cho các sản phẩm mới trong một số ngành hàng có thể
kể đến như sữa bột và nước giải khát. Đặc biệt, Vinamilk đã cơ bản hoàn thành chuẩn
hóa tiêu chuẩn công nghệ của từng sản phẩm và dây chuyền máy móc tại các nhà máy
đều được thống nhất theo tiêu chuẩn do Công ty ban hành.

Việc này giúp đảm bảo ổn định chất lượng và tính chuyên môn hóa cao. Bên cạnh đó,
Vinamilk cũng chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm các định mức sản xuất tương đối
tốt.
4.2. Hoạt động Cung ứng nhanh chóng, kịp thời đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
Việc cung ứng điều vận của Công ty đã được cải tiến và áp dụng việc quản lý các
chuyến xe của Xí nghiệp Kho vận và các đơn vị vận chuyển khác bằng phần mềm chia
tuyến đường, giúp tiết kiệm 1,5 tiếng thời gian vận chuyển hàng ngày cho mỗi Xí
nghiệp, đồng thời quản lý sát sao được các đơn vị thuê ngoài. Ngoài ra, Vinamilk đã
mã hóa và áp dụng truy xuất nguồn gốc ngay trên hệ thống ERP của Công ty đối với
NVL của hơn 500 nhà sản xuất trên toàn cầu mua để đảm bảo minh bạch trong chất
lượng.

Các công việc tiếp theo của hoạt động Cung ứng sẽ tiếp tục phát triển và triển khai các
hệ thống theo dõi tích hợp vào ERP của Công ty nhằm giúp tăng hiệu suất làm việc
của đội xe cũng như tài xế giao hàng, đồng thời đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn
cam kết tại các nhà phân phối, siêu thị, v.v. để sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn
ở điều kiện tốt nhất.
9
Nhóm 1-

4.3. Hoạt động kinh doanh có độ phủ rộng rãi

Hoạt động bán hàng phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành, sự đa dạng trong các kênh
phân phối sản phẩm, cũng như sự gia tăng dấu ấn thương hiệu trên bản đồ quốc tế đã
khẳng định vị thế dẫn đầu của Vinamilk. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự đón
nhận và tin tưởng của người tiêu dùng đối vối chất lượng sản phẩm. Không chỉ là
trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài, các sản phẩm của Vinamilk cũng được yêu
thích và đánh giá cao.

4.4. Sáng tạo và đổi mới trong hoạt động Marketing

Các sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng liên tục được giới thiệu ra thị trường
như sữa bột trẻ em Yoko với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản và sữa bột trẻ
em Optimum Gold HMO, với công thức dinh dưỡng đột phá, đáp ứng nhu cầu khắt
khe nhất về dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam. Ngoài ra không thể không nhắc tới các
dòng sản phẩm dành cho thanh thiếu niên như thức uống năng lượng Vinamilk Power
hay trà sữa Happy Milk Tea. Các sản phẩm Sữa Chua Hạt Óc Chó, sữa chua uống
Probi Nghệ,
…mang tới những trải nghiệm độc đáo cho người dùng. Đặc biệt trong năm 2019,
Vinamilk đã trở thành nhà tài trợ chính thức cho đội tuyển bóng đá nam, nữ quốc gia,
đội tuyển U22/U23/Olympic quốc gia trong 3 năm (2019 - 2022). Với vai trò là công
ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, trong hơn 40 năm qua, Vinamilk luôn hướng
đến sứ mệnh “Vươn cao Việt Nam”. Đây cũng chính là ý nghĩa cao đẹp mà Vinamilk
và đội tuyển quốc gia VN cùng nhau chia sẻ, vì bóng đá không chỉ là một môn thể
thao mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc và truyền cảm hứng cho những ước mơ
vươn cao của nhiều thế hệ Việt Nam.

1
Nhóm 1-

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT


ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I. Bối cảnh nền kinh tế thế giới

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu
rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế
toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không
nhỏ từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2020, phần lớn các
nền kinh tế đang có động thái tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo
tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn.

Thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi nhờ tín hiệu tích cực từ
sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng chống Covid-19. Những nền kinh tế lớn như
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều khó
khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020. Số liệu ước
tính lần thứ ba của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) cho thấy GDP Quý 3/2020 đạt
33,4% và âm 2,8% tăng trưởng tốt hơn so với Quý 2/2020 đạt âm 31,4% và âm 9%.

Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong Quý 3/2020, đạt mức tăng trưởng âm 5,7%, tăng
mạnh so với Quý 2 tăng trưởng âm 10,3%. Hoạt động bán lẻ và sản xuất kinh doanh,
xuất khẩu hồi phục mạnh. Kinh tế Trung Quốc trong Quý 3/2020 tiếp tục hồi phục
tăng trưởng ở mức 4,9%, sau khi tăng 3,2% vào Quý 2.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành,
lĩnh vực đều bị kéo chậm lại. Thương mại quốc tế bị gián đoạn đã tác động không ít
đến hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

II. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Thương mại bị gián đoạn, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng từ dịch bệnh, gây ra tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó,
hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời
sống nhân dân.

