You are on page 1of 3

Câu 1: Những phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo

Ngoài những đặc điểm tâm lý nêu trên, người lãnh đạo cần phải có những phẩm chất cần
thiết, như phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong, tính nguyên tắc của người
lãnh đạo; tính nhạy cảm của người lãnh đạo; sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền; tính
đúng mực, tự chủ có văn hóa.

Phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong

Một trong những phẩm chất quan trọng là người lãnh đạo phải có lập trường tư tưởng vững
vàng, có lý tưởng và định hướng nhất quán trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tránh tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt của cá nhân, tập thể lao động mà quên mất lợi
ích lâu dài của xã hội, đất nước.

Người lãnh đạo cũng cần phải đối xử công bằng với mọi người, kiên quyết chống lại thái độ
kiêu căng hoặc nịnh bợ, để xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi, ý chí của tập thể.
Trong mọi hoạt động ở ngoài xã hội, trong doanh nghiệp cũng như trong gia đình, nhà quản
trị đều phải thực sự gương mẫu, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và phát huy được
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Tính nguyên tắc của người lãnh đạo

Người lãnh đạo phải là người có tính nguyên tắc và nhất quản trong mọi hoạt động. Nhờ có
phẩm chất này mà họ biết tự kìm nén cảm xúc cá nhân, đánh giá một cách khách quan kết
quả thực hiện công việc của người khác, khen chê đúng mức, tránh thiên vị, hẹp hòi. Tính
nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội trong các mối quan hệ ngang, dọc của doanh
nghiệp, giữa con người với con người, đối với cấp trên không xu nịnh, đối với cấp dưới
không hách dịch, cửa quyền, gia trưởng. Hai mối quan hệ trên dưới này được người lãnh
đạo thực hiện trong phạm vi ranh giới rõ ràng và bình đẳng trong doanh nghiệp. Từ đó tạo
nên sự đoàn kết, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động.

Tính nhạy cảm của người lãnh đạo

Tính nhạy cảm thể hiện sự quan tâm chu đáo đối với mọi người trong tập thể lao động.
Người lãnh đạo nhạy cảm thường quan tâm đúng mức đến đời sống và công việc của mọi
người, kịp thời giúp đỡ khi cần thiết để làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống cũng như
trong công việc của họ.

Người lãnh đạo nhạy cảm là người có khả năng chú ý, nắm bắt kịp thời và chính xác những
thay đổi về tâm tư, nguyện vọng của người dưới quyền thông qua hành vi, lời nói, cử chỉ,
hành động của họ. Sự nhạy cảm không phải là sự nhượng bộ hay sự gian giao của người
lãnh đạo.

Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền

Phẩm chất này thể hiện tính kiên quyết, tự tin và trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời
cũng thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng cấp dưới để kích thích, động viên họ cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ. Sự đòi hỏi đối với cấp dưới cao tới mức nào còn phải xuất phát từ thực tế
khách quan như năng lực, điều kiện thực hiện của họ, tránh chủ quan, duy ý chí. Thực tế cho
thấy, nếu nhà quản trị hạ thấp yêu cầu đòi hỏi, sẽ đồng nghĩa với hạ thấp tính tích cực, sáng
tạo của người lao động. Ngược lại, nếu đòi hỏi quá cao sẽ tạo ra sự lo lắng, căng thẳng cho
cấp dưới, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công việc của họ.

Khi người lãnh đạo thể hiện sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền thì cũng phải đòi hỏi ở
bản thân mình như vậy hoặc cao hơn. Có như vậy người lãnh đạo mới được mọi người tin
yêu, kính trọng, uy tín lãnh đạo của họ sẽ càng được nâng cao, người dưới quyền sẽ đặt trọn
niềm tin vào người lãnh đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Tính đúng mực, tự chủ có văn hóa

Người lãnh đạo đúng mực là người biết tự kiềm chế sự bột phát tình cảm của bản thân, là
người bình đẳng trong quan hệ, giao tiếp với mọi người. Họ biết lắng nghe ý kiến của người
khác, tập trung chú ý để phân tích, đánh giá những thông tin. Phải biết phát biểu đúng lúc,
đúng chỗ và chịu trách nhiệm về lời nói của mình, biết im lặng và tránh những kích động
không cần thiết.

