You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ 1

Họ và tên: Đặng Thùy Dương


Lớp: CN17_ECO1_DB
Nhóm: 5

BÀI LÀM
● Bài kiểm tra số 1:
1. Thành viên trong công ty hợp danh có quyền nhân danh công ty thực hiện công việc
kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký của công ty.
➔ Đúng: Vì theo điểm b khoản 1 điều 181 bộ luật doanh nghiệp 2020 “Thành
viên hợp danh có quyền nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh
doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với
những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty”.

2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được góp vốn vào công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
➔ Đúng vì theo ( Điểm e khoản 2 Điều 17 luật DN 2020) “Người đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp
hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,
Luật Phòng, chống tham nhũng”.

3. Mọi cổ đông trong công ty cổ phần đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác.
- Công ty cổ phần có 3 loại cổ đông “Cổ đông sáng lập”, “Cổ đông phổ thông”, “Cổ
đông ưu đãi” .
+ Đối với cổ đông sáng lập: theo (Khoản 3 Điều 120 luật DN 2020) và (Khoản
1 Điều 127 luật DN 2020)
● Bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03
năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
● Chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
● Phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển
nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.
+ Đối với cổ đông phổ thông:
● Theo ( Điểm d Khoản 1 Điều 115) “Tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120,
khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan”.
+ Đối với cổ đông ưu đãi:

ĐẶNG THÙY DƯƠNG_20K610056_20201PLAW0321


1
● Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Theo ( Khoản 3 Điều 116) “ Cổ đông sở
hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó
cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế”.
● Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Theo ( Khoản 2 Điều 118) “Cổ đông sở hữu
cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này” . Tức cổ đông này có thể chuyển
nhượng tự do như cổ đông phổ thông theo điều luật quy định trên. Cổ
đông ưu đãi cổ tức: Theo ( Điểm c Khoản 2 Điều 117) “Quyền khác
như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”.
Tức cổ đông này có thể chuyển nhượng tự do như cổ đông phổ thông
theo điều luật quy định trên.
=> Vậy khẳng định trên là SAI

4. Ông A đã là thành viên hợp danh của công ty hợp danh X thì không thể trở thành
thành viên hợp danh của công ty hợp danh Y.
➔ Sai: vì theo ( Khoản 1 Điều 180 luật DN 2020) “Thành viên hợp danh không
được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của
công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp
danh còn lại”. Vậy nếu như nhận được sự nhất trí của các thành viên hợp danh
thì ông A có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty Y.

5. Trong các loại hình công ty, chỉ có công ty hợp danh không thuê giám đốc.
➔ Sai: vì theo ( Khoản 1 Điều 182) “ Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành
viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội
đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu
Điều lệ công ty không có quy định khác”. Như vậy, theo quy định này thì nếu
điều lệ công ty có quy định khác thì công ty hợp danh có thể thuê người khác
làm giám đốc công ty để điều hành hoạt động khi có sự đồng ý của các thành
viên hợp danh.

● Bài kiểm tra số 2:


Công ty TNHH Hà Tăng có 4 thành viên là Mai, Cúc, Đào, Huệ. Công ty cổ phần Hà
Hồ có 5 cổ đông là Táo, Mơ, Mận, Cam, Bưởi. Hai công ty cùng nhau góp vốn thành
lập một công ty mới để kinh doanh .Trong đó, công ty TNHH Hà Tăng góp 4 tỷ đồng
tiền mặt, công ty cổ phần Hà Hồ góp bằng quyền sử dụng một thửa đất được định
giá là 6 tỷ đồng.
Công ty TNHH Hà Tăng cử Mai và Đào; công ty cổ phần Hà Hồ cử Mơ và Mận
tham gia vào cơ quan cao nhất của công ty mới.

ĐẶNG THÙY DƯƠNG_20K610056_20201PLAW0321


2
1.
- Đây là công ty TNHH
- Ta có thể giải thích theo 2 cách:
+ Cách 1: Hai công ty cùng góp vốn lập công ty mới. Vì thành viên lập
công ty là tổ chức nên sẽ có 2 loại hình phù hợp là công ty TNHH hoặc
công ty cổ phần. Số lượng thành viên là 2, trong khi công ty cổ phần tối
thiểu là 3.
+ Cách 2: Mỗi công ty đều cử hai trong số các thành viên của công ty
mình vào cơ quan cao nhất của công ty mới . Nếu đây là công ty cổ
phần thì cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông gồm những cổ đông
có quyền biểu quyết mà hai công ty trên mới là cổ đông sáng lập ,theo
(Khoản 3 Điều 120 Luật DN 2020) thì Mai, Đào, Mơ, Mận sẽ không
thể tham gia vào Đại hội đồng cổ đông được.

2.
- Việc thành lập công ty mới liên quan đến tài sản góp vốn là hợp pháp theo
(Khoản 1 Điều 34 Luật DN 2020) “ Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công
nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt
Nam”.
- Đối với công ty TNHH Hà Tăng góp vốn bằng 4 tỷ tiền mặt cần chuẩn bị các
chứng từ sau:
+ Phiếu thu: Nội dung ghi rõ góp vốn, mua cổ phần công ty; Đầy đủ chữ
ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.
+ Biên bản giao nhận tiền mặt;
+ Biên bản góp vốn.
- Đối với công ty cổ phần Hà Hồ góp vốn bằng quyền sử dụng một thửa đất
được định giá là 6 tỷ đồng thì liên quan đến quyền sử dụng đất cần tuân thủ
theo ( Điều 35 Luật DN 2020) và việc định giá tuân thủ theo ( Điều 36 Luật
DN 2020).

3.
- Thành viên của công ty mới là công ty TNHH Hà Tăng, công ty cổ phần Hà
Hồ, Mai, Đào, Mơ, Mận.
- Theo ( Khoản 1 Điều 55 Luật DN 2020) Hội đồng thành viên là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân
và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.

4.
- Về nguyên tắc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên cần phải
tiến hành thủ tục chặt chẽ. Theo ( Điểm a Khoản 1 Điều 51 Luật DN 2020)

ĐẶNG THÙY DƯƠNG_20K610056_20201PLAW0321


3
trước hết, phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
- Nhưng hành vi của công ty TNHH Hà Tăng sẽ được coi là hợp pháp nếu thuộc
các trường hợp sau:
+ TH1: Theo (Điểm b Khoản 1 Điều 52 Luật DN 2020) nếu kể từ ngày
chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành
viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành
viên.
+ TH2: Theo (Khoản 4 Điều 51 Luật DN 2020) thành viên có quyền yêu
cầu công ty mua lại, công ty không mua lại trong thời hạn 15 ngày từ
ngày có yêu cầu thì thành viên có quyền chuyển nhượng vốn tự do.
+ TH3: Theo ( Khoản 7 Điều 53) trường hợp thành viên thực hiện việc
trả nợ bằng vốn góp.
+ TH4: Theo (Khoản 6 Điều 53 Luật DN 2020) trường hợp thành viên
tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo
quy định trên.

ĐẶNG THÙY DƯƠNG_20K610056_20201PLAW0321


4

You might also like