1
Nhóm 1-

Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam đã có những động thái kịp thời chỉ đạo quyết
liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng
chống dịch, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ
vững ổn định xã hội. Dù đứng trước ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 lên kinh
tế toàn cầu và những ảnh hưởng từ thiên nhiên, Việt Nam đã đạt được những thành
tích đáng bất ngờ. GDP năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước (Quý I tăng
3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%). Tuy là mức tăng
rất thấp nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN và thuộc số ít quốc gia
trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương.

2.1. Chỉ số GDP

Tăng trưởng kinh tế tác động tới nhu cầu mua hàng của gia đình, doanh nghiệp vì nó
chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất định, nó tác động
đến tất cả các hoạt động của mặt quản trị, tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu
càng lớn, đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, và điều này cũng phản ánh ít nhiều
đến việc tiêu thụ sữa của công ty. Dù nền kinh tế còn đang yếu nhưng dự báo sẽ phục
khi dịch bệnh được kiểm soát, nên đây sẽ là cơ hội tốt để phục hồi và phát triển nhanh
hơn khi trong thời kỳ dịch bệnh mặc hàng thiết yếu vẫn không hề suy giảm, người dân
ít thức được tầm quan trọng của những mặc hàng này. Vì vậy, sức mua về mặc hàng
sữa sẽ tăng cao khi nhu cầu người dân ngày càng lớn.

Năm 2018, tăng trưởng GDP


của Việt Nam đạt 7,08%
(tăng 3,96%) so với năm
2017
(6,81%) quy mô đạt 245 tỷ
USD cao nhất kể từ năm
2008.

Năm 2019, tăng trưởng GDP


của Việt Nam đạt 7,02%
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam. Nguồn: Tổng (giảm 0,85%) so với năm
hợp

2018 (7,08%) nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017, vẫn đạt được mục tiêu
1
Nhóm 1-

mà Chính Phủ đề ra, nguyên nhân được cho là do tác động của cuộc căng thẳng thương

1
Nhóm 1-

mại Mỹ - Trung dẫn đến Trung Quốc co hẹp thị trường bởi các chính sách rào cản
thương mại, ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam.

Tổng sản phẩm trong nước năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước (Quý I
tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức
tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh đầy khó
khăn của kinh tế toàn cầu thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng
năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Ngoài ra, COVID-19 cũng cho thấy cần phải
cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi
trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

2.2. Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân, thay đổi
cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Trong thời kì lạm phát thì yếu tố giá cần được
quan tâm do đó các nhà quản trị cần hoạch định chiến lược bán hàng phù hợp. Vì
nước ta đang kiểm soát tình hình lạm phát khá tốt nên đây cũng là một lợi thế cho các
doanh nghiệp nói chung.

Lạm phát năm 2018 tăng 3,53% so với năm 2017 (2,66%) tăng 32,71%, yếu tố gây
tăng giá hàng hóa do dịch vụ y tế tăng theo lộ trình khiến giá các mặt hàng dịch vụ y
tế tăng 13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát năm 2019 đạt 2,79% giảm 21,2% so với năm 2018 (3,54%), nguyên nhân
giảm được cho là do giá hàng hóa thế giới giảm, chính sách tín dụng thận trọng, tỷ giá
ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều. Ngoài yếu tố giá hàng hóa thế giới giảm,
giá dịch vụ y tế trong nước tăng không nhiều cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Giá
dịch vụ y tế trong năm 2019 ước tăng bình quân 4,8%, thấp hơn nhiều mức tăng bình
quân 13,9% của năm 2018. Lạm phát bình quân năm 2020 đạt 2,31%, trong vùng mục
tiêu quốc hội đề ra là dưới 4%.

Mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng 1 đã tăng
6,43%, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp
nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, điều hành sát sao của các bộ

1
Nhóm 1-

ngành, mức tăng của CPI những tháng tiếp theo có xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm
phát, CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai
đoạn 2016-2020. Nhìn chung, lạm phát có xu hướng giảm trong Quý 4 (lạm phát
tháng 10/2020 là 2,47%; tháng 11 là 1,48%; tháng 12 là 0,19%) do tình hình dịch
bệnh tại Việt Nam được khống chế tốt.

2.3. Tỷ giá

Khá ổn định trong Quý 1/2019. Sau tuyên bố đình chiến thương mại Mỹ - Trung và
Fed quyết định không nâng lãi suất, giá bán USD của các ngân hàng gần như ổn định.
Tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến hết Quý
1/2019. Cụ thể tỷ giá ngày 31/03/2019 đạt 22,976 VND/USD, tăng gần 1% so với
cùng kỳ năm 2018.

Tỷ giá USD/VND sau khi biến động mạnh trong 2 tuần cuối của tháng 3/2020 đã quay
trở lại trạng thái ổn định với xu hướng giảm trong quý II và quý III. Tính đến ngày
30/9, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và chợ đen lần lượt tăng 0,1% và 0,3% so
với cuối năm ngoái, trong khi tỷ giá trung tâm tăng 0,3%. Nếu so với các đồng tiền
khác trong khu vực, VND vẫn tiếp tục được đánh giá là đồng tiền ổn định trong 9
tháng đầu năm nay.