Tính tự chủ của người lãnh đạo được thể hiện trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Lãnh đạo
ở vị trí càng cao càng phải thận trọng trong mọi hành vi và lời nói. Vì chỉ một lời nói sai, lập
lờ của người lãnh đạo cũng có thể gây ra những hiểu lầm, có hại cho tập thể.

Người lãnh đạo cũng cần có tính công tâm, góp phần tạo ra sự công bằng xã hội, đảm bảo
trật tự, kỷ cương trong tập thể, đồng thời ngăn ngừa sự đố kỵ, ghen ghét nhau, dẫn đến mất
đoàn kết.

Sự bình tĩnh, lạc quan cũng giúp cho người lãnh đạo sáng suốt trong tư duy, tránh được sai
lầm trong ứng xử hàng ngày. Lạc quan giúp cho con người luôn vui tươi, yêu đời, có tác
dụng động viên mọi người xung quanh hăng say làm việc, hướng tới tương lai

Câu 2:

- Qua tình huống trên em thấy Lý Gia Thành là một nhà lãnh đạo với những phẩm chất: hòa
đồng, thân thiện, giao tiếp tốt và ông còn là một người biết lắng nghe, thấu hiểu nhân viên
của mình: “Các bạn chỉ cần coi tôi lớn tuổi hơn các bạn là được, vì tôi cũng chỉ muốn cùng
các bạn chia sẻ kinh nghiệm để đại gia đình ta cùng lớn mạnh”. Ông thẳng thắn chia sẻ cách
làm việc, quan điểm của mình với nhân viên từ đó họ sẽ không cảm thấy áp lực khi đưa ra
quan điểm của bản thân, đóng góp những ý tưởng mới lạ nâng cao hiệu quả, hiệu suất trong
công việc.

- Phẩm chất nhà lãnh đạo tài ba thể hiện qua việc ông không bao giờ tạo cảm giác xa cách,
kiêu ngạo với nhân viên và ông rất thích nói chuyện giao lưu với họ. Điều này giúp ông dễ
dàng hiểu được tính cách, cá tính của từng nhân viên cũng như diểm mạnh và điểm yếu
trong công việc của từng người. Qua đó, ông có thể quản lý nhân viên của mình một cách dễ
dàng hơn.

- Tuy nhiên, nhà quản lý có thể thân thiện, tạo cảm giác gần gũi với nhân viên nhưng không
nên đến mức cởi mở quá mức với họ. Điều đó không giúp quản lý có thể giao tiếp hiệu quả
hơn mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy, phản tác dụng như:

+ Nhân viên không còn xem quản lý thực tế ở vị trí quản lý nữa

+ Nhân viên thiếu sự nghiêm túc cần thiết khi giao tiếp với quản lý
+ Nhà quản lý khó đưa ra được các nhận định chính xác, khách quan khi đánh giá hiệu suất
làm việc của nhân viên

- Khi người sếp luôn biến mình trở thành một người cởi mở quá mức sẽ tạo ra những “hiệu
ứng” không mấy tích cực đến cách nhìn nhận của cấp dưới. Điều này khiến nhân viên “nhẵn
mặt”, lời nói của người quản lý phần nào sẽ không còn trọng lượng trong các cuộc tranh
luận hay hội họp, đánh mất uy tín và có thể tạo kết quả xấu sau này.

Theo em “Lãnh đạo thì luôn là những người uy quyền và phần lớn có chút lạnh lùng đặc
biệt là với những người có cấp bậc kém hơn họ”, bởi nếu lãnh đạo mà không nghiêm, nhẹ
nhàng trao đổi với nhân viên thì khi bàn đến công việc cần sự nghiêm túc, học sẽ khó mà
giải thích cho nhân viên hiểu được cái mức độ quan trọng của nhiệm vụ.

You might also like