Tỷ giá VND/USD tại NHTM giảm nhẹ trong suốt Quý IV/2020 Tỷ giá trung tâm có
xu hướng giảm trong suốt Quý IV/2020, kết thúc quý ở mức 23.131 VND/USD. Tỷ
giá tại các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ, kết thúc ở 23.215 VND/USD. Do
Ngân hàng nhà nước đã hạ tỷ giá mua USD trong tháng 11 vì nguồn cung USD dồi
dào trở lại nhờ vào thặng dư thương mại cao trong Quý III.

Ngoài ra, việc NHNN tích cực mua vào USD để tăng dự trữ ngoại hối trong vòng gần
1 năm qua cũng đã phần nào chặn đà giảm của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên
ngân hàng và giúp đồng VND giảm giá tương đối so với các đồng tiền khác trong rổ 8
đồng tiền tham chiếu, đặc biệt là với các đồng tiền như CNY, EUR, JPY...

1
Nhóm 1-

Hình 3: Sự biến động của các loại tỷ giá. Nguồn: Bloomberg, KBSV

2.4. Lãi suất

Năm 2018, lãi suất huy động đều có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ quý III và tiếp tục
kéo dài đà tăng sang các tháng của quý IV. Theo số liệu của Viện Chiến lược ngân
hàng, Ngân hàng Nhà nước, đối với lãi suất huy động, tính đến hết tháng 10, lãi suất 3
tháng giảm 0,01 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 6 tháng tăng từ 0,11 - 0,14
điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 12 tháng tăng từ 0,07 đến 0,14 điểm % so với
cuối năm 2017.

Thị trường Việt Nam vẫn được Ngân hàng


Nhà nước bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản
mùa cao điểm. Do đó lãi suất VND trên liên
ngân hàng theo đó cũng bớt nóng hơn. Ghi
nhận của thị trường vào ngày 4/2, các mức lãi
suất VND liên ngân hàng như sau: qua đêm là
2,03%; 1 tuần là 2,14%; 2 tuần là 2,18% và 1
tháng là 2,22%. Đây chính là cơ hôi tốt cho
Hình 4: Lãi suất huy động từ 3 đến dưới 6 tháng công ty có thể tiếp cận nguồn vốn vây ưu đãi
Nguồn: CafeF của ngân hàng duy trì và mở rộng sản xuất.

1
Nhóm 1-

2.5. FDI

Giai đoạn 2017-2019 VN có sự phát triển mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài (FDI). Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng
đầu thế giới. Vào năm tiếp theo tiếp tục bùng nổ khi giải ngân vốn FDI đạt con số kỷ
lục với 20,38 tỉ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Theo cục đầu tư nước
ngoài, nguồn vốn FDI suy giảm trên toàn cầu mà Việt Nam lại đạt được con số như
vậy là kết quả đáng khích lệ. Nếu không có dịch COVID-19, dự kiến cả năm, Việt
Nam sẽ thu hút được 39,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng con số này sẽ thay
đổi do sự bùng nổ của dịch COVID-19. Dịch COVID-19 chắc chắn sẽ gây ra ảnh
hưởng nhất định đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng tình hình vẫn
không quá bi quan nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Ngoài ra, nguồn FDI đổ vào nước ta vẫn chiếm phần lớn ở công nghiệp chế biến. Do
vậy, khi FDI đổ vào càng nhiều công ty càng có nhiều cơ hội mở rộng quy mô, quảng
bá sản phẩm ra thì trường lớn hơn. Đặc biệt hơn, dịch bệnh là một cơ hội để công ty
quảng bá và phát triển các sản phẩm khi mà mội người đều cần dùng đến mặc hàng
thiết yếu nói chung và sữa nói riêng. Đây là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu từ nước
ngoài có ý định đầu tư vào thị trường Việt Nam khi nền công nghiệp chế biến hàng
tiêu dùng chưa hề sụt giảm.

1
Nhóm 1-

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA CÔNG TY DỰA


THEO MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER

I. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH “5 ÁP LỰC CẠNH TRANH”


CỦA MICHAEL PORTER
1.1. Lịch sử hình thành
 Michael Porter được biết đến là một nhà
hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu
trên thế giới. Ông đã thực hiện khảo sát, nghiên
cứu và cho ra một khung lý thuyết có thể phân
tích, mô hình hóa đa dạng ngành hàng kinh
doanh trên thị trường qua sự tác động của năm
lực lượng cạnh tranh. Từ đó, các nhà chiến lược
đã nhìn nhận và vận dụng mô hình này để tìm Hình 5: Michael Porter.

kiếm những ưu thế nổi trội, hiểu rõ bối cảnh Nguồn: Google hình ảnh

của
ngành kinh doanh mình đang hoạt động nhằm vượt mặt các đối thủ cạnh tranh.
 Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter có tên gọi chính xác là “Mô hình
Porter’s Five Forces”. Năm 1979, mô hình được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard
Business Review với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Về
sau, mô hình được xem là công cụ hữu dụng, chìa khóa thông minh để tìm hiểu nguồn
gốc lợi nhuận, cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng
lợi nhuận.
 Tuy nhiên, môi trường kinh doanh mang tính “động” với sự biến đổi không
ngừng. Do đó, mô hình chỉ áp dụng thích hợp trong việc tìm kiếm một ngành hàng
nhất định trong khu vực cần được cải thiện để sản sinh ra nhiều lợi nhuận hơn.

1
Nhóm 1-

1.2. Phân tích mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter

Hình 6: Lực lượng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của


Michael Porter. Nguồn: Google hình ảnh

1.2.1. Sức mạnh của nhà cung cấp – Bargaining Power of Suppliers

Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia


cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Nhà
cung ứng có thể gây áp lực cho các công ty, doanh
nghiệp thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ,
giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng
không
đúng thời gian và địa điểm quy định… Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có khả năng “áp đảo” các doanh nghiệp, công ty khi:

 Có ít nhà cung cấp nhưng có nhiều người mua.


 Các nhà cung cấp lớn và đang thực thi “chiến lược hội nhập về phía trước”.
 Không có (ít) nguyên liệu thay thế.
 Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn lực khan hiếm.
 Chi phí chuyển đổi nguyên liệu rất cao.
1.2.2. Nguy cơ ảnh hưởng đến từ các sản phẩm thay thế – Threat of Substitutes

1
Nhóm 1-

Sản phẩm thay thế được xem là những sản phẩm khác biệt so với các sản
phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng và chúng có khả năng thay thế
trong tiêu dùng. Chi tiết thành phần của sản phẩm đã có được thay thế
bởi những điểm riêng biệt khác đến từ các sản phẩm thay thế được khách
hàng ưa
chuộng, hứng thú, đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn nào đó của khách hàng.

Nguy cơ ảnh hưởng từ các sản phẩm thay thế biểu hiện:
 Những chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm.
 Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.
 Tương quan giữa giá cả và chất lượng của những mặt hàng thay thế.
1.2.3. Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành – Competitive Rivalry

Bất kỳ một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào mà không có đối thủ cạnh tranh. Nó
thể hiện ở các thông số: giá cả, số lượng, thị phần, … Trong thị trường nhỏ hoặc
ngành hàng bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn thì sự cạnh tranh này
có thể biến tướng thành thế độc quyền. Nghĩa là quyền
lực sẽ nghiêng về một doanh nghiệp duy nhất. Thật sự rất
gian nan để doanh nghiệp có thể “chen chân” uy hiếp các
doanh nghiệp lớn.

Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành biểu hiện:

 Mức độ tập trung của ngành.


 Chi phí cố định hoặc giá trị gia tăng.
 Tình trạng tăng trưởng của ngành ...
 Khác biệt giữa các loại sản phẩm
 Những chi phí chuyển đổi.
 Sự đa dạng của các loại đối thủ cạnh tranh.
 Những rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành.
1.2.4. Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng – Threats of New Entrants
 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp chưa
cạnh tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Đây
cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu một ngành
2
Nhóm 1-

có lợi

2
Nhóm 1-

nhuận cao và không có rào cản tham gia, sự cạnh tranh sẽ sớm gia tăng khi các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy lợi nhuận từ ngành đó. “Mối đe dọa” từ đối thủ cạnh
tranh tiềm năng sẽ tăng cao khi:
 Lượng vốn phải bỏ ra để tham gia vào thị trường thấp.
 Các công ty hiện tại không có bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc không tạo
được uy tín thương hiệu.
 Không có quy định của chính phủ.
 Chi phí chuyển đổi khách hàng thấp (không tốn nhiều tiền cho một công ty
chuyển sang các ngành khác).
 Lòng trung thành của khách hàng thấp.
 Sản phẩm gần giống nhau.
 Để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này, các doanh nghiệp trong
ngành hiện tại thường có các rào cản cản trở sự gia nhập ngành như:
 Chiếm ưu thế về chi phí bao gồm chi phí công nghệ, nguồn nhân lực,
nguyên vật liệu…Khi doanh nghiệp chiếm ưu thế về chi phí thì giá thành
sản phẩm cũng giảm. Với một sản phẩm cùng thỏa mãn một nhu cầu của
khách hàng, khi giá thành của công ty, doanh nghiệp mình thấp hơn thì mức
độ cạnh tranh với đối thủ cũng sẽ cao hơn.
 Khác biệt hóa sản phẩm: Đó có thể là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã,
bao bì sản phẩm…
 Lợi dụng ưu thế về quy mô để giảm chi phí trên
một đơn vị sản phẩm
 Duy trì và củng cố các kênh phân
phối hiện tại đồng thời mở rộng kênh
phân phối để chiếm lĩnh thị trường.
1.2.5. Sức mạnh đến từ khách hàng – Bargaining Power Of Customers
 Sức mạnh của khách hàng là ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với mọi ngành sản xuất.
Khi sức mạnh của khách hàng càng lớn thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành
sản xuất sẽ chạm đến gần với cái mà nhà kinh tế gọi là “độc quyền mua”. Nó nghĩa là
thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Khách hàng là sự đe
dọa

2
Nhóm 1-

cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc yêu cầu cao về chất lượng
hơn nữa. Nhóm khách hàng là các nhà phân phối, đại lý, khách hàng cuối cùng.
 Sức mạnh khách hàng biểu hiện:
 Vị thế mặc cả.
 Số lượng người mua.
 Thông tin mà người mua có được.
 Động cơ của khách hàng.
 Sự khác biệt hóa sản phẩm.
 Tính nhạy cảm đối với giá.
 Mức độ tập trung khách hàng trong ngành
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA VINAMILK

Môi trường ngàn là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế...nằm bên ngoài
của doanh nghiệp mang tầm vi mô mà nhà quản trị không thể kiểm soát được nhưng
chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích
môi trường ngành có thể giúp doanh nghiệp đánh giá các rủi ro và các cơ hội mà một
công ty đối mặt và học cách làm thế nào để xác định mô hình cũng như vấn đề nhiệm
vụ cần giải quyết, và các quy trình chủ chốt cần thiết để mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp thành công hơn nữa. Những rủi ro có thể tác động đến việc đạt được
mục tiêu chiến lược sẽ được đánh giá và các kế hoạch sẽ được triển khai để xử lý các
rủi ro này.

2.1. Vinamilk chịu áp lực từ nhà cung cấp


2.1.1. Số lượng và quy mô của nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp
Bảng 1: Một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk
Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp
Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột
Hoogwegt International Sữa bột
Perstima Binh Duong Vỏ hộp
Tetra Pak Việt Nam Thùng cacton đóng gói và máy đóng gói
 Hiện nay Vinamilk đang sở hữu 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế trên cả nước và

2
Nhóm 1-

1 tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào. Tổng đàn bò sữa do Vinamilk quản lý và khai thác

2
Nhóm 1-

sữa đạt xấp xỉ 150.000 con cung cấp khoảng hơn 50% lượng sữa tươi nguyên liệu của
công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông dân. Vinamilk tự chủ động trong nguồn
nguyên liệu sữa tươi, tăng cường nội địa hóa nguồn nguyên liệu sữa và hạn chế không
phụ thuộc vào nước ngoài.
 Ngoài ra, công ty còn có những đối tác là các trang trại bò sữa trong cả nước.
Quy mô nhà cung cấp
 Fonterra (SEA) Pte Ltd: là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới
trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối
lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng
cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk.
 Hoogwegt International: đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và
được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người
tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh
nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh
doanh các sản phẩm sữa và khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay. Hoogwegt
duy trì các mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này
thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu cầu với đối
tác. Vinamilk và các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới đếu có mối quan hệ chặt chẽ
với Hoogwegt.
 Perstima Binh Duong: Công ty TNHH Perstima Vietnam được đặt tại Khu
công nghiệp Việt Nam –Singapore thuộc tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 30 km về phía Bắc, được xem là khu công nghiệp hiện đại nhất và là nhà sản
xuất thép lá mạ thiếc đầu tiên tại Việt Nam. Perstima chính là đối tác chiến lược cung
cấp các sản phẩm vỏ hộp bằng thép cho Vinamilk như trong các dòng sản phẩm sữa
bột Dielac, sữa đặc Ông thọ, sữa đặc Ngôi sao phương nam…
 Tetra Pak Việt Nam: Tetra Pak là một trong những nhà lãnh đạo trong chế biến
và đóng gói thực phẩm lỏng, và đang hoạt động tại hơn 165 thị trường. Với mục tiêu
trở thành công ty hàng đầu trên thế giới về chế biến, đóng gói thực phẩm dạng lỏng,
Tetrapak luôn cùng với khách hàng là những nhà cung cấp đưa ra quy trình sản xuất
và phân phối thực phẩm dạng lỏng an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tetra Pak
Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994 với trụ sở chính
tại thành
2
Nhóm 1-

phố Hồ Chí Minh và một văn phòng chi nhánh tại Hà Nội, là đơn vị cung cấp các loại
bao bì bằng giấy như Thùng caton, bao bì các sản phẩm thuộc dòng Sữa tươi, Sữa đậu
nành…cho Vinamilk.
2.1.2. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp

Vinamilk xây dựng 12 nông trại nuôi bò sữa và 1 tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào, tự
chủ nguồn cung sữa tươi. Về bột sữa nguyên liệu, do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện
và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, công ty chưa
đủ khả năng thay thế sản phẩm bột sữa nguyên liệu. Ngoài ra, khả năng thay thế nhà
cung cấp của Vinamilk cũng thấp do sản phẩm của các nhà cung cấp có chất lượng
cao, các nhà cung cấp khác chưa thể đạt được chất lượng tương đương.

2.1.3. Thông tin về nhà cung cấp


 Nguồn sữa của nhà Vinamilk đến từ những trang trại do chính doanh nghiệp
cùng các hộ nông dân xây dựng và phát triển. Sữa được thu mua từ các nông trại đạt
tiêu chuẩn đã được ký kết giữa công ty Vinamilk với các nông trại sữa nội địa. Tuy
nhiên, các hộ nông dân còn tồn tại một số mặt hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc, thiếu
kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư, tỷ lệ rối
loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao nên chất lượng sữa phần nào bị
ảnh hưởng, thay đổi thất thường. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động
trong việc thương lượng giá thu mua sữa
 Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguồn sữa thô, còn các nguyên vật liệu và nguồn
sữa bột của Vinamilk đều nhập khẩu chủ yếu từ các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế
giới. Dù vậy, ở những nhà cung cấp này, Vinamilk không thuận lợi trong quyền
thương lượng và chịu nhiều sức ép nhưng bù lại an tâm về mặt chất lượng của nguyên
liệu đầu vào.
2.2. Vinamilk chịu áp lực từ khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố chủ chốt được Vinamilk đặt lên hàng đầu. Mọi đổi mới,
phát triển vượt trội trong các sản phẩm của thương hiệu đều nhằm hướng đến trải
nghiệm tốt cho khách hàng. Phân khúc khách hàng ở đây bao gồm cả đại lý buôn bán
nhỏ lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng của tập con khách hàng.

Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng

2
Nhóm 1-

của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và

2
Nhóm 1-

yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các
sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của
sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả.

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…có
khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa
trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có
được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng
cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà
thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động
đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ cuối cùng thông qua
tư vấn, giới thiệu sản phẩm

2.3. Vinamilk áp lực từ các sản phẩm thay thế

 Sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày. Với trẻ em,
thanh thiếu niên và những người trung tuổi thì sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe.
Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe, …nhưng
các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa.

2
Nhóm 1-

 Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm
sữa như trà xanh, café lon, các loại nước ngọt, …nhưng với đặc điểm văn hóa và sức
khỏe của người Việt Nam thì vẫn cho rằng không có sản phẩm nào có thể thay thế
được sữa.
 Tuy nhiên, các hãng sữa hiện nay trong đó có Vinamilk không căn cứ vào
những điều trên mà chủ quan được vì đặc điểm của các sản phẩm thay thế luôn luôn là
một điều bất ngờ và không thể dự đoán được. Do đó, với mong muốn thỏa mãn nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng, Vinamilk đã tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa. Chẳng
hạn như người dùng dùng thích ít béo, ít đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh
dưỡng thì Vinamilk đã cho ra đời những loại sản phẩm như ngũ cốc, sữa đậu nành,
các loại nước giải khát có sữa, ...
2.4. Vinamilk áp lực trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
 Áp lực cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau
 Sức hấp dẫn của ngành
 Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt
Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa
dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế
các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và
chủng loại.
 Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo
nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định
tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.
 Theo thống kê của Euromonitor: Năm 2018, tổng doanh thu ước đạt 109.000 tỉ
đồng, đạt mức tăng trưởng 9% so với năm 2017. Năm 2019, quy mô thị trường sữa
Việt Nam đạt 121.000 tỷ đồng, tăng 8,9%. Năm 2020, thị trường sữa Việt Nam ước
tính đạt
135.0 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.

2
Nhóm 1-

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 1: Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2018 – 2020.


Nguồn: Euromonitor International

 Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản
phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và
Thương mại (Bộ Công Thương), trong một báo cáo thị trường của Euromonitor, năm
2020, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt 1,76 triệu tấn, tăng 8,6%
so với năm 2019. Nếu chia cho đầu người, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia
có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt
khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm).
 Ngoài ra, thêm một lý do nữa khiến ngành sữa ngày càng có sức hút đối với các
đối thủ cạnh trạnh tiềm ẩn là vì các ngành khác trong nền kinh tế phải “lao đao” và
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid – 19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến đầu năm
2020 thì ngược lại ngành sữa được nhận định ít “nhạy cảm” hơn so với đại dịch. Theo
SSI Research, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa chỉ giảm -6,1% về giá trị
so với mức giảm - 7,5% đối với tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong 9 tháng
đầu năm 2020 (nguồn Nielsen) và tăng trưởng doanh thu bán lẻ danh nghĩa của cả
nước là 4,98% (nguồn Tổng cục Thống kê, tính chu kỳ 9 tháng năm 2020).
 Nguyên nhân là do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng
khả năng miễn dịch trong thời kỳ dịch bệnh. Mặt khác, nhu cầu sử dụng sữa của người
tiêu dùng có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng nhóm thu
nhập

3
Nhóm 1-

trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn và họ vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các
sản phẩm cao cấp.
 Những rào cản gia nhập ngành
Kỹ thuật:
 Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan
trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng.
 Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ
vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.
 Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt
tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
Vốn:
 Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là
một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phi
nhân công, chi phí nguyên liệu...
Các yếu tố thương mại:
 Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tha gia từ chăn nuôi, chế
biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng... Tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể,
rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến
việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiều cho các công ty
trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là các công ty mới thành lập.
 Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm
năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa
đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.
 Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng
định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn.
Nguyên vật liệu đầu vào:
 Phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhà nước
chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do đó, chất lượng đầu
vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài thấp.
Nguồn nhân lực cho ngành:

3
Nhóm 1-

 Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi dào từ
các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm...Tuy nhiên, chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty
sữa.
Chính sách của nhà nước đối với ngành sữa:
 Nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy phát triển ngành sữa như khuyến
khích mở trang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần
các nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài...

=≫ Tóm lại, ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các rào
cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ thuật chế
biến. Trong tương lai công ty Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ
nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kĩ thuật, vốn và nguồn nguyên
liệu đấu vào. Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới.

2.5. Vinamilk chịu sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

2.5.1. Cơ cấu cạnh tranh ngành


sữa Năm 2018

Tính thị phần theo doanh thu sữa thì thị phần. Ngoài ra, Vinamilk còn nắm
giữ
Vinamilk là công ty có doanh thu lớn
nhất cả nước, chiếm hơn 50% thị phần.
Ngoài ra, toàn ngành sữa nước của
Vinamilk vẫn tiếp tục giữ vững vị trí
dẫn đầu thị trường toàn quốc với khoảng
55%
3
Nhóm 1-

Hình 7: Thị phần sữa theo doanh thu 2018.

Nguồn SSI

3
Nhóm 1-

hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành
hàng sữa bột.

Năm 2019
 Xét về thị phần sữa đặc, hiện
tại VNM đang chiếm hơn 80% thị
phần thị trường Việt Nam với hai
sản phẩm chính là sữa đặc “Ông
Thọ” và “Ngôi sao Phương Nam”,
các đối thủ cạnh tranh của VNM
chiếm tỷ trọng không đáng kể ở
dòng sản phẩm này. Đây cũng là
Hình 8: Thị phần sữa đặc tại VIệt Nam 2019.
loại sản phẩm mà VNM xuất khẩu
Nguồn: Euromonitor
đến nhiều thị trường khác nhau nh
Trung Quốc, Campuchia, Myanmar,
…  Sữa chua là ngành hàng có tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong thị
trường sữa và các sản phẩm từ sữa với
mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ đạt
+10%/năm giai đoạn 2014 – 2019. Đối
với dòng sản phẩm này, VNM chiếm
66% thị phần vào năm 2019. Tuy
nhiên, khác với mảng sữa đặc, dòng sản
phẩm sữa chua của VNM vấp phải sự
Hình 9: Thị phần sữa chua tại Việt Nam 2019.
cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn
Nguồn: Euromonitor
FrieslandCampina và
TH True Milk, đặc biệt là trong các phân khúc sữa chua uống và sữa chua nguyên chất.
 Tính đến hết năm 2019, thị phần sữa bột của VNM vẫn đang dẫn đầu cả nước
khi chiếm tới 27%. Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm vấp phải sự cạnh tranh gay gắt
nhất của VNM khi các hãng sữa quốc tế thường có những sản phẩm mang tính chất
lượng hơn. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp sữa khác trên thị trường, VNM chú

3
Nhóm 1-

trọng phát triển sản phẩm ở tất cả các phân khúc (bình dân, trung cấp, cao cấp) và liên
tục cho ra mắt các sản phẩm mới.

Hình 10: Thị phần sữa bột tại Việt Nam 2019.

Nguồn: Euromonitor

 Thị phần sữa nước của


VNM được giữ ở mức ổn định
dao động quanh mức 40%. Đây
cũng là ngành hàng đóng góp
chính vào cơ cấu doanh thu tại
thị trường nội địa của VNM với
gần 40% tỷ trọng doanh thu năm
2019. Các sản phẩm trong thị Hình 11: Thị phần sữa nước Việt Nam 2019.
trường sữa nước rất đa dạng, bao Nguồn: Euromonitor
gồm sữa động vật (sữa bò, sữa
dê), sữa hạt (sữa đậu nành, sữa lúa mạch…), hay các thức uống từ sữa khác. Trong đó,
sữa bò chiếm ưu thế với gần 60% sản lượng tiêu thụ sữa nước trên thị trường.
Năm 2020

Ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với
43,3%. Nếu tính thêm cả Mộc Châu Milk, 2 doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị
trường. Đứng sau Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp
khác giữ dưới 10% thị phần.

3
Nhóm 1-

Hình 12: Thị phần ngành sữa năm 2020.

Nguồn: SSI Research

2.5.2. Cấu trúc của ngành

Ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều nhà sản xuấtnhư Vinamilk,
Dutch Lady, các công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoimilk, Ba vì..., các công ty sữa
nước ngoài như Abbott, Nestle... nhưng các công ty có thị phần lớn như Vinamilk,
Dutch Lady (gần 60% thị phần) không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự
cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài.

2.5.3. Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Dutch Lady
 Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh, có uy tín; Hiểu được văn hóa tiêu dùng; Công
nghệ sản xuất hiện đại; Chất lượng sản phẩm cao; Hệ thống phân phối rộng khắp; Hệ
thống chăm sóc KH tốt; Giá hợp lý, sản phẩm đa dạng.

3
Nhóm 1-

 Điểm yếu: Chưa tự chủ và quản lí được chất lượng nguồn nguyên liệu; Chất
lượng chưa ổn định; Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò sữa; Chưa có thị phần lớn tại
phân khúc sữa bột.
Các công ty sữa trong nước (TH True Milk, Ba Vì, …)
 Điểm mạnh: Hiểu văn hóa tiêu dùng người dân; Công nghệ sản xuất khá hiện
đại; Chất lượng sản phẩm cao; Giá cả hợp lý.
 Điểm yếu: Chưa tạo thương hiệu mạnh; Sản phẩm chưa đa dạng; Thiếu kinh
nghiệm quản lý; Tầm nhìn còn hạn chế; Chưa tự chủ nguồn nguyên liệu; Hệ thống
phân phối hạn chế.
Các công ty sữa nước ngoài (Nestle. About, …)
 Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh; Chất lương sản phẩm tốt; Có nguồn vốn
mạnh; Sản phẩm đa dạng; Kênh phân phối lớn; Công nghệ sản xuất hiện đại; Công
nhân có tay nghề cao.
 Điểm yếu: Chưa hiểu rõ thị trường mới; Chưa vượt qua được rào cản văn hóa
chính trị; Giá cả cao; Tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu.
2.5.4. Các rào cản rút lui
 Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rất
cao, do đó khi một công ty muốn rút khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trong
việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị, ....
 Ràng buộc với người lao động.
 Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder).
 Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.

3
Nhóm 1-

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ
nhanh chóng kéo theo mức thu nhập, đời sống của của người dân được cải thiện rõ rệt.
Nếu trước đây “ăn no mặc ấm” là mong ước của người xưa thì ngày nay với cuốc sống
ngày càng tiến bộ và phát triển hiện đại, câu nói “ăn ngon mặc đẹp” mới thỏa mãn nhu
cầu của chúng ta. Trước sự phát triển vượt bậc đó, sữa và các sản phẩm từ sữa trở nên
quan trọng và cần thiết hơn để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho tất cả mọi
người, không phân biệt giàu hay nghèo. Hiểu được tâm lý của người dân, Vinamilk
cho ra đời đa dạng các loại sản phẩm từ sữa để cạnh tranh với các đối thủ trong và
ngoài nước, đạt được nhiều thành tựu vẻ vang, được người tiêu dùng tin tưởng và sử
dụng hàng ngày.

Trong bài viết này, nhóm chúng em đã đề cập một cách chung nhất về công ty
Vinamilk cũng như nêu lên ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường ngành đến
hoạt động kinh doanh của công ty.

Do vấn đề nội dung nghiên cứu trong đề tài này còn nhiều phức tạp và mới mẻ đối với
chúng em. Vì vậy, nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót, mong sự đóng góp
ý kiến của cô để đề tài này trở nên hoàn thiện hơn.

3
Nhóm 1-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khối trí thức số (2006), Phân tích môi trường ngành của công ty sữa Vinamilk,
truy cập tại <https://khotrithucso.com/doc/p/phan-tich-moi-truong-nganh-cua-cong-ty-
sua-vinamilk-302369>

2. Bacningtrade (2021), Tổng quan ngành sữa việt nam 2018, truy cập tại
<https://bacninhtrade.com.vn/tong-quan-nganh-sua-viet-nam-2018/>

3. Saigon Office (2021), Tổng quan thị trường sữa Việt Nam 2019 – 2020 – 2021,
truy cập tại <https://saigonoffice.com.vn/tong-quan-thi-truong-sua-viet-nam.html>

4. Đỗ Huyền (2021), Ngành sữa kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021,
truy cập tại <https://bnews.vn/nganh-sua-ky-vong-tiep-tuc-tang-truong-trong-nam-
2021/186643.html>

5. M.Chung (2021), Ngành sữa năm 2021 sẽ tăng trưởng theo kịch bản nào?, truy
cập tại<https://vneconomy.vn/nganh-sua-nam-2021-se-tang-truong-theo-kich-ban-
nao.htm>

6. Tri Túc (2021), Quy mô ngành sữa đạt 135.000 tỷ đồng trong năm 2020,
Vinamilk đang giành thêm thị phần, truy cập tại <https://cafef.vn/quy-mo-nganh-sua-
dat-135000-ty-dong-trong-nam-2020-vinamilk-dang-gianh-them-thi-phan-
20210113175840899.chn>

7. Trung tâm nghiên cứu CSI (CSI Research) – BP Phân tích (2020), Báo cáo
Công ty Cổ phân Sữa Việt Nam, truy cập tại
<https://file.aladin.finance/publicresource/1bd46f4d497caeb4d4f72a93fa87dc27.pdf>

8. Minh Sơn (2019), Vì sao Vinamilk muốn có Sữa Mộc Châu? truy cập tại
<https://nhadautu.vn/vi-sao-vinamilk-muon-co-sua-moc-chau-d30891.html>

9. Thái Hương (2018), Chiếm 55% thị phần ngành sữa, Vinamilk là công ty uy tín
nhất ngành thực phẩm đồ uống năm 2018, truy cập tại
<https://vietstock.vn/2018/11/chiem-55-thi-phan-nganh-sua-vinamilk-la-cong-ty-uy-
tin-nhat-nganh-thuc-pham-do-uong-nam-2018-737-637844.htm>

3
Nhóm 1-

10. Thu Thủy (2021), SSI Research: Cạnh tranh ngành sữa tăng nhiệt nhờ
Masan, lợi nhuận Vinamilk ước tăng 7,4% năm 2021, truy cập tại
<https://vietnambiz.vn/ssi-research-canh-tranh-nganh-sua-tang-nhiet-nho-masan-loi-
nhuan-vinamilk-uoc-tang-74-nam-2021-2021011316174481.htm>

11. Đặng Thu Hà (2021), Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của
Vinamilk, truy cập tại <https://luanvan24.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-
vinamilk/>

12. Trà My (2021), Khám phá mô hình “5 áp lực cạnh tranh” trong kinh
doanh, truy cập tại <https://wiki.tino.org/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh/>

You might also like